Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nhã nhạc cung đình Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.48 KB, 9 trang )

Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong
kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội
tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam.
"Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam đến thời nhà Nguyễn
thì Nhã nhạc cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất". Nhã nhạc
Cung Đình Huế là một sự kế thừa,kể từ khi những dàn nhạc - trong đó có
mặt nhiều nhạc khí cung đình - xuất hiện dưới dạng tác phẩm chạm nổi trên
các bệ đá kê cột chùa thời Lý, thế kỉ XI-XII, đến lúc ông vua cuối cùng triều
Nguyễn thoái vị vào giữa thế kỷ XX.
Về cơ bản, nhạc nghi thức trong âm nhạc cung đình Việt Nam, nhạc tế
trong các đình làng cũng như loại nhạc nghi thức được chơi trong đám cưới
hay đám tang, tất cả thường được chia thành hai nhóm chính: nhóm phe văn
và nhóm phe võ. Việc phân chia của các nhóm nhạc cụ hòa tấu trong dàn
nhạc cung đình ở Huế từ đầu thế kỷ XIX và nguồn gốc của nó đã được tìm
thấy trong các quy luật của nhiều nghi thức cúng đình tại các làng xã của
người Việt ở Bắc Bộ từ nhiều thế kỷ trước đây.
Niên biểu Nhã nhạc cung đình huế:
Thế kỉ XVII - XVIII ở Phú Xuân và Đàng Trong: thời các chúa Nguyễn
(1558 - 1777)
Từ những năm 30 của thế kỉ XVII, nhà văn hóa lớn Đào Duy Từ(1572
- 1634) tương truyền là tác giả của một số bài hát, điệu múa và vở hát bội
cung đình thời các chúa Nguyễn, ông tổ lớn nhất của âm nhạc Huế và hát
bội Huế được thờ tại nhà thờ Thanh Bình ở Huế đã tiếp thu nhạc Đàng
Ngoài, và đã giúp chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1623 - 1634) lập ra một hệ
thống lễ nhạc, triều nhạc mới. Hòa thanh thự của các chúa là tổ chức âm
nhạc cung đình lớn của Đàng Trong gồm ban nhạc, đội ca, đội múa đông
đảo (Đại Nam thực lục tiên biên).
Cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII, nhạc cung đình Đàng Trong đã
khá hoàn chỉnh, phong phú, hấp dẫn, theo những ghi chép và đánh giá của
nhà sư Trung Quốc Thích Đại Sán, thượng khách của chúa Nguyễn Phúc
Chu (1692 - 1725) sau chuyến đi thăm Đàng Trong và Phú Xuân của ông.


Được mời xem ca múa nhạc và hát bội tại phủ chúa, nhà sư cho biết điệu
múa nổi tiếng thời đó là điệu múa Thái liên diễn tả dáng dấp đài các, trang
nhã, tình tứ của các cô " tiểu hầu " của đô thành Phú Xuân vừa chèo thuyền
vừa tươi cười hái sen. Các ca nhi vũ nữ ấy " đội mão vàng, áo hoa xanh dài


