Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Câu hỏi và bài tập môn lý luận nhà nước và pháp luật VIÊT NAM có đáp án rõ ràng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.18 KB, 39 trang )

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN LÝ LUẬN NHÀ
NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM CÓ ĐÁP ÁN
Câu hỏi đúng sai, giải thích tại sao?
Bài tập có lời giải
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ CÁC KIỂU
NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ
I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao?
1.Thuyết Khế ướt xã hội cho rằng Nhà nước do giai cấp thống trị lập ra để bảo
vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.
Sai.
2.Thẩm quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật được thực hiện bởi nhà
nước và các đảng phái chính trị.
Sai vì không có đảng phái chính trị.
3.Bản chất nhà nước và bản chất giai cấp của nhà nước là 2 khái niệm đồng nhất.
Sai vì bản cất nhà nước gồm tính giai cấp và tính xã hội.
4.Ở đâu có xã hội loài người, ở đó có sự xuất hiện của nhà nước.
Sai vì xã hội cộng sản nguyên thủy có loài người nhưng chưa có nhà nước.
5.Cơ sở kinh tế, xã hội của chế độ cộng sản nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về
tư liệu sản xuất và phân hóa giai cấp.
Sai vì không có phân hóa giai cấp.
6.Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin, nhà nước là sản phẩm của xã hội
loài người tồn tại vĩnh cửu và bất biến.
Sai vì nhà nước không có tồn tại vĩnh cửu và bất biến.
7.Xác định bản chất nhà nước là xác định mối quan hệ chính trị giữa các giai cấp,
tầng lớp trong xã hội.
Đúng, mối quan hệ chính trị là nắm, sử dụng quyền lực nhà nước.
8.Nhà nước thu thuế bắt buộc nhằm bào vệ quyền lợi của những người nghèo khổ
trong xã hội.
Sai vì .Nhà nước thu thuế nhằm phục vụ cho nhà nước.
9.Chức năng của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ của từng cơ quan nhà


nước.
Sai vì chức năng của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ chung của từng bộ
máy nhà nước.
10.Các nhà nước trên thế giới tất yếu phải trải qua tất cả các kiểu nhà nước trong
lịch sử.
Sai vì ở Việt Nam không trải qua kiểu nhà nước tư sản.
11.Nhà nước là hiện tượng mang tính giai cấp vì nhà nước chỉ thuộc về 1 giai cấp
hoặc bởi 1 liên minh giai cấp nhất định.
Đúng
12.Bản chất nhà nước mang tính xã hội vì nhà nước chịu sự quy định bởi các điều
kiện khách quan của xã hội.
Đúng
13.Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội luôn luôn mâu thuẫn với nhau.
Sai vì nó đối lập nhưng thống nhất với nhau.
14.Quyền lực công cộng đặc biệt là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước và đảng cầm
quyền trong xã hội.
Sai vì không có đảng cầm quyền.
15.Không chỉ nhà nước mới có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế mà trong
xã hội công xã nguyên thủy cũng tồn tại bộ máy này.
Sai
16.Nhà nước quản lý dân cư theo sự phân chia khác biệt về chính trị và địa vị giai
cấp.
Sai vì nhà nước quản lý dân cư theo sự phân chia thành các đơn vị hành chính.
17.Thuế là công cụ giúp nhà nước quản lý xã hội và điều hòa lợi ích giai cấp.
Sai vì không có điều hòa lợi ích giai cấp.
18.Các quốc gia có kiểu nhà nước như nhau sẽ có các chức năng nhà nước giống
nhau về nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện chức năng.
Sai ví dụ: việt nam khác trung quốc.
19.Không phải cơ quan nhà nước nào cũng mang quyền lực nhà nước.
Sai vì mọi cơ quan nhà nước đều quyền lực nhà nước.

20.Quyền lực công cộng đặc biệt là dấu hiệu chỉ có trong nhà nước.
Đúng.
CHƯƠNG II: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao?
1.Sự khác biệt cơ bản giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức khác trong xã hội có
gia cấp là cơ quan nhà nước có nguồn kinh phí hoạt động do nhà nước cấp.
Sai vì các tổ chức khác trong xã hội cũng có nguồn kinh phí nay2.
2.Tổ chức bộ máy nhà nước do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội quy định.
Đúng
3.Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện cho nhà nước.
Sai vì cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm
chủ của công dân.
4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là cơ sở cho việc xây
dựng và thực hiện các nhiệm vụ nhà nước.
Sai vì nó là cơ sở cho tổ chức bộ máy và các lĩnh vực hoạt động khác.
5. Cơ quan đại diện cho toàn thể nhân dân được tổ chức ở mọi địa phương.
Sai vì cả ở cấp trung ương.
6. Thành viên của cơ quan nhà nước bắt buộc phải là người của chính đảng cầm
quyền trong xã hôi.
Sai, đảng không thuộc cơ quan nhà nước.
CHƯƠNG III: HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao?
1.Trong hình thức chính thể cộng hòa tổng thống, Tổng thống là nguyên thủ quốc
gia và Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ.
Sai , ví dụ ở Hoa Kỳ Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và vừa là thủ tướng.
2. Trong hình thức chính thể cộng hòa đại nghị, Thủ tướng chính phủ do nhân dân
bầu.
Sai vì thủ tướng chính phủ do nghị viện lập ra.
3. Trong hình thức chính thể cộng hòa hỗn hợp, nguyên thủ quốc gia có thể giải tán
nghị viện trước thời hạn.

