Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tạo HÌNH CHO TRẺ 5 6 TUỔI lớp 5a2 TRƯỜNG mầm NON dư HÀNG KÊNH i từ NHỮNG NGUYÊN học LIỆU đã QUA sử DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 18 trang )

UBND QUẬN LÊ CHÂN

TRƯỜNG MẦM NON DƯ HÀNG KÊNH I

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẠO HÌNH
CHO TRẺ 5- 6 TUỔI LỚP 5A2 TRƯỜNG MẦM NON
DƯ HÀNG KÊNH I TỪ NHỮNG NGUYÊN HỌC LIỆU
ĐÃ QUA SỬ DỤNG

Tác giả

:

Trình dộ chuyên môn :
Chức vụ

:

Nơi công tác

:

Ngày 05 tháng 3 năm 2016


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHI CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Năm 2016


Kính gửi: - Sở GD&ĐT Hải Phòng
- Sở Khoa học và công nghệ Hải Phòng
Họ và tên:
Chức vụ, đơn vị công tác:
Tên sáng kiến: “ Giải pháp nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ 5- 6 tuổi lớp 5A2
trường mầm non Dư Hàng Kênh I từ những nguyên học liệu đã qua sử dụng”
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
1. Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết
Vấn đề tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ đã có những bài viết trên
mạng internet liên quan đến từ nhiều năm trước đây như: “Một số biện pháp giúp
trẻ học tốt môn tạo hình”
* Ưu điểm:

- Giải pháp đã bàn về các biện pháp trao đổi, thảo luận giúp trẻ học tốt
môn tạo hình trong một số thể loại tiết: thể loại tiết mẫu, thể loại tiết đề tài,
thể loại tiết tự chọn.
* Nhược điểm:

Các giải pháp này mới chỉ đề cập đến việc trao đổi, thảo luận và hướng
dẫn trẻ thực hiện ở một số thể loại tiết: mẫu, đề tài, tự chọn mà chưa tập trung
nghiên cứu vào việc làm sao để nâng cao chất lượng toàn diện các kĩ năng
hoạt động tạo hình cho trẻ, cũng chưa đưa ra được các giải pháp giúp phát
huy tính sáng tạo của trẻ. Vì thế ở giải pháp này chưa thể nâng cao được các
kĩ năng tạo hình toàn diện cho trẻ 5- 6 tuổi.
* Giải pháp khắc phục nhược điểm:
Cần phải có nguồn nguyên học liệu phong phú để trẻ được phát triển đồng
bộ các kĩ năng ( vẽ, xé dán, cắt, ghép, dính, đan, cài…) và thỏa mãn nhu cầu sáng
2



tạo của mình. Từ đó sẽ tạo nền móng cho việc nâng cao chất lượng môn học tạo
hình cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến

- Tính mới, tính sáng tạo:
+ Tính mới: Bổ sung các nguyên học liệu đã qua sử dụng vào hoạt động tạo
hình sẽ phát triển được các kỹ năng tạo hình tổng hợp cùng lúc cho trẻ: cắt, gấp,
vẽ, xé, vặn, xoắn, đan tết, gài, dính....Đây cũng là điều kiện thuận lợi để trẻ được
phát triển các vận động tinh của đôi bàn tay. Vì muốn tái sử dụng các nguyên học
liệu đòi hỏi trẻ phải dùng đôi bàn tay khéo léo của mình để cắt, dính, dán, vẽ,...
+ Tính sáng tạo: Việc tận dụng nguồn nguyên học liệu đã qua sử dụng vào
hoạt động tạo hình đã giúp trẻ lớp tôi có được sự thân thiện hơn với môi trường,
nhằm thỏa mãn nhu cầu và khả năng sáng tạo cho trẻ với hoạt động tạo hình. Trẻ
được thỏa sức trải nghiệm và sáng tạo từ nguồn nguyên học liệu phong phú và đa
dạng mà không tốn kém tiền của để mua chúng như: lõi giấy vệ sinh, ống nhựa, đĩa
CD trầy cũ, hộp bìa cứng, hộp sữa chua...
II.2. Khả năng áp dụng và nhân rộng:
Giải pháp này đã được áp dụng cho học sinh lớp 5A2 trường mầm non …
đạt kết quả cao.
Giải pháp này có thể nhân rộng cho tất cả các đối tượng là trẻ 5- 6 tuổi ở các
trường mầm non trong và ngoài thành phố
II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
a. Hiệu quả kinh tế:
Việc tận dụng nguồn nguyên học liệu phong phú đã qua sử dụng vào hoạt
động tạo hình cho trẻ đã giải quyết được vấn đề về kinh tế cho nhà trường. Hàng
năm nhà trường, đã phải trích khoản kinh phí không nhỏ để mua sắm đầu tư
nguyên học liệu cho các lớp thực hiện hoạt động tạo hình. Nay do áp dụng nguồn
nguyên học liệu sẵn có trong sinh hoạt hàng ngày của các gia đình đã tiết kiệm
cho nhà trường giảm bớt đáng kể khoản chi về kinh phí đầu tư, có thể sử dụng số
tiền đó để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho trẻ trong các hoạt động khác.

