Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Nguyên tắc lập kế hoạch chuyến đi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.9 KB, 6 trang )

Nguyên Tắc Lập Kế Hoạch Chuyến Đi
1. Giới thiệu chung
Để lập bản kế hoạch hành trình được tối ưu cần tiến hành bốn bước sau đây:


Đánh giá tình hình địa lý, khí tượng - thuỷ văn.



Lập kế hoạch hành trình.



Triển khai kế hoạch thực hiện.



Kiểm tra, rút kinh nghiệm chuyến đi để điều chình cho chuyến sau.

2. Tài liệu cho chuyến đi
Chọn tài liệu hàng hải khi đã biết địa chỉ cũng như lịch trình xếp dỡ hàng hoá để có
thể ra lệnh đúng trên cơ sở nắm đầy đủ, chính xác thông tin.
thuyền trưởng phân công sĩ quan (thường là phó 2) lựa chọn những tài liệu hàng
hải cần thiết phục vụ chuyến đi.
Danh sách tài liệu liên quan đến tuyến hành trình đi biển:


The catalue of admiralty charts – NP131.




The chart folio.



Symbols and abbreviations used on admiralty charts – charst 5011.



Charts:

i. General charts
ii. Navigation charts
iii. Plans
iv. Special charts…


Ocean passages for the world – NP 136



Routeing charts, pilot charts.



Routeing information.



Admiralty sailing directions.




IALA marintime bouyage system – NP 135




Admiralty list of light and fog signals.



Admiralty list of radio signals.



Radio signals information including vessel traffic service and pilot service.



Electrolic navigational systems information.



Satellite navigation systems – NP 228-volum 8.



Admiralty tide table (including tidal stream tables).




Admiralty tidal prediction software (if any).



Hydrographic pupplies handbook – NP 133.



Climatic information or WEFAX.



Admiralty distance tables.



Guide to port entry.



Port Regulations.



Notice to mariners.



Mariner’s handbook – NP 100.




Load line chart.



Warnings.

Sau khi soạn xong phó 2 phải tiến hành kiểm tra, bổ xung và hiệu chỉnh những tài
liệu trên, đảm bảo rằng mọi thông tin về an toàn hàng hải đều đã được cập nhật và
thông báo cho thuyền trưởng.
3. Đánh giá tình hình địa lí, khí tượng - thuỷ văn
Trên cơ sở thống kê tình hình khí tượng thuỷ văn, tích luỹ kinh nghiệm người ta đã
in thành chuốn ocean passages for the world, pilot charts, touteing charts, current
charts, tidal stream atlases, NP 133….các tài liệu này chứa những số liệu thống kê
trung bình từng tháng như sức gió và tần suất xuất hiện theo từng hướng, đường di
chuyển thống kê của những cơn bão ở từng vùng và xác suất xuất hiện vào từng
tháng, dòng chảy phổ biến ở các vùng đai dương, xác suất xuất hiện sương mù,
băng…
Tuy nhiên những con số trên chỉ mang tính tham khảo.


4. Lập kế hoạch tuyến hành trình.
a. Những yêu cầu chung khi chọn tuyến hành trình
Dựa vào những tài liệu đã được tu chỉnh, thuyền trưởng cùng sĩ quan chọn tuyến
đi. Ngoài những yêu cầu ở trên, khi chọn tuyến cần chú ý những yếu tố ảnh hưởng
dưới đây:



Giờ đi và giờ đến

Chọn giờ đi và giờ đến phải xem xét đọ sâu trên tuyến đi, nếu có chỗ nào cạn so
với mớn nước của tàu thì phải chọn giờ để sao cho thuỷ triều có chiều cao đảm bảo
tàu qua an toàn. Ngoài ra còn tính đến khả năng trở ngại đến việc bốc xếp hàng
(giờ làm việc ở cảng, ngày nghỉ lễ, tết…)


Tình hình khí tượng thuỷ văn

Cần có đủ số liệu với độ tin cậy cao về sương mù, tầm nhìn xa, gió, bão, lốc, dòng
chảy cố định, dòng triều và dòng do gió, tình hình băng…làm ảnh hưởng tới tốc độ
tầu chạy.


