Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tổng hợp sự kiên lịch sử Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.17 KB, 5 trang )

Các sự kiện lịch sử Việt Nam tiêu biểu
1. 1897 – 1913 : Cuộc khai thác thuộc địa lần I của Pháp ở Đông Dương.
2. 1919 – 1929 : Cuộc khai thác thuộc địa lần II của Pháp ở Đông Dương.
3. 5/1904 : Phan Bội Châu lập hội Duy Tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành
độc lập, thiết lập chính thể Quân chủ Lập hiến ở Việt Nam. Hội Duy Tân tổ chức
phong trào Đông Du, đưa thanh niên sang các trường của Nhật để học tập.
4. 1907 : Trường Đông Kinh Nghĩa Thục được thành lập, thu hút nhiều trí thức và
thanh niên yêu nước đến tham gia sinh hoạt và học tập, góp phần thức tỉnh lòng
yêu nước của nhân dân ta lúc bấy giờ, bước đầu tấn công hệ tư tưởng phong
kiến, mở đường cho tư tưởng mới – tư tưởng tư sản.
5. 1908 : Phong trào chống thuế ở Trung Kì diễn ra tại các tỉnh miền Trung Việt
Nam. Thực dân Pháp phải huy động lực lượng quân chính quy từ Bắc vào đàn áp.
6. 5/6/1911 : Nguyễn Tất Thành ( Văn Ba ) rời bến nhà Rồng, sang phương Tây tìm
hiểu chủ nghĩa đế quốc, từng bước hình thành con đường cứu nước mới.
7. 1917 : Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên do Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến chỉ
huy.
8. 18/6/1919 : Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Vecxai đòi quyền
tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
9. 7/1920 : Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo “ Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc
địa “ của Lê Nin. Luận cương làm Nguyễn Ái Quốc : Cảm động, sáng tỏ, phấn khởi,
tin tưởng.
10. 12/1920 : Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng cộng sản Pháp, trở thành người cộng
sản đầu tiên xuất thân từ nước thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc là người cộng sản Việt
Nam đầu tiên.
11. 1922 : 600 thợ nhuộm Chợ Lớn bãi công, là cuộc đấu tranh có “ dấu hiệu thời đại
“ mới.
12. 1923 – 1924 : Nguyễn Ái Quốc dời Pháp đến Liên Xô hoạt động.
13. 19/6/1924 : Phạm Hồng Thái mưu sát Toàn quyền Đông Dương tại Sa Diện. Tiếng
bom Phạm Hồng Thái đã “ báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh mới, như chim én
nhỏ báo hiệu mùa xuân “.
14. 11/1924 : Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu – Trung Quốc.


15. 6/1925 : Nguyễn Ái Quốc thành lập “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên”, bước
chuẩn bị đầu tiên về tổ chức cho sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam.
16. 21/6/1925 : Báo Thanh Niên ra số đầu tiên – là tờ báo cách mạng đầu tiên.
17. 8/1925 : Cuộc bãi công lớn của công nhân Ba Son thắng lợi, đánh dấu giai đoạn
công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức, có mục đích chính trị rõ
ràng.


18. 11/1925 : Phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu.
19. 1926 : Đám tang cụ Phan Châu Trinh tổ chức lớn trong cả nước đã gây ra một số
ảnh hưởng rất rộng cho phong trào yêu nước và dân chủ.
20. 17/6/1929 : Đông Dương cộng sản Đảng thành lập – Bắc Kì.
21. 8/1929 : An Nam cộng sản Đảng thành lập – Nam Kì.
22. 9/1929 : Đông Dương cộng sản liên đoàn thành lập – Nam Kì.
23. 3/2/1930 : Đảng cộng sản Việt Nam thành lập tại Cửu Long – Hương Cảng – Trung
Quốc. Đây là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên quyết định cho những bước phát triển
nhảy vọt về sau của dân tộc Việt Nam.
24. 9/2/1930 : Khởi nghĩa Yên Bái và sự tan rã của Việt Nam Quốc dân Đảng. Đó cũng
là sự thất bại của giai cấp tư sản dân tộc trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh
đạo cách mạng Việt Nam.
25. 10/1930 : Hội nghị lần I của Ban chấp hành TW Đảng thông qua luận cương chính
trị của đồng chí Trần Phú và đổi tên đảng thành Đảng cộng sản Đông Dương.
26. 1930 – 1931 : Cao trào cách mạng đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng đỉnh cao ở
2 tỉnh : Nghệ An – Hà Tĩnh và thành lập chính quyền Xô Viết Nghệ – chính quyền
công nông sơ khai đầu tiên
27. 1936 – 1939 : Cao trào dân chủ Đông Dương đòi quyền dân sinh dân chủ.
28. 11/1939 : Hội nghị TW Đảng lần VI chủ trương đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên
hàng đầu, mở đầu cuộc vận động giải phóng dân tộc và Cách mạng tháng Tám.
29. 22/9/1940 : Nhật tấn công Lạng Sơn – Việt Nam, mở đầu quá trình xâm lược
Đông Dương của Nhật.

