Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

nghiên cứu khả năng kết hợp của một số dòng triển vọng phục vụ công tác chọn, tạo giống ngô lai chín sớm cho vùng tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.26 MB, 107 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN

VIỆN KHNN VIỆT NAM

LƯƠNG THÁI HÀ

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA MỘT SỐ DÒNG
TRIỂN VỌNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỌN, TẠO GIỐNG
NGÔ LAI CHÍN SỚM CHO VÙNG TÂY NGUYÊN

Chuyên ngành: Di truyền và Chọn giống Cây trồng
Mã số: 60.62.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Xuân Thắng

HÀThạc
NỘI,
2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn
sỹ Khoa
học Nông nghiệp

Page 1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự
chỉ dẫn của thầy hướng dẫn và sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Các số liệu và kết


quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, các thông tin trích dẫn
đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu đã công bố trong luận
văn.
Tác giả

Lương Thái Hà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi luôn nhận được sự ủng hộ và giúp
đỡ của các cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Nguyễn Xuân
Thắng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu
Ngô, tập thể cán bộ Bộ môn Công nghệ Sinh học và Bộ môn Công nghệ Hạt
giống đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ Ban Đào tạo
Sau đại học, Ban lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều
kiện thuận lợi và quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Nhân dịp này tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn
động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận
văn.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả

Lương Thái Hà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ
TÀI ................................................................................................................ 5
1.1. Vai trò của cây ngô trong nền kinh tế .................................................. 5
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên Thế giới và Việt Nam .............................. 6
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới .............................................. 6
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam .............................................. 8
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô vùng Tây Nguyên................................... 12
1.3. Vai trò của giống chín sớm trong nông nghiệp .................................. 15

1.4. Nghiên cứu về ưu thế lai ở ngô .......................................................... 17
1.4.1. Khái niệm ưu thế lai.................................................................... 17
1.4.2. Một số kết quả nghiên cứu về ưu thế lai tính chín sớm và năng suất
hạt ........................................................................................................ 19
1.5. Chỉ số đánh giá thời gian sinh trưởng ngô ......................................... 22
1.6. Khả năng kết hợp và đánh giá khả năng kết hợp bằng phương pháp lai
đỉnh của các dòng ..................................................................................... 25
1.6.1. Khả năng kết hợp của các dòng................................................... 25
1.6.2. Đánh giá khả năng kết hợp bằng phương pháp lai đỉnh của các
dòng ..................................................................................................... 26
CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU............................................................................................................. 28
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


2.1. Vật liệu nghiên cứu............................................................................ 28
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 29
2.3.1. Phương pháp đánh giá ngoài đồng ruộng .................................... 29
2.3.2. Đánh giá, khảo sát các tổ hợp lai................................................. 31
2.3.3. Phương pháp xác định và đánh giá ưu thế lai .............................. 31
2.3.4. Phương pháp xác định khả năng kết hợp ..................................... 31
2.3.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ........................................ 32
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................... 32
2.4.1. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 32
2.4.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................... 32
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 33
3.1. Kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học của các dòng ngô nghiên cứu

vụ Xuân 2014 tại Viện Nghiên cứu Ngô ................................................... 33
3.1.1. Thời gian sinh trưởng của các dòng ngô ..................................... 33
3.1.2. Đặc điểm hình thái của các dòng ngô .......................................... 35
3.1.3. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng ngô ......... 37
3.1.4. Khả năng chống chịu của các dòng ngô ...................................... 39
3.2. Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng ngô bằng phương pháp lai
đỉnh .......................................................................................................... 41
3.3. Khảo sát đánh giá các tổ hợp lai vụ Thu Đông 2014 .......................... 45
3.3.1. Kết quả khảo sát đánh giá các tổ hợp lai đỉnh vụ Thu Đông 2014
tại Viện Ngô ......................................................................................... 46
3.3.2. Ưu thế lai về tính chín sớm và năng suất của các tổ hợp lai vụ Thu
Đông 2014 ............................................................................................ 58
3.3.3. Kết quả khảo sát đánh giá một số tổ hợp lai đỉnh vụ Thu Đông
2014 tại Đắk lắk – Tây Nguyên ............................................................ 63
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 74
1. Kết luận ................................................................................................ 74
2. Đề nghị ................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76
PHỤ LỤC .................................................................................................... 83

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v



DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
CIMMYT

Giải thích
Centro Internacional de Mejoramiento de Maiz y Trigo - Trung
tâm cải lương giống ngô và lúa mì quốc tế

CV

Coefficient of Variation - Hệ số biến động

GCA

General Combining Ability - Khả năng kết hợp chung

Hmp

Midparent Heterosis - Ưu thế lai trung bình

Hbp

Heterobeltiosis - Ưu thế lai thực

Hs

Standard Heterosis - Ưu thế lai chuẩn

KNKHC


Khả năng kết hợp chung

KNKHR

Khả năng kết hợp riêng

LSD

Least Significant Difference - Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NSTT