Đúng
4.Chế độ chính trị dân chủ chỉ tồn tại trong hình thức chính thể cộng hòa.
Sai chính thể quân chủ đại nghị cũng có.
5.Trong nhà nước liên bang tồn tại các quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Sai vì nhà nước liên bang có chủ quyền còn nhà nước tiểu bang không có chủ
quyền.
6.Nhà nước đơn nhất được cấu tạo bởi các đơn vị hành chính có chủ quyền.
Sai.
7.Hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối, quyền lực nà nước thuộc về nhà vua và
cơ quan đại diện.
Sai vì không có cơ quan đại diện.
8. Trong tất cả các hình thức chính thể, nhân dân đều có quyền thành lập ra cơ
quan đại diện cho mình.
Sai vì hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối nhân dân không có quyền.
9. Quyền lực của Vua trong chính thể quân chủ luôn là vô hạn.
Sai vì còn tùy thuộc vào nó là quân chủ gì như quân chủ hạn chế ,
10.Trong hình thức chính thể quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị quyền lực
tối cao của nhà nước thuộc về vua và nghị viện .
Sai trong chính thể quận chủ đại nghị vua trị vì mà không cai trị.
11.Hình thức chính thể quân chủ lập hiến chỉ hình thành từ sau cách mạng tư sản.
Sai vì chính thể quân chủ lập hiến ở nhà nước tư sản còn tồn tại vua nhưng có bãn
hiến pháp hạn chế quyền lực nhà vua.
12.Ở chính thể cộng hòa đại nghị không có chức danh tổng thống chỉ có thủ tướng
do nghị viện lập ra.
Đúng.
13.Trong chính thể cộng hòa đại nghị, Nghị viện có quyền bầu ra và phế truất
Tổng thống.
14.Tổng thống lập ra chính phủ là đặc điểm của chính thể cộng hòa đại nghị.
Sai vì nghị viện mới có quyền lập ra chính phủ.
15. Các quốc gia vừa có chức danh tổng thống vừa có chức danh thủ tướng đều là

nhà nước có chính thể cộng hòa hỗn hợp.
Sai.
16.Chính phủ vừa trực thuộc tổng thống vừa trực thuộc nghị viện là đặc điểm của
chính thể cộng hòa hỗn hợp.
Đúng.
17.Không có dân chủ thì không thể tồn tại chính thể cộng hòa dân chủ.
Đúng.
18. Chế độ chính trị càng dân chủ thì vai rò quản lý nhà nước càng giảm.
Sai vì Chế độ chính trị không phụ thuộc vào vai rò quản lý nhà nước.
19.Ở chính thể cộng hòa hỗn hợp, Tổng thống do cử tri trực tiếp bầu ra và có
quyền thành lập chính phủ.
Sai vì ở chính thể này nghị viện lập ra chính phủ.
20. Mặc dù nhà nước liên bang có từ 2 hay nhiều nước thành viên hợp lại nhưng
chỉ tồn tại 1 chủ quyền chung và có lãnh thổ toàn vẹn, thống nhất.
Đúng.
CHƯƠNG IV: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao?
1. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn chức năng trấn áp giai cấp.
Sai vì vẫn còn tồn tại thế lực chống lại chế độ xhcn ở trong và ngoài nước nên vẫn
rất cần chức năng trấn áp giai cấp.
2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước phi giai cấp.
Sai vì nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn mang bản chất giai cấp gồm công nhân, nông
dân và trí thức.
3.Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa quyền lực nhà nước không mang tính giai cấp.
Sai.
4.Cộng hòa là hình thức chính thể chỉ có ở nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Sai vì Cộng hòa có ở tất cả các kiểu nhà nước : chủ nô, phong kiến, tư sản.
5. Bộ máy nhà nước xhcn được tồ chức và hoạt động theo nguyên tắc phân chia
quyền lực nhà nước.
Sai vì Bộ máy nhà nước xhcn được tồ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập

quyền xhcn
6. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không cho phép sự tồn tại và hoạt động của các
Đảng phái chính trị khác ngoài Đảng cộng sản.
Đúng,
7.Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam là nguyên thủ quốc gia do nhân dân bầu.
Sai vì Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam không phải là chức danh nhà nước,
không phải nguyên thủ quốc gia.
8.Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không chịu
sự ràng buộc bởi pháp luật.
Sai vì vẫn phải chịu sự ràng buộc từ pháp luật.
PHẦN THỨ HAI
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
Chương V: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ HÌNH THỨC
PHÁP LUẬT
I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao?
1. Pháp luật do mọi cơ quan nhà nước ban hành.
Sai do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2.Quy phạm tập quán, tín ngưỡng tôn giáo trong xã hội cộng sản nguyên thủy là
pháp luật của thời này.
Sai vì xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có pháp luật.
3.Không chỉ có quy phạm pháp luật mới định ra quy tắc cho hành vi xử sự của con
người.
Đúng còn có đạo đức, tôn giáo,… cũng định ra quy tắc cho hành vi xử sự của con
người.
4.Chỉ có pháp luật mới được thể hiện dưới hình thức tiền lệ pháp.
Đúng.
5.Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người.
Sai vì còn có đạo đức, pháp luật là tiêu chuẩn đánh giá hành vi pháp lý.
6.Pháp luật và quy phạm đạo đức luôn luôn hỗ trợ nhau trong việc điều chỉnh các
quan hệ xã hội.

