Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Rèn luyện kỹ năng lập luận bình luận trong làm văn nghị luận cho học sinh lớp 11 trường THPT A Thanh Liêm - Thanh Liêm - Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 77 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC


TRẦN THI NGA

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
TRONG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH
LỚP 11 TRƯỜNG THPT A THANH LIÊM -
THANH LIÊM - HÀ NAM







KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Sơn La, năm 2013



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC










TRẦN THI NGA

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
TRONG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH
LỚP 11 TRƯỜNG THPT A THANH LIÊM -
THANH LIÊM - HÀ NAM




Chuyên ngành: XH2a


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thùy Dung



Sơn La, năm 2013




LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng tới
phòng Khoa học và Quan hệ quốc tế, thư viện trường Đại học Tây Bắc, thư viện
tỉnh Sơn La, cùng các thầy cô trong tổ Phương pháp dạy – học Ngữ Văn và Ban
chủ nhiệm khoa Ngữ Văn đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em trong việc thực
hiện đề tài này.
Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo, Thạc sĩ
Nguyễn Thùy Dung – người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ
em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ, động viên em hoàn
thành khóa luận này.
Trong quá trình thực hiện khóa luận do thời gian có hạn nên không tránh
khỏi thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý
thầy cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 5 năm 2013
Người thực hiện

Trần Thị Nga













DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐC : Đối chứng
GV : Giáo viên
KHGD : Khoa học giáo dục
HS : Học sinh
NXB : Nhà xuất bản
SGK : Sách giáo khoa
THPT : Trung học phổ thông
THCS : Trung học cơ sở
TN : Thực nghiệm
Tr : Trang




















MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Mục đích- đối tượng nghiên cứu 5
3.1. Mục đích nghiên cứu 5
3.2. Đối tượng nghiên cứu 5
4.Nhiệm vụ - phạm vi nghiên cứu 5
4.1.Nhiệm vụ của đề tài 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 6
5.2. Phương pháp khảo sát thực tế 6
5.3. Phương pháp thống kê 7
5.4. Phương pháp thực nghiệm 7
6. Cấu trúc khóa luận 7
NỘI DUNG 9
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 9
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 9
1.1.1. Thao tác lập luận với tư cách là một hoạt động của tư duy 9
1.1.1.1. Khái quát về tư duy 9
1.1.1.2. Thao tác lập luận 10
1.1.2. Bình luận với tư cách là một thao tác lập luận 11

1.1.2.1. Khái niệm bình luận và thao tác lập luận bình luận 11
1.1.2.2. Cách bình luận 12
1.1.3. Mối quan hệ giữa các thao tác lập luận bình luận với các thao tác lập
luận khác. 15
1.1.3.1. Quan hệ với thao tác lập luận chứng minh, giải thích 15


1.1.3.2. Quan hệ với thao tác lập luận phân tích 16
1.1.3.3. Quan hệ với thao tác lập luận so sánh 17
1.1.3.4. Quan hệ với thao tác lập luận bác bỏ 18
1.1.4. Lập luận bình luận với tư cách là một bộ phận trong kĩ năng làm văn
nghị luận 19
1.1.4.1. Khái niệm văn nghị luận 19
1.1.4.2. Khái niệm về kĩ năng 20
1.1.4.3. Con đường hình thành kĩ năng làm văn nghị luận 20
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 21
1.2.1. Về chương trình - sách giáo khoa 21
1.2.2. Thực tiễn dạy và học 22
Tiểu kết 24
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP LUẬN BÌNH
LUẬN TRONG BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN 25
2.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP
LUẬN BÌNH LUẬN TRONG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN 25
2.1.1. Cần căn cứ vào nội dung chương trình SGK để lựa chọn nội dung
cũng như cách thức, biện pháp cụ thể 25
2.1.2. Căn cứ vào những yêu cầu cần đạt để định ra những tiêu chí nội dung
của bài tập rèn luyện 26
2.1.3. Tuân thủ nguyên tắc bộ môn: lí thuyết thực hành 26
2.1.4. Rèn luyện kĩ năng lập luận bình luận phải đảm bảo quy trình 27
2.2. TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP LUẬN BÌNH LUẬN CHO

HỌC SINH TRONG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN 28
2.2.1. Rèn kĩ năng lập luận bình luận trong giờ học lí thuyết làm văn 28
2.2.1.1. Mục đích 28
2.2.1.2. Nội dung 29
2.2.1.3. Phương pháp 30
2.2.2. Rèn kĩ năng lập luận bình luận trong giờ thực hành làm văn 32
2.2.2.1. Mục đích 32


2.2.2.2.Nội dung 32
2.2.2.3. Phương pháp 32
2.2.2.4. Hệ thống bài tập thực hành 37
2.2.3. Rèn kĩ năng lập luận bình luận trong giờ trả bài 44
2.2.3.1.Mục đích 44
2.2.3.2 Nội dung 45
2.2.3.3. Phương pháp 45
Tiểu kết…………………………………………………………………… …47
Chương 3: THỰC NGHIỆM 48
3.1. MÔ TẢ THỰC NGHIỆM 48
3.1.1. Mục đích thực nghiệm 48
3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm 48
3.1.3. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 48
3.1.4. Về kế hoạch thực nghiệm 49
3.2. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 49
3.3. CÁCH THỨC DẠY THỰC NGHIỆM 49
3.4. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 50
3.4.1. Các tiêu chí đánh giá 50
3.4.1.1. Về định tính 50
3.4.1.2. Về định lượng 51
3.4.2. Kết quả đánh giá thực nghiệm 51

3.4.2.1. Về giáo viên thực hiện 51
3.7.2.2. Về phía học sinh thực nghiệm 51
Tiểu kết……………………………………………………………………… 54
KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….58
PHỤ LỤC
1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đất nước ta đang từng ngày đổi mới và phát triển trong xu thế hội
nhập thế giới. Mục tiêu trước mắt là đào tạo ra những con người toàn diện, tích
cực và chủ động. Đây không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành Giáo dục mà là
của toàn xã hội, nhưng ngành Giáo dục giữ vai trò chủ chốt với một trọng
trách vô cùng lớn lao. Quá trình đổi mởi nước ta diễn ra bắt đầu từ những
năm 1960-1980 của thế kỉ 20 với khẩu hiệu “biến quá trình đào đạo thành quá
trình tự đào tạo”. Từ đó đến nay, vấn đề giáo dục vẫn luôn được quan tâm và
bàn tới, đặc biệt là vấn đề thay đổi và cải biến phương pháp dạy học. Một xu
hướng dạy học hiện đại và tiến bộ được đưa ra là thay đổi vị trí, vai trò của
người thầy và người trò. Đổi mới phương pháp dạy học mấu chốt là việc giáo
viên dạy cho học sinh học phương pháp, cách thức, kĩ năng tiếp cận và giải
quyết vấn đề; học sinh học phương pháp, cách thức làm công cụ hữu dụng
trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
1.2. Đối với môn Ngữ Văn, việc đổi mới đã đem đến một hiệu quả không
nhỏ trong quá trình dạy học Ngữ Văn từ cấp THCS (trung học cơ sở) đến THPT
(trung học phổ thông). Sự hợp nhất cả 3 phần Văn – Tiếng Việt – Làm Văn
trong một cuốn sách Ngữ Văn đã thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa các phần
này. Mục đích cuối cùng của việc học môn Ngữ Văn và đặc biệt của phần Làm
văn ở trường phổ thông là giúp HS có thể tạo lập được những văn bản hay, có