b. Hiệu quả về mặt xã hội:
Thay cho việc trước đây tôi còn sử dụng những nguyên học liệu nghèo nàn,
chủ yếu là đất nặn, giấy màu và sáp màu để dạy, hầu hết những sản phẩm trẻ tạo ra
chưa đẹp về màu sắc, chưa phong phú về chất liệu và kiểu dáng, chưa phát huy
3


được tính sáng tạo của trẻ. Thì nay tôi vận dụng các nguyên học liệu đã qua sử
dụng như: lõi giấy vệ sinh, ống, hộp, thìa sữa chua…. vào các hoạt động tạo hình
cho trẻ 5- 6 tuổi của lớp 5A2, trường mầm non …đã tạo điều kiện cho trẻ được
phát triển tốt các kĩ năng tạo hình và phát huy tối đa khả năng sáng tạo cho trẻ.
c. Giá trị làm lợi khác
Tăng cường sự hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh, tạo sự thân thiện của trẻ
với môi trường góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cũng như chất
lượng giáo dục toàn diện cho trẻ
CƠ QUAN ĐƠN VỊ

Hải Phòng, ngày 5/ 3/ 2016

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Tác giả sáng kiến

4


BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
THÔNG TIN VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến
“ Giải pháp nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ 5- 6 tuổi lớp 5A2,

trường mầm non Dư Hàng Kênh I từ những nguyên học liệu đã qua sử dụng”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thẩm mỹ
3. Tác giả:
Họ và tên:
Ngày tháng năm sinh:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
Điện thoại:
4. Đơn vị áp dụng:
- Tên đơn vị:
- Địa chỉ:
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
Trẻ mầm non luôn rất nhạy cảm với cái đẹp xung quanh, đây là thời kỳ phát
triển những cảm xúc thẩm mỹ – đó là những cảm xúc tích cực được nảy sinh khi trẻ
tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp trong các nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật tạo hình.
Hoạt động tạo hình có vai trò rất lớn đối với sự nhận thức cho trẻ. Thông qua
hoạt động tạo hình trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có
được hiểu biết, hình dung về đối tượng đó, từ đó trẻ xây dựng các đối tượng. Hoạt
động tạo hình là phương tiện để phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng… điều đó
giúp tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ.
Hoạt động tạo hình cũng là con đường để giáo dục tình cảm – xã hội cho trẻ
mầm non. Trẻ được tiếp thu cái đẹp qua hoạt động tạo hình, trẻ trực tiếp trải
nghiệm các xúc cảm, các trạng thái tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ
năng xã hội và trẻ biết cách đánh giá các hành vi xã hội. Qua hoạt động tạo hình
giúp trẻ có thói quen tự giác làm việc.
Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ cho
trẻ. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động nghệ thuật. Hoạt động này
giúp cho trẻ có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác
thẩm mỹ, giúp trẻ nhận ra màu sắc, hình dạng, đường nét, tỷ lệ, sự sắp xếp trong
5



