Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

báo cáo thực tập chuyên ngành kế toán tại công ty cổ phần thuốc thú y trung ương 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.91 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá
trình phân phối các nguồn tài chính gắn liền với viêc tạo lập và sự dụng các quỹ tiền
tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Trong đó,
bộ máy kế toán sẽ điều hành toàn bộ hoạt đông tài chính doanh nghiệp. Vai trò của
tài chính doanh nghiệp và bộ máy kế toán trong mỗi công ty là rất quan trọng, nó
tồn tại và tuân theo quy luật khách quan, tài chính doanh nghiệp và bộ máy kế toán
còn bị chi phối bởi các mục tiêu và phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông tin kế toán là rất cần thiết cho nhà quản trị đề ra các chiến lược và quyết
định kinh doanh. Do đó nếu thông tin kế toán sai lệch sẽ dẫn đến các quyết định của
nhà quản trị không phù hợp, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng khó khăn. Do vậy,
một bộ máy kế toán mạnh, sổ sách kế toán rõ ràng, phân tích thấu đáo sẽ giúp cho
người điều hành đưa ra các quyết định kinh doanh đạt hiệu quả. Mặt khác sổ sách rõ
ràng thì việc quyết toán về thuế đối với cơ quan chức năng sẽ mau lẹ, giúp tiết kiệm
thời gian, tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Những nhà quản lý nếu chưa am hiểu về kế toán thì phải bổ sung kiến thức
chuyên môn bằng cách tham dự các khóa học ngắn hạn. Nhà quản lý doanh nghiệp
hiểu biết về kế toán dĩ nhiên là không phải để tự mình làm lấy các công việc lập sổ
sách mà là để kiểm tra lại tính chính xác của những thông tin được thuộc cấp báo
cáo, phục vụ cho việc đều hành và ra quyết định hiệu quả trong công việc sản xuất
kinh doanh.
Công ty cổ phần thuốc thú Y TW1 là một trong những doanh nghiệp đầu
ngành trong lĩnh vực thuốc và vật tư thú y với truyền thống và bề dày kinh doanh
trong lĩnh vực này. Trải qua 10 năm cổ phần hóa, công ty đã và đang phát triển với
số lượng khách hàng trải dài khắp 3 miền. Sản phẩm của công ty khá đa dạng, bao
gồm 10 loại với hơn 100 sản phẩm và có chất lượng cao, đã chiếm được thị phần
đáng kể so với các công ty sản xuất thuốc thú y khác. Với đặc thù kinh doanh là
doanh nghiệp sản xuất, công ty phải tự tìm kiếm nguồn hàng, sản xuất sản phẩm và
cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Với đặc thù đó vai trò của công tác kế toán là hết
sức quan trọng, thông tin kế toán phải chính xác và kịp thời, đặc biệt là kế toán quản


trị để đáp ứng nhu cầu quản lý.
Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục sơ đồ bảng biểu, danh mục các chữ
viết tắt và kết luận Báo cáo được kết cấu thành 3 chương:
- CHƯƠNG I : Tổng quan về đặc điểm kinh tế kĩ thuật và tổ chức bộ
máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP thuốc
thú y TW1.
- CHƯƠNG II: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công
ty cổ phần thuốc thú y TW1.
- CHƯƠNG III : Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại công ty CP
thuốc thú y TW1 .
Để hoàn thành được báo cáo này em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của
Ths. Đặng Thúy Hằng, sự giúp đỡ của các phòng ban và đặc biệt là sự chỉ bảo nhiệt
tình của các anh chị, cô chú trong phòng kế toán Công ty cổ phần thuốc thú y TW1.
Do thiếu kinh nghiệm thực tế nên báo cáo đôi chỗ còn lí thuyết, giáo điều, em mong
nhận được sự góp ý của các thầy cô để báo cáo hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT
VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN SUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CP THUỐC THÚ Y TW1
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần thuốc thú y TW1
Công ty cổ phần thuốc thú y TWI, tên giao dịch là VINAVETCO (Viet Nam
Veterinary Company), tiền thân là một doanh nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, là DNNN được cổ phần hóa dưới hình thức bán một phần giá trị
thuộc vốn Nhà nước hiện tại trong DN, tổ chức và hoạt động theo luật DN được
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 12/6/1999 tại kỳ họp khóa X.
Năm 1973, theo quyết định số 97NN- TCQĐ ngày 23/3/1973 của Bộ Nông
nghiệp và Công nghiệp thực phẩm tách rời bộ phận cung ứng vật tư và thuốc thú y
của Công ty thuốc trừ sâu và vật tư thú y, thành lập một công ty có tên gọi là Công
ty vật tư cấp I.
Năm 1983 đổi tên Công ty thành Công ty vật tư cấp II (thuộc Bộ Nông

