Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

RÈN LUYỆN kỹ NĂNG NGHỊ LUẬN về vấn đề xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.17 KB, 25 trang )

ĐỀ TÀI
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
1.1. Sự cần thiết của kiểu bài nghị luận xã hội trong nhà trường:
Mọi hoạt động giáo dục đều hướng đến một mục đích lớn là giáo dục,
đào tạo con người thành công dân ưu tú trong xã hội - khi mà người học thật
sự nhập cuộc vào cuộc sống lớn ngoài kia (nơi cuộc sống muôn màu từng
được thu nhỏ như một mô hình giản đơn ở nhà trường). Sự thành công của
sự nghiệp giáo dục, vì vậy, phần nào phụ thuộc vào tính tương thích của mô
hình giáo dục trong nhà trường và hiện thực cuộc sống vĩ đại nguyên khối
mà giáo dục hướng đến. Xác định mục đích hướng đến cuộc sống để đào tạo
con người, Tổ chức UNESCO từng đề xướng ý tưởng: “ học để biết, học để
làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”.
Hướng đến nguyên lý và mục đích giáo dục ấy, phân môn làm văn với
kiểu bài nghị luận xã hội tỏ rõ tính tiên phong của nó trong việc rèn luyện
cho người học tư duy khái quát các vấn đề xã hội và rèn luyện kỹ năng trình
bày phát biểu các vấn đề xã hội nhằm hình thành một tư thế công dân chủ
động vừa tiếp thu vừa cải biến xây dựng những chuẩn mực xã hội trong
tương lai.
Nếu giáo dục là để hình thành nên con người xã hội thì nghị luận xã hội
trong nhà trường chính là chuẩn bị nền tảng để con người xã hội trong tương
lai là người học trở nên sắc sảo và cá tính, hiệu quả và hữu ích một cách tối
đa nhất.
1.2. Sự cần thiết của kiểu nghị luận xã hội trong các kì thi:
Có thể còn nhiều tranh cãi, nhiều ý kiến chưa thống nhất về mục đích của
từng kỳ thi, song nhìn chung thi cử là để kiểm chứng chất lượng giáo dục
nhằm đánh giá công nhận chất lượng học tập, hiệu quả giáo dục tri thức và
phẩm chất công dân được dự báo qua quá trình học tập. Vậy nên, để thẩm


định chất lượng công dân, tư thế và cả khuynh hướng tư tưởng của người
công dân trong xã hội tương lai, trắc nghiệm này cần được thực hiện thông
qua kiểu bài nghị luận xã hội và yêu cầu này đã được thực thi trong các kỳ
thi quan trọng ở môi trường giáo dục Việt Nam trong các kỳ thi quan trọng:
tốt nghiệp THCS (trước đây), tuyển sinh vào lớp 10, THPT quốc gia. Bản
1


thân sự xuất hiện có tính hệ thống và bắt buộc của kiểu bài nghị luận xã hội
trong cấu trúc đề thi đã nói lên sự cần thiết của kiểu bài này trong thẩm định
đánh giá chất lượng giáo dục. Có hiểu đúng mục đích thi cử, vị trí kiểu bài
thi thì mới thẩm định hết tầm quan trọng của kiểu bài nghị luận xã hội trong
thi cử hiện nay, mới dự báo được tương lai lâu dài của kiểu bài, mới xác
định đúng đắn động cơ thái độ dạy và học kiểu bài nghị luận xã hội trong
nhà trường phổ thông.
2.Lịch sử vấn đề:
2.1. Nhìn chung về góc độ lý luận làm văn cho kiểu bài nghị luận xã hội
trong nhà trường, những mặt đạt được và những hạn chế:
Như đã trình bày, việc dạy kiểu bài nghị luận xã hội trong nhà trường phổ
thông đã được xác định là quan trọng và là nội dung giảng dạy căn bản, song
bản thân việc dạy và học không khỏi còn một vài bất cập dẫn đến thực tế
giảng dạy kiểu bài này nhìn chung là chưa đạt được hiệu quả như mong
muốn. Chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân vấn đề ở vài phương diện.
Người trình bày chuyên đề xin đưa ra một quan sát về phân bố giảng dạy
kiểu bài nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông qua một cấp học, cấp
THPT, cấp học có mối quan hệ trực tiếp đến kỳ thi lớn có tính bước ngoặt
trong đời người học sinh. Mặt bằng thống kê như sau:
Trong PPCT Ngữ văn cơ bản dùng cho cấp THPT có các bài liên quan
đến NLXH như sau:
- Chương trình ngữ văn 10: Không có bài riêng cho NLXH, chỉ có các

bài luyện tập thao tác có liên quan đến NLXH.
Tổng số tiết học làm văn: 30 tiết.
- Chương trình ngữ văn 11:
a. Về lí thuyết:
Có các bài: Phân tích đề, lập dàn ý cho bài NL và các bài luyện tập thao
tác.
b.Về thực hành:
Bài viết số 1, số 5.
Tổng số tiết học làm văn: 28 tiết
- Chương trình ngữ văn 12:
a.Về lí thuyết:
Có các bài: Nghị luận về tư tưởng đạo lí; nghị luận về hiện tượng đời
sống; chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận; rèn luyện mở bài kết bài trong
văn nghị luận; diễn đạt trong văn nghị luận.
b.Về thực hành:
Bài viết số 1, số 2.
Tổng số tiết học làm văn: 30 tiết

2


Trong PPCT Ngữ văn nâng cao dành cho cấp THPT có các bài liên quan
đến NLXH như sau:
- Chương trình ngữ văn 10 không có bài riêng cho NLXH. Các luyện tập
thao tác có liên quan đến NLXH.
Tổng số tiết học làm văn: 30 tiết
- Chương trình ngữ văn 11:
a. Về lí thuyết: Có các bài Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn
NLXH; Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( về xã hội)
b.Về thực hành: Bài viết số 2, bài viết số 7.

Tổng số tiết học làm văn: 35 tiết
- Chương trình ngữ văn 12:
a.Về lí thuyết:
Có các bài: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học; Nghị luận về tư tưởng
đạo lí; nghị luận về hiện tượng đời sống;
b.Về thực hành:
Bài viết số 1, bài viết số 6, bài viết số 7.
Tổng số tiết học làm văn: 40 tiết
Quan sát phân phối chương trình (cơ bản và nâng cao) người viết có các
kết luận sau:
- Số tiết dành cho NLXH và số tiết liên quan đến NLXH là hợp lí.
- Điều chưa hợp lí có tính cục bộ là: Số tiết thực hành NLXH và phần
ngữ liệu dùng cho NLXH còn quá ít, chưa đủ để đáp ứng yêu cầu tham khảo.
Cụ thể:
+Ngữ văn 11 sách cơ bản tỉ lệ ngữ liệu NLXH trên tổng số ngữ liệu được
dùng là 10/ 24 đơn vị ngữ liệu. Số liệu này ở Ngữ văn 11 sách nâng cao là
23/41 đơn vị ngữ liệu.
+ Ngữ văn 12 tỉ lệ ngữ liệu NLXH trên tổng số ngữ liệu được dùng là
7/46 đơn vị ngữ liệu. Số liệu này ở Ngữ văn 12 sách nâng cao là 11/29 đơn
vị ngữ liệu.
Từ thực tế quan sát cho phép có những kết luận sau:
a. Lý luận dạy học làm văn trong nhà trường phổ thông cấp trung học đã
chú trọng cung cấp những nguyên tắc cơ bản khi xử lý dàn ý cho từng kiểu
bài nghị luận xã hội (nghị luận về một tư tưởng đạo lý, nghị luận về một
hiện tượng đời sống ).
b. Lý luận dạy học cũng đã chú trọng cung cấp ngữ liệu vận dụng cho bài
làm văn nghị luận xã hội.
c. Sự cung cấp có tính định hướng về kiểu bài, cách xử lý, về ngữ liệu
tham khảo là cần thiết song còn chưa đủ, chưa đảm bảo so với nhu cầu thực
tế của người học: số tiết thực hành ít, người học thiếu tư liệu tham khảo