Năng suất thực thu

SCA

Specific Combining Ability - Khả năng kết hợp riêng

SSR

Simple Sequence Repeats - sự lặp lại trình tự đơn giản

ƯTL

Ưu thế lai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi



DANH MỤC BẢNG
TT
Tên bảng
Trang
Bảng
1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô thế giới giai đoạn 2010 - 2013 ..... 7
1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô một số nước trên thế giới giai đoạn
2010 – 2013.................................................................................................... 8
1.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014 ...................... 9
1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô các vùng ở Việt Nam giai đoạn 2010
– 2014 .......................................................................................................... 10
1.5. Tình hình nhập khẩu ngô của Việt Nam giai đoạn 2013-2014 ............... 12
1.6. Thực trạng diện tích, năng suất, sản lượng ngô vùng Tây Nguyên năm
2014 ............................................................................................................. 13
1.7. Chỉ số đánh giá thời gian sinh trưởng theo thang điểm của FAO .......... 23
1.8. Phân nhóm giống ngô lai theo thời gian sinh trưởng .............................. 25
2.1. Danh sách các dòng ngô triển vọng ....................................................... 28
3.1. Thời gian sinh trưởng của các dòng ngô vụ Xuân 2014 ......................... 34
3.2. Đặc điểm hình thái của các dòng ngô nghiên cứu vụ Xuân 2014 ........... 36
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng ngô vụ Xuân
2014 ............................................................................................................. 38
3.4. Khả năng chống chịu của các dòng ngô vụ Xuân - 2014........................ 40
3.5. Bảng phân tích phương sai trong thí nghiệm lai đỉnh ............................. 41
3.6. Giá trị KNKH chung của các dòng và cây thử trong lai đỉnh ................. 42
3.7. Phương sai KNKHR về năng suất của các dòng với cây thử .................. 44
3.8. Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai vụ Thu Đông 2014 tại Viện N/C
Ngô .............................................................................................................. 47
3.9. Đặc điểm hình thái các tổ hợp lai đỉnh vụ Thu Đông 2014 tại Viện N/C
Ngô .............................................................................................................. 48

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai đỉnh vụ Thu Đông
2014 tại Viện N/C Ngô................................................................................. 51
3.11. Khối lượng 1000 hạt, tỷ lệ hạt và năng suất của các tổ hợp lai vụ Thu
Đông 2014 tại Viện N/C Ngô ....................................................................... 54
3.12. Khả năng chống chịu của các tổ hợp lai vụ Thu Đông 2014 tại Viện N/C
Ngô .............................................................................................................. 56
3.13. Ưu thế lai tính chín sớm của các tổ hợp lai vụ Thu Đông 2014............ 59
3.14. Ưu thế lai về năng suất của các tổ hợp lai vụ Thu Đông 2014 ............. 61
3.15. Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai đỉnh tại Đắk lắk – Tây Nguyên
..................................................................................................................... 64
3.16. Đặc điểm hình thái các tổ hợp lai đỉnh tại Đắk lắk – Tây Nguyên ....... 65
3.17. Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai tại Đắk lắk – Tây
Nguyên ......................................................................................................... 67
3.18. Khối lượng 1000 hạt, tỷ lệ hạt và năng suất của các tổ hợp lai tại Đắk
lắk – Tây Nguyên ......................................................................................... 69
3.19. Khả năng chống chịu của các tổ hợp lai tại Đắk lắk – Tây Nguyên ..... 71

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong những cây ngũ cốc quan trọng trên

thế giới, diện tích đứng thứ 3 sau lúa mì và lúa nước, sản lượng đứng thứ 2 và
năng suất cao nhất trong các cây ngũ cốc (FAOSTAT, 2015).
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và là
cây màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa
dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác. Cây ngô không chỉ cung cấp
lương thực cho người, vật nuôi mà còn là cây trồng xóa đói giảm nghèo tại
các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn. Cây ngô được đánh giá là cây trồng có
vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu cây trồng ở nước ta. Theo số liệu
thống kê, năm 2014 diện tích trồng ngô cả nước là 1177,5 nghìn ha, năng suất
44,1 tạ/ha và sản lượng đạt 5191,7 nghìn tấn (Niên giám thống kê, 2014). Tuy
nhiên, sản lượng ngô chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu ngô nội địa chủ yếu
sử dụng làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Theo số liệu thống kê
của Tổng cục thống kê, trong năm 2014, nhập khẩu ngô về Việt Nam đạt gần
4.8 triệu, trị giá hơn 1.2 tỷ USD, tăng 119,05% về lượng và tăng 81,4% về trị
giá so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chỉ tính 8 tháng đầu năm 2015, Việt
Nam đã nhập khẩu gần 4,15 triệu tấn ngô và theo thị trường ngày càng tăng
hiện nay dự kiến nước ta có thể đạt đến mức nhập khẩu khoảng 6 triệu tấn
trong năm 2015 (Cục trồng trọt, 2015).
Cho đến nay ngô lai chiếm trên 95% diện tích gieo trồng ngô cả nước.
Các giống ngô lai trên thị trường phục vụ sản xuất cả nước hiện nay chủ yếu
là giống nhập từ các công ty giống nước ngoài như Syngenta, Mosanto,
Pioneer… với giá bán cao gấp 1,5 đến 2,0 lần giá giống trong nước làm tăng
chi phí, giảm hiệu quả kinh tế và không chủ động trong việc cung ứng giống
cho người sản xuất. Từ nhiều năm nay, Viện Nghiên cứu Ngô đã chú trọng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


