Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Phân tích các hoạt động quảng bá thương hiệu của cà phê trung nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.9 KB, 24 trang )

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Chưa bao giờ quảng bá thương hiệu lại trở thành một chủ đề được các doanh nghiệp,
các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội thương mại quan tâm một cách đặc biệt như hiện
nay. Nhiều hội thảo hội nghị đã được tổ chức, hàng trăm bài báo và cả những trang web
thường xuyên đề cập đến các khía cạnh khác nhau của quảng bá thương hiệu. Phải chăng
đây là một thứ “mốt mới” hay thực sự là một nhu cầu thiết yếu, một xu thế không thể cưỡng
lại được khi chúng ta đang tồn tại trong bối cảnh hội nhập?
Các doanh nghiệp trên thế giới đã từ lâu nhận biết sâu sắc rằng thương hiệu là một tài
sản hết sức to lớn, thương hiệu là phương tiện ghi nhận, bảo vệ và thể hiện thành quả của
doanh nghiệp. Nó đem lại sự ổn định và phát triển thị phần, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo
ra danh tiếng và lợi nhuận.Không một doanh nghiệp nào không bỏ công sức và tiền của để
tạo dựng và phát triển quảng bá thương hiệu. Họ giữ gìn, bảo vệ và phát triển thương hiệu
bằng tất cả tài năng, trí tuệ, mồ hôi và nước mắt. Họ gây dựng lên thương hiệu nổi tiếng trên
toàn thế giới.Thay vì một thị trường với những đối thủ cạnh tranh cố định và đã biết họ phải
cạnh tranh với những đối thủ có những thay đổi nhanh chóng. Khách hàng mục tiêu của
công ty luôn bị đối thủ cạnh tranh tấn công mọi nơi mọi lúc, khách hàng mất dần lòng trung
thành với một sản phẩm dịch vụ nào đó bởi nó luôn có những sản phẩm dịch vụ khác thay
thế. Các công ty nhanh chóng thực hiện các chiến lược định vị nhằm xây dựng cho mình
những hình ảnh riêng có nhằm củng cố vị trí, mở rộng thị phần của mình,và khi đó thương
hiệu trở thành yếu tố quan trọng trở thành người dẫn đường, trở thành mũi tấn công vào một
thị trường, thương hiệu trở thành dấu ấn trong tâm trí khách hàng
Cafe Trung Nguyên là một minh chứng cho sự thành công của thương hiệu Việt. Một
trong những yếu tố tạo nên thành công của thương hiệu này đó là việc sử dụng chiến lược
marketing hiệu quả – đặc biệt là việc xây dựng một thương hiệu cafe hòa mang đậm bản sắc
dân tộc. Hiện nay, cà phê là một mặt hàng sản xuất kinh doanh quan trọng. Ngành cà phê
Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường cà phê thế giới. Hàng năm,
ngành cà phê đã đưa về cho đất nước một khối lượng kim ngạch đáng kể và giải quyết công
ăn việc làm, ổn định đời sống cho hàng trăm ngàn hộ gia đình ở các khu vực miền núi đặc
1



biệt là Tây Nguyên. Những thành tựu đó đã khẳng định được vị trí, vai trò của ngành cà phê
trong nền kinh tế quốc dân, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong ngành cà phê Việt Nam thì cà phê Trung Nguyên là một thương hiệu rất gần gũi, quen
thuộc. Cây cà phê đã có mặt ở Việt Nam rất lâu nhưng thương hiệu cà phê Việt Nam thì
chưa có uy tín trên trường quốc tế. Cà phê Trung Nguyên có thể nói là niềm tự hào của nước
ta về một thương hiệu có uy tín trên trường quốc tế. Vậy tại sao Trung Nguyên có thể làm
được như vậy và họ đã thực hiện những chiến lược gì để có được những thành công như
hiện nay.

2


PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
I, Cơ sở lý luận.
1.1, Chiến lược quảng bá thương hiệu.
Xây dựng một thương hiệu không chỉ là việc tạo ra một thương hiệu và tiến hành bảo
hộ các yếu tố cấu thành thương hiệu, khai thác lợi ích mà chúng mang lại, mà còn không
ngừng phát triển thương hiệu, nuôi dưỡng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng,
tạo cơ hội để thu hút ngày càng nhiều khách hàng biết đến, chấp nhận, ghi nhớ và có thái độ
tích cực đối với thương hiệu của doanh nghiệp. Sự thành công của một thương hiệu được thể
hiện qua việc nhận biết thương hiệu đó trong tâm trí khách hàng.
Nhận biết thương hiệu.
Nhận biết thương hiệu là khả năng nhận ra hoặc nhớ ra rằng thương hiệu ấy là một
trong những thương hiệu của một loại sản phẩm hoặc loại sản phẩm ấy có một thương hiệu
như thế.
Các cấp độ nhận biết thương hiệu.


Không nhận ra: khách hàng không nhận ra những thương hiệu loại sản phẩm của


doanh nghiệp.
• Nhận ra: khách hàng nhận ra những thương hiệu của một loại sản phẩm trong số các
thương hiệu, sự liên tưởng đến sản phẩm ở mức độ này còn thấp.
• Nhớ ra: khách hàng tự kể ra được những thương hiệu liên quan đến một loại sản
phẩm nào đấy, sự liên tưởng ở đây cao hơn.
• Nhớ ra ngay: khách hàng nhớ ra ngay thương hiệu của một loại sản phẩm nào đó,
thương hiệu đầu tiên được nhớ đến được ghi nhận có sự liên tưởng mạnh nhất.
Mức độ biết đến càng cao thì cơ hội thành công của thương hiệu càng lớn. Doanh
nghiệp khi xây dựng thương hiệu cần làm sao để gia tăng khả năng nhận biết thương hiệu
của khách hàng và công chúng.
1.2, Các công cụ quảng bá thương hiệu.

