Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

tiểu luận môn đo lường đánh giá thành quả học tập trong giáo dục môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.89 KB, 39 trang )

MỤC LỤC
2.2.1. Đề thi lựa chọn.............................................................................................3

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
“ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ
THÀNH QUẢ HỌC TẬP TRONG GIÁO DỤC”

Tên tiểu luận:
TRẮC NGHIỆM MÔN HỌC
ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HỌC TẬP

I. Tổng quan về câu trắc nghiệm
Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một phép lượng giá cụ thể mức độ khả năng thể hiện
hành vi trong lĩnh vực nào đó của một người cụ thể nào đó.
1. Phân loại câu hỏi trắc nghiệm
1.1. Theo hình thức thi
Trong thực tế có ba loại thi chính
 Loại thứ nhất: Thi để xác định mức độ tiếp thu môn học (thi kết thúc môn
học). Đề thi khi đó tập trung kiểm tra kiến thức để đánh giá xem người học có năng lực
nhận thức hoặc kĩ năng, kĩ xảo thuộc môn học đạt đến mức độ nào (theo Bloom - 1956),
về nhận thức có 5 bậc: bắt chước, hoàn thành, chuẩn hoá, phối hợp và tự động hoá.
 Loại thứ hai: Thi để chứng nhận trình độ học vấn (thi hết khóa). Đề thi khi
đó mang tính chất tổng hợp, nhiều môn, bao quát toàn bộ chương trình khóa học. Tùy
theo trình độ và bậc học, tùy theo yêu cầu chất lượng mà nhằm đánh giá kiến thức là
chính (tốt nghiệp phổ thông) hay đánh giá năng lực là chính (tốt nghiệp khóa đào tạo)

1


 Loại thứ ba: Thi để tuyển chọn (thi học sinh giỏi, thi tuyển sinh, thi tuyển
nhân sự). Đề thi khi đó nhằm đánh giá năng lực theo đúng các tiêu chí tuyển chọn dự


kiến
1.2. Theo dạng câu hỏi
Một cách tổng quát, các bài kiểm tra hay thi học sinh phải viết khi làm bài được
chia thành hai loại: loại tự luận và loại trắc nghiệm khách quan.
Trắc nghiệm khách quan có thể chia thành 4 loại:
•Loại điền vào chỗ trống hay cần câu trả lời ngắn: Trong loại này, thí sinh viết câu
trả lời khoảng tám đến mười chữ, các câu trả lời thường thuộc loại đòi hỏi trí nhớ. Tuy
nhiên trong trường hợp toán hay khoa học tự nhiên, câu trả lời có thể đòi hỏi óc suy luận
hay sang kiến.
•Loại đúng sai: Trong loại này thí sinh đọc những câu phát biểu và phán đoán xem nội
dung hay hình thức của câu ấy đúng hay sai. Loại câu hỏi này phù hợp nhất cho việc khảo sát
trí nhớ những sự kiện hay nhận biết các sự kiện.
•Loại ghép đôi (hay xứng hợp): Trong loại này thí sinh tìm cách ghép mỗi từ hay
câu trả lời trong một cột với một từ hay câu xếp trong cột khá. Số câu hoặc từ trong cột
thứ nhất có thể ít thua, bằng hay nhiều hơn các câu hoặc từ trong cột thứ hai. Các câu hỏi
loại này mang nhiều tính chất của loại câu hỏi có nhiều câu trả lời để lựa chọn.
•Loại câu hỏi có nhiều câu trả lời để lựa chọn. Loại này gồm một câu phát biểu căn
bản gọi là câu dẫn hay câu hỏi, đi với nhiều câu trả lời để thí sinh lựa chọn khi làm bài.
Các câu trả lời cho mỗi câu hỏi có dạng giống nhau, gồm một từ, một cụm từ hay một câu
hoàn chỉnh.Thí sinh phải chọn một câu trả lời đúng hay hợp lý nhất. Đây là loại trắc
nghiệm khách quan thong dụng nhất. Các câu hỏi loại này có thể dùng thẩm định trí nhớ,
mức hiểu biết, khả năng áp dụng, phân tích, tổng hợp, hay ngay cả khả năng phán đoán
cao hơn.
2. Phân loại đề kiểm tra/ đề thi đánh giá kết quả học tập
2.1. Phân loại theo mục tiêu
Có thể tóm tắt các mục tiêu đo (thi) và đánh giá liên quan với nhau theo năng lực
nhận thức của người thi trong bảng dưới đây:

2



S
STT
1
1
2
2
3
3

Nội dung đánh giá
Đánh giá kiến thức
Các mục tiêu thi
Đánh giá năng lực là chính
là chính
(đánh giá)
Nhớ
Hiểu Vận dụng Phân tích Tổng hợp Đánh giá
Tiếp thu môn học
X
X
X
X
X
(hết môn học)
Trình độ học vấn
X
X
X
X

(hết khóa, bậc học)
Tuyển chọn (học giỏi,
X
X
X
học viên, nhân sự)

Các dấu X trong bảng chỉ đề thi bao gồm các mục tiêu tương ứng với những mức
năng lực nhận thức nào là chính. Cũng cần nói thêm rằng không phải một cuộc thi lúc
nào cũng chỉ nhằm một mục tiêu, mà có thể nhằm đồng thời hai ba mục tiêu. Khi đó
đương nhiên đề thi phải ra như thế nào để đáp ứng cùng một lúc cho các mục tiêu của
cuộc thi đó.
Một đề thi có thể bao gồm một hoặc một vài câu hỏi thường là câu tự luận, từ vài
chục đến hơn một trăm câu hỏi thường là câu trắc nghiệm khách quan.
2.2. Phân loại theo hình thức
Đề thi trắc nghiệm về cơ bản phân thành hai loại: đề thi lựa chọn và đề cung cấp
đáp án. Nếu phân từ góc độ khách quan của người đánh giá thì có thể phân thành đề thi
trắc nghiệm khách quan và đề thi trắc nghiệm chủ quan. Đề thi trắc nghiệm khách quan
bao gồm đề thi lựa chọn và điền vào chỗ trống, trả lời đơn giản. Đề thi trắc nghiệm chủ
quan bao gồm các đề thi luận văn, đề tính toán, đề chứng minh.
2.2.1. Đề thi lựa chọn
2.2.1.1 Đề thi/câu đúng sai
 Khái niệm: Đề thi đúng sai là đề trắc nghiệm yêu cầu người thi phải phán
đoán đúng sai đối với một câu trần thuật hoặc một câu hỏi, cũng chính là để người thi tuỳ
ý lựa chọn một trong hai đáp án đã đưa ra.
Ví dụ: Những câu dưới đây, câu nào đúng thì đánh dấu “+”, câu nào sai đánh dấu
“-”
( ) Nguyễn Du có tên hiệu là Thanh Hiên
( ) Phan Bội Châu là tác giả của bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”
 Ưu nhược điểm của đề thi/ câu đúng sai


