Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

xác định giống và kỹ thuật thâm canh tăng năng suất lạc tại huyện khoái châu tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.01 MB, 145 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN
------------

 ----------

NGUYỄN THỊ LIỄU

XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ KỸ THUẬT THÂM CANH
TĂNG NĂNG SUẤT LẠC TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU
TỈNH HƯNG YÊN

Chuyênngành: Khoahọccâytrồng
Mãsố: 60620110

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ CHINH

HÀ NỘI, 2015


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN
------------

 ----------


NGUYỄN THỊ LIỄU

XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ KỸ THUẬT THÂM CANH
TĂNG NĂNG SUẤT LẠC TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU
TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản
thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, các cá
nhân, tập thể, gia đình và bè bạn .
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- TS. Nguyễn Thị Chinh - Người hướng dẫn khoa học, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
- Ban đào tạo sau đại học - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Các thầy giáo, cô giáo tham gia giảng dạy đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức
cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và thực hiện đề tài.
- Ban lãnh đạo Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Ban giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Đậu đỗ, Bộ môn Nghiên cứu lạc đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia và hoàn thành khoá học.
- Phòng Nông nghiệp, phòng thống kê huyện Khoái Châu, UBND và bà
con xã viên xã Thành Công đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình triển khai các thí nghiệm cũng như cung cấp tài liệu liên quan đến đề tài
luận văn này.
-Sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè, người thân và đồng nghiệp
đối với tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những
sự giúp đỡ quý báu trên.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Liễu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin được sử dụng trong luận văn đã được
chỉ rõ nguồn gốc trích dẫn.

Hà Nội, ngày 8 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Liễu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
Trang

Lời cảm ơn……………………………………………………………….

i

Lời cam đoan…………………………………………………………….. ii
Mục lục………………………………………………………………....... iii
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt…………………………………………... vii
Danh mục bảng…………………………………………………………... viii
Danh mục hình………………………………………………………....... xi
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………….. 1
2. Mục đích - yêu cầu……………………………………………………. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……………………………... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………….. 3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. Khái niệm về thâm canh………………………………………....... 4
1.2. Vai trò, vị trí của cây lạc…………………………………………... 5
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của lạc………………………………………… 5
1.2.2. Giá trị của cây lạc trong hệ thống cây trồng………………………

6

1.2.3. Đóng góp của cây lạc trong xuất khẩu và thu nhập ngoại tệ……… 7
1.3. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam.....................

8


1.3.1.Tình hình sản xuất lạc trên thế giới………………………………... 8
1.3.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam………………………………..

13

1.3.3. Thực trạng sản xuất lạc ở huyện Khoái Châu…………………….. 16
1.3.4. Những yếu tố hạn chế trong sản xuất lạc tại Khoái Châu..................... 18

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


1.4. Tình hình nghiên cứu lạc trên thế giới và ở Việt Nam………......

20

1.4.1. Một số kết quả nghiên cứu và tuyển chọn giống lạc……………… 20
1.4.1.1. Một số kết quả nghiên cứu và tuyển chọn giống lạc trên thế giới

20

1.4.1.2. Một số kết quả nghiên cứu và tuyển chọn giống lạc ở Việt Nam

22

1.4.2. Nghiên cứu về mật độ và khoảng cách gieo trồng……………....... 24
1.4.3. Nghiên cứu về sử dụng phân bón…………………………………. 26
1.4.4. Nghiên cứu xử lý hạt bằng hóa chất trước khi gieo………………. 29

1.5. Nhận xét rút ra từ tổng quan tài liệu……………………………... 30
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu………………………………………………..... 32
2.2. Nội dung nghiên cứu………………………………………………... 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………..... 33
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi………………………………………………... 37
2.5. Phương pháp xử lý số liệu…………………………………………... 40
41

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả so sánh một số dòng/giống lạc triển vọng trong điều
kiện thâm canh tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên……………... 41
3.1.1. Một số đặc điểm hình thái của các dòng/giống lạc trong thí
nghiệm........................................................................................................ 42
3.1.2. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của các dòng/giống lạc trong
thí nghiệm………………………………………………………............... 43
3.1.3. Một số đặc điểm nông học của các dòng/giống lạc trong thí nghiệm....... 45
3.1.4. Phản ứng với bệnh hại lá của các dòng/giống lạc trong TN ……...

47

3.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng/giống lạc trong TN…… 49
3.1.6. Tỷ lệ nhân và năng suất của các dòng/giống lạc trong thí nghiệm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

51


Page iv


3.1.7. Hệ số biến động năng suất của các dòng/giống lạc trong TN.......... 54
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân
bón NPK (1:3:2) đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất
của giống lạc L26 vụ xuân năm 2015 tại huyện Khoái Châu………..

