Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống ai cập với gà mái bor

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.2 MB, 70 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THANH VÂN

KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA TỔ HỢP LAI
GIỮA GÀ TRỐNG AI CẬP VỚI GÀ MÁI BOR

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THANH VÂN

KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA TỔ HỢP LAI
GIỮA GÀ TRỐNG AI CẬP VỚI GÀ MÁI BOR

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05
Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Nguyễn Thanh Sơn
2: PGS.TS Bùi Hữu Đoàn

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.


Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Vân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Thanh Sơn và PGS.TS Bùi Hữu Đoàn đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Chăn nuôi chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của Trung tâm Thực
nghiệm và Bảo tồn vật nuôi – Viện Chăn nuôi đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.


Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20...
Học viên

Nguyễn Thi Thanh Vân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

v

Danh mục các bảng


vi

Danh mục các hình

vii

Trích yếu luận văn

viii

Thesis abstract

ix

Phần 1 Mở đầu

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu của đề tài

2


1.2.1

Mục tiêu chung

2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể

2

1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

1.4

Những đóng góp mới của luận văn

3

Phần 2 Tổng quan tài liệu

4

2.1


Cơ sở khoa học của đề tài

4

2.1.1

Cơ sở khoa học của lai kinh tế

4

2.1.2

Cơ sở khoa học của ưu thế lai

6

2.1.3

Cơ sở khoa học về đặc điểm ngoại hình

11

2.1.4

Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản

12

2.1.5


Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn

16

2.1.6

Cơ sở khoa học về khả năng thụ tinh và tỷ lệ ấp nở trứng gà

16

2.1.7

Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trường và sinh sản của gà Bor và gà
Ai Cập

17

2.2

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

18

2.2.1

Tình hình nghiên cứu ngoài nước

18

2.2.2


Tình hình nghiên cứu trong nước

19

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

22
Page iii


3.1

Đối tượng nghiên cứu

22

3.2

Địa điểm nghiên cứu

22

3.3

Thời gian nghiên cứu

22


3.4

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

22

3.4.1

Nội dung 1

22

3.4.2

Nội dung 2

24

Phần 4 Kết quả và thảo luận

30

4.1

Kết quả nghiên cứu trên đàn bố mẹ sinh sản

30

4.1.1


Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng

30

4.1.2

Tiêu tốn thức ăn/10 trứng

31

4.1.3

Kết quả đánh giá khả năng ghép phối của công thức lai và bố mẹ chúng

33

4.2

Kết quả nghiên cứu trên đàn gà mái lai thương phẩm

34

4.2.1

Đặc điểm ngoại hình và kích thước một số chiều đo gà mái lai

34

4.2.2


Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm

39

4.2.3

Khối lượng cơ thể gà mái thí nghiệm qua các giai đoạn tuổi

42

4.2.4

Lượng thức ăn tiêu thụ của gà thương phẩm

45

4.2.5

Tuổi thành thục sinh dục và khối lượng của gà mái tại các thời điểm

47

4.2.6

Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng của gà thí nghiệm

48

4.2.7


Tiêu tốn thức ăn/10 trứng của gà thí nghiệm

50

4.2.8

Khảo sát chất lượng trứng

52

4.2.9

Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 1 mái, 1 trứng

53

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

55

5.1

Kết luận

55

5.2

Kiến nghị


55

Tài liệu tham khảo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

56

Page iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

AC

Gà Ai Cập

CP

Protein thô (Crude protein)

cs

Cộng sự

KL


Khối lượng

NNPTNT

Nông nghiệp phát triển Nông thôn

ME

Năng lượng trao đổi (Metabolizable Energy)

NS

Nuôi sống

NST

Năng suất trứng



Thức ăn

TB

Trung bình

TL

Tỷ lệ


TT

Tuần tuổi

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi gà sinh sản

23

Bảng 3.2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi gà mái đẻ trứng thương phẩm từ 0-19 tuần tuổi

24

Bảng 3.3

Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi gà mái thương phẩm đẻ trứng từ 20-45 tuần tuổi 24


Bảng 3.4

Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng gà thí nghiệm

25

Bảng 3.5

Chế độ dinh dưỡng nuôi gà thí nghiệm

25

Bảng 4.1

Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng của gà bố mẹ

30

Bảng 4.2

Tiêu tốn thức ăn/10 trứng của gà bố mẹ

31

Bảng 4.3

Một số chỉ tiêu ấp nở trứng của gà bố mẹ

33


Bảng 4.4

Kích thước một số chiều đo cơ thể của gà thương phẩm

38

Bảng 4.5a

Tỷ lệ nuôi sống của gà thương phẩm

39

Bảng 4.5b

Tỷ lệ nuôi sống của gà thương phẩm

40

Bảng 4.5c

Tỷ lệ nuôi sống của gà thương phẩm giai đoạn đẻ trứng

42

Bảng 4.6

Khối lượng cơ thể gà mái giai đoạn

43


Bảng 4.7

Khối lượng cơ thể gà mái giai đoạn

44

Bảng 4.8

Lượng thức ăn tiêu thụ của gà mái thương phẩm giai đoạn 0-19 tuần tuổi

46

Bảng 4.9

Tuổi thành thục sinh dục và khối lượng gà mái

47

Bảng 4.10

Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà đẻ trứng thương phẩm

48

Bảng 4.11

Tiêu tốn thức ăn trên 10 trứng của gà mái thương phẩm

51


Bảng 4.12

Kết quả khảo sát chất lượng trứng

52

Bảng 4.13

Chi phí thức ăn/1 trứng

54

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1

Gà trống và gà mái Ai Cập trưởng thành

35

Hình 4.2

Đàn gà Ai Cập sinh sản (♂ Ai Cập x ♀ Ai Cập)

35


Hình 4.3

Gà trống và gà mái Bor trưởng thành

36

Hình 4.4

Đàn gà Bor sinh sản (♂ Bor x ♀ Bor)