3


1.2.1. Quảng cáo.
a. Khái niệm.
Quảng cáo là một loại hình truyền thông phi cá nhân mà doanh nghiệp phải trả tiền để
khuếch trương các ý tưởng về hàng hóa, dịch vụ, hoặc uy tín của mình nhằm mục đích đẩy
mạnh tiêu thụ.
b. Các phương tiện quảng cáo.
Quảng cáo trực tiếp thông qua kênh bán hàng trực tiếp cá nhân.
Người bán hàng sẽ quảng cáo cho khách hàng mục tiêu về hàng hóa, điểm mạnh của
hàng hóa, dịch vụ sau bán, về giá cả và phương thức thanh toán, sự hấp dẫn, lôi cuốn của
thương hiệu. Hình ảnh của doanh nghiệp và thương hiệu phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ
nhân viên bán hàng trực tiếp, vì vậy, các công ty muốn sử dụng đội ngũ này cần đào tạo cho
nhân viên về kỹ năng bán hàng, kiến thức, triết lý thương hiệu, hiểu biết về công ty, kiến
thức bán hàng, biết lắng nghe và chia sẻ với khách hàng.
Quảng cáo trên phương tiện truyền thông.
Ưu thế của phương tiện này là phạm vi ảnh hưởng rộng, phong phú, tuy nhiên chi phí

cần sử dụng và tần suất sử dụng lớn.
Với quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo mô tả được âm thanh, hình ảnh, chuyển
động, màu sắc, tất cả tạo nên nét riêng biệt của một thương hiệu, cho khách hàng có sự cảm
nhận sâu sắc từ thị giác đến thính giác. Tuy nhiên, chi phí quảng cáo trên truyền hình rất
cao, thời gian phát hành bị hạn chế.
Quảng cáo trên radio cũng là phương tiện phổ biến với khả năng thông tin nhanh,
rộng nhưng nó lại phụ thuộc vào âm thanh, ngôn ngữ biểu đạt nên bị hạn chế với những
thương hiệu cần mô tả bằng hình ảnh, màu sắc.
Quảng cáo trên báo chiếm tỷ lệ cao vì nó đảm bảo được thông tin trên các thị trường
lựa chọn, giúp doanh nghiệp dễ dàng dịnh vị nhóm khách hàng để quảng cáo, tuy nhiên thời
gian sống của báo ngắn, chất lượng hình ảnh không cao, để khắc phục điều này, nhiều doanh
4


nghiệp lựa chọn quảng cáo trên tạp chí vì thời gian sống của tạp chí dài nên nội dung quảng
cáo được xem nhiều lần, chất lượng hình ảnh đẹp, nhưng hạn chế lớn nhất là quảng cáo trên
tạp chí tập trung phần đầu, giữa, cuối cuốn tạp chí nên cạnh tranh cao, chi phí quảng cáo
cao, thời gian duyệt lâu.
Quảng cáo trực tiếp.
Dùng thư tín, điện thoại, email, tờ rơi, internet, gửi cataloge,…
Hình thức này rất có hiệu quả về mặt kinh tế, thông tin được truyền tải trực tiếp đến
khách hàng mục tiêu, thường được sử dụng nhiều với khách hàng quen thuộc của doanh
nghiệp. Phương thức quảng cáo này mang tính kịp thời cao, đồng thời có chọn lựa được đối
tượng khách hàng va cá nhân hóa thị trường. Tuy nhiên, hiêện nay có quá nhiều doanh
nghiệp sử dụng phương thức này nên người tiêu dùng không muốn chấp nhận thư rác và khả
năng chấp nhận thư của đối tượng mục tiêu thấp.
Quảng cáo phân phối.
Băng rôn, áp phích, pano, bảng đèn điện tử,. Các phương tiện này cho phép khai thác
tối đa các loại kích cỡ, hình dạng khác nhau cho quảng cáo, việc sử dụng màu sắc do vậy
đơn giản hơn, nhưng sức hút người nhận tin kém.

Quảng cáo tại điểm bán.
Dùng người giao hàng tại các trung tâm thương mại, tận dụng lối đi, quầy kệ, bố trí
âm thanh, tivi, hoặc phương tiện truyền thông ngay tại cửa hàng để tác động trực tiếp đến
người mua. Số lựơng các điểm bán lớn đòi hỏi chi phí khá cao nên khó phù hợp với doanh
nghiệp vừa và nhỏ,nên đối với doanh nghiệp này nỗ lực xây dựng thương hiệu tại điểm bán
chỉ là một không gian hẹp để dán trang quảng cáo hoặc được trưng bày tại vị trí thuận tiện
với người mua.
Quảng cáo điện tử.
Đầu tiên, doanh nghiệp cần xây dựng trang web và hệ thống thư điện tử của mình.
Ngoài việc giới thiệu về doanh nghiệp và thương hiệu, website phải hỗ trợ dịch vụ cho
5


khách hàng như tư vấn, hướng dẫn tiêu dùng, chọn sản phẩm, thương hiệu, thông tin, dịch
vụ bảo hành.
Chi phí để đăng ký quảng bá trên website lớn tốn rất nhiều chi phí và phần lớn không
phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp tận dụng các công cụ tra cứu khác rẻ
hơn đồng thời sử dụng công nghệ thông tin và quảng cáo điện tử để phát triển kinh doanh,
một cách khác là doanh nghiệp lập các diễn đàn để khách hàng có không gian trao đổi về sản
phẩm, đặc tính thương hiệu.
1.5.2. Quan hệ công chúng.
a. Khái niệm.
Quan hệ công chúng là một hệ thống các nguyên tắc và hoạt động có liên quan một
cách hữu cơ, nhất quán nhằm tạo dựng mọt hình ảnh, một ăn tượng, một quan niệm, nhận
định hoặc một sự tin cậy nào đó.
b. Các công cụ của PR.
Marketing sự kiện và tài trợ.
Marketing sự kiện có thể do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc phối hợp hoặc thuê công
ty dịch vụ tiến hành, giúp khách hàng có cơ hội giao lưu, đối thoại với doanh nghiệp, tạo
tình cảm tốt đẹp với thương hiệu và doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể khai thác các sự kiện văn hóa, âm nhạc, thể thao, xã hội,…để
phổ biến thương hiệu dưới dạng trực tiếp tham gia hoặc tài trợ cho đối tượng tham gia. Hình
thức này hiệu quả cao do mức ảnh hưởng mạnh đến đám đông và trạng thái cảm xúc của
người xem sẽ thuận lợi cho việc chấp nhận thương hiệu.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tham gia các hội chợ, đây là cơ hội để doanh nghiệp
gặp gỡ đói tác đang có nhu cầu tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh và nhận biết đối thủ
cạnh tranh và học hỏi về thiết kế các sản phẩm mới.
Các ấn phẩm của công ty.

6


Ấn phẩm xuất phát từ trong công ty khá đơn giản, chỉ là những phong bì, túi xách,
cặp đựng tài liệu,…tất cả đều được in ấn thể hiện hình ảnh công ty và những thương hiệu mà
công ty mong muốn giới thiệu.
Phim ảnh.
Xây dựng bộ phim giới thiệu về công ty, những nỗ lực mà công ty đã trải qua và
thành công mà công ty đạt được, những nỗ lực này được truyền tải thông qua hình ảnh và
hướng cá nhân vào văn hóa thay đỏi theo chiều hướng tích cực
II, Hoạt động quảng bá thương hiệu của Trung Nguyên.
2.1, Giới thiệu về thương hiệu Trung Nguyên
Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt
Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen
thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.

Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé
nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn
hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà
phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương
mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành

nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu
và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển
với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.

