Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT về CON NGƯỜI TRONG văn học VIỆT NAM từ 1945 đến NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.43 KB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC
ĐỀ TÀI
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN NAY

1


MỤC LỤC

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I.

Lý do chọn đề tài

Một nền nghệ thuật mới bao giờ cũng ra đời cùng với con người mới. Cách
hiểu mới về con người, hoặc bắt đầu bằng việc suy nghĩ lại các khám phá nghệ
thuật của những người đi trước. Sự vận động của thực tế làm nảy sinh những con
người mới, và miêu tả những con người ấy sẽ làm văn học đổi mới. Sự đổi mới
cách giải thích và cảm nhận con người cũng làm cho văn học thay đổi căn bản.
Trần Đình Sử cho rằng “Quan niệm nghệ thuật về con người không phải là bất cứ
cách cắt nghĩa, lý giải nào về con người, mà là cách cắt nghĩa có tính phổ quát, tột
cùng mang ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con
người. Do đó người ta có thể tiến hành so sánh các tác phẩm văn học khác nhau


trên giới hạn tối đa đó mà hiểu được mức độ chiếm lĩnh đời sống của các hệ thống
nghệ thuật”1.
Chính bởi thế việc so sánh, về mặt thi pháp chẳng hạn, giúp cho ta nhận diện
không chỉ sự khác biệt đặc thù của nghệ thuật sáng tạo mà còn cả vấn đề quan niệm
nghệ thuật về con người. Có thể nói đó chính chiều sâu của văn học, là tiêu chuẩn
quan trọng nhất để đánh giá trị nhân văn vốn có của văn học. Những tác phẩm
minh họa sử dụng nhân vật như những con cờ trên ván cờ tư tưởng tất nhiên rất
xem nhẹ việc khám phá về con người, do đó nội dung nhân văn thường nghèo nàn.
“Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng
mới để hiểu về con người, do đó càng khám phá ra nhiều quan niệm nghệ thuật về
con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành
tựu của họ”2.
Văn học Việt Nam từ 1945 đến nay là giai đoạn thứ ba trong ba giai đoạn của
cả nền văn học. Điểm nổi bật của giai đoạn này là được phát triển trong sự vận
động mạnh mẽ của lịch sử dân tộc: từ ba mươi năm kháng chiến đến những năm
đầu của hòa bình thống nhất với bao khó khăn chồng chất và những bất cập, đến
những năm đổi mới và hiện nay là thời đại của sự hội nhập thế giới. Một biên độ
rộng của lịch sử tất yếu sẽ khiến quan niệm nghệ thuật về con người của giai đoạn
văn học này sẽ rất phong phú, đôi khi có những biến động phức tạp cần có sự tìm
1 Trần Đình Sử Dẫn luận về thi pháp, Nxb Giáo dục.
2 Trần Đình Sử, sđd.
3


hiểu, lí giải. Cũng vì thế, một loạt các vấn đề khác của lí luận văn học cũng sẽ được
xem xét thấu đáo: sự ra đời, xuất hiện của các trào lưu văn học, sự phân cực trong
các sáng tác, phong cách nhà văn, tiếp nhận văn học...Cũng bởi đây là giai đoạn
duy nhất trong ba giai đoạn chưa hoàn tất mà vẫn đang diễn ra nên nó cũng chấp
nhận những đánh giá khác nhau, đôi khi là trái chiều, tạo nên độ mở trong nghiên
cứu.

Những lí do trên đã tạo nên tính hấp dẫn cho vấn đề: Quan niệm nghệ thuật về
con người trong văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay. Mặt
khác, chúng tôi cũng cho rằng, chuyên đề này sẽ giúp bổ sung một mảng rất quan
trọng trong việc dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn trong nhà trường nói
chung và học sinh chuyên Văn nói riêng.

II.

Mục đích và giới hạn của đề tài:

Với giới hạn của một chuyên đề, chúng tôi không có tham vọng bao quát toàn
bộ vấn đề đã được nêu ra. Thiết nghĩ, đó phải là một công trình khoa học lớn, công
phu, được thực hiện bởi một đội ngũ những nhà nghiên cứu chuyên sâu. Ở góc độ
của giáo viên phổ thông, chúng tôi chỉ tiến hành tìm hiểu, lí giải một cách đại lược
nhất về vấn đề này và sau đó tiến hành khảo sát một cách cụ thể một khía cạnh nhỏ
của vấn đề: Sự vận động về quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học
trước 1975 và sau 1975 từ mối quan hệ riêng - chung.
Cũng xuất phát từ thực tế đứng lớp giảng dạy, chúng tôi cũng trình bày phần
nghiên cứu cụ thể đã nêu qua kinh nghiệm nghiên cứu hai văn bản văn học: Rừng
xà nu và Một người Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu là các văn bản cùng phương
pháp sáng tác, cùng nội dung, thể tài ở cùng hoặc ở khác thời đại để phần nào chỉ ra
sự kế thừa và nét mới mẻ của quan niệm nghệ thuật về con người của giai đoạn văn
học này. Từ đó, chúng tôi vận dụng các phương pháp so sánh đối chiếu, phương
pháp loại hình, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp cấu trúc hệ thống,
phương pháp lịch sử. Chuyên luận của chúng tôi đứng từ góc độ phổ thông nên tính
lí luận không phải là những đóng góp mới mẻ. Chúng tôi chỉ hi vọng, kinh nghiệm
làm việc trực tiếp từ văn bản sẽ đưa đến một góc nhìn riêng cho vấn đề lớn này.
Chúng tôi cũng muốn đóng góp một kinh nghiệm nhỏ trong việc rèn luyện kĩ năng
ứng dụng các vấn đề lí luận vào việc phân tích, cảm thụ các tác phẩm văn học trong
nhà trường cũng như kĩ năng từ các văn bản văn học cụ thể, soi chiếu và làm sáng

tỏ một vấn đề lí luận văn học. Thiết nghĩ, đó là những kĩ năng rất cơ bản của việc
4


bồi dưỡng học sinh giỏi mũi nhọn. Vì mang tính kinh nghiệm được rút ra trong quá
trình giảng dạy, chuyên đề này chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót, chúng tôi thật sự
mong đợi sự đóng góp chia sẻ ý kiến từ phía các anh chị đồng nghiệp.

5


B. PHẦN NỘI DUNG:
I

Một số vấn đề lí luận cơ bản về quan niệm nghệ thuật về con người:
1. Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lý
giải, cảm thụ chủ thể
Con người là đối tượng chủ yếu của văn học. Dù đối tượng miêu tả là gì thì văn
học đều thể hiện con người. Để làm được điều đó ta phải viện đến các phương tiện,
biện pháp nhất định. Chính sự tương tác giữa quan niệm và kỹ thuật, giữa ý niệm
thẩm mỹ và phương thức thể hiện tạo thành chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng
con người trong văn học. “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt
nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân theo các nguyên tắc, phương tiện,
biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ
cho các hình tượng nhân vật trong đó”3. Những vấn đề không thể bỏ qua khi phân
tích nhân vật như một khách thể như là nhân vật mang những phẩm chất gì? tính
cách nhân vật như thế nào? ngoại hình được khắc họa ra sao, tâm lý nhân vật có gì
đặc sắc? Ngôn ngữ nhân vật có được cá tính hóa hay không? v.v… Từ đó, cũng
nhiều khi người ta phân tích nhân vật như những con người có thật ở ngoài đời.
Đây là những yếu tố mang tính “bề ngoài” trong miêu tả nhân vật văn học mà Trần

Đình Sử gọi là “yếu tố khách thể”. Để phân loại có nhiều cách thức như phân loại
theo loại hình: nhân vật chính – phụ, nhân vật chính diện – phản diện, nhân vật
“dẹt” và nhân vật “tròn”, nhân vật tĩnh, nhân vật động (T.Docherty). Về mặt cấu
trúc có người chia ra: nhân vật mặt nạ, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân
vật tư tưởng (L.Ghindơbua). Đấy là những cách hình dung về chức năng và cấu tạo
của nhân vật trong hệ thống hình tượng tự sự.
Bên cạnh sự chú trọng đến hình tượng khách thể của con người là việc tìm hiểu
các nguyên tắc lý giải, cảm thụ của chủ thể trong hình tượng. Điều này sẽ đặc biệt
quan trọng đối với kiểu người đọc là học sinh nhằm tránh giản đơn hóa bản chất
của sáng tác văn học, đặc biệt là vai trò sáng tạo tư tưởng của nhà căn. Trần Đình
Sử đã cho chúng ta một ví dụ thú vị về sự khác biệt trong quá trình vận động hình
tượng Hồ Chí Minh trong sáng tác nghệ thuật của Tố Hữu giữa giai đoạn thời kỳ
kháng Pháp và thời kỳ sau này chống Mỹ. Ông cho rằng khi chỉ trích sự khác biệt
3 Trần Đình Sử, sđd.
6


