Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Các bước cơ bản trong phỏng vấn tuyển dụng liên hệ thực tiễn về các xu hướng phỏng vấn trong các doanh nghiệp hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.31 KB, 28 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Với một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, nhân lực đang
dần trở thành một nguồn lực quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp, nó được coi là
yếu tố đánh giá sức mạnh cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp. Vì thế mà các
doanh nghiệp hiện nay đang có xu hướng quan tâm đến các vấn đề quản trị nhân
lực nhiều hơn, các nhà quản trị phải giải quyết được bài toán: “Làm sao để có được
một đội ngũ nhân lực phù hợp với doanh nghiệp”. Để giải quyết được vấn đề này,
mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình những chiến lược nhân lực rõ ràng và
thực hiện tốt tất cả các tác nghiệp của quá trình quản trị nhân lực. Việc thực hiện
tốt ngay từ bước đầu là tuyển dụng nhân lực là điều quan trọng giúp doanh nghiệp
có được một đội ngũ như mình mong muốn. Bởi tuyển dụng là việc tìm kiếm, thu
hút và lựa chọn những người phù hợp với doanh nghiệp và phỏng vấn trong tuyển
dụng là bước quan trọng nhất quyết định doanh nghiệp có lựa chọn được đúng
người hay không.
Phỏng vấn là phương pháp giúp nhà tuyển dụng quyết định họ và ứng viên
có tương thích với nhau về công việc, nhu cầu và khả năng đáp ứng không thông
qua việc tiếp xúc trực tiếp. Hiện nay có rất nhiều hình thức phỏng vấn mà các
doanh nghiệp áp dụng để lựa chọn ứng viên cho mình. Để tìm hiểu sâu hơn về các
xu hướng phỏng vấn hiện nay và đánh giá được mỗi xu hướng để định hướng cho
các doanh nghiệp nên áp dụng hình thức nào mà vừa phù hợp với doanh nghiệp,
vừa tiết kiệm chi phí vừa đem lại hiệu quả tốt nhất. Nhóm 2 với đề tài tìm hiểu về
các xu hướng phỏng vấn trong doanh nghiệp hiện nay sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ
hơn về phỏng vấn tuyển dụng.

1


I.

Tổng quan lý thuyết về các bước cơ bản
trong phỏng vấn tuyển dụng



1. Giai đoạn trước phỏng vấn
a. Nghiên cứu lại mô tả công việc và hồ sơ ứng viên
Trước khi phỏng vấn nhà tuyển dụng cần thực hiện việc nghiên cứu mô tả công
việc và hồ sơ ứng viên để định hướng cho việc xây dựng kế hoạch phỏng vấn
tuyển dụng. Nghiên cứu mô tả công việc giúp làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của
người thực hiện công việc cũng như yêu cầu đối với ứng viên. Còn nghiên cứu hồ
sơ ứng viên nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và những điểm chưa rõ trong
hồ sơ của ứng viên để có thể chuẩn bị trước câu hỏi.
b. Xây dựng kế hoạch phỏng vấn tuyển dụng
- Xác định mục tiêu của phỏng vấn tuyển dụng : vì mục tiêu của phỏng vấn sẽ
quyết định đến việc lựa chọn đối tượng tham gia nên cần phải có sự thu thập thông
tin về các ứng viên để đánh giá như :
+ Kinh nghiệm đã từng làm ở các công ty trước thế nào
+ Kiến thức kĩ năng chuyên môn
+ Phẩm chất, thái độ làm việc
- Lựa chọn cấp độ phỏng vấn
+ Phỏng vấn sơ bộ :là phương pháp phỏng vấn nhằm xác minh nguyện vọng của
người lao động đối với công việc ứng tuyển, xác nhận một số thông tin sơ bộ về
ứng viên, đánh giá sự phù hợp của ứng viên với các tiêu chuẩn cơ bản trong công
việc.Ví dụ có thể là phỏng vấn qua điện thoại.
2