đẩy mạnh công tác chọn tạo giống ngô lai phục vụ sản xuất đặc biệt cho các

vùng sinh thái khác nhau. Tuy nhiên nghiên cứu chọn tạo các giống ngô lai
thích hợp cho các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều hạn chế.
Tây Nguyên là một trong 8 vùng trồng ngô chính của Việt Nam. Diện
tích trồng ngô vùng Tây Nguyên lớn thứ 2 toàn quốc sau vùng trung du miền
núi phía Bắc. Diện tích trồng ngô vào khoảng 248,2 nghìn ha (chiếm 21,1%
diện tích gieo trồng ngô toàn quốc), năng suất 53,1 tạ/ha (Tổng cục thống kê,
2015). Thời vụ trồng ngô ở Tây Nguyên chủ yếu là vụ Hè -Thu và một số nơi
triển khai gieo vụ Thu - Đông. Ngô Thu - Đông gieo cuối tháng 8 đầu tháng 9
có mưa nhưng gặp hạn vào thời điểm cuối vụ làm giảm năng suất ngô. Chính
vì thế, sản xuất ngô tại Tây Nguyên yêu cầu cần có bộ giống ngắn ngày phù
hợp cho từng thời vụ và thích ứng cao với sự biến đổi của khí hậu nhằm tăng
sản lượng ngô ở vùng này. Một số ít các giống chín sớm, năng suất cao do
Viện nghiên cứu Ngô lai tạo đã được đưa vào sản xuất như: LVN99,
LVN145, LVN885, VN5885. Vì vậy nghiên cứu chọn tạo các bộ giống ngô
lai chín sớm năng suất cao thích ứng cho các vùng sinh thái khác nhau đặc
biệt cho vùng Tây Nguyên có tính chất thiết yếu hiện nay. Xuất phát từ những
lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng kết
hợp của một số dòng triển vọng phục vụ công tác chọn, tạo giống ngô lai
chín sớm cho vùng Tây Nguyên”.
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng ngô thuần và xác định tổ
hợp lai triển vọng đáp ứng nhu cầu giống ngô lai chín sớm cho vùng Tây
Nguyên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2



2.2. Yêu cầu của đề tài
+ Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các dòng ngô triển vọng.
+ Xác định khả năng kết hợp của các dòng ngô triển vọng bằng phương
pháp lai đỉnh (Topcross).
+ Đánh giá ưu thế lai tính chín sớm, năng suất và khảo sát một số tổ
hợp lai triển vọng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài đánh giá được khả năng kết hợp giữa các dòng ngô thuần ưu tú
nhằm xác định các dòng có khả năng kết hợp cao về năng suất và tính chín
sớm để đưa vào sử dụng, làm phong phú thêm nguồn vật liệu cho chọn tạo
giống ngô lai chín sớm, năng suất cao.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đã đánh giá được các đặc điểm
nông sinh học của các dòng và các tổ hợp lai và chọn ra được những tổ hợp
lai cho năng suất cao, chín sớm khả năng chống chịu tốt thích ứng cho vùng
Tây Nguyên. Đề tài cũng bổ sung những tổ hợp lai triển vọng góp phần làm
đa dạng bộ giống ngô lai chín sớm, năng suất cao đáp ứng nhu cầu sản xuất
ngô tại Tây Nguyên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng
- Đề tài nghiên cứu 30 dòng ngô triển vọng do Viện Nghiên cứu Ngô
chọn tạo.
- Cây thử là hai dòng ngô thuần B67 và P4097 có khả năng kết hợp
chung cao về năng suất. Sử dụng đối chứng là hai dòng DF1 và DF2 là dòng
bố mẹ giống LVN10 được trồng phổ biến và bên cạnh đó 2 dòng DF1 và DF2
là hai nhóm ƯTL đặc trưng, thường được đưa vào các thí nghiệm đánh giá
của Viện Ngô.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3



- Các tổ hợp lai được tạo ra từ các dòng trên theo phương pháp lai đỉnh
được đưa vào thí nghiệm khảo sát tổ hợp lai với đối chứng là 3 giống ngô lai
thương mại: LVN99, DK9901, DK8868.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Ngô và tại Đắk lắk –
Tây Nguyên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA
ĐỀ TÀI
1.1. Vai trò của cây ngô trong nền kinh tế
Cây ngô có tên khoa học là Zea mays L. thuộc chi Maydeae, họ hòa
thảo Poaceae, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Ngô là cây hàng năm với hệ thống rễ
chùm phát triển, là loài cây giao phấn có hoa đơn tính cùng gốc.
Trong lịch sử tiến hóa của khoảng 1000 loài cây trồng phổ biến nhất
trên trái đất hiện nay, chưa có loài cây trồng nào phát triển nhanh chóng và có
nhiều công dụng cho loài người như cây ngô (Cao Đắc Điểm, 1988). Cây ngô
đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học vì có nhiều đặc tính quý
như sinh trưởng, phát triển khỏe, năng suất cao và khả năng thích ứng rộng.
Sản phẩm từ ngô đã và đang nuôi sống 1/3 dân số thế giới. Toàn thế
giới sử dụng 21% sản lượng ngô thế giới (hơn 100 triệu tấn) được sử dụng
làm lương thực cho con người. Các nước Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi sử
dụng ngô làm lương thực chính. Các nước Đông Nam phi sử dụng 72% sản