Sai vì quy phạm đạo đức cũng có thể cản trở pháp luật: đạo đức không khuyên con
tố cáo cha mình vi phạm pháp luật nhưng pháp luật thì phải tố cáo nếu không là
hành vi bao che.
7. Khác với các quy phạm xã hội khác( như quy phạm tập quán, đạo đức, tôn giáo),
chỉ pháp luật mới mang tính xã hội.
Sai.
8. Pháp luật có mối quan hệ gián tiếp với kinh tế.
Đúng vì Pháp luật có mối quan hệ gián tiếp với kinh tế thông qua chính trị.
9. Khác với các quy phạm xã hội, pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện
bằng các biện pháp kinh tế, chính trị và cưỡng chế.
Đúng.
10. Chỉ pháp luật mới có tình bắt buộc.
Sai vì chính trị cũng có tính bắt buộc.
11.Mọi văn bản được nhà nước ban hành có chứa đựng các quy tắc xử sự đều là
văn bản quy phạm pháp luật.
Sai vì bản án của tòa án, biên bản xử phạt của cảnh sát giao thông cũng chứa đựng
quy tắc xử sự nhưng nó lại là văn bản áp dụng pháp luật.
12.Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước.
Đúng.
13.Chỉ pháp luật mới được bảo đảm bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước.
Sai vì chính trị cũng có.
14.Chỉ pháp luật mới có tính quy phạm.
Sai vì đạo đức, tập quán, chính trị,… cũng có tính quy phạm.
15.Pháp luật có quan hệ trực tiếp với quy phạm chính trị của đảng cầm quyền.
Đúng quy phạm chính trị của đảng cầm quyền đóng vai trò chỉ đạo, phương hướng,
nội dung thực hiện của pháp luật.
16. Quy pham chính trị của đảng cầm quyền quy định bản chất của pháp luật.
Đúng vì Quy pham chính trị của đảng cầm quyền có quan hệ trực tiếp với pháp
luật, làm pháp luật có tính giai cấp trong bản chất của pháp luật.
17.Pháp luật là phương tiện để bảo đảm an ninh và an toàn xã hội.

Sai vì nếu là pháp luật phi dân chủ thì không là phương tiện để bảo đảm an ninh và
an toàn xã hội, pháp luật dân chủ mới có tính chất trên.
18.Pháp luật là cơ sở để bảo đảm bình đẳng và công bằng xã hội.
Sai vì pháp luật phi dân chủ thì không.
19. Quy phạm tập quán thể hiện truyền thống dân tộc luôn luôn hỗ trợ việc thực
hiện pháp luật trên thực tế.
Sai vì có những truyền thống tốt nhưng cũng có truyền thống xấu thể hiện sự cổ
hũ, lạc hậu,… thì không hỗ trợ việc thực hiện pháp luật mà còn cản trở.
20. Mọi quy phạm chính trị được nhà nước cho phép tồn tại đều là quy phạm pháp
luật.
Sai vì quy phạm chính trị của Đảng cầm quyền được pháp luật hóa.
21.Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được hiểu là pháp luật có phạm vi tác
động trên toàn lãnh thổ quốc gia và trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội.
Đúng nó là nội dung của tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
22. Tính được bảo đảm bằng nhà nước của pháp luật không chấp nhận 1 quan hệ
xã hội đã được điều chỉnh bằng pháp luật thì không chịu sự điều chỉnh của bất kỳ
loại quy phạm xạ hội nào khác.
Sai vì có nhiều quan hệ xạ hội vừa được điều chỉnh bằng pháp luật, bằng tập quán,

23.Mọi văn bản quy phạm pháp luật đều thể hiện ý chí của nhà nước.
Đúng.
24.Pháp luật tác động trong phạm vi rộng lớn, thời gian dài phù hợp với thuộc tính
đảm bảo thực hiện bởi cưỡng chế nhà nước.
Sai , đây là nội dung của thuộc tính tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
25.Nội dung của pháp luật được thể hiện bằng ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác
thể hiện thuộc tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.
Đúng
26. Chức năng bảo vệ của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật bảo đảm cho sự phát
triển của các quan hệ xã hội.