3


- Ưu điểm:
•Ra đề dễ dàng. Đề thi vừa có thể là câu trần thuật vừa có thể là câu hỏi. Ý nghĩa
của đề thi vừa có thể là khẳng định, cũng có thể là phủ định
•Người thi trả lời thuận lợi.
•Có thể dung máy tính điện tử để đánh giá, đọc bài thi trắc nghiệm, tiết kiệm được
thời gian, sức lực lại chính xác khách quan.
•Tất cả các môn học đều có thể sử dụng.
•Hiệu xuất trắc nghiệm khá cao. Trong một tiếng đồng hồ trả lời của người tham gia trắc
nghiệm đúng sai nhiều hơn rất nhiều đề thi có nhiều lựa chọn.
- Nhược điểm:
Nhược điểm lớn nhất của đề thi đúng sai là chịu ảnh hưởng tương đối lớn của khả
năng đoán mò đáp án.
2.2.1.2. Đề thi/ câu nhiều lựa chọn
 Khái niệm: Đề thi trắc nghiệm yêu cầu người thi tuỳ ý lựa chọn đáp án
chính xác trong một số đáp án được gọi là đề thi nhiều phương án lựa chọn, gọi tắt là đề
thi nhiều lựa chọn.
 Phân loại: Đề thi nhiều lựa chọn tuy chủng loại nhiều , nhưng nhìn về kết
cấu mà nói thì do hai bộ phận câu dẫn (chủ đề) và câu lựa chọn tạo nên. Bộ phận chủ đề
chính thường dung các từ, câu hỏi hoặc câu trần thuật để biểu thị. Phần trả lời đã chuẩn bị
có thể dùng các câu ngắn hoặc các nhóm từ để biểu thị. Trong 4 đến 5 phương án chọn có
một phương án hoặc một vài phương án đúng, các phương án còn lại là sai, còn gọi là
phương án nhiễu. Căn cứ vào câu dẫn và các phương án lựa chọn khác nhau còn phân
thành:
(1) Đề thi/ câu nhiều lựa chọn khẳng định
Trong các phương án lựa chọn của câu nhiều lựa chọn theo hình thức khẳng định,
có một hoặc một vài phương án đúng còn các phương án khác đều là làm nhiễu. Khi trả

lời yêu cầu lựa chọn ra một phương án hoặc tất cả các phương án đúng.
(2) Đề thi/ câu nhiều lựa chọn phủ định
Các phương án lựa chọn của câu nhiều lựa chọn là có một đáp án sai , khi đưa ra
đáp án yêu cầu đối tượng thi tìm ra đáp án sai này.
(3) Đề thi/ câu nhiều lựa chọn theo hình thức tốt nhất

4


Trong các câu nhiều lựa chọn theo hình thức tốt nhất thì chỉ có một phương án
đúng (tốt nhất), còn các phương án khác, tuy ở một mức độ nào đó cũng đúng nhưng
chúng đều không phải là đúng nhất.
(4) Đề thi/Câu nhiều lựa chọn suy diễn
Câu nhiều lựa chọn suy diễn là căn cứ vào quan hệ của hai sự vật đã đưa ra để suy
diễn, lí luận cho quan hệ của hai sự vật khác. Cách thức đưa ra phương án của nó vẫn là
lựa chọn một phương án thích hợp nhất trong một số các phương án lựa chọn.
(5) Đề thi / câu nhiều lựa chọn hỗn hợp
Câu nhiều lựa chọn hỗn hợp là do một số đáp án đơn độc hoặc một số nhóm đơn
độc không giống nhau tạo nên.
Ví dụ:
Loại đề thi câu nhiều lựa chọn
Đề thi/ câu nhiều lựa chọn khẳng định

Ví dụ
Dưới đây, số nào vừa là số nguyên tố vừa
là số lẻ?
a. 15
b.14
c. 12
d.11*

Đề thi/ câu nhiều lựa chọn phủ định
Trong những hình dưới đây, hình nào
không phải là hình bình hành?
a. Hình vuông b. Hình thoi
c. Hình chữ nhật d. Hình thang*
Đề thi/ câu nhiều lựa chọn theo hình thức Nguyên nhân mà Trường Thành Trung
tốt nhất
Quốc nổi tiếng khắp thế giới là:
a. Tương đối lâu đời
b. Chiều dài tổng cộng của Trường
Thành là hơn 6000m
c. Là kết tinh của trí tuệ nhân dân lao
động *
d. Từ vệ tinh có thể nhìn thấy
Đề thi/ câu nhiều lựa chọn suy diễn
Động vật ăn thực vật vì thực vật:
a. Sinh trưởng ở khắp mọi nơi
b. Tích lũy chất dinh dưỡng
c. Có khả năng quang hợp
d. Nhờ có chất diệp lục
Đề thi/ câu nhiều lựa chọn hỗn hợp
Chất có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa trong dạ
dày là:
a. Dịch dạ dày
b. Axit ba zơ

5


c. Dịch tụy

d. a+b*
e. a+b+c
 Ưu nhược điểm của đề thi / câu nhiều lựa chọn
- Ưu điểm:
•Nó thích hợp sử dụng cho tài liệu nhiều loại tính chất và nhiều loại tầng bậc nhận
thức.
•Trả lời thuận tiện.
•Đọc đề thi tiết kiệm thời gian, sức lực và đánh giá khách quan.
•Cơ hội có thể đoán đúng đáp án giảm đi. Nếu đối tượng thi làm toàn bộ dựa vào
đoán thì cơ hội đoán đúng ở mỗi câu đúng sai là 50%, còn cơ hội để đoán đúng ở câu có
5 phương án lựa chọn chỉ là 20%. Đối với toàn bộ trắc nghiệm mà nói, thì cơ hội điểm số
có được để có thể qua kì thi mà toàn bộ lại dựa vào đoán là bằng 0.
•Số lượng câu để tạo nên một lần trắc nghiệm có thể nhiều, vì thế nội dung phủ
khắp của trắc nghiệm cũng khá lớn, phạm vi lấy mẫu đề thi cũng rộng, tính đại diện
mạnh, vì thế nó chính là phương pháp áp dụng nhiều để tiêu chuẩn hoá trắc nghiệm.
- Nhược điểm:
• Viết câu rất khó khăn. Vì việc biên soạn và đáp án chính xác vừa có khác biệt
bản chất nhưng về bề mặt là có những chỗ là tương đồng như 3,4 phương án nhiễu, thực
sự không phải là một việc dễ dàng.
• Các nhân tố để đoán đúng đáp án đã giảm đi so với câu đúng sai nhưng nó vẫn
tồn tại.
2.2.1.3. Đề thi / câu phối hợp
 Khái niệm:
Đề thi / câu phối hợp là một loại của câu lựa chọn, kết cấu của nó bao gồm hai
phần: một là nhóm vấn đề, hai là nhóm phương án lựa chọn đã chuẩn bị. Khi trả lời yêu
cầu người dự thi chọn ra một phương án thích hợp nhất từ trong các lựa chọn cho mỗi
vấn đề. Mỗi lựa chọn có thể sử dụng một lần, cũng có thể sử dụng nhiều lần, cũng có thể
một lần cũng không sử dụng.
Ví dụ: Nối tên tác phẩm và thể loại tương ứng
1

2

Bài ca ngất ngưởng
Câu cá mùa thu

A
B

6

Chiếu
Thơ luật Đường


3
4

Bài ca ngắn đi trên bãi cát
Chiếu cầu hiền

C
D

Thơ hát nói
Thơ cổ thể

 Ưu nhược điểm của đề thi/ câu phối hợp
- Ưu điểm:
•Thích hợp sử dụng nhất cho đo lường tri thức mang tính sự kiện và tính tương
quan giữa các sự kiện

•Hiệu suất trắc nghiệm khá cao, diện kiến thức phủ khắp trong thời gian trắc
nghiệm tương đối rộng
- Nhược điểm: Nhược điểm của nó vẫn là tồn tại những nhân tố đoán mò.