hoàn chỉnh như là một bài văn mẫu mà chỉ có những đoạn ngữ liệu ngắn,
3


không hoàn chỉnh (trong khi số lượng bài mẫu có tính hoàn chỉnh, giải quyết
một vấn đề trọn vẹn cho kiểu bài NLVH lại khá nhiều). Điều này giải thích
vì sao người học ít hứng thú với kiểu bài NLXH so với kiểu bài NLVH và
chất lượng bài viết ở kiểu bài NLXH cũng kém hơn so với chất lượng bài
làm học sinh ở kiểu bài NLVH.
2.2 Lịch sử đề thi nghị luận xã hội trong truyền thống qua một số đề bài
mẫu:
Trong truyền thống thi cử đã lâu và cả những năm gần đây, bài làm văn
NLXH có tính bắt buộc và chiếm một tỷ lệ đáng kể về điểm số toàn bài thi,
thông thường là 3 điểm NLXH /10 toàn bài.
Xin lấy đề thi TNTH phổ thông năm 2012 phần NLXH làm mẫu để trao
đổi:
Câu 2 (3 điểm): Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức
trong đời sống xã hội.
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
ý kiến trên.
Đáp án và thang điểm:
a.Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu
chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lý lẽ và dẫn chứng phải
hợp lý; cần làm rõ được các ý chính sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Tác hại của thói dối trá (0,50đ)
- Giải thích:
+ Thói dối trá là lối sống không trung thực nhằm vụ lợi; suy thoái về đạo
đức là sự tha hóa làm mất dần đi những chuẩn mực về đạo đức.

+ Ý kiến nêu lên tác hại của thói dối trá đối với con người và xã hội.
( 0,50 đ)
- Bình luận:
+ Thói dối trá đang tồn tại ở con người trong nhiều lĩnh vực đời sống.
(0,50 đ)
+ Tác hại: Làm mất niềm tin; tạo ra những giá trị ảo; làm tha hóa đạo đức
con người; làm thiệt hại đến đạo đức tinh thần của đời sống xã hội. ( 0,50 đ)
+ Lên án, đấu tranh để loại bỏ thoái dối trá trong đời sống mỗi cá nhân và
trong đời sống xã hội. (0,50 đ)
- Bài học nhận thức hành động:
+ Cần thấy sự nguy hại của thói dối trá; cần tu dưỡng rèn luyện bản thân
để có lối sống trung thực. ( 0,50 đ)
Một vài ghi nhận qua quan sát đề thi:
- Thường ưu tiên kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
4


- Vấn đề đưa ra bàn luận độc lập, không liên quan đến nội dung nghị luận
văn học.
- Đòi hỏi độ hàm súc cao bởi sự giới hạn số từ trong một bài làm (khoảng
400 từ).
- Có thể thấy chưa có sự tích hợp giữa nội dung NLXH và nội dung
NLVH trong đề thi. Mặt khác, do yêu cầu hàm súc nên việc đạt điểm tối đa
cho câu NLXH là rất khó và hiếm.
2.3. Có gì mới trong hướng ra đề nghị luận những năm gần đây và xu
hướng sắp đến:
Xu thế chung theo hướng dạy học tích hợp, làm văn trong nhà trường sẽ
không phân tuyến rạch ròi thành bài làm NLVH và NLXH mà tích hợp, sẽ
tiến đến yêu cầu bài luận văn của người học sẽ là một tổng thể hoàn chỉnh
như một phát biểu hoàn chỉnh của mình về các vấn đề đặt ra trong văn học

và trong cuộc sống. Có lẽ điều này là một đổi mới so với cách thức kiểm tra
truyền thống và cũng là tất yếu mang tính bản chất của học văn: văn học
luôn song hành cùng đời sống xã hội.
Bản thân việc đổi mới phương pháp kiểm tra cũng như nội dung đề ra
còn là một vấn đề nghiên cứu lớn mang tầm vĩ mô, cần nhiều nhà khoa học
tầm cỡ và uy tín tham gia - mà có lẽ trước hết là những thầy cô giáo đang
trực tiếp đứng lớp. Họ là những nhà thi công với năng lực quan sát thực tế sẽ
cung cấp những dữ liệu cùng kinh nghiệm hữu ích cho những tổng công
trình sư của ngành giáo dục. Và đó cũng chính là nội dung nghiên cứu chủ
yếu của chuyên luận này.

5


PHẦN NỘI DUNG
1. Khái niệm NLXH: nhìn từ góc độ bài làm văn, nghị luận xã hội
được hiểu là kiểu bài bàn bạc, tranh luận về một vấn đề xã hội.
2. Khái niệm NLXH từ một vấn đề đặt ra trong tác phẩm:
Từ khái niệm NLXH có thể phát biểu NLXH từ một vấn đề đặt ra trong
tác phẩm là ý kiến bàn bạc về các/một vấn đề về đạo đức, về triết lý, về tư
tưởng, về hiện tượng xã hội được đề cập đến trong tác phẩm văn học.
Nhận thức này nhắc ta chú ý đến các phương diện sau:
- Vấn đề đặt ra để làm đối tượng nghị luận luôn gắn liền với đời sống xã
hội trong tác phẩm.
- Để bàn bạc thấu đáo vấn đề đặt ra, đòi hỏi người bàn luận phải hiểu về
tác phẩm văn học, quá trình bàn luận về vấn đề xã hội không thoát ly với khí
quyển văn học nảy sinh vấn đề.
- Không đem nội dung văn học thay thế cho nội dung xã hội của tác
phẩm.
3. Phân loại và đề xuất những đề NLXH từ một vấn đề đặt ra trong

tác phẩm:
Có thể phân loại các kiểu đề ra thành các định dạng sau:
a. Loại nghị luận về một vấn đề văn học trong tác phẩm văn học, từ đó
yêu cầu người học bàn luận về một quan điểm, một lý tưởng, một lối sống
xuất phát từ tác phẩm (đời sống nhân vật, nội dung tư tưởng của tác phẩm).
Ví dụ:
Đề 1: Từ truyện cười Tam đại con gà, anh/chị hãy bàn luận về ứng xử
đối với tri thức.
Đề 2: Nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao đã ý thức
rằng: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích
kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.”
Anh chị hãy bàn luận về quan điểm trên.
b. Loại nêu một nhận định của tác giả về một tư tưởng đạo lý hay một
vấn đề xã hội.
Ví dụ:

6


Đề 3: Trong truyện ngắn Mùa lạc, nhà văn Nguyễn Khải đã tự sự: “Ở
đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là
phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”.
Anh chị hãy bàn luận về quan điểm trên.
Đề 4: Trong trường ca Mặt đường khát vọng, nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm tâm sự:
Em ơi em
Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời.

( Trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm)
Từ gợi ý trên, hãy trình bày về vai trò và trách nhiệm của thanh niên đối
với đất nước.
c.Loại bài kết hợp vừa bàn luận về một vấn đề văn học, lại vừa bàn
luận về các vấn đề xã hội nảy sinh trong tác phẩm.
Ví dụ:
Đề 5: Phân tích nguyên nhân bi kịch mất nước của An Dương Vương
trong truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy. Từ đó, hãy
bình luận về những nguyên nhân làm nên một đất nước hùng cường, thịnh
vượng.
Đề 6: Cảm nhận vẻ đẹp người mẹ trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa của Nguyễn Minh Châu. Từ đó, hãy suy nghĩ về thiên chức người mẹ.
d.Loại đề nghị bàn luận về một vấn đề xã hội trong một tác phẩm có
thể học sinh chưa được tiếp cận.
Đề 7: Trong Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô, sau khi gặp
lại đôi bạn trẻ Ma-ry-uýt và Cô-dét, nhân vật Giăng-van-giăng đã ân cần trao
gửi: Trên đời chỉ có một điều ấy thôi, là thương yêu nhau.
Câu chuyện trên gợi cho anh chị suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa yêu
thương và tha thứ?
Đề 8: Nhà thơ Trang Thế Hy có bài thơ Lời nói dối nhân ái như sau:
Gió nói với chiếc lá úa
“Trong vòng tuần hoàn bất tận của chiếc lá
Màu vàng của mi trong khoảnh khắc này
Là sắc đẹp vĩnh hằng của nhan sắc mùa thu tàn phai nhanh;
Đừng buồn, cái đẹp nào cũng phù du vì chỉ có cái phù du mới đẹp”.
Lá biết gió nói dối nhưng vẫn vui vẻ bay vèo theo gió.
“Chàng thấy nàng đẹp rồi chàng mới yêu
Anh thì ngược lại yêu em trước rồi sau mới biết rằng em đẹp”

7



Lời nói dối ngược ngạo luật phản xạ của anh chồng làm ửng hồng đôi
má cô vợ trẻ
Cô gái nói với ông già
“Bố đẹp lão quá, hồi còn trai chắc bố có số đào hoa”
Ông già - héo queo như cây kiểng còi - uống lời nói dối cực kỳ khó tin
của cô gái như uống giọt nước thần có dược chất hồi xuân.
Tiếc thay! Những lời nói dối ta phải nghe hằng ngày lại là những lời
nói dối không nhân ái.
Bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về sự ân hận trong lời nói?
4. Rèn luyện kỹ năng làm kiểu bài NLXH truyền thống:
Chuyên đề trở lại với kiểu bài NLXH truyền thống, thử nhận diện
những khó khăn chung khi giải quyết kiểu bài này và trình bày kinh nghiệm
giúp học trò tháo gỡ phần nào khó khăn. Sở dĩ phải trở lại kiểu bài và cách
ra đề theo kiểu truyền thống vì nhận thấy giữa kiểu đề mới đang hướng đến
và kiểu đề truyền thống có một mối quan hệ thừa tiếp, chưa tháo gỡ những
khó khăn khi giải quyết kiểu đề cũ thì đó cũng sẽ là khó khăn của kiểu đề
mới. Đồng thời những kinh nghiệm tựu thành từ giải quyết kiểu đề cũ cũng
sẽ là kinh nghiệm cần được vận dụng trong giải quyết kiểu đề mới.
Những khó khăn chung khi làm kiểu bài NLXH mà học sinh gặp phải
thường tập trung vào một vài khâu chính yếu:
- Kỹ năng phân tích đề - lập dàn ý:
- Kỹ năng đặt vấn đề, kết thúc vấn đề.
- Kỹ năng hành văn.
Xin được phân tích và đề xuất kinh nghiệm khắc phục những khó
khăn trên.
4.1 Rèn tập kỹ năng phân tích đề:
Yêu cầu chủ yếu của phân tích đề là xác định yêu cầu nội dung (luận
đề), xác định yêu cầu về hình thức, xác định yêu cầu tư liệu.

Trong ba yêu cầu này, cần tập trung xác định yêu cầu về nội dung.
Điểm hạn chế thường gặp ở học sinh là nhầm lẫn giữa luận đề, tức chủ đề
chính cần bàn luận, và lời dẫn trong đề ra. Cần rèn cho học sinh tư duy phát
hiện ý khái quát của đề ra.
Ví dụ:
Với đề bài Tuần lễ của người chăm có bảy ngày, tuần lễ của anh lười
có bảy ngày mai thì luận đề là ứng xử với thời gian.
Với đề bài Từ truyện cười Tam đại con gà, anh/chị hãy trình bày về
ứng xử đối với tri thức thì luận đề là Tri thức thật.
Có thể cho học sinh luyện tập rút ra luận đề bằng hệ thống các câu hỏi
sau:

8


a. Vấn đề đem ra bàn luận được tổ chức thành mấy vế (mấy mệnh
đề)?
b. Các vế cùng tập trung nói lên điều gì?
c. Ý khái quát của đề ra là gì?
4.2 Rèn tập kỹ năng lập dàn ý bằng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi tìm
ý:
Thao tác này cần được rèn tập một cách bền bỉ và lâu dài. Học sinh
phần lớn chưa có kinh nghiệm đặt câu hỏi cho một vấn đề nên những câu hỏi
đặt ra thường trùng lặp, thiếu tính hệ thống. Để khắc phục, có thể tiến hành
rèn tập theo 3 bước:
Bước 1: Cho hệ thống ý tương ứng với từng đề bài, yêu cầu học sinh
đặt câu hỏi để tìm ý đã có.
Bước 2: Cho hệ thống câu hỏi, đề nghị học sinh trả lời để tìm ý.
Bước 3: Học sinh hoàn thành hai bước trên, thực hành thành bài văn
hoàn chỉnh , rút kinh nghiệm qua bài mẫu của giáo viên.

Bài tập áp dụng:
Bước 1:
Đề 1. : Bình luận về tác hại của tính tự ti và tự phụ.
Với đề bài này, có thể gợi ý cho hs đặt câu hỏi tìm ý bằng hệ thống ý
như sau:
I.Mở bài: (Mở bài ẩn)
II. Thân bài:
Tự ti và tác hại của tự ti
Tự phụ và tác hại của tự phụ
So sánh tác hại của tự ti và tự phụ
III. Kết bài: Ứng xử của bản thân
Bước 2:
Đề 2: Bình luận về lời phát biểu của Xi-xê-rông:
Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động.
Với đề bài này, có thể cho học sinh trả lời câu hỏi có trước để tìm hệ
thống ý như sau:
1.Vấn đề đặt ra là gì?
2. Đức hạnh là gì?
3. Tại sao nói mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động?
4. Có hành động không xuất phát từ đức hạnh không? Vậy ý nghĩa
phản biện của câu nói là gi?
5. Bài học nhận thức rút ra là gì?

9


Bước 3: Học sinh hoàn thành bài viết (có thể tham khảo thêm tư liệu
về cùng vấn đề do thầy cô cung cấp).
Chẳng hạn:
Đề 1: Bình luận về tác hại của tự ti và tự phụ.

1. Câu chuyện thứ nhất:
Hạt thóc đi học phép lạ. Khi thành tài, nó xuống núi hành hiệp. Gặp
con gà, nó co cẳng chạy về mách cùng sư phụ. Sư phụ phì cười: Với tài phép
của con, con nay đã là con hổ rồi, đâu còn phải sợ gà nữa. Hạt thóc vẫn lắc
đầu nguầy nguậy: Nhưng con gà cứ nhất quyết bảo con là hạt thóc thì sao?
Hạt thóc mang mầm bệnh TỰ TI.
Mẫu người tự ti luôn thấy mình yếu đuối, lo sợ sai lầm sẽ đến với
mình bất cứ lúc nào. Bệnh sợ kém cỏi làm cho họ thật sự trở thành kém cỏi,
và luôn trở nên vô dụng bạc nhược trước mọi công việc.
Có bao giờ đó là căn bệnh của bạn?
- Đi hát karaoke với bọn này đi.
- Thôi, tôi hát không hay.
- Họp mặt bạn bè nhé.
- Thôi, tôi chẳng thành đạt gì, thêm hổ thẹn.
- Bạn nhận hướng dẫn cuộc họp tối nay nhé.
- Mọi người làm đi, tôi không quen nói trước đám đông.
Không tự tin, không gắn mình vào với công việc thì bao giờ mới là
người của công việc? Tự ti thật là một thứ bệnh hoạn của tâm hồn, nó là thứ
tán dược mà ai vướng phải thì nội lực tiêu tan, trở thành một phế nhân.
2. Câu chuyện thứ hai:
Con ễnh ương tự hào tiếng gào của mình vang xa hơn cả tiếng kêu của
con bò. Nó chỉ phiền nỗi tầm vóc mình nhỏ bé. Nó cố nín hơi gồng mình cho
bụng mỗi lúc một trương phình. Hi vọng sẽ to hơn cả bò mộng. Và nó vỡ
bụng chết, mắt trợn tròn tức tối.
Một con ễnh TỰ PHỤ. Chỉ bằng một chút khả năng đã vội thổi phồng
mình lên đến phải phơi xác oan uổng.
Người tự phụ luôn tự đánh giá mình cao quá khả năng có thực của
mình, đến thành chủ quan, đến thành huyễn tưởng, rồi thảm bại không ngờ.
3. Đúc kết:
Tự ti là không biết mình.