tính sáng tạo. Để đạt được mục đích này, việc cung cấp cho học sinh những tri
thức về văn bản là cần thiết.Tuy nhiên, muốn HS độc lập tạo ra những văn bản
có tính sáng tạo thì việc cung cấp những tri thức là chưa đủ mà điều quan trọng
là phải hình thành và củng cố cho các em các kĩ năng và các thao tác lập luận
văn bản.
Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn
chứng về một vấn đề nào đấy và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho
người đọc hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo những
gì mình đề xuất. Loại văn này đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ
thông. Tuy nhiên, đặc trưng của văn nghị luận là phải lập luận để làm sáng tỏ
một vấn đề nên với học sinh để làm được bài văn nghị luận không phải là đơn
giản, và để giúp cho học sinh nắm vững và có kĩ năng làm bài văn nghị luận
không phải là việc dễ dàng. Nếu không nắm vững những nét riêng, đặc điểm
riêng của các kiểu bài nghị luận có thể dẫn đến tình trạng nhầm lẫn giữa các kiểu
bài đó; nếu lập luận không chặt chẽ thì bài văn sẽ rời rạc, thiếu sức thuyết phục.
2

Vì vậy, trong nhà trường, việc rèn luyện viết văn nghị luận là yêu cầu rất trọng
yếu của quá trình học tập.
Như ở trên đã nói, đặc trưng của văn nghị luận là phải lập luận nên để học
sinh phổ thông tạo được những văn bản hay, đầy sáng tạo thì việc dạy các em sử
dụng tốt các thao tác lập luận là vô cùng quan trọng. Vì vậy, sách giáo khoa Ngữ
văn từ THCS đến THPT đã đưa ra các thao tác lập luận thành từng nội dung cụ
thể nhằm giúp cho học sinh hiểu sâu sắc bản chất của các thao tác, từ đó vận
dụng tốt các thao tác vào quá trình tạo lập văn bản.
1.3. Ở cấp THCS các em đã được làm quen với hai thao tác lập luận là
thao tác chứng minh và giải thích. Đến THPT các em tiếp tục được làm quen với
bốn thao tác lập luận là: phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận trong chương
trình Ngữ văn lớp 11. Bốn thao tác lập luận này là trọng tâm phần Làm văn của
sách Ngữ văn lớp 11. Trong đó thao tác lập luận bình luận là một thao tác không

thể thiếu trong văn nghị luận. Thao tác này là một nội dung mới, lần đầu tiên
được đưa vào trường phổ thông theo tinh thần đổi mới nên rất khó đối với giáo
viên và học sinh. Với không ít học sinh, thực hiện thao tác bình luận là một công
việc mà các em cảm thấy rất khó, và rất ngại làm. Nhiều em thường hay nhầm
lẫn giữa thao tác lập luận bình luận với các thao tác chứng minh và giải thích.
Đặc biệt, nhiều học sinh còn chưa thấy được bình luận là một hoạt động có
nguồn gốc từ chính cuộc sống. Học sinh còn chưa nhận ra mối dây liên hệ giữa
bình luận như một công việc mà các em đang phải chật vật làm trong nhà
trường với bình luận, như một công việc mà các em vẫn thoải mái tiến hành
khá thường xuyên và khá thành công trong thực tế. Vì thế, sự “bình luận”
trong nhiều bài làm của học sinh gượng gạo, thiếu tự nhiên, thiếu nhiệt tình.
Trong khi đó hiện nay chưa có nhiều tài liệu, nhiều công trình nghiên cứu
khoa học bàn về bình luận với tư cách là một thao tác lập luận hoặc nếu có thì
chỉ nói về bình luận như một kiểu bài nghị luận cụ thể nên chúng tôi mạnh
dạn lựa chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ năng lập luận bình luận trong làm văn
nghị luận cho học sinh lớp 11 trường THPT A Thanh Liêm - Thanh Liêm -
Hà Nam” với mong muốn phần nào giúp cho giáo viên bớt đi những khó khăn,
lúng túng khi rèn luyện cho học sinh “Thao tác lập luận bình luận” trong SGK
Ngữ văn lớp 11.
Đồng thời, qua việc nghiên cứu này sẽ giúp cho người nghiên cứu nâng
cao hiểu biết của mình, có một vốn kiến thức vững chắc về bộ môn Tập làm
văn, đặc biệt là về thao tác lập luận bình luận cũng như cách viết một bài văn
3

bình luận đúng, hay, phù hợp với yêu cầu để phục vụ tốt cho công tác giảng
dạy sau này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bình luận là một kĩ năng quan trọng của làm văn nghị luận ở nhà trường
phổ thông, và rèn luyện kĩ năng bình luận cho học sinh là một vấn đề được các
nhà nghiên cứu hết sức quan tâm.

Cuốn sách tiêu biểu thứ nhất viết về bình luận là cuốn “Lí luận văn học”
do Phương Lựu làm chủ biên. Trong cuốn sách này, tác giả Phương Lựu cùng
một số tác giả khác đã nói đến bình luận với tư cách là một dạng thức của lập luận.
Theo đó các tác giả cho rằng:“Bình luận là đánh giá, xem xét cái đúng, cái sai, mặt
hay, mặt dở (tức là bình) của một hiện tượng, một sự vật, một quan niệm… đồng
thời đào sâu, mở rộng thêm (luận) nhằm phát huy những mặt tích cực, ngăn ngừa
những mặt tiêu cực, sai trái”[9, 444]. Không chỉ vậy các tác giả còn chỉ ra rằng
bình luận còn liên đới với cả chứng minh, giải thích và phân tích.
Trong cuốn “Làm văn nghị luận như thế nào” của nhà xuất bản Nghệ
Tĩnh cũng nói đến bình luận là một trong ba kiểu bài nghị luận cơ bản. Cũng
giống quan đểm của các tác giả trong cuốn Lí luận văn học, các tác giả trong
cuốn Làm văn nghị luận như thế nào cũng nêu lên bản chất của bình luận nhưng
đã có sự mở rộng và yêu cầu cụ thể hơn đối với bài văn bình luận: “Bình luận là
kiểu bài nghị luận đòi hỏi người viết phải xác định công khai luận đề đúng hay
sai, đúng sai ở chỗ nào, vì sao lại đúng sai như thế…Kiểu bài bình luận luôn
luôn nêu yêu cầu nâng cao vấn đề, mở rộng vấn đề, từ vấn đề này bàn sang vấn
đề khác có liên quan. Phải lật xuôi lật ngược vấn đề, rào đón những thắc mắc
của người đọc, người nghe; kiên quyết đấu tranh, gạt bỏ những nhận thức sai
trái, có hại; khẳng định những nhận thức đúng đắn”[20, 22]. Không chỉ vậy các
tác giả còn đưa ra yêu cầu cụ thể về giọng văn bình luận là phải “sôi nổi, hùng
hồn, giàu tính chiến đấu”. Nói cách khác “người viết bình luận phải bộc lộ chủ
quan của mình bằng tất cả trí tuệ và cảm xúc”.
Các tác giả Lê A, Nguyễn Trí trong cuốn “Làm văn” mặc dù không trực
tiếp nói về thao tác lập luận bình luận nhưng đã nói đến bình luận trên phương
diện là một kiểu bài văn nghị luận cụ thể. Theo đó Lê A, Nguyễn Trí đã chỉ ra
những đặc điểm cơ bản của văn nghị luận và đưa ra phương pháp làm bài bình
luận đối với cả bài bình luận xã hội và bình luận văn học. Điều này đã giúp ích
rất lớn cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học văn.
Một cuốn sách khác cũng đóng góp không nhỏ vào việc hình thành kĩ
năng làm văn bình luận là cuốn “Rèn kĩ năng làm văn nghị luận” của tác giả Bảo

