Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 122 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THỦY

SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN HUYỆN YÊN PHONG,
TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THỦY

SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN HUYỆN YÊN PHONG,
TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành

: Quản lý kinh tế

Mã số

: 60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Quyền Đình Hà


HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thủy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bầy tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Quyền Đình Hà đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.

Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế- Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chấp hành Hội LHPN huyện Yên Phong
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi
hoàn thành Luận văn./.
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2016
Học viên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii


Danh mục các từ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục biểu đồ

x

PHẦN I MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1


Mục tiêu chung

2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể

2

1.3

Câu hỏi nghiên cứu

3

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.4.1

Đối tượng nghiên cứu

3

1.4.2


Phạm vi nghiên cứu

3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

5

2.1

Cơ sở lý luận

5

2.1.1

Một số khái niệm

5

2.1.2

Các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nông thôn

10

2.1.3

Vai trò sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn


13

2.1.4

Đặc điểm sự tham gia của Phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn

15

2.1.5

Nội dung sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn

16

2.1.6

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của Phụ nữ trong Quản lý

2.2

môi trường nông thôn.

22

Cơ sở thực tiễn

23

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page iii


2.2.1

Kinh nghiệm của một số nước trên thể giới về sự tham gia của phụ
nữ trong quản lý môi trường nông thôn

2.2.2

23

Kinh nghiệm về sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường
nông thôn ở một số địa phương.

2.2.3

27

Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực
tiễn về sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn
huyện Yên Phong

34

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

36


3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

36

3.1.1

Điều kiện tự nhiên

36

3.1.2

Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

41

3.2

Phương pháp nghiên cứu

44

3.2.1

Phương pháp tiếp cận

44


3.2.2

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

45

3.2.3

Phương pháp thu thập số liệu

45

3.2.4

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

48

3.2.5

Các chỉ tiêu phân tích

49

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1

51

Thực trạng tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông

thôn trên địa bàn huyện Yên phong, tỉnh Bắc Ninh

51

4.1.1

Thực trạng về ô nhiễm môi trường nông thôn huyện Yên Phong

51

4.1.2

Số lượng cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia QLMT tại huyện
Yên Phong

4.1.3

60

Độ tuổi sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn
huyện Yên Phong

4.1.4
4.1.5

61

Chất lượng cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia quản lý môi trường
nông thôn Huyện Yên Phong


62

Nhận thức của phụ nữ về công tác quản lý môi trường nông thôn

63

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv


4.1.6

Thực trạng sự tham gia của phụ nữ trong công tác kiểm tra, giám
sát, đôn đốc nhắc nhở trong việc thu gom rác thải trên địa bàn
huyện Yên Phong

4.1.7

70

Thực trạng sự tham gia của phụ nữ trong phân loại, xử lý rác thải
tại hộ gia đình và cộng đồng

4.1.8

72

Thực trạng sự tham gia của phụ nữ trong công tác tuyên truyền, vận
động chị em phụ nữ và cộng đồng trong quản lý môi trường nông thôn


4.1.9

73

Đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông
thôn trên địa bàn huyện Yên Phong

4.2

74

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của pn trong quản lý môi
trường nông thôn tại huyện Yên Phong

79

4.2.1

Ảnh hưởng của các nhân tố khách quan

79

4.2.2

Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan

87

4.3


Các giải pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi
trường nông thôn

4.3.1

87

Tăng cường số lượng cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia quản lý môi
trường nông thôn trên địa bàn huyện Yên Phong

4.3.2

88

Trẻ hóa độ tuổi tham gia của phụ nữ trong công tác quản lý môi
trường nông thôn huyện Yên Phong

4.3.3

89

Nâng cao chất lượng cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia quản lý môi
trường nông thôn huyện Yên Phong

4.3.4

89

Nâng cao nhận thức của phụ nữ về công tác quản lý môi trường

nông thôn

4.3.5

90

Triển khai các hoạt động của phụ nữ tham gia quản lý môi trường
nông thôn trên địa bàn huyện Yên Phong

