Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 152 trang )

Cơ quan chủ Đề án
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÂN ĐỒN
TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Cơ quan Chủ đầu tư

Cơ quan tư vấn

ỦY BAN NHÂN DÂN H. VÂN ĐỒN
Chủ tịch

TRUNG TÂM TVPT VÀ ĐÀO TẠO

Mạc Thành Luân

Tôn Kim Long

Giám đốc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. MỤC ĐÍCH ................................................................................................................. 2
2. YÊU CẦU.................................................................................................................... 2
3. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH ............................... 3
4. NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUY HOẠCH ................................................................. 8
PHẦN THỨ NHẤT


TIỀM NĂNG, LỢI THẾ, HẠN CHẾ VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CHO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÂN ĐỒN ....................................................... 10
I. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI HUYỆN ........................................................................................................ 10
1. Các yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .......................................................... 10
2. Bối cảnh phát triển ..................................................................................................... 18
2.1. Bối cảnh phát triển của thế giới và khu vực ........................................................... 18
2.2. Bối cảnh trong nước ............................................................................................... 20
2.3. Bối cảnh phát triển của vùng.................................................................................. 24
2.4. Bối cảnh phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh......................................................... 26
3. Lợi thế so sánh, cơ hội phát triển và những khó khăn, thách thức ............................ 28
3.1. Lợi thế so sánh và cơ hội phát triển ....................................................................... 28
3.2. Khó khăn và những thách thức cho sự phát triển .................................................. 33
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN VÂN ĐỒN GIAI ĐOẠN 20102014 ............................................................................................................................... 35
1. Thực trạng phát triển kinh tế ..................................................................................... 35
1.1. Mức tăng trưởng kinh tế ......................................................................................... 35
1.2. Cơ cấu các ngành kinh tế ....................................................................................... 37
1.3. Thu chi ngân sách ................................................................................................... 38
1.4. Đầu tư ..................................................................................................................... 38
2. Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội .................................................................. 38
3. Thực trạng môi trường............................................................................................... 40
PHẦN THỨ HAI
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KT-XH HUYỆN VÂN ĐỒN ĐẾN NĂM 2020 VÀ
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ....................................................................................... 41
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG KT-XH HUYỆN ĐẾN NĂM 2020 VÀ
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ....................................................................................... 41
1. Phương hướng phát triển KT-XH huyện đến năm 2020 ........................................... 41
1.1. Q
uan điểm phát triển ................................................................................... 41
1.2. Hệ thống các mục tiêu phát triển ........................................................................... 41

2.3. Luận chứng các phương án phát triển ................................................................... 43
2. Tầm nhìn đến năm 2030 ............................................................................................ 51
2.1. Phương hướng chung phát triển KT-XH Vân Đồn đến năm 2030 ......................... 52
2.2. Đặc điểm, chức năng của Vân Đồn đối với nền kinh tế ......................................... 53


2.3. Các giai đoạn phát triển ......................................................................................... 55
2.4. Những nhiệm vụ chủ yếu ........................................................................................ 56
II. THỰC TRẠNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC
NGÀNH KINH TẾ ........................................................................................................ 57
1. Các ngành dịch vụ ..................................................................................................... 57
1.1. Thực trạng phát triển ngành thương mại - dịch vụ, du lịch. .................................. 57
1.2. Phương hướng phát triển các ngành dịch vụ-thương mai, du lịch ........................ 59
2. Phát triển công nghiệp và xây dựng .......................................................................... 63
2.1. Thực trạng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ...................................... 63
2.2. Định hướng phát triển công nghiệp-TTCN ............................................................ 64
3. Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản ....................................................................... 65
3.1. Thực trạng nông, lâm nghiệp, thủy sản. ................................................................. 65
3.2. Định hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản ................................................ 70
III. THỰC TRẠNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC
LĨNH VỰC XÃ HỘI VÀ QUỐC PHÒNG-AN NINH ................................................. 74
1. Dân số, nguồn nhân lực ............................................................................................. 74
1.1. Thực trạng dân số, nguồn nhân lực ........................................................................ 74
1.2. Định hướng phát triển dân số, nguồn nhân lực ..................................................... 75
2. Giáo dục và đào tạo ................................................................................................... 76
2.1. Thực trạng giáo dục - đào tạo huyện ..................................................................... 76
2.2. Phương hướng giáo dục-đào tạo ............................................................................ 78
3. Phát triển y tế và sức khỏe cộng đồng ....................................................................... 79
3.1. Hiện trạng ngành y tế và chăm sóc sức khoẻ. ........................................................ 79
3.2. Phương hướng phát triển y tế ................................................................................. 80

4. Văn hoá-thể dục thể thao (TDTT) ............................................................................. 81
4.1. Hiện trạng về văn hóa-TDTT ................................................................................. 81
4.2. Phương hướng phát triển sự nghiệp văn hoá-TDTT .............................................. 82
5. Khoa học và công nghệ ............................................................................................. 84
5.1. Hiện trạng về khoa học công nghệ ......................................................................... 84
5.2. Phương hướng phát triển khoa học công nghệ ...................................................... 85
6. Thông tin và truyền thông ......................................................................................... 85
6.1. Hiện trạng hệ thống Bưu chính - viễn thông, thông tin liên lạc. ............................ 85
6.2. Phát triển hệ thống thông tin liên lạc ..................................................................... 86
7. Xây dựng nông thôn mới ........................................................................................... 86
7.1. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới .................................................. 86
7.2. Phương hướng thực hiện Chương trình phát triển nông thôn mới ........................ 87
8. Quốc phòng-an ninh .................................................................................................. 88
8.1. Thực trạng công tác quốc phòng, an ninh .............................................................. 88
8.2. Đảm bảo quốc phòng, an ninh ............................................................................... 89
IV. THỰC TRẠNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KẾT
CẤU HẠ TẦNG ............................................................................................................ 90
1. Giao thông vận tải ..................................................................................................... 90
ii


1.1. Thực trạng mạng lưới giao thông huyện ................................................................ 90
1.2. Định hướng phát triển hệ thống giao thông ........................................................... 92
2. Hệ thống cung cấp điện. ............................................................................................ 95
2.1. Thực trạng cấp điện ................................................................................................ 95
2.2. Phát triển hệ thống cung cấp điện .......................................................................... 96
3. Cấp nước, thoát nước và thủy lợi .............................................................................. 96
3.1. Thực trạng hệ thống cấp, thoát nước, thủy lợi ....................................................... 96
3.2. Phát triển các công trình cấp, thoát nước, thủy lợi ............................................... 97
4. Các điểm và các khu dân cư ...................................................................................... 98

5. Phát triển kết cầu hạ tầng các khu công nghiệp tập trung ......................................... 98
V. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ ................................................................. 99
1. Hiện trạng phân bố, phát triển không gian ................................................................ 99
2. Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ ................................................................ 100
2.1. Phát triển các thành tố hạt nhân. ......................................................................... 101
2.2. Phát triển không gian đô thị. ................................................................................ 102
VI. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ..................................................................................... 103
1. Hiện trạng môi trường huyện .................................................................................. 103
1.1. Hiện trạng môi trường không khí ......................................................................... 104
1.2. Hiện trạng chất lượng nước ................................................................................. 104
1.3. Hiện trạng môi trường đất.................................................................................... 104
1.4. Đặc điểm môi trường sinh vật và các vùng sinh thái nhạy cảm cần ưu tiên bảo vệ105
2. Định hướng sử dụng đất bảo vệ môi trường ............................................................ 105
2.1. Định hướng sử dụng đất ....................................................................................... 105
2.2. Phương hướng sử dụng và bảo vệ môi trường ..................................................... 108
VII. DANH MỤC CÔNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ........................ 110
PHẦN THỨ BA
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ...... 111
I. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH................................... 111
1. Giải pháp về huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư ....................................... 111
1.1. Dự báo vốn đầu tư ................................................................................................ 111
1.2. Huy động các nguồn vốn và chính sách đầu tư .................................................... 111
1.3. Giải pháp thu hút vốn đầu tư ................................................................................ 113
2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực................................................................... 116
3. Nhóm giải pháp về chính sách phát triển và cải cách hành chính ........................... 117
3.1. Chính sách khuyến khích phát triển các ngành mũi nhọn .................................... 117
3.2. Chính sách về đất đai và bất động sản. ................................................................ 117
3.3. Chính sách ưu đãi về tài chính, thuế .................................................................... 118
3.4. Chính sách xuất nhập cảnh, cư trú. ...................................................................... 119
3.5. Nâng cao năng lực quản lý hành chính ................................................................ 119