Sai, đây là chức năng điều chỉnh của pháp luật.
27. Tập quán pháp khác với tập quán ở đặc điểm được nhà nước bảo đảm thực
hiện.
Đúng.
28. Văn bản áp dụng pháp luật không phải là hình thức của pháp luật.
Đúng vì văn bản áp dụng pháp luật ví dụ như là: bản án, quyết định nâng lương,
khen thưởng, kỷ luật,…còn hình thức của pháp luật là nguồn, là nơi chứa đựng quy
tắc xử sự chung cho tất cả mọi người.
29. Tiền lệ pháp không được hình thành bởi cơ quan lập pháp.
Đúng
30. Pháp luật có tính xác chặt chẽ về hình thức không phản ánh mối quan hệ giữa
pháp luật với kinh tế.
Sai
31.Pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của nhà nước và xã hôi.
Sai vì pháp luật dân chủ thì bảo vệ còn pháp luật phi dân chủ thì không bảo vệ lợi
ích này.
32.Chức năng điều chỉnh của pháp luật thể hiện ở chỗ pháp luật tác động vào ý
thức con người, từ đó con người lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của
pháp luật.
Sai vì đây là chức năng giáo dục của pháp luật.
33.Pháp luật là phương tiện để nhà nước mô hình hóa cách thức xử sự của con
người.
Đúng.
34.Tập quán pháp là quy tắc xử sự chung không tồn tại trong pháp luật của nhà
nước xã hội chủ nghĩa.
Sai vì vẫn tồn tại.
35.Bản chất pháp luật chỉ thể hiện qua giá trị xã hội của pháp luật ( giá trị công
bằng-bình đẳng).
Sai, một mặt bản chất của pháp luật còn có tính giai cấp.
36. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật chỉ được thừa nhận trong kiểu nhà nước tư

sản.
Sai, nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng thừa nhận.
37.Tập quán pháp là hình thức pháp luật ít biến đổi không phản ánh được mối quan
hệ giữa pháp luật với kinh tế.
Sai vì tập quán pháp vẫn biến đổi.
38. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật thể hiện sự linh hoạt của pháp luật với đòi
hỏi của thực tiễn.
Đúng.
39.Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đành giá hành vi pháp lý của con người.
Đúng.
CHƯƠNG VI: QUY PHẠM PHÁP LUẬT, VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT VÀ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT.
I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao?
1.Tính bắt buộc là đặc điểm riêng của quy phạm pháp luật.
Sai vì tính bắt buộc là đặc điểm chung cho tất cả mọi người và chính trị cũng có
tính bắt buộc.
2.Nội quy của 1 tổ chức xã hội được nhà nước cho phép tồn tại là quy phạm pháp
luật.
Sai vì nó hình thành không đúng thẩm quyền, quy phạm pháp luật phải do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3.Quy phạm pháp luật khác quy phạm đạo đức vì nó chỉ ra quyền và nghĩa vụ của
chủ thể.
Đúng.
4.Giả định là bộ phận xác định phạm vi tác động của pháp luật nên nó không thể
thiếu trong một quy phạm pháp luật.
Đúng.
5. Khi hoàn cảnh, tình huống, điều kiện dự liệu trong giả định thay đổi, phạm vi tác
động của pháp luật sẽ thay đổi theo.
Đúng ví dụ nếu quốc hội sửa đổi luật hôn nhân, gia đình cho nữ đủ 16 tuổi được
phép kết hôn thì phạm vi tác động của luật này cũng thay đổi theo.

6.Quy định của quy phạm pháp luật là bộ phận chỉ nêu cách thức xử sự bắt buộc
cho các bộ phận có liên quan.
Sai vì còn nêu quyền, xử sự cho phép chủ thể được lựa chọn hành động hay không
hành động do pháp luật đặt ra.
7. Một quy phạm pháp luật không cần có đầy đủ 3 bộ phận giả định, quy định, chế
tài nhưng phải có bộ phận quy định.
Sai vì bắt buộc phải có đầy đủ 3 bộ phận này.
8.Hậu quả bất lợi nêu trong chế tài của quy phạm pháp luật là sự bảo đảm cho pháp
luật được thực hiện.
Đúng.
9.Nếu chủ thể không ở vào hoàn cảnh, điều kiện nêu ở giả định thì không chịu sự
tác động của bộ phận quy định.
Đúng.
10. Quy phạm pháp luật chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra.
Sai còn thiếu thừa nhận.
11. Tất cà các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban
hành đều là văn bản luật.
Sai vì còn có văn bản dưới luật.
12. Các văn bản dưới luật đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương
ban hành.
Sai vì còn có ở trung ương ban hành.
13. Quy phạm pháp luật chỉ được bảo đảm thực hiện bởi cưỡng chế nhà nước.
Còn được thực hiện bằng tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, pháp luật.
14. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ do cơ quan nhà nước ban hành.
Sai vì do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
15. Tính bắt buộc không phải là đặc điểm riêng của quy phạm pháp luật.
Đúng vì nó còn có ở chính trị, tôn giáo, đạo đức.
16.Giả định phức tạp là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên điều
kiện, hoàn cảnh, tình huống và môi liên hệ giữa chúng.
Đúng.