7


Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay,
Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8
quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan,
Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43
quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó,
Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung
tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.
Lịch sử hình thành và phát triển:


16/06/1996: Khởi nghiệp ở Buôn Ma Thuột (Sản xuất và kinh doanh trà, cà phê)



1998:Trung Nguyên xuất hiện ở TP.HCM bằng khẩu hiệu “Mang lại nguồn cảm hứng
sáng tạo mới” và con số 100 quán cà phê Trung Nguyên.



2000: Đánh dấu sự phát triển bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng
quyền thương hiệu đến Nhật Bản.




2001: Trung Nguyên có mặt trên khắp toàn quốc và tiếp tục nhượng quyền tại
Singapore và tiếp theo là Campuchia, Thái Lan



2002: Sản phẩm Trà Tiên ra đời



2003: Ra đời cà phê hòa tan G7 và xuất khẩu G7 đến các quốc gia phát triển



2004: Mở thêm quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, mạng lưới 600 quán cà phê
tại VN, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59,000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm.



2005: Khánh thành nhà máy rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hòa tan
lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương với công suất rang xay là 10,000tấn/năm và cà phê hòa
tan là 3,000tấn/năm. Đạt chứng nhận EUREPGAP (Thực hành nông nghiệp tốt và Chất
lượng cà phê ngon) của thế giới. Chính thức khai trương khu du lịch văn hóa Trà Tiên Phong
Quán tại Lâm Đồng. Phát triển hệ thống quán cà phê lên đến con số 1.000 quán cà phê và sự

8


hiện diện của nhượng quyền quốc tế bằng các quán cà phê Trung Nguyên tại các nước Nhật
Bản, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Ucarine, Mỹ, Ba Lan.



2006: Đầu tư và xây dựng phát triển hệ thống phân phối G7Mart lớn nhất Việt Nam
và xây dựng, chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền trong nước, đẩy mạnh phát triển nhượng
quyền ở quốc tế. Ra mắt công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) có trụ sở đặt
tại Singapore.
Tầm nhìn và sứ mạng:
Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ
vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt
khám phá và chinh phục.
Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng thức
cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà
văn hóa Việt.
Giá trị cốt lõi:
1. Khơi nguồn sáng tạo
2. Phát triển và bảo vệ thương hiệu
3. Lấy người tiêu dùng làm tâm
4. Gây dựng thành công cùng đối tác
5. Phát triển nguồn nhân lực mạnh
6. Lấy hiệu quả làm nền tảng
7. Góp phần xây dựng cộng đồng

9


Ý nghĩa câu slogan "Khơi nguồn sáng tạo"
Thể hiện kỳ vọng: Bên tách cà phê Trung Nguyên người tiêu dùng luôn có nhiều ý
tưởng mới lạ, những ý tưởng sáng tạo nhằm tạo nên thành công chọ họ, của gia đình và sự
hưng thịnh của quốc gia.
Việc làm thương hiệu cho Trung Nguyên được lên kế hoạch rất cẩn thận. Để cạnh

tranh với các công ty đa quốc gia (như Nescà phê), Đặng Lê Nguyên Vũ định vị nhãn hiệu
như là một phần của truyền thống Việt Nam. Ông cũng xây dựng một Bảo tàng Cà phê để kể
về lịch sử của ngành công nghiệp cà phê ở Việt Nam.
Một trong những sản phẩm nổi tiếng nhất của Trung Nguyên là cà phê chồn, được làm từ
quả cà phê được cho ăn và thải ra qua đường tiêu hóa của chồn hương. Việc tiếp thị sản
phẩm độc đáo chỉ có ở Đông Nam Á này đã giúp định vị thương hiệu Trung Nguyên với văn
hóa cà phê Việt Nam.
Trung Nguyên kết hợp cả yếu tố hiện đại và truyền thống vào thương hiệu, bất kể
trong đóng gói bao bì hay trang trí các tiệm cà phê. Slogan “Khơi nguồn sáng tạo” lại cho
thấy tinh thần sáng tạo.
Trung Nguyên cũng đa dạng hóa sản phẩm qua các loại cà phê không có cafein và cà
phê hòa tan
2.2, Chiến lược quảng bá
Mục tiêu quảng bá thương hiệu của cà phê trung nguyên là giúp người tiêu dùng biết
đến rộng rãi thương hiệu cà phê Việt- Cà phê Trung Nguyên hiểu về chất lượng cũng như
thương hiệu xuất xứ nguồn gốc cà phê Trung Nguyên đem lại cho người tiêu dùng từ đó
thúc đầy người mua mua và lựa chọn cà phê như một thưc uống không thể thiếu trong thức
uống hàng ngày của mỗi người. Bên cạnh đó khi thực hiện các chương trình quảng bá của
mình thì Trung Nguyên muốn tất cả mọi người trên thế giới có thể biết tới Trung Nguyên và
mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra nhiều nước hơn nữa
a. Hỗ trợ kênh phân phối:
10


Hệ thống kênh: Hiện tại với 10 công ty thành viên, Trung Nguyên có tham vọng trờ
thành nhà cung cấp, phân phối lớn của Việt Nam. Với mặt hàng chính là cà phê, Trung
Nguyên đã tận dụng cả những hình thức phân phối truyền thống và hiện đại để đạt được
kết quả lớn nhât.
Thị trường xuất khẩu: Xuất khẩu là một chiến lược của Trung Nguyên ngay từ ban
đầu. Hiện Trung Nguyên đã xuất khẩu cà phê đến hơn 40 nước trên thế giới, bao cồm cả Mỹ

và Anh.
Trung Nguyên tập trung chủ yếu vào các thị trường ngách, các khách hàng quan tâm
đến cà phê mới lạ từ nước ngoài và những du khách, đặc biệt là tại Mỹ, đến Việt Nam và đã
biết đến nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên. Hầu hết cà phê được các đại lý nhượng quyền bán
qua mạng, và doanh số vẫn còn rất nhỏ so với doanh số ở thị trường trong nước.
Trong sơ đồ tổ chức kênh phân phối cà phê hòa tan G7, hiên tại Trung Nguyên đã sử
dụng một hệ thống đa kênh trong việc thực hiện đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu
dùng. Bên cạnh việc phát huy tối đa chức năng của nó, hệ thống phân phối trên còn thể hiện
được tầm nhìn chiến lược của Trung Nguyên đối với sản phẩm cà phê hòa tan G7 mà cả
trong ngành phân phối của mình. Trong đó các sản phẩm cà phê hòa tan G7 được quan tâm
và chú trọng nhất trong hệ thông phân phối này. Để duy trì hệ thống phân phối trên, cũng
như đảm bảo cho quá trình hoạt động của toàn bộ công ty hiệu quả nói chung,các sản phẩm
cà phê hòa tan G7 nói riêng, Trung Nguyên đã thiết lập 5 chi nhánh tại các địa điểm sau: Hà
Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh (headquarter), Lâm Đồng, Cần Thơ.
Đối với hệ thống franchise:
- Là đơn vị đầu tiên ứng dụng Franchice vào Viêt Nam từ năm 1998.
- Hiện tại, công ty duy trì hệ thống Franchice bao gồm hơn 1.000 quán cà phê trên khắp đất
nước Việt Nam và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc,
Campuchia, Ba Lan, Ukraina.
- Đây là kênh phân phối dọc.
Trung gian phân phối truyền thống:
11


