Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

BÁO cáo THỰC tập CHUYÊN NGÀNH THIẾT kế dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 22 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH THIẾT KẾ DỰ ÁN
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TRÌNH THỦY HỒ NÚI CỐC THÁI
NGUYÊN
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CHỨC NĂNG
Vị trí địa lý

I.
I.1.

Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3562,82 km2, phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Cạn,
phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng
Sơn, Bắc Giang và phía nam giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên được tái lập
ngày 1/1/1997 và là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với
vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Về thủy văn, Sông Cầu là con sông chính của tỉnh và gần như chia Thái Nguyên ra
làm hai nửa bằng nhau theo chiều Bắc Nam. Thái Nguyên không có nhiều hồ và nổi
bật trong đó là Hồ Núi Cốc. Hồ Núi Cốc nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên
16 km về phía Tây. Từ thành phố Thái Nguyên đi qua xã Tân Cương, sẽ thấy hồ Núi
Cốc hiện ra trước mắt. Đây là một vùng du lịch sinh thái gắn với nhiều huyền thoại :
đây là hồ nhân tạo được hình thành do việc chặn dòng sông Công ( phụ lưu của sông
Cầu ) vào năm 1973 đến năm 1982.

Chức năng công trình

I.2.










Cấp nước tưới cho nam Thái Nguyên 2 vụ có Ft = 12000 ha lúa và 4500 ha cây
màu vụ Đông.
Cấp nước cho 4 xã vùng đồi Tứ Tân phía Bắc huyện Phú Bình 2 vụ lúa 1 vụ
màu với Ft = 2000 ha.
Tiếp nước cho hệ thống thủy nông sông Cầu vào 3 tháng II, III, IV hàng năm.
Cấp nước cho công nghiệp Thái Nguyên và thị xã Sông Công.
Cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công.
Cung cấp nước cho một phần của tỉnh Bắc Giang qua hệ thống sông Cầu.
Phòng lũ : Hồ chứa có nhiệm vụ kết hợp cắt lũ cho hạ du sông Cầu.
Mặt khác hồ cũng là trung tâm du lịch của Tỉnh cũng như có chức năng phục
vụ khai thác thủy sản với sản lượng 600-800 tấn/năm.

1


Hồ Núi Cốc
Bên cạnh đó phía sau đập chính của hồ là nhà máy thủy điện gồm có 3 tổ máy
công suất tổng cộng là 3,9M cung cấp điện phục vụ cho hệ thống vận hành công trình
và khu vực xung quanh.

Nhà máy thủy điện
I.3.

Thông số hồ Núi Cốc

Mặt hồ rộng và có rất nhiều đảo. Diện tích mặt hồ khoảng 25 km 2, diện tích toàn
bộ lưu vực là 540 km2, dung tích hồ là V = 172 triệu m3 ứng với cao trình MNDBT là

2


42m, mực nước chết của hồ là Z c = 34m, dung tích chết Vc = 7 triệu m3, mực nước lũ
thiết kế là 48,2 m khi đó dung tích hồ là 220 triệu m 3. Hệ thống kênh chính dẫn nước
từ hồ cung cấp của tưới tiêu sinh hoạt có chiều dài là 18 km với lưu lượng dẫn là 20
m3/s. 8,9 km kênh tiếp nước, 47 km kênh cấp 1 và 500 km kênh cấp 2,3.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH
Đập

II.
II.1.

Hồ Núi Cốc gồm 8 đập trong đó có 1 đập chính nằm chắn ngang chủ lưu cua sông
Công và 7 đập phụ đước xây dựng song song với đường đồng mức ở những nơi có
cao trình thấp để tích nước cho hồ.
Trong đó đập chính có các thông số sau :
Đập chính là đập đất đồng chất có chiều dài đập L = 480 m.
Chiều rộng Bđập = 5 m.
Cao trình đỉnh đập là 49 m.
Cao trình tường chắn sóng là 50 m.
Được lát bằng bê tông cốt thép.
Hệ số mái đập là : mái thượng lưu mtl = 3,75; mái hạ lưu mhl = 3,75.
Phía thượng lưa và hạ lưu có 1 cơ đập = 42,3 m và có chiều rộng cơ là B cơ =
3,2 m.
• Ở bên 2 mái người ta bố trí các rãnh thoát nước nằm dọc và ngang theo mái
đập. Phía hạ lưu có thiết bị thoát nước là lăng trụ đá. Mái đập chính được gia
cố bảo vệ bởi lớp phủ bê tông là các BT lắp ghép có khích thước 1x1 m, dầy
20 cm.









3


Mái và cơ đập chính phía thượng lưu

Mái và cơ đập phía hạ lưu
II.2.

Cống

Cống lấy nước đầu mối thuộc loại cống tròn bằng bê tông cốt thép đặt trong hành
lang. Gồm 2 đường ống có chiều dài L c = 130 m, đường kính D = 1,7 m phục vụ cho
việc tiêu nước trong hồ và vận hành nhà máy điện phía sau đập chính.