nghiệp) theo quyết định số 156 /TCCB ngày 11/6/1983 của Bộ Nông nghiệp và Công
nghiệp thực phẩm (nay thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).
Năm 1989, do yêu cầu phát triển của ngành, để thuận lợi trong quản lý, Bộ
Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm cho trạm vật tư thú y cấp I sát nhập với xí
nghiệp thuốc thú y TW và lấy tên gọi là “Công ty vật tư thú y TWI”.
Theo chủ trương của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước
thành công ty cổ phần, ngày 26/1/2000 Công ty vật tư thuốc thú y TWI được
chuyển thành Công ty cổ phần thuốc thú y TWI theo quyết định số
06/2000/QĐ/BNN – TCCB của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại 88 – Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội,
được xây dựng trên diện tích 3200 m
2
, xung quanh có rất nhiều cơ sở, Xí nghiệp
quản lý, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh thuốc thú y như: Viện thú y, Cục thú y,
Cục kiểm dịch động vật, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y, xí nghiệp dược vật tư
thú y Hà Nội…tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển NVL và sản phẩm của
công ty được lưu thông dễ dàng.
Công ty có hai chi nhánh:
- Chi nhánh Công ty cổ phần thuốc thú y TW1 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh Công ty cổ phần thuốc thú y TW1 tại Thành phố Đà Nẵng.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, gia công thuốc thú y; xuất nhập khẩu, kinh
doanh thuốc thú y và vật tư thú y.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần thuốc thú y TW1
Nhiệm vụ chính của Công ty là :
+ Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vắc xin, thuốc
thú y, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi.
+ Tư vấn, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ đối với các sản phẩm thú y
cho các đơn vị có nhu cầu.
+ Mở rộng liên doanh, liên kết với các tổ chức cá nhân trong nước và
nước ngoài nhằm phục vụ đắc lực cho quá trình sản xuất kinh doanh, bồi dưỡng đội

ngũ cán bộ chuyên môn trong Công ty.
+ Mở rộng các ngành nghề kinh doanh khác phù hợp với quy định pháp luật
Việt Nam.
3. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty cổ phần thuốc thú y
TW1
Trong các năm vừa qua, để đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, bên cạnh tăng
chất lượng sản phẩm, Công ty còn nỗ lực rất nhiều trong việc nghiên cứu và sản
xuất sản phẩm mới, do đó chủng loại sản phẩm của Công ty khá đa dạng.
Về hình thức, các loại sản phẩm của Công ty gồm các dạng thuốc lọ, thuốc
gói, thuốc ống. Về tính chất, Công ty sản xuất 10 loại, bao gồm: Thuốc kháng sinh,
thuốc kháng khuẩn, thuốc bổ sung, thuốc giải độc, thuốc bổ, thuốc an thần, thuốc
giảm đau, thuốc trợ tim, dung môi, sát trùng.
Bên cạnh các loại thuốc thú y, Công ty còn cho in một số loại sách giúp cho
người chăn nuôi hiểu thêm về cách sử dụng thuốc thú y, các dịch bệnh xảy ra ở vật
nuôi, cách phòng tránh, chữa bệnh cho gia súc, gia cầm.
Quá trình sản xuất thuốc của Công ty được tuân thủ chặt chẽ theo quy trình
chung của sản xuất sản phẩm thuốc thú y và cũng được chia làm 4 giai đoạn như
sau:
- Giai đoạn 1: NVL được san lẻ theo định mức kinh tế kỹ thuật và được bảo
quản trong phòng lạnh.
- Giai đoạn 2: Chuẩn bị NVL và vật tư bao bì, nhãn mác theo từng mẻ, từng
mặt hàng.
- Giai đoạn 3: Pha chế, phối chế trong phòng lạnh theo dõi độ ẩm thường
xuyên, ở giai đoạn này thuốc đã được tiệt trùng.
- Giai đoạn 4: Hoàn thiện sản phẩm và nhập kho.
Phần lớn NVL đầu vào được Công ty nhập khẩu từ các nước Italya, Pháp, Ấn
độ, Mỹ, Anh, Bungari, Indonesia, Malaysia, Đức, Nhật, Trung quốc…Toàn bộ NVL
được nhập từ các nhà máy đạt tiêu chuẩn ISO hoặc tiêu chuẩn GMP (Good
Manfacturing Product). Chất lượng NVL đã góp phần quan trọng vào chất lượng
hàng hoá của Công ty, thể hiện: Công ty đã có nhiều sản phẩm đạt các giải thưởng,

huy chương vàng, giải Bông lúa vàng trong các Hội chợ quốc tế các năm như:
Anticocid 20g, Colivinavet 10g, Spectilin 5ml, Pneumotic 100ml, Fe B12 20ml và
5ml…
Trong số 10 loại thuốc kể trên thì thuốc kháng sinh được đánh giá là loại sản
phẩm có tỷ lệ giá trị sản xuất lớn nhất (chiếm hơn 70 % tổng giá trị sản xuất của
toàn Công ty).
 Đặc điểm về quy trình công nghệ:
Thường thì nguyên liệu nhập về đã là thuốc dưới dạng sơ chế khi về đến
Công ty chỉ việc kết hợp các thành phần với nhau tạo ra thuốc đặc trị. Chính vì vậy
công nghệ sản xuất ở Công ty chỉ có một số khâu tự động còn chủ yếu vẫn là lao
động thủ công. Sản phẩm của Công ty chỉ tồn tại ở hai dạng: thuốc nước và thuốc
bột. Trong quá trình pha chế thuốc Công ty luôn phải tuân thủ 3điều:
-Thuốc không có tính chất tương kị.
-Thuốc phải có tính dung nạp.
-Tăng cường hiệp định tác dụng.
Hiện nay Công ty có hai phân xưởng dược trong đó mỗi phân xưởng đảm
nhận một chức năng sau:
-Phân xưởng dược 1: chuyên sản xuất các loại thuốc nước, thuốc ống tiêm
(còn gọi là phân xưởng thuốc nước);
-Phân xưởng dược 2: chuyên sản xuất các loại thuốc bột tiêm, bột gói, bột
viên và các loại thuốc tăng trọng (còn gọi là phân xưởng thuốc bột).
Quy trình công nghệ sản xuất thuốc bột và thuốc nước đước khái quát qua sơ
đồ sau:
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ tại công ty cổ phần thuốc thú y TW1
- Công nghệ sản xuất thuốc bột:( 5 giai đoạn)