4

Quyến. Ở đây tác giả không chỉ nói đến bình luận như một trong những thao tác
tổ chức nên nội dung bài văn nghị luận mà còn nói đến bình luận như một kiểu
bài cụ thể. Cũng giống như đối với kiểu bài phân tích, chứng minh, giải thích và
bình giảng Bảo Quyến đã chỉ ra đặc điểm, yêu cầu và đã đề xuất phương pháp
làm bài đối với từng phần cụ thể trong bài văn bình luận. Trong bài văn bình
luận ngoài hai phần đặt vấn đề và kết thúc vấn đề thì trong phần giải quyết vấn
đề tác giả Bảo Quyến nhấn mạnh cần phải thực hiện 3 thao tác là “giải thích
luận đề”,“bình luận đề” và “luận luận đề” [11, 21]. Như vậy chúng ta có thể
thấy rằng, Bảo Quyến cũng như nhiều tác giả khác mặc dù nhìn nhận bình luận trên
nhiều phương diện khác nhau nhưng đều đi đến nhận định: bình luận có hai thao
tác cơ bản là đánh giá (bình) và bàn luận (luận). Đặc biệt Bảo Quyến còn nhận thấy
bình luận không phải là một kiểu bài riêng biệt mà là “một kiểu bài tổng hợp vì
trong nó có cả giải thích, phân tích, chứng minh”. Do đó, “muốn làm bài bình luận
người làm phải biết vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích, phân tích, chứng
minh”[11, 20]. Quan điểm này của Bảo Quyến là một quan điểm tiến bộ bởi vì
trong thực tế không có bài văn nghị luận nào chỉ sử dụng đơn thuần một thao tác
lập luận mà nó là sự kết hợp của nhiều thao tác lập luận.
Hiện nay, các tác giả biên soạn SGK Ngữ Văn đã tách các thao tác lập
luận thành từng bài riêng với mục đích nắm bản chất từng thao tác lập luận, từ
đó có cách hiểu rộng hơn, sâu hơn về mỗi thao tác, đồng thời giúp các em vận
dụng linh hoạt các thao tác này vào viết bài văn nghị luận.
Trong SGK Ngữ Văn 11 tập 2 bộ cơ bản, các tác giả Phan Trọng Luận (tổng
chủ biên), Trần Đăng Suyền (chủ biên phần Văn), Lê A (chủ biên phần Làm văn),
đã thống nhất đưa ra khái niệm bình luận như sau: “bình luận nhằm đề xuất và
thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của
mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học”[12,73].Từ
khái niệm đó các tác giả đã đưa ra cách bình luận thường gặp nhất để giáo viên và
các em HS tham khảo. Bên cạnh đó các tác giả còn thống nhất quan điểm không

dựa vào các thao tác lập luận để chia nhỏ văn bản nghị luận thành nhiều loại: chứng
minh, phân tích, bình giảng, bình luận… và khẳng định mỗi thao tác lập luận có thể
có thể sử dụng ở nhiều kiểu bài nghị luận khác nhau, và ở mỗi bài nghị luận có thể
sử dụng nhiều thao tác lập luận khác nhau. Thao tác lập luận bình luận không chỉ
có mặt trong các kiểu bài mà thao tác này còn có mối liên hệ mật thiết với các thao
tác khác: phân tích, so sánh, bác bỏ… Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với thực
tế viết văn lại vừa tạo điều kiện để luyện tập cho HS biết cách sử dụng thao tác lập
luận trong suốt quá trình học văn nghị luận từ THCS đến THPT và ứng dụng vào
việc học tập cũng như cuộc sống sau này.
5

Cho đến nay thao tác lập luận bình luận chỉ mới được đề cập mang tính
định hướng chung trong các sách giáo viên (bộ cơ bản và bộ nâng cao) và trong
tài liệu bồi dưỡng giáo viên lớp 11 môn Ngữ văn, chưa có công trình nghiên cứu
một cách toàn diện, sâu sắc về vấn đề này và nếu có thì rất ít. Vì vậy thực hiện
khóa luận “Rèn luyện kĩ năng lập luận bình luận trong làm văn nghị luận cho
học sinh lớp 11 trường THPT A Thanh Liêm” chúng tôi mong muốn sẽ mở ra
một hướng tiếp cận mới trong quá trình dạy học thao tác lập luận, cụ thể là thao
tác lập luận bình luận cho các em học sinh trường THPT A Thanh Liêm, từ đó
góp phần nâng cao chất lượng học tập cho các em.
Các tài liệu và các đề tài nghiên cứu trước sẽ là định hướng để chúng tôi
tiến hành nghiên cứu. Chúng tôi sẽ lấy đó làm cơ sở lí thuyết để luận văn được
chặt chẽ. Luận văn cũng chỉ là sự tiếp nối những công trình của các tác giả đi
trước với mục đích cụ thể hơn về thao tác lập luận bình luận cho một đối tượng
cụ thể. Hy vọng đây sẽ là một công trình nghiên cứu thiết thực đối với học sinh
lớp 11 nói chung và học sinh lớp 11 trường THPT A Thanh Liêm nói riêng.
3. Mục đích- đối tượng nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu thực tế làm văn bình luận của học sinh lớp 11 trường
THPT A Thanh Liêm để đưa ra những giải pháp nhằm giúp các em rèn luyện kỹ

năng lập luận bình luận trong văn nghị luận sao cho hiệu quả nhất.
Đúc rút những kinh nghiệm trong học tập và nghiên cứu, báo cáo kết quả sau
4 năm học tập và rèn luyện ở trường Đại học, cũng như chuẩn bị kiến thức, tư thế
vững vàng trước khi bước vào giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường phổ thông.
Trau dồi kinh nghiệm và thao tác để sẵn sàng cho hoạt động nghiên cứu
khoa học sau này.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu các giải pháp rèn luyện kĩ năng lập luận bình
luận cho học sinh lớp 11 trường THPT A - Thanh Liêm -Thanh Liêm - Hà Nam.
4. Nhiệm vụ - phạm vi nghiên cứu
4.1.Nhiệm vụ của đề tài
Xuất phát từ tình hình nghiên cứu với khả năng và tài liệu cho phép
chúng tôi xác định đề tài có những nhiệm vụ sau đây:
-Xây dựng cơ sở lí thuyết làm cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu trong đề tài.
6