4


Tháp van điều tiết nước vào dưới chân đập

Tràn

II.3.


Hồ Núi Cốc có 2 tràn là tràn chính và tràn sự cố được xây dựng năm 2001. Về
hình thức cấu tạo và hoạt động của cả 2 tràn là như nhau với các thống số chung như
sau :
Cao trình ngưỡng tràn là 41,2 m.
Cao trình cánh tràn là 46,4 m.
Bề rộng mỗi khoang tràn là Btr = 8 m.
Cửa van cung và trọng lượng cửa van là 10 tấn.
Kích thước khe phai : dài 8 m và rộng 1 m.
Tràn chính : với 3 khoang và cầu công tác, cửa van cung 8 m, hệ thống dây cáp
đóng mở cửa van, hình thức tiêu năng của tràn chính là mũi phun do địa chất phía
sau tràn chính là đá tốt nên không cần dùng bể tiêu năng.






-

5


Tràn chính
-

Tràn sự cố : được xây dựng năm 2001 sau khi hồ xảy ra sự cố nước lũ về với lưu
lượng quá lớn khiến tràn chính và cống không đảm bảo được công việc điều tiết
của hồ nên người ta phải làm tràn sự cố phòng khi nước lũ về lớn. Tràn sự cố có
lưu lượng dẫn dòng lớn nhất Q max = 500 m3/s. Tràn sự cố có 2 khoang, hình thức

tiêu năng bằng bể tiêu năng.

Tràn sự cố
6


BÁO CÁO THỰC TẬP
HỆ THỐNG THỦY LỢI BẮC NAM HÀ
Vị trí địa lý và chức năng
Vị trí địa lý :

I.
I.1.

Hệ thống công trình thủy lợi Bắc Nam Hà là hệ thống thủy nông liên tỉnh bao
gồm 8 đơn vị hành chính thuộc hai tỉnh Nam Định và Hà Nam ( huyện Lý Nhân, Bình
Lục, Thanh Liêm và thị xã Phủ Lý thuộc tỉnh Hà Nam; huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ
Lộc và thành phố Nam Định thuộc tỉnh Nam Định ).
Hệ thống được bao bọc bởi 4 sông lớn : Phía Bắc giáp sông Châu và sông Hồng;
Phía Đông giáp sông Đào và sông Hồng; Phía Tây và phía Nam giáp sông Đáy.
Hệ thống được xây dựng, khai thác từ những năm cuối thập kỷ 60 và đầu thập kỷ
70 của thế kỷ trước.

Chức năng hệ thống :

I.2.

a, Theo qui hoạch tổng quan được Bộ Thủy lợi ( nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT)
phê duyệt, hệ thống có nhiệm vụ :
Bảo đảm tưới tiêu cho diện tích canh tác thuộc 8 huyện, thành phố thuộc hai

tỉnh Nam Định và Hà Nam trong điều kiện thời tiết bình thường và với giống
lúa cũ. Những năm có mưa vượt tần suất thiết kế và lũ trên mức báo động 3
cũng phải bảo đảm chống úng đến một mức độ nhất định, hạn chế diện tích
mất trắng.
• Kết hợp cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, giao thông thủy bộ và các hoạt động
kinh tế khác.


b, Nhiệm vụ hiện nay : ( Tưới tiêu bằng động lực )
Về tưới : - Vụ chiêm xuân : 47.000 ha
- Vụ mùa : 46.000 đến 46.500 ha
- Vụ đông : 13.000 đến 15.000 ha
Bảo đảm rút nước và phơi ải từ 80% đến 90% diện tích cấy lúa chiêm xuân.
• Tiêu nước cho vụ mùa, vụ đông, cuối vụ chiêm xuân và tiêu phục vụ dân sinh
với diện tích mặt bằng 85.326 ha.


7


II.

GIỚI THIỆU TÓM TẮT TRẠM BƠM ĐIỆN CỔ ĐAM

Trạm bơm điện Cổ Đam : thuộc địa phận xã Yên Phú – huyện Ý Yên – tỉnh Nam
Định. Trạm được xây dựng từ năm 1964 đến năm 1966. Thiết bị cơ điện lắp trong
trạm là thiết bị trọn bộ chế tạo tại Liên Xô cũ. Từ năm 2010 đến năm 2012 phần tủ
bảng điện, động cơ điện 500KW-6KV đã được sủa chữa nâng cấp cách điện từ cấp B
lên cấp F và thay mới phần vỏ bơm, một số chi tiết cơ khí.


Trạm bơm điện Cổ Đam
1.