56

3.2.1. Tính chất hóa học của đất tại điểm nghiên cứu................................ 58
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân NPK (1:3:2) đến tỷ lệ
mọc và thời gian sinh trưởng phát triển của giống lạc L26 trong vụ xuân
năm 2015 tại Khoái Châu………………………………………………... 59
3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón NPK (1:3:2) đến đặc
điểm nông học của giống lạc L26 trong vụ xuân năm 2015 tại Khoái
Châu.................................................................................................................. 61
3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón NPK (1:3:2) đến khả
năng hình thành nốt sần trên giống lạc L26 vụ xuân năm 2015 tại Khoái
Châu ..................................................................................................................... 63
3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón NPK (1:3:2) đến chỉ số diện
tích lá (LAI) của giống lạc L26 vụ xuân năm 2015 tại Khoái Châu......... 65
3.2.6. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón NPK (1:3:2) đến khả năng tích
luỹ chất khô của giống lạc L26 trong vụ xuân năm 2015 tại Khoái Châu........ 67
3.2.7. Phản ứng với một số bệnh hại của giống lạc L26 ở các mật độ và
phân bón NPK (1:3:2) trong vụ xuân năm 2015 tại Khoái Châu............... 69
3.2.8: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón NPK (1:3:2) đến các yếu tố
cấu thành năng suất của giống lạc L26 vụ xuân 2015 tại Khoái Châu......

71


3.2.9. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón NPK (1:3:2) đến tỷ lệ nhân
và năng suất của giống lạc L26 vụ xuân năm 2015 tại Khoái Châu.......... 72
3.2.10: Hiệu quả kinh tế ở các mật độ và phân bón NPK (1:3:2) trên
giống lạc L26 trong vụ xuân năm 2015 tại Khoái Châu............................ 74

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc xử lý hạt
đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống L26 trong vụ
xuân năm 2015 tại Khoái Châu…………………………………..........

76

3.3.1. Ảnh hưởng của xử lý hạt đến tỷ lệ mọc và thời gian sinh trưởng
của giống lạc L26 trong vụ xuân năm 2015 tại Khoái Châu...................... 76
3.3.2. Ảnh hưởng của xử lý hạt đến đặc điểm nông học của giống lạc
L26 trong vụ xuân năm 2015 tại Khoái Châu............................................ 77
3.3.3. Ảnh hưởng của xử lý hạt đến mức độ gây hại của một số loại
bệnh trên giống lạc L26 trong vụ xuân năm 2015 tại Khoái Châu..........

79

3.3.4. Ảnh hưởng của thuốc xử lý hạt đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống lạc L26 trong vụ xuân năm 2015 tại Khoái Châu............................. 80
3.3.5. Ảnh hưởng của thuốc xử lý hạt đến tỷ lệ nhân và năng suất của
giống lạc L26 trong vụ xuân năm 2015 tại Khoái Châu............................ 81

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

83

Kết luận………………………………………………………………….. 83
Đề nghị…………………………………………………………………..

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….................. 85
PHỤ LỤC……………………………………………………………....... 94

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Cụm từ

CT

Công thức

CV%

Độ biến động của thí nghiệm


ICRISAT

Viện nghiên cứu cây trồng cho vùng bán khô hạn Quốc tế

KL

Khối lượng

KLCK

Khối lượng chất khô

LAI

Chỉ số diện tích lá

LSD

Sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất

NSTB

Năng suất trung bình

NSTT

Năng suất thực thu

NXB


Nhà xuất bản

NXBNN

Nhà xuất bản nông nghiệp

TB

Trung bình

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

TLN

Tỷ lệ nhân

VKHNNVN

Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC BẢNG
TT
Bảng


Tên bảng

Trang

1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới từ năm 2004 –
2013................................................................................................

9

1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của cả nước và Hưng Yên
từ năm 2004 – 2013........................................................................

13

1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của huyện Khoái Châu.......

17

1.4. Diện tích gieo trồng lạc trong vụ xuân và vụ thu đông của huyện
Khoái Châu từ năm 2006 - 2014....................................................

18

2.1. Danh sách các dòng/giống lạc tham gia thí nghiệm.......................

32

3.1. Đặc điểm hình thái của các dòng/giống lạc trong thí nghiệm........


42

3.2. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của các dòng/giống lạc ở
vụ xuân và vụ thu đông tại Khoái Châu.........................................

44

3.3. Một số đặc điểm nông học của các dòng/giống lạc ở vụ xuân và
vụ thu đông tại Khoái Châu...........................................................

46

3.4. Phản ứng với bệnh hại lá của các dòng/giống lạc ở vụ xuân và
vụ thu đông tại Khoái Châu...........................................................

48

3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng/giống lạc ở vụ
xuân và vụ thu đông tại Khoái Châu..............................................