không gian…nhận thấy được cái đặc trưng và nét đẹp trong sự vật, hiện tượng mà
trẻ miêu tả.
Hoạt động tạo hình giúp phát triển thể chất cho trẻ mầm non. Hoạt động tạo
hình giúp cho đôi bàn tay của trẻ linh hoạt, phát triển khả năng kết hợp khéo léo
của đôi tay và đôi mắt.
Hoạt động tạo hình giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ tạo ra sản phẩm tạo
hình muốn giới thiệu về hoạt động đó, qua đó làm tăng thêm vốn từ và ngôn ngữ
mạch lạc cho trẻ.
Qua hoạt động tạo hình còn giúp trẻ vững vàng hơn khi bước vào trường phổ
thông. Hoạt động này giúp cho trẻ biết những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội
để trẻ nhanh chóng bắt kịp cùng các môn học ở trường tiểu học. Giúp trẻ có thói
quen nề nếp học tập.
Hoạt động tạo hình cùng với các hoạt động khác giúp cho sự phát triển toàn
diện của trẻ. Vậy nên chúng ta cần tạo môi trường đặc biệt là môi trường kích thích
tính tò mò, ham hiểu biết, muốn tạo ra cái đẹp cho trẻ tham gia một cách tích cực
nhất.
Vấn đề tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ đã có những bài viết trên
mạng internet liên quan đến từ nhiều năm trước đây như:
- Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn học tốt môn tạo hình
* Ưu điểm:

- Giải pháp đã bàn về các biện pháp trao đổi, thảo luận giúp trẻ học tốt
môn tạo hình trong một số thể loại tiết: thể loại tiết mẫu, thể loại tiết đề tài,
thể loại tiết tự chọn. Bằng các sự hướng dẫn và gợi ý định hướng của cô giáo,
trẻ có thể thực hiện theo đúng các định hướng đó.
* Nhược điểm:
Giải pháp này chủ yếu bàn về vấn đề giúp trẻ học tốt môn tạo hình bằng
các biện pháp gây hứng thú cho trẻ, trao đổi và thảo luận về ý tưởng của trẻ dựa

trên những khuôn mẫu có sẵn mà chưa tập trung vào việc nâng cao các kĩ năng tạo
hình tổng hợp và khả năng sáng tạo của trẻ trong môn học tạo hình
Giải pháp này giáo viên chủ yếu dùng lời để động viên, khích lệ trẻ bằng
những câu hỏi như: “ Con thích sản phẩm nào nhất? Vì sao con thích? Để làm
được những sản phẩm đó con phải làm bằng cách gì?”
6


Hoạt động nào cũng cần phải dùng lời để hướng dẫn trẻ, nhưng chỉ dừng lại
ở dùng lời nói thì chưa đủ, nhất là trong hoạt động tạo hình thì ngoài biện pháp
dùng lời hướng dẫn còn cần phải cung cấp cho trẻ nguồn nguyên học liệu cần thiết
để trẻ hoạt động. Hơn nữa với đặc điểm tâm lý trẻ nhỏ dễ hứng thú nhưng cũng
mau nhàm chán, nếu cô giáo chỉ sử dụng biện pháp dùng lời để kích thích sự hứng
thú của trẻ thì chưa đủ, mà phải cần cung cấp cho trẻ vốn nguyên học liệu đa dạng
và phong phú để trẻ được thỏa sức khám phá và sáng tạo chúng. Từ việc hoạt động
với các nguyên học liệu trẻ sẽ nảy sinh sự sáng tạo trong cách tạo sản phẩm. Vì thế
nguồn nguyên học liệu cung cấp cho trẻ phải là nguồn nguyên học liệu mở. Từ một
nguyên học liệu trẻ sẽ có nhiều cách làm để tạo ra sản phẩm hoặc có thể tạo ra
nhiều sản phẩm khác nhau. Vậy nguồn nguyên học liệu phong phú đó lấy ở đâu ra?
Không ở đâu xa. Chúng chính là những chai, lọ, hộp… đựng các nguồn thực phẩm
đã được các gia đình trẻ sử dụng trong sinh hoạt. Khi sử dụng hết nguồn thực
phẩm đó, thường các gia đình sẽ vứt chúng vào thùng rác. Qua tìm hiểu, tôi thấy
những vật dụng được coi là rác thải ấy chính là nguồn nguyên học liệu vô cùng
quý báu đối với trẻ. Chúng ta chỉ cần làm một số thao tác vệ sinh đơn giản như:
rửa sạch sẽ, phơi khô ráo là có thể tái sử dụng vào nhiều việc khác trong đó có
hoạt động tạo hình của trẻ. Chính vì vậy giải pháp khắc phục nhược điểm ở đây
chính là phải bổ sung các nguyên học liệu đã qua sử dụng vào hoạt động tạo hình
cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong lớp 5A2 trường mầm non …
Tôi nghĩ rằng từ những nguyên học liệu phong phú và đa dạng trong thiên
nhiên, trẻ sẽ được học đầy đủ các kĩ năng cơ bản toàn diện và khả năng sáng tạo