2.2.2. Đề thi cung cấp đáp án
Đề thi / câu hỏi cung cấp đáp án là đề thi yêu cầu người thi căn cứ vào vấn đề đưa ra
để trả lời. Chứ không phải là lựa chọn các đáp án trong những đáp án đã cung cấp. Đề thi
cung cấp đáp án chủ yếu bao gồm đề thi điền vào chỗ trống, đề thi trả lời đơn giản, đề thi
luận văn, đề thi tính toán, đề thi chứng minh…
2.2.2.1. Đề thi/ Câu điền vào chỗ trống
Khái niệm: Đề thi/ câu điền vào chỗ trống là yêu cầu người thi điền vào chỗ trống
trong mỗi câu.
Ví dụ : Sông trường Giang của Trung Quốc bắt nguồn từ sông .........., đổ vào
biển……………….
Ưu nhược điểm của đề thi điền vào chỗ trống
- Ưu điểm:
•Có thể đo lường mức độ ghi nhớ và lí giải kiến thức.
•Tất cả các loại môn học đều có thể dung, phạm vi ứng dụng rộng rãi.
•Cơ hội đoán mò là rất nhỏ.
- Nhược điểm:
•Nhìn từ bề ngoài thì đề thi điền vào chỗ trống yêu cầu hoạt động trí lực cao hơn
đề thi lựa chọn. Vì nó đưa ra câu trả lời dựa trên cơ sở tái hiện, chứ không phải đưa ra
câu trả lời dựa trên cơ sở nhận thức lại. Nhưng trên thực tế, đề thi điền vào chỗ trống
không phân tích một cách sâu sắc năng lực nhận thức, tư duy và lí giải như đề thi lựa
chọn.
7


•Khó nắm bắt được đáp án người thi đưa ra, tính chính xác của đáp án đưa ra kém,
tính chủ quan của người chấm điểm mạnh.

•Khó có thể dùng máy tính điện tử để đọc bài thi và cho điểm.
2.2.2.2. Đề thi/ câu trả lời đơn giản
Khái niệm: Là đề thi/ câu trắc nghiệm yêu cầu người thi dung những chữ hoặc
những câu đơn giản trả lời vấn đề, gọi tắt là câu trả lời đơn giản.
Ví dụ 1: Trong chiến tranh thế giới thứ hai, ba nước tham chiến chính là nước
nào?
Trả lời…………………………………………………………………………………………
Ví dụ 2: Nhật thực là gì?
Trả lời:……………………………………………………………………………………….
Câu trả lời đơn giản và câu điền vào chỗ trống đều là hình thức đơn giản của đề thi
cung cấp đáp án, nhiều khi hai loại đó có thể thay đổi cho nhau. Ví dụ 1 ở đề thi trả lời
đơn giản trình bày ở trên cũng có thể sửa thành đề thi điền vào chỗ trống. Mà ví dụ 2
trong đề thi điền vào chỗ trống cũng có thể sửa thành đề thi trả lời đơn giản
Ưu nhược điểm của đề thi trả lời đơn giản
- Ưu điểm:
•Thích hợp cho kiểm tra khái niệm cơ bản và nguyên lý cơ bản
•Ra đề dễ dàng.
•Cơ hội đoán mò nhỏ.
- Nhược điểm:
•Trả lời đề thi tự do hơn đề thi lựa chọn, vì thế đọc đề thi khó khăn hơn so với đề
thi lựa chọn.
•Tính chủ quan của người cho điểm tương đối mạnh.
•Khó thể sử dụng máy tính điện tử đề đọc bài cho điểm, tốn nhiều sức người và
thời gian.
2.2.2.3. Đề thi/ câu luận văn
Khái niệm: Đề thi/ câu hỏi yêu cầu người thi dùng những lời lẽ ngôn ngữ của mình
viết ra những đáp án tương đối dài để trả lời câu hỏi hoặc câu trần thuật. Loại đề thi trắc
nghiệm này gọi là đề thi luận văn.
Ví dụ: Anh (chị) hiểu thế nào về nhận xét của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt
Nam: “Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống

quýt”?

8


Đề thi luận văn bao gồm phần đề cần lập luận trình bày và phần làm bài. Đặc điểm
của loại đề thi trắc nghiệm này là phần trả lời có tính tự do tương đối lớn. Như trong lựa
chọn tài liệu, trình bày lập luận, đánh giá quan điểm, tổ chức tài liệu, xác định trọng điểm
đều có tính tự do tương đối.
Ưu nhược điểm của đề thi luận văn
- Ưu điểm:
•Có thể đo lường khả năng kiến thức ở những tầng bậc cao. Như năng lực biểu đạt
các khái niệm, năng lực thảo luận các vấn đề, năng lực làm rõ trình bày các quan hệ, năng
lực bình luận có tính xây dựng, năng lực tổng kết có hiệu quả, năng lực miêu tả và vận
dụng các nguyên lý….
•Có thể thúc đẩy sự chú ý của đối tượng nắm bắt các mối quan hệ nội tại của môn
học từ chỉnh thể.
•Có tác dụng giúp đỡ bồi dưỡng năng lực biểu đạt chữ viết và khả năng viết văn
của người thi.
•Ra đề thi tương đối dễ dàng.
•Khi trả lời các nhân tố để đoán được đề thi nhỏ.
- Nhược điểm:
•Diện phủ khắp nội dung cần đo lường nhỏ, tính đại diện kém.
•Khó có thể đưa ra những đáp án tiêu chuẩn mà khiến cho tất cả những người đánh
giá đều tuân theo. Năm 1920, ở Anh có rất nhiều giáo sư đại học trong khi đọc bài thi lịch
sử, có một vị giáo sư để tiện trong việc đánh giá đọc bài đã tự mình viết ra một đáp án
tiêu chuẩn, không ngờ đáp án này bị lẫn vào bài thi đang đợi để đánh giá, bị một vị giáo
sư khác đánh giá là không đạt tiêu chuẩn. Để thận trọng lại mời những giáo sư khác tiến
hành đọc bài đánh giá, kết quả của nó là từ 40 đến 90 điểm. Từ đó có thể thấy, đáp án tiêu
chuẩn là rất khó đạt được đối với đề thi kiểu này.