91

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

101

5.1

Kết luận

101

5.2

Kiến nghị

103

TÀI LIỆU THAM KHẢO

105


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v


PHỤ LỤC

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

107

Page vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CNH – HĐH

: Công nghiêp hóa - hiện đại hóa

HĐND


: Hội đồng nhân dân

KT

: Khai thác

NN&PTNN

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QLMT

: Quản lý môi trường

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TN & MT

: Tài nguyên và Môi trường

UBMTTQ

: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc


UBND

: Ủy ban nhân dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


DANH MỤC BẢNG

Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Đặc điểm của truyền thông

18

4.1

Thực trạng sự tham gia của PN trong quản lý nước thải

55

4.2


Bảng tổng hợp số lượng nước thải thải ra môi trường qua các kênh

55

4.3

Nguồn vốn đầu tư vào nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
qua các năm (2012 -2014)

56

4.4

Tỷ lệ các hình thức đổ rác của các hộ gia đình tại Huyện

58

4.5

Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn

58

4.6

Tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh

59


4.7

Số lượng cán bộ hội viên nữ tại huyện Yên Phong giai đoạn
2012 -2014

4.8

60

Thực trạng sự tham gia của phụ nữ trong công tác quản lý môi
trường nông thôn trên địa bàn huyện Yên Phong theo độ tuổi.

4.9

61

Đánh giá chung về chất lượng cán bộ hội viên phụ nữ cấp chi tổ
năm 2014

62

4.10

Nhận thức của phụ nữ về vấn đề môi trường

63

4.11

Nhận thức của phụ nữ về những hiểu biết về ô nhiễm môi trường

gây ra theo trình độ học vấn

4.12

64

Nhận thức của phụ nữ theo nghề nghiệp về mức độ phân loại thu
gom, xử lý rác thải

67

4.13

Nhận thức giới tính trong việc phân loại rác thải sinh hoạt

68

4.14

Đánh giá sự hiểu biết của phụ nữ về kiến thức môi trường trong
công tác quản lý môi trường nông thôn huyện Yên Phong

69

4.15

Tổng hợp các tổ thu gom rác thải trên địa bàn huyện Yên Phong

70


4.16

Thực trạng sự tham gia cuả phụ nữ trong công tác phân loại rác tại

4.17

hộ gia đình và cộng đồng tại huyện Yên Phong

73

Tìm hiểu các chương trình bảo vệ môi trường qua các nguồn

74

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii


4.18

Đánh giá của cộng đồng về công tác triển khai các văn bản, chính
sách pháp luật do phụ nữ tham gia tổ chức

4.19

75

Đánh giá của người dân về tinh thần, trách nhiệm và thái độ làm
việc khi có sự tham gia của phụ nữ trong công tác quản lý môi

trường NT

4.20

76

Đánh giá về các kỹ năng quản lý môi trường của chị em phụ nữ
trong công tác quản lý môi trường

4.21

77

Khối lượng rác thải tại một số địa phương trên địa bàn huyện Yên
Phong

4.22

78

Ảnh hưởng của các nhân tố khách quan về sự tham gia của PN
trong QLMT nông thôn huyện Yên Phong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