36

Hình 4.5

Gà lai F1 (♂ Ai Cập x ♀ Bor) 01 ngày tuổi

37

Hình 4.6

Gà lai F1 (♂ Ai Cập x ♀Bor) trưởng thành

37

Hình 4.7

Đàn gà F1 sinh sản (♂ Ai Cập x ♀ Bor)

37


Hình 4.8

Khối lượng cơ thể mái Ai Cập, Bor, F1 qua các tuần tuổi

45

Hình 4.9

Tỷ lệ đẻ của gà mái Ai Cập, Bor, F1 qua các tuần tuổi

49

Hình 4.10

Năng suất trứng của gà mái Ai Cập, Bor, F1 qua các tuần tuổi

50

Hình 4.11

Tiêu tốn thức ăn/10 trứng của gà mái Ai Cập, Bor, F1 qua các tuần tuổi 51

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Chăn nuôi gia cầm đóng một vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi của nước
ta hiện nay. Việc lai tạo ra các giống gà hướng trứng có năng suất và chất lượng cao là

vấn đề cần thiết để đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay. Con lai F1 được tạo ra từ việc
lai tạo giữa gà Ai Cập và gà Bor bằng phương pháp lai đơn giản giữa gà trống Ai Cập
và gà mái Bor. Giai đoạn gà con là 90 con/lô, giai đoạn hậu bị 75 con/lô và giai đoạn
sinh sản 60 con/lô. Thí nghiệm được tiến hành theo dõi và lặp lại 3 lần.
Kết quả cho thấy gà mái lai F1 có tỷ lệ nuôi sống cao, giai đoạn hậu bị đạt
97,33% với ưu thế lai +0,68%; giai đoạn đẻ trứng đạt 95%. Khối lượng cơ thể tại 19
tuần tuổi đạt 1287,3g/con. Năng suất trứng/mái/45 tuần tuổi đạt 101,74 quả tương ứng
với tỷ lệ đẻ 55,9% với ưu thế lai (+1,78%), tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (giai đoạn 2045 tuần tuổi) là 2,02, với ưu thế lai (-2,42%). Khối lượng trứng trung bình 44,7g/quả, tỷ
lệ lòng đỏ đạt 29,85%, màu lòng đỏ 10,45, vỏ trứng phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng Việt Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


THESIS ABSTRACT
At now, poultry is playing an important role in our country's livestock
production. Nowadays, Crossbreeding between the breeds with high egg-yield and high
quality is essential issue to meet market demand. F1 is hybrid between Egypt and Boz
breeds that used simple crossing method between Egypt cocks and Boz hens. The
experiment was monitored in the stage of hatching with 90 births/ lot, heifer stage was
75 births/ lot and laying stage was 60 births/lot, the experiment was repeated 3 times
Experimental results showed that the survival rate of F1 hens was high, heifer
stage was 97% and heterosis was + 0.68%, laying stage was 95%. Body weight at 19
weeks of age was 1287,3g /birth. Egg yield/hen/45 weeks of age was 101.74 eggs
corresponding with laying percentage was 55.9% heterosis was + 1.78%, FCR/ 10 eggs
(stage of 20- 45 weeks of age) owas 2.02 heterosis was -2.42%). Average egg weight
was 4,47g/ egg, yolk percentage reached 29.85%, yolk color was 10.45, eggshell was
favorite to Vietnamese consumers.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi gia cầm ở nước ta có truyền thống từ lâu đời, đã và đang góp
phần quan trọng cải thiện sinh kế của hàng triệu nông dân Việt Nam. Hàng năm
chăn nuôi gia cầm cung cấp một khối lượng thịt, trứng lớn thứ hai sau thịt lợn
chiếm 18-20%, phấn đấu cơ cấu thịt lợn giảm xuống 62%, tăng tỷ trọng thịt gia
cầm lên 28% trong những năm tới (Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày
9/5/2014 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành
chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”). Đặc biệt
chăn nuôi gia cầm cung cấp nguồn thực phẩm có dinh dưỡng khá hoàn chỉnh đó
là trứng gia cầm.
Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 được thủ tướng chính phủ
phê duyệt tại quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 1 năm 2008, chăn
nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng vẫn giữ vai trò quan trọng
trong Ngành chăn nuôi nước ta, nhằm đạt mục tiêu 14 tỷ quả trứng vào năm
2020, bình quân tính theo đầu người đạt 140 quả trứng.
Để góp phần đạt được mức tiêu thụ trứng nói trên theo quyết định của thủ
tướng, chúng ta không chỉ dựa vào việc phát triển chăn nuôi đàn gà nội vì tuy
chúng có chất lượng trứng tốt nhưng năng suất trứng lại quá thấp, trung bình chỉ
đạt 30% sản lượng của các giống cao sản, do vậy nước ta đã nhập nhiều giống gà
hướng trứng nổi tiếng của thế giới về chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu về trứng của
xã hội, đó cũng là con đường nhanh nhất mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đã
và đang thực hiện ( Phùng Đức Tiến và cs., 2014).
Gà Bor (Borkov skaya svetaya) được tiếp nhận vào nước ta tháng 5/2007.