lượng ngô làm lương thực, Tây Trung Phi: 66%, Bắc Phi 45%, Tây Á 23%,
Nam Á 75%, Đông Nam Á và Thái Bình Dương 43%, Đông Á 12%, Trung
Mỹ và Caribê 56%, Nam Mỹ 9%, Đông Âu và Liên Xô cũ 7%, Tây Âu, Bắc
Mỹ và các nước phát triển khác 4% (Ngô Hữu Tình, 2009).
Bắp ngô non có chứa nhiều chất dinh dưỡng và nhiều loại vitamin được
sử dụng như một loại rau sạch cao cấp. Ngoài ngô rau, các loại ngô nếp, ngô
đường được dùng ăn tươi hoặc đóng hộp cũng là một loại thực phẩm cung cấp
cho tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị.
Ngô còn là cây thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất hiện nay. Ngoài việc
cung cấp chất tinh, cây ngô còn là thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia
súc, đặc biệt là bò sữa. Khoảng 70% chất dinh dưỡng trong thức ăn tổng hợp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


của gia súc là từ ngô. Ở các nước phát triển có tỉ lệ dùng ngô làm thức ăn
chăn nuôi cao, thường trên 70% như Mỹ 76%, Bồ Đào Nha 91%, Italia 93%,
Croatia 95%, Trung Quốc 76%, Thái Lan 96%,…(Ngô Hữu Tình, 2003).
Ngoài ra, ngô còn là một loại hàng hóa xuất khẩu của ngành nông
nghiệp. Trên thế giới hàng năm lương xuất nhập khẩu ngô khoảng 95 – 100
triệu tấn. Năm 2013, lượng ngô xuất khẩu của mỹ gần 48,7 triệu tấn,
Argentina 18,6 triệu tấn, Brazil 24,9 triệu tấn, Ukraine 19,9 triệu tấn (IGC,
2015).
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây lương thực cung cấp nguồn thức ăn quan trọng đối với chăn
nuôi. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới không ngừng tăng
trong gần 40 năm trở lại đây, đặc biệt tốc độ tăng trưởng về năng suất cao
nhất trong các cây lương thực chính.

Năm 2013, diện tích ngô trên thế giới đạt 185,12 triệu ha, tăng 21,09
triệu ha so với năm 2010. Trong đó các nước có diện tích tăng trưởng mạnh
nhất là Trung Quốc (tăng 3,8 triệu ha), Brazil (2,6 triệu ha), Mỹ tăng (2,5 triệu
ha), Argentina (2 triệu ha). Các nước có diện tích ngô lớn nhất thế giới là
Trung Quốc chiếm 19,6%, Mỹ chiếm 19,1%, Brazil chiếm 8,2%, Ấn Độ
chiếm 5,1% diện tích thế giới.
Giai đoạn 2010 – 2013 năng suất ngô thế giới tăng lên đáng kể. Năm
2013 năng suất ngô thế giới đạt 5,50 tấn/ha, trong đó Mỹ là nước cho năng
suất ngô trung bình cao đạt 10 tấn/ha. Thời gian gần đây, trong khi phần lớn
các nước phát triển tăng không đáng kể thì năng suất ngô ở Mỹ lại có sự tăng
đột biến. Kết quả đó có được là nhờ ứng dụng công nghệ sinh học. Theo Ming
– Tang Chang và et al. (2005) ở Mỹ chỉ còn 48% giống ngô được sử dụng là
được chọn tạo theo công nghệ truyền thống, còn lại 52% là bằng công nghệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


sinh học. Tiếp đến là Pháp (8,1 tấn/ha), Argentina (6,6 tấn/ha), Trung Quốc (6
tấn/ha) (Ming Tang Chang và Peter L.Keeling, 2005).
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô thế giới
giai đoạn 2010 - 2013
Năm 2010
T
T

1
2
3
4

5

Châu lục

Diện
tích
(triệu
ha)

Toàn cầu
Châu Phi
Châu Mỹ
Châu Á
Châu Âu
Châu Đại Dương

164,03
32,06
62,85
55,09
13,94
0,81

Năng
suất
(tấn/ha)

Năm 2013
Sản
lượng


Diện
tích

(triệu
tấn)

(triệu
ha)

Năng
suất

Sản
lượng

(tấn/ha)

(triệu tấn)

5,20 851,27 185,12
5,50 1018,11
2,07 66,25 34,90
2,03
70,99
7,08 445,26 70,67
7,39 522,36
4,62 254,29 60,38
5,05 305,11
6,09 84,92 19,07

6,24 118,92
6,54
0,53
0,81
7,08
0,73
(nguồn: FAOSTAT 2015)

Năng suất ngô tăng nhanh không chỉ là thành quả của việc ứng dụng ưu
thế lai trong chọn tạo giống cây trồng mà ngô là đối tượng thành công điển
hình trong số các cây trồng lương thực, đồng thời không ngừng cải tiến kỹ
thuật canh tác (Phan Xuân Hào, 2008). Có thể nói việc chọn tạo ra các giống
ngô mới và những tiến bộ cao về kỹ thuật canh tác của nửa cuối thế kỷ trước
đến nay đã làm thay đổi căn bản nghành sản xuất ngô trên thế giới.
Diện tích và năng suất tăng đã nâng sản lượng ngô thế giới năm 2013
đạt 1.018,1 triệu tấn, tăng 166,84 triệu tấn so với năm 2010. Các nước có sản
lượng ngô lớn nhất thế giới năm 2013 là Mỹ (353,7 triệu tấn) và Trung Quốc
(218,6 triệu tấn) chiếm tương ứng 34,7% và 21,5% sản lượng ngô thế giới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô một số nước trên thế giới
giai đoạn 2010 – 2013
Năm 2010
T
T
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10