+ Phỏng vấn chuyên sâu :được tiến hành qua nhiều vòng phỏng vấn nhằm đánh giá
chính xác năng lực ứng viên, tìm ra ứng viên phù hợp đối với công việc nhất là
nhưng công việc theo yêu cầu. Phỏng vấn thường tập trung vào đánh giá kiến thức,
kĩ năng chuyên môn, thái độ làm việc....
+ Phỏng vấn ra quyết định :đây được xem là cấp độ phỏng vấn cao nhất được tiến
hành cùng với sự tham gia của các cán bộ quản lí cấp cao.Loại phỏng vấn này đặc

biệt quan trọng cho việc tuyển dụng cho vị trí quản lý.
- Lựa chọn hình thức phỏng vấn :việc lựa chọn hình thức phỏng vấn tuyển dụng
nào phụ thuộc vào cấp độ phỏng vấn và đặc điểm tính chất công việc cần tuyển
dụng.
+ Theo cách thức tiếp xúc giữa hội đồng tuyển dụng và ứng viên
Phỏng vấn gián tiếp :thường được tiến hành thông qua điện thoại hoặc giao tiếp
đa phương tiện. Phỏng vấn thông qua công cụ giao tiếp đa phương tiện giúp cho
việc trao đổi thông tin giữa ứng viên và nhà tuyển dụng có sự tương tác tốt hơn so
với phỏng vấn qua điện thoại. Hình thức này thường được tiến hành đối với những
ứng viên ở xa.
Phỏng vấn trực tiếp : giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn có sự tiếp
xúc trực tiếp trong quá trình phỏng vấn. Có thể tiến hành theo hình thức một người
phỏng vấn nhiều người ,nhiều người phỏng vấn nhiều người hay ngược lại...
+ Theo số lượng ứng viên và hội đồng tuyển dụng : có 3 hình thức
Phỏng vấn hội đồng : nhiều người phỏng vấn một người , doanh ngiệp phải lựa
chọn vị trí cần tuyển và cấp độ phỏng vấn. Vì chi phí phỏng vấn hội đồng cao nên
thường áp dụng đối với vị trí quan trọng trong doanh nghiệp.
Phỏng vấn cá nhân :một người phỏng vấn một người. Phương pháp này giúp tiết
kiệm chi phí nên các doanh nghiệp thường hay áp dụng.
Phỏng vấn nhóm : là phương pháp một người phỏng vấn nhiều người , các ứng
viên sẽ được ngồi quanh một bàn và cùng nhau thảo luận một vấn đề mà phỏng vấn
nêu lên. Nhà phỏng vấn sẽ quan sát từ đó có những nhận xét trong quá trình thảo
luận nhóm của ứng viên.
- Lựa chọn thể thức phỏng vấn
+ Theo bầu không khí của buổi phỏng vấn
Phỏng vấn tạo áp lực : làm cho ứng viên thấy căng thẳng về tâm lý và phải trải
3