•Tính chủ quan của người đánh giá tương đối mạnh. Do tính tự do trong khi đưa ra
câu trả lời của đề thi luận văn tương đối lớn nên rất khó định ra những đáp án tiêu chuẩn
tương đối thống nhất tỉ mỉ, điểm số trắc nghiệm của người thi quyết định rất lớn tới đánh
giá phán đoán của người cho điểm. Vì thế trình độ kiến thức, kinh nghiệm đại học, lí giải
về đáp án tiêu chuẩn, nghiêm ngặt hay thoáng trong việc cho điểm cả tình hình khi đọc
bài thi của người chấm điểm như tình trạng sức khoẻ, tâm lí, tình cảm….đều tạo nên sự
khác biệt giữa điểm đánh giá

9


II. Nguyên tắc xây dựng các loại câu trắc nghiệm
1. Nguyên tắc xây dựng câu tắc nghiệm tự luận
Một số nguyên tắc cơ bản:
1. Trước khi bắt đầu viết câu hỏi, phải định trước loại khả năng, hay mức lực cần
thẩm định. Nên dùng loại câu hỏi tự luận để trắc nghiệm khả năng của học sinh áp dụng
những điều đã học để giải quyết vấn đề mới, hay lập những hệ thức chưa trình bày trong
lớp, hoặc khả năng viết văn diễn đạt ý tưởng
2. Nên báo cho học sinh biết trước loại câu hỏi nào sẽ được dùng. Học sinh sẽ học
bài, ôn bài một cách thích ứng tùy theo loại câu hỏi sẽ dùng trắc nghiệm
3. Nên định trước các mục tiêu và nội dung sẽ bao gồm trong bài kiểm tra và bài
thi.
4. Nên nhắm đến việc kiểm tra đánh giá các mục tiêu quan trọng ở mức trí lực
cao. Nên dùng các từ “so sánh”, “tương quan”, “cho biết lí do”, “trình bày các lí lẽ để ủng
hộ hay chống lại”, “cho một ví dụ mới về…”để học sinh chọn lựa, sắp đặt, và áp dụng
những điều đã biết hơn là đòi hỏi những điều vụn vặt chỉ cần trí nhớ. Không nên dùng
những từ như “người nào”, “cái gì”, “kê khai”….
5.Không nên nhầm lẫn một bài trắc nghiệm kiểm tra viêt văn với một bài để thẩm
định các mục tiêu khác trong lịch sử, địa lí, toán….
6. Không nên dùng những từ như “anh chị nghĩ gì”, theo ý kiến của anh chị”, anh

chị biết gì…để kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Chỉ nên dùng các từ trên đây khi giáo
viên thực sự muốn biết thái độ của học sinh hay đánh giá khả năng lí luận của học sinh
như thế nào.
7. Mỗi học sinh phải làm một số câu hỏi giống nhau
8. Các câu hỏi tự luận phải rõ ràng, và phải giới hạn các điểm cần trình bày trong
câu trả lời. Một câu hỏi quá tổng quát hay cần câu trả lời quá dài nên được phân ra thành
câu hỏi ngắn.
9.Nên tăng số câu hỏi. Số câu hỏi của mỗi bài thi có thể tăng lên bằng cách giảm
chiều dài của phần câu trả lời. Số câu hỏi nhiều hơn sẽ làm tăng độ tin cậy của bài trắc
nghiệm.
10. Phải trù liệu cho học sinh có đủ thời giờ trả lời tất cả các câu hỏi. Một bài thi
loại tự luận không phải là một bài thi tốc độ viết nhanh. Học sinh phải có thời giờ tìm
hiểu, suy nghĩ về câu hỏi và viết câu trả lời.
11. Các lời chỉ dẫn phương cách làm bài phải rõ ràng. Lời chỉ dẫn càng đơn giản
càng tốt.
12. Không nên dùng cả trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan trong cùng
một bài kiểm tra hoặc bài thi khi thời gian làm bài có hạn.

10


2. Nguyên tắc xây dựng câu tắc nghiệm dạng câu đúng sai
Một số nguyên tắc cơ bản:
1. Nên dùng những chữ chính xác và thích hợp để câu hỏi đơn giản và rõ ràng
Thí dụ :ĐS. Vì chính phủ cần chi tiêu nhiều cho các lĩnh vực quốc phòng, xã hội,
phát triển mở mang đường sá, chỉnh trang thành ph, và các công tác khác nên ngân sách
giáo dục khó tăng thêm nữa.
Nên sửa lại thành:
Đ S. Vì chính phủ cần chi tiêu cho nhiều công tác khác cũng không kém phần khẩn thiết
nên không thể chấp thuận cho ngân sách giáo dục gia tăng thêm nữa.

2. Các câu hỏi loại câu hỏi đúng sai chỉ nên mang một ý tưởng chính yếu hơn là
có 2 hay nhiều ý tưởng trong cùng mỗi câu.
Thí dụ: Đ S : Nên có những trường học đặc biệt và những chương trình đặc biệt
cho trẻ em bất bình thường
Nên sửa lại:
Đ S : Nên có những lớp học đặc biệt cho các trẻ em bất bình thường
3. Tránh dùng những từ như “luôn luôn”, “tất cả”, “không bao giờ”….vì các câu
mang các câu này thường có triển vọng “sai”. Ngược lại, những chữ như “thường
thường”, “Đôi khi”, “ít khi” lại thường có triển vọng “đúng”.
4. Nếu có thể được nên cố gắng soạn các câu hỏi thế nào cho nội dung có nghĩa
hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai. Việc quyết định xem một phát biểu là đúng hay sai
nên dựa trên sự đồng ý thuần nhất của những nhà chuyên môn có thẩm quyền.
Thí dụ 3: Đ S: Ngày dài nhất trong năm rơi vào tháng 6 dương lịch.
Nên sửa lại thành:
Đ S: Ở vùng bắc bán cầu, ngày dài nhất trong năm nằm vào tháng 6 dương lịch
5.Những câu hỏi đúng sai phải đảm bảo đúng văn phạm để học sinh nào cẩn thận
không cho câu ấy sai chỉ vì cách diễn đạt không chính xác.
Thí dụ 4: Đ S: Yếu tố khích lệ trẻ em đóng vai trò quan trọng khi các em học thuộc lòng
hơn là giải quyết vấn đề
Sửa lại thành:
Đ S: Yếu tố khích lệ trẻ em đóng vai trò quan trọng khi các em vận dụng trí nhớ để học
hơn là khi các em học phương pháp giải quyết vấn đề
6. Nên dùng câu nhấn mạnh ý tưởng hoặc điều chính yếu hơn là các câu vô nghĩa,
các ý vụn vặt
7. Tránh dùng các câu ở thể phủ định nhất là thể phủ định kép