Nước

Diện
tích
(triệu
ha)

Hoa Kỳ
Trung Quốc
Brazil
Ấn Độ
Mexico
Argentina
Indonesia
Nam Phi
Pháp
Thái Lan

33,0
32,5

12,7
8,6
7,1
2,9
4,1
2,7
1,6
1,2

Năng
suất
(tấn/ha)

9,6
5,5
4,4
2,5
3,2
7,8
4,4
4,6
8,8
4,2

Năm 2013
Sản
lượng

Diện
tích


(triệu
tấn)

(triệu
ha)

316,2
177,5
55,4
21,7
23,3
22,6
18,3
12,8
14,0
4,9

Năng
suất

Sản
lượng

(tấn/ha)

(triệu tấn)

35,5
10,0

353,7
36,3
6,0
218,6
15,3
5,3
80,3
9,5
2,5
23,3
7,1
3,2
22,7
4,9
6,6
32,1
3,8
4,8
18,5
3,3
3,8
12,5
1,8
8,1
15,1
1,1
4,4
5,06
(nguồn: FAOSTAT, 2015)


Công tác nghiên cứu lai tạo giống ngô hiện nay đang có bước chuyển
biến mới, đó là ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo dòng thuần.
Những năm gần đây, việc nghiên cứu chọn tạo ra những dòng đơn bội kép
(Doubled haploid), bằng nuôi cấy invitro đã giúp cho công nghệ chọn tạo
dòng thuồn một cách nhanh chóng, tiết kiệm được nửa thời gian so với việc
tạo dòng bằng các phương pháp thông thường cũng đã góp phần đưa sản xuất
ngô trên thế giới ngày một tăng nhanh.
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ngô được đưa vào trồng ở nước ta vào cuối thế kỷ 17 đã trở thành cây
lương thực quan trọng thứ 2 sau lúa gạo và là cây trồng chính để phát triển
ngành chăn nuôi và được trồng nhiều trên các điều kiện sinh thái khác nhau
của cả nước (Ngô Hữu Tình, 1999). Năng suất ngô của nước ta trước đây rất
thấp do sử dụng các giống ngô địa phương và áp dụng kỹ thuật canh tác lạc
hậu, bên cạnh đó do truyền thống sản xuất lúa nước lâu đời nên những năm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


trước đây cây ngô vẫn chưa được chú trọng phát triển mãi cho đến năm 1973
mới có những chính sách phát triển ngô ở Việt Nam (Trần Hồng Uy, 2001).
Sản xuất ngô của nước ta có những bước tiến nhảy vọt từ đầu những năm
1990 do việc sử dụng rộng rãi các giống ngô lai vào trong sản xuất, đồng thời
áp dụng các kỹ thuật canh tác mới nhằm phát huy hết tiềm năng năng suất của
các giống mới. Nhờ việc sản xuất giống dễ dàng, giá thành rẻ, con lai có năng
suất cao và thích ứng rộng, các giống ngô lai không quy ước đã được người
nông dân chấp nhận và nhanh chóng mở rộng diện tích. Bên cạnh đó, nhờ
chính sách đổi mới, sự quan tâm đầu tư đúng mức của Nhà nước và sự phát
huy nội lực cao của những nhà tạo giống, chương trình phát triển ngô lai ở
Việt Nam đã thu được những kết quả quan trọng.

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014
Năm

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

2005

1,05

3,60

3,80

2006

1,03

3,73

3,85

2007


1,09

3,93

4,30

2008

1,44

3,18

4,57

2009

1,09

4,01

4,37

2010

1.13

4,09

4,61


2011

1.12

4,31

4,84

2012

1,11

4,30

4,80

2013

1,17

4,44

5,19

2014

1,18

4,41
5,19

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015)

Năm 2007 giống ngô lai chiếm khoảng 95% trong số hơn 1 triệu ha,
năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thế
giới trong suốt 20 năm qua (Phan Xuân Hào, 2008). Diện tích và năng suất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


ngô Việt nam giai đoạn 2005 – 2014 có xu hướng tăng. Năm 2014, diện tích
tăng 0,73 triệu ha, năng suất tăng 0,81 tấn/ha so với năm 2005.
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô các vùng ở Việt Nam giai
đoạn 2010 – 2014
Năm 2010
TT

Nước

Diện
tích
(nghìn
ha)

1
2
3
4
5

6

ĐBSH
97,6
TDMNPB
460,6
BTB và DHMT 213,2
TN
236,8
ĐNB
79,8
ĐBSCL
37,7

Năng
suất
(tạ/ha)

Năm 2014
Sản
lượng

Diện
tích

(nghìn
tấn)

(nghìn
ha)


45,2
33,3
39,9
50,0
52,0
53,2

Năng
suất
(tạ/ha)

Sản
lượng
(nghìn
tấn)

441,0
88,7
47,2
418,9
1535,4
514,7
36,7
1891,0
849,8
207,9
41,4
861,0
1184,2

248,2
53,1
1318,5
414,9
80,0
59,5
475,7
200,4
38,0
59,6
226,6
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015)