17. Quy phạm pháp luật vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội.
Đúng.
18. Mọi văn bản quy phạm pháp luật đều là văn bản luật.
Sai, có rất nhiều văn bản là văn bản dưới luật.
19. Một quan hệ xã hội không thể bị điều chỉnh bởi pháp luật và quy phạm chính
trị.
Sai vì có thể vừa bị điều chỉnh bằng hiến pháp và bằng nghị quyết.
CHƯƠNG VII: QUAN HỆ PHÁP LUẬT
I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao?
1. Tính ý chí là đặc điểm riêng của quan hệ pháp luật.
Đúng, quan hệ pháp luật chỉ phát sinh khi có tính ý chí của các bên và có quy
phạm pháp luật.
2. Năng lực pháp luật của cá nhân trong từng giai đoạn phát triển khác nhau của 1
kiểu nhà nước là không giống nhau.
Đúng, hiến pháp 1980 năng lực pháp luật của cá nhân hẹp hơn hiến pháp 1992.
3.Độ tuổi là cái mốc để vừa xác định năng lực pháp luật, vừa xác định năng lực
hành vi của chủ thể là cá nhân.
Sai vì thời điểm phát sinh năng lực pháp luật có từ khi mới sinh ra.
4. Độ tuổi là căn cứ duy nhất để xác định năng lực hành vi của cá nhân.
Sai vì cỏn dựa vào tiêu chuẩn lý trí, tình trạng sức khỏe.
5. Người có năng lực pháp luật thì có năng lực hành vi đầy đủ.
Sai vì trẻ em, người bị bệnh tâm thần có năng lực pháp luật nhưng không có năng
lực hành vi.
6. Công dân Việt Nam có năng lực hành vi đầy đủ trong một loại quan hệ pháp luật
nhất định, thì cũng được xem là có năng lực hành vi đầy đủ trong các quan hệ pháp
luật khác.
Sai ví dụ người đủ 16 tuổi và không bị tâm thần thì tham gia vào quan hệ pháp luật
hình sự được nhưng chưa tham gia vào quan hệ luật hôn nhân và gia đình đươc.
7.Năng lực chủ thể của mọi công dân Việt Nam là như nhau.
Sai vì còn phụ thuộc vào người đó là người thành niên hay chưa thành niên, có bị

bệnh tâm thần không.
8. Ý chí nhà nước thể hiện trong quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh quan hệ
xã hội là căn cứ để quan hệ pháp luật phát sinh.
Đúng.
9.Quyền chủ thể pháp luật là hành vi cho phép hoặc bắt buộc chủ thể phải thực
hiện.
Sai vì không có bắt buộc chủ thể phải thực hiện.
10. Nghĩa vụ pháp lý là hành vi cho phép hoặc bắt buộc của chủ thể.
Sai vì không có hành vi cho phép mà chỉ có bắt buộc.
11. Chỉ nhà nước mới có quyền thừa nhận năng lực hành vi của cá nhân.
Đúng,
12. Năng lực pháp luật của cá nhân tăng dần về dung lượng theo sự phát triển tự
nhiên của người đó.
Sai vì năng lực pháp luật của người già bằng người trẻ.
13. Người nghiện ma túy thì có năng lực hành vi hạn chế.
Sai vì chỉ khi có quyết định của tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi.
14. . Người nghiện rượu thì có năng lực hành vi hạn chế.
Sai vì chỉ khi có quyết định của tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi.
15. Người đang chấp hành hình phạt( tù có thời hạn, chung thân) thì không là chủ
thể của quan hệ pháp luật .
Sai vì nếu người đang chấp hành hình phạt tù giết bạn tù của mình thì vẫn phải
chấp hành, bị xử lý theo quy định của pháp luật .
16. Người mù là người có năng lực hành vi hạn chế.
Sai vì chỉ khi người đó có quyết định của tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi.
17. Chủ thể của 1 quan hệ pháp luật cụ thể phải là người có khả năng bằng hành vi
của mình xác lập quyền và nghĩa vụ pháp lý và tham gia vào quan hệ pháp luật.
Đúng.
18. Mọi cá nhân có nhu cầu tham gia quan hệ pháp luật thì đều có thể là chủ thể
của quan hệ pháp luật.
Sai vì còn phải có năng lực chủ thể.