Hệ thống công trình chính
- Nhà máy bơm được lắp đặt 7 tổ máy bơm hướng trục loại cánh quay, Lưu lượng
Q = 27.000 đến 35.000 m3/h/máy, cột áp H = 4,8 đến 1,3m, 7 động cơ điện đồng
bộ công suất Nđc = 500KW;
- Lưu lượng tiêu : Q = 62,22 m3/s
- Lưu lượng tưới : Q = 35,55 m3/s
- Công trình khu vực đầu mối : gồm bể hút, bể xả, cống xả tiêu, cống lấy nước,
cống tưới, âu thuyền, đập ngăn bèo từ xa;
- Công trình nội đồng :
+ Đập điều tiết Mỹ Đô phân lưu vực tiêu giữa lưu vực Cổ Đam và lưu vực trạm
bơm Vĩnh Trị; Đập điều tiết Cầu Ghéo phân tiêu giữ lưu vực Cổ Đam và lưu vực
trạm bơm Đinh Xá, Triệu Xá;

8


+ Hệ thống kênh tiêu gồm kênh Biên Hòa dài 6,7 km; kênh Mỹ Đô dài 10,9 km;
kênh Kinh Thủy đoạn từ ngã 3 Mỹ Đô đến ngã 3 Biên Hòa dài 6,0 km;
+ Hệ thống kênh tưới ( do Công ty TNHH MTV KTCT thủy lợi Ý Yên quản lý)
gồm : Kênh chính Bắc dài 8,3 km, nhánh kênh Đông dài 7,28 km, kênh Tây dài 10
km. Ngoài ra còn có xi phông, kênh và cống trên kênh cấp I, II.
2.

Nhiệm vụ trạm bơm gồm

Trạm bơm điện Cổ Đam có nhiệm vụ tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông
nghiệp, phòng chống thiên tai, dân sinh kinh tế kết hợp giao thông thủy trên địa

bàn 3 huyện ( Ý Yên, Thanh Liêm, Bình Lục ).
- Về tiêu : Diện tích lưu vực 18.672 ha ( Cổ Đam, Quỹ Độ, Đinh Xá, Triệu Xá ).
- Về tưới : Tưới và tạo nguồn cho diện tích đất canh tác trên địa bàn 22 xã 1 thị
trấn của huyện Ý Yên với diện tích 12.639 ha.
III.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH
III.1.
Nhà máy bơm
- Kích thước L = 37,9m ; B = 10,3m ; H = 11,6
- Cao trình đáy buồng hút : -5,92m
- Cao trình đặt sàn động cơ : +4,90m
- Cao trình đặt thân bơm : -1,59m

Máy bơm OII6-145
III.2.
Bể hút
- Chiều dài : L = 91,5 m ; chiều rộng Bđáy = ( 58 – 30 ) m
- Cao trình đáy : -3,00m ; cao trình mặt cơ phía nhà quản lý : +2,00m ; hệ số mái
-

kênh m = 1,50
Cao trình cửa vào buồng hút : -4,77m
9


-

Mực nước cho phép bơm : Hmax = +2,30m ; Hmin = -0,30m ( đo sau lưới chắn
rác )


III.3.
Bể xả
- Chiều dài : L = 23,0m ; chiều rộng Bđáy = 31,7m
- Cao trình đáy : +0,80m ; cao trình bờ +5,50m ; hệ số mái kênh m = 1,5
- Mực nước cho phép bơm : Khi tưới : Hmax = +3,85m đến 4,00m

Khi tiêu : Hmax = +4,50m ; Hmin= +2,20m
III.4.
Cống xả tiêu
- Cống xả tiêu nằm tại km (140+765) đê tả Đáy, gồm 4 cửa kích thước
-

(bxh)=(2,5x3,0)m: chiều dài thân cống L=24,5m
Cao trình đáy : (-0,70) m
Cao trình đỉnh cống : +3,00m
Thiết bị nâng hạ cống : 4 bộ vít điện VĐ10
Phai chống lũ gồm 68 con phai gỗ kích thước (lxbxh)=(2,7x0,1x0,5)m và 5 con
phai sắt kích thước (lxbxh)=(2,7x0,1x0,2)m

III.5.
Cống lấy nước
- Cống lấy nước nằm tại km(140+652) đê tả Đáy, gồm 3 cửa kích thước

(bxh)=(2,0x4,5)m ; chiều dài thân cống L = 25,4 m
Cao trình đáy : -2,00m
Cao trình đỉnh phía đồng : +3,6m
Cao trình đỉnh phía sông : +4,00m
Thiết bị nâng hạ : 12 bộ vít điện VĐ10
Phai chống lũ gồm 60 con phai gỗ kích thước (lxbxh)=(2,24x0,1x0,2)m


III.6.
Cống tưới
- Cống tưới gồm 2 cửa, kích thước (bxh)=(2,5x3,2)m ; chiều dài thân cống L =

14,5m
Cao trình đáy : +0,8 m
Cao trình đỉnh : + 6,00m
Thiết bị nâng hạ : 2 bộ vít kiểu VĐ10

III.7.
Âu thuyền
- Âu thượng : Cổng âu thượng kích thước (bxh)=(5,0x9,2)m x 1 cửa ; cao trình đáy