phết đất, thoa son dồi phấn rất mực diễm lệ, làm nao lòng người xem " (hồi
ký Hải ngoại kỷ sự, bản dịch, 1963).
Cuối thế kỉ XVIII: thời Tây Sơn (1788 - 1802):
Năm 1790, tức một năm sau khi đại thắng Đống Đa ở Thăng Long,
một vua Quang Trung (giả) cầm đầu một đoàn ngoại giao sang triều đình
nhà Thanh, cầu hòa và chúc thọ hoàng đế Càn Long 80 tuổi. Càn Long ý
phong cho vua Đại Việt là "An Nam quốc vương" và vui lòng thưởng thức
đoàn "An Nam quốc nhạc" biểu diễn chúc thọ. Nhờ những ghi chép cụ thể
của Đại Thanh hội điển sự lệ và tập văn kiện ngoại giao Đại Việt quốc
thư mà âm nhạc cung đình thời Tây Sơn hiện ra khá rõ nét. Hội điển triều
Thanh đã mô tả chính xác trang phục các nhạc công, ca công và vũ công
người Việt. Nghệ nhân cung đình Tây Sơn chơi 8 loại nhạc khí mà Hội
điển triều Thanh đã ghi lại bằng chữ nôm: "một cái cổ (kai kou: trống), một
cái phách (kai p'o), hai cái sáo (kai chao), một cái đàn huyền tử (kai t'an hien
tse, có thể là đàn tam), một cái đàn hồ cầm (kai t'an hou k'in), một cái đàn
song vận (kai t'an choang wen, có thể là đàn nguyệt) một cái đàn tỳ bà (kai
t'an p'i p'a), một cái tam âm la (kai san in lo). Đó là phần nhạc khí.
Về phần hát, Đại Việt quốc thư cho biết bổ sung như sau: nhân dịp lễ
thượng thọ của Càn Long 80 tuổi, đoàn quốc nhạc của ta gồm 6 nhạc công
và 6 ca công cung đình đã biểu diễn cho hoàng đế nhà Thanh nghe "nhạc
phủ từ khúc thập điệu". Rất có thể đây là liên khúc 10 bản "Thập thủ liên
hoàn" nổi tiếng trong nhã nhạc cung đình Huế, cũng gọi là 10 bản Tấu, hay
10 bài Ngự, thậm chí có nghệ nhân gọi là mười bản Tàu (mà khi được nghe
chúng, người Trung Quốc chính hiệu đã cho rằng không có gì là "Tàu" cả).

(Đại Thanh HĐSL, bản in 1908, Quyển 528, Thư viện Hội Châu Á Paris;
Đại Việt quốc thư, TT Học liệu (Bộ Giáo dục) xb., Sài gòn 1972).
Thế kỉ XIX: Thời thịnh của triều Nguyễn (1802 - 1885):
Theo những tài liệu tham khảo hiện có, thời kỳ vàng son của âm nhạc
cung đình Đại Việt - Việt Nam - Đại Nam là thịnh thời triều Nguyễn trước
khi kinh đô Phú Xuân (Huế) thất thủ vào năm 1885. Hai tài liệu chủ yếu là
Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (đầu thế kỉ XIX) và
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ của Quốc sử quán (giữa thế kỉ XIX) cho


biết: Từ sau khi Gia Liều nhạc, Thường triều nhạc, Yến nhạc, Cung trung
chi nhạc đã ảnh hưởng qua lại nhiều với nhạc dcổ điển đất nước và con
người thính phòng (ca Huế, đờn Huế) và nhạc tuống cổ điển, cung đình
đmmai (thanh nhạc và nhạc múa của hát bội Huế). Đáng chú ý là nhiều nhà
hát rạp hát lớn nhỏ của vua, đại thần và dân thường được xây dựng làm nơi
biểu diễn nhạc cung đình, nhạc cổ điển, hát bội hay nhạc dân gian: Duyệt thị
đường trong hoàng thành, Minh Khiêm đường trong lăng Tự Đức, Cửu tư
đài trong cung Ninh Thọ, rạp hát ông Hoàng Mười, nhà hát Mai Viên tại tư
dinh thượng thư Đào Tấn, đã không loại trừ sự tấp nập của những rạp hát
ông Sáu Ớt (Nguyễn Nhơn Từ), rạp hát gia đình họ Đoàn (ở An Cựu), rạp
hát bà Tuần (tồn tại đến 1975), v.v...
1802 - 1819: Thời Gia Long, Việt tương đội, một tổ chức âm nhạc
cung đình lớn được thành lập với 200 nghệ nhân. Vua lại cho dựng đài
Thông minh, một sân khấu ca múa nhạc và hát bội trong cung Ninh Thọ.
1820 - 1840: Minh Mạng cho xây dựng Nhà hát lớn Duyệt thị đường
(1824), đổi Việt tương đội thành Thanh bình thự, lập thêm một Đội nữ nhạc
với 50 ca nữ, vũ nữ, lại cho xây dựng Nhà thờ các tổ sư nghệ thuật âm nhạc
và hát bội Huế: Thanh bình từ đường (1825). Trước nhà thờ dựng một tấm
bia, một sân khấu hát bội và ca vũ nhạc. Văn bia cho biết vào đời Minh
Mạng, nghệ thuật âm nhạc và sân khấu đã phát triển tốt đẹp:

" Vũ đài xuân rạng hàng ngũ chỉnh tề, sân khấu mây lồng âm thanh dìu dặt
(...) Khánh chuông ra lệnh xướng hòa, kèn trống nhịp nhàng đánh thổi (...)
Trải mấy triều vương đều khuyến khích, Biết bao âm nhạc thảy dồi dào (...)
Giữa điện đình ca múa, tỏ điềm thái vận nước nhà; Trên lăng miếu xướng
hòa, ngưỡng đức cao thâm biển núi... (bản dịch của Ưng Dự).
1841 - 1883: Đời Tự Đức, âm nhạc cổ điển, nhã nhạc cung đình và hát
bội cung đình đạt tới đỉnh cao. Nhà hát Minh khiêm đường được xây dựng
(1864) trong Khiêm cung (sau khi vua mất sẽ gọi là Khiêm lăng). Tương
truyền chính Tự Đức đã sáng tác bản nhạc Tứ đại cảnh nổi tiếng. Say mê
thơ, nhạc và hát bội hơn chính trị, vua lập nên Hiệu thơ phòng để cùng các
danh nho trong triều đình xướng họa thơ văn, thưởng thức âm nhạc, sáng tác
hay nhuận sắc các vở hát bội. Nhà thơ và nhà soạn tuồng lỗi lạc thời Tự Đức
làĐào Tấn (1845 - 1907).


Thế kỉ XIX: Thời suy của triều Nguyễn (1885 - 1945):
1858 - 1885: Thực dân Pháp gây hấn và bắt đầu xâm lược nước ta từ
Đà Nẵng, rồi chiếm dần Nam Bộ, Bắc Bộ. Tháng 8 năm 1885 kinh đô Phú
Xuân (Huế) thất thủ. Các vua Nguyễn sau Tự Đức đều được Pháp đưa ra
làm vì, mất hết quyền bính. Đời sống cung đình tẻ nhạt, âm nhạc cung đình
ngày càng sa sút.
1889 - 1925: Thành Thái lập Võ can đội, rồi thêm một đội Đồng ấu
(nghệ nhân thiếu niên, làm dự bị cho Võ can đội). Tất cả đều hoạt động cầm
chừng.
1914-1944: Tập san Những người bạn của Huế cổ kính (B.A.V.H.)
(bằng tiếng Pháp) ra đời và sẽ xuất bản tổng cộng 120 tập (dày nhiều vạn
trang) trong suốt 30 năm dưới sự điều khiển của nhà Việt Nam học lỗi lạc
L.M. Léopold Cadière. Nhiều bài nghiên cứu có giá trị về nhạc Huế được
công bố trên tập san, nổi bật nhất là công trình của nhạc sĩ cổ điển Hoàng
Yến (1919): Âm nhạc ở Huế, đàn nguyệt và tranh.