trong cách tạo sản phẩm mà không cảm thấy chán. Hơn nữa vừa tiết kiệm được chi
phí mua nguyên học liệu và lại góp phần bảo vệ môi trường giúp môi trường xanhsạch- đẹp hơn nhờ ít rác thải. Từ đó truyền cho trẻ tính ham học hỏi, kích thích sự
tư duy và khả năng sáng tạo cho trẻ về các sản phẩm mà trẻ tạo ra

II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
II. 0. Nội dung giải pháp được đề xuất
Nhằm nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ một cách tốt nhất, phát huy tối
đa khả năng sáng tạo của trẻ trong lớp từ các kĩ năng như: cắt, gấp, dính, dán, nặn,
in, phun, thổi, đan, tết, bện, cài…
7


Vấn để đặt ra là việc bổ sung các nguyên học liệu đã qua sử dụng vào các
hoạt động tạo hình thuộc các chủ đề khác nhau có nâng cao chất lượng hoạt động
tạo hình cho trẻ 5- 6 tuổi trong lớp 5A2 của trường mầm non …hay không?
Qua việc thực hiện ở một số đề tài cụ thể trong tiết học, tôi thấy việc bổ sung
các nguyên học liệu đã qua sử dụng vào hoạt động tạo hình cho trẻ trong lớp tôi,
trẻ đã có nhiều sáng tạo hơn và tạo ra nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng hơn
khi hoạt động với những nguyên liệu thông thường.
Các giải pháp có tính cấp bách là phải bổ sung đa dạng các nguyên học liệu
đã qua sử dụng vào các hoạt động tạo hình cho trẻ sẽ nâng cao chất lượng tạo hình
một cách tốt nhất cho trẻ 5- 6 tuổi ở lớp 5A2 trường mầm non Dư Hàng Kênh I
* Giải pháp thứ nhất: Khai thác nguồn nguyên học liệu sẵn có cho hoạt động
tạo hình
Nguyên học liệu là phương tiện hỗ trợ cho hoạt động tạo hình của trẻ, muốn
có những sản phẩm đẹp thì việc khai thác nguyên học liệu là công việc khởi đầu.
Thực tế cho thấy, công việc của cô giáo mầm non chiếm rất nhiều thời gian ở
trường, việc đi tìm các nguyên học liệu cho trẻ hoạt động có nhiều bất cập nên phụ
huynh là nơi mà chúng tôi khai thác nguyên học liệu tốt nhất.
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, thường có rất nhiều

sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng, chẳng hạn như vỏ chai dầu gội, sữa tắm, vỏ
hộp sữa, bìa lịch cũ, đĩa CD bị trầy cũ, lõi giấy vệ sinh… đó là nguồn vật liệu rất
phong phú và đa dạng, có thể tận dụng làm những việc hữu ích. Nếu chúng ta có ý
thức thu gom, chọn lọc từ nguồn phế thải đó và có ý tưởng làm các đồ dùng, đồ
chơi thì có thể biến những chiếc hộp, bìa to nhỏ thành ô tô, tàu hỏa, nhà cửa, bàn
ghế… Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều
đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho lớp học của mình. Những đồ chơi này
vừa dễ làm, dễ sử dụng trong các giờ học và các hoạt động. Để lựa chọn được
nhiều nguyên học liệu cho trẻ hoạt động thì trước tiên ta phải làm tốt công tác
tuyên truyền vận động phụ huynh đóng góp nguyên học liệu phù hợp cho từng hoạt
động mà tôi yêu cầu. Qua đó hình thành ý thức tuyên truyền với mọi người xung
quanh, từ trẻ đến phụ huynh học sinh về việc bảo vệ môi trường. Và như vậy,
chúng ta đã giảm thiểu được lượng rác thải, giảm chi phí cho việc xử lý rác thải
trong vệ sinh môi trường.