qua các áp lực thực tế .Nhằm đánh giá mức độ phù hợp của thái độ và các phẩm

chất nghề nghiệp với vị trí cần tuyển. Ví dụ những câu hỏi nay thường mang tính
chất nặng nề , trực diện , xoáy vào điểm yếu của ứng viên, những câu hỏi không có
đáp án nhằm xem thái độ phản ứng của ứng viên như thế nào.Thể thức này thường
áp dụng cho những vị trí công việc có áp lực cao, đòi hỏi sự xử trí nhanh và bình
tĩnh.
Phỏng vấn tạo không khí thoải mái :là phương pháp nhằm tạo cho ứng viên sự
thoải mái để họ chia sẻ , trao đổi và cung cấp các thông tin xác thực nhất. Đây là
phương pháp phổ biến được nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đang áp dụng.
+ Phỏng vấn theo mức độ kịch bản đã chuẩn bị trước
Phỏng vấn theo mẫu là sử dụng bảng câu hỏi mẫu kèm theo đã được soạn sẵn
áp dụng cho mọi ứng viên.Phương pháp này hữu dụng khi doanh nghiệp muốn
tuyển nhiều ứng viên vào một vị trí côn việc , mà không mất nhiều thời gian dành
cho phỏng vấn.
Phỏng vấn không chỉ dẫn là việc người phỏng vấn cần nghiên cứu bảng mô tả
công việc, bản tiêu chuẩn công việc và ghi chép lại những lưu ý trong hồ sơ ứng
viên, điểm mạnh điểm yếu để từ đó đặt câu hỏi cho phù hợp. Tùy từng ứng viên mà
có những câu hỏi khác nhau, tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi kinh nghiệm
phong phú của người phỏng vấn viên, và hơi tốn thời gian.
- Lựa chọn địa điểm phỏng vấn tuyển dụng :trong tuyển dụng, nhà tuyển dụng
có thể tiến hành công tác tìm kiếm ứng viên tại bất kì địa điểm nào, kể cả trong các
không gian ngoài công sở.... Tuy nhiên địa điểm nào cũng cần có sự yên tĩnh và
thân mật, tránh bị người khác làm phiền khi phỏng vấn
- Xác định thời gian phỏng vấn : nhà tuyển dụng có kế hoach lên lịch phù hợp
để thông báo lịch hẹn với từng ứng viên, hạn định mức thời gian cho từng vị trí cần
tuyển , tránh lãng phí thời gian, điều đó giúp cuộc phỏng vấn đạt hiệu quả cao hơn.
- Chuẩn bị về trang phục : phải lựa chọn những trang phục phù hợp để phản ánh
tính chuyên nghiệp của công ty. Ví dụ :veston, áo sơ mi…

c,Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn
Ở giai đoạn trước và trong phỏng vấn việc đặt câu hỏi phỏng vấn phù hợp giúp

cho người phỏng vấn có cơ sở để đánh giá sự phù hợp của ứng viên với công việc
cần tuyển dụng,giúp cung cấp thông tin để đánh giá chính xác ứng viên giúp người
phỏng vấn có cơ sở quyết định người phù hợp hay không phù hợp. khi đặt câu hỏi
4


cần căn cứ vào bản mô tả công việc,bản tiêu chuẩn công việc và tiêu chuẩn tuyển
dụng yêu cầu đối với ứng viên. Trước mỗi vòng phỏng vấn người phỏng vấn có thể
chuẩn bị bộ câu hỏi phỏng vấn chung . Còn trong phỏng vấn với mỗi ứng viên
khác nhau,có thể đặ thêm câu hỏi chi tiết để khai thác thông tin từ ứng viên.
Nhà tuyển dụng có thể chuẩn bị câu hỏi ở một số dạng sau:
- Câu hỏi mở đầu: là dạng câu hỏi nhằm thiết lập mối quan hệ vào lúc bắt đầu cuộc
phỏng vấn. Nhà tuyển dụng có thể đặt câu hỏi mở đầu dẫn đến một cuộc trao đổi
ngắn phong phú.Giúp cho nhà tuyển dụng thấy một hình ảnhvề những giá trị và sự
quan tâm của ứng viên,thu thập được các thông tin vè các sự kiện, ý kiến của ứng
viên về vấn đề ứng viên quan tâm,tạo sự dễ dàng cho ứng viên về tâm lý để bắt
đầu.
- Câu hỏi thăm dò:là dạng câu hỏi nhằm tìm hiểu và thăm dò một vấn đề cụ
thể,giúp nhà quản trị thu thập được thông tin về sự kiên, ý kiến ,đề nghị của ứng
viên.
- Câu hỏi tìm hiểu cảm xúc: là câu hỏi nhằm khám phá cảm xúc của ứng viên.Với
dạng câu hỏi này nhà tuyển dụng sử dụng để thu thập thông tin về ý kiến của ứng
viên khi đề cập đến một nội dung, một vấn đề.
- Câu hỏi tình huống: là dạng câu hỏi nhằm đánh giá kỹ năng của ứng viên thông
qua các tình huống có thật hoặc giả định khi đặt tình huống có thể sử dụng kỹ thuật
STAR hoặc câu hỏi dưới dạng nhập vai
- Câu hỏi có tính chất giả định: Câu hỏi này thường bắt đầu bằng các từ: Giả sử,
giả định,nếu như.Đây là các câu hỏi đưa ra các tình huống giả định buộc ứng viên
phải đặt mình vào tình huống đó để giải quyết tình huống, câu trả lời cho câu hỏi
giả định nghe rất hay nhưng trong trường hợp thực tế chưa chắc đã làm như vậy.