Điều kiện hành hải

Những chướng ngại hàng hải ngầm và nổi, vùng cấm và nguy hiểm, thiết bị bảo
dảm an toàn hàng hải, những mục tiêu dễ nhân bằng mắt thường và bằng rađa, điều
kiện nhập bờ, chạy vào chỗ neo đậu, cập cầu, các quy định của cảng.


Yêu cầu khai thác tầu

cần lưu ý đến điều kiện chuyên chở hàng hoá (mớn nước, loại hàng, tính ổn định,
sức bền thân tầu,…), trình tự ghé các cảng xếp, dỡ trung gian và mức độ tin cây
của hệ điều khiển cũng như hệ động lực tầu.
b. Những yêu cầu bổ xung khi chọn tuyến hành trình vượt đại dương
Khi lập tuyến hành trình vượt đại dương cần đặc biệt chú ý những tư liệu sau:
những hải đồ khuyến cáo tuyến hành trình (pilot charts, routeing charts), và những

hải đồ có tỷ lệ nhỏ có chứa những thông tin về hải lưu, gió, băng…
c. Những yêu cầu bổ sung khi lập tuyến hành trình gần bờ
Hành hải ven bờ khá phức tạp vì bờ biển là nơi tập trung nhiều chướng ngại hàng
hải, yếu tố khí tượng thuỷ văn không ổn định do địa hình khúc khuỷu, mật độ giao
thông cao, dễ xảy ra tai nạn va chạm.


Sau khi nghiên cứu những tư liệu hàng hải, thu thập các thông tin cần thiết, thuyền
trưởng phải tiến hành đánh giá tuyến hành trình để lựa chọn đường đi có lợi nhất
với những chú ý dưới đây:
• Cho tầu chạy đủ xa những chướng ngại hàng hải nguy hiểm. khoảng cách an
toàn phải tính tới cả các tác động của gió, song, dòng chảy và trường hợp máy
chính, hệ thống lái gặp sự cố.
• Cho tàu chạy đủ gần những mục tiêu bờ dễ nhận biết để xác định vị trí tàu bằng
phương pháp địa văn một cách thuận lợi. những mục tiêu này phải được đánh dấu
trên hải đồ và nếu điều kiện cho phép nên đi qua chúng trong tầm nhìn thấy bằng
mắt thường.
• cần chấp hành quy định chạy tàu ở những vùng chính quyền địa phương hạn
chế
• phải tận dụng hệ thống đảm bảo an toàn hàng hải và áp dụng hợp lý phương
pháp xác định vị trí tàu để thoả mãn yêu cầu của IMO.
• để dễ dàng xác định khoảng cách và thời gian toàn tuyến có thể thao tác sơ bộ
toàn tuyến trên một hải đồ có tỷ lệ xích nhỏ hơn chứa điểm xuất phát và điểm đích.


Tính toán trước thời gian và địa điểm tiến hành các hoạt đông liên quan.

• Trong quá trình thao tác sơ bộ cần ghi hướng thật để làm căn cứ xác định
hướng la bàn sau khi đã biết dạt góc, dạt gió và độ lệch riêng.
d. Những yêu câu bổ xung khi lập tuyến hành trình trong vùng hẹp

Vùng hẹp được hiểu là khu vực hạn chế vùng nước hoạt động hành hải như kênh,
eo, cửa sông, luồng hẹp, khu vực cảng, nội hải,…
Khi vạch tuyến hành trình trong luồng hẹp cần lưu ý những điểm sau:
• Có nhiều chướng ngại hàng hải, khả năng điều động lại hạn chế nên thông
thường người ta bố trí dày hơn những thiết bị bảo đảm an toàn hàng hải.
• Do thời gian điều động tàu trong luồng hẹp bị hạn chế nên khi lập tuyến hành
trình cho tàu chạy trong luồng cần chú ý đến tính điều động của tàu cũng như
những hạn chế, những hỏng hóc bất thường của hệ thống động lực và hệ thống lái.
cần lưu ý những vùng nước cạn, đặc biệt khi tàu chạy với tốc độ cao có thể gây ra
hiện tượng sụt lái hoặc quệt cạn bờ nông.
• Yêu cầu độ chính xác quan trắc theo yêu cầu của IMO trong vùng hẹp là 0,1 ÷
0,5 liên.