1925 - 1945: Dưới thời Bảo Đại, Võ can đội đổi thành Ba vũ đội gồm
cả một đội Đại nhạc và một đội Tiểu nhạc tổng cộng khoảng 100 nghệ nhân
hoạt động rời rạc, trong lúc chờ đợi làm nhiệm vụ chính: tham gia phục vụ lễ
Tế Nam giao (3 năm một lần) (theo lời kể của cụ Lữ Hữu Thi).
Năm 1942 là năm cuối cùng triều Nguyễn cử hành lễ Tế Nam giao,
cũng là lần cuối cùng Nhã nhạc cung đình Huế được biểu diễn trọng thể
trước công chúng.
Ngày 31 tháng 8 năm 1945, trên Ngọ Môn, hoàng đế cuối cùng của triều
Nguyễn vương quốc Đại Nam thoái vị. Nhã nhạc cung đình Huế tạm thời tan
rã.
Giá trị nghệ thuật
Sử sách của triều Nguyễn ghi lại có đến 12 cuộc lễ, mỗi cuộc lễ đều
có ghi đầy đủ các bài ca chương và có 126 bài ca chương ghi đầy đủ lời ca
nguyên gốc và bản dịch. Phần nhạc khí được quy định gồm 6 loại dàn nhạc.
Đó là các dàn: Nhã nhạc, Nhạc huyền (bộ nhạc treo), Đại nhạc (Cổ xuý đại
nhạc), Tiểu nhạc (ti trúc tế nhạc), Ty chung và Ty khánh (dàn nhạc chuông
và khánh đá), Quân nhạc (đội bả lệnh). Các dàn nhạc trên đều có các nhạc
khí cụ thể và không dưới 30 chủng loại với số lượng trên hàng trăm nhạc
khí. Ví dụ riêng dàn Đại nhạc có đến 42 nhạc cụ của 4 chủng loại nhạc khí
của 2 bộ gõ và hơi. Riêng bộ gõ thuộc


Đại nhạc có các bài bản: Tam luân cửu chuyển, Ngũ lôi (Đăng đàn
cung), Đăng đàn cung đơn, Đăng đàn cung kép, Xàng xê, Kèn chiếu, Phú
lục, Tẩu mã, Bông, Mã vũ, Man, Kèn bóp (Du xuân), Cung Nam. Nam Ai,
Nam Bình, Nam Trĩ.
Tất cả các loại dàn nhạc, các nhạc khí, bài bản âm nhạc, ca chương…
đều do những nhạc công, ca công, vũ công tài ba nhất của đất nước thực
hiện. Âm nhạc đã trở thành một cặp song sinh với các đại lễ, trở thành tiếng
nói huyền diệu, có khả năng giao cảm với trời đất, thần linh, tổ tiên. Đó cũng

chính là những giá trị vô giá và trường tồn của dân tộc. Nhã nhạc Huế - di
sản văn hoá âm nhạc “cổ điển bác học Việt Nam” ẩn chứa những nguyên lý
cấu trúc, những tư tưởng văn hoá triết lý phương Đông.
Ngày nay dàn nhạc, bài bản, ca chương, vũ khúc của Nhã nhạc có thể sử
dụng ở các hình thức diễn xướng khác nhau trong các dịp như: Festival Huế,
lễ hội dân gian, lễ hội Phật giáo, âm nhạc thính phòng, trong các nghi thức
ngoại giao, biểu diễn phục vụ khách du lịch, biểu diễn phục vụ nhân dân
trong các cuộc đại lễ hoặc tết cổ truyền dân tộc... Như vậy, Nhã nhạc có điều
kiện và không gian diễn tấu phong phú hơn rất nhiều so với trước. Nhã nhạc
đã trở về với nhân dân, chính vì vậy giá trị nghệ thuật của nó cũng sẽ được
giữ gìn, trường tồn và không ngừng được phát huy.
Nhã nhạc cung đình Huế là một trong những tài sản vô giá của dân
tộc ta. Giá trị ấy đã trường tồn cùng dân tộc và đã được nhân loại tôn vinh.
Việc bảo tồn phát huy nó trong xã hội đương đại là công việc rất nặng nề
nhưng bước đầu đã thu được những thành quả rất đáng phấn khởi.
Các thể loại âm nhạc cung đình Huế bao gồm: nhạc lễ nghi thờ cúng
và nhạc lễ nghi triều chính, múa cung đình, ca nhạc thính phòng và kịch hát
(tuồng cung đình).
Xưa kia nhạc cung đình Huế bao gồm nhiều thể loại: Giao nhạc dùng
trong lễ Tế Giao; Miếu nhạc dùng trong các lễ tế miếu; Ngũ tự nhạc dùng
trong các cuộc tế lễ Thần Nông, Thành Hoàng, Xã Tắc; Đại triều nhạc dùng
trong những dịp lễ lớn hoặc đón tiếp sứ thần các nước; Thường triều nhạc
dùng trong các lễ thường triều; Yến nhạc dùng trong các cuộc yến tiệc lớn
trong cung đình; Cung nhạc phục vụ trong nội cung.
Múa cung đình Huế xưa có nhiều điệu sử dụng vào những dịp khác
nhau. Mười một điệu múa cung đình còn tồn tại đến ngày nay là: Bát dật
dùng trong tế giao, miếu, xã tắc, lịch đại đế vương và Khổng Tử; Lục cúng,
Tam tinh, Bát tiên, Đấu chiến thắng Phật, Tứ linh, Tam quốc tây du dùng