vì vậy thường chỉ hỏi câu hỏi này cho các ứng viên chưa có kinh nghiệm

- Câu hỏi có tính chất hướng dẫn: là câu hỏi có định hướng cho câu trả lời của ứng
viên.thường được đưa ra để đóng một vấn đề lớn nào đó trước khi chuyển sang vấn
đề tiếp theo trong trao đổi giữa hội đồng tuyển dụng và ứng viên

5


- Câu hỏi thuộc cách cư xử: thường được sử dụng để hỏi những việc thực tế đã xảy
ra.Nó tập trung vào những kinh nghiệm,kỹ năng,khả năng và hành vi của người
phỏng vấn được thực hiện trong quá khứ ,khai thác triệt để các ứng viên các tình
huống đã nghĩ , đã nói và quan trọng là đã làm thế.đặc biệt với các vị trí yêu cầu
của công việc sau này thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều khách hàng như nghề
bán hàng phải xử lý các tình huống khác nhau có thể xảy ra
d,Chuẩn bị mẫu phiếu đánh giá phỏng vấn tuyển dụng
Giai đoạn trước phỏng vấn tuyển dụng , nhà tuyển dụng cũng cần xây dựng mẫu,
phiếu đánh giá phỏng vấn tuyển dụng
Thông thường mẫu phiếu đánh giá phỏng vấn tuyển dụng gồm các thông tin
sau:Thông tin về ứng viên,tên người đánh giá, các tiêu chí đánh giá, tên người
đánh giá, hướng dẫn cách đánh giá, nhận xét của người đánh giá…

6


CÔNG TY SAM SUNG

PHIẾU ĐÁNH GIÁ PHỎNG VẤN ỨNG VIÊN
Thời gian tuyển dụng:…


THÔNG TIN ỨNG VIÊN

I.

Họ tên ứng viên:
Vị trí tuyển dụng:
II.
ĐÁNH GIÁ
TT
Thang điểm đánh giá
Các tiêu chí

Ghi chú
Yếu
0-1

1

Khả năng giao tiếp

2

Kiến thức chuyên môn

3

Kỹ năng chuyên môn

4


Kiến thức và hiểu biết xã hội

5

Ngoại hình

6

Tính cam kết

7

Tính chủ động

8

Khả năng tư duy và giải
quyết vấn đề

Nhận xét của người phỏng vấn:
Ưu điểm …………………………………
Nhược điểm……………………………….
Kết luận:
 Đồng ý tuyển
 Cân nhắc tuyển
 Không phù hợp, loại

7

TB

1-2

Khá
2-3

Tốt
3-4

Người phỏng vấn
(Ghi rõ họ tên)


e,Xác định hội đồng phỏng vấn và phân vai trong hội đồng phỏng vấn
-Xác định hội đồng phỏng vấn tuyển dụng:Tùy thuộc vòng phỏng vấn và thể
thức phỏng vấn có thể xác định thành phần tham gia hội đồng phỏng vấn tuyển
dụng khác nhau.
-Phân vai trong hội đồng phỏng vấn :Trong hội đồng mỗi thành viên có một
chuyên môn,sở trường khác nhau nên khi phỏng vấn cần có sự phân công rõ ràng
nhiệm vụ của các thành viên nhằm đánh giá được chính xác và toàn diện về ứng
viên.
Có rất nhiều xu hướng phỏng vấn mới đang được các chuyên viên tuyển dụng hàng
đầu áp dụng để tìm kiếm nhân tài cho doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng thông thái là
những người luôn trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để không chỉ theo
kịp xu thế mà còn “đón đầu thành công” trong công cuộc “đãi cát tìm vàng”.