11


8. Khi nêu câu hỏi trong một vấn đề đang được tranh luận, phải nêu rõ tác giả hay

xuất sứ của ý kiến đã nêu.
Thí dụ: ĐS : Có 120 thứ khả năng tư duy khác nhau
Nên sửa lại thành: ĐS: Theo mẫu cấu trúc trí thông minh của Guilford, có 120 thứ khả
năng tư duy khác nhau
9. Nên cố viết những câu để học sinh áp dụng kiến thức đã học
Thí dụ: ĐS: Diện tích một hình chữ nhật được cho bởi công thức S=a.b
Nên sửa thành: Đ S: Nếu một thước vuông gạch bông giá 200 đồng, muốn lót một sàn
nhà rộng 19 thước dài 10 thước thì phải tốn 38000 đồng
10. Mỗi câu hỏi phải có dầy đủ chi tiết để mang ý nghĩa xác định trọn vẹn
11. Không nên trích nguyên văn câu hỏi từ sách giáo khoa. Nên diễn tả lại các
điều đã học dưới dạng những câu mới, biểu thị mục tiêu cần được khảo sát.
Thí dụ: Độ sáng của một của một vật tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ
vật đến nguồn sáng.
Nên sửa lại thành: Đ S : Độ sáng của một ngọn giấy ở cách ngọn đèn 6 thước sẽ bằng 1/9
độ sáng cảu tờ giấy để cách ngọn đèn ấy 2 thước.
12. Nên dùng các từ định lượng hơn định tính để chỉ các số lượng. Các chữ như
lớn nhỏ, nhiều ít, thường già trẻ,có thể có các ý nghĩa khác nhau đối với các độc giả khác
nhau.
Thí dụ: ĐS Nhiều người Việt Nam sống về nghề nông
Nên sửa lại thành: ĐS: Khoảng 80% dân chúng Việt Nam sống trong hòa bình.
13. Tránh để học sinh đoán câu trả lời đúng nhờ chiều dài của câu hỏi. Các câu
đúng thường dài hơn các câu sai vì phải thêm các điều kiện giới hạn cần thiết do đó người
soạn câu hỏi phải để ý tới điều này.
14. Tránh khuynh hướng dung số câu đúng nhiều hơn số câu sai hay ngược lại
trong bài thi. Số câu đúng và số câu sai nên gần bằng nhau.
15. Tránh làm cho một số câu trở nên sai chỉ vì một số chi tiết vụn vặt vì một ý
tưởng nhằm đánh bẫy học sinh.
Thí dụ: ĐS: BGuilford là người đầu tiên đã trình bày một mẫu trí năng gồm 120 phần tử
vào Năm 1956.
Lời giải đáp của câu này là sai vì tên lót của Guilford phải bắt đầu bằng chữ P chứ

không phải chữ B. Tuy nhiên biết tên lót của ông ta không quan trọng bằng việc ông ta
sáng kiến ra điều gì.
3. Nguyên tắc xây dựng câu trắc nghiệm dạng câu ghép hợp (ghép đôi)

12


Một số nguyên tắc cơ bản:
1. Trong mỗi bài trắc nghiệm loại này, phải có ít nhất 6 phần tủ và nhiều nhất là 12
phâng tử trong mỗi cột. Nếu danh sách các câu trong mỗi cột quá dài chúng ta nên bỏ bớt
các câu trả lời không hợp lí, hoặc phân chia danh sách dài thành những danh sách ngắn
gồm từ 7 đến 8 phần tử ở mỗi cột. Ngược lại, nếu mỗi cột chỉ có 5 phần tử hay ít hơn
chúng ta nên ghép 2 hay 3 bài tập với nhau lại.
2. Phải xác định rõ tiêu chuẩn để ghép một phần tử của cột trả lời và phần tử
tương ứng của cột trả lời câu hỏi. Phải nói rõ mỗi phần tử trong cột trả lời chỉ được dung
một lần hay nhiều lần.
Thí dụ: Với mỗi tên thành phố hoặc thị trấn trong cột thứ nhất hãy tìm tên của
tỉnh tương ứng trong cột thứ. Viết mẫu tương tự với tên tỉnh đã chọn vào khoảng trống
trước tên thành phố hoặc thị trấn.Mỗi tên tỉnh có thể được dùng nhiêu lần.
Tên thành phố hoặc thị trấn
…………….1. Hạ Long
…………….2. Cà Mau
…………….3. Phủ Lý
…………….4. Thái Nguyên
…………….5. Hòa Bình
…………….6. Huế
…………….7. Nha Trang
…………….8. Phan Thiết
…………… 9. Việt Trì
…………….10. Vinh

…………….11. Rạch Giá
…………….12.Vũng Tàu

Tỉnh
A. Phú Thọ
B. Thừa Thiên – Huế
C. Cao Bằng
D. Nghệ An
E. Hà Tuyên
F. Hải Dương
G. Hà Nam
H. Hậu Giang
I. Kiên Giang
J. Hòa Bình
K. Khánh Hòa
L. Bình Thuận
M. Quảng Ninh

3. Số phần tử để chọn lựa trong cột trả lời nên nhiều hơn số phần tử trong cột câu
hỏi, hoặc mỗi phần tử trong cột trả lời có thể được dùng nhiều lần. Điều này sẽ giảm bớt
yếu tố may rủi.
4. Thỉnh thoảng có thể dùng hình vẽ để tăng cường thích thú cho học sinh, cũng
như để thay đổi câu hỏi. Hình vẽ có thể được sử dụng khi dặt các câu hỏi về tên, công cụ
và tính chất của các công cụ chẳng hạn.
5. Các câu hỏi nên có tính chất đồng nhất hoặc lien hệ nhau.
Thí dụ: Các câu hỏi trong một phần đều liên quan đến tên người, hoặc đều đề cập đến
ngày tháng xảy ra các biến cố, hoặc đều đánh giá sự nhận biết các kí hiệu chẳng hạn.
6. Sắp xếp các phần tử trong danh sách theo một thứ tự hợp lí nào đó.

13



Thí dụ: Ngày tháng được sắp xếp theo thứ tự từ trước đến sau, hoắc các chữ được sắp xếp
theo thứ tự của mẫu tự, để giúp học sinh đỡ thời giờ tìm kiếm.
7. Tất cả các phần tử cùng danh sách nên nằm trong cùng một trang để học sinh
đỡ nhầm lẫn hay gặp khó khăn khi phải lật qua lật lại một trang nhiều lần.
8. Các câu hỏi loại ghép đôi cũng có thể được sắp đặt dưới dạng tương tự loại có
nhiều câu trả lời để chọn lựa.
Thí dụ:
Với mỗi câu 1,2,3,4,5,6 sau đây hãy tìm điều kiện để nội dung phát biểu trong câu được
nghiệm đúng. Trên phiếu trả lời hãy bôi đen khoảng tương ứng với với A, hoặc B, hoặc
C, hoặc D, hoặc E, tùy điều kiện được chọn là:
(A) Quỹ đạo trái đất hình tròn hay hình elip
(B) Quỹ đạo mặt trăng có cùng mặt phẳng với quỹ đạo mặt trời
(C) Trục của quả đất không nghiêng
(D) Khoảng cách từ quả đất tới mặt trời tăng gấp đôi
(E) Quả đất hoàn toàn tròn
Dạng trình bày trong thí dụ dưới đây giúp cho việc soạn câu hỏi ghép đôi được nhanh
chóng hơn cũng như có thể dùng phiếu trả lời riêng như trong loại câu hỏi có nhiều câu
trả lời cho sẵn để chọn lựa.
A
B
C
D
…… ……. ….. ……
….. …… …… …..

E
….
.…


….
……
…..
…..

….
….
……
……

……
…….
…..
….

……
……
……
…..