Đó là kết quả của chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Viện Chăn
Nuôi và tiểu dự án 2 (DA 15/99).
Gà Bor có ngoại hình đặc trưng kiểu màu lông đồng nhất vằn đen trắng,
mào đơn, da chân và mỏ màu vàng, năng suất trứng/mái/72 tuần tuổi đạt 192,08
quả, khối lượng trứng 53-55g, trứng màu trắng phớt hồng, tỉ lệ lòng đỏ thấp
(29,2%-29,5%), tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (2,2kg) (Vũ Ngọc Sơn và cs.,
2010), gà có chất lượng trứng – thịt thơm ngon phù hợp thị hiếu người Việt nam,
thích nghi với nhiều vùng sinh thái ở nước ta.
Gà Ai Cập là giống gà thả vườn hướng kiêm dụng trứng/thịt có nguồn gốc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


từ Ai Cập, đã thích nghi nhiều năm ở nước ta, hình dáng thon nhẹ, da thịt trắng.
Chân cao màu chì, gà trưởng thành lông hoa mơ đen, cổ đốm trắng, mào cờ, gà
có sức đề kháng tốt, thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Năng suất
trứng khá cao 190-200 quả/mái/72 tuần tuổi, chất lượng thịt, trứng thơm ngon, tỉ
lệ lòng đỏ cao (31-32%), màu vỏ trứng đẹp, khối lượng trứng nhỏ (42-45g/quả)
(Phùng Đức Tiến và cộng sự., 2001). Tuy vậy gà Ai Cập có khối lượng trứng nhỏ
chưa đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng về chất lượng và số lượng do vậy
người chăn nuôi gà Ai Cập thuần ít đi mà họ thích chăn nuôi con lai giữa gà Ai
cập với một số giống gà khác như gà Hyline, gà VCN-G15…
Nhằm phát huy ưu điểm cũng như khắc phục nhược điểm của hai giống gà
trên chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu: “Khả năng sản xuất của tổ hợp lai
giữa gà trống Ai Cập với gà mái Bor”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Cung cấp cho các nhà quản lý và người chăn nuôi các thông tin cơ bản về
khả năng sản xuất của tổ hợp lai Ai Cập x Bor để có định hướng tốt trong nghiên

cứu sản xuất.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được khả năng ghép phối giữa gà trống Ai Cập với gà mái Bor.
- Xác định được khả năng sản xuất của gà mái lai F1 (♂Ai Cập x ♀Bor).
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Khai thác có hiệu quả nguồn gen gà Bor và gà Ai Cập tạo ra tổ hợp lai
mới có năng suất chất lượng cao. Tạo sự đa dạng giống vật nuôi, góp phần bảo
vệ sự đa dạng sinh học và sự phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền vững,
thích ứng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Tổ hợp lai mới sẽ góp phần phát huy tiềm năng và lợi thế về chất lượng
cũng như năng suất trứng tạo nên sản phẩm mới cho thị trường, đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng về trứng của người tiêu dùng, tạo thêm công ăn việc làm cho
người chăn nuôi ở nông thôn và miền núi.
- Kết quả của đề tài luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ công
tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và thực tế sản xuất chăn nuôi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Sử dụng nguồn gen gà Ai Cập với gà Bor tạo con lai F1 có năng suất và
chất lượng trứng tốt để chuyển giao cho phát triển chăn nuôi gà hướng trứng,
mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân, cũng như định hướng sử dụng có
hiệu quả nguồn gen gà Ai Cập và gà Bor tại Việt Nam.
- Tạo thêm sản phẩm mới cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đáp ứng nhu
cầu các loại thực phẩm an toàn chất lượng cao ngày càng tăng ở nước ta.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Cơ sở khoa học của lai kinh tế
Lai kinh tế là lai giữa hai cơ thể thuộc hai dòng khác nhau cùng giống,
khác giống hoặc hai giống khác loài để sử dụng con lai F1 làm sản phẩm, con lai
này không để làm giống và chỉ để lấy sản phẩm thịt, trứng, sữa... Thường chủ
yếu lấy thịt, trứng hay tăng sinh trưởng. Lai kinh tế được gọi là lai công nghiệp vì
chỉ dùng F1 làm sản phẩm, nên sản phẩm tạo ra nhanh hàng loạt có chất lượng
trong một thời gian ngắn (Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995).
Mục đích của lai kinh tế là sử dụng ưu thể lai làm tăng nhanh mức độ
trung bình tính trạng giữa hai giống gốc, hai dòng thuần, nhất là đối với các tính
trạng khối lượng, tăng trọng, tăng các chiều đo cơ thể con lai có thể mang những
đặc tính trội của giống gốc bố mẹ hoặc cũng có thể phối hợp được những đặc
tính của hai giống đó.
Năng suất vật nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là bản chất di truyền và
ngoại cảnh. Do vậy trong chăn nuôi có hai hướng chủ yếu để nâng cao năng suất
vật nuôi. Đó là cải tiến bản chất di truyền của vật nuôi và cải tiến phương pháp
chăn nuôi.
Bên cạnh việc chọn lọc, nhân giống thuần chủng, lai tạo cũng là phương
pháp cải tiến di truyền có hiệu quả cao và nhanh. Trong công tác giống, kể từ
những giống vật nuôi đầu tiên được tạo ra vào cuối thế kỷ thứ 18 các giống mới
thường cũng được hình thành qua con đường lai tạo, sau đó mới được chọn lọc,
củng cố, ổn định tính trạng trở thành các dòng thuần. Vì những giống gốc ban
đầu ít nhiều có pha máu giữa nhiều giống khác nhau.
Hiện nay việc tạo ra sản phẩm phần lớn đều được thông qua lai tạo và việc
lai tạo cũng ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng của sản phẩm, Các giống,