-

-

: -3,00m ; cao trình đỉnh : +6,20m ; chiều dài thân cống L = 22m ; cánh cống gồm
van phẳng ( 2 tầng cánh ) bằng thép và 1 cánh chữ nhân ; Thiết bị nâng hạ cánh
cống : tời điện 6T.
Thân âu là đoạn kênh dẫn mặt cắt hình thang, kết cấu BTCT, chiều dài L = 100m;
Bđáy = 5m; cao trình đáy : -3,00m ; cao trình bờ kênh : +4,50 m ; hệ số mái m
=1,50.
Âu hạ : cống âu hạ kích thước (bxh)=(5,0x7,40)m x 1 cửa ; cao trình đáy : -3,00m
; cao trình đỉnh : +4,40m ; chiều dài thân cống L = 14,5m ; cánh van phẳng có
cửa van nét; Thiết bị nâng hạ cánh cống : tời điện 6T.
10


III.8.

Đập điều tiết Mỹ Đô
- Hình thức cống thoáng 1 cửa kích thước (bxh)=(6,0x6,50)m ; cao trình đáy :

-2,00m ; cao trình đỉnh trụ pin : +4,50m
Chiều dài thân cống L=12,6m
Thiết bị nâng hạ cánh cống : tời điện 6T

III.9.
Đập điều tiết cầu Ghéo
- Hình thức cống thoáng 1 cửa kích thước (bxh)=(4,0x3,8)m ; cao trình đáy -1,00m
-

; cao trình đỉnh trụ pin : +2,80m
Chiều dài thân cống L =8,3m
Thiết bị nâng hạ cánh cống : tời quay tay 3T.

BÁO CÁO THỰC TẬP HỆ THỐNG THỦY LỢI BẮC HƯNG HẢI
I.
1.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CHỨC NĂNG
Vị trí địa lý

Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải được giới hạn bởi sông Đuống ( 67km) phía bắc;
sông Hồng (57km) ở phía Tây; sông Luộc (72km), sông Thái Bình (73km) ở phía
Nam và phía Đông. Diện tích tự nhiên của hệ thống là 214.932 ( diện tích trong đê
192.045ha, ngoài đê 22.887 ha, đất nông nghiệp 146.756 ha ) bao gồm toàn bộ 10
huyện thị của Tỉnh Hưng Yên, 7 huyện và thành phố của tỉnh Hải Dương, 3 huyện của
tỉnh Bắc Ninh và 2 quận huyện của thành phố Hà Nội.
11



Hưng Yên : 92.309 ha
Hải Dương : 79.820 ha
Bắc Ninh : 32.541 ha
Hà Nội : 10.262 ha

2.

Chức năng hệ thống

- Đảm bảo tưới cho 110.000 ha đất canh tác lúa mầu và cây công nghiệp; tạo
nguồn cấp nước phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm; nuôi trồng thủy sản, diện tích
12.000 ha.
- Tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho hơn 3 triệu người dân và các khu công nghiệp
tập trung và các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong vùng, diên tích khoảng
4.300ha
12


- Tiêu úng chống ngập úng cho diện tích phía trong đê 192.045 ha, bảo vệ dân
sinh, sản xuất nông nghiệp và các cơ sở kinh tế khác.
-Duy trì dòng chẩy trên các trục sông, góp phần giảm thiểu ô nhiễm cạn kiết nguồn
nước, cải thiện môi trường sinh thái.

II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG
1. Quá trình nghiên cứu, phát triển thủy lợi.
1.1. Quy hoạch ban đầu (1956 – 1957).
Quy hoạch của hệ thống Bắc Hưng Hải do chuyên gia Trung Quốc lập năm 1956,
chính phủ phê duyệt 1957 có nhiệm vụ :

- Về tưới:
+ Đảm bảo cung cấp nước tưới cho 150.200 ha ( thời kỳ đầu đảm bảo tần suất
75%, thời ký sau 85%) Bước đầu giải quyết nguồn nước và tận dụng lượng mưa, bước
sau giải quyết đầu nước.
+ Hệ số tưới q = 0,69l/s/ha.
+ Lấy từ sông Hồng qua các cống : Xuân Quan q= 92m3/s ; F tiêu 113.000 ha.;
Cống Nghi Xuyên q =30m3/s, F tiêu 37.200ha.
- Về tiêu :
+ Tiêu với tần suất P = 10 %, hệ số tiêu 2,1 l/s/ha, chủ yờu là tiờu tự chẩy qua
hai trục dẫn chính: sông Kim Sơn, sông Cửu An. Dẫn nước từ sông Kim Sơn xuống sông
Cửu An bằng các sông Điện Biên, Tây Kẻ Sặt. Việc đưa nước vào ruộng chủ yếu bằng
bơm điện. Xây dựng cống tiêu ngăn triều Cầu Xe tiêu tự chảy cho 181.200 ha, lưu lượng
tiêu 381 m3/s với con triều thiết kế: Đỉnh triều + 1,68, chân triều + 0,58.
- Hạn chế tồn tại :
+ Tính mực nước tiêu TK ở An Thổ và các cửa tiêu khác qua thấp nên xác định
tiêu tự chẩy hoàn toàn (chỉ trừ 4.400 ha trũng ở Gia Lương - Bắc Ninh)
+ Chưa đánh giá khả năng tiêu ra Văn Úc qua Cầu Xe nên không đề cập làm
Cầu Xe.
+ Hệ số tiêu, tiêu thấp, làm dần .
+Thực hiện qui hoạch chưa đầy đủ.
I.2.