(Ghi chú: ĐBSH – Đồng bằng Sông Hồng, TDMNPB – Trung du Miền núi
Phía Bắc, BTB và DHMT – Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung, TN –
Tây Nguyên, ĐNB – Đông Nam Bộ, ĐBSCL – Đồng bằng Sông Cửu Long)
Diện tích ngô toàn quốc năm 2014 tăng 0,65 triệu ha so với năm 2010.
Trong đó diện tích các vùng trọng điểm sản xuất ngô tăng mạnh như vùng
Trung du miền núi phía Bắc tăng 54,1 nghìn ha, Tây Nguyên tăng 11,4 nghìn
ha. Tuy nhiên một số vùng diện tích lại có xu hướng giảm như vùng Bắc
Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung giảm 5,3 nghìn ha, vùng Đông Nam Bộ
và Đồng bằng Sông Cửu Long giảm nhẹ.
Năng suất ngô bình quân toàn quốc giai đoạn 2005 – 2014 có bước
tăng trưởng khá, tăng từ 36 tạ/ha năm 2005 lên 44,1 tạ/ha năm 2014. Trong đó
năng suất bình quân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cao nhất toàn quốc đạt
59,6 tạ/ha, cao gấp 1,4 lần năng suất bình quân toàn quốc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10



Những năm qua, được sự hỗ trợ từ nhiều chương trình khuyến nông,
tập huấn khoa học kỹ thuật, sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt đã đưa
các giống ngô lai vào sản xuất đã nâng năng suất ngô Việt Nam đứng thứ
59/166 nước trồng ngô và đứng thứ 4 khu vực, sau các nước Malaysia,
Indonesia và Lào. Tuy nhiên, sản lượng ngô của nước ta vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu làm thức ăn chăn nuôi ngày một tăng cao. Theo số liệu thống kê
của Tổng cục thống kê, trong năm 2014, nhập khẩu ngô về Việt Nam đạt
4.794.917 tấn, trị giá 1.224.143.991 USD, tăng 119,05% về lượng và tăng
81,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Braxin vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam, với
2.957.652 tấn, trị giá 752.554.044 USD, tăng 279,27% về lượng và tăng
241,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, chiếm 60% tổng trị giá nhập
khẩu. Ấn Độ là thị trường lớn thứ hai cung cấp mặt hàng ngô cho Việt Nam,
với 654.472 tấn, trị giá 162.586.617 USD, giảm 35,82% về lượng và giảm
46,59% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là thị trường Achentina,
Việt Nam nhập khẩu 410.667 tấn, trị giá 101.035.568 USD, tăng 178,37% về
lượng và tăng 124,49% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Trong khi nhập
khẩu ngô từ thị trường Thái Lan giảm 21,35% về lượng và giảm 10,02% về trị
giá; nhập ngô từ Campuchia giảm 58,96% về lượng và giảm 62,69% về trị
giá; nhập khẩu từ Lào giảm 52.06% về lượng và giảm 51,48% về trị giá so
với cùng kỳ năm trước.
Tính đến 8 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã nhập khẩu gần 4,15 triệu
tấn ngô và dự báo với nhu cầu tăng trưởng như hiện nay, nước ta có thể nhập
khẩu khoảng 6 triệu tấn ngô trong năm 2015 (Tổng cục Hải Quan, 2015).
Sản lượng ngô ở nước ta tập trung chủ yếu tại vùng Trung du miền núi
phía Bắc và Tây Nguyên. Tổng sản lượng ngô 2 vùng trọng điểm này chiếm
61,8% tổng sản lượng ngô toàn quốc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 11


Bảng 1.5. Tình hình nhập khẩu ngô của Việt Nam giai đoạn 2013-2014
Năm 2013

Năm 2014

Mặt hàng
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
(tấn)
(USD)
(tấn)
(USD)
Tổng
2.188.979 674.843.566 4.794.917 1.224.143.991
Braxin
779.836 212.764.757 2.957.652
725.554.044
Ấn Độ
1.019.681 304.430.430
654.472
162.586.617
Achentina
147.528 45.006.608
410.667

101.035.568
Thái Lan
123.046 65.520.330
96.781
58.955.531
Campuchia
72.275 21.835.150
29.665
8.145.733
Lào
23.273
6.194.560
11.156
3.005.520
Hoa Kỳ
570
437.285

Tăng giảm so với
cùng kỳ năm trước
(%)
Lượng

Trị giá

+119,05
+279,27
-35,82
+178,37
-21,35

-58,96
-52,06

+81,4
+241,01
-46,59
+124,49
-10,02
-62,69
-51,48

(Nguồn: Số liệu của Tổng cục hải quan về nhập khẩu ngô năm 2014)
Tuy nhiên hiện năng suất ngô Việt Nam vẫn thấp hơn năng suất ngô
bình quân thế giới do một số nguyên nhân: Điều kiện canh tác ngô nước ta
phụ thuôc lớn vào điều kiện tự nhiên, diện tích ngô có tưới chiếm tỷ lệ nhỏ
(khoảng 20% diện tích gieo trồng ngô). Đất đai xấu, độ dốc lớn, người dân
thường có quan niệm đất trồng ngô là đất tận dụng, nơi đất tốt, điều kiện canh
tác thuận lợi dành cho cây trồng khác. Bộ giống ngô lai mặc dù đã có sự cải
tiến nhưng chưa có sự đột phá năng suất và khả năng chống chịu còn hạn chế,
nhất là chịu hạn và giống ngắn ngày.
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô vùng Tây Nguyên
Tây Nguyên là vùng sản xuất ngô trọng điểm lớn thứ 2 toàn quốc, hầu
hết đất Tây Nguyên là đất đỏ bazan xen kẽ là những đồi sa diệp thạch tím và
granit, đất phù sa sông suối, đất cao nguyên nằm cao trên các thung lũng từ 30
– 100m, lác đác có cả đá vôi. Đất vùng này có độ màu mỡ tốt rất thuận lợi cho
sinh trưởng phát triển của cây ngô. Khí hậu vùng Tây Nguyên có hai mùa rõ
rệt là mùa mưa và mùa khô, trong mùa mưa có thể trồng 2 vụ Hè Thu và Thu
Đông. Một số diện tích không lớn có tưới trồng được vụ Đông Xuân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 12