50

3.6. Tỷ lệ nhân và năng suất của các dòng/giống lạc ở vụ xuân và vụ
thu đông tại Khoái Châu................................................................

52

3.7. Độ ổn định năng suất của các dòng/giống lạc trong 2 vụ xuân
năm 2014 và năm 2015 tại Khoái Châu.........................................


55

3.8. Tính chất hóa học của đất tại điểm nghiên cứu..............................

59

3.9. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón NPK (1:3:2) đến tỷ lệ mọc

60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


và thời gian sinh trưởng phát triển của giống lạc L26 trong vụ
xuân năm 2015 tại Khoái Châu......................................................
3.10. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón NPK (1:3:2) đến đặc điểm
nông học của giống lạc L26 trong vụ xuân 2015 tại Khoái Châu

62

3.11. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón NPK (1:3:2) đến đến khả năng
hình thành nốt sần của giống lạc L26 trong vụ xuân năm 2015 tại
Khoái Châu................................... .................................................

64

3.12. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón NPK (1:3:2) đến chỉ số diện
tích lá (LAI) của giống lạc L26 trong vụ xuân năm 2015 tại Khoái

Châu................................................................................................

66

3.13. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón NPK (1:3:2) đến khả năng
tích luỹ chất khô của giống lạc L26 trong vụ xuân năm 2015 tại
Khoái Châu..................................................................................

68

3.14. Phản ứng với một số bệnh hại trên giống lạc L26 ở các mật độ
và phân bón NPK (1:3:2) trong vụ xuân năm 2015 tại Khoái
Châu...............................................................................................

70

3.15. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón NPK (1:3:2) đến các yếu tố
cấu thành năng suất của giống lạc L26 trong vụ xuân năm 2015
tại Khoái Châu................................................................................

71

3.16. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón NPK (tỷ lệ 1:3:2)
đến tỷ lệ nhân và năng suất của giống lạc L26 trong vụ xuân
năm 2015 tại Khoái Châu...............................................................

73

3.17. Hiệu quả kinh tế ở các mật độ và phân bón NPK (1:3:2) trên
giống lạc L26 trong vụ xuân năm 2015 tại Khoái Châu................


75

3.18. Ảnh hưởng của xử lý hạt đến tỷ lệ mọc và thời gian sinh trưởng của
giống lạc L26 trong vụ xuân năm 2015 tại Khoái Châu....................... 77

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


3.19. Ảnh hưởng của xử lý hạt đến đặc điểm nông học của giống lạc
L26 trong vụ xuân năm 2015 tại Khoái Châu..............................

78

3.20. Ảnh hưởng của xử lý hạt đến mức độ gây hại của nấm trên giống
lạc L26 trong vụ xuân năm 2015 tại Khoái Châu..........................

79

3.21. Ảnh hưởng thuốc xử lý hạt đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống lạc L26 trong vụ xuân năm 2015...................................

81

3.22. Ảnh hưởng thuốc xử lý hạt đến tỷ lệ nhân và năng suất của
giống lạc L26 trong vụ xuân năm 2015……………………….....

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


82

Page x


DANH MỤC HÌNH
TT
hình

Tên hình

Trang

1.1. Diện tích và sản lượng lạc của các châu lục trên thế giới trung
bình trong 10 năm (từ năm 2004 - 2013)...................................

10

1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước đứng
đầu thế giới trung bình 5 năm (từ năm 2009 – 2013)...............

10

3.1. Năng suất hạt của các dòng/giống lạc trong vụ xuân (2014,
54

2015) và vụ thu đông 2014 tại Khoái Châu...............................
3.3. Biểu diễn tính ổn định năng suất của các dòng/giống lạc trong
2 vụ xuân năm 2014 và năm 2015.............................................


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

56

Page xi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy
dầu có giá trị kinh tế cao. Cây lạc chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh
tế thế giới vì hạt lạc được sử dụng rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu
cho công nghiệp.
Ngày nay, trên thế giới nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng,
điều đó đã và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất lạc với
quy mô ngày càng mở rộng. Theo thống kê của FAO (2013) diện tích toàn thế
giới là 25,45 triệu ha, trong đó, Ấn Độ là nước có diện tích trồng lớn nhất
(5,25 triệu ha chiếm 20,6%), tiếp theo là Trung Quốc (4,68 triệu ha chiếm
18,40%) và Việt Nam (0,22 triệu ha chiếm 0,85%). Sản lượng lạc thế giới đạt
45,23 triệu tấn, trong đó đứng đầu là Trung Quốc với 16,92 triệu tấn chiếm
37,41%, tiếp theo là Ấn Độ với 9,47 triệu tấn chiếm 20,94% và Việt Nam
0,49 triệu tấn chiếm 1,1% .
Ở Việt Nam, trong 10 năm (2004 - 2013) năng suất, sản lượng lạc đã tăng
lên một cách đáng kể, mặc dù diện tích không thay đổi nhiều thậm chí còn giảm.
Năm 2004, diện tích là 258,7 nghìn ha và đến năm 2013 là 216,3 nghìn ha (giảm
0,84%), trong khi đó năng suất tăng từ 1,67 tấn/ha lên 2,28 tấn/ha (tăng 36,5%)
và sản lượng đạt 451,1 nghìn tấn lên 491,8 nghìn tấn (tăng 1,1%). Song trên thực
tế nếu đem so với một số nước trên thế giới thì năng suất lạc của nước ta còn
thấp, đặc biệt so với một số nước như: Trung Quốc (3,61 tấn/ha), Mỹ (4,49