-Tìm hiểu thực trạng của việc học Ngữ Văn của học sinh lớp 11 trường
THPT A Thanh Liêm.
- Đề xuất phương pháp thích hợp để rèn luyện kỹ năng lập luận bình luận
trong văn nghị luận cho học sinh lớp 11 trường THPT A Thanh Liêm.
-Tiến hành dạy học thực nghiệm để khẳng định tính khả thi của những
giải pháp mà đề tài đã đề xuất.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là: các bài học thao tác lập luận bình
luận và các bài có mối quan hệ với thao tác lập luận bình luận như: “Thao tác
lập luận bình luận”, “Luyện tập thao tác lập luận bình luận”…Giới hạn chủ yếu
là nghiên cứu dạy học thao tác lập luận bình luận theo SGK Ngữ Văn 11 chương
trình chuẩn (có liên hệ với chương trình SGK Ngữ Văn 11 nâng cao) áp dụng
đối với học sinh THPT A Thanh Liêm.
5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình xây dựng khóa luận, chúng tôi đã vận dụng nhiều phương
pháp dạy học tiếng Việt, dạy học Làm văn. Giữa các phương pháp có sự phối
hợp với mức độ và phân bố khác nhau ở từng phần. Dưới đây là một số phương
pháp nghiên cứu cơ bản nhất đã được chúng tôi vận dụng.
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu lí thuyết là phương pháp được tiến hành dựa trên cơ sở tìm
hiểu, nghiên cứu và thu thập những thành tựu lí luận đã có làm tiền đề cho việc
xác định giả thuyết khoa học mà mình đặt ra.
Cụ thể với đề tài này để đưa ra phương pháp rèn luyện kĩ năng lập luận bình
luận trong văn nghị luận, chúng tôi đã nghiên cứu lí thuyết để tìm hiểu thế nào là
bình luận, một số cách bình luận, thế nào là lập luận, lập luận bình luận, từ đó
mới có thể đưa ra các kĩ năng lập luận thích hợp nhất cho các em HS lớp 11
trường THPT A Thanh Liêm, với hi vọng sẽ “lấp đầy” những “khoảng trống” về
kĩ năng cho các em.
5.2. Phương pháp khảo sát thực tế
Từ trước đến nay, chúng ta luôn đề cao mối quan hệ thiết thân giữa lí luận
và thực tiễn, trong đó, thực tiễn nắm vai trò cốt yếu trong quá trình nhận thức và
hành động. Bởi vậy, sau khi nghiên cứu những vấn đề lí thuyết chúng tôi đã tiến
hành khảo sát thực tế. Cụ thể, chúng tôi đã đi khảo sát một số lượng nhất định,
7

thăm dò ý kiến thái độ của các em đối với việc vận dụng thao tác lập luận bình luận
vào bài viết của mình.
Như vậy, phương pháp khảo sát thực tế là tổ chức tiếp cận tri giác tìm
hiểu đối tượng trong thực tế, điều tra và tổng hợp các vấn đề thực tiễn có liên
quan mật thiết đến khóa luận.
5.3. Phương pháp thống kê
Đây là một trong những phương pháp của toán học. Chúng tôi sử dụng
phương pháp này để xử lí các số liệu thu nhận được trong quá trình điều
tra,thực nghiệm.

5.4. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm là phương pháp tổ chức, triển khai giả thuyết
khoa học của khóa luận vào giảng dạy thực tế nhằm kiểm tra, đánh giá một cách
khách quan tính khả thi của các vấn đề đưa ra và từ đó hiệu chỉnh lại nhằm đạt
được sự tin cậy và mang tính khoa học nhất nơi khóa luận.
Phương pháp này được thực hiện trên một số những phương diện sau:
- Xây dựng cơ sở thực nghiệm sư phạm thông qua các bài thiết kế nội
dung dạy học.
- Tổ chức thực hiện giảng dạy ở trường phổ thông.
- Thông qua quá trình thực hiện giảng dạy kiểm tra và đánh giá nhận thức,
kỹ năng lập luận bình luận của học sinh, từ đó đề xuất một số giải pháp về việc
rèn luyện các thao tác lập luận trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, đồng thời
khẳng định mức độ thành công của khóa luận.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Cơ sở lí luận bao gồm:Thao tác lập luận, thao tác lập luận bình luận, cách
bình luận, mối quan hệ giữa thao tác bình luận với các thao tác lập luận khác và
các lí thuyết liên quan đến việc hình thành kĩ năng lập luận bình luận trong làm
văn nghị luận cho học sinh.
Đối với cơ sở thực tiễn, chúng tôi tiến hành khảo sát chương trình SGK
lớp 11, thăm dò thực tiễn dạy và học Làm Văn của học sinh lớp 11 trường THPT
A Thanh Liêm huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam.
8

Chương 2: Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng lập luận bình luận trong
văn nghị luận cho học sinh lớp 11 trường THPT A Thanh Liêm.
Đưa ra các giải pháp cụ thể để rèn luyện kĩ năng lập luận bình luận trong
văn nghị luận cho HS lớp 11.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Bao gồm thiết kế giáo án thực nghiệm, tổ chức dạy thực nghiệm và đánh
giá kết quả thực nghiệm





9

NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Thao tác lập luận với tư cách là một hoạt động của tư duy
1.1.1.1. Khái quát về tư duy
Trong thực tiễn cuộc sống, có rất nhiều cái mà ta chưa biết, chưa hiểu.
Song để làm chủ được thực tiễn, con người cần phải hiểu thấu đáo những cái
chưa biết đó, phải vạch ra cái bản chất, mối liên hệ có tính quy luật của chúng.
Quá trình đó gọi là tư duy.
Vậy tư duy là gì? Trước khi đi định nghĩa tư duy là gì chúng ta hãy xét bài
toán của Gauss: 1 + 2 + 3 + 4 +…+ 100 =?, khi còn nhỏ Gauss đã giải như sau:
1 + 100 = 101, 2 +99 =101, 3 +98 = 101… = 50 x 101 = 5050
Qua ví dụ trên, ta nhận thấy Gauss đã nhận thức được mối quan hệ có tính
chất quy luật của dãy số và cách giải này là cách giải mới, đó chính là tư duy.
Từ đây ta rút ra định nghĩa “Tư duy là một quá trình tâm lí, phản ánh
những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy
luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa
biết”.[21, 106]