của hình tượng Hồ Chủ tịch, “nhà phê bình đã không thấy sự đa dạng của hình
tượng nghệ thuật! Chủ nghĩa hiện thực là một quan niệm nghệ thuật mà chủ nghĩa
lãng mạn cũng là một quan niệm nghệ thuật, không hề hơn kém trong việc sáng
tạo”4.
2. Cơ sở xã hội, lịch sử, văn hóa của quan niệm nghệ
thuật về con người
Quan niệm nghệ thuật về con người có cơ sở sâu xa trong thực tế lịch sử. Trong
Hệ tư tưởng Đức, Mác nói: “Trong tất cả các hình thái xã hội có trước chủ nghĩa tư
bản các đặc điểm đẳng cấp và tầng lớp được từng cá nhân riêng lẻ thời đó cảm
nhận như là cá tính không thể tách rời (bẩm sinh) của họ”. Ngược lại, “trong các xã
hội có sự thống trị của tư hữu ruộng đất, thì các quan hệ tự nhiên chiếm ưu thế. Nơi
naoftw bản thống trị thì các yếu tố được tạo thành bằng phương thức xã hội và lịch
sử chiếm ưu thế”5. Hiểu như vậy thì quan niệm nghệ thuật về con người là một sản

phẩm của lịch sử, của văn hóa, tư tưởng. “Quan niệm con người là hình thức đặc
thù nhất cho sự phản ánh nghệ thuật, trong đó thể hiện sự tác động qua lại của nghệ
thuật với các hình thái ý thức xã hội khác”. Chẳng hạn, thời trung đại phương Tây,
người ta xem con người là sản phẩm sáng tạo của Chúa Trời; từ thời Phục Hưng
đến Khai Sáng thì con người được xem là sản phẩm của tự nhiên, từ thế kỉ XIX thì
xem con người là sản phẩm vừa của tự nhiên, vừa của xã hội.
Quan niệm con người chính là sự khám phá về con người. Nó “phản ánh cấu
trúc của nhân cách con người và các hình thức phức tạp tương ứng trong quan hệ
con người đối với thế giới”. Quan niệm nghệ thuật về con người là kết quả suy tư
của người nghệ sĩ nên mang dấu ấn sáng tạo, gắn liền với cái nhìn nghệ sĩ về thời
đại. Trong các thể loại văn học khác nhau, do chứng năng và hệ thống phương tiện
biểu hiện khác nhau, quan niệm nghệ thuật cũng có sự khác nhau quan trọng.
3. Những biểu hiện của quan niệm nghệ thuật về con
người trong văn học
Quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện trong toàn bộ cấu trúc của tác
phẩm văn học, nhưng tập trung trước hết ở các nhân vật. “Nhân vật văn học chính
là mô hình về con người của tác giả. Tuy nhiên quan niệm nghệ thuật về con người

4 Trần Đình Sử, sđd.Chúng tôi nhấn mạnh.
5 Dẫn theo Trần Đình Sử, sđd.
7


và nhân vật không phải là một”6. Quan niệm nghệ thuật về con người bao quát hơn,
rộng lớn hơn khái niệm nhân vật. Tuy vậy muốn tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về
con người thì phải xuất phát từ các biểu hiện của nhân vật, thông qua các yếu tố tạo
nên nó: cách giới thiệu nhân vật, giao tiếp xã hội, chân dung nhân vật (ngoại hình,
trang phục, hành động), đời sống nội tâm (tâm lý, nội tâm, sinh lý, tính cách), cuộc
đời nhân vật (giao tiếp, khởi đầu, kết cục)...


III.
Những đặc điểm cơ bản về quan niệm về con người trong văn học
Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay:
Cách mạng tháng Tám 1945 mở ra trên đất nước ta một thời kì lịch sử mới:
thời kì độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với sự kiện ấy, một nền văn
học mới đã ra đời. Nền văn học mới phát triển qua hai giai đoạn: 1945-1975 và từ
năm 1975 đến nay.
1 Quan niệm nghệ thuật về con người trong giai đoạn văn
học 1945-1975:

a. Cơ sở lịch sử, xã hội, văn hóa :
Cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng cho dân
tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam. Con người Việt Nam từ thân phận nô lệ thành
con người làm chủ vận mệnh của chính mình, của dân tộc mình. Sức mạnh vốn có
của nhân dân Việt Nam bị kìm nén bấy lâu nay giờ đã được bung tỏa. Một thời kì
mới đã chính thức được mở ra: thời kì dân chủ nhân dân, thời kì nhân dân thực sự
làm chủ, quan hệ mới giữa người với người được thiết lập, không phải quan hệ
người bóc lột người mà là quan hệ bình đẳng trong một niềm hi vọng: Người với
người sống để yêu nhau.
Sau cuộc Cách mạng tháng Tám là liên tục hai cuộc kháng chiến trường kì gian
khổ và kết thúc bằng những chiến thắng lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu. Hai
cuộc kháng chiến thần thánh ấy là lửa thử vàng của dân tộc Việt Nam. Người Việt
Nam đã tỏa rạng vẻ đẹp của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng
làm nên được chân dung những con người thời đại mới.

6 Trần Đình Sử, sđd.
8


b. Những đặc điểm của quan niệm nghệ thuật về con người trong giai

đoạn văn học 1945-1975:
So với các giai đoạn văn học trước, quan niệm nghệ thuật về con người trong
giai đoạn văn học 1945-1975 được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:
- Văn học thời kì này đã đem lại một cách hiểu mới đối với quần chúng lao
động về phẩm chất tinh thần và sức mạnh của họ trong cuộc kháng chiến, phê phán
tư tưởng coi thường quần chúng. Những tác phẩm như Đôi mắt của Nam Cao được
nhiều thế hệ nhà văn cùng thời coi là tác phẩm có giá trị nhận đường vì đã thể hiện
sự trăn trở của người nghệ sĩ trong việc nhìn nhận cuộc sống mới và nhất là con
người trong thời đại mới. Những người nông dân muôn đời vẫn thế: vẫn chân chất
mộc mạc quê mùa, vẫn nhiêu khê, vẫn đủ mọi điều vừa buồn cười mà đôi khi đến
mức khó chịu. Nhưng chính những con người “răng đen mắt toét, gọi lựu đạn là
nựu đạn, hát tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh” ấy lại chính là sức mạnh
để làm nên cuộc cách mạng tháng Tám 1945, và là lực lượng chủ chốt của cuộc
kháng chiến. Không ai quên được nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của
Kim Lân. Đó là người nông dân mắc bệnh khoe làng, coi làng là một phần cuộc
sống của mình. Rồi đến khi biết được tin sét đánh làng chợ Dầu Việt gian theo Tây,
con người khốn khổ ấy đau đớn muôn phần để rồi đi đến một kết luận đẫm nước
mắt: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù. Nhưng lí chí thì bảo
vậy mà tấm lòng vẫn thương nhớ về làng, nhớ thương, nhưng không bao giờ vì
làng mà phản bội kháng chiến. Câu chuyện càng trở nên xúc động khi ông Hai múa
tay lên mà khoe cái tin nhà ông bị đốt. Với người nông dân, cái nhà là cả cơ nghiệp.
Nhưng nhà ông bị dót mà làng ông được trả lại danh dự thì không gì hạnh phúc
bằng. Sự yêu nước đến vô tư hi sinh cả tài sản của riêng mình như thế đã tạo nên
những thay đổi rất lớn về cách nhìn nhận về quần chúng lao động trong văn học
thời kì ấy. Đó cũng là lí do vì sao nhiều nhà thơ đã từng rất thành danh trong phong
trào thơ Mới với cái Tôi cô đơn bế tắc đã nói rất thành thực và rất biết ơn đối với
nhân dân:
Tôi cùng xương thịt với nhân dân
Cùng đổ mồ hôi cùng rơi nước mắt
(Xuân Diệu)

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Chế Lan Viên)
9


- Cuộc đời mới, mối quan hệ mới giữa người với người đã khẳng định sự đổi
đời của nhân dân nhờ cách mạng. Đó là sự đổi đời từ thân phận nô lệ trở thành
người làm chủ, người tự do. Đó cũng là sự phục sinh về tinh thần: từ chỗ mê muội,
thậm chí lạc đường đến chỗ được giải phóng về tư tưởng, được thanh thoát về tâm
hồn. Điều này là điểm rất mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của giai
đoạn văn học này với giai đoạn văn học 1930-1945. Trong giai đoạn 1930-1945, dù
các tác giả có đồng cảm sâu sắc với bi kịch của các nhân vật và có thể hiện sự đồng
tình trước khát khao được sống và làm người của họ đến đâu, cũng không thể có
một kết thúc tốt đẹp cho họ, Cuộc đời của người lao động trong văn học trước 1945
là một sự bế tắc, là nạn nhân thê thảm của số phận. Ở cuộc đời ấy chỉ có hai lựa
chọn đầy khắc nghiệt: hoặc sống thì sẽ tha hóa, không còn được là chính mình,
hoặc phải chết để được làm lương thiện, hoặc không nữa, thì tương lai cuộc đời mịt
mù không thể có đường ra. Sau cách mạng, đặc biệt là sau chín năm kháng chiến
chống Pháp, rất nhiều những tác phẩm quay trở lại mảng đề tái về số phận bất hạnh
của con người lao động nhưng lại để thể hiện một niềm tin tưởng sâu sắc vào sức
mạnh của họ. Một cô Mị tưởng đã cạn kiệt hết sức sống ở nhà thống lí Pá tra vây
mà vẫn rạo rực xuân sắc xuân tình trong một đêm tình mùa xuân và mạnh mẽ đến
quyết liệt trong đêm đông cứu A Phủ. Một anh cu Tràng có lớn mà chẳng có khôn,
tưởng sẽ chết rũ ra trong cái nạn đói thảm khốc mà đến người khôn còn xanh xám
như những bóng ma, vậy mà trong cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, anh ta lại hồn
nhiên đèo bòng thêm một người vợ nhặt. Và hạnh phúc tội nghiệp của những con
người tội nghiệp ấy vẫn nảy nở ngay trong cái chết, cái đói. Câu chuyện của Tràng