81

Page ix



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

4.1

Thành phần chất thải công nghiệp nguy hại tại huyện Yên Phong

53

4.2

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cống thải

57

4.3

Tỷ lệ các loại rác thải tạo ra trong ngày

57

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page x



PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung, và đặc
biệt ở các làng nghề, cụm, khu Công nghiệp…, biến đổi khí hậu đã trở thành chủ
đề quan trọng, thu hút nhiều sự quan tâm của hầu hết các quốc gia, đặc biệt là
những nước đã và đang chịu tác động nặng nề của ô nhiễm môi trường và biến
đổi khí hậu.
Hiện nay, số lượng làng nghề của Bắc Ninh chiếm khoảng 18% tổng số
làng nghề của cả nước, trong đó có 62 làng nghề bao gồm 30 làng nghề truyền
thống, 32 làng nghề mới với những sản phẩm nổi tiếng như gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ,
sắt thép (Đa Hội, Châu Khê). giấy (Phong Khê, Phú Lâm). rượu (Tam Đa, Đại
Lâm). tái chế nhôm (Văn Môn). Các làng nghề ở Bắc Ninh có đặc điểm chung là
quy mô sản xuất nhỏ lẻ, cả làng cùng sản xuất ra những sản phẩm giống nhau, có
dây chuyền công nghệ mang tính thủ công và lạc hậu, tiêu tốn nhiêu nguyên,
nhiên liệu; trong đó phải kể đến làng nghề sản xuất giấy tái chế Phong Khê và
Phú Lâm, sản xuất rượu Đại Lâm, đúc nhôm chì Văn Môn, sản xuất sắt thép tái
chế Đa Hội, dệt nhuộm Tương Giang, sản xuất đô gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, đúc
đồng Văn Môn (Hà Minh Họa, 2010).
Ngoài ra ô nhiễm môi trường nông thôn cũng đang là vấn đề cần quan
tâm do người dân sử dụng các loại hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
(thuốc trừ sâu, trừ bệnh, thuốc trừ cỏ dại...) không đảm bảo an toàn; Tình trạng ô
nhiễm môi trường gây ra chủ yếu là do ý thức con người, trong từng hanh vi,
hành động ứng xử đối với môi trường ở mỗi con người, mỗi gia đình.Trong đó
Phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường vì phụ nữ là
những người tạo nên các mối liên hệ với môi trường như trong sinh hoạt hàng
ngày trong gia đình, trên những cánh đồng chủ yếu đều có mặt của phụ nữ. Đây là
đối tượng nhạy cảm chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chất ô nhiễm trong sinh hoạt,
sản xuất, là người vất vả nhất khi gia đình chịu tác động tiêu cực của môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 1


Phụ nữ là cầu nối trong quá trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho
tương lai, là người có trách nhiệm về sự hình thành ý thức và tính cách của trẻ
em các mối quan hệ trong gia đình với môi trường.
Ngoài xã hội phụ nữ chiếm gần 50% tổng dân số, đây là những đối tượng
gây nguy cơ ô nhiễm cao, cũng là đối tượng có thể giảm thiể ô nhiễm môi trường
Do đó sự tham gia của phụ nữ trong công tác quản lý môi trường vừa
mang yếu tố khách quan, vừa mang yếu tố chủ quan trong vấn đề giảm thiểu ô
nhiễm môi trường.
Do vậy Yên Phong cùng với tỉnh Bắc ninh, cũng như cả nước những năm
gần đây với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kinh tế của huyện
ngày càng phát triển, thu hút được nhiều nhà đầu tư, các khu công nghiệp được
mọc lên kéo theo đó là các vấn đề về môi trường, vì thế công tác quản lý nhà
nước về môi trường ngày càng được quan tâm và trú trọng, đặc biệt thu hút sự
tham gia của Phụ nữ trong việc quản lý, sử dụng hợp lý nguồn nước sạch, giữ gìn
vệ sinh môi trường; rác thải tại nguồn và các hoạt động cụ thể, hàng ngày của
người phụ nữ ở gia đình và xã hội giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn như trên chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài:“Sự tham gia của Phụ nữ trong Quản lý môi trường
nông thôn huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng sự tham gia của phụ nữ trong công
tác quản lý môi trường nông thôn huyện Yên Phong; đề xuất các giải pháp nhằm
tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường khu vực nông thôn
huyện Yên Phong trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của Phụ
nữ trong quản lý môi trường nông thôn;
- Đánh giá thực trạng sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


huyện Yên Phong;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ trong quản
lý môi trường nông thôn huyện Yên Phong;
- Đề xuất các giải pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong quản lý
môi trường nông thôn huyện Yên Phong trong thời gian tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Quản lý môi trường là gì, vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường
như thế nào?
- Thực trạng môi trường nông thôn, quản lý môi trường nông thôn và sự
tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn như thế nào?
- Các nguyên nhân gì ảnh hưởng tới sự tham gia quản lý môi trường của
phụ nữ ở khu vực nông thôn?
- Giải pháp gì nhằm thu hút sự tham gia và hiệu quả tham gia của phụ nữ
trong quản lý môi trường nông thôn ở khu vực nghiên cứu?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp tăng cường sự tham
gia của phụ nữ trong công tác quản lý môi trường nông thôn để có thể thu hút
sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường ở khu vực nghiên cứu. Nội
dung nghiên cứu đánh giá chất lượng sự tham gia của PN trong công tác quản
lý môi trường trên các mặt: Phân loại, thu gom, xử lý, kiểm tra, giám sát, đôn
đốc nhắc nhở… và các nhân tố tác động đến sự tham gia của phụ nữ trong quản