Như vậy, tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản
chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu
tượng, khái niệm, phán đoán và suy lí.
Thuộc mức độ nhận thức cao - nhận thức lí tính, tư duy có những đặc
điểm cơ bản: tính “có vấn đề” của tư duy, tính gián tiếp của tư duy, tính trừu
tượng và khái quát hóa, tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ và có quan hệ
mật thiết với nhận thức cảm tính.
Mỗi hành động tư duy là một quá trình giải quyết một nhiệm vụ nào đấy
nảy sinh trong nhận thức hay hoạt động thực tiễn. từ khi chủ thể gặp tình huống
có vấn đề, nhận thức được vấn đề đến khi giải quyết được vấn đề là một quá
trình bao gồm nhiều giai đoạn. Nhà tâm lí học K.K. Platônôp đã tóm tắt các giai
đoạn của một quá trình tư duy bằng sơ đồ dưới đây:
10

Nhận thức vấn đề

Xuất hiện các liên tưởng

Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết

Kiểm tra giả thuyết

Chính xác hóa Khẳng định Phủ định

Giải quyết vấn đề Hành động tư duy mới

Đây chính là lôgic của tư duy. Số lượng các giai đoạn có thể không cần
đầy đủ trong những trường hợp nhất định, nhưng thứ tự các giai đoạn phải tuân
theo sơ đồ trên.
Rèn luyện kĩ năng lập luận bình luận cho học sinh lớp 11 trong bài làm

văn nghị luận là một hoạt động có mối liên hệ trực tiếp tới các hoạt động tư duy,
tới vấn đề lôgic và đó là một hoạt động mang tính trí tuệ cao.
1.1.1.2. Thao tác lập luận
Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc)
đến một kết luận nào đó mà người viết (nói) muốn đạt tới.Lập luận được định
nghĩa rất khác nhau tùy theo ngữ cảnh của hiểu biết về lí tính như là một hình
thức của tri thức. Theo định nghĩa lôgic, lập luận là hành động sử dụng lí tính để
rút ra một kết luận từ các tiền đề nhất định bằng cách sử dụng một phương pháp
luận cho trước, và hai phương pháp tường minh được sử dụng rộng rãi nhất để
đạt đến kết luận là lập luận suy diễn và lập luận quy nạp.
Hiểu một cách khái quát, lập luận là trình bày hệ thống lí lẽ và luận
chứng của mình một cách chặt chẽ, rành mạch, gãy gọn theo một trình tự hợp lí,
đúng với quy luật lôgic nhằm khẳng định hoặc bênh vực một ý kiến, làm sáng tỏ
vấn đề mà người nói, người viết cho là đúng đắn. Hay nói một cách khác, lập
luận là quá trình liên kết, xâu chuỗi luận điểm, luận cứ nhằm làm rõ luận đề theo
một quan niệm nhất định để người đọc hiểu, tin ở những kết luận mà người viết
muốn dẫn dắt người đọc đến. Lập luận là sản phẩm của tư duy lôgic, do vậy lập
luận vừa phải có lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, lại phải biết trình bày, dẫn dắt
11

sao cho lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Mặt khác, lập luận phải có đích, đích của
lập luận phải tìm ra những chân lí mới rút ra từ những tri thức khác, là con
đường đi đến nhận thức chân lí một cách khoa học.
Lập luận trong văn nghị luận ngoài có các yếu tố luận điểm, luận cứ, luận
chứng còn có cách lập luận, phương pháp lập luận. Trong đó luận điểm chính là
ý kiến xác định của người viết với vấn đề đặt ra. Luận cứ là các tài liệu dùng
làm cơ sở cho việc thuyết minh cho luận điểm còn luận chứng là sự phối hợp, tổ
chức các lí lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm, thực chất đây là cách
đưa luận cứ vào quỹ đạo logic để tạo thành sức thuyết phục của luận điểm.
Để lập luận, người ta phải sử dụng các thao tác lập luận. Đặc điểm của các

thao tác này là người viết sử dụng ngôn ngữ để nêu sự thực, trình bày lí lẽ và
qua đó đánh giá sự đúng - sai, đưa ra các phán đoán, nêu ra các kiến giải, phát
biểu ý kiến, thể hiện rõ lập trường, quan điểm của bản thân. Việc trình bày lí lẽ
được người viết thể hiện thông qua các phương thức tư duy lôgic như khái niệm,
phán đoán, suy lí và hệ thống dẫn chứng nhằm đạt được mục đích khiến người
đọc tin theo. Như vậy, thao tác lập luận chính là thao tác được sử dụng để thực
hiện một hành động lập luận. Nói cách khác, thao tác lập luận là những động tác
được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động
lập luận.
Khi lập luận người ta có thể dùng nhiều thao tác như: chứng minh, giải
thích, phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận. Các thao tác này học sinh được
tiếp cận cụ thể trong môn Ngữ văn từ cấp THCS đến cấp THPT.
1.1.2. Bình luận với tư cách là một thao tác lập luận
1.1.2.1. Khái niệm bình luận và thao tác lập luận bình luận
Theo từ điển tiếng Việt, bình luận là bàn điều hay, lẽ dở, việc nên hay hư
như: bình luận thời cuộc, viết bài bình luận…
Trong cuộc sống, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông, ta rất hay
gặp từ bình luận. Đó có thể là bình luận tình hình thời sự, bình luận quân sự,
bình luận thể thao… thậm chí đơn giản là bình luận về một con người, bình luận
về một lối sống… Trong những trường hợp này, bình luận có nghĩa là bàn bạc,
đánh giá nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh
giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong
văn học.
Ví dụ như trong lĩnh vực thể thao, trên trang báo mạng thethaovanhoa.vn
ngày 14/01/2013 đã bình luận về trận đấu bóng đá giữa M.U và Liverpool như
sau: “Đó không còn là một cặp đấu cân tài cân sức, như cuộc chiến giữa hai
12