- Trong kênh có 3 cấp để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng: nhà bán sỉ ( nhà phân phối),
nhà bán lẻ ( điểm bán hàng và cửa hàng bán lẻ: tiệm tạp hóa) và người tiêu dùng
- Kênh phân phối truyền thống: Con số được cập nhật năm 2006, Trung Nguyên hiện 3 nhà
máy sản xuất cà phê trên toàn Việt Nam, 121 nhà phân phối độc quyền, 7000 điểm bán hàng
và 59000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm tại Bulgaria, US, Mexico, China, Australia
Nhà máy sản xuất:

Nhà máy sản xuất tại KCN Tân Đông Hiệp A, Tỉnh Bình Dương.
+Công suất: công suất 3.000 tấn cà phê hòa tan/năm
+Tổng vốn đầu tư trên 10 triệu USD.
Nhà máy tại TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
+Đầu tư khoảng 711,72 tỉ đồng (40 triệu USD).
+Công suất 60.000 tấn/năm
Nhà máy chế biến cà phê rang say tại Buôn Ma Thuột, Đak Lăk
+Công suất 10.000 tấn/năm.
+Nhà máy này lớn nhất vùng Cao Nguyên, 80 % sản lượng dành cho xuất khẩu.
Trung gian phân phối hiện đại:
Hệ thống G7 Mart đây là hệ thống bán lẻ theo hình thức nhượng quyền đầu tiên ở
Việt Nam. Có 200 nhà cung cấp cho toàn bộ chuỗi cửa hàng G7 trên cả nước. Điểm nổi bật
nhất của G7 mart, theo như tậm nhìn của Trung Nguyên chính là việc đáp ứng thói quen
mua sắm nhỏ, lẻ của người Viêt Nam và thường mua gần nhà. - Chính vì vậy, những G7
mart thường được dàn dựng với quy mô nhỏ như 1 cửa hàng tạp hóa và nằm len lỏi giữa các
con hẻm. Tuy nhiên, G7 mart lại khắc phục được nhược điểm của hình thức phân phối
truyền thống là các cửa hàng tạp hóa khi định giá bán thấp, đồng nhất, bảo đảm giống như 1
siêu thị và ứng dụng IT trong quá trình quản lý. Việc ra đời hệ thống G7 mart thể hiện tầm
nhỉn chiến lược và tham vọng muốn giành thế vững trên hệ thống phân phối của Việt Nam.
Hệ thống siêu thị
12


Qua phân tích trên, chúng ta thấy Trung Nguyên sử dụng kênh phân phối dọc cho hệ
thống phân phối của mình.
Dòng lưu chuyển trong kênh phân phối
Việc phân phối hàng cũng sẽ không theo lối cũ. Nếu như trước kia mỗi nhà sản xuất
lại có các kênh phân phối riêng, thì giờ đây các trung tâm phân phối G7 sẽ là đầu mối cung
cấp hàng hóa cho toàn bộ hệ thống phân phối G7Mart bao gồm các cửa hàng G7mart chuẩn
và các cửa hàng thành viên. Cung cách này sẽ giảm bớt chi phí tốn kém, bớt đi nhiều khâu

trung gian và hệ quả là người tiêu dùng được lợi bởi giá thành sản phẩm sẽ giảm. Về lâu dài,
theo cách thức này, tất cả sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng sẽ được luân chuyển trên một hệ
thống, tạo ra sự chuyên nghiệp hóa cao.
b. Sản phẩm dịch vụ:
Cà phê Trung Nguyên chia làm 3 loại sản phẩm: Sản phẩm cao cấp, trung cấp và
thông thường.
Sản phẩm cao cấp, với các loại:
- Weasel (250g): Sản lượng cà phê Chồn trên toàn thế giới chỉ khoảng 200kg/năm, vì thế, cà
phê Chồn là loại đặc sản quý hiếm và đắt giá nhất thế giới.- Diamond Collection (250g) với
năm hương vị khác nhau.
- Legendee (250gr & 500gr): Công nghệ ủ men sinh học độc đáo
- Classic Blend (lon 425g): Hương thơm lâu và quyến rũ, nước pha màu nâu nhạt.
Sản phẩm trung cấp:
- Passiona (gói 250g) thơm nhẹ nhàng, thành phần caffeine thấp.
- Cà gourmet blent (250g - 500g): vị đậm đà với nước pha màu nâu sánh
- House blend (250g & 500g): Hương thơm nồng, vị đậm đà hơn với nước pha màu nâu
sánh.
- Cà phê chế phin
- Hạt rang xay (11 loại)
Sản phẩm phổ thông:
Từ những hạt cà phê Arabica, Robusta, Catimor, Excelsa, các loại: Nâu – Sức sống (Loại 1),
13


I – Khát vọng (Loại 2), S – Chinh phục (Loại 3).
Cà phê hòa tan G7 3 in 1:
Khẩu vị và hương thơm đậm đà ,G7 Cappuccino được chắt lọc tinh túy từ những hạt cà phê
ngon nhất Buôn Ma Thuột kết hợp bột kem và các nguyên liệu cao cấp khác, hương vị nồng
nàn của hạt dẻ và cà phê hảo hạng của vùng đất Buôn Ma Thuột. Có 3 hương vị: Hazelnut,
Irish Cream và Mocha.

Cà phê hòa tan G7 2 in1:(cà phê và đường), các loại: Lucky, Hero, Win, Victory
c. Bao bì:
Nhãn mác bao bì có ảnh hướng đến sự thành công hay thất bại một nhãn hiệu. Nó là
chiếc áo bảo vệ sản phẩm nhưng cũng phải là một công cụ tiếp thị hiệu quả. Với các thiết kế
đa dạng về chất liệu hình thức thể hiện, ngày nay bao bì không còn cung cấp đơn thuần, xa
hơn thế nó còn tạo động lực để người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng sản phẩm. Thiết kế bao
bì là sự kết hợp giữa cấu trúc, cách trình bày. Hình ảnh màu sắc và những thành phần khác
tạo sự thu hút thị giác cho mục đích truyền thông mục tiêu và chiến lược Marketing của một
thương hiệu hay sản phẩm.
d. Trang trí:
Cà phê sáng tạo với hình ảnh thiết kế bao bì hoàn toàn mới khác biệt và độc đáo: biểu
tượng mặt trời mọc trong buổi bình minh, nền màu nâu truyền thống, hòa lẫn với màu đất đỏ
bazan vùng núi đồi Tây Nguyên tạo nên sự gần gũi nhưng không kém phần sáng tạo, Đây
cũng chính là thông điệp của cà phê Trung Nguyên muốn gửi đến khách hàng: bắt đầu một
ngày mới với một sự khởi đầu mới năng động và thành công bằng một ly cà phê Trung
Nguyên trong một không gian đầy chiều sâu bằng cảm xúc.
Cà phê Legendee (cà phê sáng tạo 8- cà phê Chồn) và Cà phê Passiona (cà phê sáng
tạo 9) dành riêng cho nhóm khách hàng nữ. Cà phê Legendee và Passionna có hình ảnh trái
ngược với hình ảnh biểu trưng mặt trời mọc là hình ảnh vầng trăng khuyết trong một góc
phố đầy tĩnh mịch và lãng mạn.