dường như là một thanh âm khác trong bản hợp ca đầy ám ảnh về cái đói của người
Việt Nam: Ở vào lúc người ta tưởng không cần gì hơn ngoài miếng cơm manh áo
thì hóa ra con người vẫn muốn giống cho ra người, vẫn cần được hạnh phúc. Và
chính điều đó chứ không phải miếng cơm manh áo kia, đã cho họ được sống trọn
vẹn là người.
- Văn học giai đoạn này cũng đã ca ngợi vẻ đẹp của con người, ca ngợi vẻ đẹp
của quân chúng bằng cách xây dựng hình tượng đám đông sôi động, đầy khí thế và
sức mạnh hoặc xây dựng những nhân vật anh hùng kết tinh những phẩm chất tốt
đẹp của giai cấp, nhân dân, dân tộc. Điều cần phải nhấn mạnh là đó đều là những
nhân vật được nhấn mạnh ở tính vô danh, những con người “Không ai nhớ mặt đặt
tên/Nhưng họ đã làm nên đất nước”. Đó là người lái đò tài hoa trí dũng trên dòng
sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình trong tác phẩm tùy bút của Nguyễn Tuân. Đó là
anh giải phóng quân mà dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất đã trở
10


thành “Dáng đứng Việt Nam”. Đó là một người bà mà “Lận đận đời bà biết mấy
nắng mưa” để cháu hiểu một điều thật giản dị: Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa!
Đó là một tập thể những người lính làm nên đoàn binh Tây Tiến. Là những con
người làm nên sức mạnh của cả dân tộc: “Quân đi rung lá ngụy trang/Xôn xao như
sóng trường giang trùng trùng/Đường ta đi đẹp vô cùng/Nghìn năm luyện bước anh
hùng là đây”.
4. Quan niệm nghệ thuật về con người trong giai đoạn
văn học 1975 đến nay:

a Cơ sở lịch sử, xã hội, văn hóa :
- Với chiến thắng vĩ đại mùa xuân năm 1975, dân tộc ta đã giành lại được độc
lập tự do trên toàn cõi Tổ quốc thống nhất. Chiến tranh kết thúc, đất nước trở về
với cuộc sống bình thường. Nhưng vết thương chiến tranh còn phải bù đắp nhiều,
cuộc sống chuyển từ thời chiến sang thời bình với rất nhiều những thách thức. Bởi

thế, con người không còn đóng một vai như khi đất nước còn thời chiến nữa. Con
người đối diện với khó khăn thử thách của đời thường đôi khi nhọc nhằn phức tạp
hơn nhiều. Những nhu cầu của cuộc sống thời bình nảy sinh, va đập dữ dội với
thực tế. Cơ chế quản lí đất nước theo mô hình thời chiến không còn phù hợp nữa.
- Đặc biệt là từ năm 1986, Đảng và nhà nước chủ trương đổi mới đất nước một
cách toàn diện; chuyển nền kinh tế đất nước từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị
trường có sự quản lí của nhà nước. Đất nước bước vào thời kì mở cửa, hội nhập.
Nhiều luồng văn hóa tư tưởng rất phong phú đa dạng từ bên ngoài ùa vào, thổi
những làn gió rất mới mẻ vào văn chương nghệ thuật.
Tất cả những lí do trên đa làm quan niệm nghệ thuật về con người của văn học
từ 1975 đến thay đã có sự thay đổi dữ dội, thậm chí nhiều xu hướng còn đang phát
sinh, chưa thể nhận diện trọn vẹn. Chuyên đề của chúng tôi chỉ dừng lại khảo sát
những nội dung đã tương đối ổn định.

c. Những đặc điểm của quan niệm nghệ thuật về con người trong giai
đoạn văn học sau 1975:
- Trước năm 1975, đối tượng của văn học chủ yếu là con người lịch sử, là nhân
vật sử thi. Sau năm 1975, con người con được nhìn nhận ở phương diện cá nhân và
trong quan hệ đời thường. Hai phương diện này nhiều khi không thống nhất, thậm
11


chí đối lập nhau gay gắt, tạo nên cái nhìn đa diện về con người, đôi khi về chính
lịch sử. Nhà văn sau 1975 bầy ra một lịch sử bất toàn, một thế giới con người đầy
những bí ẩn. Nhà văn đối thoại với người đọc, yêu cầu người đọc một cái nhìn dân
chủ và cảm thông hơn về con người, dẫu cho người ấy có là một yếu nhân của lịch
sử. Các tác phẩm vì thế mang tính đối thoại rõ nét. Bộ ba tác phẩm: Kiếm sắc-Vàng
lửa-Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp có thể được coi là những ví dụ tiêu biểu như
thế. Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp có thể được coi là giải lịch sử. Ông nhìn vào
lịch sử bằng những khám phá giả định từ góc độ cái cá nhân, cái cá thể, để nhận ra

những điều chưa ai nói về những đấng anh hào. Vua Gia Long nói: Binh đao là trò
chơi của trời. Sao mày lại hỏi ta? Ta chơi trò khác, chơi trò đế vương. Cái trò đế
vương ấy ông vua nào chẳng phải chơi. Ở đó, ông vua là con nhện khổng lồ nắm
trong tay cái mạng nhện vinh hoa phú quý mà đánh bắt những kẻ xấu số mon men.
Trái ngang ở chỗ, những kẻ xấu số trong trường hợp này lại là những con nhện.
Nhện vua vừa cần, vừa sợ những miếng mồi béo bở xung quanh, không biết mình
ăn nó hay nó ăn mình. Đọc Nguyễn Huy Thiệp, thấy kẻ nào thân với vua rồi cũng
đến lúc chết. Vua Quang Trung giết Khải, ghét bọn Kỷ, vua Gia Long giết Vũ Văn
Toàn, chửi Văn Thành. Hai ông vua cừu địch mà hóa ra đều lâm vào một bi kịch
chung: Kẻ thiết lập đám đông, những tưởng phải sống giữa cái sôi nổi, đông đúc
nhất của nhân quần hóa ra lại là một cá thể lạc bầy nghi kị và cảnh giác ngay trong
mảnh đất của mình. Cả hai con người ấy đều là một khối cô đơn khổng lồ. Nguyễn
Huy Thiệp đôi khi còn tàn nhẫn lộn trái những gương mặt tinh thần ẩn khuất đằng
sau hào quang của một đấng anh hào: Vua Quang Trung hỏi nhỏ: “Vận Tây Sơn
được mấy đời? ” Vinh Hoa bảo: Sao không hỏi được bao nhiêu ngày?. Nhà vua hỏi
vận nước trường đoản cũng là ngầm hỏi về sự vững chắc của ngôi vị chính mình.
Sau câu trả lời của Vinh Hoa, là nỗi khủng hoảng cực độ trong lòng vua, là tiếng
thở dài lo âu của con người anh hùng hảo hán - con người lo âu trước sự chông
chênh của ngai vàng, của số phận. Vua Gia Long lại hiện lên với nỗi khổ khác: Sứ
mệnh đế vương là sứ mệnh khốn nạn, chỉ được quyền cao cả, không được quyền ti
tiện. Hóa ra người đặt ra qui phạm lại bùng cháy cái khát khao bất qui ấy. Bi kịch
của vua Gia Long là ở chỗ: con người khát khao những hạnh phúc nhỏ bé tầm
thường, được một lần hạnh phúc và đi ngược những phép tắc chuẩn mực -niềm
mong mỏi chân thành mà không được. Con người vốn không hoàn hảo-tốt có, xấu
có, cao cả có, thấp hèn có. Bi kịch thay cho người nào “không được quyền ti tiện” để phải sống giả dối với chính bản thân mình. Từ những gương mặt tinh thần đau
khổ ấy, tác giả cho ta thấy quy luật muôn đời của cuộc sống. Thời nào cũng thế,
kiếp nào cũng thế, con người như đám thiêu thân lao vào vinh hoa phú quý. Rũ
12



sạch hết những danh từ phủ gấm, cái mộng trần thế của con người trần thế chẳng
qua là hai chữ: Tiền và Tình. Nguyễn Huy Thiệp đã đi từ quá khứ đến hiện tại, đi
từ thế giới tinh thần của vài cá thể để thấy cả thế giới đau khổ vì bất trắc và đầy
phản nghịch của con người.
- Trước 1975, con người được nhấn mạnh ở tính giai cấp; sau 1975, con người
được nhìn nhận ở tính nhân loại, nhất là các tác phẩm viết về chiến tranh hay tôn
giáo. “Nỗi buồn chiến tranh” là một tác phẩm như thế. Tiểu thuyết xoay quanh
những kí ức của Kiên, người lính đi ra từ cuộc chiến với không một vết thương trên
thân thể nhưng đầy những nỗi ám ảnh trong tâm hồn, không thể quên đi được. Nỗi
buồn chiến tranh và nỗi buồn tình yêu thấm vào nhau, hòa lẫn vào nhau, da diết,
xót xa, hủy diệt. Kiên vẫn phải sống, sống một thời hậu chiến u buồn để nhấn mạnh
rằng: không có chiến thắng hoàn hảo với chiến tranh. Chiến tranh với sức tàn phá
đáng sợ của nó làm tổn thương tất cả những người bị nó cuốn vào...
- Trước 1975, nhân vật văn học được khắc họa ở phẩm chất tinh thần, sau năm
1975 còn được thể hiện ở phương diện con người tự nhiên, ở nhu cầu bản năng. Vở
kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ rất tiêu biểu cho vấn đề này.
Câu chuyện của nhân vật làm vườn vốn có tâm hồn thanh cao bị chết oan uổng rồi
lại nhập vào thân xác của một anh hàng thịt với bao chuyện dở khóc dở cười đã cho
người đọc không chỉ hiểu khát vọng được sống là chính mình: Không thể bên trong
một đằng bên ngoài một nẻo, tôi muốn là tôi toàn vẹn; mà còn hiểu một cách sâu
sắc một điều: phải biết tôn trọng con người thân xác, phải biết trân trọng con người
thân xác; đày ải thân xác là cách nhanh nhất để tha hóa. Không hiểu rõ những nhu
cầu bản năng tự nhiên của con người không chỉ là bất nhẫn mà còn là cách sống
đạo đức giả, duy ý chí và trái tự nhiên. Lối sống ấy rất dễ khiến con người đánh
mất chính mình.