8


Để phụ huynh biết được con mình đã hoạt động như thế nào, làm được gì từ
những nguyên học liệu đó, tôi đã cho trẻ treo trưng bày sản phẩm mình làm được
vào các góc ở xung quanh lớp và ở góc tuyên truyền, cửa ra vào để cho phụ huynh
hàng ngày đưa đón con được tận mắt nhìn thấy những sản phẩm con mình làm ra.
Nguồn nguyên liệu tận dụng được từ phía phụ huynh học sinh là: đĩa giấy,
đĩa CD, hộp sữa chua, hộp sữa giấy, lõi chỉ, lõi giấy fax, hộp mì sợi, bông, vải
vụn…
VD: Hoạt động “ Đồ chơi tặng bạn”, tôi đã vận động phụ huynh ủng hộ lõi
giấy fax, lõi chỉ, lõi giấy vệ sinh, vải vụn, vải len…làm những con búp bê xinh đẹp
và ngộ nghĩnh, những chiếc đèn lồng xinh xắn, hay những những chiếc ô tô con
cũng không kém phần xinh xắn …Hay hoạt động “ Những con vật ngộ nghĩnh”
tôi đã vận động phụ huynh ủng hộ đĩa nhựa, đĩa CD, lõi giấy vệ sinh, túi nilon, thìa

sữa chua…làm con bướm, con cá, con mèo, con thỏ…
Sau khi thu thập nguyên học liệu là việc vệ sinh làm sạch, phơi khô cho hết
mùi hôi sau đó tiến hành cho trẻ thực hiện. Nguyên học liệu dư thừa sẽ được đưa
vào góc tạo hình để trẻ hoạt động trong giờ hoạt động góc
* Giải pháp thứ hai: Rèn kĩ năng quan sát cho trẻ để nuôi dưỡng nguồn hứng
thú của trẻ đối với hoạt động tạo hình
Cũng như các hoạt động khác, hoạt động tạo hình đòi hỏi trẻ phải có khả
năng quan sát tốt. Trước và trong khi học bao giờ cũng phải quan sát sự vật, hiện
tượng, màu sắc…nhằm giúp trẻ tri giác cân đối hiện tượng và phát triển trí tưởng
tượng về hoạt động tạo hình.
Với sự nhận thức nhảy vọt về nhận thức, cảm xúc, trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi có
thể khám phá, phân tích, nhận xét, đánh giá các đối tượng xung quanh. Do vậy khi
tổ chức cho trẻ quan sát, tôi đã tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, nhận xét, phân
tích… bằng hệ thống câu hỏi mở, cho trẻ nêu tên, các bộ phận chính, hình dạng,
màu sắc, đường nét của đối tượng được miêu tả, bố cục sắp xếp của bức tranh.
Trong quá trình cho trẻ quan sát tôi đã kích tích cho trẻ tri giác, phân tích, so sánh,
đối chiếu các bộ phận của chúng với hình hình học cơ bản đẻ giúp trẻ hình thành
được hình ảnh đồ họa trong đầu sau đó có thể tái hiện được khi không có mẫu. Để
trẻ dễ nhớ có thể quy về một số hình, khối đơn giản như hình tròn, hình vuông,
hình tam giác, hình chữ nhật, khối cầu, khối trụ, khối vuông…

9


Ví dụ1: “ Làm con bướm bằng túi nilon”: Cánh bướm có dạng hính tam
giác, vẽ mắt hình tròn, mũi hình chữ nhật, miệng hình tam giác…
Ví dụ 2: “ Làm con vịt”: Thân và đầu có dạng khối trụ, mỏ hình thoi gấp đôi
thành 2 hình tam giác, cánh là nửa hình tròn
Khi cho trẻ quan sát cần chú trọng phối hợp quan sát bao quát với quan sát
tập trung. Quan sát bao quát nhằm giúp trẻ củng cố lại biểu tượng ( Đó là cái gì?