14


Cà phê hỗn hợp với thiết kế bao bì đầy ngẫu hứng rất phóng thoáng bởi những màu
sắc hiện đại những gam màu nóng rất mạnh mẽ: đen, nâu, vàng xanh lá, màu pha… thể hiện
những thăng trầm góc độ sáng tối trong cuộc sống cảm xúc đầy sáng tạo bên ly cà phê
truyền thống của Trung Nguyên. Những gam màu được sắp xếp cách điệu thành hình khối
người phục vụ như là một lời cam kết của Trung Nguyên: luôn sẵn sàng phục vụ khách
hàng, luôn hướng tới khách hàng và phụ vụ như khách hàng yêu cầu mong muốn của chính

khách hàng.
e. Thiết kế logo bảng hiệu.
Thời điểm Trung Nguyên khởi sự năm 1996, tại Việt Nam những mô hình kinh doanh
cà phê thực sự bài bản và hiếm hoi. Do vậy những khái niệm thương hiệu hay đầu tư xây
dựng thương hiệu thực sự rất xa lạ và là một điều gì đó thật “xa xỉ”. Nhưng Trung Nguyên
lúc đó những người sáng lập hàng cà phê này đã biết tạo ra một mô hình kinh doanh mới đầy
sáng tạo. Đây chính là yếu tố khới nghiệp cho tất cả thành công của Trung nguyên sau này.
Mô hình của Trung Nguyên lúc đó là gì? Đó chính là tạo ra một không gian đối
chứng” và mang đậm bản sắc tây Nguyên. Ở nơi đó khách hàng vừa có thể thưởng thức
hương vị cafe vừa có thể tận mắt nhìn thấy từng hạt cafe rang. Nơi đó khách hàng cảm nhận
được hơi thở của núi rừng tây Nguyên qua từng hình ảnh các bài trí qua màu sắc qua âm
nhạc phong cách phục vụ ăn mặc của tây Nguyên.
Ngay từ đầu khi chọn logo cho Trung Nguyên , Đặng Lê Nguyên Vũ đã thể hiện hoài
bão của mình: logo mũi tên là hình ảnh cách điệu của nhà rông Tây Nguyên- nơi khơi nguồn
của cà phê. Hình mũi tên hướng thẳng lên thể hiện ý chí chinh phục đỉnh cao khát vọng
vươn lên. Ba vạch trắng trên logo là hình ảnh của nối lên nhà sàn thể hiện văn hóa của công
ty luôn muốn duy trì bản sắc văn hóa Tây Nguyên…bảng hiệu của Trung Nguyên với màu
sắc nâu chính vì đó là màu của đất, của cà phê, của cội nguồn dân tộc. Tất cả đó là thương
hiệu Trung Nguyên đậm chất văn hóa và truyền thống Việt trên thương trường quốc tế.

15


Ngoài yếu tố trên Trung Nguyên còn chú ý đến nhận diện thương hiệu của mình. Với
tên thương hiệu Trung Nguyên giúp người ta liên tưởng đến xứ sở cà phê Việt Nam- Cà phê
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên.
f, Quảng cáo:
Cùng với chiến lược phát triển sản phẩm nhượng quyền phân phối đa thương hiệu
Trung Nguyên còn tập trung vào các hoạt động quảng bá hình ảnh của mình thông qua nhiều
chương trình như: “ sáng tạo cùng thương hiệu Việt” nhằm cùng các doanh nghiệp khác

nhận thức đúng đắn về giá trị thương hiệu. Đồng hành cùng “ Quỹ đào tạo nhân tài đất Việt”
chương trình nghiệp hỗ trợ vốn cho các bạn trẻ, Trung Nguyên xây dựng thương hiệu nông
sản Việt Nam trở thành các thương hiệu nổi tiếng nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị
trường thế giới.
Bên cạnh đó Trung Nguyên còn có các quảng cáo ngắn gọn xúc tích nhưng không
kém phần ý nghĩa ấn tượng của mình tới người xem đài tai các khung giờ vàng và được tăng
tần suất quảng cáo trong các dịp tết dịp lễ trong năm.
2.3, Các công cụ quảng bá thương hiệu Trung Nguyên.
2.3.1, Quảng cáo.
QUẢNG CÁO TRỰC TIÊP THÔNG QUA KÊNH BÁN HÀNG TRỰC TIẾP CÁ NHÂN:
Khi mỗi dịp ra đời sản phẩm mới hay đợt tết ngày lễ công ty có đội ngũ PB & PG
tặng hay dùng thử các cốc cà phê. Đội ngũ này được tuyển chọn kĩ lưỡng cả về ngoại hình
bên cạnh đó còn được đào tạo các kiến thức thông tin về sản phẩm nhãn hiệu công ty. Bên
cạnh đó công mặc váy, trang phục có đúng phong cách của Trung Nguyên- màu nâu cách
điệu duyên dáng trên áo có logo của Trung Nguyên.
QUẢNG CÁO TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG:
Tivi là phương tiện được nhiều thính giả tiếp xúc nhất, đặc biệt là kênh VTV3 vào
thời gian từ 20h-22h, đưa mẫu quảng cáo về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua các thời