tấn/ha), Argentina (2,54 tấn/ha)... (FAO, 2013) . Nguyên nhân hạn chế chủ yếu
là do bộ giống chưa đa dạng về chủng loại, chưa thích nghi với điều kiện ngoại
cảnh của các vùng sinh thái khác nhau, năng suất chưa thực sự đột phá, chất
lượng phần lớn các giống chưa cao, các quy trình sản xuất chưa đồng bộ và tiên
tiến, giống có tiềm năng năng suất cao cho vùng thâm canh còn hạn chế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Khoái Châu nằm ở vùng phía Bắc của tỉnh Hưng Yên là một trong
những huyện trọng điểm về phát triển nông nghiệp với tổng diện tích đất tự
nhiên là 13.091,55 ha, trong đó đất nông nghiệp có 8.537,51 ha (chiếm 65,21%
tổng diện tích đất tự nhiên, là huyện có diện tích trồng lạc nhiều nhất tỉnh (471
ha), chiếm 52,3% diện tích toàn tỉnh, năng suất lạc của tỉnh đạt 3,22 tấn/ha
(Cục thống kê Hưng Yên, 2013). Tuy nhiên, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về
thâm canh tăng năng suất lạc cũng như các giống lạc mới còn chưa được người
dân quan tâm nhiều, vì thế năng suất lạc bình quân của tỉnh vẫn còn thấp so với
một số tỉnh như Nam Định (3,97 tấn/ha), Tây Ninh (4,39 tấn/ha), Trà Vinh
(5,04 tấn/ha)...(Tổng cục thống kê Việt Nam, 2013). Nhằm mở rộng diện tích
và nâng cao năng suất lạc tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, góp phần vào
việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững tại
địa phương, chúng tôi tiến hành đề tài: “Xác định giống và kỹ thuật thâm
canh tăng năng suất lạc tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên“
2. Mục đích - yêu cầu
2.1. Mục đích
Xác định 1 - 2 giống lạc có năng suất cao và biện pháp kỹ thuật thích
hợp cho cây lạc nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tại huyện Khoái Châu, tỉnh
Hưng Yên.

2.2. Yêu cầu
- Xác định giống lạc có năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái
của địa phương để đưa vào cơ cấu giống của huyện.
- Xác định một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc thích hợp với điều
kiện của địa phương như: mật độ và liều lượng phân bón NPK (tỷ lệ 1:3:2); xử
lý hạt giống trước khi gieo trồng bằng hóa chất để phòng trừ bệnh chết cây con.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những dẫn liệu và thông tin
khoa học về giống, mật độ, liều lượng phân bón NPK (tỷ lệ 1:3:2) và biện
pháp xử lý hạt giống thích hợp đối với lạc trong điều kiện thâm canh tại
huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học
góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh lạc có năng suất cao tại huyện Khoái
Châu, tỉnh Hưng Yên.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Bổ sung một số giống lạc có năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh
thái tại địa phương vào cơ cấu giống của huyện nhằm nâng cao năng suất lạc.
- Giới thiệu cho sản xuất một số biện pháp kỹ thuật như: mật độ và liều
lượng phân bón NPK (1:3:2), biện pháp xử lý hạt thích hợp có hiệu quả nhất
nhằm đưa năng suất lạc trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên tăng
cao hơn nữa, xứng với tiềm năng của giống mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các dòng/giống lạc do Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ cung cấp.