trong các ngày lễ vạn thọ, thánh thọ, tiên thọ và lễ cúng Mụ; Trình tường tập
khánh trong các lễ tứ, ngũ tuần đại khánh chúc cho dân giàu nước mạnh; Nữ
tướng xuất quân trong những ngày lễ chiến thắng, hưng quốc khánh niệm, dạ
yến và tiếp sứ thần ngoại quốc; Vũ phiến dành cho hoàng thái hậu, hoàng
hậu, phi tần, công chúa thưởng lãm trong những yến tiệc tân hôn; Lục triệt
hoa mã đăng trong lễ hưng quốc khánh niệm cho công chúng xem ở trước
Phu Văn lâu.
Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác
truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Theo đánh giá của
UNESCO, "trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc
đạt tới tầm vóc quốc gia".

Bảo tồn và phát huy
Sau năm 1945, Nhã nhạc đã mất không gian vốn có của nó và có nguy cơ
mai một dần. Hiện nay Nhã nhạc không còn giữ được diện mạo như xưa,
nhưng nó vẫn có thể là một minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa đặc
biệt của dân tộc Việt Nam. Tuy đã được duy trì và phát triển qua cả nghìn
năm, nhưng ngày nay, các tài liệu lịch sử vềNhã nhạc không còn nhiều, lại
phân bố ở nhiều nơi, không có một cơ sở lưu trữ bài bản và hệ thống, các
nghệ nhân, người hiểu biết về kỹ thuật diễn xướng cũng như kiến thức
về Nhã nhạc còn quá ít ỏi ... thực tế đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề nan
giải và bức xúc về công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị.
Từ sau năm 1975, Chính phủ, Bộ Văn hóa Thông tin và lãnh đạo của tỉnh
Thừa Thiên Huế đã có nhiều chủ trương, quyết định để bảo tồn loại hình văn
hóa độc đáo này. Trong Quyết định 105/TTg ngày 12-2-1996 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Dự án Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố
đô Huế 1996 - 2010, thì một trong những mục tiêu bảo tồn được xác định là:
bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cung đình Huế, trong đó được khẳng định
là nhạc cung đình, múa cung đình, tuồng cung đình và lễ hội cung đình. Từ
năm 1992, nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn Di

tích Cố đô Huế ra đời, chuẩn bị các cơ sở phục vụ cho công tác bảo tồn âm
nhạc cung đình Huế. Để đảm bảo có không gian diễn xướng tương ứng theo
lịch sử, Trung tâm BTDTCĐ Huế đã triển khai tu bổ các công trình như
Duyệt Thị Đường, Lương Khiêm Đường, Nam Giao, Thế Miếu. Bên cạnh