Tự phụ là không biết người.
Tự ti là căn bệnh của tâm hồn thì tự phụ là độc dược của trí não.
Không tự ti mà cũng đừng tự phụ. Biết mình mà cũng cần phải biết
người.
III.Sống để làm gì? Phải chăng là để tuyên ngôn và chứng thực sự
hiện hữu có ích của chính bản thân mình?
10


Và trong cuộc chiến dài bằng trăm năm đời người ấy, ta cần chiêm
nghiệm lời dạy của cổ nhân:
Tri bỉ tri ngã bách chiến bách thắng.
Đề 2:
ĐỨC HẠNH VÀ HÀNH ĐỘNG
I. Mọi phẩm chất của đức hành là ở trong hành động
Ta bắt đầu trao đổi về phẩm chất con người.
Phẩm chất cao nhất của con người trong tự nhiên là trí tuệ.
Mà phẩm chất người cao nhất trong xã hội con người là đức hạnh.
Cũng như những giá trị phát kiến là thước đo phẩm chất trí tuệ con
người trong mối quan hệ với tự nhiên, đức hạnh - phẩm chất cao quí nhất
của con người trong xã hội - cũng cần có thước đo của nó.
Và Xi xê rông phát biểu: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành
động.
II.
1. Đức hạnh là gì? Là đạo đức, trí tuệ, tâm hồn?
Đúng, nhưng chưa đủ: Là trí tuệ, tâm hồn, đạo đức khi hướng đến cái
thiện.
2. Đức hạnh là cao quí, nên ai ai cũng ao ước đội cho mình vương
miện cao quí đó, nhưng không phải vương miện nào cũng thật.
Và sự thật là ở trong hành động.

Đức hạnh là cội nguồn sinh ra những hành động đẹp.
Phải từ tình yêu thì mới đem đến kết quả là sự hi sinh.
Tình yêu thương càng sâu thẳm thì kết quả của yêu thương càng sâu
thẳm, động lòng người, xé lòng trời.
3 .Và hành động là thực chứng cho sự hiện hữu của đức hạnh.
Cơ chế điều khiển của hành động là lí trí, và cơ chế điều khiển của
hành động đạo đức là đức hạnh.
Lá lành đùm lá rách là từ tâm.
Bầu ơi thương lấy bí cùng là đạo lí cội nguồn.
Bát cơm, manh áo sẻ chia cho những mảnh đời cơ nhỡ là tâm hồn xót
thương trăn trở với những cuộc đời chưa tròn trịa.
4. Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động.
Phát biểu ấy không chỉ là kết luận thẩm định về giá trị của đức hạnh,
mà còn là phản biện với những đạo đức giả.
Con người với bản chất người vốn ham thích vương miện: Khát làm
học giả, khát làm vĩ nhân, khát làm người hiền, và khát làm nhà đạo đức. Vì
lẽ đó, không phải mọi vương miện đều là sự thật.
11


Hãy nhìn cây mà biết trái.
Bởi sẽ có những loại cây chỉ cho đời toàn hoa điếc!
Lời nói yêu thương phải đi liền với đức vị tha.
Sự ban cho phải đi đôi với tấm lòng không so đo toan tính.
Và đức hạnh không bao giờ phải bị đặt lên bàn cân nặng nhẹ hơn thua.
Tay phải sẽ không nói với tay trái rằng tôi hơn anh trong ngày hôm
nay bởi tôi đã năm lần phát từ tâm bỏ vào hòm công quả.
Và phải thực tế trong hành động: Xây chín bức phù đồ và làm phước
cho một người bạn chọn lối nào?
III.Hễ cây tốt thì sinh ra trái tốt.

Sẽ là tội lỗi nếu cứ soi mói và nghi ngờ đạo hạnh của một con người.
Nhưng sẽ là hời hợt nếu chỉ bị lí thuyết làm mù đi đôi mắt.
Và sự thẩm định lại các giá trị đạo hạnh cũng cần thiết như chính sự
cần thiết của đức hạnh ở cuộc đời nên phát biểu của Xi-xê-rông đã từ thời cổ
đại đến bây giờ vẫn tươi ròng giá trị:
Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động.
4.3 Rèn tập kỹ năng mở bài - kết bài:
Cần xác định những tiêu chí để mở bài hay kết bài được xem là tối ưu
nhằm giúp cho người học có ý thức rèn tập. Có thể khái quát bằng các tiêu
chí có tính phẩm chất sau: Đúng - cô đọng - hấp dẫn - hô ứng.
- Mở bài: Giới thiệu dược vấn đề nghị luận, ngắn gọn, bất ngờ hấp
dẫn.
- Kết bài : Khái quát được vấn đề đã bàn luận. Mở được cục diện mới.
Hô ứng với mở bài.
Bài tập áp dụng: Giáo viên cho học sinh tham khảo một trong những
cách mở bài, kết bài (của một đề văn cụ thể), yêu cầu học sinh chỉ ra điều
nên làm và nên tránh và hướng vận dụng.
Tham khảo:
Đề 3: Bàn về hiện tượng giữa một vùng sỏi đá khô cằn vẫn có những
cây hoa mọc trên ghềnh đá.
Mở bài:
Người bộ hành lạc lối giữa sa mạc. Và nắng, và gió, và bão cát. Và
đói, và khát, và mỏi mệt. Như sắp sửa sụp xuống, như sẽ ngã quỵ, như hẳn
bỏ cuộc. Bỗng nơi xa cuối ánh mắt nhìn vẫn xanh tươi thắm hồng một bông
hoa mọc trên ghềnh đá, như mách bảo như nhủ khuyên rằng cuối con đường
kia vẫn cứ là sự sống.
Có lẽ người bộ hành kia đã không chịu bỏ cuộc, không nhắm mắt để
còn kể lại với chúng ta rằng giữa một vùng sa mạc khô cằn vẫn có một bông
hoa nở bên ghềnh đá. Và sự sống là bất diệt.
Kết bài:

12


Tôi cũng đã gặp những nhàu nhò đau khổ và bỏ cuộc. Nhàu nhò đau
khổ hơn vì bỏ cuộc.
Chen lẫn một xót xa, một đau lòng, một yêu thương và trách cứ.
Rằng mệnh lệnh dành cho con người là phải Sống! Và sống bằng nghị
lực của con người.
Rằng cái còn lại sau một kiếp người không phải là sự sống, mà chính
là lẽ sống.
Chọn đúng lẽ sống cho mình, con người có thể không qua khỏi vùng
sa mạc tiền định, nhưng không sao, giữa một vùng sa mạc khô cằn hãy còn
có những bông hoa mọc trên ghềnh đá.
Đề 4: “ Các vĩ nhân cũng chỉ có 24 giờ trong một ngày” - Ngạn ngữ Mở bài:
Mỗi khi ngồi trước màn hình vi tính, nhìn chiếc đồng hồ cát di động
trên tay mình, tôi lại rùng mình với ý niệm thời gian.
Với mỗi người, thời gian là vô hình, nhưng luôn hiện hữu, và đang
dần vơi.
Kết bài:
Tỉ số của quãng đường và thời gian là cách tính vận tốc.
Còn cách tính vận tốc thời gian?
Tôi cho rằng đó là tỉ số của tri thức, nhân cách và thời gian.
Mỗi người đều được tạo hóa ban cho cùng một mẫu số, giá trị của
phân số đến đâu?
Tuỳ thuộc vào ứng xử của bạn.
4.4 Rèn tập kỹ năng hành văn:
Để rèn tập kỹ năng hành văn trong văn nghị luận xã hội của học sinh,
cần chú ý đến đặc trưng cơ bản của NLXH là tác động cả lý trí và tình cảm
của người đọc. Trong đó, thuyết phục người đọc ở phương diện lý trí là then
chốt. Phương diện thuyết phục người đọc bằng lý trí cơ bản thể hiện qua lập