19. Năng lực pháp luật xuất hiện ở cá nhân khi đứa trẻ được đăng ký khai sinh.
Sai khi đứa trẻ được sinh ra độc lập với cơ thể người mẹ và còn sống.
20. Năng lực pháp luật của cá nhân là 1 thuộc tính mang tính chính trị pháp lý.
Đúng vì nó không phải thuộc tính tự nhiên, quyền và nghĩa vụ của cá nhân do pháp
luật quy định.
21. Người từ đủ 18 tuổi trở lên, không mắc bệnh tâm thần là chủ thể của mọi quan
hệ pháp luật.
Sai vì nam đủ 18 tuổi vẫn chưa đủ tuổi để tham gia vào quan hệ pháp luật hôn
nhân và gia đình mà phải là đủ 20 tuổi.
22. Quan hệ pháp luật có thể được điều chỉnh đồng thời bởi quy phạm pháp luật và
quy phạm xã hội có nội dung hoàn toàn trái ngược nhau.
Đúng ví dụ quan hệ mua bán tài sản là quan hệ pháp luật vừa được điều chỉnh
bằng pháp luật và quy phạm tập quán.
23. Trong 1 số trường hợp sự biến pháp lý xảy ra phụ thuộc vào ý chí của con
người.
Sai vì sự biến pháp lý không phụ thuộc vào ý chí con người.
24. Có những quan hệ pháp luật mà chủ thể( các bên tham gia) chỉ là cá nhân.
Đúng ví dụ quan hệ kết hôn.
25. Hành vi pháp lý là những sự kiện thực tế chỉ được thể hiện bằng hành động của
chủ thể.
Sai vì có thể là không hành động.
26. Hành vi pháp lý là những sự kiện thực tế phản ánh ý chí của con người và được
pháp luật quy định.
Đúng.
27. Thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng cho con người( thiệt hại về tài sản, tính
mạng) thì luôn là sự biến pháp lý.
Đúng.
28. Bão lụt là sự biến pháp lý.
Sai nếu bão lụt không gây thiệt hại thì không là sự biến pháp lý.
29. Hành vi của con người là sự kiện pháp lý.

Sai vì những hành vi đơn giản thì không là sự kiện pháp lý.
30. Người không có năng lực hành vi thì không là chủ thể của quan hệ pháp luật.
Sai ví dụ trẻ em không là chủ thể trực tiếp nhưng là chủ thể gián tiếp thông qua bố
mẹ, người giám hộ vấn đề thừa kế,…
31. Hành vi thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật luôn
luôn là hành vi hợp pháp.
Đúng.
40. Trong những trường hợp nhất định quyền chủ thể của cá nhân được nhà nước
bảo vệ cả khi người đó đã chết.
Đúng.
41. Khi những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia thay đổi thì năng lực
pháp luật của cá nhân bị thay đổi theo.
Đúng.
II. BT Quan hệ pháp luật
Bài tập 1:
Đặng Văn A, lái xe thuê cho bà Lê Thị B, hưởng lương theo tháng. Ngày
2/3/2011, A điều khiển ô tô khách từ Hà Tĩnh đi Hà Nội. Khi xe của A đi với
tốc độ 50 - 55km/h đến km 387 + 600 quốc lộ 1A thì phía trước có hai xe mô tô
đi ngược chiều, trong đó có xe của anh Trần Văn C điều khiển đi lấn sang phần
đường bên trái, lúc này A không giảm tốc độ, không phát hiệu còi, không nháy
đèn cảnh báo. Khi xe của A cách xe của C khoảng 8- 10 mét thì A mới lái xe
sang bên trái để tránh và anh C cũng lái xe về bên phải phần đường của mình
nên xe ô tô do A điều khiển đã đâm vào xe máy của anh C làm xe của anh C
văng ngược về phía sau, xe của A tiếp tục lao sang bên trái phần đường đâm
tiếp vào xe mô tô do anh Lê E điều khiển đang lưu hành cùng chiều với xe của
anh C, phía sau chở anh M. Hậu quả anh Trần Văn C và anh M bị chết (biết
rằng Trần Văn C có để lại di sản thừa kế là 1 sổ tiết kiệm 500 triệu đồng), anh E
bị thương nặng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định tỷ lệ thương tật
là 86%.
Hãy xác định các sự kiện pháp lý trong tình huống trên? Chỉ ra những quan hệ

pháp luật phát sinh từ những sự kiện pháp lý đó?
Bài tập 2
A và B là hai anh em ruột, được cha mẹ để lại khối tài sản gồm 3 gian nhà trên
khuôn viên 500 mét vuông đất đã được chính quyền địa phương cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất mang tên cha mẹ hai ông. Ngày 2/3/2011 cha ông A, B
qua đời, Ngày 2/ 6/2011 mẹ ông A, B chết. Khối tài sản của cha mẹ hai ông để
lại vì không có di chúc, nên ông B quản lý và không chịu chia di sản mà cha mẹ
để lại cho ông A. Ngày 12/11/2011 ông A làm đơn gửi Ủy ban nhân dân xã M
giải quyết về di sản thừa kế. Ngày 22/11/2011, UBND xã M có văn bản trả lời
ông A là không hòa giải được.
Ngày 22/11/2011 ông A có đơn khởi kiện gửi Tòa án nhân dân huyện H về việc
giải quyết việc phân chia di sản thừa kế. Tòa án đã thụ lý và giải quyết vụ kiện
trên. Tòa án quyết định chia đều số tài sản trên cho A và B.
Hỏi: - Hãy chỉ ra các sự kiện pháp lý trong bài tập tập trên?
- Những quan hệ pháp luật đã phát sinh?
Bài tập 3
Ngày 10/9/2011, bà Nguyễn Hoài Minh (sinh năm 1985, cư trú tại xã X, huyện
Y, tỉnh Z) đã nộp hồ sơ dự tuyển công chức ngạch chuyên viên theo thông báo
tuyển dụng của Sở Nội vụ tỉnh Z. Trên cơ sở kết quả thi tuyển, ngày
20/10/2011, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Z đã ra quyết định tuyển dụng bà Minh
vào làm việc tại cơ quan này.
Anh (chị) hãy xác định: các quan hệ pháp luật đã phát sinh? Cấu thành của
một trong các quan hệ pháp luật đó?
LỜI GIẢI
Bài tâp 1
Đáp:
*Sự kiện pháp lý:
- Hành vi trái pháp luật của A: điều khiển xe không giảm tốc độ, không
phát hiệu còi, không nháy đèn cảnh báo hậu quả xe ô tô do A điều khiển
đã đâm liên tiếp vào hai xe máy do C, E điều khiển gây hậu quả