đó đã tổ chức nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu liên quan đến âm nhạc
cung đình.
Tháng 3/1994 UNESCO đã phối hợp với Bộ Văn hóa Thông tin, UBND
tỉnh, Trung tâm BTDTCĐ Huế tổ chức Hội nghị quốc tế về bảo vệ và giữ
gìn phục hồi văn hóa phi vật thể vùng Huế.
Tiếp theo là các dự án đào tạo được Bộ Văn hóa Thông tin, các Quỹ của
UNESCO, Chính phủ Nhật Bản ... tài trợ cho các lớp nhạc công, diễn viên
ca múa cung đình.
Tháng 9/1996, Dự án đào tạo Nhã nhạc đầu tiên ở Việt Nam đã được xây
dựng và tổ chức khai giảng tại trường ĐH Nghệ thuật Huế, với 15 sinh viên
theo học các nhạc cụ thuộc dàn Đại nhạc và Tiểu nhạc. Sau đó, năm 1997 2000, JFAC đã tài trợ để tổ chức các hội nghị, tọa đàm về Nhã nhạc với sự
tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà quản lý và đào tạo của nhiều
nước như Nhật Bản, Phi-lip-pin, Việt Nam.
Cuối tháng 8/2002, phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam,
Viện Âm nhạc Việt Nam, Trung tâm BTDTCĐ Huế, đã tổ chức Hội thảo
Quốc tế về Âm nhạc cung đình Huế - Nhã nhạc, với sự tham gia của nhiều
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm góp phần thúc đẩy công cuộc bảo
tồn di sản Nhã nhạc.
Bên cạnh đó, nhà hát Truyền thống cung đình Huế đã được thành lập
(trực thuộc Trung tâm BTDTCĐ Huế) bước đầu đã bảo tồn được một số bản
nhạc như: 10 bản Ngự (Phẩm tuyết, Nguyên tiêu, Hồ quảng, Liên hoàn, Bình
bán, Tây mai, Kim tiền, Xung phong, Long hổ, Tẩu mã), Long đăng, Long
ngâm, Tiểu khúc...; các bản nhạc thường dùng trong dàn Đại nhạc (Tam luân
Cửu chuyển, Thái bình Cổ nhạc, Đăng đàn cung, Phú lục, Tẩu mã, Bông,

Mã vũ, Mang, Đăng đàn đơn, Đăng đàn kép) cùng một số bài bản khác. Sự
góp sức của đoàn Nghệ thuật Truyền thống Huế (thuộc Sở Văn hóa Thông
tin và Câu lạc bộ Phú Xuân cũng góp phần tích cực vào việc bảo tồn di sản
Nhã nhạc.
Cùng với việc phục hồi các tác phẩm kể trên, Nhà hát Nghệ thuật Cung
đình Huế của Trung tâm BTDTCĐ Huế đã tiến hành biểu diễn phục vụ
khách đến Huế tham quan, nghiên cứu. Tổ chức nhiều đợt tuyên truyền ở các
nước Châu Á, Châu Âu như: Hàn Quốc, Lào, Pháp, Bỉ, Áo, Lucxămbua, đã
tham gia tích cực các chương trình nghệ thuật của Festival Huế 2000, 2002.
Đặc biệt từ ngày 01/02 đến 14/02/2004, Nhà hát đã đi biểu diễn Nhã
nhạc cung đình tại các thành phố Montreuil, Arras, Areueil, Lyon, Marseille,
thủ đô Paris (thuộc Cộng hòa Pháp) và thủ đô Bruxelles (thuộc Vương quốc


Bỉ). Trong đợt lưu diễn này, tại văn phòng UNESCO (Pháp), bằng chứng
nhận Di sản Nhã nhạc Việt Nam là Kiệt tác Phi vật thể và Truyền khẩu của
Nhân loại đã được UNESCO trao cho Huế.