Tây Nguyên có lượng mưa trung bình 1500 mm/năm, nhiệt độ trung
bình 20oC. Tuy nhiên khí hậu Tây Nguyên phân làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa
và mùa khô. Thường có 4 tháng thiếu ẩm từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.
Do đó vùng Tây Nguyên chỉ có thể trồng ngô trong mùa mưa, vào mùa khô
do lượng mưa quá thấp đồng thời lượng PET quá lớn là điều kiện không thuận
lợi cho cây ngô phát triển.
Bảng 1.6. Thực trạng diện tích, năng suất, sản lượng ngô
vùng Tây Nguyên năm 2014
TT
1
2
3
4
5

Tỉnh
Toàn Vùng
Kon Tum
Gia Lai
Đắk Lắk
Đắk Nông
Lâm Đồng

Diện tích

Năm 2014

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

248,2
6,7
52,6
121,1
52,4
15,4

53,1
1318,5
37,3
25,0
41,2
216,6
54,9
664,4
63,6
333,2
51,5
79,3
(Tổng cục thống kê, 2015)


Theo báo cáo của cục trồng trọt (2015), năm 2014 diện tích ngô cả năm
toàn vùng đạt 248,2 nghìn ha (chiếm 21,1% diện tích gieo trồng ngô toàn
quốc), diện tích tập trung lớn nhất là vụ Hè Thu 172,08 nghìn ha (chiếm
68,2% diện tích ngô cả năm), vụ Thu Đông có diện tích lớn thứ 2 đạt 70,1
nghìn ha (chiếm 68,2% diện tích ngô cả năm) và vụ Xuân chủ yếu được trồng
trên đất soi bãi, đất ruộng chiếm diện tích nhỏ 10,22 nghìn ha (chiếm 4% diện
tích ngô cả năm). Diện tích ngô tập trung chủ yếu tại một số tỉnh như Đắk Lắk
(121,1 nghìn ha), Gia Lai (52,6 nghìn ha), Đắk Nông (52,4 nghìn ha). Năng
suất ngô toàn vùng năm 2014 cao hơn năng suất bình quân chung toàn quốc
1,2 lần (đạt 53,1 tạ/ha), tăng 11 tạ/ha so với năm 2005. Các tỉnh có năng suất
đạt cao trên năng suất bình quân toàn vùng như Đắk Lắk 54,9 tạ/ha, Đắk
Nông 63,6 tạ/ha. Sản lượng ngô toàn vùng năm 2014 đạt 1.318,5 nghìn tấn,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


chiếm 25,4% tổng sản lượng ngô toàn quốc tăng 343 nghìn tấn so với năm
2005 (Cục Trồng trọt, 2015).
Hàng năm, diện tích ngô lai tại Tây Nguyên được gieo trồng lên đến
hơn 200 nghìn ha với trên 95% giống ngô lai được đưa vào gieo trồng. Các
giống ngô lai như: NK67, NK7328, B9698, C919, G49, CP888, LVN10,
LVN146, LVN66, DK9901, DK9955, DK8868, P4199… được đưa vào sản
xuất đại trà mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó có hai giống ngô chiếm
thị phần cao nhất, giống NK67 chiếm 70% và CP888 chiếm 15% cơ cấu
giống ngô (Cục Trồng trọt, 2015).
Thời vụ sản xuất ngô ở vùng tây nguyên (Trần Thị Phương Hạnh,
2015):
Vụ ngô Hè Thu: Đây là vụ ngô trồng chính trong năm. Thời điểm này

có lượng mưa lớn (86,7-355,8 mm/tháng) và số ngày mưa nhiều nhất trong
năm (7,8- 25,6 ngày/tháng ), độ ẩm không khí cao (26,0% - 88,0%) rất thích
hợp cho sự sinh trưởng của cây ngô. Do vậy cần bố trí gieo trồng trong khung
thời vụ tốt nhất, gieo từ trung tuần tháng 4, ngô trỗ cờ cuối tháng 6, thu hoạch
tháng 8.
Vụ ngô Thu Đông: Gieo cuối tháng 8, ngô trỗ cờ tháng 10, thu hoạch
tháng 12. Trong giai đoạn này, lượng mưa lớn (35,3 - 345,9 mm/tháng), số
ngày mưa nhiều (6,8 - 23,9 ngày/tháng) và độ ẩm cao (38,0% - 89,0%). Tuy
nhiên, có hiện tượng hạn về cuối vụ nên đối với ngô gieo trồng vụ Thu Đông
cần chủ động chống hạn cuối vụ, giống sử dụng vụ này cần giống chín sớm và
chịu hạn.
Vụ ngô Đông Xuân: gieo trong tháng 11, trỗ cờ tháng 1 và thu hoạch
vào tháng 3. Đây là thời điểm mùa khô ở Tây Nguyên nên chỉ gieo trồng đối
với những vùng chủ động nước tưới.
Những khó khăn trong từng vụ sản xuất ở Vùng Tây Nguyên:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