4. Giải pháp về công nghệ và môi trường ................................................................... 121
4.1. Giải pháp về phát triển khoa học và công nghệ ................................................... 121
4.2. Sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường ............................................. 121
iii


5. Nhóm giải pháp về hợp tác với các địa phương và quốc tế .................................... 122
6. Nhóm giải pháp về tổ chức, điều hành, thực hiện và quản lý quy hoạch ................ 123
6.1. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo .............................................................................. 123
6.2. Tổ chức thực hiện ................................................................................................. 123
6.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch............................. 124
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 124
1. Kiến nghị để tỉnh chuyển lên Trung ương ............................................................... 124
2. Kiến nghị trực tiếp với tỉnh Quảng Ninh ................................................................. 125
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 127
PHẦN PHỤ LỤC ....................................................................................................... 130

iv


MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Giá trị sản xuất giai đoạn 2010-2014 .................................................... 36
Bảng 2: Một số chỉ tiêu phát triển của Phương án thấp .................................... 44
Bảng 3: Một số chỉ tiêu phát triển của Phương án trung bình ........................... 45
Bảng 4: Một số chỉ tiêu phát triển của Phương án cao ...................................... 47
Bảng 5: Tình hình khách du lịch giai đoạn 2010-2014 ..................................... 58
Bảng 6: Giá trị sản xuất và tăng trưởng ngành nông nghiệp ............................. 65
Bảng 7: Diện tích và sản lượng một số loại cây trồng ........................................ 66
Bảng 8: Tình hình chăn nuôi của huyện giai đoạn 2010-2014 .......................... 68
Bảng 9: Tình hình trồng rừng huyện giai đoạn 2010-2014 ............................... 68

Bảng 10: Tình hình khai thác thủy sản giai đoạn 2010-2014 ............................ 69
Bảng 11: Dân số Vân Đồn phân theo xã (giai đoạn 2010-2014)....................... 74
Bảng 12: Dân số và lao động Vân Đồn ............................................................... 74
Bảng 13: Dự báo dân số, lao động .................................................................... 76
Bảng 14: Hiện trạng phát triển giáo dục huyện Vân Đồn .................................. 77
Bảng 15: Dự kiến quy hoạch sử dụng đất ........................................................ 107
Bảng 16: Quyhoạch sử dụng đất theo phân khu chức năng ............................ 108
Bảng 17: Dự báo vốn đầu tư ............................................................................. 111

v


MỞ ĐẦU
Vân Đồn là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh có vị trí địa lý đặc biệt,
thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là các ngành kinh tế biển như du lịch, nuôi
trồng và đánh bắt thủy - hải sản… Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của Vân
Đồn trong phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) và bảo đảm an ninh quốc gia, tại
Quyết định số 786/QĐ-TTg ngày 31/5/2006, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án phát triển kinh tế-xã hội Khu kinh tế Vân Đồn. Sau đó ngày 19/8/2009 Thủ
tướng Chính phủ lại ra Quyết định số 1296/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch chung
xây dựng khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030. Đặc biệt, Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam đến năm
2020 đã xác định phát triển cụm đảo Vân Đồn thành “hạt nhân của Vòng cung
kinh tế quan trọng ở vùng biển Đông bắc (Hạ Long - Vân Đồn - Hải Hà - Móng
Cái); đồng thời “Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng trên các đảo” của
cụm đảo Vân Đồn… Từ những chủ trương lớn nêu trên, những năm gần đây,
Vân Đồn đã được Đảng, Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh quan tâm, đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, mạng lưới điện quốc gia, thông tin liên
lạc, cung cấp nước ngọt… đến tận các xã trên huyện đảo. Các lĩnh vực khác như

việc bố trí lại dân cư, không gian phát triển; bảo vệ môi trường biển đảo ngày
càng được quan tâm. Theo đó, sự phát triển KT-XH của huyện có bước chuyển
biến mạnh mẽ.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các thành tựu phát triển mà Vân Đồn đạt
được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng. Trước mắt, huyện Vân
Đồn vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Kết cấu cơ sở
hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi, hải đảo tuy có cải
thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, tỷ lệ có tay nghề còn ít và trình độ thấp; các tiềm năng và thế mạnh
về kinh tế biển, kinh tế đối ngoại chưa được khai thác và phát huy đầy đủ...
Trong khi đó, kỳ vọng và nhiệm vụ phát triển huyện đảo này được xác định
trong Đề án phát triển KT-XH Khu kinh tế Vân Đồn mà Thủ tướng Chính
phủ đã phê duyệt ngày 31 tháng 5 năm 2006 tại Quyết định số 786/QĐ-TTg
là rất lớn. Theo đó, định hướng chung cho Khu kinh tế là “phát triển Khu
kinh tế thành trung tâm du lịch sinh thái biển-đảo chất lượng cao, trung tâm
hàng không quốc tế, trung tâm dịch vụ cao cấp và là đầu mối giao thương
quốc tế…”. Đây là mục tiêu dài hạn nhằm khai thác có hiệu quả nhất vùng
biển đảo có nhiều lợi thế, đồng thời cũng là công việc khó khăn đòi hỏ i có
tầm nhìn toàn cục, dài hạn và các định hướng, giải pháp phát triển KT-XH
hợp lý đối với huyện Vân Đồn trong thời kỳ mới.
Thực tế nêu trên đặt ra nhiệm vụ cấp bách phải xây dựng một quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội mới cho Vân Đồn, có tầm nhìn dài hạn đến
các mốc thời gian 2020-2030 và phân kỳ phát triển một cách phù hợp.
1


Nhiệm vụ này càng cấp bách hơn trong bối cảnh cho tới nay Quy hoạch tổng
thể phát triển KT-XH huyện giai đoạn 2006-2010 đã hết hiệu lực. Từ đó đến
nay do nhiều nguyên nhân, huyện chưa có quy hoạch tổng thể phát triển KTXH cho các giai đoạn tiếp theo. Điều đó gây nhiều khó khăn trong công tác
chỉ đạo, điều hành và thực hiện các mục tiêu phát triển nêu trên để Vân Đồn

sớm trở thành một “cực tăng trưởng” kinh tế quan trọng của tỉnh Quảng
Ninh và toàn vùng Đông Bắc của Tổ quốc.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng Quy hoạch cho giai
đoạn phát triển mới, tại công văn số 6629/UBND-QH2 ngày 21/11/2014, Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã giao Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn
phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tổ chức lập
“Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Vân Đồn đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030”. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ủy ban nhân
dân huyện Vân Đồn đã phối hợp với Trung tâm Tư vấn phát triển và đào tạo
của Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) xây dựng Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030, nhằm xây dựng cơ sở pháp lý và định hướng xây dựng
các quy hoạch chi tiết, kế hoạch điều hành, phát triển KT-XH của huyện
Vân Đồn trong thời gian đến năm 2030.
1. MỤC ĐÍCH
Mục đích của việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH
huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là
xác định quan điểm, mục tiêu, phương hướng dài hạn phát triển KT-XH của
huyện; thực hiện các mục tiêu phát triển mà Đề án thành lập Khu kinh tế
Vân Đồn đã đề ra. Đồng thời, Quy hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc
xây dựng kế hoạch, giải pháp điều hành phát triển kinh tế - xã hội hàng năm,
5 năm và đến năm 2030; cung cấp những thông tin về tiềm năng, cơ hội đầu
tư trên địa bàn huyện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước; bảo đảm sự
phát triển nhanh và bền vững để Vân Đồn thực hiện thành công mục tiêu trở
thành “cực tăng trưởng” kinh tế mạnh của Quảng Ninh và cả vùng Đông Bắc
Việt Nam.
2. YÊU CẦU
Quy hoạch là định hướng theo những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, cần đáp
ứng những yêu cầu sau:
- Các chỉ tiêu trong bản quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện

phải phù hợp với các chỉ tiêu cơ bản trong quy hoạch tổng thể của tỉnh
Quảng Ninh, cụ thể hóa quy hoạch tỉnh trên địa bàn huyện. Đồng thời phải
phù hợp với các quy hoạch có liên quan đã được phê duyệt.
- Quy hoạch phải phù hợp với mục tiêu và cụ thể hoá những chỉ tiêu
của đề án phát triển KT-XH Khu kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê
2


duyệt tại Quyết định số 786/QĐ-TTg ngày 31/5/2006 về phê duyệt Đề án
“Phát triển KT-XH Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”.
- Quy hoạch phải tuân thủ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày
07/9/2006 của Chính phủ “về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển KT-XH”; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về
việc sửa đổi một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP và Thông tư
05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bao gồm
việc xác định quan điểm, mục tiêu phát triển KT-XH huyện, đưa ra các định
hướng lớn, các phương án bố trí các ngành và không gian lãnh thổ, đồng
thời cần có những biện pháp trước mắt và lâu dài để thực hiện các phương
án phát triển đã đề ra.
3. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Vân Đồn dựa trên những
căn cứ pháp lý sau:
a) Các văn bản của Trung ương
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2011- 2020;
- Kết luận số 47-KL/TW ngày 6/5/2009 của Bộ Chính trị sơ kết 3 năm
thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X;
- Kết luận số 13-KL/TW ngày 28/10/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 về phát triển kinh tế - xã
hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010

và định hướng đến năm 2020;
- Kết luận số 60-KL/TW ngày 16/4/2013 của Bộ chính trị về kết quả sơ
kết 5 năm thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
- Nghị quyết số 09/NQ/TW ngày 09/02/2007 của Bộ Chính trị về “Chiến
lược Biển Việt Nam đến năm 2020”;
- Thông báo số 108/TB-TW ngày 01/10/2012 của Bộ Chính trị về đề án
“Phát triển KT-XH nhanh, bền vững, bảo vệ vững chắc quốc phòng an ninh và
thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái”;
- Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về “Phát
triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020”;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ, quy định
về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ, về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 quy định về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể KT-XH; Thông tư số 05/2013/TTBKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về “hướng dẫn tổ chức
3


lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu”.
- Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 07/02/2013 của Chính phủ về quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (20112015) tỉnh Quảng Ninh.
- Thông báo số 235/TB-VPCP ngày 18/6/2014 của Văn phòng chính phủ
về “Kết luận của Thủ tướng chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng
Ninh”;
- Thông báo số 334/TB-VPCP ngày 15/12/2008 của Văn phòng Chính
phủ về “Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh
đạo tỉnh Quảng Ninh”;

- Thông báo số 02/TB-VPCP ngày 02/01/2009 của Văn phòng Chính
phủ về “ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến khảo
sát vùng kinh tế ven biển Móng Cái - Hải Hà - Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”;
- Thông báo số 235/TB-VPCP ngày 18/6/2014 của Văn phòng Chính
phủ về “kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh
đạo tỉnh Quảng Ninh”;
- Quyết định số 865/2008/QĐ-TTg ngày 10/7/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt “Quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Bắc bộ Việt Nam đến
năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050”;
- Quyết định số 432/2012/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020”;
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng
sông Hồng đến năm 2020”;
- Quyết định số 198/2014/QĐ-TTg ngày 25/01/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt
Nam đến năm 2020”;
- Quyết định số 1151/QĐ-TTg ngày 30/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt đề án “Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt - Trung đến năm
2020”;
- Quyết định số 98/2008/QĐ-TTg ngày 11/7/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020”;
4



- Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt “Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh”;
- Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 25/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt “Kế hoạch hành động về về tăng trưởng xanh giai đoạn 20142020”;
- Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số 576/QĐ-BGTVT ngày 16/3/2012 của Bộ Giao thông vận
tải về phê duyệt “Quy hoạch cảng hàng không Quảng Ninh giai đoạn đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 786/QĐ-TTg ngày 31/5/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt “Đề án Phát triển KT-XH Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh”;
- Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt “Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 2428/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về “Một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Quảng Ninh và Khu
kinh tế Vân Đồn”;
- Quyết định số 34/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về “Phê duyệt Quy hoạch phát triển Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc
bộ đến năm 2020”;

- Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 13/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt “Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030”;
- Quyết định số 1349/QĐ-TTg ngày 09/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt “Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão
cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 07/02/2013 của UBND tỉnh Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt đề án “Phát triển Y tế tỉnh biển, đảo đến năm 2020”;
5


b) Các văn bản của tỉnh Quảng Ninh
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII, nhiệm kỳ
2011-2015;
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV,
nhiệm kỳ 2015- 2020;
- Kế hoạch số 6970/KH-UBND ngày 16/11/2015 của UBND tỉnh về triển
khai thực hiện chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2016-2020 (thay thế Kế hoạch số 3741/KH-UBND ngày 9/7/2014).
- Văn bản số 2021/TTg-KTTH ngày 9/11/2015 của Thủ tướng chính phủ,
trong đó xác định KKT Vân Đồn là một trong 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm
để tập trung đầu tư phát triển từ nguốn NSNN giai đoạn 2016-2020.
- Nghị Quyết số 06-NQ/TU ngày 20/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
“Về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng chiến lược, lập, quản lý và
thực hiện quy hoạch liên quan đến công tác quy hoạch; đề xuất các giải pháp
thúc đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả”;
- Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 06/5/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ

tỉnh Quảng Ninh vê “Phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Nghị quyết số 191/NQ-HĐND ngày 23/3/2015 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Quảng Ninh thông qua “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;
- Kết luận số 04-KL/TU ngày 25/11/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về
triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV và nhiệm
vụ công tác năm 2016 của Đảng bộ huyện Vân Đồn;
- Văn bản số 3648/UBND-QH2 ngày 3/7/2014 của UBND tỉnh về trình
tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch trên địa bàn tỉnh;
- Công văn số 6629/UBND-QH2 ngày 21/11/2014 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về việc lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Kế hoạch số 3741/KH-UBND ngày 09/7/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về “Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng
xanh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2020”;
- Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt “Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050”;
- Quyết định số 4009/QĐ-UBND ngày 08/12/2009 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”;
- Quyết định số 2770/QĐ-UBND ngày 16/9/2010 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020”;
6


- Quyết định số 2576/QĐ-UBND ngày 25/9/2013 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt “Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển tỉnh

Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”;
- Quyết định số 3134/QĐ-UBND ngày 13/11/2013 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập
trung tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;
- Quyết định số 3599/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch phát triển hệ thống chế biến lâm sản
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;
- Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về phê duyệt “Kết quả rà soát, điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng tỉnh
Quảng Ninh”;
- Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020”;
- Văn bản số 2802/UBND-NLN1 ngày 27/5/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc chấp thuận phương án quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp
tập trung trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày 13/6/2012 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi
trường nông thôn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020”;
- Quyết định số 926/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt “Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 1109/QĐ-UBND ngày 02/6/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về phê duyệt “Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng

Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 2704/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về phê duyệt “Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
- Quyết định số 1244/QĐ-UBND ngày 11/5/2015 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về xét duyệt “Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của huyện Vân Đồn”;
- Quyết định số 1454/QĐ-UBND ngày 29/5/2015 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về xét duyệt “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng
7


đất kỳ đầu (2011-2015) của huyện Vân Đồn”;
- Quyết định số 2099/QĐ-UBND ngày 23/7/2015 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến 2030”;
- Quy hoạch các ngành, lĩnh vực của tỉnh Quảng Ninh đã được phê duyệt;
- Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt Đề án 25 của huyện.
c) Các văn bản của huyện Vân Đồn và các căn cứ khác
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015; Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ huyện Vân Đồn lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2015 – 2020.
- Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát, các số liệu, tài
liệu liên quan và dự báo trong tỉnh, thành phố và các huyện, thị xã lân cận và
huyện Vân Đồn.
- Các đề án phát triển các ngành, lĩnh vực khác có liên quan;
4. NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUY HOẠCH
Những nội dung chính của quy hoạch được khẳng định trong đề
cương, nhiệm vụ lập quy hoạch, được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt
theo quyết định số 2930/QĐ-UBND ngày 05/10/2015. Theo đó, báo cáo Quy
hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 được trình bày gộp theo những phần chính

như sau:
Phần thứ nhất: Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển KT-XH
huyện đến năm 2014.
Trong phần này xác định những tiềm năng cho phát triển của huyện về
điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đánh giá tác động của bối cảnh trong
và ngoài nước đối với sự phát triển KT-XH huyện. Trình bày hiện trạng phát
triển KT-XH huyện những năm qua. Đồng thời xác định rõ vị thế, thế mạnh,
những khó khăn, hạn chế, thách thức cho phát triển KT-XH của huyện.
Phần thứ hai: Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Trên cơ sở những định hướng chiến lược và các quy hoạch có liên
quan, bản quy hoạch xác định tầm nhìn đến 2030, quan điểm, phương hướng
phát triển và các chỉ tiêu cơ bản cho sự phát triển 10-20 năm tới của huyện.
Phần này cũng xây dựng một số phương án phát triển cụ thể.
Trong phần này cũng trình bày thực trạng, định hướng và giải pháp
phát triển các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội, kết cấu hạ tầng, tổ chức
không gian, bảo vệ môi trường sinh thái.
Phần thứ ba: Các giải pháp thực hiện quy hoạch và một số kiến nghị.
Các giải pháp quan trọng như huy động vốn đầu tư, đào tạo nguồn
8


nhân lực, đề xuất các chính sách ưu đãi đối với Vân Đồn và những vấn đề
liên quan đến thực hiện quy hoạch sẽ được trình bày ở phần này.
Phần cuối đưa ra một số kiến nghị đối với tỉnh Quảng Ninh và huyện
Vân Đồn.

9



PHẦN THỨ NHẤT
TIỀM NĂNG, LỢI THẾ, HẠN CHẾ VÀ NHỮNG THÁCH THỨC
CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÂN ĐỒN

I. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ CHO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
Điều kiện để phát triển huyện đã được đánh giá một cách tổng quát
trong Đề án Phát triển KT-XH Khu kinh tế Vân Đồn (Quyết định số
786/QĐ-TTg ngày 31/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ). Để khai thác có
hiệu quả những tiềm năng của huyện trong thời kỳ quy hoạch tới, cần có sự
đánh giá chi tiết tất cả nguồn lực cũng như các yếu tố, điều kiện cho phát
triển KT-XH của huyện.
1. Các yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.1. Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Vân Đồn là huyện miền núi, hải đảo nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng

Ninh, hợp thành bởi 2 quần đảo Cái Bầu và Vân Hải; có tọa độ địa lý từ 20o40’
đến 21o16’ vĩ Bắc và từ 107o15’ đến 108o00 kinh Đông.
Vân Đồn có 12 đơn
vị hành chính gồm thị
trấn Cái Rồng, 11 xã
với hơn 80 làng mạc.
Trong đó, sáu (06) xã
trên đảo Cái Bầu là:
Đông Xá, Hạ Long,
Bình Dân, Đoàn Kết,
Đài Xuyên, Vạn Yên.
Tuyến đảo Vân Hải có
05 xã là: Bản Sen,

Quan Lạn, Minh Châu,
Ngọc Vừng, Thắng
Lợi.
Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh),
huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh);
Phía Đông Nam giáp huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) và vịnh Bắc Bộ;
10


Phía Tây giáp thành phố Cẩm Phả, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh)
và vùng vịnh Hạ Long.
Vân Đồn cách Thủ đô Hà Nội 175km, cách thành phố Hải Phòng 80km.
Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện, Thị trấn Cái Rồng cách
thành phố Hạ Long 40km về phía Tây, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái
khoảng 100km về phía Đông
Vân Đồn có diện tích đất tự nhiên (1) 551,33 km2 (Số liệu kiểm kê mới
nhất thì tổng diện tích tự nhiên của Vân Đồn là 553,2 km 2), gồm 600 hòn đảo
lớn nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long, nhưng chỉ có hơn 20 đảo đất có người ở,
còn các đảo nhỏ là núi đá vôi không có người ở. Lớn nhất là đảo Cái Bầu
chiếm 55%, trong đó có thị trấn Cái Rồng và 6 xã. Vùng đảo phía ngoài chiếm
45% diện tích gồm 5 xã đảo. Các đảo đều có địa hình đồi núi, độ cao từ 200
đến 300m (núi Nàng Tiên ở đảo Trà Bản cao 450 m, núi Vạn Hoa ở đảo Cái
Bầu cao 397 m).
Vị trí của Vân Đồn là một thuận lợi lớn trong việc giao thương với các
vùng trong nước và quốc tế:
- Đối với quốc tế: Từ cảng Vạn Hoa hoặc cảng biển phía Bắc đảo Cái
Bầu, theo đường biển, có thể đến các cảng của đảo Hải Nam (Trung Quốc)
khoảng 200 hải lý, Hồng Kông 580 hải lý và Singapore 1.300 hải lý, là khoảng
cách phù hợp cho các tour du lịch đường biển quốc tế. Vân Đồn có vị trí địa lý
tự nhiên thuận lợi, khi sân bay Vân Đồn được xây dựng và đưa vào sử dụng, từ

Vân Đồn chỉ cần khoảng từ 1-2 giờ bay là đến các trung tâm kinh tế, tài chính,
du lịch lớn như Thượng Hải, Hồng Kông, Macau, Thẩm Quyến, Hải Nam, Đài
Bắc và thủ đô của các nước trong khu vực Đông Nam Á; từ 3-4 giờ bay là có thể
đến Bắc Kinh (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Dubai
(UAE).
Quảng Ninh nói chung, Vân Đồn nói riêng là một trong những cửa mở
hướng ra biển, trong khu vực hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế ven
biển vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam-Trung Quốc và khu vực Đông Bắc Á.
- Đối với trong nước: Vị trí và địa thế của Vân Đồn là những thuận lợi cơ
bản trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội với các địa phương khác trong
cả nước. Vân Đồn nằm trong tuyến hành lang phát triển Duyên hải Bắc bộ với
những trung tâm phát triển như thành phố cửa khẩu Móng Cái, Khu công nghiệp
Hải Hà, Trung tâm khai thác than lớn nhất cả nước Cẩm phả-Cửa Ông, Thành
phố di sản Hạ Long, Khu đô thị/công nghiệp/dịch vụ cảng biển Lạch HuyệnĐầm Nhà Mạc là những tiềm năng cho phát triển công nghiệp.
Vân Đồn nằm kề cận và chỉ cách Di sản Văn hóa Thế giới Vịnh Hạ Long
40 km. Hằng năm, thành phố Hạ Long tiếp nhận 6-8 triệu du khách (2-3 triệu du
Lấy theo số liệu Quy hoạch sử dụng đất năm 2010. Theo Quyết định về Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 thì
hiện nay diện tích tự nhiên của Vân Đồn là 55320,23 ha (Quyết định số 1244/QĐ-UBND ngày 11/5/2015 và
số 1454/QĐ-UBND ngày 29/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về kế hoạch sử dụng đất huyện
Vân Đồn (2011-2015) và quy hoạch sử dụng đất đến 2020).
(1)