dòng càng thuần bao nhiêu thì con lai càng có ưu thế lai bấy nhiêu (Trần Đình
Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995).
Trong quá trình nghiên cứu di truyền, nguyên tắc hoàn toàn mới được
Mendel đưa vào để nghiên cứu, đó là phương pháp lai. Trong quá trình nghiên
cứu này ông đã phát hiện và hình thành nên những quy luật cơ bản của di truyền.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992), căn cứ vào mục
đích của lai tạo, người ta thường áp dụng những phương pháp lai khác nhau như:
lai kinh tế, lai luân chuyển, lai cải tiến (lai pha máu), lai cải tạo, lai phối hợp (lai
tạo thành), lai kinh tế là phương pháp lai phổ biến nhất. Việc lai kinh tế có hiệu
quả phải chọn lọc tất các dòng thuần, trong đó các cá thể dị hợp tử sẽ giảm đi và
các cá thể đồng hợp tử sẽ tăng lên (Nguyễn Ân và cs., 1983). Trong giống bao
gồm các dòng, mỗi dòng có đặc điểm chung của giống, nhưng lại có đặc điểm di
truyền riêng biệt. Sự khác biệt của mỗi dòng về kiểu gen chính là yếu tố quyết
định sẽ làm xuất hiện ưu thế lai. Người ta cho lai các dòng gà khác biệt về kiểu
gen nhưng lại có khả năng kết hợp được trong cùng một cơ thể sinh vật. Vì vậy
phải chọn lọc các dòng gà trong cùng một giống có khả năng kết hợp.
Gia cầm không những chỉ thể hiện được chất lượng tổ hợp lai của những
dòng thuần mà còn đạt được hiệu quả ưu thế lai 5-20%, có thể đây là một ưu đãi
của thiên nhiên mà con người có thể sử dụng tốt, nếu nắm được quy luật của
phương pháp này và biết cách tổ chức sản xuất, sử dụng các gia cầm lai giữa các
dòng là một trong những vấn đề quan trọng (Hoàng Kim Loan, 1973) (Dẫn theo
Nguyễn Viết Thái, 2012).
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới đang có
những thay đổi cơ bản, những thay đổi này liên quan đến việc áp dụng phương
pháp sản xuất sản phẩm. Việc phối hợp tốt những dòng đã được quy định và

thông qua phương pháp lai, sẽ đạt được hiệu quả và ưu thế lai ở thế hệ sau. Sử
dụng phương pháp lai kinh tế trong chăn nuôi gia cầm có thể lai đơn hoặc lai kép.

- Lai đơn: là phương pháp lai kinh tế để sử dụng ưu thế lai cao nhất, lai
đơn thường được dùng khi lai giữa giống địa phương và giống nhập nội cao sản.
Phương pháp này là phổ biến và được sử dụng nhiều trong sản xuất gà kiêm dụng
trứng thịt, hoặc thịt trứng, nhằm tận dụng khả năng dễ nuôi, sức chống chịu cao
của gà địa phương và khả năng lớn nhanh, sức đẻ trứng cao, ấp nở tốt của gà
nhập nội. Ở nước ta có nhiều công trình sử dụng phương pháp lai đơn để lai tạo
giữa các giống: gà Ai Cập với gà H’Mông, gà Ác Việt Nam với gà Ác Thái Hòa,
gà Ai Cập, gà Mía, gà Ri với gà Lương Phượng (Nguyễn Viết Thái, (2012);
Lương Thị Hồng (2005); Nguyễn Thị Mười (2007); Lê Thị Nga (2005) đã minh
chứng hiệu quả của phương pháp này.

- Lai kép: là phương pháp lai phổ biến để tạo gà thương phẩm và được sử
dụng nhiều trong chăn nuôi gà công nghiệp, phương pháp này ngày càng được áp
dụng nhiều trong việc tạo ra gà thương phẩm phù hợp với phương thức nuôi thâm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


canh hoặc bán chăn thả. Mỗi cơ sở giống đều có nhiều dòng khác nhau và khi lai
giữa các dòng riêng biệt sẽ tạo ra những con lai thương phẩm năng suất cao. Trên
thế giới người ta đã tạo ra con lai thương phẩm gà hướng trứng có gà lai 4 dòng như
Goldline 54, Hisex, Isa Brown, Hyline, Brow Nick... Hướng thịt có BE88, Cobb
500, Ross 308...con lai tạo ra có năng suất cao thường vượt các dòng thuần.
Ngày nay việc nghiên cứu và sử dụng ưu thế lai trong sản xuất thực sự là
đòn bẩy để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Sự biểu hiện
ưu thế lai rất đa dạng, phụ thuộc vào bản chất di truyền từng cặp lai và điều kiện

môi trường. Muốn sử dụng tốt ưu thế lai cần phải lựa chọn đối tượng đưa vào lai,
mặt khác phải có những thử nghiệm thực tế nghiêm túc trong điều kiện cụ thể với
từng cặp lai cụ thể.
2.1.2. Cơ sở khoa học của ưu thế lai
2.1.2.1. Lược sử và khái niệm về ưu thế lai
Hiện tượng ưu thế lai đã được biết đến và vận dụng từ lâu, điển hình là sự
ra đời của con La, kết quả lai khác loài giữa ngựa cái và lừa đực, con lai nổi tiếng
về sức khỏe, sức dẻo dai và khả năng chịu nóng (Hutt, 1978).
Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này một cách có hệ thống mới bắt đầu trên
200 năm nay. Darwin (1876) với công trình “Tác dụng của giao phấn và sự thụ
phấn trong giới thực vật” đã chứng minh lợi ích của tạp giao và tác hại của giao
phối cận huyết (Dẫn theo Nguyễn Ân và cs., 1983).
Năm 1914 Shull đưa ra thuật ngữ “Ưu thế lai” Hetero sis, Dubini (1948)
xác định ưu thế lai trên Ruồi dấm, Cale và Goven (1956) nghiên cứu ưu thế lai
trên ong mật, Hutt (1978), Biriles, Bishell, Words Kog (1967) xác định ưu thế lai
trên gà. Các tác giả đều đi đến kết luận con lai có ưu thế lai hơn bố mẹ về nhiều
đặc tính sản xuất quan trọng (Dẫn theo Nguyễn Ân và cs., 1983).
Bouwman (2000) Khẳng định lợi ích to lớn của lai giống là xuất hiện sức
mạnh ở con lai còn gọi là ưu thế lai, con lai thường có sức chống chịu bệnh tật tốt
hơn, sức sản xuất cao hơn. Tuy nhiên ưu thế lai không thể đoán trước được, sự
khác biệt giữa hai giống càng lớn thì ưu thế lai càng cao. Ưu thế lai chỉ có thể
xảy ra ở một công thức lai nào đó, vì thế phải tiến hành nhiều công thức lai. Ưu
thế lai không di truyền, nếu tiếp tục cho giao phối đời con với nhau thì ưu thế lai
sẽ giảm và giảm sự đồng đều.
Trong công tác lai tạo, người ta còn quan tâm rất nhiều đến khả năng phối
hợp, đó là chọn những con gốc lai phù hợp với nhau nhằm tạo nên những tổ hợp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6