IV.
Bước đầu khảo sát sự vận động về quan niệm về con người của văn
học trước 1975 và sau 1975 từ góc độ mối quan hệ riêng-chung:
1 Từ “vẻ đẹp đời thường của một người anh hùng” trong

Rừng xà nu…
...Tnú bỏ gốc cây của anh. Đó là một cây vả. Anh đã bứt đứt hàng chục
trái vả mà không hay. Anh chồm dậy. Một bàn tay níu vai anh lại. Tiếng cụ
Mết nặng trịch:
- Không được, Tnú! Để tau!
13


Tnú gạt tay ông cụ ra. Ông cụ nhắc lại:
- Tnú!
Tnú quay lại. Ông cụ không nhìn Tnú nữa. Ở chỗ hai con mắt anh bây
giờ là hai cục lửa lớn. Ông cụ buông vai Tnú ra....

Đó là câu chuyện về cuộc đời Tnú, người anh hùng của làng Xô man, câu
chuyện được cụ Mết, người già làng kể lại bên bếp lửa nhà ưng với lời dặn ồ ồ
vang dội “Người Strá ai có cái tai, ai có cái bụng thương núi thương nước, hãy lắng
mà nghe, mà nhớ. Sau này tau chết rồi, chúng mày phải kể lại cho con cháu
nghe...”. Điều thú vị là Nguyễn Trung Thành đã để cụ Mết kể lại bi kịch đau
thương của người dân làng Xô man, một thất bại đau đớn của người anh hùng Tnú.
Đó là bi kịch khi Tnú và người dân làng Xô man mất tất cả ngay ở khi tưởng như
họ đã có tất cả mọi thứ. Đó là việc người anh hùng Tnú có thể chịu được mọi đòn
roi kẻ thù ngang dọc trên lưng, nhưng không thể chịu được cảnh kẻ thù tra tấn vợ
con mình nên đã đau đớn mà lao ra, tự chui đầu vào bẫy của kẻ thù, bất chấp sự
ngăn cản của cụ Mết.
Chính việc miêu tả những thất bại, những yếu mềm của người anh hùng sử thi
Tnú đã làm cho câu chuyện của Nguyễn Trung Thành hấp dẫn hơn rất nhiều, và
qua đó, truyền tải được một cách sâu sắc thông điệp của thời đại: Sức mạnh anh
hùng của con người Việt Nam không phải do một đấng siêu nhiên nào mang lại, mà
là do mỗi con người Việt Nam nỗ lực sống trọn vẹn với nỗi khổ đau để nhận ra
được một cách đích thực sức mạnh của mình. Có dám đi đến tận cùng nghịch lí mới

có thể hiểu được thế nào là chân lí...
Ba năm sau cái đêm đau thương phải tự chứng kiến cảnh vợ chết con chết, bản
thân mình thì bị kẻ thù đốt đôi bàn tay bằng nhựa xà nu, Tnú trở về làng. Anh bây
giờ đã là một anh bộ đội, với những chiến công mới. Làng anh bây giờ đã đổi thay
trở thành làng kháng chiến. Dấu vết của đau thương đã không còn nữa. Nhưng Tnú
vẫn nặng trĩu những kỉ niệm xưa. Khi đi ngang qua cái cây to ở đầu dốc, giờ đã
không còn nữa, cái cây mà khi Tnú vượt ngục trở về làng, Mai đã đợi anh ở đó,
Mai đã úp đôi bàn tay lúc bấy giờ còn lành lặn của Tnú vào mặt mình mà khóc,
những giọt nước mắt của yêu thương, Tnú không bước đi nổi, mắt anh trợn ngược
lên vì xúc động. Rồi đến khi nghe tiếng chày giã gạo của những người phụ nữ Strá,
Tnú vấp chân liên tục, anh chợt hiểu ra trong 3 năm xa làng, âm thanh mà anh nhớ
nhất là tiếng chày giã gạo, tiếng chày của mẹ anh thủa xưa, tiếng chày của Mai, của
Dít sau này, tiếng chày thân thương như nhịp tim anh vậy. Sau bữa ăn với cụ Mết,
14


Tnú gặp lại dân làng bên bếp lửa nhà ưng, gặp lại Dít, và Dít làm cho Tnú bất chợt
nghe một luồng lạnh rân rân ở mặt và ở ngực. Mai! Trước mặt anh là Mai đấy. Rồi
Tnú hồi tưởng lại cái đêm sau khi Tnú vượt ngục trở về, mọi người cũng ngồi
quanh bếp lửa nhà ưng như đêm nay. Chỗ Dít ngồi là Mai, mọi người đọc lại lá
huyết thư của anh Quyết, trong đó anh Quyết dặn Tnú hãy thay anh, lãnh đạo cả
dân làng chuẩn bị vũ khí. Câu chuyện liên tục là những dòng hồi tưởng đan xen
giữa quá khứ và hiện tại nên sâu lắng hơn rất nhiều, chân thực hơn rất nhiều.
Đặc biệt, hình ảnh của Tnú trở nên sống động hơn trong mối quan hệ với người
bạn gái, và sau này là vợ anh - Mai. Tnú là người anh hùng, Mai chỉ là người phụ
nữ bé nhỏ. Nhưng nếu không có bờ vai của Mai, bàn tay bé nhỏ của Mai, thì không
thể có người anh hùng Tnú. Từ khi còn bé, cứ đi đâu có Tnú là ở đó có Mai. Tnú đi
nuôi giấu cán bộ trong rừng, Mai cũng đi. Khi anh Quyết dạy Tnú học cái chữ để
làm cán bộ, Mai cũng cùng anh học bằng được cái chữ. Thậm chí, Mai còn học
nhanh hơn anh, ba tháng học được cái chữ, viết được cái ý trong bụng mình muốn,

sáu tháng làm được toán hai con số. Tnú học chậm hơn, lại còn hay nổi nóng. Học
tới chữ i dài, nó quên mất chữ o có thêm cái móc là chữ a. Có lần thua Mai, nó đập
bể cả cái bảng nứa trước mặt Mai và anh Quyết, bỏ ra suối ngồi một mình suốt
ngày. Anh Quyết ra dỗ, nó không nói. Mai ra dỗ, nó đòi đánh Mai. Nhưng với Tnú,
Mai vẫn một mực yêu thương, một mực tin tưởng dỗ dành: “ Tnú không về, tui
cũng không về. Về đi, anh Tnú, Mai làm cái bẳng khác cho anh rồi”. Sự kiên nhẫn
của Mai đã tác động mạnh đến Tnú, nó gạt bó mọi bướng bỉnh để học lại cái chữ từ
đầu. Và lại là chính Mai làm thầy dạy lại cho Tnú, kiên nhẫn từng chút một, với cái
giọng lanh lảnh yêu thương:...Sáng hôm sau, nó gọi Mai ra sau hốc đá: “- Mai nói
cho tôi chữ o có cái móc là chữ chi đi. Còn chữ chi đứng sau chữ đó nữa, chữ chi
có cái bụng to đó. Mai quay mặt đi không dám cười. Nó viết một chữ có cái bụng
to lên tấm bảng nó mới làm cho Tnú. Nó cố nói nhỏ nhưng giọng cứ lanh lảnh: Anh nhớ giỏi lắm, chữ bê đó. - Ừ bê...bê...đầu tôi ngu quá!”.
Ngay trong đêm đau thương, bi kịch đó, Mai cũng rất vững vàng trước kẻ thù.
Kẻ thù sau khi không làm gì nổi người dân làng Xô man đã dùng đến ngón đòn
cuối cùng. Nó bắt mẹ con Mai với ý định được nói rất to: “ - Bắt được con cọp cái
và cọp con, tất sẽ dụ được cọp đực trở về. Bọn lính, mười thằng, dẫn Mai ra giữa
sân. Mai địu con trên lưng, thằng bé chưa được một tháng...Thằng Dục hỏi: Chồng mày ở đâu, con mọi cộng sản kia? Mai xốc lại đứa con trên lưng, ngửng đôi
mắt rất lớn nhìn thằng Dục. Rồi thằng Dục ra lệnh cho thằng lính giặc to béo đánh
mẹ con Mai bằng một cây gậy sắt dài. Trước đòn tra tấn dã man ấy, Mai đã kiên
15