lý môi trường từ Huyện đến xã.
Chủ thể là Hội LHPN huyện và Hội LHPN các xã, thị trấn đến các chi tổ,
hội viên phụ nữ, người dân tại 14 xã, thị trấn ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
a) Phạm vi nội dụng
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia của phụ nữ
trong quản lý môi trường nông thôn tại huyện Yên Phong – Bắc Ninh;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


- Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi
trường nông thôn;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong
quản lý môi trường nông thôn
b) Phạm vi về không gian
Đê tài nghiên cứu sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông
thôn từ huyện đến xã của huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.
c) Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu từ tháng 5/2014- tháng 12/2014. Số liệu sử dụng lấy từ
điều tra trực tiếp năm 2014 và năm 2015.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường
Đã có nhiều định nghĩa về môi trường với ý nghĩa khái quát hoặc thiên về
một lĩnh vực chuyên biệt khi nghiên cứu về các yếu tố môi trường(đất, nước,
không khí…). sự tương tác giữa các quần thể sống khác nhau…
Tuy nhiên có một định nghĩa được nhiều người sử dụng nhất là định nghĩa
về “môi trường sống của con người” do tổ chức UNEP đưa ra vào năm 1980:
“Môi trường là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế, xã hội
bao quanh và có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của một cá nhân, một
quần thể hoặc những cộng đồng người”.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Môi trường bao gồm 4 thành phần:
- Khí quyển: khí quyển là lớp khí bảo vệ bao quanh trái đất bao gồm
nitrogen, oxygen, ngoài ra còn có argon, CO2, và một số loại khí khác. Nó duy
trì sự sống trên trái đất. Nó bảo vệ trái đất khỏi những tác động từ ngoài
không gian. Nó hấp thu các tia từ vũ trụ và phần lớn bức xạ ánh sáng mặt trời.
Nó chỉ cho phép các tia có bước sóng từ 300 – 2500 nm và 0,14 – 40 m (sóng
radio) đi vào trái đất trong khi lọc hầu hết các sóng tử ngoại có hại (< 300
nm). (Hà Anh, 2003)
- Thủy quyển: thủy quyển bao gồm tất cả các loại nguồn nước như: nước
đại dương, sông hồ, nước đóng băng, nước ngầm - 97% là nước ở các đại dương
- 2% là nguồn nước bị đóng băng ở các cực - 1% là nước ngọt ở các sông hồ,
nước ngầm phục vụ cho nhu cầu con người và các nhu cầu khác. (Hà Anh, 2003)
- Địa quyển: là lớp đất ở võ của trái đất bao gồm các khoáng chất, chất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5



hữu cơ, vô cơ…
- Sinh quyển: Bao gồm tất cả các sinh vật sống và tương tác với môi
trường khí, nước và đất Các yếu tố môi trường Môi trường được hình thành bởi
các hệ thống tương tác của các yếu tố vật lý, sinh học và văn hóa bằng nhiều cách
khác nhau. (Hà Anh, 2003)
Các yếu tố này bao gồm:
- Yếu tố vật lý: như không gian, địa mạo, khối nước, đất, đá, khoáng sản.
Chúng có những tính chất thay đổi, là nơi cư trú của con người và có những giới
hạn nhất định;
- Yếu tố sinh học: như thực vật, động vật, vi sinh vật và con người (3)
Yếu tố văn hóa: như kinh tế, xã hội, chính trị.
Quan hệ giữa môi trường và phát triển Môi trường và phát triển là 2 yếu tố
luôn song hành với nhau, đặc biệt là môi trường và phát triển bền vững. Đóng
góp của quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho phát triển là một yếu tố
quan trọng hàng đầu hiện nay. Mối tương quan giữa môi trường và phát triển thể
hiện qua việc: Xác định vai trò của môi trường trong phát triển bền vững. Mô tả
những rủi ro của hoạt động phát triển đến môi trường. Hiểu biết các cơ hội và rủi
ro trong mối tương quan với các quá trình và thỏa thuận quốc tế đến môi trường
và phát triển bền vững. Nâng cao tầm quan trọng của kiến thức trong việc tạo ra
chính sách hỗ trợ môi trường và phát triển bền vững. Áp dụng các phân tích và
tổng hợp kiến thức hỗ trợ phát triển;
Các chức năng của môi trường gồm: Bảo vệ, điều hòa các quá trình sống.
Cung cấp thức ăn, nước uống. Xử lý chất thải. Giải trí và du lịch.
2.1.1.2. Khái niệm và mục tiêu quản lý môi trường
a) Khái niệm quản lý môi trường:
Quản lý môi trường là sự tác động liên tục có tổ chức và hướng đích của
chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt
động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi trường, sử
dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