- Các biện pháp kỹ thuật áp dụng: Mật độ và phân bón NPK, thuốc xử lý hạt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: vụ xuân và thu đông năm 2014, vụ xuân năm 2015
- Địa điểm: huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
- Các chỉ tiêu theo dõi tập trung vào các đặc tính sinh trưởng, phát triển,
khả năng kháng bệnh và năng suất kinh tế của các dòng/giống lạc triển vọng
trong thí nghiệm so sánh.
- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất, mức độ nhiễm
sâu bệnh hại và hiệu quả của từng biện pháp kỹ thuật áp dụng trong nghiên
cứu về các biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về thâm canh
Thâm canh nói theo Hán tự có nghĩa là cày sâu- phương pháp đầu tiên
con người giúp năng suất hoa màu tăng lên. Sau này con người ngoài cày sâu
cho xốp đất, đã biết dùng phân bón, thuốc trừ sâu, lai tạo giống. Nói chung
thâm canh là phương pháp cải thiện canh tác sao cho đất có hiệu suất cao.
Thâm canh tức là cách đầu tư thêm về lượng phân bón và phương pháp
bón phân, khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp để tăng năng suất trên một diện
tích trồng trọt. Như vậy thâm canh là cách sản xuất làm tăng sản lượng nông
nghiệp mà không cần tăng diện tích đất sử dụng ().
Bản chất của thâm canh nông nghiệp là quá trình đầu tư thêm tư liệu
sản xuất và sức lao động trên đơn vị diện tích, hoàn thiện không ngừng các
biện pháp kỹ thuật, tổ chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục đích

nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, nhằm thu được nhiều sản phẩm
trên một đơn vị diện tích, với chi phí thấp trên đơn vị sản phẩm.
Thâm canh là con đường cơ bản để phát triển nông nghiệp. Đất đai
trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế.
Đất là thành phần quan trọng của môi trường sống, đất đai không chỉ là môi
trường sống mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất
cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai. Quỹ đất đai dùng cho
sản xuất nông nghiệp là có hạn. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của con người về sản phẩm nông nghiệp do dân số tăng và để phát triển nông
nghiệp theo hướng bền vững thì biện pháp duy nhất đó là thâm canh. Nông
dân hiểu được tác dụng của việc thâm canh cây trồng, từ đó giúp họ có những
biện pháp thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, tiếp cận với phương thức sản
xuất mới tiến bộ hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


1.2. Vai trò, vị trí của cây lạc
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của lạc
Lạc là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong hạt lạc chứa
40 - 60% lipit; 24 - 26% protein; 9 - 12% gluxit; 2 - 4,5% xenlulo; 1,8 - 4,6%
tro; 6,0 - 22,0% hyđrat cacbon và nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B6, PP,
E…và dầu lạc được xếp vào loại dầu ăn dễ tiêu (Nguyễn Thị Dần, Thái Phiên
và cộng sự., 1991), (Đoàn Thị Thanh Nhàn và CS., 1996).
Kết quả phân tích của tác giả Lê Doãn Diên (1993) thấy rằng: Vỏ quả
chứa: 4,8-7,2% protein; 1,2-2,8% lipit; 10,6-21,2% gluxit tổng số; 0,7% tinh
bột; 65,7-79,3% xơ thô; 1,9-4,6% chất khoáng. Vỏ hạt: 11,0-13,4% protein;
0,5-1,9% lipit; 48,3-52,2% gluxit tổng số; 21,4-34,4% xơ thô; 2,1% chất

khoáng. Phôi: 26,5-27,8% protein; 39,4-43,0% lipit; 1,6-1,8% xơ thô; 2,93,2% chất khoáng. Lá mầm: 16,6% protein; 43,2% lipit; 31,2% gluxit; 6,3%
chất khoáng.
Tác giả Trần Mỹ Lý (1990) phân tích một số hạt có dầu cho thấy: Hạt
đậu tương có 12-21% chất béo, 32-51% protein; lạc nhân có 40-50% chất béo,
24-27% protein; vừng có 50-55% chất béo, 17-20% protein,... Như vậy lạc có
tỷ lệ dầu cao gần tương đương với vừng nhưng cao hơn hẳn đậu tương và có
tỷ lệ protein cao hơn so với vừng.
Do hạt lạc giàu lipit, protein, vitamin và các khoáng chất nên hạt lạc từ
lâu đã được con người sử dụng như một nguồn thực phẩm quan trọng: sử
dụng trực tiếp (lạc rang, nấu canh, kẹo lạc,...). Gần đây, sự phát triển của
ngành công nghiệp thực phẩm đã chế biến nhiều sản phẩm từ lạc như: dầu lạc,
bơ lạc, phomat lạc, sữa lạc để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người ở
nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển (Đoàn Thị Thanh
Nhàn và CS., 1996).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Khô dầu lạc là nguồn thức ăn giàu protein dùng cho chăn nuôi, trong
khẩu phần thức ăn gia súc khô dầu lạc có thể chiếm tới 25 - 30%. Vỏ quả lạc
chiếm khoảng 25 - 35% khối lượng quả, được nghiền thành cám có thành
phần dinh dưỡng tương đương cám gạo dùng làm thức ăn chăn nuôi công
nghiệp rất tốt (Lê Song Dự và Nguyễn Thế Côn, 1979).
1.2.2. Giá trị của cây lạc trong hệ thống cây trồng
Giá trị kinh tế của cây lạc không chỉ đối với đời sống con người, với
công nghiệp ép dầu, công nghiệp thực phẩm và chăn nuôi, cây lạc còn có một
giá trị vô cùng quan trọng khác về mặt sinh học, đó là khả năng cộng sinh với
loài vi khuẩn Rhirobium virgna của bộ rễ, để cố định nitơ khí quyển tổng hợp

