Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

bài tập nhóm Lí luận nhà nước và pháp luật: Những điểm tiến bộ của nhà nước tư sản so với nhà nước phong kiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.7 KB, 8 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM THÁNG
MÔN: LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

LỚP: 11
NHÓM: 11A1

Hà Nội, tháng 11 năm 2015


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU:.....................................................................................1
NỘI DUNG:.........................................................................................
I.Sự tiến bộ về bản chất nhà nước........................................................1
II.Sự tiến bộ về chức năng nhà nước....................................................2
III.Sự tiến bộ về tổ chức bộ máy nhà nước..........................................3
IV.Sự tiến bộ về hình thức nhà nước....................................................4
KẾT LUẬN..........................................................................................5


LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử xã hội loài người đã hình thành bốn kiểu hình thái kinh tế: chiếm
hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Tương ứng với mỗi kiểu
hình thái kinh tế là các kiểu nhà nước: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà
nước tư bản chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước sau ra đời có nhiều
điểm tiến bộ hơn nhà nước rước. Vì vậy mà nhà nước tư sản ra đời mang nhiều điểm
tiến bộ hơn hẳn sơ với nhà nước phong kiến về nhiều mặt: bản chất nhà nước, chức
năng nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước và hình thức nhà nước. Sự thay đổi này giúp
bộ máy nhà nước tư sản trở nên hoàn thiện hơn, phù hợp với hình thái kinh tế - xã hội


tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Để hiểu hơn về vấn đề
này, nhóm chúng tôi xin chọn để tài: “Những điểm tiến bộ của nhà nước tư sản so
với nhà nước phong kiến”

NỘI DUNG
I. Sự tiến bộ về bản chất nhà nước
Bản chất của nhà nước do cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội quyết định. Do đó để thấy
rõ được sự tiến bộ về bản chất nhà nước tư sản sơ với nhà nước phong kiến thì trước
tiên ta cần phải tìm hiểu về cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của từng nhà nước.
Về cơ sở kinh tế: cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là là quan hệ sản xuất
phong kiến được đặc trưng bằng chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu là
ruộng đất và sự bóc lột một phần sức lao động của nông dân còn cơ sở kinh tế của nhà
nước tư sản có sự tiến bộ hơn là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
tư bản chủ nghĩa được đặc trưng bằng chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư
liệu sản xuất và sự bóc lột giá trị thặng dư.
Về cơ sở xã hội: cơ sở xã hội của nhà nước phong kiến là Trong xã hội có hai
giai cấp cơ bản là địa chủ, quý tộc phong kiến và nông dân còn cơ sở xã hộ của nhà
nước tư sản có sự tiến bộ hơn là xã hội tư sản gồm 2 giai cấp chính là tư sản và công
nhân, ngoài ra còn có các giai cấp, tầng lớp khác: nông dân, tiểu thương, trí thức, thợ
thủ công, học sinh, sinh viên…


Cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của nhà nước đã quyết định đến bản chất của nhà
nước đó. Ta có thể thấy rõ được sự tiến bộ về bản chất của nhà nước tư sản so với nhà
nước phong kiến:
Tính giai cấp: ở nhà nước phong kiến tính giai cấp được thể hiện nhà nước
phong kiến là bộ máy chuyên chính của giai cấp địa chủ, phong kiến, tức là công cụ để
thực hiện và bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị của giai cấp địa chủ, quý tộc
phong kiến trong xã hội trên cả lĩnh vực: kinh tế, chính trị và tư tưởng. Khác với nhà
nước phong kiến, nhà nước tư sản ngoài việc bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp tư

sản thì còn bảo vệ quyền và lợi ích của các gia cấp khác trong xã hội thể hiện qua việc
công nhận các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như: quyền bầu cử và ứng cử
vào các cơ quan lập pháp…
Tính xã hội: ở nhà nước phong kiến tính xã hội được thể hiện nhà nước phong
kiến có nhiệm vụ tổ chức và điều hành các hoạt động chung của xã hội vì sự tồn tại và
vì lợi ích chung của cả cộng đồng xã hội, nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội
phong kiến. So với nhà nước phong kiến tính xã hội của nhà nước tư sản thể hiện một
cách đầy đủ và toàn diện hơn, không những duy rì và ổn định trật tự xã hội mà nhà
nước tư bản còn có những việc là thiết thực làm phát triển xã hội như thành lập các
liên minh kinh tế, quân sự trên thế giới, tham gia vào quá trình thúc đẩy khuynh hướng
quốc tế hoá đời sống kinh tế.
II.