……
……
….
……

Phát biểu
1. Sức nóng do ánh năng sẽ ít hơn
2. Một khối lượng nặng 1kg ở xích đạo cũng sẽ
nặng 1kg ở địa cực

3. Một tháng sẽ có một lần nhật thực
4. Trên địa cầu sẽ không có mùa khác nhau
5. Tốc độ địa cầu trên quỹ đạo sẽ không thay đổi
6. Ở mọi nơi trên quả đất sẽ có ngày và đêm bằng
nhau

4. Nguyên tắc xây dựng câu trắc nghiệm dạng câu điền thêm
Một số nguyên tắc cơ bản:
1. Lời chỉ dẫn phải rõ ràng. Thí sinh phải biết chỗ trống phải điền hoặc câu trả lời
phải thêm vào dựa trên văn bản nào.
2. Tránh lấy nguyên văn các câu từ trong sách giáo khoa ra để khỏi khuyến khích
học sinh học thuộc lòng
3. Tránh viết các câu diễn tả mơ hồ
Thí dụ:
Các loại cây rụng lá hằng năm là:……………..

14


Nên sửa lại là:
Các loại cây rụng lá hằng năm được gọi là:………..
Câu thứ 2 rõ hơn vì với câu đầu, học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách như : thông
thường, cây sồi, cây phong hoặc cây có mang hạt giống
4. Chỉ nên chừa trống các chữ quan trọng. Ngoại trừ các bài trắc nghiệm về văn
phạm, không nên chừa trống các chỗ có giới từ, liên từ mạo từ. Chỉ nên để học sinh điền
vào các điều có ý nghĩa quan trọng
5. Mỗi khi học sinh cần điền một số đo vào chỗ trống, phải nói rõ đơn vị
Thí dụ:
Độ dài sóng của tia sáng màu đỏ là bao nhiêu?
Nên sửa lại thành:

Độ dài sóng của tia sáng màu đỏ, tính bằng Ăng strom là…………………
7. Đừng nên chừa trống quá nhiều chữ trọng yếu, để tránh bắt học sinh phải đoán
xem ý giáo viên muốn hỏi gì?
Thí dụ:
………..tìm ra………vào………..
Câu này có thể có vô số cách trả lời đúng
Nên sửa lại thành: Columbus tìm ra……….vào năm………….
8.Trong khi chấm điểm, mỗi chỗ điền vào nên được 1 điểm, trừ khi câu trả lời đòi
hỏi phải điền nhiều chữ.
9. Không nên trừ điểm những lỗi chính tả nếu không phải là bài trắc nghiệm chính
tả.
10.Trong những bài trắc nghiệm dài có nhiều chỗ trống để điền, chúng ta có thể
đánh dấu các chỗ trống và sắp các khoảng mà thí sinh phải điền vào một cột bên phải.
Thí dụ:
Mức độ thông minh của đứa trẻ do cả yếu tố……..(1) lẫn yếu tố ………….(2)
1…………… 2………………….
Đọ tăng trưởng trí thông minh nhanh nhất vào lứa tuổi………….(3)và chậm nhất vào lứa
tuổi……….(4)
3…………… 4…………………..
11. Các khoảng cách trống nên có chiều dài bằng nhau cho thí sinh không đoán
được các chữ phải trả lời.
12. Bất kì câu trả lời nào đúng cũng đều phải được điểm mặc dầu câu trả lời của
học sinh có thể khác với đáp án đã soạn. Ví dụ học sinh có thể dùng các từ đồng nghĩa
chẳng hạn.
13. Các khoảng trống phải có đủ chỗ cho các câu trả lời

15


14. Với trắc nghiệm cần câu trả lời ngắn, nên đặt câu hỏi thế nào để thí sinh chỉ

cần dùng một từ hay một câu để trả lời
5. Nguyên tắc xây dựng câu trắc nghiệm dang câu nhiều lựa chọn
Một số nguyên tắc cơ bản:
1. Câu nên xác định rõ ràng ý nghĩa muốn biểu đạt, từ dùng trong câu phải rõ ràng
chính xác, không có sai sót và không được lẫn lộn
2. Số lượng phương án lựa chọn càng nhiều thì khả năng đoán đúng càng nhỏ.
Sau một chủ đề thường thiết kế từ 4 đến 5 phương án lựa chọn. Để tính điểm cho thuận
tiện nên thống nhất về số phương án lựa chọn, hoặc 1 bộ phận đề thi có 4 phương án lựa
chọn, một bộ phận khác có 5 phương án lựa chọn, không nên dùng xen kẽ.
3. Cách biểu đạt yêu cầu là thống nhất và đơn giản. Tốt nhất là ngắn gọn dễ hiểu,
những từ đã dùng trong câu dẫn thì không dùng lại trong các phương án lựa chọn.
Thí dụ:
Một nguyên tử:
a. Có điện dương
b. Có điện âm
c. Có điện âm dương bằng nhau
d. Có điện âm dương không bằng nhau
Chữ có trong mỗi câu lựa chọn này nên dùng ở câu dẫn, tránh lặp lại 4 lần ở các câu lựa
chọn
4. Không thể có những dấu hiệu nào đối với việc đúng sai cảu việc lựa chọn
phương án. Đó là các dấu hiệu về: Câu, điều kiện, tính phổ biến, tính chính xác, vị trí
ngoại hình; vị trí logic; tính tương tự hoặc tính tương phản; từ ngữ, ngôn ngữ; từ ngữ chỉ
tình cảm; khái niệm cực đoan
5. Không thể sử dụng những phương án sai quá rõ ràng mà nên dùng những
phương án có sự liên hệ logic nhất định tới chủ đề tức là có tính chân thực giả định hoặc
hình như hợp lí đồng thời tăng cường tính tương đồng giữa các phương án lựa chọn. Để
có được những phương án làm nhiễu nhiều khi định ra các câu trả lời có nội dung tương
tự để cho học viên trả lời sau đó căn cứ vào những sai sót mà học viên đưa ra để đinh ra
các câu nhiễu
6. Trong các phương án lựa chọn không nên sử dụng rộng rãi như “ tất cả các

phương án trên đều sai”, hay “ Tất cả các phương án trên đều đúng”.Khi sử dụng 2
phương án này phải đặc biệt chú trọng.
7. Cố gắng tránh sử dụng những câu nhiều lựa chọn phủ định mà nên dùng câu
trần thuật để biểu thị vì loại câu này hơi khó lí giải, nếu chủ đề trong ví dụ câu nhiều lụa

16


chọn hình thức phủ định bên trên mà chuyển từ câu hỏi sang câu trần thuật thì không dễ
hiểu nữa.
Thí dụ:
Các hình dưới đây là hình bình hành, trừ:
a. Hình vuông
b. Hình thoi
c. Hình chữ nhật
d. Hình thang
Nguyên nhân khó hiểu của loại câu này là ở chỗ, nó không nằm ở bản thân tri thức đang
kiểm tra mà nằm ở hình thức của câu. Mục đích thông thường của đề thi trắc nghiệm
không phải nhằm chọn ra những đáp án sai mà là chọn ra những đáp án đúng. Nếu nhất
thiết phải thông qua loại câu này để tiến hành trắc nghiệm thì nên in đậm những từ phủ
định hay đánh gạch dưới từ phủ định.
8. Phương án trong các câu lựa chọn nên độc lập với nhau tránh việc trùng lặp,
Ví dụ:
Dưới đây độ dài nào dài nhất?
a. 1m
b. 100m
c. 10 dm
d. 1000mm
Bốn phương án ở ví dụ trên đều giống nhau.
9. Trong các điều kiện có thể thì các phương án nên sắp xếp theo trật tự logic và

trật tự thời gian.
Ví dụ:
Điểm sôi của nước tinh khiết:
a. Từ 95 độ C đến 100 độ C
b. 100 độ C
c. Từ 100 độ C đến 105 độ C
d. Không có liên quan gì tới nhiệt độ cao thấp
10. Vị trí đáp án chính xác của câu không nên cố định, để tránh đối tượng thi có thể
đoán đúng đáp án từ vị trí của phương án. Phương pháp của nó là, nếu có thể sắp xếp
theo lôgic hoặc thời gian thì sắp xếp theo logic hoặc thời gian. Còn đối với những lựa
chọn khó sắp xếp theo logic hoặc thời gian thì có thể sắp xếp tùy cơ.