đội bóng vĩ đại nhất nước Anh đáng ra phải thế. Nhưng đó là một trận đấu mà
người thất bại Liverpool vẫn xứng đáng được tôn trọng, và kẻ chiến thắng M.U

cần phải học cách tôn trọng đối thủ”. Ở đây, lĩnh vực bình luận là thể thao,
người bình luận đã đưa ra những ý kiến đánh giá của mình để người đọc phải
suy ngẫm về lối chơi của đội “quỷ đỏ M.U”.
Chúng ta đang sống trong một thời đại văn minh, dân chủ; mọi người đều
có quyền và có trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề trong xã hội; các
quan điểm, ý kiến có tinh thần xây dựng đều được trân trọng và khuyến khích.
Con người trong thời đại như thế phải dám và phải có khả năng tham gia bình
luận, để trở thành người có ích cho cuộc sống.
Hiểu theo tinh thần ấy thì lập luận bình luận là một hoạt động mà con
người vẫn thường xuyên tiến hành ở cuộc đời. Có thể nói, không một học sinh nào
chưa từng nhiều lần lập luận bình luận và chưa từng có ít nhất một lần lập luận bình
luận thành công. Những kinh nghiệm rút ra từ những lần lập luận bình luận trong
cuộc sống ấy rất có ích cho việc tìm hiểu về văn bình luận ở nhà trường.
Chương trình Ngữ văn hiện hành coi bình luận là một thao tác. Nhưng có
lẽ bình luận không nằm trong cùng hệ thống với các thao tác như so sánh hay
bác bỏ. Ngang bậc với bình luận phải là các thao tác giải thích, chứng minh,
phân tích. Phải đặt bình luận vào hệ thống cùng với các thao tác giải thích,
chứng minh để khu biệt bình luận với giải thích, chứng minh, mới mong nắm
được bản chất thật sự của thao tác lập luận này. Như vậy, bình luận là một loại
thao tác lập luận; về mặt này, nó cũng giống chứng minh và giải thích. Nhưng
bình luận không nhằm mục đích làm cho người đọc (người nghe) hiểu rõ như
giải thích hay tin là đúng, là có thật như chứng minh. Mục đích của bình luận là
đánh giá và bàn luận. Đã gọi là đánh giá thì phải có sự xác định phải trái, hay
dở, đúng sai. Cũng vậy, đã gọi là bàn luận thì phải có sự trao đổi ý kiến với
người đối thoại. Nói một cách khái quát, bình luận một thao tác lập luận, trong
đó người viết (người nói) bàn luận, đánh giá một vấn đề để đi đến việc nhận
định đầy đủ, sâu sắc về vấn đề đó và những điều do vấn đề đó gợi ra. Nó gồm
hai thao tác cụ thể là: bình (đánh giá) và luận (bàn bạc và mở rộng vấn đề).
1.1.2.2. Cách bình luận
Như chúng ta biết rằng, thao tác bình luận được sử dụng trong cả biện

luận và trong văn nghị luận. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của khóa luận tôi chỉ
trình bày cách bình luận trong văn nghị luận.
Bình luận không phải là giải thích, không để chứng minh, cũng không
phải là gải thích và chứng minh cộng lại. Yêu cầu cao nhất của hoạt động bình
13

luận không phải là dễ hiểu (đó là yêu cầu của giải thích), hay có nhiều dẫn
chứng phong phú, đáng tin cậy (đó là yêu cầu của chứng minh). Trôi chảy, hấp
dẫn, giàu nhiệt tình thuyết phục, giàu tính đấu tranh cho quan điểm, ý kiến đúng
đắn, đó mới là những phẩm chất thích hợp với thao tác bình luận. Cũng bởi
những đặc trưng đó mà cách bình luận khác với chứng minh và giải thích. Có
nhiều cách bình luận. Sau đây là một trong những cách thường gặp nhất. Theo
cách này, tiến trình bình luận bao gồm ba bước:
Bước thứ nhất, ta phải xác định được hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.
Người đọc (người nghe) không thể tiếp nhận và càng không thể tiếp nhận một
cách hứng thú những lời bình luận về một hiện tượng (vấn đề), một khi họ còn
mơ hồ về chính cái hiện tượng (vấn đề) được đưa ra bình luận. “Có bột mới gột
nên hồ”, không một quy tắc nào cứu vãn nổi một bài bình luận mà ở đó, người
làm văn buộc phải viết về một nội dung mà mình không biết, không có gì để bàn
luận, không cần trao đổi ý kiến với ai. Vì thế, trước tiên, người bình luận nên
trình bày một cách trung thực, đầy đủ, rõ ràng nhưng ngắn gọn về hiện tượng
(vấn đề) mà ở đó, mình sẽ đem ra bàn luận cùng người đọc (người nghe). Trong
bình luận xã hội, để xác định vấn đề bình luận, cần tiến hành giải thích nghĩa
đen,nghĩa bóng của các khái niệm, hình ảnh, cách diễn đạt bóng bẩy trong đề.
Từ đó rút ra vấn đề cần bình luận là gì. Ví dụ, khi bình luận câu tục ngữ : Tốt gỗ
hơn tốt nước sơn ta phải giải thích gỗ và nước sơn tiêu biểu cho cái gì, toàn câu
tục ngữ đó muốn nói gì. Vấn đề đặt ra có phải là quan điểm đánh giá giá trị nội
dung cao hơn giá trị hình thức hay là quan điểm khái quát, rộng lớn hơn: giá trị
thực dụng cao hơn giá tị thẩm mĩ?. Đối với bình luận văn học, cần đọc kĩ đề bài
để xác dịnh vấn đề cần bình luận là gì (một tác phẩm, một tác giả, một quan

điểm lí luận văn học,…), phạm vi tư liệu mà đề bài yêu cầu sử dụng. Ở bước thứ
nhất này, cần lưu ý: không nên cố trình bày hiện tượng (vấn đề) đó cốt cho phù
hợp nhất với quan điểm của mình, vì việc làm ấy khiến người đọc (người nghe)
ngờ vực, cảm thấy sự bình luận không thật công bằng, không thật vô tư.
Tiếp đó, người bình luận sẽ nêu ra và bảo vệ quan điểm của riêng mình
theo một trong các cách sau:
(1)Đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và bác bỏ phía
mình chắc chắn là sai. Như trong đoạn văn sau đây, người viết đã bác bỏ hoàn
toàn ý kiến cho rằng: “Cứng quá thì gãy”:
“Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi
được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu
đổi cứng ra mềm?
14

Ngô Tử là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà đốt cháy đền tà, chống lại
yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ
chức vị ở Minh ti, thật xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng
cỏi”.[12, 26]
(2) Kết hợp những phần đúng và loại bỏ phần còn hạn chế của mỗi phía,
để đi tới một sự đánh giá mà mình tin là thật sự công bằng, hợp lí. Bởi lẽ, bất kì
một sự vật, hiện tượng nào cũng khó hoàn hảo, bên cạnh những hạt nhân hợp lí
còn chứa đựng những không ít những yếu tố tiêu cực. Trở lại VD trên, khi bình
luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, rõ ràng việc coi trọng giá trị thực
dụng đúng về cơ bản. Tuy vậy, nếu quá coi trọng giá trị thực dụng mà xem nhẹ
hoặc bỏ qua giá trị thẩm mĩ cũng không đúng.
Cách bình luận này sẽ giúp chúng ta tránh được khuynh hướng cực đoan,
một chiều trong đánh giá. Thông thường, chúng ta thường hay đánh giá quá cao
các hiện tượng (vấn đề) được bình luận, xem nó là hay, là có giá trị hơn cả. Đây
là nhược điểm hay gặp trong các bài bình luận. Cần có thái độ khách quan, đúng
mực, đáng khen thì khen, đáng khen đến mức độ nào thì khen đến mức độ ấy.