2 .Giai đoạn tiến hành phỏng vấn tuyển dụng
Giai đoạn này là một giai đoạn vô cùng quan trọng, trong đó nhà tuyển dụng thực
hành phỏng vấn theo kế hoạch phỏng vấn đã xây dựng.Tùy thuộc vào phương
pháp tuyển dụng mà kịch bản có thể khác nhau, tuy nhiên quá trình phỏng vấn gồm
5 bước sau:


Thiết lập quan hệ và thông tin ban đầu

Khai thác và nắm bắt thông tin

Mô tả vị trí cần tuyển dụng

Giới thiệu về doanh nghiệp

Kết thúc phỏng vấn

8


Bước 1: Thiết lập quan hệ và thông tin hàng đầu
Khi bắt đầu phỏng vấn , thiết lập mối quan hệ và thông tin ban đầu là rất cần
thiết, giúp cho người được phỏng vấn tự tin, thoải mái để cung cấp các thông
tin về bản thân, giúp nhà tuyển dụng thu nhận được các thông tin phù hợp và
xá thực để đánh giá ứng viên. Giai đoạn này không chiếm quá nhiều thời gian.
Cụ thể công việc có thể như sau:
- Chào hỏi , cảm ơn ứng viên đã dành thời gai cho buổi phỏng vấn tuyển dụng của
công ty và giới thiệu các thành viên tham gia hội đồng phỏng vấn.Việc giới
thiệu các thành viên tham gia . Việc giới thiệu các thành viên tham gia hội đông
phỏng vấn giúp cho ứng viên dễ dàng bắt nhịp với buổi phỏng vấn của công ty.
Đồng thời trong khã nhiều trương hợp , uy tín chức vụ của người nói có khả
năng làm tăng suwac ‘ám thị’ đối với người nghe, do đó giúp người phỏng ván
chủ động trong phỏng vấn kịch bản đã xây dựng.
- Trao đổi về sở thích ứng viên. Dựa trên kết quả hồ sơ ứng viên, người phỏng vấn
có thề trao đổi với ứng viên về các ván đề liên quan đến sở thích cá nhân, đây là
ván đề giúp họ bắt đàu phỏng vấn rất tự nhiên , không bị áp lực và thường được

áp dụng trong phỏng vấn tạo bàu không khí thoải mái.
-Chia sẻ với họ cách tiến hành phỏng vấn.Người phỏng vấn cũng có thể trao đổi
với ứng viên về cách thức tiến hành buổi phỏng vấn , giúp ứng viên chủ động
tham gia buổi phỏng vấn.
Bước 2: Khai thác và nắm bắt thông tin
Đây là giai đoạn quan trọng trong toàn bộ quá trinh phỏng vấn và thương chiếm
thời gian chủ yếu của cuộc phỏng vấn. Đây là giai đoạn các ứng viên sử dụng các
câu hỏi đã chuẩn bị hoạc các câu hỏi không định trước để tiến hành khai thác nắm
bắt thông tin từ ứng viên, từ đó có cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên
với vị trí cần tuyển.
Thông thường , trong giai đoạn này , người phỏng vấn linh hoạt sử dụng các câu
hỏi phỏng vấn .Có những ứng viên , người phỏng vấn ngoài việc sử dụng hết bộ
các câu hỏi đã chuẩn bị trước . Các câu hỏi phỏng vấn chi tiết người phỏng vấn
9


dùng với các ứng viên là khác nhau. Người phỏng vấn có thẻ sử dụng kỹ thuật
STAR
Một số lưu ý khi phỏng vấn:
- Ghi chép lại kết quả phỏng vấn từng ứng viên, tốt nhất là ghi chép theo phiếu
đánh giá phỏng vấn ứng viên đã được chuẩn bị để tránh mắc phải các sai lầm
trong tuyển dụng, nhằm phục vụ cho việc kết luận sau này.
-Áp dụng nguyên tắc 80/20 .Trong đó 80% thời gian của buổi phỏng vấn dùng để
nghe, 20% dùng để nói,hỏi . Không tranh luận với ứng viên, cần chú ý để có thể
thu thập càng nhiều thông tin từ ứng viên càng tốt.
- Linh hoạt trong việc sử dụng “vam chuyển hướng” tring quá trình phỏng vấn.Chủ
động khi phỏng vấn .Không để phụ thuộc vào ứng viên, chủ động để dãn dắt
theo kịp kịch bản.
- Trương hợp ứng viên không nghe rõ câu hỏi có thể nhắc lại câu hỏi và hỏi ứng
viên có hiểu câu hỏi không.