nghiêm trọng
- A gây ra cái chết của C và M, E bị thương nặng
- C để lại di sản thừa kế: 500 triệu đồng
Các quan hệ pháp luật sẽ phát sinh:
+ Giữa A với các cơ quan bảo vệ pháp luật (cơ quan điều tra trong lực lượng cảnh
sát nhân dân): Nội dung thu thập chứng cứ để ra bản kết luận điều tra
+ Giữa cơ quan điều tra với cơ quan truy tố (viện kiểm sát): Trên cơ sở kết luận
điều tra của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định truy tố A để Tòa án
quyết định đưa vụ án ra xét xử.
+ Giữa cơ quan xét xử với A ( bị cáo) và những người tham gia quan hệ tố tụng.
+ Giữa cơ quan thi hành án với A (người VPPL)
+ Giữa A với thân nhân của người bị hại và người bị thương (A và E) về bồi
thường thiệt hại.
+ Giữa những người hưởng di sản thừa kế của C với Tòa án.
Bài 2
Đáp:
+ Sự kiện pháp lý:
- Cha, mẹ ông A chết để lại di sản thừa kế là nhà ở hợp pháp trên khuôn
viên 500 mét vuông, không có di chúc.
- Tranh chấp di sản thừa kế Ủy ban nhân dân đã không hòa giải thành
- A khởi kiện Tòa án thụ lý và giải quyết phân chia di sản thừa kế
+ Quan hệ pháp luật đã phát sinh:
- Quan hệ pháp luật giữa Ủy ban nhân dân xã M với A và B về việc hòa
giải tranh chấp di sản thừa kế.
- Quan hệ pháp luật giữa Tòa án huyện H với A, B về việc phân chia di
sản thừa kế
Bài 3
Đáp:
- Quan hệ pháp luật giữa bà Nguyễn Hoài Minh với Sở nội vụ tỉnh Z về
việc nộp hồ sơ và thi dự tuyển công chức ngạch chuyên viên

- Quan hệ pháp luật giữa bà Minh (người được tuyển dụng công chức) với
Giám đốc sở Nội vụ tỉnh Z cơ quan sử dụng lao động công chức
+ Cấu thành quan hệ pháp luật giữa người lao động (bà Minh) và người sử dụng
lao động (Sở Nội vụ tỉnh Z)
- Chủ thể QHPL: cá nhân (bà Minh) với cơ quan nhà nước (sở Nội vụ) sử
dụng lao động
+ Sở Nội vụ tỉnh Z: có năng lực chủ thể ( theo quy định của pháp luật có
quyền tuyển dụng viên chức – năng lực pháp luật; và bằng chính khả năng
của mình thực hiện quyền này – năng lực hành vi).
+ Bà Minh: có năng lực chủ thể ( có đủ điều kiện tuyển dụng theo quy
định của pháp luật thì được nộp hồ sơ dự tuyển công chức- năng lực pháp
luật; và bằng chính khả năng của mình thực hiện việc thi tuyển- năng lực
hành vi).
- Nội dung của QHPL: Tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người lao
động là công chức nhà nước với người sử dung lao động là sở Nội vụ
tỉnh Z
+ Quyền chủ thể: Quyền được dự tuyển, thực hiện quyền làm việc của bà
Minh, quyền được tuyển người của Sở Nội vụ tỉnh Z
+Nghĩa vụ pháp lý: Nghĩa vụ tuân theo các quy định về điều kiện dự tuyển
của bà Minh; Nghĩa vụ nhận hồ sơ dự tuyển khi người nộp hồ sơ có đủ các
điều kiện theo quy định của pháp luật của Sở nội vụ tỉnh Z.
- Khách thể QHPL: Là lợi ích của người lao động và người sử dụng lao
động mong muốn đạt được khi tham gia QHPL này.
+ Là lợi ích của Sở Nội vụ tỉnh Z: tuyển được người phù hợp với yêu cầu
của vị trí cần tuyển dụng
+ Là lợi ích của bà Minh: được tuyển dụng vào làm việc trong cơ quan nhà
nước
CHƯƠNG VIII: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, Ý THỨC PHÁP LUẬT, VÀ PHÁP
CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
I.Nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao?