(3) Đưa ra một cách đánh giá của riêng mình, sau khi đã phân tích các
quan điểm, ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận. Tuy nhiên, để có đánh giá
hợp lí, người bình luận phải đứng trên một lập trường đúng đắn. Lập trường đó
là các lợi ích chung của xã hội, của dân tộc, của cộng đồng người và các thành
viên trong đó.
Việc lựa chọn cách làm nào trong ba cách kể trên phải xuất phát từ một,
và chỉ một cơ sở duy nhất: cơ sở chân lí. Sau khi đã chọn được một cách thức
phù hợp với chân lí rồi thì nhiệm vụ của người bình luận là tìm cách thuyết phục
người đọc (người nghe) đặt niềm tin vào sự đánh giá của mình bằng các lí lẽ và
dẫn chứng thuyết phục. Các dẫn chứng đó lấy từ thực tế cuộc sống, các con số
thống kê, các sự kiện lịch sử một cách khách quan, chính xác và tinh tế.
Cuối cùng, để luận bàn sâu rộng hơn, người bình luận có thể đề cập đến
hành động, thái độ, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét,
đánh giá; cũng có thể bày tỏ những cảm nhận, nghĩ suy mà mình đã rút ra khi
liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và của người đang lắng
nghe mình bình luận. Khi bình luận về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu, người bình luận liên hệ với thực tế bạo lực gia đình hiện
nay ở Việt Nam cũng như đưa ra những lời kêu gọi chống bạo lực gia đình là
một cách để vấn đề bàn luận sâu rộng hơn. Hay khi bình luận về câu ca dao:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương - Người trong một nước phải thương nhau
15

cùng”, cần liên hệ với thực tế xã hội hiện nay về tính đoàn kết dân tộc, qua đó
kêu gọi mọi người hãy sống đoàn kết. Nhưng sự bình luận có tầm vóc lớn hơn,
có giá trị cao hơn nữa nếu người bình luận có thể bàn thêm về những ý nghĩa xa
rộng, sâu sắc, và bất ngờ nữa mà hiện tượng đời sống được bình luận gợi ra.
Chẳng hạn như khi bình luận về ý thơ: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” của
Nguyễn Đình Chiểu, người viết đã gợi ra cho người đọc nhiều suy ngẫm về bài
học đạo lí trong ứng xử: “Từ câu tục ngữ “Uống Nước nhớ nguồn” đến câu thơ
“Làm ơn há dẽ trông người trả ơn”, ta thấy bài học đạo lí ứng xử đầy tình

người. Quan niệm sống đẹp ấy làm nên tâm hồn Việt Nam, sức mạnh nhân nghĩa
Việt Nam”.[6, 500]
1.1.3. Mối quan hệ giữa các thao tác lập luận bình luận với các thao tác lập
luận khác.
Do đặc trưng văn nghị luận là bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề xã hội hay
văn học nào đó nên rất cần có sự kết hợp thành thạo giữa các thao tác nghị luận,
lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. Chính vì vậy, trong quá trình làm văn
nghị luận, thao tác lập luận bình luận không bao giờ đứng độc lập, tách biệt mà
luôn có sự phối hợp với các thao tác lập luận khác như : chứng minh, giải thích,
so sánh, phân tích, bác bỏ.
1.1.3.1. Quan hệ với thao tác lập luận chứng minh, giải thích
Để chứng minh một vấn đề ta cần dùng đến lí lẽ và dẫn chứng để minh
họa, xác nhận, khẳng định, bênh vực chắc chắn sự đúng đắn của một ý kiến, một
nhận định, một vấn đề. Tuy nhiên, để mở rộng nâng cao vấn đề cần chứng minh
thì việc người viết đưa ra những nhận định, đánh giá, bàn luận của bản thân (tức
là bình luận) là vô cùng quan trọng. Hoặc để tăng tính thuyết phục của dẫn
chứng đưa ra, người viết phải phân tích, có khi là phải bình luận dẫn chứng.Ví
dụ: “Cuộc đối thoại giữa mây và em bé không chỉ nói lên tâm hồn bay bổng hồn
nhiên của tuổi thơ mà còn khẳng định ngợi ca tình yêu mẹ của tuổi thơ rất đẹp
và mãnh liệt:
“Mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi”.
Yêu mẹ hiền, yêu mái nhà êm ấm… là những tình cảm trong sáng, đằm
thắm của em bé. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống bên mẹ hiền:
“Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng
Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh”.
16

Trí tưởng tượng diệu kì và tình yêu thiếu nhi nồng nàn của Ta-gor đã
sáng tạo nên vần thơ đẹp nói về hạnh phúc tuổi thơ. Ở đây, tình mẫu tử được
nâng lên ngang tầm với vũ trụ”.[6, 371]

Trong đoạn văn trên, có sự kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa thao tác chứng
minh và bình luận. Cùng với việc đưa ra dẫn chứng để chứng minh cho tình yêu mẹ
của tuổi thơ rất đẹp và mãnh liệt, người viết đã đi đến khẳng định trí tưởng tượng
diệu kì và tình yêu thiếu nhi của Ta-gor. Đồng thời đánh giá về tình mẫu tử được
nói đến trong bài, đó là “tình mẫu tử được nâng lên ngang tầm với vũ trụ”.
Tương tự, khi giải thích một vấn đề, người ta dùng lí lẽ là chủ yếu và dẫn
chứng dùng để cắt nghĩa, giảng giải, phân tích, bình luận để làm sinh động vấn
đề. Từ đó dễ nhận biết và hiểu vấn đề một cách sâu sắc hơn. Ví dụ, sau khi đã
giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, lấy những dẫn
chứng trong thực tế để chứng minh thì người viết có thể mở rộng vấn đề bằng
cách đưa ra luận cứ Tại sao phải ăn quả nhớ kẻ trồng cây? như sau:
“Con người là một thành viên của xã hội, sống trong xã hội và hưởng thụ
mọi thành quả vật chất và tinh thần của xã hội. Mọi thành quả trong xã hội đều
do những người đi trước và những người đương thời tạo nên. Vì vậy, khi “ăn
quả” phải nhớ đến công ơn của những người hai sương một nắng là ra những
hạt gạo - “hạt vàng”. Ngày nay, được sống trong hòa bình xây dựng đất nước,
chúng ta phải biết ơn những anh hung liệt sĩ đã hi sinh cho đất nước nở hoa như
Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc…
Không biết trân trọng những người đã làm ra mọi thành quả của xã hội là
vong ân bội nghĩa. Biết ơn những người đã tạo ra quả ngọt cho đời còn giúp
chúng ta gắn bó với đồng bào, tạo dựng cuộc sống đoàn kết, thương
yêu”.[19,50]
Như vậy để làm một bài văn nghị luận giải thích hay chứng minh thì phải
có sự kết hợp cả thao tác giải thích, chứng minh và bình luận thì bài làm mới sâu
sắc và nhận được sự đồng tình của người đọc, người nghe.
1.1.3.2. Quan hệ với thao tác lập luận phân tích
Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận,
yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối
tượng.Tác dụng của phân tích là thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng,
mối quan hệ giữa hình thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp nhận thức đầy