Việc bảo tồn các loại hình văn hóa phi vật thể không phải chỉ dựa vào
trí tuệ một cá nhân, một tập thể, cũng không phải là công việc một sớm một
chiều, mà phải có sự nổ lực của các nhà khoa học, các nghệ nhân, nghê sĩ,
các nhà quản lý và của tất cả mọi người
- Một trong những vấn đề then chốt là phải tiến hành điều tra các giá
trị văn hóa liên qan đến Âm nhạc cung đình Huế, xây dựng kế hoạch các sưu
tập tư liệu sách vở, ảnh, phim, băng nhạc, đĩa hát...Qua đó, cần tư liệu hóa
các tác phẩm âm nhạc để dàn dựng các chương trình bảo tồn, đồng thời nhân
bản tư liệu để cất giữ, đề phòng mất mát, nhất là điều kiện thời tiết khắc
nghiệt ở Huế.
- Hơn nữa, cần tiếp cận những nghệ nhân, nhân chững sống còn hiểu
biết về âm nhạc cung đình, tiến hành thu băng, chụp hình, quay phim những

diễn xuất giai điệu, ca từ mà họ trình bày. Hiện tại, những nghệ nhân xưa đã
lần lượt ra đi, hạn hữu còn lại một vài vị cũng đã qua tuổi "cổ lai hy". Ví dụ,
ông Lữ Hữu Thi đã bước sang tuổi 94, ông Nguyễn Mạnh Cẩm cũng đã tròn
90, ông Trần Kích cũng đã qua tuổi bát thập...vì vậy phải khẩn trương khai
thác những tri thức kỹ năng, kỷ xảo quý giá còn ở nơi họ. Cùng với sự tiếp
cận này, phải xây dựng một chế độ đãi ngộ thích đáng đối với các nghệ
nhân để họ nhiệt tình truyền nghề lại cho các thế hệ kế tiếp.
- Công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng
không kém phần quan trọng, nhằm góp phần nâng cao trình độ thưởng thức,
huy động cái sở tri của mọi tầng lớp nhân dân về âm nhạc cung đình. Mở
rộng tuyên truyền đến khách du lịch nước ngoài bằng các cuộc biểu diễn tại
không gian diễn xướng lịch sử, mà âm nhạc cung đình đã thể hiện. Kêu gọi
sự đóng góp tri thức của các bậc thức giả: tranh thủ sự đầu tư, hổ trợ của các
cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài cả về kinh phí, phương tiện, tư
liệu, ổ chức các đợt biểu diễn tuyên truyền Nhã nhạc ở nước ngoài.
- Điều đáng quan tâm khác là phải thành lập Hội đồng khoa học gồm
các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu có uy tín để thường xuyên kiểm
chứng các khúc nhạc, lời ca nhằm kịp thời uốn nắn, chỉnh lý, thậm chí loại


bỏ những sai sót không đáng có, tránh sự cải biên tùy tiện làm giảm các giá
trị đích thực của âm nhạc truyền thống.
- Cần xúc tiến thành lập một Nhà/phòng bảo tàng Âm nhạc cung đình
Huế, có thể hoạt động bên cạnh hoặc trong lòng Duyệt Thị Đường, để trưng
bày lưu trữ những nhạc cụ, nhạc bản, phục trang, hình ảnh, tư liệu những đĩa
hát xưa và nay, những băng từ ghi âm, ghi hình, các tài lệu nghe nhìn về
nhạc cung đình Hế, các địa điểm diễn xướng, để làm cho các kiến trúc lịch
sử này sống lại trong môi trường văn hóa vốn có của nó.
Với sự kiện Nhã nhạc được công nhận Di sản phi vật thể và truyền
khẩu của nhân loại, văn hóa Huế lại một làn nữa được đăng quang, chắc

chắn sẽ tạo thêm những điều kiện mới cho sự phát triển của trung tâm văn
hóa du lịch này. Bảo tồn di sản văn hóa âm nhạc cung đình luôn gắn với bảo
tồn và phát huy giá trị di tích cố đô, bởi lẽ hai loại hình văn hóa này luôn
đan xen, hòa quyện để làm nên vẻ đẹp viên mãn của di sản văn hóa Huế.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×