16


kỳ phát triển cảu đất nước. Qua thời gian thì nhu cầu về sự tiêu dùng của họ cũng thay đổi,
Và cuối cùng là sự xuất hiện của người phụ nữ thành đạt với ly cà phê Passiona.
Cùng đài truyền hình Việt Nam sáng lập quỹ đầu tư” khởi nguồn sáng tạo” cấp vốn
cho các thí sinh đoạt giải trong chương trình khởi nghiệp của VTV3; tham gia tài trợ các
trương trình “ nối vòng tay lớn” vì người nghèo do báo Hà Nội mới, báo Sài Gòn giải phóng,
báo Đà Nẵng tổ chức và nhiều chương trình xây dựng nhà tình thương khác.
QUẢNG CÁO TRÊN BÁO:
Đặc biệt Trung Nguyên có một đội ngũ đông đảo tham gia vào hoạt động báo chí cho

mục đích tạo dựng một hình ảnh tích cực chỉ riêng 2003 đã có trên 30 tin, bài về Trung
Nguyên trên các báo đã góp phần tạo dựng hình ảnh Trung Nguyên không chỉ trong giới
uống cà phê mà còn tạo dựng hình ảnh thương hiệu trong giới kinh doanh như một điểm đến
để nghiên cứu học hỏi.
QUẢNG CÁO ĐIỆN TỬ:
Ngoài ra, Trung Nguyên còn tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin để quảng bá
hình ảnh của mình thông qua internet, giới thiệu đến bạn bè thế giới chỉ với bằng 1 cái “
click chuột” vào website www.trungnguyen.com.vn chúng ta có thể thưởng thức bản nhạc
thuần chất Tây Nguyên được trình bày qua giọng ca của ca sĩ Siublack, thêm vào đó là một
hình ảnh ấm cúng trên nền nâu đậm nền tảng của Trung Nguyên. Người lướt web có thể cảm
nhận được hương vị vủa cà phê thông qua những thông điệp rõ ràng được kết hợp giữa nhiều
ngôn ngữ: chữ viết, hình ảnh, lời văn, biểu tượng màu sắc âm thanh.
Có thể nói chỉ cần lướt qua website của Trung Nguyên chúng ta cũng có thể nhận
thấy được sự đầu tư cho việc thiết kế cho một chiến lược thương hiệu có chiều sâu về mặt
triết lý nhân văn đậm đà về bản sắc dân tộc, đặc trưng cho vùng đất Tây Nguyên, khơi dậy
trong lòng Người Việt một khát vọng vươn xa.
2.3.2, Quan hệ công chúng.

17


Hoạt động quảng cáo của Trung Nguyên là không nhiều, hiệu quả thật sự mà Trung
Nguyên đạt được là nhờ PR-quan hệ công chúng dựa trên nền tàng giá trị cốt lõi mà công ty
hướng đến.Trung Nguyên đã thổi hồn dân tộc vào logo và slogan của mình, đề cao tính tự
tôn dân tộc trong từng sản phẩm. Chính vì vậy mà Trung Nguyên đã nhanh chóng có được
lòng tin của người tiêu dùng. Và slogan "Khơi nguồn sáng tạo" đã trở nên quen thuộc
không chỉ với những người làm trong các lĩnh vực liên quan đến sáng tạo. Nổi bật là doanh
nghiệp Việt Nam đầu tiên thực hiện "nhượng quyền thương hiệu”, chiến lược này đã phát
huy tác dụng mạnh mẽ, làm hình thành hệ giá trị của chuỗi quán nhượng
SỰ KIỆN:

-

1998: Trung Nguyên xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh bang câu khẩu hiệu “Mang

-

lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới”.
2000: Hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đếm
Singapore, Trung Nguyên là công ty Việt Nam áp dụng mô hình nhượng quyền

-

thương hiệu trong nước va quốc tế.
2001: Công bố câu khẩu hiệu mới: “Khơi nguồn sáng tạo” và Trung Nguyên cá mặt
tại tất cả các tỉnh thành Việt Nam, tiếp tục nhượng quyền thành công tại Nhật Bản,

-

Thái Lan, Campuchia…
2003: Ra đời sản phẩm cà phê hòa tan G7 bằng sự kiện thử mùi tại Dinh THống Nhất
(với 89% người tiêu dùng chọn G7 là sản phẩm yêu thích hơn so với 11% chọn
Nescafe). Lần đầu tiên thương hiệu Việt Nam thách đấu với một thương hiệu nổi

-

tiếng toàn cầu.
2007: Công bố triết lý cà phê và khởi dộng dự án “Thủ phủ cà phê toàn cầu” tại Buôn
Ma Thuột. 12/2007 kết hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức thành công Tuần lễ văn
hóa cà phê tại hai đầu cầu của đất nước là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Sự thành công
của tuần lễ văn hoá cà phê 2007 đã góp phần nâng cao nhân thức của người dân về


-

vai trò và tầm quan trọng của cà phê, là tiền đề cho lễ hội về cà phê trong tương lai.
2008: Khai trương hệ thống quán nhượng quyền mới ở Việt Nam và quốc tế, khánh

-

thành làng cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột.
2009: Khai trương hội quán sáng tạo Trung Nguyên tại Hà Nội, đầu tư trên 40 triệu
USD xây dựng nhà máy chế biến cà phê với côn nghệ hiện đại nhất tại Buôn a Thuột.
18


CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG:


Tháng 2/2003 phối hợp báo thanh niên Việt Nam, Hội liên hiệp thanh niên Việt
Nam phát động chương trình “ Sáng tạo vì Thương hiệu Việt” nhằm khuyến
khích người tiêu dùng Việt Nam tích cực dùng hàng Việt Nam; tạo động lực thúc
đẩy mạnh mẽ cho các doanh nghiệp Việt Nam ý thức xây dựng thương hiệu riêng

cho sản phẩm Việt Nam.
• 11/2003 : phối hợp với thời báo kinh tế Sài Gòn, Đại học kinh tế, Vietnam
Marcom tổ chức buổi giới thiệu chương trình “ Xây dựng Thương hiệu nông sản
Việt Nam” và tài trợ, thực hiện từ 30 – 50 dự án xây dựng, phát triển các sản


phẩm nông sản Việt Nam
Năm 2005, cùng với ĐTH Việt Nam sáng lập ra quỹ “ Khơi nguồn sáng tạo” của

chương trình khởi nghiệp nhằm cấp vốn kinh doanh khởi nghiệp cho các bạn trẻ



với trị giá 2 tỷ đồng.
Chương trình “Tiếp sức đến trường” thành công tốt đẹp:

Mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6-2012, tại KDL thác Dray Nur đã tổ chức nhiều
hoạt động đầy ý nghĩa nhân văn cho các em thiếu nhi đồng bào tại địa phương và con em
của nhân viên Công ty Đặng Lê.
Chương trình “Tiếp sức đến trường” được công ty Đặng Lê phối hợp với Ban Chấp
hành Công đoàn Tập Đoàn Cà Phê Trung Nguyên, các công ty thành viên đã kêu gọi sự ủng
hộ hơn 16 triệu đồng tiền mặt, cùng hàng ngàn hiện vật: tập, bút, cặp sách, bánh kẹo,… cùng
sách cũ, đồ chơi, thú bông, truyện tranh, quần áo.
Đại diện phía công ty là Bà Phạm Thị Thu Hoàn – TLTGĐ/PGĐ Điều hành, Ông
Trương Chí Tuấn – TP nhân sự, Ông Nguyễn Văn Lợi – Chủ tịch công đoàn/Giám Đốc sản
xuất - Nhà máy cà phê Trung Nguyên. Về phía chính quyền địa phương có Ông Y Jú - Phó
chủ tịch Xã Draysap - Huyện Krông Ana – ĐăkLăk đã đến để trao 20 suất học bổng học sinh
giỏi vượt khó, 120 phần thưởng cho các em nghèo, khó khăn và nhiều phần quà cho các em
người đồng bào và con em nhân viên công ty Đặng Lê.