30. 27/9/1940 : Khởi nghĩa Bắc Sơn – tiếng súng đầu tiên báo hiệu thời kì đấu tranh
vũ trang mới của dân tộc.
31. 23/11/1940 : Khởi nghĩa Nam Kì bùng nổ, bị thực dân Pháp dìm trong biển máu.
32. 28/1/1941 : Đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam sau 30 năm hoạt động ở
nước ngoài.
33. 10 -> 19/5/1941 : Hội nghị TW lần VIII họp tại Pắc Bó – Cao Bằng, hoàn chỉnh chủ
trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng
đầu, thành lập Mặt trận Việt Minh.
34. 1943 : Ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng thành lập.
35. 7/5/1944 : Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị : “ Sửa soạn khởi nghĩa “.
36. 22/12/1944 :Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – tiền thân của Quân
đội nhân dân Việt Nam được thành lập tại Khuổi Nậm – Pắc Bó – Cao Bằng.
37. 9/3/1945 : Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương.
38. 12/3/1945 : Ban thường vụ TW Đảng ra chỉ thị : “ Nhật – Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta “.
39. 15/4/1945 : Hội nghị quân sự Bắc Kì thành lập Ủy ban quân sự Bắc Kì.


40. 15/5/1945 : Thống nhất Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc
quân thành Việt Nam giải phóng quân.
41. 4/6/1945 : Thành lập khu giải phóng Việt Bắc : Cao Bằng – Bắc Kan – Lạng Sơn –
Tuyên Quang – Thái Nguyên – Hà Giang.
42. 14 -> 15/8/1945 : Hội nghị toàn quốc Đảng cộng sản Đông Dương họp, thông
qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa.
43. 16,17/8/1945 : Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào – Tuyên Quang, tán thành chủ
trương Tổng khởi nghĩa của TW Đảng, thông qua Quốc kì, Quốc ca, đặt tên nước,
thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam ( chính phủ lâm thời sau này ),
thông qua 10 chính sách của Việt Minh.
44. 19/8/1945 : Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội giành thắng lợi.
45. 30/8/1945 : Vua Bảo Đại đọc lễ thoái vị, trao ấn kiếm cho chính quyền Cách

mạng. Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước.
46. 2/9/1945 : Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội.
47. 8/9/1945 : Thành lập cơ quan “ Bình dân học vụ “.
48. 23/9/1945 : Thực dân Pháp nổ súng tại Sài Gòn, bắt đầu xâm lược Việt Nam lần
2.
49. 31/1/1946 : Chính phủ kí sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.
50. 6/1/1946 : Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
51. 6/3/1946 : Chủ tịch Hồ Chí Minh kí hiệp định sơ bộ với đại diện chính phủ Pháp,
tạo điều kiện đuổi 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước, kéo dài thời gian
hòa hoãn, chuẩn bị kháng chiến lâu dài ( hiệp định ngoại giao đầu tiên ).
52. 14/9/1946 : Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện chính phủ Pháp Tạm ước để tỏ
rõ thiện chí của ta, kéo dài thời gian hòa hoãn, chuẩn bị kháng chiên lâu dài.
53. 19/12/1946 : Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến.
54. 7/10 -> 19/12/1947 : Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông. Đây là chiến dịch phản
công lớn đầu tiên giành thắng lợi của ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
55. 16/9 -> 22/10/1950 : Chiên dịch Biên giới Thu – Đông, mở rộng hành lang nối
liền căn cứ kháng chiến với các nước Xã hội chủ nghĩa.
56. 1/1950 : Các nước Xã hội chủ nghĩa công nhận, đặt quan hệ ngoại giao với Việt
Nam.
57. 13/3 -> 7/5/1954 : Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ thắng lợi.
58. 21/7/1954 : Hiệp định Giơnevơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương được kí kết.
Pháp phải công nhận : độc lập, chủ quyền , thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Việt
Nam và Đông Dương.
59. 7/11/1954 : Mĩ đưa đại sứ Côlin sang miền Nam Việt Nam, mang theo kế hoạch
thực dân mới Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam.