- Công nghệ sản xuất thuốc nước:( 6 giai đoạn)
Hai phân xưởng này chỉ thực hiện việc sản xuất thuốc còn các loại bao bì, túi,
hộp Công ty vẫn phải đặt ở nơi khác sản xuất. Dây chuyền sản xuất sản phẩm được
bố trí tại hai phân xưởng dược như sau: Tại phân xưởng 1 có dây truyền công nghệ

của Đức, Hungari với công suất 1.5 tấn / ngày, còn phân xưởng 2 dây truyền công
nghệ của Nhật. Để hỗ trợ cho hai phân xưởng trên Công ty còn có các thiết bị khác
phục vụ cho sản xuất như : thiết bị sản xuất nước cất, các tổ phát điện. Vì thuốc thú
y phải đảm bảo những điều kiện nhất định do đó Công ty đẫ đầu tư hệ thống máy
móc bảo quản sản phẩm như : máy điều hoà nhiệt độ, máy hút ẩm, máy kiểm tra độ
PH, máy hút chân không, máy lọc, thiết bị thổi khí vô trùng…Ngoài ra để thuận lợi
cho quá trình tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm Công ty đã mở các cửa hàng giới thiệu
sản phẩm và trang bị cho các cửa hàng các phương tiện chuyên chở là các ôtô tải và
xe máy.
4. Đặc điểm tổ chức quản lí của công ty cổ phần thuốc thú y TW1
Khác với trước đây là một doanh nghiệp Nhà nước, từ tháng 5/2000, Công ty
cổ phần thuốc thú y TWI đã chính thức thực hiện cổ phần hóa theo chủ trương của
Chuẩn bị
nguyên liệu
vật liệu
Phối chế Đóng gói
KCS
Nhập kho bảo
quản chờ xuất
kho
Chuẩn
bị
nguyên
liệu vật
liệu
Tiệt
trùng
Chia số
lượng
thuốc ra

ống, lọ
bằng
máy tự
động
Dán
nhãn
vào lọ,
ống hộp
thùng
KCS
Nhập
kho bảo
quản và
chờ
xuất
kho
Nhà nước. Do đó, phương thức tổ chức quản lý của Công ty đã chuyển từ tính chất
mang màu sắc tập trung vào một vài cá nhân lãnh đạo và chịu sự chi phối của cấp
trên sang tính chất được tự quyết, lãnh đạo và kiểm soát của một tập thể những
người đóng góp cổ phần.
Tổ chức cao nhất của Công ty là ĐHCĐ thường niên, ĐHCĐ họp mỗi năm một
lần bầu ra HĐQT và Ban kiểm soát, thông qua báo cáo của HĐQT, công tác kế toán
cuả Công ty và phân phối lợi nhuận cho các thành viên.
HĐQT là cơ quan quản lý có quyền lực cao nhất của Công ty bao gồm một chủ
tịch HĐQT, hai phó chủ tịch và ba uỷ viên.
Ban kiểm soát: Là bộ phận thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản
trị và điều hành của HĐQT và ban giám đốc, việc chấp hành điều lệ Công ty trong
quá trình sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần thuốc thú y TW1


Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Ban giám đốc: Do HĐQT quyết định bổ nhiệm, trực tiếp tham gia điều hành
hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp
luật về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
H ĐQT
Giám đốc điều hành
Các phòng ban và bộ phận
Ban kiểm soát
ĐHCĐ
Cử
Bổ nhiệm
Giám sát
Bầu
Bầu
Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mưu cho Giám đốc toàn bộ công
tác tổ chức cán bộ, công tác đào tạo, lao động tiền lương, hành chính quản trị, các
công tác nội chính khác.
Phòng kỹ thuật có chức năng tham mưu cho Giám đốc và HĐQT về nghiên
cứu các sản phẩm mới, chế thử, thử nghiệm, pha chế và khắc phục các sản phẩm
hỏng trong quá trình sản xuất.
Phòng thị trường và bán hàng có chức năng tham mưu cho ban giám đốc về
việc cung ứng nguyên liệu, vật tư cho sản xuất đồng thời là nơi tiếp nhận và phân
phối sản phẩm của Công ty tới các đại lý, các kênh tiêu thụ, đề xuất các biện pháp
nhằm duy trì, mở rộng và phát triển thị trường cũng như cơ chế bán hàng hợp lý,
đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Phòng đảm bảo chất lượng là bộ phận tham mưu cho ban giám đốc về công
tác kiểm tra chất lượng NVL, bao bì, sản phẩm; công tác kiểm soát các quá trình
sản xuất.
Phòng tài chính kế toán là nơi thực hiện các công tác tài chính, kế toán, công
tác tổ chức lao động tiền lương và các công tác nội chính khác nhằm trợ giúp cho