môi trường đã đề ra, phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành. Như vậy, quản
lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật,
xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững
kinh tế - xã hội quốc gia (Hồng Anh, 2010).
b) Khái niệm sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường
Có nhiều khái niệm về sự tham gia, như sự tham gia của cộng đồng, theo
David Wilcox (1994) đã trích dẫn của Sherry Arnstein (1969) mô tả quá trình
tham gia của cộng đồng như là một chiếc thang với tám bước: 1. Sự vận động và
2. Liệu pháp: chưa tạo ra sự tham gia, chỉ có mục đích đào tạo người tham gia.
Giả sử kế hoạch kiến nghị là tốt nhất và phải giành được sự ủng hộ từ cộng đồng
thông qua quan hệ công chúng. 3. Cung cấp thông tin. Đây là bước quan trọng
đầu tiên nhằm thúc đẩy sự tham gia nhưng thường thông tin chỉ mang tính một
chiều mà không có phản hồi. 4. Tham vấn. Khảo sát thái độ, tổ chức các cuộc
họp khu dân cư và tham khảo ý kiến cộng đồng. Thường lại chỉ là những nghi
thức. 5. Động viên. Bầu những thành viên xứng đáng vào ủy ban. 6. Hợp tác.
Dàn xếp để phân phối lại quyền lực giữa công dân và nhà cầm quyền. Cả hai đều
phải có trách nhiệm trong lên kế hoạch và ra quyết định. 7.Ủy quyền. Các công
dân phải nắm giữ đa số các vị trí trong ủy ban và có quyền quyết định. Quần
chúng đã có thể chịu trách nhiệm
Tham gia - participation được dịch thành 2 từ tham dự và tham gia.
Theo Lương Tiến Dũng (2008) trích dẫn lời của GS Tô Duy Hợp thì tham dự
là tham gia ở mức thấp còn tham gia là tham dự ở mức cao. Và phương pháp
luận tham gia là phương pháp luận đi từ dưới lên tức là đi từ người dân và trở
thành khoa học.
Ngày 19/10/1988, Nhà nước đã ban hành Quyết định 163/HĐBT về

“Trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc bảo đảm cho các cấp hội phụ
nữ tham gia quản lý nhà nước”. Nhằm nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ tham
gia vào bộ máy lãnh đạo, tư vấn và ra quyết định. Theo đánh giá chung về năng
lực, ý chí, đạo đức của đội ngũ cán bộ thì nữ cán bộ quản lý trong các cương vị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


khác nhau đều coi trọng phẩm chất đạo đức và năng lực, đặc biệt là đạo đức.
Sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường là sự tham gia tác động
trực tiếp, gián tiếp tới việc nhận thức của cộng đồng và xã hội về ô nhiễm môi
trường, và là đối tượng quản lý tại cộng đồng, hộ gia đình, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.
c) Mục tiêu quản lý môi trường
Mục tiêu cơ bản của công tác quản lý môi trường ở nước ta trong giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đó là:
Thứ nhất, khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát
sinh trong các hoạt động sống của con người.
Thứ hai, phát triển đất nước theo 9 nguyên tắc phát triển bền vững do Hội
nghị Rio-92 đề xuất và được tuyên bố Johannesbug, Nam Phi về phát triển bền
vững 26/8 – 4/9/2002 tái khẳng định. Trong đó với nội dung cơ bản cần phải đạt
được là phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo
đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa
dạng sinh học.
Thứ ba, xây dựng các công cụ kinh tế có hiệu lực quản lý môi trường quốc
gia và các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp với từng ngành, từng
địa phương và cộng đồng dân cư (Hà Anh, 2003).
d) Các nguyên tắc cơ bản của quản lý môi trường
Quản lý môi trường phải phản ánh các quy luật khách quan vào điều kiện