Sự phát triển về chức năng nhà nước
Nhà nước phong kiến thực hiện một số chức năng: bảo vệ quan hệ sản xuất

phong kiến, duy trì các hình thức bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân và
các tầng lớp lao động khác, trấn áp những người lao động bằng quân sự và về tư
tưởng, kinh tế - xã hội, tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ và thực
hiện mưu dồ bành trướng thế lực, phòng thủ để bảo vệ đất nước và chống xâm lược,
thiết lập các mối quan hệ ngoại giao và hữu nghị quốc tế…
Nhà nước tư sản thực hiện một số chức năng: củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu
tư sản, kinh tế - xã hội, tiến hành chiến tranh xâm lược khi có điều kiện, phòng thủ và
bảo vệ nhà nước tư sản, tham gia vào các tổ chức kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế…
trên thế giới.


Tuy chức năng của nhà nước tư sản tương đối giống chức năng của nhà nước
phong kiến nhưng những chức năng đó lại tiến bộ hơn chức năng của nhà nước phong
kiến rất nhiều đặc biệt là về vấn đề đối nội, đối ngoại.

Về đối nội:
Chức năng kinh tế: nhà nước tư sản đề ra những chính sách cụ thể, những kế
hoạch định hướng nhằm thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển như khai thác hiệu
quả nguồn lực quốc gia, đầu tư cốn cho những ngành kinh tế đem lại hiểu quả cao
không chỉ đơn thuần là xây dựng và bảo vệ đê điều, khai hoang mở rộng diện tích,
thành lâp làng mạc để khuyến khích phát triển sản xuất như nhà nước phong kiến.
Chức năng xã hội: : nhà nước tư sản có những chính sách xã hội như: trợ cấp cho
người có thu nhập thấp, người thất nghiệp, những người hưu trí, người già yếu không
nơi nương tựa,…Đây là những điều mà nhà nước phong kiến chưa có. Nền giáo dục
đã được chú trọng phát triển không ngừng. Đồng thời nhà nước tư sản còn đưa ra
những chính sách phát triển khoa học – công nghệ.
Về đối ngoại:
Nhà nước tư sản thực hiện chính sách đối ngoại đó là hợp tác trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội với các nước trên thế giới, đặc biệt chức năng xây dựng các
liên minh chính trị, quân sự, kinh tế nhằm bảo vệ chủ nghĩa tư sản trên phạm vi khu
vực và toàn cầu ngày càng được phát triển. Còn nhà nước phong kiến chỉ là thiết lập
mối quan hệ ngoại giao, hòa bình, hợp tác chỉ với mục đích là bảo vệ chủ quyền của
quốc gia.
III.

Sự phát triển về tổ chức bộ máy nhà nước

Sự tiến bộ về tổ chức bộ máy nhà nước tư sản so với nhà nước phong kiến thể
hiện qua nguyên tăc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản, sự tiến bộ của
các cơ quan nhà nước. Cụ thể:
Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước:
Bộ máy nhà nước tư sản tổ chức trên cơ sở nguyên tắc phân chia quyền lực theo
thuyết Tam quền phân lập: quyền Lập pháp thuộc về Nghị viện, quyền Hành pháp
thuộc về Chính phủ, quyền Tư pháp thuộc về Tòa án. Các cơ quan này ngang bằng và
độc lập với nhau có thể kiềm chế lẫn nhau, nhằm ngăn cản sự lộng quyền và lạm