19


Qua chương trình này, công ty Đặng Lê mong muốn dịp lễ Quốc Tế Thiếu Nhi thật
sự là một ngày hội để các em được vui chơi và nhận được nhiều sự quan tâm hơn nữa từ
phía gia đình và xã hội.


Hơn 60.000 lượt người tham gia Ngày hội Sáng tạo vì khát vọng Việt

(23/11/2012)

Thứ sáu ngày 23/11/2012 tại Dinh Thống Nhất - TPHCM, Trung ương Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty cổ phần Tập Đoàn Trung Nguyên tổ chức “Ngày hội
Sáng tạo vì Khát vọng Việt”. Đây là cột mốc đánh dấu cho chuỗi các chương trình dài hạn
thể hiện cam kết đồng hành của 2 bên chung tay Xây dựng Thế hệ trẻ sáng tạo vì Khát vọng
Việt. Ngày hội tổ chức từ 7h00 – 22h00 ngày 23/11/2012 tại Dinh Thống Nhất, do Trung
ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Trung Nguyên chủ trì cùng sự đồng hành của
Báo Thanh Niên, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (BSA) và nhiều đơn vị
khác.
Ngày hội Sáng tạo vì Khát Vọng Việt là sự kiện chính thức của Trung Nguyên cho
chuỗi hoạt động trong giai đoạn mới (2012 – 2017), thông qua ly cà phê Trung Nguyên
mong muốn các bạn trẻ sẽ thay đổi Tâm thế vươn lên trong nghịch cảnh dù thiên tạo hay
nhân tạo, không cam chịu, không chấp nhận, không đầu hàng; để làm được điều đó cần
có Khát vọng lớn, chiến lược đặc sắc và thực thi vượt trội. Nếu bạn là người yêu nước, có
khát vọng, sáng tạo và nỗ lực trong hành động, hãy đồng hành cùng Trung Nguyên!
Chương trình Cùng Trung Nguyên tôi chúc Việt Nam… ngay tại ngày hội đã thu về
hơn 10.000 lời chúc của các bạn trẻ dành cho đất nước Việt Nam thân yêu. Cùng ngày,
thông qua website: cũng đã có hơn 1.000 lời
chúc gửi về. Chương trình Cùng Trung Nguyên tôi chúc Việt Nam sẽ còn tiếp tục kéo dài
với nhiều phần thưởng hấp dẫn dành cho những lời chúc được yêu thích nhất.

III, Nhận xét và hoạt động quảng bá của thương hiệu và đề xuất giải pháp phát triển
thương hiệu cà phê Trung Nguyên.
20


3.1, Nhận xét
 Ưu điểm
• Xây dựng hình ảnh thương hiệu mang đậm bản sắc dân tộc


Đặng Lê Nguyên Vũ – Tổng giám đốc Caffe Trung Nguyên – đã quan niệm rằng “
Hàng hóa phải là hình ảnh con người, là nét văn hóa của quốc gia chứ không chỉ đơn thuần
là hàng hóa để bán”.
Với ý tưởng đó, ông xây dựng hình ảnh Trung Nguyên mang đậm nét văn hóa dân
tộc, từ logo, bảng hiệu, ly tách, bàn ghế, đồng phục, cung cách phục vụ của nhân viên…Khi
bước vào một cửa hàng cafe Trung Nguyên, khách hàng sẽ được mang đến cảm giác được
trải nghiệm trong một Việt Nam thu nhỏ.Trung Nguyên đã thổi hồn dân tộc vào slogan và
logo của mình, đề cao tính tự tôn dân tộc trong từng sản phẩm.Chính vì vậy, Trung Nguyên
đã nhanh chóng có được lòng tin của người tiêu dùng.
• Quảng cáo tốt
20/8/1998 Trung Nguyên đã tổ chức cho khách hàng uống cafe miễn phí 10 ngày tại
TP.Hồ Chí Minh.Thông qua hoạt động này, Trung Nguyên đã giới thiệu tới khách hàng sản
phẩm cà phê của mình, hướng dẫn khách hàng cách thưởng thức cà phê theo “ kiểu Trung
Nguyên”.
Khi ra mắt sản phẩm G7, Trung Nguyên tổ chức “ Ngày hội tuyệt đỉnh G7” dùng thử
sản phẩm với 89% người tham gia chọn G7.
Đầu tháng 4.2010, G7 tung ra thông điệp “G7 với khát vọng Việt” trên mặt báo bằng
câu chuyện về truyền thuyết Cha Rồng, Mẹ Tiên, ca ngợi những chiến tích chống ngoại xâm
của ông cha và gửi tâm thư đính kèm trong sản phẩm đến người tiêu dùng.
Ngoài ra, G7 còn khai thác quảng cáo miễn phí trên các mạng xã hội ảo như
Facebook, Youtube, đặt các banner quảng có trên các báo điện tử, in quảng cáo bằng các
poster, banner rộng rãi trên thị trường, liên hệ quảng cáo tại các siêu thị, trung tâm thương
mại, quảng cáo trên các ấn phẩm trong và ngoài nước như: Tiếp thị và gia đình, Tạp chí
truyền hình, Người đẹp Việt Nam
21





Hoạt động quan hệ cộng đồng và báo chí tốt.

Thương hiệu Trung Nguyên được xây dựng bằng chính những hoạt động cộng đồng
và báo chí.Hình ảnh của TGĐ Đặng Nguyên Vũ luôn được giới thiệu như một người hết
lòng vì vị thế của Việt Nam trên thương trường nội địa và quốc tế. Bản thân ông TGĐ là một
“thương hiệu” đầy uy tín và có những tính cách thương hiệu (attribute) hết sức phù hợp cho
cuộc “chiến đấu” vì thương hiệu Việt. Bởi thế, khi ông cất tiếng “Kính thưa đồng bào!”, G7
của ông nhận được sữ ủng hộ mạnh mẽ của báo chí và công luận


Sản phẩm đa dạng hóa

Trung Nguyên đã xây dựng danh mục sản phẩm đa dạng, từ cao cấp đến phổ thông,
cà phê không chỉ dành cho phái mạnh mà còn dành cho cả phái đẹp. với những tác dụng
ngày càng nhiều mà cà phê mang lại: tăng cường trí nhớ, giúp khỏe hơn, đẹp cho da… và
những thói quen thưởng thức cà phê, vì vậy mà sản phẩm này ngày càng rất được ưa chuộng
với người tiêu dùng