cụ thể của từng đối tượng quản lý. Ở nước ta, quản lý môi trường cần dựa vào
những nguyên tắc sau:
*) Bảo đảm tính hệ thống
Môi trường là một hệ thống động phức tạp, bao gồm nhiều phần tử hợp
thành. Các phần tử có bản chất tự nhiên và xã hội khác nhau. Trên cơ sở thu
thập, tổng hợp và xử lý thông tin về hoạt động của các đối tượng trong hệ thống
môi trường, nhiệm vụ của quản lý môi trường là đưa ra các quyết định quản lý
phù hợp nhằm thúc đẩy các phần tử cấu thành hoạt động đều đặn, cân đối, hài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


hòa hướng tới mục tiêu đã định.
*) Bảo đảm tính tổng hợp
Các hoạt động phát triển thường diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau,
dù dưới hình thức nào, quy mô và tốc độ hoạt động ra sao, mỗi loại hoạt động
đều gây ra tác động tổng hợp lên hệ thống môi trường. Vì thế, trong khi hoạch
định chính sách quản lý môi trường cần phải tính đến tác động tổng hợp và hậu
quả của chúng.
*) Bảo đảm tính liên tục và nhất quán
Môi trường là một hệ thống liên tục, tồn tại, hoạt động và phát triển
thông qua chu trình trao đổi vật chất, năng lượng. Đặc tính này quy định tính
nhất quán và tính liên tục của tác động quản lý lên môi trường, đòi hỏi không
ngừng nâng cao năng lực dự đoán và xử lý tổng hợp cũng như năng lực quản
lý vĩ mô của Nhà nước.
*) Bảo đảm tập trung dân chủ
Quản lý môi trường được thực hiện nhiều cấp khác nhau. Vì thế, cần phải
bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý môi
trường. Tập trung phải thực hiện trên cơ sở trong bàn bạc, quyết định các vấn đề có

liên quan tới môi trường theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra”. Ngược lại, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung, không mâu thuẫn,
đối với tập trung, tráng lãng phí nguồn lực xã hội.
*) Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ
Mỗi thành phần môi trường như không khí, nước, đất, âm thanh, ánh
sáng,… thường do từng ngành quản lý và sử dụng, nhưng các thành phần môi
trường không chỉ phân bố, khai thác và sử dụng trên một địa bàn cụ thể. Trong
khi một yếu tố môi trường có thể chịu sự quản lý của nhiều cơ quan khác nhau. Do
đó nếu không kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ
thì sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả của quản lý môi trường.
*) Kết hợp hài hòa các loại lợi ích
Quản lý môi trường là quản lý các hoạt động phát triển do con người tiến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


hành, tổ chức và phát huy tính tích cực của hoạt động vì mục đích phát triển bền
vững. Các cá nhân, tập thể hay cộng đồng, đều có những lợi ích, nguyện vọng, nhu
cầu nhất định. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý môi trường
là chú ý đến lợi ích của con người, để khuyến khích có hiệu quả hành vi và thái độ
ứng xử phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường.
*) Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường với
quản lý kinh tế, quản lý xã hội
Để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững, hướng đến một xã hội bền vững
trong tương lai, ngay từ đầu và trong suốt quá trình phát triển, phải kết hợp chặt
chẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lý kinh tế, quản lý
xã hội thông qua việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển đúng đắn,
có tầm bao quát và có tính tổng hợp, thông qua quá trình hòa nhập các kế hoạch
và đầu tư về môi trường vào các kế hoạch và đầu tư vào kinh tế - xã hội ở tất cả