thành đạm cung cấp cho cây. Nhờ có khả năng này cùng với khối lượng sinh
khối của cây cao nên sau khi thu hoạch, cây lạc đã trả lại cho đất một lượng
phân hữu cơ rất lớn (Nguyễn Mạnh Hùng và Nguyễn Mạnh Cường, 2008).
Kết quả nghiên cứu của William J.H. (1979) cho thấy cây lạc có khả
năng cố định đạm sinh học rất tốt, trong điều kiện thuận lợi có thể cố định
được lượng đạm tương đối lớn từ 200-260 kg N/ha. Chính vì vậy, lạc là đối
tượng cây trồng được sử dụng nhiều trong các công thức luân canh của hệ
thống cây trồng. Thân lá, rễ lạc được chôn vùi sau thu hoạch là biện pháp làm
giàu dinh dưỡng hiệu quả cho đất .
Kết quả nghiên cứu của Wright G. C., Hammer G. L. (1994) cho thấy
lượng đạm cố định của lạc có thể đạt 70 - 100 kg N/ha/vụ trồng, thường thì
sau mỗi vụ trồng, cây lạc để lại trong đất khoảng 40 - 60 kg N/ha. Do vậy đất
trồng lạc sau khi thu hoạch xong thì thành phần lý, hoá tính được cải thiện rõ
rệt nhờ lượng đạm tăng lên, khu hệ vi sinh vật hảo khí được tăng cường rất có
lợi cho các cây trồng sau, nhất là đối với các loại cây trồng có nhu cầu cao về
đạm dễ tiêu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Kết quả nghiên cứu cơ cấu cây trồng tại Trung Quốc, đặc biệt là việc
thử nghiệm công thức luân canh các cây trồng cạn với lúa đã rút ra những kết
luận có ý nghĩa khoa học và thực tiễn là: Khi đưa các cây họ đậu vào luân
canh với lúa, giúp cho cải thiện tính chất lý, hoá của đất một cách rõ rệt, làm
thay đổi pH của đất, tăng hàm lượng chất hữu cơ, cải tạo thành phần cơ giới,
tăng lượng lân, kali dễ tiêu trong đất (Fu Hsiung Lin, 1990).
So sánh hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh trên các chân đất
khác nhau ở một số vùng chuyên canh lạc vùng đồng bằng Bắc Bộ tác giả Lê

Văn Diễn và CS., 1991) đã chỉ ra rằng ở tất cả các công thức luân canh có lạc
xuân đều cho tổng thu nhập, lãi thuần và hiệu quả cao hơn so với các công
thức luân canh khác trên cùng một loại đất. Đồng thời khi đem so sánh hiệu
quả kinh tế của một số cây trồng chính ở vụ xuân như: lúa, lạc, đậu tương,
ngô, các tác giả cũng ghi nhận là việc trồng lạc trong vụ xuân cho thu nhập
thuần cao hơn so với trồng các cây trồng khác.
1.2.3. Đóng góp của cây lạc trong xuất khẩu và thu nhập ngoại tệ
Hiện nay, trên thị trường thế giới mỗi năm có khoảng 1,2 triệu tấn lạc
nhân được giao dịch. EU hiện là thị trường nhập khẩu lạc lớn nhất thế giới,
chiếm hơn 60% tổng lượng nhập khẩu của toàn cầu, với khoảng 460 nghìn tấn
mỗi năm, tiếp đến là Nhật Bản với khoảng 130 ngàn tấn, Canada 120 ngàn
tấn, Hàn Quốc khoảng 30 ngàn tấn (http//www.rauhoaquavn.com).
Theo Fletcher et al. (1992) trên thế giới nhu cầu về xuất, nhập khẩu lạc
ngày càng tăng. Trong thập niên 70 và 80 khối lượng xuất khẩu lạc trên thế
giới chỉ đạt 1,11 - 1,16 triệu tấn/năm, thì đến năm 1997/1998 tăng lên 1,39
triệu tấn và ở mức cao vào năm 2001/2002 đạt 1,58 triệu tấn. Trong đó châu
Mỹ và châu Á là 2 khu vực xuất khẩu lạc nhiều nhất, chiếm trên 70% khối
lượng lạc xuất khẩu của thế giới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Đối với Việt Nam, lạc là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu
quan trọng được xếp vào 10 mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu của cả nước sau dầu
thô, dệt may, gạo, hải sản, cà phê, cao su, thủ công mỹ nghệ, đồ da và than.
Trong số các cây trồng hàng năm xuất khẩu thì lạc là cây trồng có khối lượng
xuất khẩu đứng thứ 2 sau lúa (Cao Đức Phát, 1998).
Những năm (2001-2005) trung bình kim ngạch xuất khẩu lạc của Việt