Con gì?...) quan sát tập trung giúp trẻ phân tích cách làm, cách vẽ, cách dán, cách
lựa chọn nguyên học liệu, cách trang trí sản phẩm…
Giải pháp thứ ba: Rèn luyện các kỹ năng tạo hình tổng hợp để hình thành nên
khả năng sáng tạo cho trẻ
Để có sản phẩm đẹp cô giáo phải giúp trẻ có thêm trí tưởng tượng về sản
phẩm và rèn cho trẻ cả về kỹ năng, kỹ xảo. Muốn vậy trước hết các thao tác hướng
dẫn của cô phải chính xác, dễ hiểu. Trẻ nắm được trình tự công việc và các thao tác
thể hiện trên cơ sở đó trẻ tự rèn luyện, tìm ra cách thể hiện một cách sáng tạo, độc
lập. Trong quá trình trẻ luyện tập, tôi luôn gợi ý, khuyến khích trẻ nhưng không
làm hộ trẻ. Tạo điều kiện cho trẻ làm ở mọi lúc mọi nơi: trong tiết học và ngoài tiết
học ( giờ hoạt động góc, hoạt động chiều…)
Hàng ngày tôi tự dành cho mình một khoảng thời gian nhất định để tập trung
cho việc nghiên cứu và tìm hiểu cách tạo hình một số đồ chơi từ những nguyên học
liệu sẵn có rồi bắt tay làm, vừa làm vừa suy nghĩ xem sẽ hướng dẫn trẻ như thế nào
cho trẻ dễ hiểu nhất. Dưới đây là một số đề tài tôi đã lựa chọn khi tổ chức cho trẻ
thực hiện các kĩ năng tạo hình tổng hợp với các nguyên học liệu sẵn có mà tôi đã
thu thập được từ sự quyên góp ủng hộ của phụ huynh học sinh
Ví dụ: “ Đồ chơi tặng bạn”
* Chuẩn bị: Lõi giấy vệ sinh, đĩa nhựa, keo dính, xốp hoặc giấy màu, màu nước…
* Cách thực hiện:
- Sơn màu nước vào lõi giấy hoặc dán giấy màu, xốp màu cho loái giấy có nhiều
màu sắc đẹp
- Cắt lõi giấy ra nhiều nan bằng nhau làm đèn lồng
- Khoét 1 lỗ hình chữ nhật ở lưng lõi giấy, gắn các hình tròn vào 2 bên lõi giấy làm
những chiếc ô tô con vô cùng xinh xắn
- Chia lõi giấy làm 2 mảng để sơn màu làm búp bê. Gắn các chấm trong làm mắt, mũi,
miệng của búp bê. Dán một dây vải vụn hoặc vải len làm tóc và mũ cho búp bê
10



- Vẽ mặt và quần áo rời dính băng gai vào lõi giấy làm những hình em bé ngộ
nghĩnh có thể thay đổi quần áo cho em bé hàng ngày theo sở thích của trẻ
* Sản phẩm trẻ làm được:

Ví dụ: “ Bé chơi với đĩa ”
* Chuẩn bị: Các loại đĩa nhựa, đĩa giấy, giấy màu, * Cách thực hiện:
* Làm con cá:
- Cắt hình tam giác làm miệng cá, gắn hình tam giác vừa cắt làm đuôi cá hoặc úp 2
đĩa vào nhau sau đó dán thêm mắt, đuôi, vây…
* Làm con thỏ:
- Dùng đĩa nhựa hình tròn làm mặt thỏ, gắn 2 cúc áo làm mắt thỏ, gắn bông làm
miệng thỏ
- Cắt đĩa nhựa lấy 2 mảnh gắn lên trên mặt thỏ để làm tai thỏ
- Có thể trang trí thêm 1 vài chi tiết cho chú thỏ thâm phần ngộ nghĩnh
* Làm con chim
- Dùng 1 đĩa nhựa làm mặt con chim, 1 đĩa làm thân con chim
- Gắn 2 đĩa vào nhau tạo hình dáng con chim
11