Quy hoạch hoàn chỉnh thuỷ nông (1973 – 1974):

13


Để khắc phục các tồn của QH trên, đồng thời giải quyết yêu cầu thâm canh tăng
vụ và diễn biến thủy văn có chiều hướng bất lợi so với trước qui hoạch 75-74 đề ra yêu
cầu :

-Phải cấp đủ nguồn nước giải quyết tưới tiêu chủ động, mở rộng diện tích làm ải,
hạ thấp nước ngầm, mở rộng vụ đông,thâm canh cải tạo đất và phát triển cơ giới hóa.
- Giải quyết cơ bản vấn đề úng
- Tận dụng lấy phù sa
Phương pháp giải quyết về tưới
- Khu vực Bắc Hưng Hải chưa đặt ra việc làm thêm cống Nghi Xuyên, tận dụng
cống Xuân Quan đảm bảo tưới cho toàn bộ hệ thống với mức bảo đảm tưới lên 85%.
- Vào tháng 3, thời kỳ tưới dưỡng với mực nước thượng lưu XQ +1,85, hạ lưu
+1,75; mực nước tại Neo, Bá Thủy +1,0 bảo đảm đại bộ phận cây trồng trong hệ thống
được tưới bằng bơm
Phương pháp giải quyết về tiêu :
-Toàn bộ khu BHH, diện tích cần tiêu trong đê 185.600ha,
+ Phần tiêu động lực là 107.522ha (trong đó bơm tiêu ra sông ngoài là :
44.971 ha, bơm vào sông trục rồi tiêu ra Cầu Xe, An Thổ là: 62.551 ha),
+Phần tiêu thẳng ra sông Luộc và sông Thái Bình là 48.053ha ( sông Luộc
21.528 ha, sông Thái Bình 26.525);
+Tiêu tự chẩy vào sông trục là 78.078ha với con triều TK :
+Tần suất thiết kế với mực nước cửa tiêu Cầu Xe, An Thổ P = 20% là:
Hạng mục

Cầu Xe

An Thổ

Đỉnh

1,89 m

1,91 m


Chân

1,21 m

1,31 m

+Hệ số tiêu trục chính 2,25l/s/ha; Các tiểu khu hệ số tiêu từ 2,44l/s/ha đến 3,02l/s/ha.
- Xây hai cống Cầu Xe và cống An Thổ.
- Hai trục dẫn tưới chính cũng là hai trục tiêu dẫn tiêu chính
- Tính toán quy hoạch hoàn chỉnh thuỷ nông các tiểu khu trong hệ thống gồm 10 tiểu
khu như sau: Gia Lâm, Châu Giang, Gia Thuận, Bắc Kim Sơn, Kim Thi, Tây Nam Cửu
An, Bình Giang – Bắc Thanh Miện, Tứ Lộc, Cẩm Giàng - TX Hải Dương, Đông Nam
Cửu An.
1.3. Quy hoạch bổ sung năm (1992 – 1993)

14


Năm 1990 hồ thuỷ điện Hoà Bình được đưa vào vận hành, bổ sung lưu lượng cho các
tháng mùa kiệt của sông Hồng từ 400 m 3/s đến 500 m3/s làm tăng khả năng lấy nước cho
cống Xuân Quan. Qui hoạch thuỷ lợi được rà soát lại như sau:
- Về tưới:
+Nguồn nước tưới chủ yếu vẫn lấy từ sông Hồng qua cống Xuân Quan. Tần
suất tưới P = 85%, lưu lượng qua cống Xuân Quan Q = 75 m3/s, hệ số tưới toàn hệ thống:
q = 1,12 l/s/ha.
+ Chưa đặt vấn đề xây cóng Nghị Xuyên
- Về tiêu:
+Tần suất tiêu: P = 10%, nõng hệ số tiờu trục chớnh lờn q = 3,4 l/s/ha. Con triều
thiết kế tại Cầu Xe và An Thổ:
Cầu xe


An Thổ

Đỉnh:

2,2 m

2,49 m

Chân:

1,74 m

1,84 m

Mực nước phương án tính toán tiêu được chọn tại các điểm chốt:
Kênh cầu: + 3,64m; Lực điền: + 3,51 m
Cống tranh: + 3,26 m; Bá Thuỷ: +3,0 m, Neo: + 2,9 m.
+ Diện tích tiêu ra sông ngoài bằng bơm: 51.327 ha.
+ Diện tích tiêu vào sông trục Bắc Hưng Hải và qua Cầu Xe, An Thổ là: 134.273 ha.
Trong đó: Diện tích tiêu bằng bơm: 77.550 ha; Diện tích tiêu tự chảy56.723 ha.
TT
1
2

Nội dung
Tiêu vào sông trục BHH
-Bơm vào sông truc
-Tự chẩy vào sông truc
Bơm thẳng ra sông ngoài


Qui hoach 72-73
140.629 ha
62.551 ha
78.078ha
44.971 ha

Qui hoach 92-93
134.273 ha
77.550 ha
56.723 ha
51.327 ha

1.4. Quy hoạch năm 2009 :
a. Quy hoạch tưới và cấp nước :
-Vùng sử dụng nguồn nước sông Hồng ( lấy qua cống Xuân Quan, Xuân Quan 2 và
Nghi Xuyên ) là 111.056 ha
-Vùng sử dụng nguồn nước sông Đuống : 8.155 ha
-Vùng sử dụng nước sông Thái Bình : 2.188 ha
15


- Vùng sử dụng nước sông Luộc : 2.585 ha
Trong thực tế vaanh hành, được sử dụng nguồn nước lấy qua công Cầu Xe, An Thổ
và một số công dưới đề để nâng cao mức đảm bảo tưới, nâng cao hieeujquar tưới và cấp
nước.
b.Quy hoạch tiêu nước :
b.1 . Phân vùng tiêu nước :
Toàn bộ phần diện tích trong đê 192.045 ha được phân thành hai vùng tiêu :
-Vùng bơm tiêu trực tiếp ra sông ngoài 105.252 ha , trong đó :

+ Bơm tiêu ra sông Hồng :

21.961 ha

+ Bơm tiêu ra sông Luộc :

53.000 ha

+ Bơm tiêu ra sông Đuống :

1.618 ha.

+ Bơm tiêu ra sông Thái Bình : 28.673 ha
b.2 . Vùng tiêu vào sông trục và qua công Cầu Xe,An Thổ ; 86.793 ha, trong đó ;
+ Vùng bơm vào sông trục : 73.609 ha
+ Vùng tự chẩy vào sông trục : 13.184 ha

TT
1
2

Nội dung
Tiêu vào sông trục BHH
-Bơm vào sông truc
-Tự chẩy vào sông truc
Bơm thẳng ra sông ngoài

QH 72-73
140.629 ha
62.551 ha

78.078ha
44.971 ha

QH 92-93
134.273 ha
77.550 ha
56.723 ha
51.327 ha

QH 2009
86.793 ha
73.609 ha
13.184 ha
105.252 ha

2. Hệ thống kênh trục chính:
Theo đánh giá sơ bộ hiện trạng hệ thống kênh trục Bắc Hưng Hải như sau:
Sông Kim Sơn, sông Cửu An, sông Đình Dù, sông Tây Kẻ Sặt, sông Đình Đào,
sông Tràng Kỹ, kênh chính Cự Lộc - Lộng Khê, kênh Lộng Khê - An Thổ và hệ thống
kênh cấp hai trong đồng.
*/ Nhận xét:

16


Hầu hết lòng kênh trục bị bồi lắng, vì nguồn nước lấy từ sông Hồng rất nhiều phù sa
dẫn đến khối lượng bồi lắng trong hệ thống sau mỗi năm là rất lớn. Các kênh khác chỉ sau
từ 5 -10 năm phải nạo vét lại 1 lần. Kinh phí đầu tư cho nạo vét là rất lớn.
Các trục kênh trục còn bị cản trở do các vật cản gây ra đặc biệt là bèo tây và các
công trình vi phạm hành lang bảo vệ kênh như làm nhà, đào ao, khi nước cao đã chiếm