- Vụ Xuân: Chủ yếu được trồng ở đất soi, ven sông suối, một phần đất
ruộng một vụ, diện tích ít, trong sản xuất thường gặp khó khăn như: Thường
gặp hạn đầu vụ, lúc trỗ thường gặp hạn khó thụ phấn.
- Vụ Hè Thu: Phụ thuộc vào thời tiết có mưa mới gieo hạt được, đôi khi
sau khi gieo gặp mưa nhiều quá cây cũng bị chết phải gieo lại. Cỏ phát triển
mạnh. Khi thu hoạch thường gặp mưa, giao thông đi lại khó khăn ảnh hưởng
đến tiến độ thu hoạch và chất lượng sản phẩm.
- Vụ Thu Đông: Khi gieo hạt thường gặp mưa nhiều, ảnh hưởng đến
sinh trưởng phát triển. Thời gian sinh trưởng phát triển thường gặp bão, gió
lốc. Thường gặp hạn lúc trỗ cờ.

1.3. Vai trò của giống chín sớm trong nông nghiệp
Giống chín sớm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp. Đó là giải quyết vấn đề tăng vụ, hoặc sắp xếp lại cơ cấu mùa vụ hợp
lý. Mặt khác, giống chín sớm còn có thể né tránh được những rủi do, thiên tai,
bất lợi của điều kiện thời tiết. Giống Ngô cho năng suất cao với thời gian sinh
trưởng ngắn có ý nghĩa rất lớn vì gieo trồng được nhiều vụ trong năm và làm
tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị canh tác.
Theo Badu-Apraku et al. (1995), năng suất ngô bị thiệt hại hàng năm
do khô hạn ở các nước đang phát triển được ước tính khoảng 15% tổng sản
lượng và tổn thất thậm chí có thể cao hơn ở những nơi có lượng mưa hàng
năm dưới 500 mm và đất cát, đặc biệt đối với các giống không thích ứng với
điều kiện vùng đó. Việc phát triển các giống ngô chín sớm sẽ đảm bảo cho
sản lượng ngô trong vùng tăng lên. Không những thế việc áp dụng các giống
ngô ngắn ngày cho dân sẽ tạo ra cơ hội để nông dân vượt qua thách thức để
sản xuất ngô, qua đó cải thiện an ninh lương thực (Badu-Apraku et al., 1995).
Với những giống chín muộn ở một số vùng nhiệt đới, sản lượng ngô bị
hạn chế bởi vì hạt chưa hoàn toàn chín khi thu hoạch do lượng mưa thiếu hay
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


thừa quá trước khi hạt đạt đến độ chín hoàn toàn. Những ảnh hưởng do điều
kiện thời tiết này thường gặp ngô trồng ở vùng nhiệt đới hơn là ở vùng ôn đới
và đây là do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Trồng giống ngô ngắn ngày
đang dần gia tăng ở các vùng nhiệt đới nhằm giảm đi những tác động thay đổi
của lượng mưa (Elto E. Gomes e Gama et al., 1995).
Giống ngô ngắn ngày đang được trồng rộng rãi ở các vùng ôn đới vào
vụ có thời gian ngắn mà cây trồng dài ngày không hoàn thiện được giai đoạn
hình thành hạt do tổng tích ôn không đủ (Landi, P et al., 1906). Trong một

nghiên cứu về sức chống chịu của ngô với nhiệt độ và ảnh hưởng của hạn,
Troyer (1983) đã cho rằng năng suất giống ngắn ngày cao hơn năng suất
giống dài ngày trong mùa nóng, khô. Hơn nữa, Troyer (1994) còn cho rằng
giống ngắn ngày sẽ cho hiệu quả cao nếu được trồng đúng thời điểm để giống
có thể chín hoàn hay nơi mà giống phải phát triển nhanh hơn và chín sớm hơn
trong mùa vụ ngắn (Troyer, A.F., 1994).
Theo Widdicombe, W. D., và Thelen, K. (2002), ở Nam Corn Belt,
giống ngô chín muộn thường có tiềm năng năng suất cao hơn giống ngô lai
chín sớm. Tuy nhiên giống chín muộn khi thu hoạch thường có ẩm độ hạt cao
hơn giống chín sớm khi thu hoạch và nhất là vào mùa mưa. Ẩm độ cao dẫn
đến làm chậm lại tiến độ thu hoạch và làm tăng chi phí sấy chế biến. Do đó,
việc trồng giống ngô ngắn ngày sẽ làm giảm bớt chi phí sấy chế biến và đảm
bảo đúng thời gian thu hoạch (Widdicombe, W. D., và Thelen, K., 2002).
Theo Pswarayi và Vivek (2007), nông dân trồng giống ngô lai chín sớm
là để tăng thêm thu hoạch trước khi trồng vụ mùa chính và điều này đặc biệt
quan trọng ở các vùng có hai mùa vụ trong năm. Nông dân có thể trồng một
vụ giống chín sớm vào mùa vụ ngắn tạo điều kiện cho việc gieo trồng vụ mùa
ngô chính hoặc các cây trồng khác ở vụ chính (Pswarayi, A. and Vivek, B.S.,
2007).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


×