đủ, sâu sắc cái giá trị hoặc cái phi giá trị của đối tượng. Để phân tích thực sự có
giá trị cần phải có thao tác tổng kết, nhận định, đánh giá về đối tượng phân tích.
17

Như chúng ta đã biết, mục đích phân tích văn học là để nhận định, đánh
giá xác đáng một hiện tượng văn học. Vì vậy, sau khi tiến hành phân tích theo
hướng đề ra, bài viết phải đề xuất nhận định, đánh giá hiện tượng văn học về
tính độc đáo (cấu tứ mới lạ, đổi mới so với truyền thống), giá trị nhận thức (mức
độ sâu, nông so với vấn đề nêu ra), giá trị tư tưởng (thái độ đối với nhân dân, đất
nước, con người), giá trị nghệ thuật (mức độ tài nghệ, sức thuyết phục, gợi cảm,
phong cách). Ví dụ, sau khi phân tích bài Đi đường của Hồ Chí Minh, có thể
nhận định đó là một bài thơ hay, súc tích, thể hiện tinh thần lạc quan của nhà
cách mạng vĩ đại và tâm hồn phón khoáng cao đẹp của một nhà thơ.Bài thơ nhỏ
mà có kịch tính. Thoạt đầu tưởng đâu con người bị nuốt chửng giữa trùng san bị
“nuốt” vào tầm mắt. bài thơ thể hiện tư tưởng một cách tự nhiên, không có chút
gì lên gân, gượng ép.
Hay khi phân tích một vấn đề lí luận văn học, thao tác nêu lên chỗ mạnh,
chỗ yếu, đóng góp và hạn chế của hiện tượng văn học được xét (giai đoạn văn
học hoặc phong cách tác giả) chính là thao tác bình luận. Ví dụ, đối với tính chất
sử thi của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975, sau khi phân tích ta có thể
đánh giá văn học sử thi đã xây dựng được những hình tượng về nhân dân, Tổ
quốc anh hùng, góp phần đoàn kết, cổ vũ nhân dân đấu tranh giành độc lập,
thống nhất Tổ quốc. Cùng với các sáng tác mang tính sử thi thời trước (như
Thánh Gióng, Bình Ngô đại cáo, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…), văn học giai
đoạn này góp phần nuôi dưỡng tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ Tổ
quốc. Tuy vậy, sự độc tôn của một loại hình văn học đã ít nhiều hạn chế sự đa
dạng của văn học, hạn chế cách nhìn đời sống theo các góc độ khác nhau.
Những lời nhận định, đánh giá đã nâng cao giá trị của phân tích, đem lại
tính mục đích cho phân tích.
1.1.3.3. Quan hệ với thao tác lập luận so sánh

So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối
tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác
nhau, từ đó thấy được giá trịcủa từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
Trong khi đó, bình luận là một hoạt động nghị luận nhằm đánh giá và bàn luận
về một hiện tượng (vấn đề) nào đó. Bình luận sinh ra từ sự trao đổi giữa những
người ít nhiều đã biết. Do đó, người nói (người viết) cần đối chiếu ý kiến của
mình với những ý kiến khác cùng về hiện tượng, vấn đề để có thể đứng về phía
cái đúng, phê phán cái sai, hoặc dung hòa những mặt đúng của hai quan điểm
đối lập, hoặc đưa ra một ý kiến hoàn toàn riêng biệt. Như vậy trong bình luận đã
18

có so sánh, đối chiếu làm sáng rõ vấn đề cần bàn luận. Hoạt động so sánh làm
cho phần bàn luận càng thêm sâu sắc, sinh động, giàu sức thuyết phục hơn.
Ta xét ví dụ sau: “Tiền bạc giống như chiếc găng tay. Còn tình bạn giống
như một bàn tay. Một cái thì hữu ích, còn cái kia thì lại thiết yếu.Trái ngược với
điều mọi người thường nghĩ rằng khái niệm hạnh phúc thường khó giải thích
hoặc hạnh phúc thường tùy thuộc vào việc bạn có của cải nhiều hay không - các
nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy các yếu tố như số lượng bạn
bè mức độ thân thiết với bạn bè và gia đình cùng mối quan hệ với đồng nghiệp,
hàng xóm hợp lại chiếm tới 70% yếu tố làm nên hạnh phúc. Nếu bạn muốn biết
ai đó có hạnh phúc hay không thì đừng hỏi họ có bao nhiêu tiền, cũng đừng hỏi
họ có thu nhập bao nhiêu mà hãy hỏi mối quan hệ của họ với bạn bè. Có được
những người bạn tâm giao hay thậm chí chỉ cần có một người bạn hiểu mình
thật sự và có thể chia sẻ mọi điều là hạnh phúc lắm rồi”.
Đoạn trích trên đã nêu ra lời bàn luận về sự thiết yếu của tình bạn trong
cuộc sống quan trọng hơn là tiền bạc. Để nêu bật điều này, tác giả đã so sánh
tình bạn như một bàn tay, còn tiền bạc chỉ như một chiếc găng tay. Bàn tay thì
thiết yếu không thể thay thế được, còn tiền bạc chỉ hữu ích trong thời điểm nào
đó thôi. Cách lập luận kết hợp thao tác bình luận với so sánh như vậy có tác
động rất lớn tới nhận thức của con người về tầm quan trọng của tình bạn.

1.1.3.4. Quan hệ với thao tác lập luận bác bỏ
Trong đời sống cũng như trong sách báo,ta có thể bắt gặp những ý kiến
sai lầm, những lời nói, bài viết lệch lạc, thiếu chính xác (trái ngược với thực tế,
với đạo lí, không phù hợp với chân lí…hoặc sử dụng cách lập luận không logic,
phản khoa học,…).Đứng trước những tình huống đó, chúng ta thường trao đổi,
tranh luận, đánh giá để bác bỏ ý kiến sai trái đó. Khi bác bỏ cũng phải có lí lẽ để
giải thích, có sự bàn bạc, đánh giá và đưa ra những dẫn chứng để chỉ rõ những
sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một quan điểm, một ý kiến nào đó. Như
vậy, vấn đề đưa ra nghị luận mới sâu sắc, giàu sức thuyết phục.
Ví dụ, Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ một ý kiến sai lầm về thơ như sau: “Từ
trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào cũng vẫn
không đủ. Có người nghĩ rằng thơ là những lời đẹp. Nhưng đâu phải như vậy. Dưới
ngọn bút của Hồ Xuân Hương, những chữ tầm thường của lời nói hằng ngày nôm na
mách qué đã trở thành những lời thơ được truyền tụng mãi. Và Nguyễn Du không
những để lại câu thơ như “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” mà còn viết:
“Thoắt trông lờn lợt màu da
Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao!”

×