Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài giảng y khoa: U men thể nang – bệnh học và điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.09 KB, 3 trang )

Bài gi ả
ng y khoa: U men th ểnang – b ệ
nh
họ
c và đi ều tr ị
1. Đại cương.
U men thể nang là một thể hay gặp nhất trong u lành tính xương hàm nguyên
nhân do răng, nó chiếm quá 50% các u lành tính khu trú xương hàm.
Là một u có nhiều tác giả nghiên cứu, thảo luận về GPBL, phân loại và điều
trị. Riêng về tên gọi có rất nhiều tên gọi khác nhau, thống kê từ trước tới nay
có trên 50 tên gọi với u này, thực chất u được phát triển từ tế bào tạo men
răng hình sao (Amelolastome).
Đặc điểm của u.
Thường gặp ở tuổi thanh niên hay trung niên, tuy nhiên cũng có khi gặp ở
tuổi thiếu niên và người già.
Đa số u khu trú ở thân xương hàm dưới.
Khi u ở giai đoạn cuối gây biến dạng mặt, có thể làm tự gẫy xương hàm
dưới.
Chẩn đoán dựa vào XQ và lâm sàng là chủ yếu.
2. Giải phẫu bệnh lý.
Đại thể:
U men có hình dáng đại thể thay đổi, có thể là một khối gồ ghề như chùm
nho, đôi khi chắc và trắng nhạt, rải rác có những hốc chứa dịch trong hơi
nhày
Trong các trường hợp khác, có khoang trở nên rất to, dạng nang, khối u có
thể chỉ là một buồng có chứa các dịch khác nhau, hoặc trong, hoặc dạng gel
hoặc nâu nhạt, ít nhiều chảy máu và biến đổi bởi các hiện tượng viêm
Trong các dạng một nang duy nhất, việc quan sát là tìm chỗ dày của thành
nang để bọc lấy nang . Nhìn chung các răng ngầm bên cạnh u thường nằm
ngoài nang và không dính vào màng nang, nhưng u cũng có thể có vỏ bọc.
Vi thể:


Các hình ảnh tế bào học được coi là điển hình của u men là tổ chức liên kết
nằm kề với tế bào biểu mô, trong đó tế bào men là chủ yếu
3. Bệnh sinh.
Cho đến nay cơ chế bệnh sinh của U men thể nang vẫn chưa được thống
nhất và rõ ràng. Một số tác giả cho rằng, nụ răng thoái hoá mà thành, một số
tác giả khác lại cho rằng do những mảnh thừa biểu mô Malassez tạo nên.


4. Tiên lượng.
U men thể nang phát triển chậm từ vài năm đến hàng chục năm. Ở giai đoạn
đầu không ảnh hưởng đến toàn thân, do vậy rất khó phát triển để điều trị
sớm.
Nếu không được điều trị, để đến muộn hoặc giai đoạn cuối, u có thể dẫn đến
tự gẫy xương hàm, nhiễm trùng và thực tế đã gặp có trường hợp thoái hoá ác
tính. U hay tái phát khi điều trị phẫu thuật bảo tồn do nhiều nguyên nhân
khác nhau.
5. Lâm sàng.
Ở tuổi nào cũng gặp nhưng hay gặp ở tuổi trẻ.
U thường phát triển chậm, vài năm đến hàng chục năm. Giai đoạn đầu không
có dấu hiệu lâm sàng, có khi tình cờ chụp XQ phát hiện được u.
Đa số u cư trú ở góc xương hàm dưới, lan lên cành cao đến lồi cầu và mỏm
vẹt, có khi lan ra vùng cằm và sang bên đối diện.
Giai đoạn đầu bệnh nhân không để ý và có khi cả quá trình bệnh không hoặc
ít ảnh hưởng đến sức khoẻ toàn thân. Da và niêm mạc vị trí có u bình
thường.
Khi u phát triển to làm biến dạng khuôn mặt, phá huỷ xương và làm phồng
xương hàm ở phía ngoài da và ngách tiền đình lợi (có dấu hiệu bóng bàn).
Có khi thấy dấu ấn răng ở niêm mạc vị trí u bởi răng đối diện.
Răng ở trên khối u thường lung lay, có khi tự rụng hoặc đã được nhổ bỏ (ổ
nhổ không liền). Đôi khi thấy thiếu một răng thường là răng số 8 hoặc số 7.