công tác điều hành Công ty cho HĐQT và ban giám đốc.
Phòng kế hoạch vật tư: Tham mưu và xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch
cung ứng vật tư, NVL phục vụ sản xuất kinh doanh cho ban giám đốc. Xác định
nguồn và tổ chức thực hiện mua vật tư, nguyên liệu khi đã được phê duyệt.
Phòng kho vận có chức năng tham mưu cho ban giám đốc về việc quản lý các
loại vật tư, NVL, hàng hóa và sử dụng mặt bằng kho tàng. Quản lý các phương tiện
vận chuyển và tổ chức vận chuyển hàng hóa. Tổ chức san lẻ NVL và đóng dấu
nhãn, bao bì phục vụ sản xuất kinh doanh.
Các phân xưởng: Là bộ phận có nhiệm vụ bố trí sắp xếp lao động, quản lý lao
động theo đúng quy định, thực hiện đóng gói hoàn thiện sản phẩm đúng qui trình
công nghệ kỹ thuật. Bộ phận này cũng có nhiệm vụ đề xuất việc cải tiến, sửa chữa
cơ sở vật chất, máy móc thiết bị.
Ngoài ra, Công ty còn có một số chi nhánh, tổ sản xuất, cửa hàng và tổ bảo vệ
nhằm thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Mặc dù mỗi phòng ban
có nhiệm vụ và chức năng khác nhau nhưng mặt khác lại bổ sung và liên kết chặt
chẽ với nhau thành một khối thống nhất.
Tổng số CBCNV đến năm 2009 là 160 người. Trong đó có : Tiến sỹ: 01
người; Thạc sỹ: 02 người; Đại học các ngành kinh tế kỹ thuật: 59 người; Trung cấp,
cao đẳng: 18 người; Công nhân kỹ thuật: 15 người.
5. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty cổ phần thuôc thú y
TW1 trong 3 năm gần đây (xem trang sau)
Bảng số 1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty CP thuốc thú y TW 1
từ 2007 - 2009
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Bảng số 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần thuốc thú y TW1
từ 2007 – 2009
Năm Chênh lệch
08/07 09/08
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
So sánh

08/07 09/08
A. Tài sản
1. TSLĐ và ĐTNH 37.789.777.719 30.758.407.911 48.141.477.272 .81 1.57
Tiền 9.744.926.739 1.825.929.184 1.164.369.390 .19 .64
Khoản phải thu 6.100.129.794 3.656.467.184 21.628.479.651 .60 5.92
HTK 15.768.641.137 20.266.169.845 22.971.851.424 1.29 1.13
TSLĐ khác 6.176.080.049 5.009.841.698 2.376.776.807 .81 .47
2. TSCĐ và ĐTDH 8.590.757.708 33.766.555.285 73.967.793.398 3.93 2.19
Nguyên giá TSCĐ 9.514.941.669 11.440.539.078 12.810.286.125 1.20 1.12
Hao mòn lũy kế (6.568.198.921) (7.262.938.100) (7.170.601.633) 1.11 .99
ĐTDH 866.640.000 866.640.000 866.640.000 1.00 1.00
Chi phí XDCBDD 4.777.374.960 28.722.314.307 67.461.468.906 6.01 2.35
Tổng Tài sản 46.380.535.427 64.524.963.196 122.109.207.67
0
1.39 1.89
B. Nguồn vốn
1. Nợ phải trả 11.435.410.528 30.347.936.402 52.353.644.783 2.65 1.73
2. Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn, quỹ 34.945.124.899 34.177.026.794 69.755.625.887 .98 2.04
Kinh phí khác 0 0 0
Tổng nguồn vốn 46.380.535.427 64.524.963.196 122.109.270.67
0
1.39 1.89
Tổng doanh
thu
50.139.841.477 58.203.436.931 73.481.866.875 1.16 1.26
Tổng chi phí 44.656.018.061 52.358.854.478 63.384.531.093 1.17 1.21
Tổng lợi
nhuận trước
thuế

5.483.823.416 53844.582.453 10.097.335.782 1.07 1.73
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
6. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Công ty cổ phần thuốc thú y TWI là một trong những doanh nghiệp Nhà
nước tiến hành cổ phần hóa đầu tiên ở nước ta. Ngay từ những ngày đầu tiến
hành cổ phần hóa, Công ty đã gặp nhiều khó khăn trong khâu quản lý cũng như
điều hành sản xuất kinh doanh. HĐQT cũng như ban lãnh đạo Công ty đã nhận
thức rõ tầm quan trọng của việc đặt ra những phương hướng chiến lược nhằm
đưa Công ty đi lên trong nền kinh tế thị trường khắc nghiệt này. Công ty được
thành lập với chức năng:
- Tổ chức kinh doanh trên cơ sở nhập khẩu các loại thuốc và vật tư thú y của nước
ngoài cũng như thu mua sản phẩm trong nước, để phục vụ cho công tác phòng chống
dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, đẩy mạnh ngành chăn nuôi phát triển vững chắc.
- Mở rộng liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế trong nước và ngoài
nước để tạo sự đầu tư, tín dụng nguồn hàng cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật đáp
ứng cho kinh doanh.
- Quản lý kinh doanh, quản lý tài sản, vật tư, vốn, lực lượng lao động cuả
Công ty được Nhà nước giao và của Công ty tạo ra theo đúng các chế độ quy định
của Nhà nước, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh, thực hiện
tốt việc bảo vệ và phát triển vốn.
- Thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ
chức tốt đời sống, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa nghề nghiệp cho cán bộ
công nhân viên, bảo vệ môi sinh, giữ gìn trật tự an ninh, bảo đảm an toàn trong
Công ty và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Là doanh nghiệp chuyên cung ứng vật tư, hàng hóa về thuốc thú y để cung
cấp và nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi thú y của Nhà nước phát triển mạnh.
Phương hướng kế hoạch của Công ty hiện nay cũng như lâu dài đó là: Tăng
doanh thu năm sau cao hơn năm trước; ổn định công việc, thu nhập cho người lao
động; mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm.
CHƯƠNG II:TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TW1
Hạch toán kế toán là công cụ quan trọng phục vụ điều hành, quản lý nền kinh tế
quốc dân, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, tổ chức
công tác hạch toán kế toán một cách khoa học, hợp lý có vai trò hết sức quan trọng.
I.TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC
THÚ Y TW1
1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Công ty hiện đang áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập
trung. Mọi công việc kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán, bắt đầu từ khâu
phân loại chứng từ, định khoản, ghi sổ tổng hợp, sổ chi tiết, sổ tổng hợp… cho đến
khâu cuối cùng là lập báo cáo quyết toán, các đơn vị trực thuộc chỉ tổ chức ghi chép
ban đầu.
2. Nhiệm vụ, chức nằng của bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty có chức năng: Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh
giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổng kết hiệu quả sản xuất kinh doanh,
lập và nộp các báo cáo tài chính chính xác, kịp thời và đầy đủ cho cơ quan quản lý.
Bộ máy kế toán có nhiệm vụ: Thu thập và xử lý chứng từ liên quan đến hoạt
động của bộ máy công ty, ghi sổ và lập báo cáo kế toán theo yêu cầu. Kết hợp với
các bộ phận chức năng khác lên kế hoạch SXKD và kế hoạch tài chính cho hoạt
động của công ty. Đồng thời thông qua các tài liệu đã ghi chép được kế toán tiến
hành phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình sử dụng vốn, bảo toàn vốn,
tính giá thành, xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ với nhà
nước, với cấp trên và công tác thanh toán.
3. Cơ cấu bộ máy kế toán
Để thực hiện được các nhiệm vụ, đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo thống nhất,
trực tiếp của Kế toán trưởng, đảm bảo chuyên môn hóa lao động của đội ngũ cán bộ
kế toán, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất thì bộ máy kế toán của
Công ty được tổ chức như sau:
• Một kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, điều hành công việc chung.
• Một kê toán về tài sản cố định.