các khâu, các cấp quản lý của Nhà nước.
*) Tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt liên quan chặt chẽ với nhau của quản lý
môi trường, đảm bảo khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả. Thông
qua việc hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia để giảm
tiêu hao năng lượng, tiết kiệm lao động, đảm bảo đầu tư vật chất và tài chính có
trọng điểm.
2.1.2. Các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nông thôn
Với việc phát triển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, ngành
nghề, diện mạo kinh tế nông thôn thời gian qua đã có những thay đổi, góp phần
tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt
tích cực, sự thay đổi này đã tạo áp lực đối với môi trường như gia tăng lượng
chất thải sinh hoạt, chất thải làng nghề; ô nhiễm môi trường nước ngày càng
nghiêm trọng...
Theo Báo cáo Môi trường quốc gia 2014 vừa được Bộ tài nguyên và Môi
trường (TN&MT) công bố, nông thôn Việt Nam đang chịu những sức ép không
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


nhỏ về ô nhiễm môi trường từ các khu - cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất và
sinh hoạt của người dân, doanh nghiệp.
Hiện nay, khu vực nông thôn đang chịu tác động tiêu cực của ô nhiễm
môi trường (bao gồm: ô nhiễm không khí, nước mặt, nước dưới đất, đất nhiễm
hóa chất). gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, phát triển kinh tế - xã hội,
cảnh quan sinh thái.
Đối với môi trường không khí, đáng chú ý nhất là vấn đề ô nhiễm bụi, ô
nhiễm do khí thải NH3, SO2, NO2 tại một số khu công nghiệp, làng nghề. Bên
cạnh áp lực từ nhu cầu nước sạch, nông thôn còn đứng trước nguy cơ ô nhiễm từ

rác thải. Kinh tế phát triển khiến cho nhu cầu tiêu dùng của người dân ở các vùng
nông thôn ngày càng cao. Hệ thống đường giao thông nông thôn được cải tạo đã
ngày càng rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn khiến cho nhiều loại
hàng hóa lưu thông mạnh. Đây cũng là nguyên nhân chính làm gia tăng thành
phần và lượng rác thải sinh hoạt nông thôn.
Theo thực trạng ước tính với lượng phát thải khoảng 0,3 kg/người/ngày thì
lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 18.200 tấn/ngày, tương đương với 6,6
triệu tấn/năm. Lượng phát thải các loại chất thải rắn (CTR) sinh hoạt có sự phân
hóa tương ứng với số dân nông thôn của từng vùng. Hơn nữa, người dân nông
thôn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa vẫn giữ thói quen đổ rác thải bừa bãi ven
đường làng, bờ sông, ao hồ..., tạo nên các bãi rác tự phát, ảnh hưởng trực tiếp đến
môi trường sống và cảnh quan nông thôn. Việc làm này không chỉ gây mất mỹ
quan mà còn dẫn đến nhiều tác hại cho môi trường cũng như ảnh hưởng đến sức
khỏe con người.
Các cấp các ngành phải coi xử lý ô nhiễm môi trường là nhiệm vụ trọng tâm
Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới
ô nhiễm môi trường nông thôn là do hoạt động sản xuất ở các vùng nông thôn
phần lớn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, công nghiệp lạc hậu, hiệu quả sử dụng
nguyên/nhiên liệu còn thấp. Trong khi đó, những năm gần đây, các cụm công
nghiệp có xu hướng chuyển dần về khu vực nông thôn, tạo sức ép lên môi trường,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường ở một số vùng nông thôn.
Ngoài ra, công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Trong
khi đó, việc thu gom và xử lý CTR sinh hoạt nông thôn còn hạn chế; chưa kiểm soát
được chất thải bao bì, hóa chất bảo vệ thực vật; khó khăn trong việc kiểm soát ô
nhiễm môi trường làng nghề; công tác quản lý môi trường, tỷ lệ dân cư nông thôn