gen mới, bao gồm các tính trạng vốn có ở giống gốc nhưng ở mức độ cao hơn
theo mục đích. Con lai F1 vượt hơn bố mẹ về sức sống, sức sinh trưởng, phát
triển, khả năng sản xuất, sức chống chịu và khả năng sử dụng các chất dinh
dưỡng (Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995)
Sự biểu hiện của ưu thế lai trong chăn nuôi: sự biểu hiện của ưu thế lai
trên cơ thể lai trong chăn nuôi rất đa dạng, khác nhau ở các thể trạng. Sự ưu việt
của con lai không chỉ thể hiện sự lớn hơn về giá trị tính trạng so với trung bình
bố mẹ mà còn biểu hiện bằng mức độ tối ưu của tính trạng. Theo Nguyễn Ân và
cs. (1983), Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện (1995) cho rằng:
+ Con lai F1 của những công thức lai xa khác giống vượt trội hơn bố mẹ về
thể chất, tuổi thọ, sức làm việc, nhưng mất một phần hay hoàn toàn khả năng sinh
sản, điển hình trong trường hợp này là con la (con lai giữa vịt và ngan).
+ Con lai F1 vượt trung bình bố mẹ về khối lượng cơ thể và sức sống, có
khả năng sinh sản bình thường hoặc tốt hơn bố mẹ. Kết quả thực tế lai giữa một
số giống bò thịt, hoặc một số giống lợn ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học đã
nghiên cứu thành công đem lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất chăn nuôi.
+ Con lai F1 có khối lượng cơ thể chỉ ở mức trung gian, song khả năng
sinh sản, sức sống cao hơn hẳn bố mẹ. Điển hình là kết quả lai giữa gà Leghorn
trắng với gà NewHampohine, gà Plymouth Rock với gà AmtraLoup.
+ Con lai F1 biểu hiện ưu thế lai đặc biệt là trường hợp nếu xét về một
tính trạng riêng lẻ thì có kiểu di truyền trung gian nhưng sản phẩm cuối cùng
một mặt nào đó lại vượt trung bình bố mẹ. Trường hợp này có thể xảy ra ở bò,
lợn, gà.
Như vậy ưu thế lai trên cơ thể lai không biểu hiện đồng loạt ở tất cả các
tính trạng, trên tất cả các giai đoạn, sự biểu hiện này còn phụ thuộc từng cặp lai
cụ thể, các yếu tố ngoại cảnh, giai đoạn phát triển.
2.1.2.2. Bản chất di truyền của ưu thế lai
Theo các tác giả Nguyễn Ân và các cs. (1983), Lê Thị Ánh Hồng và cs.
(1995), Nguyễn Văn Thiện (1995) cho rằng bản chất di truyền của ưu thế lai là

trạng thái dị hợp tử ở con lai, từ đó người ta nêu ra 3 giả thuyết về ưu thế lai:
+ Thuyết tập trung các gen trội có lợi:
Trong quá trình tiến hóa, dưới áp lực của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc
nhân tạo, các gen trội bất lợi bị đào thải, gen trội có lợi được tăng lên. Trong khi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


đó các gen lặn bất lợi vẫn tồn tại ở dạng dị hợp tử bên cạnh các gen trội có lợi.
Khi giao phối cận huyết, các quần thể sẽ phân hóa thành các dòng khác nhau ở
trạng thái đồng hợp tử theo các gen trội có lợi khác. Khi lai các dòng này với
nhau dẫn đến con lai F1 tập hợp được các gen trội có lợi ở bố và mẹ làm xuất
hiện ưu thế lai. Thí dụ 5 Locus gen cùng tham gia hình thành một tính trạng kinh
tế, người ta cho rằng mỗi gen trội hoặc đôi gen dị hợp tử Aa có giá trị tính trạng
là hai đơn vị (AA=Aa=2). Mỗi đôi gen lặn chỉ làm giá trị tính trạng lên một đơn
vị (aa=1), ta có AA=Aa > aa. Khi lai hai dòng khác nhau con lai F1 có các tính
trạng kinh tế cao hơn bố mẹ, xuất hiện ưu thế lai.
P kiểu gen:
Giá trị kiểu hình:

AAbbCCddEE (P1) x
2+1+2+1+2=8

aaBBccDDee (P2)
1+2+1+2+1=7

F1 kiểu gen:

AaBbCcDdEe


Giá trị kiểu hình:

2+2+2+2+2=10

Như vậy ưu thế lai là hiệu quả của việc tập trung các gen trội có lợi không
cùng alen ở F1, đó là các gen trội có lợi này không phải phân ly độc lập mà liên
kết với nhau, vì vậy không thể tổ hợp tự do, kết quả của sự phối hợp lại ở F1 thể
hiện theo sơ đồ sau:

A

b

C

d

E

A

b

C

d

E


a

B

c

D

e

a

B

c

D

e

A

b

C

d

E


a

B

c

D

e

Cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở mẹ (P1)

Cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở bố (P2)

Cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở F1

Do các gen trội có lợi khác nhau là những thành viên của các cặp nhiễm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


sắc thể tương đồng khác nhau, vì vậy khi tổ hợp lai ở thế hệ F2 các bộ phận gen
trội có lợi này sẽ nhỏ hơn F1, kết quả ở F2 ưu thế lai giảm.
+ Thuyết dị hợp tử và siêu trội

- Thuyết dị hợp tử chính là sự dị hợp tử của nhiều gen làm xuất hiện ưu
thế lai. Các gen khác nhau ở cùng một locus tổng hợp các protein chức năng khác
nhau trong quá trình phát triển, nhờ vậy chúng bổ sung cho nhau làm xuất hiện
ưu thế lai.