• Nếu điều kiện thực tế cho phép và bảo đảm an toàn, phải bám sát mép bên phải
của luồng.
• Đi đến gần khúc ngoặt hoặc gần đến đoạn luồng hẹp phải có biện pháp thận
trọng trong hành trình. phải nắm vững tính quay trở của tàu để điều động hợp lý.
5. Triển khai thực hiên kế hoạch chạy tàu
Để đảm bảo kế hoạch của tuyến hành trình thực hiện tốt đẹp, sau khi được xác báo
thời gian khởi hành thuyền trưởng cần chú ý những điểm sau:
1) Trước khi hành trình bắt đầu, thuyền trưởng cần bảo đảm rằng mọi thuyền viên
đều ở tư thế sẵn sang cả về lao động lẫn sức khoẻ. Họ phải được nghỉ ngơi trước
đó và không bị mệt mỏi khi rời bến cũng như qua những chỗ phức tạp, nguy hiểm.
2) Tổ chức kiểm tra để đảm bảo rằng kế hoạch chuyến đi, sổ tay sĩ quan hàng hải
và những thông tin hỗ trợ khác phải có sẵn trên bàn thao tác hải đồ. Các hải đồ
phục vụ chuyến đi đã được sắp xếp thứ tự. Những dụng cụ để thao tác hải đồ và
quan sát mục tiêu cũng được kiểm tra cẩn thận.
3) Tiến hành kiểm tra độ tin cậy và điều kiện hoạt động của các thiết bị dẫn
đường trên tàu.

4) Xác định lại thời gian dự kiến tới cảng đích và những điểm nông cạn vào thời
điểm lợi dụng được độ cao thuỷ triều, dòng chảy. Dự kiến thời gian lấy hoa tiêu,
thả neo, câp cầu.
5) Dự đoán lại điều kiện khí tượng, đặc biệt ở những vùng dễ xảy ra hiện tượng
ảnh hưởng đến tầm nhìn xa.
6) Tranh thủ chạy qua những chỗ nguy hiểm và những điểm then chốt vào ban
đêm để nâng cao độ chính xác dẫn tàu theo tuyến đã lập, đồng thời dự tính những
biện pháp đảm bảo an toàn khi buộc phải chạy qua những chỗ đó vào ban đêm.
7) Tìm hiểu lại những điều kiện và quy định giao thông, đặc biệt ở những khu vực
có mật độ tàu qua lại cao.
Cool Dù lập kế hoạch hành trình có chính xác tới đâu cũng không tránh khỏi
những chỗ sai khác với thực tế. Điều quan trọng phải có những biện pháp ứng phó
kịp thời để đảm bảo an toàn hành hải.
6. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chạy tàu.


Kiểm tra liên tục việc triển khai kế hoạch chạy tàu là việc làm hết sức quan trọng.
Nó đảm bảo rằng tàu chạy trên tuyến hành trình là có lợi nhất. Đó cũng là trách
nhiệm quản lý an toàn chuyến đi của thuyền trưởng và sĩ quan trực ca.
1) Nếu sĩ quan trực ca có bất cứ nghi ngờ gì về vị trí hoặc phương pháp dẫn tàu
thì phải bào cáo ngay cho thuyền trưởng và trong tình huống khẩn cấp phải hành
động ngay để đảm bảo an toàn.
2) Cũng như trước lúc khởi hành, khi sắp vào vùng nguy hiểm hoặc vùng nước
hạn chế, thuyền trưởng tổ chức cho sĩ quan trực ca kiểm tra tính năng hoạt đông
của các thiết bị hành hải. Việc kiểm tra này còn được tiến hành định kỳ trong suốt
cuộc hành trình.
3) Tận dụng mọi khả năng của tất cả các thiết bị hàng hải trên tàu để kiểm tra vị
trí.
4) Trong từng trường hợp xác định vị trí và thao tác trên hải đồ đều phải được dự
tính trước ở thời điểm thích hợp.

5) Có thể dùng vạch chuẩn song song của rađa để kiểm tra liên tục xu huớng
chuyển dịch ngang của vị trí tàu khi chạy trong tuyến luồng hạn chế. đồng thời có
thể sử dụng nó ở những nơi có mục tiêu rõ ràng, bằng cách đó cho phép theo dõi
liên tục vị trí tương đối của tàu so với mục tiêu ấy.



×