11


khách nước ngoài), Vân Đồn có cơ hội cực kỳ lớn trong việc thu hút khách du
lịch quốc tế.
b) Địa hình
Khu vực huyện Vân Đồn chủ yếu là đồi núi thấp và đảo đá, chiếm
khoảng 70% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Ngoài ra có một phần nhỏ

diện tích là đồng bằng ven biển, chiếm khoảng 1,5% tổng diện tích, là những
dải nhỏ hẹp ven bờ biển từ bến phà Tài Xá (cũ) tới xã Hạ Long.
Theo điều tra cơ bản(1) địa hình đáy biển của khu vực Vân Đồn tương
đối đơn giản và bằng phẳng. Vật liệu tích tụ chủ yếu là cát bột, sỏi sạn và một
phần vụn vỏ sinh vật. Một số vùng nước sâu, cửa biển đáy tồn tại các rạn đá.
Do địa hình là quần đảo, chủ yếu là các đảo nhỏ, nhiều đảo là núi đá vôi,
nên trong diện tích tự nhiên của huyện, diện tích đất chiếm tỷ trọng không lớn,
chủ yếu là diện tích mặt biển, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Trên các
đảo không có sông ngòi lớn, chỉ có vài con suối nhỏ. Có một số sông nối giữa
các đảo với nhau và với đất liền như: sông Voi Lớn nằm giữa đảo Cái Bầu,
sông Mang ở đảo Quan Lạn.
Huyện đảo Vân Ðồn, nằm trong vịnh Bái Tử Long, có nhiều đảo đá vôi
và những hang động đẹp, nối liền với vịnh Hạ Long - di sản thế giới.
c) Khí hậu
Thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa hè nóng và ẩm, mùa
đông khô và lạnh, Vân Đồn bị chi phối bởi khí hậu duyên hải, chịu ảnh hưởng
và tác động của biển, tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi, ven
biển. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quảng Ninh, Vân Đồn có đặc
trưng thời tiết khí hậu như sau:
Nhiệt độ trung bình: không cao, khoảng 23oC cả năm. Nhiệt độ cao nhất
thường vào tháng 6-7, dao động trong khoảng 26-30oC. Thấp nhất vào tháng 1
hàng năm, trung bình khoảng 14-18oC. Chênh lệch giữa các tháng liền kề
thường không quá 4oC.
Chế độ mưa: Mưa th ường tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè
với lượng mưa trên 200 mm/tháng. Tháng có mưa nhiều nhất là tháng 7 và
tháng 8. Tháng mưa ít nhất vào tháng 12 và tháng 1, tháng 2 năm sau. Lượng
mưa trung bình cả năm dao động từ 14 ÷ 20 mm, mùa đông, lượng mưa lớn
nhất của một ngày có thể đạt 350 ÷ 450 mm.
d) Thủy văn, hải văn
Huyện đảo Vân Đồn có địa hình đảo hẹp, núi đồi dốc, có ít sông suối,

chỉ có một con sông Voi Lớn (chiều dài 18km) chảy qua địa phận các xã: Đài
Xuyên, Bình Dân, Đoàn Kết, Đông Xá, rồi đổ ra biển qua ba con suối có độ
dài từ 10 ÷ 25 km, thường cạn vào mùa khô. Dòng chảy của sông suối huyện
Vân Đồn chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô
từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Lượng nước mưa chiếm tới 75 ÷ 85% tổng
(1)

Báo cáo của Đề án Phát triển thủy sản huyện Vân Đồn.

12


lượng nước cả năm. Mạng lưới sông suối ít và phân bố rải rác, dòng chảy nhỏ
đã gây những khó khăn lớn về cung cấp nguồn nước ngọt.
Khu vực huyện Vân Đồn có chế độ nhật triều thuần nhất, trong một
ngày có một lần nước lớn và một lần nước ròng. Các đỉnh triều (nước lớn)
thường cách nhau 25 giờ. Số ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống
chiếm 85 ÷ 95% (tức trên 25 ngày) trong tháng. Khu vực huyện Vân Đồn có
biên độ thủy triều vào loại lớn nhất nước ta, khoảng 3,5 ÷ 4,0 m.
Sóng biển ở Vân Đồn có cấp độ không cao như ở ngoài khơi do có rất
nhiều hòn đảo như bức rào chắn không cho sóng phát triển. Sóng cao nhất chỉ
xuất hiện ở hướng Nam và Tây Nam với tần suất nhỏ. Sóng ở đây chủ yếu là
sóng gió (sóng do gió). Địa hình đáy biển không sâu và đà gió không mạnh làm
cho sóng không thể phát triển mạnh được, kể cả khi có các biến động thời tiết
mạnh như bão. Sóng biển ở Vân Đồn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản
bằng hình thức lồng bè trên biển.
1.2. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa - xã hội
a) Tiềm năng con người phục vụ cho phát triển du lịch, đặc biệt du lịch biển
- Vân Đồn là nơi cư trú của người Việt cổ, có truyền thống chống ngoại
xâm giữ nước vẻ vang và phát triển kinh tế từ lâu đời.

Những di chỉ còn lại đã cho thấy Vân Đồn có lịch sử lâu đời và truyền
thống văn hoá đặc sắc. Tiêu biểu tại Hang Soi Nhụ có di chỉ thời trung kỳ đồ
đá mới, trước văn hoá Hạ Long, đến nay được coi là di chỉ tiêu biểu của văn
hoá Soi Nhụ. Nhiều di chỉ còn cho thấy từ thời Đông Hán, người Trung Quốc
đã đến đây buôn bán.
+ Vân Đồn là địa danh có từ lâu đời.
Theo sử sách chép lại thì năm 980 trấn Triều Dương đã có Vân Đồn.
Năm 1149 vua Lý Anh Tông chính thức lập trang Vân Đồn thành cảng ngoại
thương đầu tiên ở nước ta. Thời Trần, năm 1345 là trấn Vân Đồn, năm 1407
đổi là huyện Vân Đồn, năm 1557 đổi là châu Vân Đồn. Năm 1836, đổi thành
tổng Vân Hải. Năm 1909, huyện Vân Hải lại thành tổng Vân Hải thuộc huyện
Hoành Bồ. Năm 1937, tổng Vân Hải thuộc châu Cẩm Phả. Trong cách mạng
Tháng Tám, ngày 27/9/1945, chính quyền cách mạng thành lập trên đảo Cái
Bầu (lúc đó là xã Đại Độc). Cuối năm 1948 huyện Cẩm Phả được thành lập
(tách khỏi thị xã Cẩm Phả - Cửa Ông) và trực thuộc đặc khu Hòn Gai. Ngày
23-3-1994, Chính Phủ ra Nghị định đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân
Đồn và tách quần đảo Cô Tô thành huyện Cô Tô.
+ Vân Đồn là thương cảng cổ nhất Việt Nam.
Thương cảng Vân Đồn bên sông Mang (xã Quan Lạn) được mở ra từ
thời Lý, là thương cảng cổ nhất và lớn nhất của nước Đại Việt. Đây là cảng
ngoại thương phồn thịnh và hoạt động đến hơn 4 thế kỷ, nay còn nhiều dấu
tích. Từ thế kỷ thứ II, III Vân Đồn đã là một mắt xích trên con đường buôn bán
quốc tế từ Khâm Châu (Quảng Tây, Trung Quốc) đến Vĩnh An (Móng Cái) rồi
13