- Cắt 1 đĩa, lấy 2 mảnh làm cánh chim
- Gắn 2 cánh chim vào thân tạo dáng cho cánh ở những dáng khác nhau
- Trang trí mắt, mũi bằng cách gắn các hấm tròn hoặc vẽ theo ý thích của trẻ
- Sơn màu cho con chim và trang trí cho chú chim thêm phần sinh động
* Sản phẩm làm được:

- Ngoài tiết học tôi còn tổ chức cho trẻ được trải nghiệm hoạt động tạo hình
ở giờ hoạt động góc, hoạt động chiều với các nguyên học liệu thu gom được từ
chính gia đình của trẻ. Sản phẩm trẻ làm ra thật phong phú và đa dạng cũng góp
phần không nhỏ nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ

12


Hoạt động: “ Bé chơi cùng lõi giấy vệ sinh”
* Chuẩn bị:
- Lõi giấy vệ sinh, màu nước, giấy màu, keo dính, kéo…
- Một số mẫu của cô: Con bướm, búp bê, đèn lồng.
- Bảng quy trình thực hiện các mẫu
* Thực hiện:
- Làm đèn lồng: Bọc lõi giấy vệ sinh bằng giấy màu tạo màu sắc cho đẹp, dùng
tấm giấy màu hình chữ nhật cắt thành các nan giấy đều nhau, dán các nan giấy vừa
cắt được vào xung quanh lõi giấy, tạo độ phồng cho các nan giấy, dán 1 lớp nan
giấy màu khác tạo tua đèn lồng.
- Làm búp bê: Dùng giấy màu bọc bên ngoài lõi giấy, dùng tất mỏng hoặc vải vụn
làm mũ, khăn, vẽ trang trí mắt, mũi, miệng cho búp bê
- Làm các con vật: Dùng lõi giấy làm thân các con vật, cắt cánh bướm, cánh công
gắn vào thân lõi giấy hoặc gấp mặt mèo gắn vào đầu lõi giấy sẽ được các con vật
tương ứng
- Làm hoa: Dùng màu nước tô bên trong và bên ngoài của lõi giấy
- Cắt lõi giấy thành các khoanh mỏng
- Xếp các khoanh tròn thành các hình dáng hoa khác nhau
* Sản phẩm trẻ làm được:

Hoạt động: “ Những chiếc lá đáng yêu”
* Chuẩn bị:
- Lá khô các loại, keo dính
- Bảng quy trình thực hiện mẫu
13



* Thực hiện:
- Tạo hình con vật: Trẻ dùng những chiếc lá để xếp tạo hình con vật mà mình
thích, sau đó dùng keo dán dán cố định

14


* Sản phẩm trẻ làm được:

Hoạt động: “ Bé chơi cùng túi nilon”
* Chuẩn bị:
- Túi nolon, giấy màu vụn, băng dính, dây kẽm xù…
- Mẫu con bướm được làm từ túi nilon
- Bảng quy trình thực hiện
15


* Thực hiện
- Xé vụn giấy màu cho vào túi nilon, chia đôi túi nilon làm 2 phần đều nhau, dùng
dây buộc giũa túi giấy màu tạo thành 2 cánh bướm, gắn thìa sữa chua vào giữa làm
thân và đầu con bướm, dùng dây kẽm xù gắn vào miệng thìa làm dâu con bướm, vẽ
mắt, miệng trang trí con bướm
* Sản phẩm trẻ làm được:

II.1. Tính mới, tính sáng tạo:
+ Tính mới: Bổ sung các nguyên học liệu đã qua sử dụng vào hoạt động tạo
hình sẽ phát triển được các kỹ năng tạo hình tổng hợp cùng lúc cho trẻ: cắt, gấp,
vẽ, xé, vặn, xoắn, đan tết, gài, dính....Từ đó bồi đắp cho trẻ khả năng tư duy sáng
tạo trong cách tạo sản phẩm. Mặt khác nó là những nguyên liệu dễ kiếm, dễ tìm
trong sinh hoạt hàng ngày của con người, không cần tốn kém tiền để mua chúng