1.Tuân theo pháp luật và thi hành pháp luật là hành vi hợp pháp và chỉ do cá nhân
thực hiện.
Sai,tổ chức, doanh nghiệp cũng phải tuân theo pháp luật.
2. Thực hiện pháp luật bao gồm hành vi hợp pháp và vi phạm pháp luật của các
chủ thể.
Sai không có vi phạm pháp luật.
3. Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật chỉ có ở cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
Sai vì còn có nhà chức trách của nhà nước và các tổ chức được nhà nước trao
quyền.
4. Chủ thể có quyền áp dụng pháp luật, không nhất thiết phải tuân thủ các giai đoạn
áp dụng pháp luật theo 1 trình tự nhất định.
Sai.
5. Tính sáng tạo là đặc điểm không thể thiếu được khi áp dụng pháp luật tương tự.
Đúng áp dụng pháp luật tương tự giải quyết vụ việc không có quy phạm pháp luật
điều chỉnh.
6. Văn bản áp dụng pháp luật chỉ do cơ quan tư pháp( Tòa án, Viện Kiểm sát) ban
hành.
Sai do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành.
7. Trong quá trình áp dụng pháp luật, ở 1 số trường hợp cơ quan có thẩm quyền có
thể dừng lại ở giai đoạn một.
Đúng, khi chứng cứ không đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì đình chỉ điều tra.
8. Trong một số trường hợp mặc dù hoạt động áp dụng pháp luật đang diễn ra ở
giai đoạn cuối cùng, nhưng chủ thể áp dụng pháp luật có thể quay trở lại giai đoạn
một hoặc đình chỉ vụ việc không áp dụng pháp luật.
Đúng.
9.Áp dụng pháp luật tương tự được thực hiện đối với tất cả các lĩnh vực điều chỉnh
của pháp luật.
Sai vì áp dụng pháp luật tương tự không được trong lĩnh vực hình sự và hành
chính.

10. Văn bản áp dụng pháp luật luôn phát sinh hiệu lực kể từ ngày được ban hành.
Sai, văn bản phạt tiền số tiền đến vài triệu thì phải có thời gian bao nhiêu để người
ta nộp chứ không bắt nộp ngay được.
11. Căn cứ pháp lý của văn bản áp dụng pháp luật là quy phạm pháp luật được lựa
chọn được ở giai đoạn 2 trong quá trình áp dụng pháp luật.
Đúng.
12. Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mang tính bắt buộc.
Sai vì nó là quyền nhà nước cho phép, không bắt buộc.
13. Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật được thực hiện bởi cơ quan
nhà nước và đảng phái chính trị.
Sai vì đảng phái chính trị không có thẩm quyền.
14. Ra văn bản áp dụng pháp luật là giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật có
nội dung cụ thể hóa quyền, nghĩa vụ của chủ thể bị áp dụng pháp luật.
Đúng.
15. Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật là giai đoạn của quá trình áp dụng
pháp luật cụ thể hóa quyền, nghĩa vụ của chủ thể bị áp dụng.
Đúng.
16. Pháp chế là hiện tượng tồn tại trong mọi xã hội có nhà nước.
Sai, nhà nước chủ nô, phong kiến không có pháp chế, chỉ tồn tại nhà nước phi dân
chủ.
17. Pháp chế tồn tại trong tất cả các kiểu nhà nước.
Sai.
18. Pháp luật được tuân thủ thì có pháp chế.
Sai ví dụ nhà nước chủ nô, phong kiến,…xem câu 19.
19. Nếu pháp luật phi dân chủ, thì dù có sự tuân thủ pháp luật 1 cách triệt để của
mọi chủ thể cũng không có pháp chế.
Đúng.
20. Pháp chế phụ thuộc vào dân chủ, vì có dân chủ thì mới có sự tuân thủ pháp luật
1 cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác.
Đúng.

21. Pháp chế và pháp luật là đồng nhất với nhau.
Sai, pháp chế ở trạng thái động, còn pháp luật ở trạng thái tĩnh.
22. Xử lý nghiêm minh đối với các chủ thể vi phạm pháp luật là biện pháp giáo dục
ý thức pháp luật cá nhân.
Đúng.
23. Pháp chế chỉ có lợi cho nhà nước.
Sai pháp luật dân chủ có lợi cho cả xã hội.
24. Pháp luật càng điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội càng tốt.
Sai, tức là tuyệt đối hóa quan hệ pháp luật, phát triển gượng ép.
25. Pháp luật càng thu hẹp phạm vi điều chỉnh đối với các quan hệ xã hội càng tốt.
Sai, vấn đề là pháp luật phải xác định đối tượng điều chỉnh pháp luật cho đúng.
26. Sự vận động, phát triển của ý thức pháp luật chỉ do tồn tại xã hội quy định.
Sai.
27. Hoàn thiện hệ thống pháp luật là biện pháp để củng cố và nâng cao ý thức pháp
luật.
Đúng pháp luật càng hoàn thiện thì thái độ, tình cảm của con người đối với pháp
luật càng cao, con người có ý thức hơn.
28. Ý thức pháp luật có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tồn tại xã hội vì
tính độc lập tương đối của nó.
Đúng.
29. Ý thức pháp luật luôn luôn lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội.

×