Vân Đồn, Hạ Long, Bạch Đằng. Cộng đồng người Việt sinh sống trên đảo đã
để lại nhiều dấu ấn, nhiều sự kiện lịch sử, văn hóa nổi tiếng trong suốt từ thời
kỳ phong kiến cho đến thời kỳ cận đại sau này.
Từ đời Lý người các nước Trảo Oa (Indonesia), Lộ Lạc (Thái Lan),

người Trung Quốc ... đã đến đây buôn bán. Hiện nay vẫn còn dấu tích hoạt
động của bến thuyền. Có chiều dài nhất trong các bến thuyền ở thương cảng
Vân Đồn nằm ở đảo Cống Đông, dài hơn 6 km. Các bến đậu thuyền là Cống
Yên, Cống Hẹp (xã Ngọc Vừng), Sông Mang (xã Quan Lạn) kéo dài đến đảo
Cái Bầu.
+ Vân Đồn có truyền thống giữ nước vẻ vang.
Dấu tích về cụm thương cảng Vân Đồn rất phong phú, dày đặc tại các
vùng đảo Cống Đông, Cống Tây, Hải Vân, Quan Lạn. Đây cũng là đường tiến
của quân nhà Tống xâm lược Việt Nam mà đã bị quân và dân ta đánh tan.
Vùng đảo Vân Hải là căn cứ nhiều năm của cuộc khởi nghĩa Quận He Nguyễn Hữu Cầu. Đầu thời Nguyễn, quân và dân Vân Đồn đã có nhiều trận
đánh đuổi quân Thanh và các toán giặc biển Trung Hoa tràn vào cướp phá.
Đến thời kỳ chống quân Pháp xâm lược, cuộc khởi nghĩa Lãnh Hy lập
căn cứ ở Hà Vực, tiếp đến cuộc khởi nghĩa của Đề Hồng, Cai Thái lập căn cứ ở
Bản Sen đã có nhiều trận đánh vào đồn binh Pháp và bọn Pháp ở mỏ Kế Bào.
Trong kháng chiến chống Pháp, vùng đảo là hậu cứ của Cẩm Phả-Cửa Ông và
là vùng chiến tranh du kích kiên cường. Thời chống Mỹ, vùng đảo là căn cứ an
toàn của tầu Hải quân và là cửa ngõ giao lưu hàng hải khi cảng Hải Phòng và
cảng Hòn Gai bị phong toả. Xã Ngọc Vừng và toàn huyện đã được Nhà nước
phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
- Vân Đồn có nhiều di tích, lễ hội văn hoá, xã hội đáng chú ý.
Về di tích và cảnh đẹp, ngoài di tích khảo cổ ở hang Soi Nhụ, thương
cảng Vân Đồn, đền Cạp Tiên còn có chùa Lấm, một ngôi chùa rất lớn thời
Trần. Cụm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật đình, chùa, nghè xã Quan Lạn đã
được liệt hạng ngày 14/7/1990. Ở Quan Lạn còn có 3 ngôi miếu thờ 3 anh em
họ Phạm (Phạm Công Chính, Phạm Quí Công, Phạm Thuần Dụng), những liệt
sỹ người địa phương được dân tôn thờ lâu đời.
Những hang động đẹp như hang Quan, hang Đúc Tiền, hang Nhà Trò và
các bãi cát trắng ở Quan Lạn, Minh Châu, nhiều bãi biển đẹp như Bãi Dài ở
đảo Cái Bầu, Sơn Hào ở đảo Quan Lạn, Ngọc Vừng.
Về phong tục, lễ hội, một vốn văn hoá phi vật thể phong phú còn lưu giữ

được, đó là tục hát nhà tơ, hát đám cưới, đặc biệt là hát cưới trên thuyền với lời
ca và giai điệu trữ tình. Vân Đồn còn có lễ hội Quan Lạn, có đua thuyền với quy
cách tổ chức độc đáo vào giữa tháng 6 âm lịch hàng năm. Dân tộc Sán Dìu tuy
không đông nhưng vẫn còn duy trì lễ hội Đại Phan có giá trị văn hóa dân tộc.
Với những tiềm năng to lớn về nhân văn, Vân Đồn có thể phát triển
mạnh du lịch như du lịch biển; du lịch sinh thái; du lịch văn hoá - lịch sử; du
14


lịch lễ hội, tâm linh ; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch thăm quan thắng cảnh và vui
chơi giải trí, biểu hiện ở những khía cạnh sau:
- Tiềm năng cho phát triển du lịch văn hoá - lịch sử: Vân Đồn có nhiều di
tích lịch sử văn hoá đã và đang được xếp hạng như khu di tích đình Quan Lạn,
phế tích thương cảng Vân Đồn (xã Quan Lạn), khu di tích lưu niệm Bác Hồ trên
đảo Ngọc Vừng, khu vực Vạn Hoa (ngày 12/11/1962 Bác Hồ đã tới thăm), đền
Cặp Tiên... Trên địa bàn huyện còn có những kỳ quan đảo đá, hang động có ý
nghĩa lịch sử như: hang Soi Nhụ, hang Hà Giắt, hang Nhà Trò.... Có khu bảo tồn
thiên nhiên rừng - biển, vườn quốc gia Bái Tử Long, có thể phát triển thành các
điểm du lịch văn hoá trong quần thể du lịch Hạ Long - Bái Tử Long.
- Tiềm năng cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng: Tại Vân Đồn có nhiều
bãi tắm đẹp, cát mịn, nước sạch, bãi tắm dốc thoải ra biển tạo thành các điểm
nghỉ mát, hoạt động thể thao - du lịch biển như bãi biển Sơn Hào, Quan Lạn,
Minh Châu, Ngọc Vừng.... Vùng đảo của Vân Đồn có không khí trong lành,
yên tĩnh, không có bụi khói công nghiệp, là địa điểm cho các hoạt động du
lịch, nghỉ dưỡng, nghỉ ngơi vui chơi giải trí cao cấp lý tưởng.
- Tiềm năng cho phát triển du lịch tham quan danh thắng: Nối liền với
vịnh Hạ Long (di sản thiên nhiên thế giới), Vân Đồn có tiềm năng lớn cho phát
triển du lịch tham quan danh thắng quần thể du lịch vịnh Hạ Long – vịnh Bái Tử
Long. Đồng thời đây cũng sẽ là điểm du lịch có tác dụng lan toả của du lịch Hạ
Long trong thời gian tới, khi điều kiện cho du lịch tại Hạ Long đòi hỏi phải mở

rộng quy mô, không gian và giải quyết các vấn đề về môi trường.
b) Tài nguyên đất, rừng
Đất đai của huyện Vân Đồn được chia thành hai vùng chính: Vùng đồng
bằng ven biển và vùng đồi núi. Vùng đồng bằng ven biển được chia thành ba
loại đất chính: đất cồn cát và bãi cát, đất cát biển và đất mặn.
Đất cồn cát và bãi cát: Đất cồn cát và bãi cát có diện tích khoảng 4.424
ha chiếm 8,02% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, được phân bố sát mép nước
và cửa sông bãi biển thuộc các xã: Ngọc Vừng, Minh Châu, Quan Lạn, Bản
Sen, Hạ Long, Đông Xá, Vạn Yên. Đặc điểm chung là dễ nóng lên và lạnh đi đột
ngột, giữ nước kém, đất chua, độ phì kém.
Đất cát biển: Phân bố ở các xã: Hạ Long, Đông Xá, Ngọc Vừng, Minh
Châu, Quan Lạn, Đài Xuyên, Bình Dân, là loại đất do quá trình sóng biển
thủy triều xô đẩy đọng lại khi nước biển lùi dần tạo thành những bãi cát sát
mép biển, do quá trình lao động cần cù và sáng tạo của nhân dân, có nơi tạo
thành đồng ruộng để sản xuất.
Đất mặn: Là loại đất được hình thành do sản phẩm của sông biển bồi
tụ, bị nước biển xâm nhập nên bị mặn, trong lòng đất có xác rễ sú, vẹt thối
mục thải ra các khí độc như CH 4, H2S, axít hữu cơ làm cho đất bị nhiễm
độc và chua. Loại đất này được phân bố tại hầu hết các xã trong huyện như:
Bình Dân, Đài Xuyên, Vạn Yên, Đoàn Kết, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Đông
15


Xá, Hạ Long... với diện tích khá lớn khoảng 3.103,36 ha chiếm 5,63% diện
tích đất tự nhiên của toàn huyện, có vai trò rất lớn trong sản xuất nông
nghiệp của huyện.
- Đất của Vân Đồn khá rộng, còn ở dạng tương đối hoang sơ, chia thành
2 khu, đất liền và các đảo. Đất tại huyện khá đa dạng, có đủ các loại: đất liền,
hải đảo; đất mặt và cả thềm lục địa. Đây là điều kiện tốt để tổ chức quy hoạch,
xây dựng phát triển.