III. Báo cáo kết quả thử nghiệm sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để đổi mới dạy-học

17


1. Mô tả lớp thử nghiệm và lớp đối chứng: sỹ số, đặc điểm lớp
* Lớp thử nghiệm: 11A7 – Trường THPT Hoàng Văn Thụ (Hà Nội)
- Sĩ số: 49 học sinh (27 nam, 22 nữ)
- Đặc điểm lớp học: Lớp học theo chương trình ban cơ bản A, nhận thức tương
đối tốt và khá đồng đều. Có một vài học sinh thực sự yêu thích môn Văn, khả năng cảm
thụ tốt và viết tốt. Còn lại các học sinh khác có thái độ bình thường với môn học.
* Lớp đối chứng: 11A8 – Trường THPT Hoàng Văn Thụ (Hà Nội)
- Sĩ số: 51 học sinh (29 nam, 22 nữ)
- Đặc điểm lớp học: Lớp học theo chương trình ban cơ bản A, nhận thức tương
đối tốt và khá đồng đều. Có một vài học sinh thực sự yêu thích môn Văn, khả năng cảm
thụ tốt và viết tốt. Còn lại các học sinh khác có thái độ bình thường với môn học.
( Đặc điểm lớp thử nghiệm và lớp đối chứng không khác biệt nhau nhiều)
2. Quá trình thử nghiệm

2.1. Chọn bài
Chọn 3 bài trong chương trình Ngữ văn lớp 11, học kì II: Vội vàng (Xuân Diệu),
Từ ấy (Tố Hữu), Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Vích-to Huy-gô)
Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
 Bài Vội vàng:
- Về kiến thức:
+ Cảm nhận được lòng ham sống bồng bột, mãnh liệt và quan niệm nhân sinh,
thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu
+ Thấy được sự kết hợp hài hòa giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận
sâu sắc của bài thơ cùng những sáng tạo trong hình thức thể hiện
+ Nêu được nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước Cách
mạng tháng Tám
- Về kĩ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại
+ Rèn luyện kĩ năng phân tích một bài thơ mới
- Về thái độ:
+ Yêu thích những bài thơ mới
+ Có quan niệm sống tích cực
 Bài Từ ấy:
- Về kiến thức:

18


+ Cảm nhận được tình yêu lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi
đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản
+ Chỉ ra được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ,
nhạc điệu
- Về kĩ năng:

+ Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
- Về thái độ:
+ Sống có lí tưởng, có hoài bão, quyết tâm phấn đấu cho lí tưởng đã đề ra
 Bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích Những người khốn
khổ):
- Về kiến thức:
+ Hiểu được sức mạnh và sự cảm hóa của lòng yêu thương và căm giận của
những con người khồn khổ
+ Nêu được đặc trưng cơ bản của bút pháp lãng mạn chủ nghĩa của Huy-gô
- Về kĩ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
+ Củng cố kĩ năng phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật
- Về thái độ:
+ Cảm thông với số phận những người khốn khổ và trân trọng tình yêu thương
trong cuộc sống
2.2. Các câu trắc nghiệm sử dụng cho từng bài
2.2.1. Bài Vội vàng
Câu hỏi trắc nghiệm

Hoạt động vận dụng câu hỏi
I. Tìm hiểu chung

Câu 1. Ý nào sau đây nêu không đúng về
nhà thơ Xuân Diệu?
a. Có bút danh là Trảo Nha
- Tìm hiểu về cuộc đời của nhà thơ Xuân Diệu
b. Quê ở tỉnh Nghệ An
c. Là thành viên của Tự lực văn đoàn
d. Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về
văn học nghệ thuật


19


Câu 2. Hoài Thanh gọi Xuân Diệu là “nhà
thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới” vì:
a. Ông là vị chủ tướng của phong trào Thơ
mới
- Tìm hiểu về đóng góp của Xuân Diệu cho Thơ
b. Ông là người đầu tiên dám bộc lộ cái “tôi” mới
của mình trong sáng tác
c. Ông đem đến cho thơ ca đương thời một
sức sống mới, cảm xúc mới và cách tân nghệ
thuật
d. Ông là cây bút có nhiều đóng gớp xuất sắc
cho sự phát triển của Thơ mới
Câu 3. Bài thơ Vội vàng được in trong tập
thơ nào?
a. Thơ thơ
b. Gửi hương cho gió
c. Riêng chung
d. Thanh ca
Câu 4. Bố cục bài Vội vàng được chia theo
căn cứ là:
a. Dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình
b. Trình tự thời gian và không gian
c. Diễn biến tâm trạng và mạch luận lí
d. Diễn biến tâm trạng và trật tự thời gian

- Tìm hiểu về xuất xứ bài thơ Vội vàng


- Tìm hiểu cách chia bố cục bài thơ

II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đoạn 1

Câu 5. Dòng nào nêu đúng nhất tâm sự tác
giả ở 13 câu thơ đầu?
a. Ham muốn kì dị, khác thường
b. Bất hòa với thực tại, muốn thay đổi thực - Xác định nội dung đoạn thơ đầu
tại
c. Tình yêu đắm say thiên nhiên, cuộc sống
d. Không chấp nhận quy luật của tự nhiên

20


Câu 6. Đoạn thơ “Của ong bướm ... chớp
hàng mi” cho thấy cảm nhận của Xuân
Diệu về cuộc sống như thế nào?
a. Một thế giới quá hoàn hảo và xa lạ với con - Tìm hiểu cụ thể nội dung đoạn thơ đầu
người
b. Một cuộc vui đang độ trào dâng và sắp tàn
c. Một thế giới chỉ có tình yêu mê say
d. Một thế giới quen thuộc, đấy sắc hương và
tình yêu
Câu 7. Các hình ảnh “tuần tháng mật”,
“khúc tình si”, “cặp môi gần” có nghĩa thể
hiện:
a. Khao khát tình yêu trần thế đích thực