nhiều diện tích mặt thoáng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thoát nước của kênh.
Hiện tại còn có nhiều đăng đó, bèo tây, bè rau muống. Có những đoạn bèo tây phủ kín
mặt kênh như trên sông Cửu An địa phận huyện Kim Động Hưng Yên.
Trên hệ thống kênh trục còn có 45 cầu (cầu khỉ) do dân tự làm, hoặc do địa phương
làm tạm không đúng quy cách làm cản trở dòng chảy, có cầu thu hẹp từ 10÷ 20% diện
tích mặt cắt dẫn nước.
2.1. Bờ kênh Bắc Hưng Hải:
Do các kênh trục trong hệ thống phần lớn là sông thiên nhiên, bờ đê được hình
thành theo quá trình phát triển của khu vực, một số ít đoạn do đào kênh đất đắp lên. Từ
1992 đến năm 2003 các địa phương quan tâm tôn cao áp trúc với tổng khối lượng
1,435,480 m3, việc đầu tư mới chỉ ở mức độ xử lý chắp vá chỗ xung yếu chưa hoàn thiện;
dưới bờ kênh còn nhiều cống do các hợp tác xã tự làm, thân cống ngắn, cánh cống sơ sài
không đảm bảo an toàn, đặc biệt những nam có lượng mưa lớn như những năm 1985,
1992, 2004 xảy ra nhiều sự cố sụt sạt, bục mang cống..., rất xung yếu cần được khắc phục
2.2. Các công trình trên trục chính.
Hầu hết các công trình chính trong hệ thống đã đến giai đoạn cần phải cải tạo sửa
chữa, nâng cấp.
a. Cống Xuân Quan:
Cống Xuân Quan hoàn thành tháng 5 năm 1959.
Có 4 cửa mỗi cửa hình hộp 3,5 x 4 m , cao trình đáy cống Zđ= -1,0 và một âu
thuyền bxh = 5x8,5.
Sau khi khám cống đánh giá công trình đã được cải tạo nâmg cấp vận hành tốt,
nhưng để đảm bảo an toàn công tác quản lý khai hác công ty đề nghị: Cần xây dựng thêm
cánh cống Xuân Quan dự phòng chống lụt thay cho phai, đóng mở bằng thủy lực. Xử lý
triệt để xói hạ lưu. Công trình không bị lún, nghiêng, thấm.

17


Cống Xuân Quan

b. Cống Báo Đáp
Được xây dựng năm 1959, cách cống Xuân Quan 3km, làm nhiệm vụ dâng mực
nước sau hạ lưu Xuân Quan để đảm bảo an toàn cho cống Xuân Quan về mùa lũ. Năm
1975 thiết kế bổ sung dâng nước lấy sa tưới tự chảy cho trạm bơm Văn giang. Cống gồm
6 cửa lấy nước; kích thước bxh = 5x4m và 1 cửa thông thuyền. Khẩu độ thông thuỷ cống
35m, thân cống dài 9m, đáy cống (-0,5m), mặt cầu (+7,25m)
Cống Báo Đáp năm 2010 -2013 đó làm lại cống mới nâng đầu nước lên (+7,0) để
an toàn cho cống Xuân Quan và tăng diện tích tưới tự chảy cho các trạm bơm .

18


Cống Báo Đáp
c. Cống Cầu Xe
Cống Cầu xe xây dựng năm 1966 hoàn thành năm 1969 làm nhiệm vụ ngăn triều
tiêu úng cho hệ thống Bắc Hưng Hải với diện tích tiêu thiết kế 151600 ha kết hợp giao
thống thủy.
Cống dài 12,5 m, rộng 56 m gồm 6 cửa tiêu, cao trình đáy cống Zđáy= - 4.0 m và
một âu thuyền có kích thước 8x5,8m. cao trình sân tiêu năng Zstn=-4,71 m
Mực nước thiết kế hạ lưu (phía sông )
Mực nước lũ thiét kế :2,64 m
Mực nước kiệt : - 0.29 m
Mực nước thiết kế thượng lưu ( trong đồng)
Mực nước tưới : 1,29 m
Mực nước kiệt ; 0,79 m
Chênh lệch đầu nước thiết kế :2 m
Mực nước lớn nhất đã gặp năm 1971 tại trạm Gùa cách thượng lưu cống Cầu Xe 5
km là 3,22 m
Mực nước cho phép vận hành cống đảm bảo an toàn trong mùa lũ khi mực nước chỉ
chênh lệch không quá 0,2m.

Công trình đã được tu bổ và nâng cấpvào năm 1990, 1998, 1999
Nhận xét khi khám cống
Phần xây đúc:
19