- Rừng ở Vân Đồn phong phú với nhiều chủng loại, đặc biệt vườn quốc
gia Bái Tử Long gồm những khu rừng nguyên sinh quý giá như rừng Trà Ngọ,
rừng Trâm Minh Châu, rừng Ba Mùn. Rừng ngập mặn là một nguồn tài nguyên
cần được giữ gìn và khai thác hợp lý.
Vân Đồn có tới 68-70% diện tích đất tự nhiên là rừng và đất rừng.
Rừng trên nhiều đảo có nhiều lâm sản, trong đó có nhiều loại gỗ quí như
lim, lát, sến, táu, nghiến, mun, kim giao, đặc biệt là gỗ mần lái (làm đình
Quan Lạn) không thấy có ở các nơi khác. Rừng có nhiều chim thú quí như
khỉ lông vàng, vọoc đầu bạc, đại bàng đất, công, trĩ, hươu sao, lợn rừng…
Đặc biệt đảo Ba Mùn là một vùng rừng nguyên sinh, từ năm 1977 đã được
Nhà nước quy định là rừng cấm quốc gia bảo vệ thiên nhiên (tại Quyết định
số 41-TTg ngày 24/ 1/1977), nay lại được Chính phủ ra quyết định số
85/2001/QĐ-TTg ngày 01/6/2001 cho thành lập vườn quốc gia Bái Tử Long.
Đây là một trong 25 vườn quốc gia của cả nước còn nguyên vẹn hệ sinh thái
đa dạng sinh học (1).
c) Tài nguyên biển
Các hệ sinh thái biển đặc trưng là cơ sở tạo nên vùng biển có nguồn lợi
thủy sản phong phú, đa dạng và có trữ lượng khá lớn. Vùng biển Bái Tử Long,
với điều kiện tự nhiên có được đầy đủ các yếu tố đặc trưng, thể hiện các hệ sinh
thái biển điển hình:
Hệ sinh thái rạn san hô: Hệ sinh thái San hô trên vùng biển tỉnh Quảng
Ninh với độ phủ của rạn đạt từ 42,7 ÷ 57,1%, thuộc vào loại cao của vịnh Bắc
Bộ. Đến nay đã thống kê được khoảng 750 loài sinh vật biển tại vùng ven biển
Quảng Ninh, trong đó có vùng ven biển huyện Vân Đồn. Các loài bao gồm thực
vật ngập mặn 30 loài, rong cỏ biển 69 loài, thực vật phù du và tảo độc hại 213
loài, động vật phù du 97 loài, động vật đáy 208 loài thuộc 128 giống, 63 họ, san
hô có 102 loài thuộc 13 họ và 37 giống, cá biển 133 loài. Hệ sinh thái rạn san hô
là nét đặc trưng của vùng biển Quảng Ninh.

Vườn quốc gia Bái Tử Long có diện tích tự nhiên 15.178,3 ha được hợp thành từ trên 20 hòn đảo lớn

nhỏ, trong đó diện tích có rừng là 4.328 ha. Trên đảo có hệ thực vật rất đa dạng, phong phú gồm hơn 117
họ, 337 chi, 494 loài, trong đó có 11 loài quí hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam. Hệ động vật cũng rất
phong phú, còn khá hoang dã, gồm 37 loài thú, 96 loài chim, 15 loài lưỡng cư, 22 loài bò sát, trong đó có
tới 9 loại quí hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam.
(1)

16


Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Vân Đồn có 7.381 ha rừng ngập mặn. Thực
vật ngập mặn ở Bái Tử Long có vai trò to lớn như: Tham gia vào hệ sinh thái
rừng mưa nhiệt đới, điều hòa khí hậu, tham gia kiến tạo bảo vệ cảnh quan ven
bờ, chống xói mòn, hạn chế bão gió, bảo vệ đê ven biển... Đặc biệt, rừng ngập
mặn góp phần làm sạch môi trường do có thể làm giảm hàm lượng kim loại
nặng có trong nước thải nội địa đổ ra vùng cửa sông, ven biển, đồng thời giữ
gìn sự cân bằng sinh thái tự nhiên cho những vùng đất bị ngập nước. Rừng ngập
mặn giống như một ngân hàng gen giống của các giống loài thủy sản, một nhà
máy lọc chất thải, ngăn chặn những ô nhiễm môi trường biển do rác thải, nước
thải ven bờ xả ra biển.
Hệ sinh thái vùng triều: Là một trong 3 hệ sinh thái biển quan trọng của
tỉnh Quảng Ninh được phân bố hầu hết trên các vùng ven biển các huyện.
Những hệ sinh thái vùng triều có năng suất sinh học cao, nguồn lợi hải sản
phong phú và có giá trị kinh tế cao như: Vùng bãi triều xã Minh Châu, Quan
Lạn. Nằm trong Vịnh Bái Tử Long, các xã Minh Châu, Quan Lạn là vùng biển
tập hợp của nhiều hệ sinh thái điển hình, có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế,
quí hiếm. Các rạn san hô ven đảo là nơi phân bố của các loài hải sản có giá trị
kinh tế như cá song, cầu gai, tôm, bàn mai, hải sâm và các loài nhuyễn thể hai
mảnh vỏ. Các rạn san hô là nơi quần cư của trai ngọc, bào ngư, vẹm xanh, hàu.
Rừng ngập mặn là nơi phân bố của cua, ngán, ghẹ. Đặc biệt vùng bãi triều của
xã Minh Châu, Quan Lạn là nơi phân bố của loài hải sản đặc biệt quí hiếm là Sá

sùng. Đây là một loài hải sản có giá trị kinh tế cao, chủ yếu phân bố trên vùng
biển khu vực này.
Như vậy biển không chỉ mang lại nguồn lợi lớn về du lịch mà còn là
điều kiện khá thuận lợi để Vân Đồn đã, đang và sẽ phát triển kinh tế đa dạng,
bao gồm vận tải biển; đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải - đặc sản chất lượng
cao. Cụ thể:
- Khu vực cảng Vạn Hoa có mớn nước sâu, đã hình thành từ rất sớm,
nhiều năm đã phát huy tác dụng; sẽ được quy hoạch xây dựng thành một cảng
biển trong hệ thống cảng biển của khu vực. Ngoài ra các cảng, bến nhỏ có đủ
điều kiện để quy hoạch xây dựng đồng bộ gắn với các đảo tạo thành hệ thống
các cảng, bến phục vụ du lịch, dân sinh, thương mại, giao lưu buôn bán...
- Vân Đồn có một ngư trường rộng lớn trong vùng biển vịnh Bắc Bộ. Ở
đây có nhiều vũng vịnh, bãi triều ven biển và rừng ngập mặn tạo nên nguồn lợi
thuỷ, hải sản và tài nguyên biển khá phong phú. Nhiều chủng loại hải sản quý
như tôm he, cá mực, sá sùng, cua, ghẹ, trai ngọc, bào ngư, ốc bể, tu hài, hàu...
đã và đang mang lại nguồn lợi to lớn cho dân cư trên đảo.
- Vân Đồn có thềm lục địa rộng khoảng 1.620km 2 (gấp 3 lần diện tích
đất nổi của khu) nằm trong vịnh Bái Tử Long, có nguồn hải sản khá phong
phú, bao gồm: mực ống, tôm, cua, cá, nhuyễn thể, bào ngư, ốc biển, ngọc trai...
có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, tập trung ở vùng quần đảo Vân Hải, nơi
có khả năng cho phép khai thác hàng chục ngàn tấn mỗi năm. Nghề đánh cá
biển có truyền thống lâu đời. Nghề nuôi trồng hải sản có từ những năm 90 của
17