• Một kế toán về tiêu thụ kiêm kế toán công nợ.
• Một kế toán về nguyên liệu, công cụ dụng cụ kiêm kế toán chi phí.
• Một kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
• Một thủ quỹ.
Sơ đồ 3: Tổ chức công tác kế toán trong Công ty
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Trong đó, nội dung công việc và nhiệm vụ của các bộ phận như sau:
• Kế toán vật tư và NVL:
Tổ chức ghi chép và tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, xuất kho,
tồn kho, nhập kho vật tư và NVL;
Tính giá của vật tư, NVL thu mua và kiểm tra quá trình cung ứng vật tư, NVL;
Kiểm tra việc ghi chép chứng từ có liên quan đến vật tư, NVL và phân bổ chi phí
cho các đối tượng sử dụng.
• Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán:
Phản ánh tình hình biến động vốn bằng tiền và các khoản thanh toán;
Đối chiếu, kiểm tra từng khoản nợ phát sinh.
• Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Ghi chép, phản ánh tính toán về lương và các khoản trích theo lương.
Kế toán trưởng
Bộ phận
kế toán
tiền lương
và các
khoản
trích theo
lương
Bộ phận
kế toán
vật tư và
NVL

Bộ phận
kế toán
vốn bằng
tiền và
thanh
toán
Bộ phận
kế toán
chi phí
và tính
giá
thành
Bộ phận
kế toán
tiêu thụ
và công
nợ
Bộ phận
kế toán
TSCĐ
Thủ
quỹ
Tính toán tiền lương và các khoản mang tính chất lương hàng kì cho người lao
động.
• Kế toán TSCĐ và công cụ dụng cụ:
Phản ánh tình hình biến động của TSCĐ và công cụ;
Kiểm tra việc quản lý và sử dụng TSCĐ và công cụ;
Tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ;
Xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ và dự toán chi phí;
Kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ theo qui định của Nhà nước.

• Kế toán chi phí và tính giá thành:
Xác định, tập hợp chi phí theo từng đối tượng tính gía thành, phân bổ các chi phí
chung cho các đối tượng tính giá;
Xác định khối lượng sản phẩm hoàn thành và tổng hợp kết quả hạch toán của
phân xưởng;
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đưa ra giải pháp để giảm giá
thành.
• Kế toán tiêu thụ và công nợ:
Xác định giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng có liên quan;
Xác định kết quả bán hàng;
Theo dõi tình hình công nợ.
• Thủ quỹ:
Giữ tiền, kiểm tra tiền mặt tại quỹ của công ty;
Xuất tiền theo chứng từ, theo lệnh của thủ trưởng đơn vị hoặc kế toán trưởng;
Lưu trữ hồ sơ, quản lý hồ sơ chứng từ kế toán lưu trữ tại phòng kế toán.
II. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC
THÚ Y TW1
1. Các chính sách kế toán chung
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống kế toán doanh nghiệp ban hành theo
quyết định 15/2006/QD -BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính cùng
với thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 hướng dẫn, sửa đổi bổ sung chế
độ kế toán doanh nghiệp, bao gồm bốn phần:
• Hệ thống tài khoản kế toán;
• Hệ thống báo tài chính;
• Chế độ chứng từ kế toán;
• Chế độ sổ kế toán.
Công ty áp dụng:
* Hình thức kế toán: kế toán máy. Công ty hiện đang sử dụng phần mềm kế
toán FAST ACCOUNTING 2008. Tất cả chứng từ, nghiệp vụ đều được thao tác
trên phần mềm FAST ACCOUNTING và trên Excel, vào bất kì thời điểm nào kế