luận, được giải quyết bằng hệ thống dàn ý đã được trình bày trong phần rèn
tập kỹ năng lập dàn ý. Phần này chú trọng đến việc tác động đến người đọc
ở phương diện tình cảm thông qua tình cảm người viết và kỹ năng sử dụng
ngôn ngữ có hình ảnh.
Thông thường, hạn chế của học sinh ở kỹ năng hành văn trong kiểu
bài nghị luận xã hội là hoặc quá khô khan, hoặc không điều tiết được cảm
xúc, hoặc nghèo hình ảnh, dùng từ không chính xác và chưa tận dụng, chưa
khai thác hết công năng của từ ngữ.
Cần rèn tập từng bước, kiên trì, và cũng cần rèn tập qua bài mẫu cụ
thể, bằng thị phạm, học sinh có thể tiếp thu và vận dụng mau chóng và hiệu
quả hơn.

13


5. Rèn luyện kỹ năng làm kiểu bài NLXH từ một vấn đề đặt ra
trong tác phẩm văn học:
5.1Nhận dạng các kiểu đề với các biểu hiện chính:
- Đề ra gắn liền với một phương diện nào đó thuộc nội dung của tác
phẩm văn học.
- Nếu là trích dẫn thì luôn gắn với xuất xứ của trích dẫn.
- Nếu là đề xuất từ người ra đề thì thường gắn với nội dung tóm tắt
của tác phẩm.
- Cũng có thể vấn đề nghị luận xã hội lại là vấn đề thuộc nội dung tư
tưởng của tác phẩm.
5.2 Lưu ý các yêu cầu cơ bản khi giải quyết kiểu đề này:
Như đã trình bày ở trên, cần lưu ý học sinh các vấn đề cốt lõi sau đây:
- Vấn đề đặt ra để làm đối tượng nghị luận luôn gắn liền với đời sống
xã hội trong tác phẩm.
- Để bàn bạc thấu đáo vấn đề đặt ra, đòi hỏi người bàn luận phải hiểu

về tác phẩm văn học, quá trình bàn luận về vấn đề xã hội không thoát ly với
khí quyển văn học nảy sinh vấn đề.
- Không đem nội dung văn học thay thế cho nội dung xã hội của tác
phẩm.
5.3 Rèn luyện các kỹ năng:
Phần rèn luyện các kỹ năng cần kế thừa các kỹ năng đã được rèn tập
qua kiểu bài NLXH nói chung, tập trung tháo gỡ các khó khăn phát sinh do
đặc trưng nội dung của kiểu bài này. Do đó, phần chính yếu là xác định mối
liên quan giữa các vấn đề xã hội cần bàn luận và vấn đề văn học đặt ra
trong tác phẩm, điều tiết vừa mức các mối quan hệ sao cho không xa rời tác
phẩm văn học mà không đi vào bàn luận các vấn đề văn học.
Để định hướng rèn tập kỹ năng phần này, người viết xin được vận
dụng các đề đã đề xuất ở Mục 2. c, d.
Đề 5: Qua bi kịch mất nước của An Dương Vương trong truyền thuyết
An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy, nêu phán xét của em về các
nhân vật An Dương Vương, Mỵ Châu. Từ đó, hãy bình luận về những
nguyên nhân làm nên một đất nước hùng cường thịnh vượng.
Phân tích đề:
Đề bài có hai yêu cầu: Yêu cầu văn học là bàn về bi kịch mất nước
của An Dương Vương, từ đó có các phán xét về các nhân vật văn học; yêu
cầu xã hội là bàn về những nguyên nhân làm nên một đất nước hùng cường
thịnh vượng. Có thể thấy tương quan nội dung nghị luận của đề ra là một
tương quan cân bằng giữa hai yêu cầu nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
Bài làm cần đảm bảo được các ý sau:

14


- Về nội dung văn học: Chỉ ra được các nguyên nhân mất nước từ phía
An Dương Vương là chủ quan khinh địch, bắt đầu cuộc sống vui chơi hưởng

lạc mà mất cảnh giác với kẻ thù. Phía Mỵ Châu là nhẹ dạ cả tin. Từ đó chỉ
ra các nguyên nhân chính yếu và thứ yếu để phán xét.
- Về nội dung nghị luận xã hội: Từ mối liên quan với nội dung nghị
luận văn học mà xác lập các ý như người đứng đầu đất nước phải có tinh
thần trách nhiệm cao, cảnh giác cao, không ham thụ hưởng dẫn đến thỏa
hiệp mà mất nước; công dân phải ý thức về vai trò của mình đối với đất
nước, không nhẹ dạ cả tin trước luận điệu dụ dỗ của kẻ thù mà đem lại mầm
tai họa cho đất nước. Phải luôn quan sát mọi hành động của kẻ thù, nhất là
kẻ thù lớn và mạnh. Vận dụng vào tình hình đất nước hiện nay để xác định
thái độ lập trường chính trị xã hội của mình sao cho đúng đắn.
Từ phân tích đề, ta có dàn ý sau:
Phần mở bài:
Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy.
Xác định nội dung nghị luận là thái độ với các nhân vật và bài học cho hậu
thế.
Phần thân bài:
- Bàn về nhân vật An Dương Vương và bi kịch mất nước, rút ra các
nguyên nhân. Phán quyết về trách nhiệm của nhân vật với bi kịch mất nước
đó.
- Bàn về nhân vật Mỵ Châu và bi kịch mất nước, chỉ ra trách nhiệm
của nhân vật và phán quyết.
- Bàn về những nguyên nhân làm nên một đất nước hùng cường thịnh
vượng xét ở hai phương diện chính: vai trò của người lãnh đạo đất nước, vai
trò của một công dân.
Phần kết bài:
- Bài học lịch sử cần được vận dụng cho đời sau.
Đề 6: Cảm nhận vẻ đẹp người phụ nữ trong tác phẩm Chiếc thuyền
ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Từ đó, hãy suy nghĩ về thiên chức người
mẹ.
Phân tích đề:

Đề bài có hai yêu cầu: Yêu cầu về văn học là cảm nhận về vẻ đẹp
người phụ nữ trong tác phẩm, yêu cầu xã hội là suy nghĩ về thiên chức người
mẹ nói chung. Do sự không trùng khít giữa các nội dung vẻ đẹp người phụ
nữ và thiên chức người mẹ mà có thể thấy mối tương quan về nội dung nghị
luận trong đề bài là không cân đối, có thể chia tỷ lệ 7/3 cho các yêu cầu nghị
luận văn học/nghị luận xã hội.
Bài làm cần đảm bảo được các ý sau:

15


Về nội dung văn học: Giới thiệu được nhân vật và hoàn cảnh nhân
vật; từ hoàn cảnh mà thấy ở người phụ nữ này các phương diện làm nên cái
đẹp như nhẫn nại chịu đựng trước hoàn cảnh, chịu khổ vì chồng, hy sinh cho
con. Đó là những vẻ đẹp truyền thống được lưu giữ ngay trong thời hiện đại.
Vẻ đẹp hiện đại của nhân vật người đàn bà trong Chiếc thuyền ngoài xa là sự
thấu suốt lẽ đời. Thấy được mối quan hệ giữa vẻ đẹp truyền thống và vẻ đẹp
hiện đại.
Về nội dung nghị luận xã hội: Từ mối quan hệ với nội dung nghị luận
văn học mà suy nghĩ về các phương diện chính yếu như nỗi vất vả gian khổ
mà người mẹ chịu đựng vì con, đức hy sinh vô điều kiện mà mẹ dành cho
con, suy nghĩ về niềm vui của mẹ và trách nhiệm người làm con.
Từ đó có thể hình thành dàn ý sau:
Phần mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật. Giới thiệu vấn đề
cần nghị luận là vẻ đẹp của người phụ nữ trong tác phẩm.
Phần thân bài:
Về nội dung nghị luận văn học:
- Làm rõ vẻ đẹp nhẫn nại, chịu thương chịu khó ở người đàn bà hàng
chài.
- Làm rõ vẻ đẹp yêu chồng, yêu con và đức hy sinh vô điều kiện ở

người đàn bà hàng chài.
- Khẳng định ở người đàn bà hàng chài còn có những phẩm chất đáng
quý khác như sắc sảo một cách kín đáo, như trải đời, thấu hiểu lẽ đời…
Về nội dung nghị luận xã hội:
- Suy ngẫm về những nỗi gian khổ mà người mẹ phải chịu đựng trong
cuộc sống: chịu khốn khổ về vật chất, chịu khổ đau về tinh thần.
- Suy ngẫm về đức hy sinh của mẹ dành cho con.
- Suy ngẫm về tình yêu và trách nhiệm cần có của những người con
đối với mẹ.
Phần kết bài:
- Suy ngẫm về mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống, về cách đọc
sách để tu dưỡng bản thân.
Đề 7: Trong Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô, sau khi gặp
lại đôi bạn trẻ Ma-ry-uýt và Cô-dét, nhân vật Giăng-van-giăng đã ân cần trao
gửi: “Trên đời chỉ có một điều ấy thôi, là thương yêu nhau.”
Câu chuyện trên gợi cho anh chị suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa yêu
thương và tha thứ?
Phân tích đề: Đề bài chỉ yêu cầu bàn về vấn đề tư tưởng đạo lý là yêu
thương và tha thứ. Tuy nhiên, cần lưu ý xuất xứ của yêu cầu là từ một tác
phẩm văn học.
Bài làm cần đảm bảo được các ý sau:
16


Về nội dung văn học: Giới thiệu được về tác phẩm Những ngời khốn
khổ của V. Huy-gô, các nhân vật Giăng-van-giăng, Cô-dét và Ma-ry-uýt.
Hoàn cảnh xuất hiện lời khuyên nhủ.
Về nội dung nghị luận xã hội: Bàn được nội dung, giá trị của yêu
thương; nội dung, giá trị của tha thứ; mối quan hệ giữa yêu thương và tha
thứ; rút ra bài học nhận thức.

Từ đó có thể có dàn ý sau:
Mở bài: Giới thiệu tác giả V.Huy-gô, tác phẩm Những người khốn
khổ và vấn đề cần nghị luận.
Thân bài:
- Mối quan hệ giữa yêu thương và tha thứ.
- Giá trị của yêu thương
- Giá trị của tha thứ
- Ý nghĩa của yêu thương và tha thứ
Kết bài: Lời nhắn nhủ
Tham khảo:
YÊU THƯƠNG VÀ THA THỨ
I. Hết lòng hy sinh cầu tìm hạnh phúc cho đôi bạn trẻ, chỉ lùi xa, giữ
riêng mình một lặng lẽ cô đơn. Đến khi chàng trai Ma-ry-uýt và cô gái Côdét kịp hiểu ra, kịp tìm đến thì con người nhân hậu Giăng-van-giăng lại sắp
sửa làm cuộc lữ hành vĩnh viễn. Phút chia tay, người cha vĩ đại Giăng-vangiăng đã ân cần trao gửi trong tay đôi bạn trẻ quà tặng cuối cùng, một lời
khuyên, rằng: “Trên đời chỉ có một điều ấy thôi, là thương yêu nhau.”
Câu chuyện ấy của nhà văn V. Huy-gô cứ làm bạn đọc không thôi trăn
trở về giá trị của yêu thương và tha thứ.
II.
1. Nếu ai đó hỏi tôi rằng theo bạn điều gì cần nhất trong thế giới tình
cảm của con người, tôi sẽ trả lời rằng YÊU THƯƠNG.
Và điều gì không thể thiếu để cuộc sống trở thành thân ái, câu trả lời
của tôi là THA THỨ.
Vâng, yêu thương và tha thứ.
Yêu thương và tha thứ quan hệ mật thiết như thế nào?
Đã yêu thương thì phải biết tha thứ.
Và tha thứ là bằng chứng thật của yêu thương, như là vàng ròng làm
mệnh giá cho đồng đô la vậy.
2.Ai cũng biết đời sống cần yêu thương, bởi cuộc sống còn nhiều
người cơ nhỡ, bởi xã hội còn lắm đói nghèo, bởi con người rất sợ sự cô
đơn...và bởi con tim sợ ngày ghẻ lạnh!

Ai cũng biết yêu thương là hồng cầu nuôi dưỡng sự sống xã hội.
3.Nhưng có điều không phải ai cũng can đảm biết:
17


Cuộc sống còn nhiều lầm lạc, còn lắm cơ cầu, con người còn nhiều
phần trăm bản năng động vật... còn lần tìm những khúc quanh kín đáo để
đắp điếm cho cái phần tư kỉ của mình! Và còn nhiều tội lỗi.
Không phải là tội lỗi của ý thức, mà là một thứ tội lỗi bản năng.
Và chắc gì trên con đường tội lỗi ấy không in dấu chân của chính
mình với cái tôi vọng ngã?
Nếu là tôi, là em, là bạn...Chúng mình cầu mong điều gì?
Sẽ có những lúc tức tửi, thương thân xót phận, sẽ là những giọt nước
mắt ăn năn.
Con đường tội lỗi dẫn cá nhân về phía cô đơn, phía hắt hủi, phía lạnh
căm mắt nhìn, phía nụ cười rẻ rúng...
Cần biết bao nhiêu lòng tha thứ của con người?
4.Như bàn tay mẹ cha ân cần dắt đứa con hoang đàng về với chính
ngôi nhà của mình, tha thứ cũng sẽ làm cho con người ấm lòng, hồi sinh, tìm
lại ý nghĩa thật của sự sống.
Mỗi một lầm lạc được thứ tha, xã hội có thêm một con người có cơ
hội làm lại đời mình.
Yêu thương sinh ra cái đẹp.
Thì tha thứ là sự hồi sinh cái đẹp.
Mà sinh thành và tái tạo, nào ai biết rằng trọng rằng khinh?
III.Và bạn, và tôi còn ngần ngại so đo gì với lòng tư kỉ?
Ta hãy nhủ nhau đãi người bằng yêu thương và tha thứ!
Đề 8: Nhà thơ Trang Thế Hy có bài thơ Lời nói dối nhân ái như sau:
Gió nói với chiếc lá úa
“Trong vòng tuần hoàn bất tận của chiếc lá

Màu vàng của mi trong khoảnh khắc này
Là sắc đẹp vĩnh hằng của nhan sắc mùa thu tàn phai nhanh;
Đừng buồn, cái đẹp nào cũng phù du vì chỉ có cái phù du mới đẹp”.
Lá biết gió nói dối nhưng vẫn vui vẻ bay vèo theo gió.
“Chàng thấy nàng đẹp rồi chàng mới yêu
Anh thì ngược lại yêu em trước rồi sau mới biết rằng em đẹp”
Lời nói dối ngược ngạo luật phản xạ của anh chồng làm ửng hồng đôi
má cô vợ trẻ
Cô gái nói với ông già
“Bố đẹp lão quá, hồi còn trai chắc bố có số đào hoa”
Ông già -héo queo như cây kiểng còi- uống lời nói dối cực kỳ khó tin
của cô gái như uống giọt nước thần có dược chất hồi xuân.
Tiếc thay! Những lời nói dối ta phải nghe hằng ngày lại là những lời
nói dối không nhân ái.
18


Bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về sự ân hậu trong lời nói?
Phân tích đề:
Bài thơ có cấu trúc ý hai phần: Phần một là những lời nói dối từ động
cơ yêu thương đem lại cái đẹp trong cuộc sống, phần hai là trăn trở về những
lời nói dối không vì lòng nhân ái. Từ đó người đọc suy nghĩ về sự ân hậu
cần có trong lời nói với mọi người.
Bài làm cần đảm bảo các ý sau:
Về nội dung văn học: Giới thiệu bài thơ, vấn đề văn học là lời nói dối
và sự trăn trở.
Về nội dung nghị luận xã hội: Bàn được giá trị tích cực của lời nói đi
liền với động cơ yêu thương, nhất là lời nói trong những hoàn cảnh không
thuận lợi ( nói dối). Bàn về tác hại của những lời nói dối với động cơ vụ lợi,
ác ý. Suy nghĩ về mối quan hệ giữa nhân cách và lời nói, về vai trò của lời

nói trong việc góp phần tô điểm cuộc sống.
Từ đó có thể xây dựng dàn ý như sau:
Phần mở bài:
Giới thiệu bài thơ, sự trăn trở của nhà thơ và vấn đề nghị luận xã hội
đặt ra từ đó: sự ân hậu trong lời nói.
Phần thân bài:
- Bàn về sự khôn khéo trong giao tiếp khi gặp những hoàn cảnh không
thuận lợi. Định hướng có thể có những lời nói đôi khi không hoàn toàn đúng
với sự thật vì tế nhị, vì lịch sự…và cao hơn nữa là vì lòng nhân ái. Thấy
được giá trị của những lời nói dối nhân ái để vận dụng trong cuộc sống.
- Bàn luận rõ trong cuộc sống cần những lời nói chân phương, thật
thà, bộc trực. Nhưng cũng rất cần tế nhị, lịch sự.
- Song lạm dụng để trở thành hoa ngôn xảo ngữ lại là điều cần cảnh
báo. Hiện thực cuộc sống còn có những lời nói dối không nhân ái đem lại
nhiều tác hại. Chúng ta phải biết đấu tranh đối với những lời nói dối chỉ vì
động cơ ích kỷ, gian lận, lừa người.
Phần kết bài:
Vận dụng vào lời ăn tiếng nói hằng ngày.
Tham khảo:
LỜI NÓI DỐI NHÂN ÁI
Một người bạn giới thiệu với tôi về nhà thơ Trang Thế Hy, rằng đó là
con người ngạo mạn thách thức kiếp phận truân chuyên. Băn khoăn đi tìm
chân dung tâm hồn ấy, và tôi đã bị thuyết phục bởi một bài thơ, một trăn trở
về cuộc sống, dù đôi lúc cuộc sống ấy chưa thật là một bài thơ nên thơ trọn
vẹn: Bài thơ Lời nói dối nhân ái.
Lại là một phát biểu ngược ngạo mà chân lý, cái đích đến của bài thơ
không là thơ mà lại rất đời: cuộc đời cần những lời nhân ái để nên thơ.
19



Một vài câu chuyện thi thoảng hiện ra trong đời sống mà có khi vô
tình lơ đễnh hay vội vã cuống cuồng ta đã bỏ qua: người chồng lịch thiệp
tặng vợ lời yêu, cô cháu gái tặng ông già lời ngưỡng mộ. Cho hay đời sống
đôi khi thừa một cách thảm hại mà cũng thiếu một cách nghèo nàn. Những
cô gái trẻ tự biết mình được yêu thừa những lời khen có cánh, và bị ép uổng
nhận lãnh dù lạnh nhạt, những chàng trai hào hoa nhếch mép ngạo mạn mà
không xua đuổi hết những lời ngưỡng mộ. Ấy vậy là thiếu lắm lời an ủi với
anh lính cụt tay, với người góa phụ. Mới hay lời tỏ tình đâu chỉ cần cho mùa
xuân, mà mùa tiết nào lại không cần đến những tỏ tình? Câu chuyện xã hội
ấy đã trở thành trăn trở nơi nhà thơ:
“Chàng thấy nàng đẹp rồi chàng mới yêu
Anh thì ngược lại yêu em trước rồi sau mới biết rằng em đẹp”
Lời nói dối ngược ngạo luật phản xạ của anh chồng làm ửng hồng
đôi má cô vợ trẻ.
Biết nói lời lịch sự tế nhị là biểu hiện của yêu thương. Người ta nói
gia đình là bến đậu tâm hồn, ấy vậy mà có những vô tình làm ao hồ dậy
sóng. Hãy học nói yêu thương từ ngày trong mái nhà của bạn, với người vợ
yêu trẻ của bạn, và hãy kiên trì dù khi cô ấy không còn nhan sắc như xưa.
Tôi rất thích lời tỏ tình của Các Mác với Gien Ny, rằng “mỗi nếp nhăn trên
trán em hằn dấu một tình yêu dành cho anh”.
Cô gái nói với ông già
“Bố đẹp lão quá, hồi còn trai chắc bố có số đào hoa”
Ông già -héo queo như cây kiểng còi- uống lời nói dối cực kỳ khó tin
của cô gái như uống giọt nước thần có dược chất hồi xuân.
Một trong những điều kỳ diệu của cuộc sống là ngay cả khi sắp từ giã
cõi đời, con người ta vẫn khát sống. Cuộc đời là cuộc lữ hành mệt mỏi, và
chỉ khi không còn mạnh mẽ dấn bước, ta mới kịp dừng lại để nuối tiếc
hương sắc trên con đường trải dấu chân ta. Làm sao tìm lại mình của ngày
xưa? Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông (Hê-ra-clet). Lời an ủi
của cô gái đã như thước phim quay chậm ngược con đường nhân loại đi qua.

Và có quà tặng nào quý giá hơn được một lần để nửa ngày nay nhìn nửa
ngày xưa? Nó là dược chất hồi xuân của con người.
Lời tế nhị đâu chỉ khuôn mình vào vài biểu hiện đơn lẻ, kỹ năng sống
cũng đa dạng như cuộc sống mà không cẩm nang nào thâu tóm hết. Con
người ta đôi khi va vấp và sợ những cắt cứa, chà xát lại những vết đau. Đừng
khơi lại lỗi lầm đã cũ nếu không muốn bắn vào quá khứ. Có bao giờ tự nghĩ
dè sẻn với những lời khen là hẹp lượng?
Vẫn biết đời rất cần những thô mộc thẳng thắn chân tình. Xảo ngôn
lệnh sắc tiễn hỉ nhân, cương nghị mộc nột cận nhân, ai chưa một lần thấm

20


lời dạy cổ nhân hẳn chưa là người vững chãi. Song như núi cao vậy mà là
nguồn của dòng nước chảy, thật vững chãi mới biết nói lời mềm mại ân tình.
Người ta là hoa đất, lời nói cũng phải là hoa người bồng trên tay cung
tặng người thân. Song, thật đáng tiếc là lắm lúc con người ta lại lợ dụng lợi
ngọt ngào để thành hoa ngôn xảo ngữ. Tiếc thay! Những lời nói dối ta phải
nghe hằng ngày lại là những lời nói dối không nhân ái.
Có một ngạn ngữ thật hay, rằng mỗi sáng hãy nghe một bản nhạc, đọc
một bài thơ và tập nói đôi lời tử tế.
Biết nói lời tử tế và biết cảnh giác với lời tử tế âu cũng là hai mặt của
một kỹ năng. Mà đâu chỉ kỹ năng, mà là tấm lòng. Biết dùng chân tâm định
hướng, chân tâm làm thuẫn đỡ, chân tâm làm vũ khí thì cuộc sống sẽ tử tế
hơn, và quanh ta, lời dối trá sẽ lùi dần…
*
* *
Chúng ta dễ thống nhất với nhau quan điểm: nghị luận xã hội về một
vấn đề văn học là một vận dụng kiểu bài nghị luận xã hội nói chung vào nhà
trường sao cho phù hợp với đối tượng là học sinh, và không tách rời với nội

dung văn học được học ở nhà trường. Vì vậy cần kế thừa kinh nghiệm dạy
nghị luận nói chung vào kiểu bài này, và cần nhận diện điểm mới của kiểu
bài là gì, dự tính những khó khăn mà người học có khả năng gặp phải để
cùng trao đổi, tìm hướng giải quyết. Với định hướng đó, nội dung phần này
chỉ tập trung phân tích mối quan hệ giữa nội dung nghị luận văn học và nội
dung nghị luận các vấn đề xã hội trong một vài dạng đề, đồng thời đề xuất
hướng giải quyết. Kinh nghiệm cá nhân này cần được sự bổ túc của đồng
nghiệp để trọn vẹn hơn.