cường bảo vệ đứa con bằng tất cả sự dẻo dai của người phụ nữ Tây Nguyên: Mai
thét lên một tiếng. Chị vội tháo tấm địu, vừa kịp lật đứa con ra phía bụng lúc cây
sắt giáng xuống trên lưng. - Thẳng Tnú ở đâu, hả. Cây sắt thứ hai đập vào trước
ngực Mai, chị thằng bé ra trước ngực. Trận mưa cây sắt mỗi lúc một dồn dập...”.
Tnú đã phải chứng kiến tất cả cảnh tượng đó. Và cho dù bàn tay anh có bứt đứt
hàng chục trái vả, hai con mắt của anh có như hai cục lửa lớn. Cho dù anh có bất
chấp lời cụ Mết, có gạt tay ông cụ để lao ra với tiếng thét dữ dội và hai cánh tay
rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh có ôm chặt lấy mẹ con Mai thì Tnú vẫn

không cứu sống được Mai. Nỗi đau ấy được cụ Mết nhắc đi nhắc lại trong câu
chuyện của mình: “Ừ, Tnú không cứu sống được Mai”; “Tnú không cứu được vợ
con”... Những lời nhắc đi nhắc lại đó không phải là khoét thêm vào nỗi đau của
Tnú, mà để thể hiện sự thông cảm, đồng cảm sâu sắc với anh, cũng để giải thích
cho dân làng biết vì sao một người như Tnú lại có thể mắc bẫy kẻ thù. Kẻ thù đã
dùng đến những ngón đòn hiểm độc nhất, tàn nhẫn nhất, đánh vào trái tim của Tnú.
Dù có là người anh hùng, Tnú trước hết vẫn cứ là một con người, với trái tim biết
đập những nhịp đập của yêu thương. Tnú có sống trọn vẹn với nỗi đau vợ con bị
đánh, bị giết chết dã man, Tnú mới bật lên thành lòng căm thù giặc sâu sắc và sức
mạnh trong anh mới thật sự được khơi dậy. Đó cũng là lí do vì sao cụ Mết buông
Tnú ra, không ngăn cản anh nữa. Đó cũng là lí do đã bao lần kể câu chuyện này,
mà lẫn nào cụ Mết cũng vụng về trở tay lau nước mắt. Những con người anh hùng
cũng biết đau, và dám sống trọn vẹn với những nỗi đau.
Khi nỗi đau được cảm nhận một cách trọn vẹn thì sức mạnh sẽ đến. Tnú xông
ra ôm trọn lấy mẹ con Mai vào lòng. Dù anh không thể cứu được mẹ con Mai
nhưng Tnú không ân hận vì điều đó. Hình như sự kiên cường cho đến hơi thở cuối
cùng của Mai đã giúp anh thêm sáng suốt. Hình như khi đã làm đúng những gì trái
tim mách bảo cũng là lúc đầu óc anh bình thản lạ lùng. Anh bình tĩnh nhìn nhận lại
những hi sinh của đứa con, của Mai, của chính mình và anh nhận ra Dít là một
nhân tố mới. Con bé ấy còn vững hơn cả chị nó...
Đêm đau thương đã trở thành đêm tái sinh, Cụ Mết không chỉ đồng cảm với
những bi kịch của Tnú, mà còn hiểu sâu sắc phải làm những gì để cứu Tnú. Trong
khi thằng Dục cười sằng sặc tẩm nhựa xà nu vào mười đầu ngón tay của Tnú và
đốt, với lời đe dọa: - Coi kĩ cái mặt thằng cộng sản muốn cầm vũ khí này xem nào!
Số kiếp chúng mày không phải số kiếp cầm giáo mác. Bỏ cái mộng cầm giáo mác
đi, nghe không! Trong lúc Tnú cảm nhận rất rõ nỗi đau thể xác: ...Nhưng trời ơi!
16


Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Thì cụ Mết và thanh niên trai tráng đã học cách trả lời

lại tiếng thét đau đớn nhưng đầy căm hờn của Tnú. Họ đã vào rừng lấy vũ khí
chuẩn bị trước. Họ biến tiếng thét đau đớn và căm hờn của Tnú trở thành hiệu lệnh
tấn công. Nỗi đau khi được cộng hưởng sẽ trở thành sức mạnh không gì có thể dập
tắt được. Cuối cùng, lửa đã tắt trên mười đầu ngón tay của Tnú. Xác mười tên giặc
ngổn ngang quanh đống lửa đó. Đống lửa được thắp lên bởi nỗi đau và lòng căm
thù.
Câu chuyện kết thúc đẹp như một câu chuyện cổ tích, nhưng sức mạnh của
chuyện cổ tích này không phải do những thế lực siêu nhiên mang lại mà do sức
mạnh của con người. Mai không chết, hình ảnh Mai vẫn vẹn nguyên trong nỗi nhớ
của Tnú và nhất là hiện diện trong hình ảnh của Dít. Dít lớn lên không chỉ giỏi
giang trong công việc mà còn xinh đẹp như Mai thủa xưa. Gặp lại Tnú, sau những
phút đầu lạnh lùng, Dít đã nói một câu vừa ý tứ, vừa tha thiết: Bọn em, miệng đứa
nào cũng nhắc anh mãi. Đứa con của Mai và Tnú cũng không chết, hình ảnh nó
hiện diện sống động trong Heng và muôn đứa trẻ làng Xô man. Những đứa trẻ mặt
đứa nào đứa nấy lem luốc khói xà nu nhưng đã sớm biết đọc cái chữ, sớm biết cầm
súng để bảo vệ mình và buôn làng, sớm hiểu phải xây dựng một làng kháng chiến
như thế nào.
Tnú đi lực lượng từ cái đêm đau thương khi trong phút chốc, anh mất cả vợ lẫn
con. Ba năm sau anh trở về, nỗi đau vẫn còn, nỗi nhớ vẫn còn nhưng anh lại vững
tâm ra đi. Đón anh về làng là Heng, thế hệ trẻ của làng Xô Man, như thế hệ đứa con
trai nhỏ của anh. Tiễn anh ra đi là Dít, như nhắc nhở anh: yêu thương vẫn còn đó,
đợi chờ anh trở về. Rừng xà nu là một thiên anh hùng ca của thời đại mới, thời đại
người anh hùng dám sống trọn vẹn với những khổ đau rất con người để làm nên
những chiến công phi thường...
Câu chuyện về cuộc đời Tnú khiến chúng tôi nhớ đến áng sử thi cổ điển của
nhân loại; sử thi Iliát. Câu chuyện về cuộc chiến huyền diệu thành Tơroa của người
Hi Lạp lại chỉ được kể một giai đoạn ngắn gồm 50 ngày trong năm thứ mười của
cuộc chiến tranh với câu chuyện về mối bất hòa giữa Asin - vị tướng kiệt xuất của
quân Hi Lạp với chủ tướng Agamemnông. Từ mối bất hòa ấy, Asin đi ngược lại với
lợi ích của cộng đồng mình với một loạt những hành động sai lầm như: Asin bất

bình ra lệnh cho bộ lạc Miecmiđông đình chỉ cuộc chiến đấu với liên minh các bộ
lạc Hy Lạp. Chàng còn nhờ mẹ là nữ thần Thêtix lên thiên đình kêu cầu thần Zơx
giúp cho quân Tơroa thắng trận để trừng phạt quân Hy Lạp vì tội đã xúc phạm đến
17


chàng. Sau này, chỉ vì người bạn thân của Asin là Patơrôclơ bị Hecto giết chết mà
Asin thương xót, căm thù xuất trận, giết chết Hecto.
Rõ ràng, ngay từ thời cổ đại, những người anh hùng cũng đã được thể hiện gắn
với những lầm lạc, những hành động thiếu ý chí, mất ý chí, dẫn đến những hậu quả
khôn cùng. Agamemnông vì nhỏ nhen, cảm giác bị thiệt, cậy quyền chủ tướng
cướp đoạt người nữ tỳ Brizêix của Asin; Asin cũng không kém, vì quyền lợi riêng
quên mất nghĩa lớn, lợi ích chung, kiêu căng, coi thường mọi người. Sau này Asin
quay lại với quân Hy Lạp cũng là nhờ một cảm xúc rất con người, đó là vì thương
tiếc bạn nên căm thù Hecto và quân Tơroa. Nhưng với sử thi Iliat, bi kịch đã không
xảy ra. Bởi các nhân vật trong thế giới sử thi nội tâm còn nghèo nàn. Nói như M.
Bakhtin đã nhận xét: con người của Homer hoàn toàn hiện ra bề ngoài, nó chưa có
con người bên trong, con người cho mình. Mặt khác, rất nhiều cảm xúc, hành động,
thái độ của con người sử thi Iliat là do các thần linh muốn thế, chỉ bảo phải thế, con
người là quân cờ của định mệnh, là biểu hiện trực tiếp của thế giới thần linh. Nhân
vật đang chiến thắng, có thể thua ngay vì số mệnh thế, nhân vật đang thua có thể
thắng vì được thần linh giúp đỡ. Cuộc chiến thành Tơroa vì thế còn là cuộc chiến
của các phe thần linh: Apôlông thì căm ghét quân Hy Lạp, Thêtix vì giúp con trai
mà xin thần Zơx giúp cho quân Tơroa thắng trận; trong khi các nữ thần Hêra và
Atêna vì căm tức quân Tơroa đã phá hoại mọi ý định của hai bên muốn giải quyết
chiến tranh chóng vánh. Hecto đang chiến đấu rất dũng cảm với Asin thì phải chết
vì số mệnh của chàng đã được định đoạt là như thế. Asin căm hận buộc xác Hecto
vào ngựa kéo quanh thành Tơroa, khiến cả thế giới của thần và người đều phẫn nộ,
chỉ đến khi Zơx yêu cầu Thêtix bắt Asin dừng lại trò điên cuồng đó, Asin mới
chấm dứt. Rõ ràng thời đại Iliat con người chưa thể tách khỏi thế giới thần thánh.