toán phần hành có thế tiến hành khóa sổ và in bất kì loại sổ sách nào cần thiết.
*Đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán: VNĐ.
*Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
* Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên.
* Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao theo đường
thẳng.
* Niên độ kế toán là năm, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12;
Kỳ kế toán thường là ba tháng, cuối mỗi quý kế toán Công ty sẽ tiến hành khoá sổ
một lần. Kỳ tính giá thành Công ty đang áp dụng là một tháng. Kỳ tính giá thành
này sẽ đảm bảo cho việc tập hợp và phân bổ kịp thời giá thành sản phẩm phục vụ
cho yêu cầu ra quyết định của Ban lãnh đạo Công ty.
2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty đều được lập chứng từ gốc hợp lý,
hợp lệ và hợp pháp . Chứng từ kế toán là cơ sở để kế toán tiến hành nhập số liệu
vào phần mềm kế toán của công ty, các chứng từ kế toán đã sử dụng được sắp xếp ,
phân loại và bảo quản lưu trữ theo quy định của chế độ lưu trữ chứng từ, tài liệu kế
toán của Nhà nước.
Quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện
hành: Người lập các chứng từ là các kế toán phần hành hoặc thủ kho,thủ quỹ. Người
xét duyệt đầu tiên là Kế toán trưởng sau đó đến Giám đốc. Sau khi đã phát hành
chứng từ thì tùy thuộc vào từng loại chứng từ mà sẽ có các liên khác nhau cho từng
bộ phận lưu giữ làm căn cứ để nhập liệu vào phần mềm kê toán, ghi sổ, đối chiếu,
chứng minh cho nghiệp vụ đã phát sinh.
Việc sử dụng phần mềm kế toán FAST ACCOUNTING đã giúp đỡ kế toán rất
nhiều trong việc ghi chép, nhập, và đối chiếu số liệu trên các sổ. Trong phần mềm đã
có tất cả các mẫu sổ cần thiết, kế toán chỉ cần chọn mẫu sổ, sau đó nhập số liệu và in ra
theo mục đích sử dụng.
Hiện tại công ty đang áp dụng hệ thống chứng từ kế toán ban hành theo Quyết
định số 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính .
Danh mục các loại chứng từ sử dụng chủ yếu bao gồm:

- Giấy báo Nợ;
- Giấy báo Có;
- Phiếu nhập kho;
- Phiếu xuất kho;
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ;
- Hoá đơn (GTGT);
- Hoá đơn cước phí vận chuyển;
- Phiếu thu;
- Phiếu chi
3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Tổ chức tài khoản kế toán hợp lí là cơ sở trong việc theo dõi và quản lí các đối
tượng. Công ty CP thuốc thú y TW1 đã dựa trên hệ thống tài khoản quy định tại
quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính. Ngoài ra căn cứ vào đặc
điểm hoạt động, đặc trưng riêng của Công ty mà danh mục tài khoản cụ thể và chi
tiết khác nhau.
Là doanh nghiệp sản xuất, do vậy các nghiệp vụ phát sinh trong một kì của
doanh rất đa dạng, từ khâu thu mua, sản xuất và cuối cùng là tiêu thụ. Việc sử dụng
phần mềm kế toán giúp cho công ty mở được hệ thống tài khoản phù hợp rất thiện
lợi cho công tác hạch toán. Phần mềm kế toán giúp người sử dụng phân loại chi phí
một cách dễ dàng. Các tài khoản chủ yếu được công ty sử dụng bao gồm:
Bảng số 3: Danh mục tài khoản sử dụng tại công ty cổ phần thuốc thú y TW1
 Danh mục tài khoản kế toán sử dụng: (TK cấp 1)
STT Tên TK SH STT Tên TK SH
Loại TK 1(TSNH) Loại 4 (VCSH)
1 Tiền mặt 111 20 NV kinh doanh 411
2 Tiền gửi ngân hàng 112 21 CL tỷ giá hối đoái 413
3 Phải thu khách hàng 131 22 LN chưa phân phối 421
4 Thuế GTGT (khấu trừ) 133 23 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431
5 Tạm ứng 141 Loại TK 5(DT)
6 Chi phí trả trước NH 142 24 DT bán hàng 511

7 NVL 152 25 DT HĐ tài chính 515
Loại TK 2(TSDH) 26 Khoản giảm trừ DT 521
8 TSCĐ 211 Loại TK 6(chi phí)
9 Hao mòn TSCĐ 214 27 Giá vốn hàng bán 632
10 Chi phí trả trước DH 242 28 Chi phớ NVLTT 635
11 Ký quỹ, ký cược DH 244 29 Chi phí QLKD 642
Loại TK 3(NPT) Loại TK 7(TN khác)
12 Vay ngắn hạn 311 30 Thu nhập khác 711
13 Nợ DH đến hạn trả 315 Loại TK 8(CP khác)
14 Phải trả người bán 331 31 Chi phí khác 811
15 Thuế và các khoản phải
nộp nhà nước
333 32 Chi phí thuế TNDN 821
16 Phải trả người LĐ 334 LoạiTK9(XĐKQKD)
17 Chi phí phải trả 335 33 Xác định KQKD 911
18 Phải trả,phải nộp khác 338 Loại TK 0(TKNB)
19 Vay dài hạn 341 34 Ngoại tệ các loại 007
Với ngành nghề là doanh nghiệp sản xuất, và với đặc thù sản xuất của công
ty, do đó bên cạnh những tài khoản cơ bản theo luật quy đinh, công ty còn chi tiết
các tài khoản đến cấp 2,3…phù hợp với đặc thù quản lý và sản xuất kinh doanh. Cụ
thể 1 vài ví dụ như sau:
131 Phải thu khách hàng 156 Hàng hóa, Nguyên Liệu
1311 Phải thu ngắn hạn khách hàng 157 Hàng gửi đi bán
13111 Phải thu ngắn hạn khách hàng: hoạt động SXKD 1571 Hàng gửi đi bán CN ĐN
131111 Phải thu ngắn hạn Vùng 1 1572 Hàng gửi đi bán CN TPHCM
131112 Phải thu ngắn hạn Vùng 2 1573 Hàng gửi đi bán Tiếp thị
131113 Phải thu ngắn hạn Vùng 3 3111HN01 Vay ngắn hạn VNĐ Ngân hàng Nông nghiệp HN
131114 Phải thu ngắn hạn khách hàng CN ĐN 3111HN02 Vay ngắn hạn VNĐ Ngân hàng Ngoại Thương HN
131115 Phải thu ngắn hạn khách hàng CN TPHCM 3111HN03 Vay ngắn hạn VNĐ CBCNV
131116 Phải thu ngắn hạn tiền mặt, chuyển khoản 3112 Vay ngắn hạn Ngoại tệ