- Thuyết siêu trội: Dựa vào thuyết dị hợp tử phát triển thêm, các gen ở
trạng thái dị hợp tử có sự tương tác với nhau mạnh hơn so với các gen đồng hợp
tử. Kết quả làm xuất hiện ưu thế lai ở F1: Aa>AA>aa.

- Thuyết gia tăng tác động tương hỗ giữa các gen không cùng locus. Cơ thể
lai có bản chất dị hợp tử mà sự tác động tương hỗ giữa các gen không cùng 1
locus được tăng lên, nhờ vậy tăng hiệu quả tác dụng ưu thế lai.
Trên cơ sở kết hợp các giả thuyết, người ta đưa ra quan điểm về sự thay
đổi trạng thái hoạt động của hệ thống enzyme trong cơ thể sống là quá trình dị hợp
và tương tác với nhau của các cặp gen mới có ưu thế lai. Trần Đình Miên và
Nguyễn Kim Đường (1992) cho rằng ưu thế lai phụ thuộc vào hai yếu tố: trạng
thái hoạt động của dị hợp tử (d) và sự sai khác nhau của hai quần thể xuất phát (y)
H HF1 = ∑dy2; HF2 = 1/2 HF1; HF3 = 1/4 HF1
Ưu thế lai cao nhất ở đời F1 sau đó giảm dần, sự giảm ưu thế lai ở đời sau
có sự thay đổi trong sự tác động tương hỗ và tương quan giữa các gen thuộc các
locus khác nhau, mặt khác biểu hiện của tính trạng không chỉ chịu ảnh hưởng của
điều kiện ngoại cảnh thay đổi hay nói cách khác mức độ ưu thế lai cao hay thấp
còn phụ thuộc sự tương quan âm hay dương giữa môi trường và kiểu di truyền.
Ưu thế lai thể hiện mức độ khác nhau và thường được thể hiện ở các tính trạng số
lượng, còn tính trạng chất lượng thì ít được thể hiện. Các tính trạng có hệ số di
truyền cao (tốc độ mọc lông, thành phần hóa học của thịt…) thì ít chịu ảnh hưởng
của ưu thế lai.
Do vậy để có ưu thế lai thì phải chọn cặp bố mẹ có khả năng phối hợp,
bởi khả năng đó có sẵn ở gen con bố và con mẹ được các nhà chọn giống có
nhiều kinh nghiệm phát hiện và chọn phối.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9



2.1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), mức độ biểu hiện ưu thế lai phụ thuộc vào 4
yếu tố đó là:
+ Nguồn gốc di truyền của bố mẹ: bố mẹ có nguồn gốc càng xa nhau thì ưu
thế lai càng cao và ngược lại. Lai xa khác loài vịt với ngan tạo ra con lai có tốc
độ sinh trưởng cao, nhưng khả năng sinh sản rất khó khăn (bất thụ)
+ Tính trạng nghiên cứu; các tính trạng có hệ số di truyền thấp (năng suất
trứng, tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ nở...) thì có ưu thế lai cao và ngược lại các tính trạng
có hệ số di truyền cao (khối lượng trứng, khối lượng cơ thể...) thì ưu thế lai thấp.
+ Công thức giao phối: ưu thế lai còn phụ thuộc việc sử dụng con nào làm
bố, con nào làm mẹ, khi cho lai giữa hai dòng, giống với nhau, cho dù dòng nào
làm bố hay mẹ thì con lai đều có tổ hợp gen giống nhau. Nếu biểu hiện giá trị
kiểu hình chỉ là giá trị cộng gộp của kiểu gen thì tính năng sản xuất của chúng là
tương đương nhau. Nhưng trong thực tế các công thức lai khác nhau thì tính năng
sản xuất của con lai khác nhau.
Phùng Đức Tiến và cs. (2014), cho biết khi cho lai ngan R51 với ngan
siêu nặng theo dõi trên đàn ngan bố mẹ cho tỷ lệ phôi giữa trống R51 với mái
siêu nặng đạt 93,81%, ưu thế lai (1,85%). Tỷ lệ nở loại 1/ tổng trứng ấp là
79,29%; ưu thế lai (2,21%). Trống siêu nặng với mái R51 có tỷ lệ phôi (91,28%),
tỷ lệ nở/ trên tổng trứng ấp (77,23%). Ngan thương phẩm đến 12 tuần tuổi có tỷ
lệ nuôi sống cao (90,25-100%), ưu thế lai (0,64-1,91%). Khối lượng cơ thể trung
bình trống mái ngan siêu nặng x R51 đạt 2271g/con, ưu thế lai (2,64%); khả năng
cho thịt / mái mẹ là 428,19kg ưu thế lai (3,43%). Khối lượng cơ thể trung bình
trống mái ngan R51 x siêu nặng là 3371g/con, ưu thế lai 3,4%; khả năng cho thịt
/mái mẹ là 444,7kg ưu thế lai 7,42%. Các tác giả Trần Quốc Hùng và cs. (2015),
Nguyễn Quý Khiêm và cs. (2015) cũng khẳng định điều này.
+ Điều kiện nuôi dưỡng: điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng có ảnh hưởng
rất rõ rệt đến ưu thế lai, nuôi dưỡng tốt ưu thế lai sẽ được phát huy. Do các tính
trạng sản xuất hay còn gọi các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng rất lớn của