- Phân bê tông thân cống hiện tại bình thường. Công trình được thi công thời chiến
tranh nên mác bêtông thấp, nhiều bộ phận xây bằng đá xây cốt thép, chất lượng không
cao. Thượng lưu công trình bị xói nghiêm trọng. trong điều kiện không bơm cạn nước,
quan sát bằng mắt thường không thể phát hiện được những hiểm họa có thể xẩy ra dưới
công trình như thấm qua công trình, xói dưới đáy móng, gây mất ổn định công trình.
- Phần đá xây đã bị rạn nứt nhiều chỗ, có chỗ bị lún nghiêng. tường cánh thượng lưu
bị xói chân, tường bị gẫy ngang và nghiêng. Năm 1987 đã sử lý thả rọ đá bảo vệ chân
tường và chằng dây cáp neo giữ tường. Qua theo dõi đến nay chưa thấy thay đổi. Tường
hướng dòng cửa thông thuyền phía hạ lưu bị vỡ đầu tường dài 2,1m cao 1,5m
Công trình không bị lún, nghiêng
Phần đất: Thượng hạ lưu công trình bị xói nghiêm trọng
Thượng lưu. Có hố xói với chiều dài 60m, chiều rộng 45m chỗ sâu nhất –7,8 so
với –4 m thiết kế. Hố xói nằm sát đầu âu, đặc biệt xói dưới chân tường ngăn âu và cửa số
1 người có thể đi qua được. Năm 1984 đã sử lý thả rọ đá và đá hộc. Quá trình theo dõi
chưa thấy có diễn biến gì .
Hạ lưu bị xói có chiều dài 100m, rộng 68m. chỗ sâu nhất –15m so với -4 m thiết kế
đã sử lý bằng thả rọ đá và đá hộc vào năm 1977, năm 1984 và năm 1987 thả tấm bê tông
và rọ dá bảo vệ bề mặt hố xói. Quá trình theo dõi đến nay thấy hố xói không phát triển về
chiều sâu, song có xu hướng lệch về phái bờ hữu nhưng diến biến chậm.
Phần cơ khí: Cánh cống bằng thép kiểu dầm giàn. Năm 1998 đã thay mới bằng cánh
thép kiểu dầm khung chịu lực. hiện tại cánh cống làm việc bình thường.
Máy đóng mở bằng tời điện 6 tấn đã cũ. Quá trình làm việc thường xuyên tu bổ sửa
chữa đê đảm bảo vận hành công trình an toàn.
Cống Cầu Xe năm 2011 Bộ đó cho lập dự ỏn XD mới cống Cầu Xe.

d. Cống An Thổ.
Cống xây dựng và hoàn thành năm 1977.
Nhiệm vụ của cống : cùng với cống Câu Xe ngăn triều tiêu úng cho 151.600 ha của
Băc Hưng hải, kết hợp giao thông thủy.
Cống An Thổ là cống bê tông cốt thép và đá xây, cốmg dài 12 m, rộng 5 cửa có bxh
= 8 x 6 m, cao trình đáy cống : -4,0 m, cao trình đỉnh cống : 1,79 m và một âu thông
thuyền có b = 8m, cao trình đáy âu Zđ = -2,0m. Mực nước thiết kế cống An thổ xem
bảng 4.2
Phần bê tông thân cống làm việc binh thường.
Phần đá xây bình thường.
Phần đất: Kênh dẫn thượng lưu cống không bị xói, kênh dẫn hạ lưu cống bị bồi lắng.
20


Phần cơ khí: Cánh cống bị han rỉ, hư hỏng nặng, đang thay thế cánh mới.
Máy đóng mở làm bằng tời điện 6 tấn bị rão, cần đại tu sửa chữaCông trình không
bị lún, nghiêng, thấm.
Để an toàn cho công trình đề nghị:
Đại tu tời cánh cống, thay mới cửa âu, sửa chữa cửa chữ nhân
2.3. Các công trình điều tiết trên kênh chính.
- Cống Kênh Cầu: xây dựng năm 1961, cống gồm 6 cửa kích thước b x h= 3,2 x
3,7 m và 1 cửa thông thuyền b x h =5 x 8 m. Cánh cống bằng thép kiểu van phẳng 2 tầng
đóng mở bằng tời 6 tấn. Đã qua 40 năm vận hành, không được đầu tư bằng nguồn vốn
XDCB năm 2003 đã cho lát mái hạ lưu, thả đá xử lý xói. Hiện tại hạ lưu cống vẫn tiếp tục
xói, bồi lắng.
- Cống Bá Thuỷ: xây dựng năm 1962 gồm 5 cửa mỗi cửa có kích thước bxh = 8
x5,15m, cánh cống bằng thép kiểu hình cung. Từ năm 1997 đến nay đã thay thế cánh
mới, thay thế phai bê tông bằng phai thép, làm kè mái và xử lý xói hạ, hạ lưu cống vẫn
tiếp tục bị xói.
- Cống Neo: xây dựng năm 1962, gồm 5 cửa có kích thước b x h= 8 x 4,5 m và 1

cửa âu tách riêng kích thước b x h = 5 x 6m, cánh cống bằng thép kiểu hình cung. Những
năm qua đã thay thế cánh mới, thay thế phai bê tông bằng phai thép, , hạ lưu cống bị xói.

KẾT LUẬN
Sau quá trình được tham gia thực tập tại các công trình thủy lợi tại 3 nơi : Hồ
Núi Cốc Thái Nguyên; Cống Xuân Quan, Cống Báo Đáp Hải Dương; Nhà máy
bơm điện Cổ Đam, Nam Định em đã học hỏi được rất nhiều về cấu tạo cũng như
phương cách vận hành một công trình, qua đó giúp em hình dung được quy mô
cũng như sự cần thiết của công trình Thủy Lợi. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ của các thầy Phạm Việt Hòa và Ngô Văn Quận, cô Vũ Ngọc Quỳnh trong quá
trình giảng dạy cũng như hướng dẫn tham quan thực tế.
Em xin cảm ơn!
21


Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hoàng Long

22



×