Kênh phân phối lớn

Hiện nay, Trung Nguyên có hơn 1000 quán cà phê trên khắp đất nước Việt Nam và
nước ngoài.Ngoài ra còn có một loạt chuỗi cửa hàng nhượng quyền như Hội quán Không
gian Sáng tạo, Cà phê thứ 7, Hội quán sang tạo Thanh niên, Cà phê Sách…tạo không gian
sang tạo mới trong thưởng thức cà phê
Bên cạnh đó, Trung Nguyên đã xây dựng hệ thống G7 Mart trên cả nước, nằm len lỏi
giữa các con hẻm, phục vụ tốt nhất nhu cầu người dân.
 Nhược điểm
• Giờ đây, mối quan tâm của báo chí đối với Trung Nguyên đang ngày một nhạt đi, đơn


giản bởi hai chữ “Trung Nguyên” đã trở nên quen thuộc. Khi sự quen thuộc xuất
hiện, cũng là lúc tính hiện tượng không còn
• Trung Nguyên đang trở nên không đồng nhất về nhiều mặt. Có thể thấy rõ sự khác
nhau về giá cả, chất lượng cà phê và cả cung cách phục vụ tại các quán Trung
Nguyên. Mức độ đầu tư cho bài trí không gian cũng có sự chênh lệch rất lớn
22




Chiến dịch franchising “ồ ạt” dẫn đến chất lượng nằm ngoài tầm kiểm soát. Trung
Nguyên đã không thể kiểm soát được hết các đối tác thuê thương hiệu. Và điều tất
yếu là các quán Trung Nguyên này “mạnh ai nấy làm”.Vì lợi ích riêng, chủ các quán
cà phê nhượng quyền của Trung Nguyên tự ý thay đổi giá cả, hình thức… và cạnh
tranh với chính các quán được nhượng quyền khác.Sự chênh lệch trên gây tác hại rất

lớn cho quá trình định vị hình ảnh Trung Nguyên trong tâm trí khách hàng
• Nhiều cửa hàng G7-mart có hình thức cũ kỹ, hàng hóa sắp xếp không đẹp mắt, làm
mất đi hình ảnh “sáng tạo” của Trung nguyên.
3.1, Giải pháp
• Hoàn thiện phương thức quản lý trong hệ thống nhượng quyền
• Phát triển các cửa hàng bán lẻ theo phong cách chuyên nghiệp hơn
Cần có thêm các dịch vụ giao hàng tận nơi, giảm giá khi khách hàng mua số luợng
nhiều…) và hình thức quán cũng cần chỉnh trang theo phong cách Trung Nguyên, để
ngay từ xa khách hàng có thể nhận ra đó là cửa hàng của Trung Nguyên.
• Tái xác lập hình ảnh thương hiệu mang đậm bản sắc và long tự hào dân tộc
• Phát triển nhanh chóng mạng lưới phân phối dựa trên nền tảng hệ thống nhà phân
phối, đại lý và các cửa hàng sẵn có trên thị trường; xây dựng hệ thống quản lý và hậu
cần vững mạnh để vận hành hệ thống; sắp xếp các ngành hàng nhằm phát huy năng
lực hoạt động của từng nhà phân phối; hợp sức với nhà sản xuất khả năng giao hàng



và lưu kho.
Trung Nguyên cần những nguồn lực mới, tinh thần mới
Cần những nhân tố mới, con người mới là các đối tác phân phối vững mạnh, các nhân
viên bán hàng giỏi, các cá nhân xuất sắc để chúng ta cùng hợp lực hướng đến sự

thành công chung, cùng niềm tự hào chung.
• Mở rộng thị trường bằng việc thành lập thêm các quán cà phê nhượng quyền không
có nghĩa được lơ là hình ảnh thương hiệu của mình, Trung Nguyên cần siết chặt hơn
các quy định đối với hệ thống nhượng quyền của mình, các quán cà phê nhượng
quyền phải cam kết làm theo những quy định ấy, nhằm tạo được sự đồng nhất về hình
thức quán, cung cách phục vụ, pha chế, giá cả… khiến các khách hàng dù đến bất cứ
quán nào của Trung Nguyên đều cảm nhận được sự giống nhau ấy, đều cảm nhận
được “phong cách Trung Nguyên”

23


Phần kết luận
Quảng bá thương hiệu là vấn đề quan trọng, cần thiết mà các doanh nghiệp nói chung
và Trung Nguyên nói riêng cần phải biết, phải tiến hành xây dựng, duy trì thương hiệu của
mình, thương hiệu nó đã vượt qua hình thức của thông tin thị giác, nó trở thành những nhân
viên bán hàng ảo trong lòng khách hàng, nó có khả năng thuyết phục mạnh mẽ không có một
nhân viên bán hàng bằng
Quảng bá thương hiệu giúp cho việc thu hút đầu tư, thu hút nhân tài tạo điều kiện
phát triển doanh nghiệp, nó còn trở thành mũi tấn công mạnh mẽ vào các thị trường mới
đem lại khả năng thành công cao cho doanh nghiệp.
Một thương hiệu mạnh còn là tài sản vô hình có giá trị rất lớn , nó góp phần quan
trọng vào các hoạt động tài chính trên thị trường của doanh nghiệp. Nhãn hiệu hàng hóa là

tài sản có thể chuyển nhượng quyền sử dụng, tạo thêm nguồn vốn bổ sung cho kinh doanh
mở rộng quy mô kinh doanh khi cần thiết
Doanh nghiệp biết coi trọng phát triển quảng bá thương hiệu sẽ là một doanh nghiệp
thành công trên thị trường. Như công ty TNHH Cà phê Trung Nguyên gần nhiều năm xây
dựng và trưởng thành, Cà phê Trung Nguyên đã không ngừng phấn đấu vươn lên và đã đạt
được những thành tựu hết sức quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước
nhất là trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên. Bên cạnh những kết quả đạt được Cà phê Trung
Nguyên còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về vốn, đối thủ cạnh tranh, thị
trường, công nghệ… Nhưng Trung Nguyên vẫn xứng đáng là một trong những doanh nghiệp
đầu tàu của ngành cà phê Việt Nam. Thương hiệu cà phê trung Nguyên được khẳng định
mạnh mẽ và uy tín trên thương trường thế giới, được thế giới đánh giá cao. Cà phê Trung
Nguyên góp phần khẳng định hình ảnh các Doanh nghiệp Việt Nam đối với bạn bè trên thế
giới, tạo tiền đề cho Doanh nghiệp Việt Nam vươn xa hơn và tiến sâu hơn vào thị trường
quốc tế.

24



×