Khát vọng thoát khỏi sức mạnh thần linh, thể hiện giá trị của mình chỉ xuất hiện ở
sử thi Ôđixê mà xuất sắc nhất chính là ở trích đoạn Uy lit xơ trở về.
Nguyễn Trung Thành ở thời đại mà các nhà văn sử dụng tính sử thi như một
phương thức sáng tác lại nhấn mạnh vào vẻ đẹp của con người trước thử thách khắc
nghiệt của hoàn cảnh. Câu chuyện được nhà văn kể là câu chuyện đậm chất bi kịch
vì nhân vật ý thức rất rõ, nhận thức rất rõ về cảm xúc của mình, có sự đấu tranh
trong chính mình để lựa chọn hành động cuối cùng. Khi bọn thằng Dục kéo đến
làng Xô man; Tnú, cụ Mết và thanh niên trai tráng rút hết vào rừng để bảo toàn lực
lượng dù họ vẫn theo dõi sát sao diễn biến trong làng. Tnú có thể cầm lòng khi
ngọn roi kẻ thù không từ một ai trong làng, tiếng kêu khóc dậy trời; Tnú có thể dằn
lòng khi kẻ thù chơi trò đùa tàn nhẫn, đưa Dít ra làm bia tập bắn. Khi bọn giặc đưa
18


mẹ con Mai ra giữa sân, Tnú có thể đứng sau một gốc cây vả và bứt đứt hàng chục
trái vả nhưng vẫn còn có thể chịu đựng được. Song, cho đến khi Mai và đứa con bị
đánh bằng roi sắt thì Tnú không còn có thể chịu đựng được nữa. Anh đã lao ra, dù
anh biết rõ cái giá phải trả sau đó. Phút giây đó không một ai có thể ngăn cản được
anh. Cụ Mết bảo anh: Không được, Tnú, để tau. Nhưng rồi phải buông tay để anh
làm những gì anh phải làm, dù cụ Mết biết rất rõ, Tnú không thể làm được gì để
cứu được mẹ con Mai.
Tô đậm bi kịch của Tnú, tô đậm sự yếu đuối rất con người của anh thực chất là
cách Nguyễn Trung Thành thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của ông và
của thời đại ông: trước khi là anh hùng, người ta phải sống trọn vẹn với phẩm chất
Người trong mình, và vì dám sống trọn vẹn với con người của chính mình, đến khi
cần phải vượt qua ranh giới, qua thử thách, phẩm chất anh hùng sẽ tự khắc trỗi dậy.
Anh hùng không phải là giá trị bên ngoài, nó là giá trị tự thân khi con người dám
sống đến tận cùng con người mình. Và hiển nhiên, chỉ có thể có một cộng đồng anh
hùng khi từng cá nhân sống trọn vẹn và đắm mình trong không khí, khí quyển đấy.
Đó là lí do vì sao cụ Mết dặn đi dặn lại dân làng Xô man: Nhớ lấy, nghe lấy, sau

này tau chết rồi, chúng bay phải kể lại cho con cháu nghe...Đó là lí do chân lí thời
đại: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo; bao giờ cũng phải gắn với câu
chuyện của cuộc đời Tnú, cuộc đời riêng đầy xúc động của anh đã làm lay động
lòng người, để mọi người hiểu thấu những giá trị chung, giá trị cộng đồng. Chừng
nào nghe cụ Mết kể về đêm đau thương ấy, mọi người đều trở tay lau nước mắt thì
chừng ấy làng Xô man còn là làng kháng chiến, và những con người anh hùng sẽ
nối tiếp nhau trưởng thành từ ngôi làng này
Quan niệm ấy cũng được thể hiện trong những tác phẩm xuất sắc của văn học
cách mạng Việt Nam thời kì 1945-1975. Những tác phẩm này đã vượt qua giới hạn
của một tác phẩm mang tính minh họa, cổ vũ chiến đấu đơn giản bởi khả năng các
tác giả thể hiện mối quan hệ riêng-chung rất tinh tế. Có thể kể đến Những đứa con
trong gia đình của Nguyễn Thi. Nhân vật trung tâm của tác phẩm này là người anh
hùng trẻ tuổi mang tên Việt. Việt lần đầu tiên vào chiến trường, lần đầu tiên tham
gia trận đánh đã chiến đấu rất dũng cảm, một mình diệt một chiếc xe bọc thép rồi bị
thương nặng, ngất đi lạc giữa chiến trường. Nhưng câu chuyện lại không kể chuyện
chiến đấu và chiến thắng của Việt ra sao. Nếu Nguyễn Thi đi theo hướng đó chắc
câu chuyện của ông chỉ dừng lại ở một chuyện kể lịch sử. Điều làm nên sức hấp
dẫn của truyện là ở chỗ Nguyễn Thi đã men theo những dòng hồi tưởng đứt đoạn
khi Việt cứ ngất đi rồi lại tỉnh giữa chiến trường. Và người chiến sĩ anh hùng ấy
19


hiện lên không chỉ rất đỗi dũng cảm mà còn rất nhạy cảm, rất tình cảm, rất hồn
nhiên, ngây thơ. Tóm lại, Việt đã sống rất trọn vẹn với con người cụ thể của mình
trước khi anh là một người anh hùng tiêu biểu cho gia đình anh, quê hương anh, đất
nước anh. Những trang văn còn ở dạng bản thảo của Nguyễn Thi đặc biệt hấp dẫn
và chân thực khi miêu tả về thế giới tâm hồn phong phú của Việt. Trước hết, Việt
có một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, điều này càng bị đặt trong khó khăn thử thách lại
càng rõ nét. Mỗi lần ngất đi rồi tỉnh lại giữa chiến trường, Việt có thể lắng nghe và
cảm nhận rất rõ về thế giới xung quanh. Đó là tiếng ếch nhái kêu trong đêm mưa, là

tiếng chim cu rừng đâu đây, là tiếng dế u u cao vút mãi lên. Tuy hai mắt Việt bị
thương không nhìn thấy gì, nhưng Việt vẫn nhận ra bóng đêm và hơi gió mát lạnh
đang lùa trên má, nhận ra ban ngày và mùi của nắng...Việt cũng là cậu bé rất chịu
để ý đến mọi người xung quanh, mặc dù bề ngoài tưởng như Việt vô tư, lộc ngộc,
chẳng biết suy nghĩ gì. Việt biết chị Chiến thích soi gương, dẫu có đi chiến đấu
trong túi lúc nào cũng phải có cái gương. Việt biết chú Năm thích uống rượu, mà
đã uống một chén vào là chú nói tới nói lui. Việt hiểu má, nhớ má đến từng chi tiết
nhỏ, thuộc cả mùi mồ hôi của má, biết má nghĩ gì, lúc nào má sẽ khóc, biết cả lúc
má khóc thầm...Có lẽ chính sự nhạy cảm khiến cho Việt, dù vô tư, lộc ngộc nhưng
cũng luôn biết nghĩ suy và biết trăn trở. Có lẽ vậy mà Việt cũng rất giàu tình cảm.
Nằm giữa chiến trường xa lạ, nhưng mỗi lần tỉnh lại Việt không quên nhớ về những
kỉ niệm với quê hương: Đó là những đêm mưa đi soi ếch, đó là những lần đi bắn
chim câu cá, gặp một cảnh sắc ở chiến trường, Việt lại liên tưởng đến cảnh sắc quê
hương, hẳn là trong trái tim Việt, hình bóng quê hương luôn in đậm, không hề phai
nhòa cho dù không gian và thời gian có đổi thay. Việt cũng rất giàu tình cảm với
gia đình. Sau mỗi lần tỉnh lại, Việt lại nhớ đến những người thân yêu trong gia
đình. Việt nhớ tới chú Năm, nhớ tới giọng hò tức và đục như tiếng gà gáy và cuốn
sổ gia đình. Việt nhớ thương má vô cùng, nhớ lại cuộc đời đầy khổ đau mà anh
hùng của má. Dù má đã mất nhưng Việt vẫn còn tưởng như má vẫn đâu đây. Việt
thương chị Chiến, dù lúc nào cũng tranh giành mọi thứ với chị. Chỉ đến khi cùng
chị khiêng bàn thờ má, Việt mới cảm nhận rõ là mình thương chị lạ lùng. Và trong
trái tim Việt còn có hẳn một ngăn Việt dành riêng cho những người đồng đội của
mình. Mỗi lần Việt tỉnh dậy là gương mặt của anh Tánh anh Công lại hiện lên rõ
ràng trong tâm trí Việt. Trong bóng tối nuốt trọn, hình ảnh anh Tánh và những
người đồng đội chính là liều thuốc giúp Việt phần nào vượt qua được nỗi cô đơn và
nỗi sợ. Dó chính là điểm tựa để Việt vững vàng vượt qua mọi khó khăn. Đặc biệt,
Nguyễn Thi đã tô đậm vẻ hồn nhiên, ngây thơ đến trẻ con của Việt; và đây cũng là
nét tính cách làm cho Việt trở nên rất đáng yêu đáng nhớ. Việt chỉ kém chị Chiến
20