60. 17/1/1960 : Phong trào Đồng Khởi – Bến Tre, lan rộng ra toàn miền Nam.
61. 20/12/1960 : Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập,

thúc đẩy nhân dân miền Nam tiếp tục con đường kháng chiến để giải phóng miền
Nam, tiến tới hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước.
62. 1/1961 : TW cục miền Nam Việt Nam được thành lập.
63. 15/2/1962 : Các lực lượng vũ trang cách mạng thống nhất thành Quân giải
phóng miền Nam Việt Nam.
64. 2/1/1963 : Chiến thắng Ấp Bắc. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã đánh
thắng quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy, mở đầu cao trào : “ Thi đua Ấp Bắc,
giết giặc lập công “.
65. 1/11/1963 : Dương Văn Minh tiến hành đảo chính lật đổ chế độ độc tài “Gia
đình trị “ của Ngô Đình Diệm.
66. 5/8/1964 : Mĩ tạo ra sự kiện vịnh Bắc Bộ - dùng không quân tiến hành chiến
tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam.
67. 12/1964 : Chiến thắng Bình Giã – Bà Rịa – Chiến thắng có ý nghĩa lớn, đánh dấu
sự phá sản của “ chiến tranh đặc biệt “ của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
68. 18/8/1965 : Trận Vạn Tường – quân Mĩ huy động 9000 quân, với xe tăng, xe bọc
thép, máy bay lên thẳng, máy bay chiến đấu, tàu chiến tấn công vào thôn Vạn
Tường. 1 ngày chiến đấu, ta đã đẩy lùi cuộc tấn công, tiêu diệt 900 quân, nhiều xe
tăng, xe bọc thép, máy bay. Chiến thắng Vạn Tường chứng tỏ quân dân miền
Nam dám đánh thắng Mĩ trong “ chiến tranh cục bộ “ .
69. 1965 – 1966 : Mùa khô 1 – Mĩ huy động 720.000 quân ( 220.000 quân Mĩ và
Đồng minh ), ta tiêu diệt : 104.000 địch ( 42.000 Mĩ, 3.500 đồng minh ), 1430 máy
bay.
70. 1966 – 1967 : Mùa khô 2 – Mĩ huy động hơn 980.000 quân ( hơn 440.000 Mĩ và
Đồng minh ), ta loại 151.000 địch ( 68.000 Mĩ, 5.500 đồng minh ), bắn rơi 1231
máy bay.
71. 1968 – Tết Mậu Thân : Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam. Đợt
1 ta loại : 147.000 địch ( 43.000 lính Mĩ ), phá hủy vật chất và phương tiện chiến
tranh.
72. 6/6/1969 : Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam ra đời, có nhiệm
vụ trực tiếp điều hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đến thắng lợi hoàn

toàn.
73. 24,25/4/1970 : Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp, biểu thị quyết tâm
thắng Mĩ.


74. 3/1972 : Quân dân Việt Nam mở cuộc tiến công chiến lược với cường độ mạnh,
quy mô lớn, đập tan tuyến phòng thủ của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ.
75. 18 -> 29/12/1972 : Quân dân miền Bắc làm nên trận “ Điện Biên Phủ trên không
“, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của đế quốc Mĩ vào Hà Nội và các
tỉnh thành khác tại miền Bắc.
76. 27/1/1973 : Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
được kí kết.
77. 6/1/1975 : Đường 14 và tỉnh Phước Long giải phóng. Chiến thắng Phước Long
tạo thế và lực mới giải phóng miền Nam trước mùa mưa.
78. 4/3 -> 2/5/1975 : Tổng tiến công và nổi dậy Xuân1975 kết thúc thắng lợi.
79. 25/4/1976 : Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất, hoàn thành sự nghiệp
thống nhất đất nước.
80. 2/7/1976 : Thống nhất đặt tên nước : CHXHCN Việt Nam,thống nhất Quốc kì ,
Quốc ca, Hà Nội là thủ đô của cả nước, đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Đinh
thành Thành phố Hồ Chí Minh.
81. 12/1978 : Tập đoàn Pôn Pốt mở rộng cuộc chiến tranh lớn trên toàn biên giới
Tây Nam Việt Nam.
82. 17/2/1979 : Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam, chiến tranh biên giới Việt
–Trung bùng nổ.
83. 12/1986 : Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt VI, mở đầu công
cuộc đổi mới đất nước.
84. 6/1991 : Đại hội VII Đảng cộng sản Việt Nam quyết định đưa đất nước tiếp tục
tiến lên Chủ nghĩa Xã Hội.
85. 6/1996 : Đại hội VIII của Đảng quyết tâm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước, phấn đấu đến 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp.



×