+ Tính sáng tạo: Việc tận dụng nguồn nguyên học liệu đã qua sử dụng vào
hoạt động tạo hình của trẻ lớp tôi đã giúp trẻ có được sự thân thiện hơn với môi
trường, nhằm thỏa mãn nhu cầu và khả năng sáng tạo cho trẻ với hoạt động tạo
hình. Trẻ được thỏa sức trải nghiệm và sáng tạo từ nguồn nguyên học liệu phong
phú và đa dạng mà không tốn kém tiền của để mua chúng

16


Trẻ được rèn luyện các kỹ năng tạo hình tổng hợp đồng thời cũng tạo điều
kiện cho trẻ được phát triển các vận động tinh ( các cơ nhỏ của đôi bàn tay) giúp
trẻ khéo léo hơn trong quá trình hoạt động
Các sản phẩm trẻ tạo ra phong phú và đa dạng cũng đồng nghĩa với việc đa
chức năng. Nó là nguồn đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động trong các góc chơi.
Ngoài ra các sản phẩm trẻ tạo ra còn dùng làm đồ chơi để trang trí lớp học, tạo
không khí vui tươi, phấn khởi cho trẻ mỗi khi đến lớp.
Tiết kiệm đáng kể nguồn kinh phí cho nhà trường trong việc đầu tư nguyên
học liệu tạo hình cho trẻ hoạt động.
II.2. Khả năng áp dụng và nhân rộng:
Giải pháp này đã được áp dụng cho học sinh lớp 5A2 trường mầm non Dư
Hàng Kênh I đạt kết quả cao
Giải pháp này có thể nhân rộng cho tất cả các đối tượng là trẻ 5- 6 tuổi ở các
trường mầm non trong và ngoài thành phố
II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
a. Hiệu quả kinh tế:
Việc tận dụng nguồn nguyên học liệu phong phú đã qua sử dụng vào hoạt
động tạo hình cho trẻ đã giải quyết được vấn đề về kinh tế cho nhà trường. Hàng
năm nhà trường đã phải trích khoản kinh phí không nhỏ để mua sắm đầu tư
nguyên học liệu cho các lớp thực hiện hoạt động tạo hình. Nay do áp dụng nguồn
nguyên học liệu sẵn có trong sinh hoạt hàng ngày của các gia đình đã tiết kiệm

cho nhà trường giảm bớt đáng kể khoản chi về kinh phí đầu tư, có thể sử dụng số
tiền đó để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho trẻ trong các hoạt động khác.
b. Hiệu quả về mặt xã hội:
Việc sử dụng các nguyên học liệu đã qua sử dụng vào các hoạt động tạo
hình cho trẻ 5- 6 tuổi thay cho việc trước đây tôi còn sử dụng những nguyên học
liệu nghèo nàn, chủ yếu là đất nặn, giấy màu và sáp màu để dạy, hầu hết những sản
phẩm trẻ tạo ra chưa đẹp về màu sắc, chưa phong phú về chất liệu và kiểu dáng,
chưa phát huy được tính sáng tạo của trẻ. Chính việc sử dụng các nguyên học liệu
đa dạng- đó chính là những rác thải trong sinh hoạt của trẻ như: vỏ hộp sữa các
loại, túi ni lon, lõi giấy vệ sinh, vỏ cây khô, lá khô, len, vải vụn, bìa lịch cũ… đem
17


tái chế và đưa vào sử dụng trong các hoạt động tạo hình đã phát huy tối đa tính
sáng tạo của trẻ, trẻ được thỏa sức sáng tạo trên những nguyên học liệu đó, các sản
phẩm trẻ tạo ra đẹp hơn, phong phú hơn về kiểu dáng và màu sắc. Chính vì vậy
mà chất lượng hoạt động tạo hình của trẻ đã được nâng cao rõ rệt
c. Giá trị làm lợi khác
Tăng cường sự hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh, tạo sự thân thiện của trẻ với
môi trường góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cũng như chất lượng
giáo dục toàn diện cho trẻ.
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Hải Phòng, ngày 5/ 3/ 2016
Tác giả sáng kiến

18




×