có một tuổi, nhưng chị Chiến đảm đang tháo vát bao nhiêu thì Việt hồn nhiên bấy
nhiêu. Việt ra trận như khát vọng bản năng của trai thời loạn, có vẻ Việt chán đánh
trận giả, chán bắn ná thun thì Việt đi bộ đội để được bắn súng thật, đánh nhau thật
và vì thế tranh giành với chị để đi bộ đội thôi. Đêm trước ngày ra đi được chị Chiến
cảm nhận thiêng liêng bao nhiêu thì Việt nghĩ giản đơn và vô tư bấy nhiêu, giống
như thể chỉ tham gia một trò chơi vậy thôi. Đối với Việt, từ gia đình vào mặt trận
chỉ đơn giản là chia tay thằng út em , chia tay chị Chiến để làm em của anh Tánh,
anh Công. Chị Chiến cứ việc chu toàn, còn một niềm phấn chấn hân hoan tràn ngập
khắp con người Việt, khiến Việt chẳng còn nghĩ đến ai, Việt chỉ lăn kềnh ra ván
cười khì khì, với tay chụp lấy một con đom đóm, hỏi chị Chiến những câu ngô
nghê rồi ngủ khì từ lúc nào. Bị thương nặng nằm giữa chiến trường, Việt không sợ
chết nhưng Việt rất sợ bóng tối mà nhất là sợ ma. Anh chiến sĩ giải phóng quân
không ngại phải đối diện với thằng lính giặc nhưng lại sợ con ma cụt đầu ngồi trên
cây xoài mồ côi và thằng chỏng thụt lưỡi nhảy nhót ngoài vàm kinh trong những
đêm mưa. Việt thèm được gặp anh Tánh để được níu lấy chân anh, để được òa khóc
cho thỏa nỗi sợ...
Những con người như Việt làm chúng ta hiểu rõ về con người Việt Nam trong
những năm tháng ấy, họ sinh ra là để trở thành những con người rất nhạy cảm, rất
tình cảm, sống trọn vẹn với những yêu thương của cuộc đời để khi cần, họ sẵn sàng
trở thành những con người rất đỗi dũng cảm. Những câu chuyện xuất sắc khác cùng
thời đại như Mảnh trăng cuối rừng và Những ngôi sao xa xôi cũng thế. Đó là
những câu chuyện về chiến tranh, nhưng lại như những nốt nhạc trong trẻo êm dịu
của sự sống khi con người ta sống trọn vẹn với kích cỡ của cái chung, cái cộng
đồng. Khi con người ta tìm được lẽ sống, tìm được đường chân trời của mình ở
trong chính không gian, thời gian của cả dân tộc, của cả cộng đồng. Biểu hiện rực
rỡ nhất là khi cả dân tộc cuối cùng cũng đã làm nên một huyền thoại của ngày
toàn thắng. Nhưng cũng chính ở cái mốc 1975 ấy, một chân trời mới được mở ra,
một quan niệm nghệ thuật mới về con người được thay thế, và đương nhiên, mối
quan hệ về cái riêng-chung cũng đổi thay. Chúng tôi sẽ khảo sát sự đổi thay này

qua một tác giả sáng tác thành công ở cả hai giai đoạn trước và sau 1975.
5. … đến “khi con người là tâm điểm để thấy được thời
đại” trong Một người Hà Nội
...Tôi không dám thốt ra miệng nhưng vợ chồng vẫn bảo riêng nhau: “Cô Hiền
đích thị là tư sản rồi. Đã là tư sản thì không thể tin cậy được. Việc mình mình biết,
việc cô mặc cô, dính líu nhiều có ngày lại rắc rối.”
21


...Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá. Một người như cô phải
chết thì thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ.
Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên
cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng.

Đây là hai đoạn kết của phần mở đầu và phần kết của tác phẩm Một người Hà
Nội của Nguyễn Khải. Việc mở và kết “bất nhất” như thế đã cho thấy một quan
niệm nghệ thuật mới mẻ về con người của Nguyễn Khải so với văn học 1945-1975
trước đó. Nếu văn học 1945-1975 xây dựng những con người là sản phẩm trực tiếp
của thời đại ấy, thể hiện những qui luật, những đặc điểm của thời đại ấy và có thể
lấy thời đại để lí giải mọi biểu hiện của nhân vật thì văn học sau 1975 lại thể hiện
những con người đôi khi không trùng khít với thời đại, với lịch sử. Việc nhận thức
về họ là cả một quá trình. Nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội là một ví dụ.
Cô Hiền được giới thiệu với tư cách cá nhân, chẳng đại diện cho một giai cấp,
tầng lớp nào của xã hội cả, bởi nếu gắn với chuẩn giai tầng thì cô luôn lệch ra ở
một khía cạnh nào đó. Và nhất là, cô sống qua rất nhiều biến cố lớn của lịch sử, trải
qua nhiều thời đại, nhiều kiểu chế độ. Nhưng ở thời đại nào, cô vẫn luôn sống là
mình, không đánh mất mình, nhưng vẫn hòa hợp được với thời đại, được thời đại
chấp nhận. Thời trước cách mạng 1945, cô Hiền lúc bấy giờ còn trẻ, xuất thân
trong một gia đình giàu có lương thiện: mẹ buôn nước mắm, bố đỗ tú tài, mê văn
chương, dạy con cái theo khuôn phép nhà quan. Cô Hiền ngay từ khi còn trẻ đã thể

hiện cá tính riêng, không sống theo kiểu phòng the trướng gấm, cha mẹ đặt đâu,
ngồi đấy; được gia đình cho phép, cô mở một phòng tiếp khách văn chương, gọi là
xa lông văn học, làm bạn với hầu khắp giới văn nhân nghệ sĩ cũng như đám công tử
con nhà ở Hà thành khi ấy. Nhưng cô rất biết điểm dừng, không bị xoáy theo vòng
xoáy ấy. Đến khi lấy chồng, cô chọn một ông giáo tiểu học hiền lành, chăm chỉ,
khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc.
Cho đến những năm 1954-1955, khi những người Hà Nội không đi tản cư trong
những năm kháng chiến hầu hết đều vào Nam theo chế độ “bên kia” thì cô Hiền và
gia đình vẫn ở lại Hà Nội với một lí do đơn giản: không thể rời xa Hà Nội. Giữa
một không khí hòa bình nhưng vẫn mang nặng phong cách thời chiến: đơn giản đôi
khi đến buông tuồng, ô hợp, cô Hiền vẫn sống theo cách của mình, dẫu cho điều đó
làm cô khác biệt với đám đông. Đến như Khải, một người cháu ngoại còn nhìn một
cách e dè: “Cô ở rộng quá, một tòa nhà tọa lạc ngay tại một đường phố lớn, hướng
nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung của đền Ngọc Sơn. Trong khi với người
vô sản ở rộng quá cũng là một cái tội, trong khi cán bộ và gia đình họ phải ở chen
22


chúc trong những khu nhà tập thể, có khi phải ở ngay dưới gầm cầu thang của một
nhà bạn bè. Cái mặc cũng sang trọng quá. Mùa đông ông mặc áo ba-đờ-xuy, đi giày
da, bà mặc áo măng-tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm. Lại cái ăn nữa cũng
không giống với số đông. Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát
úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã qui định. Gia
đình tôi thì ăn uống bình dân hơn, vợ chồng con cái ngồi xúm xít quanh cái mâm
nhôm, thức ăn có khi múc ra bát, ra đĩa, có khi cứ để nguyên trong nồi, nồi lớn đặt
giữa mâm, nồi nhỏ đặt cạnh mâm, cứ việc sục muôi, sục đũa vào, vừa ăn vừa quát
mắng con cái, nhồm nhoàm hả hê, không cần phải khuôn bó theo một qui tắc nào
cả…”. Cô Hiền lại còn nuôi người ở trong một chế độ mà nuôi người ở là bị mang
cái tiếng là “người bóc lột người”.
Cho đến thời sau 1975, nhất là thời Hà Nội “mở cửa”, cô Hiền vẫn chẳng