thế kỷ XX và được phát triển nhanh, trong đó nghề nuôi nhuyễn thể phát triển
nhất. Hiện đã có một số doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào nuôi trai
lấy ngọc xuất khẩu, nuôi tu hài, nuôi hàu (bằng thức ăn tự nhiên) đem lại hiệu
quả cao mà không ảnh hưởng đến môi trường biển.
d) Tài nguyên khoáng sản

Vân Đồn có một số tài nguyên khoáng sản như đá vôi, than đá, cát, sắt,
vàng đã từng được tổ chức khai thác từ lâu như:
- Về than đá, mỏ Kế Bào đã được khai thác từ thời thuộc Pháp. Đến nay
do ảnh hưởng tới môi trường, mặt khác cấu trúc vỉa phức tạp, chất lượng than
không cao nên đã dừng khai thác quy mô công nghiệp.
- Điểm quặng sắt Thâm Câu (đảo Cái Bầu) được đánh giá có trữ lượng
khoảng 790.000 tấn, tài nguyên dự báo 1,2 triệu tấn (Đoàn 913 đánh giá), đã
khai thác 2 thời kỳ (1930-1940) và (1959-1960).
- Mỏ cát trắng Vân Hải thuộc loại mỏ lớn, có trữ lượng gần 6 triệu tấn,
hiện đang khai thác cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất kính, thủy
tinh một cách có hiệu quả.
- Vàng có ở đảo Cái Bầu là vàng sa khoáng và vàng trong đới quặng sắt
chưa khai thác.
2. Bối cảnh phát triển
2.1. Bối cảnh phát triển của thế giới và khu vực
Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa ngày càng gia tăng cùng với các
quan hệ kinh tế quốc tế (hiệp định thương mại song phương, đa phương…) sẽ
tạo ra thế phát triển mới tác động vào nền kinh tế Việt Nam. Những xu hướng
chính của kinh tế quốc tế và khu vực trong giai đoạn sắp tới sẽ là:
Thứ nhất: Cạnh tranh gay gắt và hợp tác toàn cầu.

Trong bối cảnh hiện nay, tất cả các nền kinh tế đều ít nhiều phụ thuộc
vào nhau do quá trình mở cửa kinh tế diễn ra trên bình diện toàn thế giới. Mở
cửa kinh tế quốc tế sẽ đặt ra vấn đề cạnh tranh gay gắt và hợp tác toàn cầu.
Cộng vào đó sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ là
động lực phát triển của mọi nền kinh tế trên thế giới. Sự phát triển của khoa
học, công nghệ sẽ làm chặt hơn về quan hệ hợp tác và sâu hơn về phân công
lao động quốc tế, tăng cường độ và quy mô di chuyển các ngành sản xuất từ
nước này sang các nước khác. Đây là xu thế tất yếu khi gia nhập sân chơi
chung của WTO, đặt nền kinh tế cả nước đối đầu với tình trạng cạnh tranh khá

khốc liệt trong khu vực và trên thế giới.
Thứ hai: Các nền kinh tế thay đổi theo hướng kinh tế thị trường.
Tình hình chính trị thế giới và khu vực trong những thập niên tới sẽ tiếp tục có
những diễn biến phức tạp, khó lường. Do vậy, kinh tế thế giới và các khu vực tiếp tục
chịu những tác động nhất định của tình hình này. Tuy nhiên, cơ chế thị trường là
18


một trong những giai đoạn tất yếu cho các nền kinh tế. Trong bối cảnh cạnh
tranh toàn cầu xảy ra một cách gay gắt, tất cả các nền kinh tế đều có xu thế
thay đổi nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Những xu hướng chính đã, đang và sẽ
thay đổi kinh tế thế giới là: Thay đổi theo cơ chế kinh tế thị trường, giảm bớt
ngày càng nhiều sự can thiệp trực tiếp của nhà nước, tăng cường vai trò lãnh
đạo kinh tế của tư nhân; đồng thời các nước đều thực hiện chính sách mở cửa,
tự do hoá thương mại, đầu tư, xoá bỏ dần bảo hộ. Điều này đặt nền kinh tế cả
nước phân hoá cao, phát triển theo hướng tư nhân hoá sâu hơn.
Thứ ba: Quốc tế hoá và khu vực hoá kinh tế thế giới

Xu thế liên kết, hợp tác kinh tế trong khu vực diễn ra mạnh mẽ với hàng
loạt các hiệp thương mại lớn đang được đẩy nhanh tiến độ đàm phán như: FTA
Trung-Nhật-Hàn; Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định
đối tác kinh tế khu vực (RCEP)... Các nước ASEAN đã và đang tích cực chuẩn
bị xây dựng Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 với các mục tiêu chiến lược
như: mở rộng thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế, giảm đói nghèo và thu
hẹp khoảng cách phát triển, giữ vững vai trò “trung tâm” của khối trong hợp tác
ở Đông Á...
Thứ tư: Hợp tác kinh tế Trung Quốc – ASEAN, Trung Quốc – Việt
Nam tiếp tục được đẩy mạnh
Hợp tác kinh tế Trung Quốc-ASEAN đã phát triển mạnh mẽ trong khoảng
một thập kỷ vừa qua. Trên cơ sở Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện

ASEAN - Trung Quốc, hai bên đã ký một loạt các Hiệp định quan trọng như:
Hiệp định Thương mại hàng hóa và Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp
(tháng 11/2004), Hiệp định Thương mại dịch vụ (1/2007), Hiệp định Đầu tư
(8/2009), hoàn tất và thực hiện CAFTA... Theo đó, ASEAN và Trung Quốc trở
thành đối tác đầu tư, thương mại ngày càng quan trọng của nhau.
Trong bối cảnh nêu trên, các chương trình hợp tác tiểu vùng giữa Trung
Quốc với ASEAN như Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng; hợp tác tiểu vùng
Mê Công mở rộng (GMS); Hành lang kinh tế Nam Ninh-Singapore… đã được
triển khai và có tác động đáng kể đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
nói chung, Quảng Ninh và Vân Đồn nói riêng. Trong khuôn khổ tiểu vùng Vịnh
Bắc Bộ mở rộng, năm 2008, Trung Quốc đã phê chuẩn và triển khai thực hiện
"Quy hoạch phát triển Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây", gồm thành phố
Nam Ninh và 3 thành phố lớn ven biển là Phòng Thành, Khâm Châu và Bắc Hải,
triển khai hơn 2.300 dự án, với tổng số vốn khoảng 300 tỷ USD, đưa khu kinh tế
này lên tầm chiến lược quốc gia, thành “đầu cầu” hợp tác giữa Trung Quốc với
ASEAN. Quảng Tây đang đẩy mạnh đầu tư, phát triển, mở rộng thành phố Đông
Hưng giáp thành phố Móng Cái của Việt Nam (với tổng vốn đầu tư khoảng 1,2 tỷ

19


×