Nam đạt trên 50 triệu đôla Mỹ và lạc được xếp vào một trong các mặt hàng
xuất khẩu tiêu biểu của cả nước sau cà phê, cao su và điều.
Trong những năm gần đây, xuất khẩu lạc của nước ta có xu hướng tăng
dần. Năm 2011 sản lượng xuất khẩu 4.553 nghìn tấn, năm 2012 tăng 882 tấn,
sang năm 2013 tiếp tục tăng so với năm 2012 là 981 tấn đến năm 2014 sản
lượng xuất khẩu đạt 7.000 nghìn tấn (http//www.tongcucthongke.org.vn).
Từ những giá trị kinh tế mà cây lạc đem lại có thể khẳng định rằng vai
trò của cây lạc rất quan trọng đối với nền kinh tế nông nghiệp ở nước ta.
1.3. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1.Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Cây lạc đứng hàng thứ hai sau đậu tương trong số các cây trồng lấy dầu
thực vật, cả về diện tích và sản lượng và được trồng rộng rãi ở hơn 100 nước
trên thế giới, từ 400 Bắc đến 400 Nam (Nigam S. N. et al., 1991).
Những năm 70 diện tích lạc trên thế giới trung bình hàng năm là 17,9
triệu ha, sang những năm thập kỷ 90 là 20,6 triệu ha. Từ năm 2004 - 2009 diện
tích trung bình 23,35 triệu ha và giảm mạnh năm 2006 chỉ có 21,5 triệu ha. Đến
năm 2010 - 2013 diện tích có xu hướng tăng dần trung bình đạt 25,06 triệu ha.
Năm 2013 diện tích gieo trồng lạc tăng đạt 25,45 triệu ha, năng suất trung bình
1,78 tấn/ha và sản lượng đạt 45,23 triệu tấn. So với năm 2004, diện tích tăng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


1,75 triệu ha (tăng 7,4 %), năng suất tăng 0,24 tấn/ha (tăng 15,5%) và sản
lượng cũng tăng 8,78 triệu tấn (tăng 24,1%) (USDA, 2004 – 2013), bảng 1.1.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới
từ năm 2004 - 2013
Diện tích


Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2004

23,70

1,54

36,45

2005

24,04

1,60

38,52

2006

21,53


1,55

33,35

2007

22,66

1,64

37,13

2008

24,22

1,59

38,50

2009

23,97

1,55

37,15

2010


25,48

1,68

42,73

2011

24,74

1,64

40,57

2012

24,59

1,65

40,48

2013

25,45

1,78

45,23


Năm

Nguồn: FAOSTAT – USDA

Theo thống kê của Faostat database (2013), USDA (2004 - 2013) và
hình 1.1 cho thấy: Trung bình trong vòng 10 năm (2004 - 2013) châu Á có
diện tích và sản lượng lạc đứng hàng đầu thế giới, diện tích là 12,25 triệu ha,
sản lượng đạt 25,54 triệu tấn, sau đó đến châu Phi diện tích là 10,68 triệu ha,
sản lượng đạt 10,17 triệu tấn, tiếp đến là châu Mỹ và châu Âu có diện tích và
sản lượng ít nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Hình 1.1. Diện tích và sản lượng lạc của các châu lục trên thế giới trung
bình trong 10 năm (từ năm 2004 - 2013)
Cũng theo USDA (2004 - 2013), Faostat database (2013) và hình 1.2
cho thấy: các nước có sản lượng lạc lớn nhất trong 5 năm từ năm 2009 - 2013
là: Ấn Độ, Trung Quốc, Nigeria, Mỹ, Argentina và Việt Nam.

Hình 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước đứng
đầu thế giới trung bình 5 năm (từ năm 2009 – 2013)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10