điều kiện ngoại cảnh được thể hiện qua công thức:
P=G+E
Trong đó: P là kiểu hình.
G là kiểu di truyền.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


E là môi trường.
E = Eg + Es
Trong đó: Eg là tác động do môi trường chung.
Es là tác động do môi trường riêng.
Các giống gia cầm cũng như các vật nuôi khác, con cái đều nhận ở bố mẹ
một số gen quyết định tính trạng số lượng nào đó, được xem như nhận từ bố mẹ
một khả năng di truyền, nhưng khả năng đó có phát huy được hay không còn
phụ thuộc vào môi trường sống như chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý...
2.1.3. Cơ sở khoa học về đặc điểm ngoại hình
Các đặc điểm về ngoại hình của gia cầm là những đặc trưng cho giống, thể
hiện khuynh hướng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.
+ Đầu: cấu tạo xương đầu được coi như có độ tin cậy cao nhất trong việc
đánh giá đầu gia cầm. Da mặt và các phần phụ của đầu cho phép rút ra kết luận
về sự phát triển của mô đỡ và mô liên kết. Theo hình dáng của mào, mào dưới và
tích tai có thể biết được trạng thái sức khỏe và điều kiện sống của chúng. Gà
trống mà có ngoại hình đầu giống gà mái sẽ có tính sinh dục kém, ngược lại gà
mái có ngoại hình giống gà trống sẽ cho năng suất sinh sản không cao, trứng
thường không phôi
+ Mào và mào dưới thuộc về các đặc điểm sinh dục phụ, khi buồng trứng
hoạt động bình thường thì mào lớn chứa nhiều máu. Khi gà thay lông, bệnh thuộc

tuyến sinh dục chúng tạm thời ngưng trệ sự cung cấp máu, như vậy kích thước da
đầu lại giảm và màu sắc lại kém đi.
Mào: gà có mào đa dạng, kích thước và màu sắc đặc trưng cho từng giống.
Theo Phan Cự Nhân (1971) dẫn theo Nguyễn Thị Mười (2006), khi có mặt gen
Ab gà sẽ có mào dạng hoa hồng, gen aB sẽ có dạng mào nụ và gen ab có dạng
mào cờ.
+ Mỏ: chắc chắn và ngắn, gà có mỏ dài và mảnh khả năng sản xuất sẽ
không cao. Những giống gà da vàng thì mỏ cũng vàng, ở gà mái màu sắc này có
thể lại nhạt đi vào cuối thời kỳ đẻ trứng.
+ Bộ lông: lông là một dẫn xuất của da, thể hiện đặc điểm di truyền của
giống và có ý nghĩa quan trọng trong việc phân loại. Khi mới nở gia cầm con
được lông tơ che phủ, trong quá trình phát triển lông tơ sẽ dần được thay thế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


bằng lông vũ cố định.
Tốc độ mọc lông là sự biểu hiện khả năng mọc lông sớm hay muộn, có
thể có quan hệ mật thiết với cường độ sinh trưởng của gia cầm. Trong cùng một
dòng gà mái mọc lông đều hơn gà trống và chịu ảnh hưởng của hocmon có tác
dụng ngược với gen liên kết quy định tốc độ mọc lông. Màu lông do một số gen
quy định, phụ thuộc vào sắc tố chứa trong bào tương của tế bào. Lông gia cầm có
màu sắc khác nhau là do mức độ oxy hóa các chất tiền sắc tố melanin trong các tế
bào lông, nếu các chất sắc tố là nhóm lipocrom (carotinoit) thì lông có màu vàng,
xanh tươi hoặc màu đỏ, nếu không có chất sắc tố thì lông màu trắng.
+ Chân: những gà giống tốt phải có chân chắc chắn nhưng không được
thô, gà có chân chữ nhật, các ngón cong, xương khuyết tật không nên sử dụng
làm giống. Đặc điểm chân cao có liên quan đến khả năng cho thịt thấp và phát
dục chậm.

2.1.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản
2.1.4.1. Cơ sở di truyền của năng suất trứng
Sinh sản là một quá trình để tạo ra thế hệ sau, sự phát triển hay hủy diệt của
một loài, trước tiên phụ thuộc vào khả năng sinh sản của loài đó. Khả năng sinh
sản của gia cầm được thể hiện qua các chỉ tiêu về năng suất trứng, khối lượng,
hình dạng, chất lượng trứng, khả năng thụ tinh và ấp nở.
Các giống gia cầm khác nhau thì khả năng sinh sản của chúng cũng rất khác
nhau. Bởi vậy các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu cơ sở di truyền sức đẻ
trứng của gia cầm và cho rằng việc sản xuất trứng của gia cầm có thể do 5 yếu tố
ảnh hưởng mang tính di truyền (Lerner và Taylor – 1943; Hayn - 1944; Albuda 1955) – dẫn theo Trần Quốc Hùng (2012). Năm yếu tố đó là:
+ Tuổi thành thục về sinh dục, người ta cho rằng ít nhất cũng có 2 cặp gen
chính tham gia vào yếu tố này: một là gen E (gen liên kết với giới tính) và gen e,
cặp thứ hai là E’ và e’ chịu trách nhiệm tính thành thục về sinh dục.
+ Cường độ đẻ trứng: yếu tố này do hai cặp gen R và r; R’ và r’ phối hợp
cộng lại để điều hành.
+ Bản năng đòi ấp do hai gen A và C điều khiển phối hợp nhau.
+ Thời gian nghỉ đẻ (đặc biệt nghỉ đẻ vào mùa đông) do các gen M và m
điều khiển. Gia cầm có gen Mm thì mùa đông vẫn tiếp tục đẻ đều.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


+ Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ: do cặp gen P và p điều khiển.
Trong 5 yếu tố trên thì yếu tố thứ 5 và yếu tố thứ nhất kết hợp với nhau
cũng có ý nghĩa là các cặp gen Pp và Ee có phối hợp với nhau. Tất nhiên ngoài
các gen chính tham gia vào việc điều khiển các yếu tố trên thì có thể còn có
nhiều gen khác tham gia phụ lực vào.
2.1.4.2. Tuổi đẻ quả trứng đầu