Sờ thấy u gồ ghề, có dịch hoặc dấu hiệu bóng bàn.Khi u bị bội nhiễm, nhiễm
trùng sẽ gây phản ứng sốt.
Tại chỗ: Loét phần niêm mạc, chảy máu làm bệnh nhân đau, rối loạn ăn
uống, làm bệnh nhân gầy sút nhanh.
U men thể nang ở hàm trên có khi thấy triệu chứng ở xoang hàm nhiều hơn.
Lúc đầu u nhỏ, khi muộn làm phồng phía môi – nền mũi hoặc vòm miệng
cứng. Khi đó u có thể thông với xoang hàm.
XQ:
Chụp các tư thế chếch hàm, thẳng mặt, toàn cảnh (panorama) có hình ảnh
nang một ổ hoặc nhiều ổ. Tổ chức xương bị phá huỷ rộng nhưng khu trú rõ.
Một 1/4 hình ảnh là nang một ổ lớn cư trú gọn với bờ xương còn rõ nét,
thường có thêm một răng ngầm nằm ở phía dưới đáy u.
Gần 1/4 hình ảnh đặc biệt, không điển hình như hình tuyết rơi hoặc một đám
lớn tiêu xương hay hiếm hơn là hình các gai xương và vỏ xương vỡ lởm
chởm nham nhở.
Quá 1/2 hình nang nhiều ổ, tổ chức bị phá huỷ rộng hình tổ ong.
Chọc hút nang thường có dịch vàng, khi nang bội nhiễm, nhiễm trùng có mủ
lẫn dịch màu nâu.


Sinh thiết để chẩn đoán không cần thiết vì dễ gây bội nhiễm, khó phẫu thuật.
Mặt khác, dựa vào lâm sàng và XQ chẩn đoán đã tương đối chính xác.
6. Điều trị: Duy nhất bằng phẫu thuật.
Các hình thức phẫu thuật phải căn cứ vào tuổi tác của bệnh nhân, tình trạng
khối u ở giai đoạn nào và các yếu tố khác.
Có một số hình thức phẫu thuật thường áp dụng sau:
6.1. Phẫu thuật bảo tồn.
Chỉ nạo sạch khối u, nếu có nhiều nang cần làm tỉ mỉ từ nang này qua nang
khác, sau đó dùng đốt điện để cầm máu và làm triệt để u, có thể đổ đầy các
hốc xương bằng bột xương đông khô tuỳ loại.

Hình thức phẫu thuật này áp dụng trên bệnh nhân còn nhỏ tuổi, hoặc lớn tuổi
nhưng u còn nhỏ chưa gây biến dạng khuôn mặt nhiều, bờ xương còn đủ
chắc, răng chưa lung lay, chưa sai khớp cắn.
6.2. Cắt đoạn xương hàm.
Được chỉ định khi u đã quá to, làm biến dạng mặt, bờ xương hàm quá mỏng
có khả năng tự gẫy xương hàm.
Sau cắt đoạn xương hàm có thể tạo hình phục hồi ngay bằng cấy ghép xương
tự thân bằng xương sườn, mào xương chậu, hoặc có điều kiện cấy ghép
xương mào chậu, xương mác có cuống mạch nuôi bằng vi phẫu thuật.
Nếu không tạo hình phẫu thuật ngay, sau cắt đoạn thường phải có phương
tiện “giữ khoảng” phần xương còn lại để đúng khớp cắn, tổ chức phần mềm
không bị co kéo, tạo điều kiện thuận lợi cho bước phẫu thuật sau.
Để giữ khoảng có thể bằng nẹp vít hoặc đinh Kishner ngay sau cắt đoạn
xương hoặc cho bệnh nhân dùng hàm giả hướng dẫn khớp cắn (hàm
Wankewitz). Máng này được làm trước khi phẫu thuật. Sau phẫu thuật ổn
định cần cho bệnh nhân đeo ngay.



×