được cấp nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn còn thấp.
Ông Lê Quốc Doanh (2013), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cho biết, hiện nay việc quản lý ô nhiễm môi trường nông thôn không
phải đơn giản chỉ về mặt kỹ thuật mà liên quan đến cả tổ chức, cộng đồng nhỏ lẻ
và khó kiểm soát. Trước kia nói đến ô nhiễm là ở thành thị và các khu công
nghiệp, nhưng hiện nay nông thôn lại chính là nơi ô nhiễm mà rất khó khống chế,
khó kiểm soát.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến (2013) cho
rằng, thời gian qua công tác xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, đặc biệt là môi trường nông thôn đã có hiệu quả tích cực. Tuy nhiên cần
thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế hiện nay để có giải pháp đúng đắn và
kịp thời.
Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến đề nghị, Ban chỉ đạo liên ngành xử lý các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thống nhất các bộ, ngành chủ động bố
trí kinh phí thường xuyên cho công tác xử lý ô nhiễm; đề xuất các kế hoạch ODA
vào xử lý ô nhiễm môi trường... Đồng thời, các tỉnh, thành phố cần quan tâm đến
vấn đề xử lý triệt để ô nhiễm môi trường, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm.
Từ kinh nghiệm thực tiễn phát sinh ô nhiễm, các chuyên gia môi trường
cũng cho rằng, đối với việc xử lý nước thải sinh hoạt, chính quyền địa phương nên
vận động dân góp vốn, cùng với ngân sách địa phương để xây mới hệ thống cống
ngầm thoát nước. Từ hệ thống cống ngầm này, nước thải phải được đưa ra hệ
thống tiêu thoát nước lớn của vùng để hạn chế ô nhiễm tới mức thấp nhất cho
nguồn nước ngầm... Các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều, mức
độ gây ô nhiễm ngày một lớn và nguy hại tới sức khỏe của con người. Do vậy tất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


cả mọi người trên hành tinh xanh này đều phải có hành động vầ trách nhiệm của

chính bản thân chúng ta. Mỗi một quốc gia, mỗi một đất nước, chính quyền địa
phương, người dân cần hiểu roc vấn đề ô nhiễm, và thấy đượ vai trò của mỗi người
khi có sự đóng góp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thấy được những nguy cơ
từ ô nhiễm môi trường gây ra. Chúng ta đang xây dựng chương trình nông thôn
mới trong đó có có sự tham gia của phụ nữ trong công tác quản lý môi trường
nông thôn, từ đó ta thấy được vai trò sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi
trường nông thôn (Lê Thạc Cán, 2009).
2.1.3. Vai trò sự tham gia của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn
Sự tham gia của phụ nữ có vai trò gì trong công tác quản lý môi trường ?.
Đây là một câu hỏi mà các nhà quản lý về môi trường cần suy ngẫm để nâng cao
vai trò của phụ nữ trong QLMT. Vì những tính chất có sức mạnh nổi bật khi có
sự tham gia của phụ nữ là: tính đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau vì quyền lợi
chung (sức mạnh tập thể bao giờ cũng lớn hơn sức mạnh cá nhân, sự tuyên
truyền, vận động hiệu quả); sự sáng tạo và duy trì các kiến thức bản địa (đây là
một đặc trưng văn hoá phi vật thể, lan truyền và bổ sung từ thế hệ này qua thế hệ
khác, tạo ra sức sống của phụ nữ trong quá trình sản xuất và bảo vệ cuộc sống);
lòng tự hào về truyền thống của làng xóm, của quê hương gắn với tình yêu dân
tộc, yêu gia đình, chăm no đời sống gia đình đó cũng chính là cuội nguồn lớn
nhất của sức mạnh phụ nữ. Hiện nay công tác BVMT đang đứng trước thách thức
to lớn, khi mà nhu cầu về một môi trường sống trong lành và an toàn luôn mâu
thuẫn với nhu cầu hưởng thụ một đời sống vật chất sung túc. Nói cách khác, công
tác BVMT đang phải đối mặt với các mẫu thuẫn trong suy nghĩ, thái độ, hành vi
về môi trường giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội, giữa người này với
người khác và ngay cả trong bản thân một con người. Để quản lý môi trường có
hiệu quả, trước hết cần dựa vào các cộng đồng mà trong đó có sự tham gia của
phụ nữ trong công tác quản lý môi trường. Các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi
trường phải là thể thống nhất, hài hoà và có sự tham gia của tất cả các cá nhân
cũng như các tổ chức trong việc chăm sóc môi trường ở cơ sở để đáp ứng nhu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 13


×