Nhiều tác giả khi nghiên cứu về tuổi đẻ quả trứng đầu cho rằng đây là chỉ
tiêu đánh giá sự thành thục sinh dục, cũng được coi là một yếu tố cấu thành năng
suất trứng. Đối với từng cá thể, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là số ngày tuổi kể từ
khi gà nở ra đến khi đẻ quả trứng đầu.
Trong thực tế sản xuất tuổi đẻ quả trứng đầu của một đàn (quần thể) được
xác định khi có 5% số cá thể trong đàn đã đẻ. Theo Pingel và Jeroch (1980) (dẫn
theo Nguyễn Viết Thái, 2012) cho rằng có các gen trên nhiễm sắc thể giới tính
cùng tham gia hình thành tính trạng này. Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim
Đường (1992) thì cho rằng có ít nhất hai cặp gen cùng quy định tuổi đẻ quả trứng
đầu, cặp thứ nhất gen E và e liên kết với giới tính, cặp thứ hai là E’ và e’. Tuy vậy
tuổi đẻ quả trứng đầu còn phụ thuộc vào bản chất di truyền, chế độ nuôi dưỡng,
các yếu tố môi trường. Đặc biệt là thời gian chiếu sáng sẽ thúc đẩy gia cầm thành
thục sinh dục, thúc đẩy gia cầm đẻ sớm hơn.
2.1.4.3. Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ
Năng suất trứng là số trứng một gia cầm mái đẻ ra trong một đơn vị thời
gian. Đối với gia cầm đẻ trứng, đây là chỉ tiêu năng suất quan trọng nhất, nó phản
ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất trứng là
một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, cũng
như phụ thuộc vào loài, giống, hướng sản xuất, mùa vụ và dinh dưỡng.
Vì năng suất trứng là một tính trạng số lượng có mối tương quan nghịch
chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng sớm. Do đó trong chăn nuôi gia cầm sinh sản
người ta thường quan tâm đến việc cho gia cầm ăn hạn chế ở giai đoạn dò – hậu
bị để có năng suất trứng cao trong giai đoạn đẻ trứng.
Theo Bùi Thị Oanh (1996), thì năng suất trứng của gia cầm còn phụ
thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng thức ăn, đặc biệt là mức năng lượng
trao đổi, hàm lượng protein và các axit amin thiết yếu trong khẩu phần của gia
cầm đẻ trứng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13



Năng suất trứng có hệ số di truyền không cao, nhưng lại dao động lớn
(Nguyễn Văn Thiện, 1995) cho biết hệ số di truyền năng suất trứng của gà là
0,12-0,3. Đối với tính trạng năng suất trứng để cải thiện năng suất trứng cần áp
dụng phương pháp lai, kết hợp chọn lọc cá thể, nếu chỉ áp dụng chọn lọc thì việc
nâng cao năng suất trứng ít có hiệu quả.
Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng có liên quan chặt chẽ với nhau, tỷ lệ đẻ trứng
được tính theo tuần, tháng, năm đó cũng là thể hiện cường độ đẻ trứng là sức đẻ
trứng trong một thời gian. Cường độ đẻ trứng phụ thuộc vào độ dài của chu kỳ đẻ
trứng, chu kỳ đẻ trứng chính là thời gian gia cầm đẻ liên tục không bỏ ngắt quãng
còn gọi là trật đẻ.
Cường độ đẻ trứng có tương quan dương và chặt chẽ với sản lượng trứng,
đây là tính trạng số lượng có hệ số di truyền cao, thường được sử dụng để chọn
lọc nâng cao năng suất trứng. Wegner (1980) cho biết hệ số di truyền về cường
độ đẻ trứng của gà là 0,66.
Cường độ đẻ trứng cũng tương quan rất chặt chẽ với năng suất trứng của cả
năm, thường người ta dựa theo các số liệu của trật đẻ những tháng đầu tiên và
thường là theo dõi sản lượng trứng từ lúc bắt đầu đẻ đến 36 hoặc 38 tuần tuổi để
đánh giá sức đẻ trứng của cả năm. Hutt (1978) đã áp dụng ổ sập tự động để kiểm
tra số lượng trứng của từng cá thể. Tác giả cho rằng sản lượng trứng ba tháng đầu
và sản lượng trứng cả năm có tương quan di truyền chặt chẽ (0,7-0,9).
2.1.4.4. Khối lượng trứng và chất lượng trứng
Khối lượng trứng cũng là một tính trạng số lượng, do nhiều gen có tác
động cộng gộp quy định, nhưng đến nay người ta cũng chưa xác định được số
lượng gen quy định tính trạng này. Sau năng suất trứng, khối lượng trứng là chỉ
tiêu quan trọng cấu thành năng suất của đàn bố mẹ. Khi cho lai 2 dòng gia cầm
có khối lượng trứng lớn và bé, trứng của con lai thường có khối lượng trung gian
nghiêng về một phía (Khavec Man- 1972) (Dẫn theo Nguyễn Viết Thái (2012).
Khối lượng trứng là tính trạng có hệ số di truyền cao, có thể đạt được mục

đích nhanh chóng thông qua con đường chọn lọc. Ngoài yếu tố di truyền, khối
lượng trứng còn phụ thuộc vào các yếu tố như chăm sóc, nuôi dưỡng, mùa vụ,
tuổi gia cầm. Khối lượng trứng mang tính đặc trưng của từng loài và tính di
truyền cao. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) hệ số di truyền về khối lượng trứng
ở gà là 0,6-0,74.
+ Chất lượng trứng: gồm ba phần cơ bản là vỏ trứng, lòng trắng và lòng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


×