131118 Phải thu ngắn hạn tiếp thị 3112HN01 Vay ngắn hạn Ngoại tệ Ngân hàng Nông nghiệp HN
13112 Phải thu ngắn hạn khách hàng: hoạt động đầu tư 3112HN02 Vay ngắn hạn Ngoại tệ Ngân hàng Ngoại Thương HN
131121 Phải thu ngắn hạn khách hàng: Hđ đầu tư (VND) 3112HN03 Vay ngắn hạn Ngoại tệ Ngân hàng Ngoại Thương HN
131122 Phải thu ngắn hạn khách hàng: Hđ đầu tư (USD) 621 Chi phí NVL trực tiếp
13113 Phải thu ngắn hạn khách hàng: hoạt động t/chính 6211 Chi phí NVL trực tiếp PX01
131131 Phải thu ngắn hạn khách hàng: hoạt động TC (VNĐ) 62111 Chi phí NVL chính PX01
131132 Phải thu ngắn hạn khách hàng: hoạt động TC (USD) 62112 Chi phí NVL phụ PX01
1312 Phải thu dài hạn khách hàng 6212 Chi phí NVL trực tiếp PX02
13121 Phải thu dài hạn khách hàng: hoạt động SXKD 62121 Chi phí NVL chính PX02
131211 Phải thu dài hạn khách hàng: Hđ SXKD (VND) 62122 Chi phí NVL phụ PX02
131212 Phải thu dài hạn khách hàng: Hđ SXKD (USD) 622 Chi phí nhân công trực tiếp
13122 Phải thu dài hạn khách hàng: hoạt động đầu tư 6221 Chi phí nhân công trực tiếp PX01
131221 Phải thu dài hạn khách hàng: Hđ đầu tư (VND) 6222 Chi phí nhân công trực tiếp PX02
131222 Phải thu dài hạn khách hàng: Hđ đầu tư (USD) 623 Chi phí sử dụng máy thi công
13123 Phải thu dài hạn khách hàng: hoạt động tài chính 6231 Chi phí nhân công
131231 Phải thu dài hạn khách hàng: Hđ tài chính (VND) 6232 Chi phí vật liệu
131232 Phải thu dài hạn khách hàng: Hđ tài chính (USD) 6233 Chi phí dụng cụ sản xuất
136 Phải thu nội bộ 6234 Chi phí khấu hao máy thi công
1361 Vốn kinh doanh ở đơn vị TP HCM 6237 Chi phí dịch vụ mua ngoài
13611 Vốn kinh doanh ngắn hạn ở đơn vị TPHCM 6238 Chi phí khác bằng tiền
13612 Vốn kinh doanh dài hạn ở đơn vị TPHCM 627 Chi phí sản xuất chung
1362 Vốn kinh doanh ở đơn vị Đà Nẵng 6271 Chi phí sản xuất chung PX01
13621 Vốn kinh doanh ngắn hạn ở đơn vị Đà Nẵng 62711 Chi phí nhân viên phân xưởng 01
13622 Vốn kinh doanh dài hạn ở đơn vị Đà Nẵng 62712 Chi phí vật liệu phân xưởng 01
1368 Phải thu nội bộ khác 62713 Chi phí dụng cụ phân xưởng 01
13681 Phải thu nội bộ khác: ngắn hạn 62714 Chi phí khấu hao TSCĐ PX01
13682 Phải thu nội bộ khác: dài hạn 62717 Chi phí dịch vụ mua ngoài PX01
152 Nguyên liệu, vật liệu 62718 Chi phí khác bằng tiền PX01
1521 Vật liệu chính PX01 6272 Chi phí sản xuất chung PX02
1522 Vật liệu chính PX02 62721 Chi phí nhân viên PX02

1523 Nhiên liệu 62722 Chi phí vật liệu PX02
1524 Phụ tùng 62723 Chi phí dụng cụ PX02
1526 Thiết bị XDCB 62724 Chi phí khấu hao TSCĐ PX02
1528 Vật liệu khác 62727 Chi phí dịch vụ mua ngoài PX02
154 Chi phí SXKD dở dang 62728 Chi phí khác bằng tiền PX02
1541 Chi phí SXKD dở dang PX01
1542 Chi phí SXKD dở dang PX02
155 Thành phẩm
1551 Thành phẩm phân xưởng 01
1552 Thành phẩm phân xưởng 02
4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán:
Hình thức sổ kế toán: hình thức Nhật kí chứng từ. Trong đó, các loại sổ
thường dùng là: Nhật ký chứng từ, Bảng kê, Sổ kế toán chi tiết, Sổ cái. Hình thức
Chứng từ ghi sổ mà Công ty áp dụng có thể được khái quát qua sơ đồ :
Sơ đồ 4: Trình tự hạch toán các nghiệp vụ kinh tế trong Công ty
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Ghi chú: Đối chiếu, kiểm tra
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Công ty đã áp dụng tổ chức kế toán trên máy vi tính với sự giúp đỡ của chương
trình phần mềm kế toán FAST ACCOUNTING. Phần mềm kế toán cho phép người sử
dụng chỉ cần nhập dữ liệu từ các chứng từ gốc một lần vào máy, máy sẽ xử lý và cung
cấp bất kỳ sổ kế toán và báo cáo kế toán nào theo yêu cầu của người sử dụng tại bất kỳ
thời điểm nào.
Sổ kế toán chi
tiết
Chứng
từ gốc
và các