quyền, đồng thời các cơ quan này cũng phải phối hợp với nhau để tạo nên sự thống
nhất trong bộ máy quyền lực nhà nước.
Còn bộ máy nhà nước phong kiến lại không có nguyên tắc tổ chức và hoạt động
rõ ràng, thường tổ chức một cách độc đoán.
Nguyên tắc pháp chế:
Ở nước tư sản các loại cơ quan nhà nước, trình tự thành lập, cơ cấu tổ chức, chức
năng, thẩm quyền của từng loại, từng cấp, từng cơ quan đều được quy định cụ thể
trong Hiến pháp và các luật tổ chức bộ máy nhà nước. Chế định địa vị pháp lí của
công rất phát triển, pháp luật tư sản ghi nhận nguyên tắc tự do hợp đồng.
Còn ở nhà nước phong kiến, toàn bộ quyền lực tập trung vào tay vua, các chức vụ
trong bộ máy nhà nước là do nhà vua cắt cử để giúp việc cho vua, vua có quyền ban
hành pháp luật, vua chỉ huy việc thực hiện đồng thời cũng là vị quan tòa tối cao xét xử
những vụ án quan trọng nhất.
Nguyên tắc dân chủ:
Hiến pháp của nhà nước tư sản đều xác lập nguyên tắc chủ quyền tối cao của nhà
nước thuộc về nhân dân, quyền lực xuất phát từ nhân nhân. Nhân dân thực hiện quyền
làm chủ của mình bằng phương pháp dân chủ trực tiếp hay gián tiếp. Đây là một điểm
tiến bộ cơ bản trong tổ chức của nhà nước tư sản so với nhà nước phong kiến.
Nguyên tắc đa nguyên chính trị và đa đảng:
Bộ máy nhà nước tư sản thường chịu sự chi phối của một đảng hoặc một liên
minh các đảng phái chính trị. Có nhiều đảng nên khi một đản lên cầm quyển các đảng
còn lại là đảng đối lập, tạo cơ hội tốt để đảng cầm quyền luôn phải xem xét, cảnh giác
với những sai lầm của mình. Còn nhà nước phong kiến thì chỉ có một bộ máy duy nhất
nên không tránh khỏi sự độc đoán.
IV. Sự tiến bộ về hình thức nhà nước.
1. Hình thức chính thể
Nhà nước phong kiến hình thức chính thể chiếm ưu thế tuyệt đội là chính thể
quân chủ, ngoài ra chính thể cộng hòa cũng đã xuất hiện nhưng chỉ tồn tại hạn chế. Mà

hình thức chính thể quân chủ chuyên chế là chủ yếu, hình thức chính thể này thì vua
nắm giữ toàn bộ quyền lực tối cao của nhà nước vì thế mà không có thế lực nào có thể
hạn chế được quyền lực của nhà vua. Còn nhà nước tư sản có khá nhiều hình thức


chính thể: chính thể quân chủ lập hiến, cộng hòa Tổng thống, cộng hòa đại nghị, cộng
hòa hỗn hợp. Các hình thức chính thể này thì quyền lực không tập trung trong tay của
bất kì ai cả, do đó tránh được tình trạng lạm dụng quyền lực.
2. Hình thức cấu trúc nhà nước
Đối với nhà nước phong kiến thì hình thức cấu trúc phổ biến nhất trong các nhà
nước phong kiến là đơn nhất.
Ở nhà nước tư sản có đủ cả ba dạng cấu trúc đơn nhất, liên bang và liên minh. Do
đó nhà nước tư sản có đa dạng hình thức cấu trúc nhà nước, tùy từng nhà nước có thể
chọn hình thức cấu trú nhà nước cho phù hợp với điều kiện của nước đó.
3. Chế độ chính trị
Ở các nhà nước phong kiến phổ biến là chế độ phản dân chủ, chế độ dân chủ chỉ
biểu hiện rõ ở các thành phố có chính thể cộng hòa. Mà chế độ phản dân chủ thể hiện
tính độc tài, khi phát triển đến mức độ cao sẽ trở thành những phương pháp tàn bạo.
Các nhà nước tư sản có cả hai dạng chế độ chính trị là dân chủ và phản dân chủ.
Tuy nhiên chế độ chính trị phản dân chủ chỉ tồn tại ở thời kì nhất định. Mà chế độ dân
chủ tư sản thể hiện ở việc xác lập các nguyên tắc cơ bản, mang tính hiến định như: tất
cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân; chế độ bầu cử được xác định theo
nguyên tắc tự do, phổ thông…..
Tuy còn nhiều hạn chế nhưng chế độ chính trị nhà nước tư sản đã công nhận
những quyền tự do dân chủ của công dân, không còn phương pháp bạo lực, không cho
nhân dân có quyền tham gia vào việc tổ chức bộ máy nhà nước như nhà nước phong
kiến.

KẾT LUẬN
Những phân tích trên một lần nữa đã khẳng định những tiến bộ của nhà nước tư

sản so với nhà nước phong kiến. Tuy cũng còn có điểm chưa thực sự tiến bộ, nhưng
xét về tổng thề thì nhà nước tư sản tiến bộ hơn nhà nước phong kiến về tất cả các mặt:
bản chất nhà nước, chức năng nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước, hình thức nhà
nước.


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb
Công An Nhân Dân, 2010, chương XIV và chương XV.
2. Hướng dẫn ôn tập môn học lí luận nhà nước và pháp luật, Nguyễn Thị Hồi, Nxb
Tư Pháp, Hà Nội, 2010, chương 6 và chương 7.



×