- Tìm hiểu nghĩa các hình ảnh nổi bật trong đoạn 1
b. Sự ngợi ca thiên nhiên ngọt ngào, đắm say
c. Sự chiêm nghiệm, triết lí về vũ trụ và vạn
vật
d. Sự bất lực của con người trước thiên nhiên
2. Đoạn 2
Câu 8. Dòng nào nêu đúng nhất nội dung
đoạn thơ thứ hai?
a. Những suy ngẫm bi ai về quy luật của tự - Xác định nội dung chính của đoạn 2
nhiên, của cuộc đời
b. Nỗi buồn, cô đơn trước sự lạnh lùng của
thời gian không níu giữ được
c. Sự băn khoăn tiếc nuối vì thời gian, vì mùa
xuân và tuổi trẻ một đi không trở lại
d. Sự đau khổ vì chưa nhận được gì ở cuộc
đời
Câu 9. Câu thơ nào không thể hiện cảm
nhận về sự mất mát chia lìa?
- Tìm hiểu cụ thể nội dung đoạn 2: quan niệm của
a. “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương Xuân Diệu về cuộc đời
qua”
b. “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”

21


c. “Lòng tôi rộng nhưng lượng đời cứ chật”
d. “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi”
3. Đoạn 3
Câu 10. Nét chung của các hình ảnh trong

đoạn thơ thứ 3 là gì?
a. Buồn bã, âu sầu
b. Chân thực, gắn với đời sống
c. Tươi mới, đầy sức sống
d. Kì ảo, xa rời hiện thực
Câu 12. Dòng nào sau đây chứa những
động từ chỉ sự đắm say của nhà thơ trước
vẻ đẹp của cuộc đời trong 9 câu thơ cuối?
a. Ôm, riết, say , thâu, cắn
b. Tắt, say, ôm, cắn, thâu
c. Ôm, buộc, say, cắn, thâu
d. Ôm, say, ngắm, thâu, riết

- Tìm hiểu các hình ảnh thơ trong đoạn 3

- Tìm hiểu cách biểu lộ sự say đắm của nhà thơ với
cuộc sống

III. Tổng kết
Câu 13. Trong bài thơ, Xuân Diệu đã đưa
ra một cách sống như thế nào?
a. Chấp nhận những đổi thay của thời gian và
tạo vật dù có tiếc nuối ngậm ngùi
b. Không chấp nhận những đổi thay của thời - Khái quát nội dung nghĩa của bài thơ Vội vàng
gian và tạo vật, tìm mọi cách cải tạo nó
c. Vừa buông xuôi, phó mặc, vừa cố gắng níu
kéo
d. Nâng niu và tận hưởng những gì thời gian
và tạo vật ban tặng.
Câu 14. Dòng nào sau đây nêu đúng nhất

giọng điệu của bài thơ?
a. Thiết tha, ngậm ngùi
b. Buồn thương, tiếc nuối
c. Nghẹn ngào

22

- Khái quát về giọng điệu, giá trị nghệ thuật của bài
thơ


d. Hối hả, dào dạt

2.2.2. Bài Từ ấy
Câu hỏi trắc nghiệm

Hoạt động vận dụng câu hỏi
I. Tìm hiểu chung

Câu 1. Dòng nào sau đây nêu đúng năm
sinh – năm mất của Tố Hữu?
a. 1919 - 2002
b. 1920 – 2002
c. 1919 – 2005
d. 1920 – 2005
Câu 2. Quê của Tố Hữu ở đâu?
a. Quảng Trị
b. Đà Nẵng
c. Quảng Nam
d. Huế


- Tìm hiểu cuộc đời tác giả Tổ Hữu

- Tìm hiểu cuộc đời của Tố Hữu

Câu 3. Từ ấy là từ thời điểm nào trong cuộc
đời Tố Hữu?
a. Từ khi được giác ngộ cách mạng, bắt đầu - Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ
hoạt động cách mạng
b. Từ khi được kết nạp vào Đảng, được đứng
vào hàng ngũ những người phấn đấu vì lí
tưởng cao đẹp
c. Từ khi bị bắt giam vào ngục tù thực dân
tăm tối
d. Từ tháng 7 – 1938
Câu 4. Bài thơ Từ ấy nằm trong phần nào
của tập thơ Từ ấy?
a. Từ ấy
b. Máu lửa
c. Xiềng xích
d. Giải phóng

23

- Tìm hiểu xuất xứ bài thơ


II. Đọc – hiểu văn bản
1. Khổ thơ đầu
Câu 5. Hai câu đầu của khổ 1 trong bài thơ

được viết theo bút pháp nào?
a. Lãng mạn
b. Tả thực
c. Tượng trưng
d. Cổ điển
Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng
trong hai câu trên?
a. So sánh
b. Nhân hóa
c. Ẩn dụ
d. Hoán dụ

- Tìm hiểu bút pháp trong hai câu đầu

- Xác định các biện pháp tu từ được sử
dụng

Câu 7. Qua hai hình ảnh nắng hạ và mặt
trời chân lí, Tố Hữu muốn thể hiện điều gì?
a. Niềm tin yêu, say mê lí tưởng cách mạng
- Tìm hiểu nghĩa các hình ảnh trong 2 câu
b. Một tương lai sáng lạn của Tổ quốc
đầu
c. Sức sống khỏe khoắn trường tồn của dân
tộc
d. Lí tưởng cách mạng là nguồn sáng làm
bừng sáng tâm hồn nhà thơ
Câu 8. Hình ảnh vườn hoa lá đậm hương,
rộn tiếng chim được Tố Hữu dùng để diễn
tả điều gì?

- Tìm hiểu nghĩa hình ảnh trong 2 câu
a. Một thế giới tràn đầy sức sống, tràn ngập cuối
màu sắc và âm thanh trong con mắt của
người đang say mê lí tưởng
b. Niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong
buổi đầu đến với lí tưởng cách mạng
c. Vẻ đẹp của lí tưởng cách mạng trong con
mắt của nhà thơ buổi đầu đến với cách mạng

24


d. Một tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên,
với cuộc sống trong tâm hồn thi sĩ
Câu 9. Khổ 1 cho thấy lí tưởng cách mạng
có vị trí như thế nào trong cuộc đời thơ Tố
Hữu?
a. Định hướng lại cho hồn thơ Tố Hữu đi từ
lãng mạn, thoát li đến hòa nhập với nhân - Nhận định chung về nghĩa của khổ thơ
quần lao khổ
b. Định hướng lại cho hồn thơ Tố Hữu, giúp
ông biến ngòi bút thành vũ khí đấu tranh
cách mạng
c. Định hình một phong cách thơ ca trữ tình –
chính trị ở Tố Hữu
d. Khơi dậy một sức sống mới, đem lại một
cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ
2. Khổ thơ 2
Câu 10. Khổ 2 của bài thơ bộc lộ điều gì?
a. Một nhận thức mới về lẽ sống

b. Một nhận thức mới về nghệ thuật
c. Một nhận thức mới về cách mạng
d. Một nhận thức mới về quần chúng

- Xác định nội dung chính của khổ 2

Câu 11. Từ “buộc” trong khổ thơ được
dùng để diễn tả điều gì?
a. Sự gắng gượng, nhẫn nhịn để hòa hợp với - Tìm nghĩa của từ “buộc”
quần chúng của người thanh niên tham gia
cách mạng
b. Sự tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ
của nhà thơ muốn vượt qua giới hạn cái tôi
để hòa hợp với quần chúng
c. Sự miễn cưỡng để hòa hợp với quần chúng
của người thanh niên tham gia cách mạng
d. Sự thúc bách của hoàn cảnh nằm ngoài
mong muốn của nhà thơ khi phải hoạt động

25


×