bảng
phân
bổ
Sổ quỹ
Bảng

Bảng tổng
hợp số liệu
chi tiết
Nhật ký
chứng từ
Sổ cái
Báo cáo kế toán
Hàng ngày, chứng từ gốc được tập hợp, kiểm tra, phân loại trong các Bảng
phân bổ, sau đó lấy số liệu để vào Bảng kê và các sổ chi tiết rồi vào các Nhật ký
chứng từ cho từng tài khoản. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký
chứng từ, sau đó đem kiểm tra, đối chiếu với các số liệu kế toán chi tiết, bảng tổng
hợp chi tiết có liên quan. Số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ, các sổ chi tiết
và các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản được chiếu với sổ cái của tài
khoản đó và được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Tất cả những thao tác trên đều được thực hiện trên phần mềm kế toán,tất cả các số
liệu đều có thể được đối chiếu dễ dàng và nhanh chóng thông qua kế toán máy.
5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Hiện nay hệ thống Báo cáo tài chính của Công ty được lập theo quy định của
Quyết định Số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ trưởng BTC ban hành ngày 20/03/2006.
Bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01-DN
- Báo cáo kết quả kinh doanh Mẫu số B 02-DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03-DN
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B 09-DN

Các BCTC trên đây được lập hai lần, vào thời điểm giữa niên độ và cuối niên
độ. Báo cáo tài chính giữa năm được lập theo yêu cầu của cổ đông và phục vụ cho
yêu cầu của ban Quản trị. Báo cáo cuối năm ngoài việc phục vụ cho các đối tượng
cổ đông và Hội đồng quản trị nó còn phục vụ cho nhu cầu thông tin của các cơ quan
Nhà nước có liên quan.
Ngoài các báo cáo tài chính bắt buộc theo quy định của chế độ, Công ty còn
lập các báo cáo kế toán quản trị tùy theo yêu cầu của ban quản trị như Báo cáo bộ
phận, báo cáo các dự án, báo cáo kết quả kinh doanh phục vụ cho công tác quản trị.
III. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TW1
1. Kế toán tiền tại quỹ
1.1. Đặc điểm phân loại và nguyên tắc kế toán
Căn cứ vào chế độ kế toán hiện hành thì tiền mặt gồm 3 loại: tiền Việt Nam;
ngoại tệ; kim khí quý, đá quý. Nhưng thực tế vơi điều kiện và đặc điểm của công ty
thì công ty chỉ sử dụng tiền Việt Nam. Số tiền mặt ổn định ở mức hợp lý nhất, tiền
mặt của công ty luôn được đảm bảo một cách an toàn và thực hiện một cách triệt để,
đúng đắn theo chế độ thu, chi quản lý tiền mặt.
Các nghiệp vụ liên quan đến thu chi tiền mặt do chính thủ quỹ trực tiếp thực
hiên trên cơ sở đã có các chứng từ thu chi tiền mặt hợp lệ, thủ quỹ phải hoàn toàn
chịu trách nhiệm về các khoản tiền mà công ty giao cho và không được uỷ quyền
cho bất cứ ai làm thay. Thủ quỹ thường xuyên kiểm tra quỹ đảm bảo tiền mặt tồn
phỉa phù hợp, khớp với số dư trên sổ quỹ. Mọi khoản thu chi đều phải lập phiếu thu
chi kèm theo các chứng từ gốc, phiểu thu chi đều do kế toán lập và kèm theo phải
có chữ ký của thủ trưởng đơn vị, hay kế toán trưởng mới coi là hợp lệ. Sau khi thu
chi xong phải có chữ ký của người nộp tiền và người lĩnh tiền. Từ phiếu thu, chi
được dùng làm căn cứ để ghi vào sổ và cuối ngày thủ quỹ lập báo cáo quỹ trên cơ
sở thu chi tiền mặt trong ngày. Báo cáo quỹ được chia thành 2 văn bản, một bản thủ
quỹ lưu, một bản gửi phòng kế toán có kèm chứng từ gốc.
1.2. Chứng từ sử dụng
STT Tên chứng từ STT Tên chứng từ

1. Phiếu thu tiền mặt 4. Giấy thanh toán tiền tạm
ứng
2. Phiếu chi tiền mặt 5. Giấy đề nghị tạm ứng
3. Biên lai thu tiền 6. Phiếu đề nghị thanh toán
* Phiếu thu:
- Phiếu thu của công ty là một chứng từ kế toán để xác định số tiền mặt thực
nhập quỹ và là căn cứ để thủ quỹ ghi sổ quỹ và kế toán ghi vào các sổ kế toán có
liên quan.
- Phiếu thu được ghi đầy đủ và được ghi làm 3 liên ( thực tế tại công ty trong
phần mềm kế toán đã có sẵn mẫu phiếu thu và phiếu chi, kế toán chỉ cần nhập các
thông tin cần thiết và sau đó in ra ).
Liên 1: lưu tại quyển
Liên 2: giao cho người nộp
Liên 3: luân chuyển và ghi sổ kế toán.
Phiếu thu lập xong được chuyển cho kế toán trưởng phê duyệt sau đó
chuyển cho thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ bằng chữ và ký tên. Sau đó toàn bộ
phiếu thu và chứng từ gốc được chuyển cho kế toán để ghi sổ.
(Mẫu phiếu thu của công ty)

×