“giống ai”. Cô vẫn ở cái căn nhà rất rộng ngay giữa phố lớn nhìn ra hậu cung của
đền Ngọc Sơn mặc cho thiên hạ đua nhau bán đất, bán nhà hoặc chia đất, chia nhà
để cho thuê lấy tiền (căn nhà của cô Hiền chỉ cần cho thuê cửa hàng thì gia đình
sống đuề huề mà không phải làm ăn gì). Trong khi cả thiên hạ đua nhau nhảy tàu
lên Lạng Sơn buôn đủ thứ thì ngày Tết của cô Hiền vẫn thật thư nhàn, thong thả, cô
lau đánh một cái bát thủy tiên men đỏ, hai cái đầu rồng gắn nối bằng đồng, miệng
chân cùng đều bịt đồng, thật đẹp. Gian khách nhà cô sau bao thời gian cũng chẳng
thay đổi gì gọi là theo mốt thời thượng. Tất cả đều cổ kính nhưng rất có “gu”.
Lối sống biểu hiện cái nhìn, điểm nhìn của con người trước thời đại. Lối sống
của cô Hiền một mặt cho thấy sự bất toàn của thời đại, sự bất toàn của lịch sử, lịch
sử là đa phương, không đơn nhất mặt khác khẳng định, dù ở bất kì thời đại nào mỗi
cá nhân đều có quyền xác lập cá tính, xác lập giá trị tự thân của mình. Cô Hiền là
người luôn có ý thức về điều này, cô từng nói với nhân vật “tôi”: “Một đời tao chưa
từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ”. Cô Hiền cũng luôn dám đối thoại với thời đại của
mình và dùng chính cuộc sống của mình để chứng minh rằng mình có lí. Hồi những
năm miền Bắc mới hòa bình, những người kháng chiến như “tôi” chuyển về thủ đô
đều rất khoan khoái, hả hê. Cô Hiền thì khác, cô nhận ngay ra cái bất cập của tâm lí
ngủ quên trên chiến thắng: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm
ăn chứ”. Cô cũng thẳng thắn: “Chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá, nào
phải tập thể dục mỗi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải sống ra
sao, trai gái phải yêu nhau như thế nào, thậm chí cả tiền công xá cho kẻ ăn người ở.
Trong khi đó, lại chưa chú ý xây dựng cái nếp nhà, cái nếp văn hóa, dẫn đến lối
sống tạm bợ buông tuồng, lộn xộn”. Cách xưng hô ngoài xã hội thì kéo cả vào
23


trong gia đình khiến gia đình không có thứ bậc gì: Một lần “tôi” đến thăm cô chú,
thằng em trai đã mười bốn, mười lăm tuổi chạy ra mở cửa kêu ầm lên: “Mẹ ơi!
Đồng chí Khải đến”. Cô tôi cau mặt gắt: “Phải gọi là anh Khải, hiểu chưa?”. Bất đồ
chú tôi cũng bước tới, nắm tay tôi rồi hỏi hồn nhiên: “Tại sao chủ nhật trước đồng

chí không ra chơi, cả nhà chờ cơm mãi”. Cô tôi thở dài, quay người đi. Chuyện cô
Hiền làm gì cũng có cái lí của cô, điều hợp lí thì dù khác người cô cũng dám làm
được thể hiện rất đặc sắc qua lời của chính chị vú người ở. Mỗi ngày chị đi chợ đều
có cán bộ bám theo, dò hỏi: “Chị có bị chủ nhà hành hạ không? Tiền công có được
trả đều đặn không? Thái độ chính trị của họ là như thế nào?” Chị vú gắt ầm lên:
“Nếu họ không tử tế thì tôi đã xéo từ lâu rồi, không khiến anh phải xui”...
Có thể thấy, Nguyễn Khải trong Một người Hà Nội và trong nhiều truyện ngắn
sau 1975 của mình đã mạnh dạn thể hiện một quan niệm mới về người phụ nữ. Nếu
nền văn học cách mạng mang tính sử thi thường thể hiện nhân vật trung tâm là
người anh hùng, người đàn ông, người phụ nữ có, nhưng chỉ là nhân vật phụ, làm
nổi bật lên phẩm chất anh hùng của người đàn ông; thì Nguyễn Khải trong các sáng
tác của mình lại chỉ ra một cách khéo léo rằng: người đàn ông khôn nhưng hèn,
thường để thành danh họ phải xu thời, nịnh đời, chiều đời, và nếu không được thì
hậm hực với đời. Người phụ nữ tinh tế hơn, họ gắn với gia đình, mà mấu chốt để
duy trì gia đình là những giá trị cội rễ văn hóa, thời nào cũng phải thế, chế độ nào
cũng phải thế, họ gắn với hằng số tâm thức dân tộc cũng vì lẽ đó. Các cuộc đối
thoại giữa cô Hiền với nhân vật Khải trong câu chuyện luôn thể hiện điều đó.
Trong truyện, Khải luôn tỏ ra mình là người hiểu lẽ đời, thông minh và sắc sảo.
Nhưng lúc nào nói chuyện với cô Hiền, Khải cũng thất thố, Khải không lại được
với cô Hiền, người sâu sắc nước đời. Có lần, cô Hiền hỏi Khải: “Xã hội nào cũng
phải cần một giai tầng thượng lưu của nó để làm chuẩn cho mọi giá trị. Theo anh, ở
xã hội ta là tầng lớp nào?”. Tôi cười phá lên: “Thưa cô, là bọn lính chúng tôi, giai
cấp lính chúng tôi chứ còn ai nữa”. Cách nói quá tự tin của Khải thể hiện rất rõ cái
nhìn xu thời của người đàn ông, cái khả năng sắm vừa vai của người đàn ông, cái
háo danh và đôi khi ảo tưởng về mình của họ. Khải chỉ nhìn thấy cái trước mặt.
Không nhìn thấy xa. Bởi sau bữa tiệc mừng đại thắng mười lăm năm, tầng lớp lính
đã mất ngôi vị độc tôn của mình rồi. Bây giờ là thời của các giám đốc công ti, tổng
giám đốc công ti, các cố vấn, chuyên viên kinh tế... Trong khi dù không nói thành
lời, nhưng cách sống của cô Hiền là một câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi của
chính cô đặt ra: thực ra, đến một lúc nào đó có thể sự phân chia giai cấp sẽ nhòa

mờ đi, nhưng trong xã hội luôn cần những người có đẳng cấp. Sự phân biệt đẳng
24


cấp lại không phụ thuộc vào giàu nghèo mà phụ thuộc ở chỗ người ta thể hiện được
giá trị văn hóa, bản lĩnh văn hóa như thế nào. Cô Hiền chẳng hạn, cái lối sống bị
coi là tư sản của cô thực ra không phải là lối sống giàu có, mà là một lối sống sang
trọng, có văn hóa, dù thời cuộc có biến thiên đến đâu. Như cái mặc của cô chẳng
hạn, áo ba-đờ -xuy hay áo măng tô cổ nhung có thể cũ đi, sờn đi, nhưng cái nếp ăn
mặc cho lịch sự không rời bỏ được, cũ chứ không đại khái. Cái ăn cũng thế, quan
trọng không phải gia đình cô ăn gì mà là cách thức ăn như thế nào, vì đó cũng là
cách thể hiện lòng tự trọng của con người. Cách cô ở cũng như vây, khi Hà Nội
mới giải phóng, Khải từng nhận xét: với người vô sản, ở rộng quá cũng là có tội,
nhưng đến thời Hà Nội mở cửa, nghĩa là khoảng 30 năm sau, Khải mới hiểu, cô
Hiền ở rộng rãi là một bản lĩnh, bởi khi ấy chỉ cần cô cho thuê căn nhà làm cửa
hàng hoặc bán một phần đất đi, có thể đủ cho gia đình cô sống cả đời sung túc.
Sống không bị cám dỗ như cô, đâu dễ mấy ai làm được ở đời. Cũng nhờ sống có
bản lĩnh, sống có văn hóa, cô Hiền tuy nề nếp, gia giáo, nhưng không hằn học,
không định kiến, không bi quan, đầu óc luôn thông thoáng vì thấy được sự vận
động tất yếu của cuộc sống. Trong khi như Khải, rất dễ đổi thay, với thời cuộc chỉ
nhìn thấy vẻ bề mặt, thông minh nhưng không thông tỏ, sắc sảo nhưng phiến diện.
Cách Khải đánh giá về Hà Nội cũng như vậy. Hồi những năm đầu khi Hà Nội vừa
giải phóng, những người như Khải cực kì khoan khoái nghĩ đến cảnh mỗi ngày đều
ở Hà Nội, mỗi đêm đều ở Hà Nội, mãi mãi còn ở Hà Nội thì thật sự vui sướng.
Nhưng đến khi Sài Gòn vừa được giải phóng, trong bữa tiệc của những người
thượng lưu Hà Nội đã mất ngôi tiếp đón những người lính từ phương Nam trở về
trong hào quang chiến thắng, Khải đã nói nhiều về thành phố Sài Gòn rộng hơn,
đông hơn, đẹp hơn cái Hà Nội của mình, về người dân Sài Gòn cũng lịch thiệp nhã
nhặn hơn người dân Hà Nội. Những người ngồi nghe đều nín lặng, không ai bình
phẩm gì thêm. Cho đến khi Hà Nội đã bước vào thời kì đổi mới, Khải cũng đã định

cư hẳn ở Sài Gòn, ra Hà Nội chơi, thăm cô Hiền. Cô Hiền đã chủ động hỏi Khải: “Anh ra Hà Nội lần này thấy phố xá thế nào, dân tình thế nào”; rồi cô cũng chủ động
bình luận:” - Nhiều người nói Hà Nội đã sống lại. Khải nói, dù biết là hơi nghiệt: Có đúng một phần, phần xác thôi, còn phần hồn thì chưa”. Cứ nhìn, nghe những
người Hà Nội buôn bán, làm ăn, nói năng cư xử với nhau ở ngoài đường là đủ rõ.
Rồi Khải kể lại mấy việc xảy ra làm Khải tức và đau. Đó là câu chuyện một anh
bạn trẻ đã thúc xe vào Khải trên đường Phan Đình Phùng, lại còn chửi một câu đến
sững sờ: “Tiên sư cái anh già”. Rồi chuyện Khải hỏi thăm đường, có người trả lời,
hoặc nói sõng, hoặc hất cằm, có người giương mắt như nhìn một con thú lạ. Khải
than phiền với vợ chồng người bạn, cô con gái cho con bú góp lời ngay: “Ông ăn
25


×