Ấn Độ có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới, song năng suất lạc rất
thấp, thấp hơn năng suất trung bình của thế giới. Diện tích trồng lạc của Ấn
Độ ở những năm 80 là 7,27 triệu ha, năng suất đạt 0,84 tấn/ha; những năm 90
diện tích đạt 7,84 triệu ha, năng suất 0,94 tấn/ha. Theo thống kê của USDA từ
năm 2009 - 2013 diện tích lạc trung bình hàng năm của Ấn Độ là 5,33 triệu ha
(chiếm 20,9% diện tích lạc thế giới), năng suất trung bình tăng lên đạt 1,3
tấn/ha. Mặc dù Ấn Độ rất quan tâm đến công tác nghiên cứu và thử nghiệm
các tiến bộ kỹ thuật trồng lạc trên đồng ruộng của nông dân, nhưng năng suất
lạc của Ấn Độ rất thấp, thấp hơn năng suất trung bình của thế giới do lạc ở
đây chủ yếu được trồng ở những vùng khô hạn và bán khô hạn. Kinh nghiệm
của Ấn Độ cho thấy nếu áp dụng giống mới kết hợp với kỹ thuật canh tác tiến
bộ đã làm tăng năng suất lạc từ 50-63% trên các ruộng trình diễn của nông
dân. Trên diện tích hẹp ở Ấn Độ năng suất lạc đã đạt 7,0 tấn/ha.
Trung Quốc là nước đứng thứ 2 sau Ấn Độ về diện tích trồng lạc nhưng
sản lượng lạc đạt cao nhất thế giới. Vào những năm thập kỷ 60, diện tích lạc
của Trung Quốc là 1,92 triệu ha và năng suất là 1,14 tấn/ha, thập kỷ 70 diện
tích là 2,09 triệu ha, năng suất là 1,2 tấn/ha. Những năm 80 diện tích là 2,65
triệu ha tăng so với những năm 70 là 0,55 triệu ha, năng suất lạc trung bình là
1,76 tấn/ha (Ishag H.M., 1970), (Faostat database, 2010), (FAO Regional
Office for Asia and the Pacific, 2004). Từ năm 2009 - 2013 diện tích trồng lạc
đứng sau Ấn Độ đạt 4,59 triệu ha, chiếm 17,6% tổng diện tích trồng lạc của
thế giới nhưng sản lượng lạc lại đứng hàng đầu thế giới (16,07 triệu tấn),
chiếm 35,5% tổng sản lượng toàn thế giới và năng suất lạc đạt cao 3,49 tấn/ha
gấp 2 lần năng suất lạc bình quân của thế giới. Có được những kết quả to lớn
này là do Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến công tác nghiên cứu và chuyển
giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nhiều năm qua.
Nigieria là nước có diện tích và sản lượng lạc đứng vị trí thứ ba trên thế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 11


giới. Những năm thập kỷ 80 diện tích đạt 0,61 triệu ha. Trong năm năm (2000
- 2004) diện tích và năng suất lạc đều tăng so với những năm 80, 90 và giữ ổn
định. Năm 2002/2003 diện tích ổn định là 1,23 triệu ha, năng suất là 1,23
tấn/ha, sản lượng mỗi năm là 1,510 triệu tấn (USDA - Agricultural statics,
2000-2006). Năm 2009 - 2013 diện tích tăng lên trung bình 3,16 triệu ha,
năng suất đạt 1,26 tấn/ha và sản lượng đạt 2,51 triệu tấn.
Nước Mỹ có diện tích, sản lượng lạc khá ổn định trong 3 thập kỷ qua
và đứng thứ tư thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Nigieria nhưng năng suất
lạc đạt cao nhất thế giới. Diện tích trồng lạc trung bình của Mỹ ở thập kỷ 70
là 0,60 triệu ha, năng suất lạc quả đạt 2,65 tấn/ha. Đến năm 2000 - 2004 diện
tích trồng lạc trung bình hàng năm của Mỹ là 0,58 triệu ha, năng suất đạt 3,17
tấn/ha, cao hơn năng suất trung bình những năm 90 là 13,6%. Năm 2009 2013 diện tích trồng tăng đạt 2,03 triệu ha, năng suất trung bình đạt cao 4,11
tấn/ha, sản lượng đạt 0,49 triệu tấn (USDA - Agricultural statics, 2004-2013),
(Faostat database, 2013).
Argentina cũng là một nước thành công trong nghiên cứu và ứng dụng
các kỹ thuật tiến bộ để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất lạc. Năm
1991, năng suất lạc bình quân của Argentina đạt 2,0 tấn/ha, gấp 2 lần so với
năm 1980. Mấy năm gần đây, nhờ có các giống mới chất lượng cao được gieo
trồng trên 70% diện tích lạc cả nước, đã đưa Argentina trở thành nước xuất
khẩu lạc vỏ chiếm 27% tỉ phần, thuộc vào nhóm hàng đầu trên thế giới, mặc
dù diện tích trồng lạc chỉ có 0,18 triệu ha/năm. Từ năm 2009 - 2013 diện tích
trồng lạc trung bình tại nước này tăng lên 0,29 triệu ha, năng suất đạt 2,51
tấn/ha và sản lượng 0.73 triệu tấn (USDA - Agricultural statics, 2004 - 2013),
(Faostat database, 2013).
Ngoài các nước trên, cây lạc còn được trồng ở nhiều nước khác trên thế
giới như: Indonesia, Hàn Quốc, Senegan, Nigeria, Braxin, Isaren, Việt Nam…


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


×