PHẦN KẾT LUẬN:
1. Những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện chuyên đề:
Nhận được phân công trách nhiệm viết báo cáo chuyên đề, tôi hiểu
đây là lòng tin của đồng nghiệp dành cho mình, càng thấy trách nhiệm thật
lớn lao.
Lao vào công việc, với hơn hai tháng làm việc, gặp phải vô vàn khó
khăn.

21


Trước hết là một đề tài quá mới, vùng trọng tâm là những khó khăn
cần giải quyết khi làm bài nghị luận xã hội đặt ra từ một tác phẩm văn học là
vấn đề chưa từng được bàn đến, dạng đề này hiện vẫn chưa được vận dụng
vào trong thi cử, kể cả đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015 này.
Thứ nữa, thời lượng tiết học dành cho nghị luận xã hội trong trường
phổ thông là không nhiều, dạng bài lại cần kinh nghiệm cuộc sống, một
mảng vốn là điểm yếu mỏng của học sinh trung học phổ thông. Sự thiếu
vắng kinh nghiệm của cả thầy và trò ở dạng bài này là nguyên nhân để hiệu
quả giảng dạy kiểu bài nghị luận xã hội có hiệu suất kém hẳn so với giảng
dạy kiểu bài nghị luận văn học. Người viết vậy là báo cáo kinh nghiệm về

một chuyên đề mà mình thiếu kinh nghiệm nhất.
Tuy nhiên, đam mê vẫn là thuận lợi căn bản.
Người viết được giảng dạy ở trường chuyên, môi trường thuận lợi cả
về vật chất và tinh thần hơn nhiều so với môi trường các trường phổ thông
nói chung.
Giảng dạy kiểu bài nghị luận với những khó khăn của nó vốn là băn
khoăn của người dạy, cần cù tháo gỡ khó khăn này trong suốt những tháng
năm dạy học cũng đem lại cho người viết một vài thành tựu. Đó chính là vốn
cơ bản ban đầu để người viết phát triển thành chuyên đề này.
2. Quá trình thực hiện:
Vượt qua khó khăn, phát huy những thuận lợi, chuyên đề là kết quả
của hơn hai tháng tập làm nhà khoa học của người viết.
Đầu tiên là hình thành dàn ý cơ bản, tham khảo ý kiến góp ý của đồng
nghiệp.
Tiếp theo là tập hợp tư liệu và tìm kiếm lại những bài viết, những ghi
chép rải rác của bản thân trong suốt hai mươi năm đứng lớp, sắp xếp lại theo
ý tưởng chuyên đề.
3. Đánh giá kết quả:
Dù bản thân trong sinh hoạt chuyên môn vẫn thường được tín nhiệm
trong báo cáo chuyên đề các loại, song tự đánh giá chỉ là nhà sư phạm, mà
làm khoa học cũng chỉ là khoa học nghiệp dư, nên chuyên đề không tránh
khỏi những sai sót. Song tự đánh giá chuyên đề cũng đã đạt được vài kết
quả:
- Đã hệ thống được những kinh nghiệm giảng dạy kiểu bài nghị luận xã
hội trong nhà trường.
- Nhận diện nội dung chủ yếu của kiểu bài mới: nghị luận xã hội về một
vấn đề đặt ra từ tác phẩm văn học.
- Kế thừa kinh nghiệm làm bài nghị luận xã hội nói chung để giải quyết
khó khăn phát sinh khi giải quyết kiểu bài mới.
Những đề nghị:

22


Kính thưa các đồng nghiệp!
Với một lĩnh vực vừa khoa học vừa nghệ thuật như khoa học ngữ văn,
việc chiếm lĩnh tri thức bằng chiếc gậy kinh nghiệm quả là một cuộc dò
đường vừa khó khăn vừa vô cùng. Rất may chúng ta đã có những nhà khoa
học chuyên nghiệp đầy bản lĩnh và kinh nghiệm như các giáo sư của các
trường đại học mà mình không thôi học hỏi.
Vừa hy vọng chuyên đề góp phần cùng đồng nghiệp cả nước tháo gỡ
những khó khăn gặp phải trong quá trình đứng lớp, lại vừa tự biết giới hạn
tri thức của mình, chúng tôi chờ đợi những đóng góp ý kiến từ hội thảo.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngữ văn 6, 7, 8, 9 sgk tập 1,2 NXB Giáo dục
2. Ngữ văn 6, 7, 8, 9 sgv tập 1,2 NXB Giáo dục
3. Ngữ văn 10, 11, 12 cơ bản sgk tập 1,2 NXB Giáo dục
4. Ngữ văn 10, 11, 12 cơ bản sgv tập 1,2 NXB Giáo dục
5. Ngữ văn 10, 11, 12 nâng cao sgk tập 1,2 NXB Giáo dục
6. Ngữ văn 10, 11, 12 nâng cao sgv tập 1,2 NXB Giáo dục
7. Thi pháp thơ Đường - Nguyễn Thị Bích Hải - NXB Thuận Hóa
8. Đến với tác phẩm văn chương phương Đông - Nguyễn Thị Bích
Hải - NXB Giáo dục
9. Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX - Phương Lựu NXB Văn học
10. Tác phẩm văn học trong nhà trường những vấn đề trao đổi Nguyễn Văn Tùng - NXB Đại học quốc gia Hà Nội
11. Chùa Đàn & Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân - NXB Văn học
12. Gác chân lên cô đơn - Trương Vũ Thiên An - NXB Văn học

13. Lão Tử - Đạo đức huyền bí - Giáp Văn Cương & Trần Kiết Hùng
- NXB Đồng Nai

24


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
1.1 Sự cần thiết của kiểu bài NLXH trong nhà trường
1.2 Sự cần thiết của kiểu NLXH trong các kì thi
2.Lịch sử vấn đề:
2.1 Nhìn chung về lý luận làm văn cho kiểu bài NLXH trong nhà
trường, những mặt đạt được và những hạn chế
2.2 Lịch sử đề thi NLXH trong truyền thống qua một số đề bài mẫu
2.3 Có gì mới trong hướng ra đề nghị luận những năm gần đây và xu
hướng sắp đến
PHẦN NỘI DUNG
1.Khái niệm NLXH:
2.Khái niệm NLXH từ một vấn đề đặt ra trong tác phẩm
3.Phân loại và đề xuất những đề NLXH từ một vấn đề đặt ra
trong tác phẩm
4.Rèn luyện kỹ năng làm kiểu bài NLXH truyền thống:
4.1Rèn tập kỹ năng phân tích đề
4.2 Rèn tập kỹ năng lập dàn ý bằng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi tìm ý
4.3 Rèn tập kỹ năng mở bài - kết bài
4.4Rèn tập kỹ năng hành văn
5. Rèn luyện kỹ năng làm kiểu bài NLXH từ một vấn đề đặt ra
trong tác phẩm văn học:
5.1 Nhận dạng các kiểu đề với các biểu hiện chính

5.2 Lưu ý các yêu cầu cơ bản khi giải quyết kiểu đề này
5.3 Rèn luyện các kỹ năng
PHẦN KẾT LUẬN
1.Những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện chuyên đề
2.Quá trình thực hiện
3.Đánh giá kết quả
4.Những đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

25


×