- Trường hợp ứng viên nói quá nhiều thì nhà phỏng vấn phỉa lựa chọn thời điểm để
kết thúc hay lái vào trọng tâm, tránh không ngắt lời ứng viên khi đang nói.Nếu
ứng viên cố tình muốn trình bày hết thì có thể trao đổi với ứng viên là nếu còn
thời gian cuối giờ ứng viên có thể trình bày tiếp.
-Phỏng vấn viên có thể sử dụng kỹ thuạt bóc hành để xác định năng lực thực tế của
úng viên thông qua việc sử dụng các câu hỏi chi tiết,câu hỏi đuồi .
Ví dụ: 5 năm nữa bạn sẽ hình dung mình là ai?
Bạn đánh giá như thế nào trong việc thang tiến trong công việc.
Bước 3 : Mô tả vị trí cần tuyển
Tiếp theo trong quá trình phỏng vấn , nhà tuyển dụng cần mô tả vị trí cần tuyển
đối với ứng viên, có thể nhắc lại một số yêu cầu, một số thông tin về vị trí mà
doanh nghiệp cần tuyển dụng nhằm cung cấp thêm thông tin cho ứng viên trong
quá trình ra quyết định có gắn bó với doanh nghiệp nếu trúng tuyển.

10


Một số trường hợp , người phỏng vấn có thể khéo léo chuyển sang việc mô tả vị trí
cần tuyển bằng 1 câu hỏi, ví dụ:”trước khi đến đây anh chị đã có tìm hiểu và biết
được những gì về vị trí cần tuyển của công ty chúng tôi?”Qua câu trả lời của ứng
viên, người phỏng vấn có thể cung cấp thêm cá thông tin về công việc cần tuyển
cho ứng viên.
Một số thông tin có liên quan đến vị trí cần tuyển , người phỏng vấn có thể cung
cấp cho ứng viên như :
- Tóm tắt nhiệm vụ , quyền hạn khi thực hiện công việc
- Các mối quan hệ trong công việc
-Phạm vi báo cáo
-Mức độ phức tạp của công việc
-Điều kiện làm việc.
Bước 4 :Giới thiệu về doanh nghiệp

Đồng thời với quá trình mô tả vị trí cần tuyển , người phỏng vấn có thể tiến hành
giới thiệu vè doanh nghiệp với các thông tin ngắn gọn :
- Lĩnh vực hoạt động
-Vị thế trên thị trường , định hướng phát triển
- Các giá trị cốt lõi
-Văn hóa doanh nghiệp.
Người phỏng vấn cần lưu ý khi mô tả công việc cần tuyển và giới thiệu về doanh
nghiệp với ứng viên cần áp dụng nguyên tắc “ ngón tay cái”, nghĩa là nói đúng
sự thật, không “tô hồng” về doanh nghiệp và công việc , từ đó giúp ứng viên
hình dung được thực tại của doanh nghiệp, có cơ sở cho qúa trình quyết định
làm việc nếu được tuyển dụng .Tránh xảy ra tình trạng “bản hợp đông vừa kí có
nguy cơ bị hủy bỏ”.

11


Người phỏng vấn cần chú ý quá trình phỏng vấn là quá trình giao tiếp 2 chiều ,
vì vậy cần tạo cơ hội cho ứng viên được hỏi những thông tin họ cần biết. Thông
thường ứng viên sẽ quan tâm và hỏi một số vấn đề như:
- Chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp : lươmg, thưởng, phúc lợi...
-Công việc
- Điều kiện làm việc
....
Bước 5 : Kết thúc phỏng vấn
Ở bước cuối cùng khi kết thúc phỏng vấn , người phỏng vấn cần xác định được sự
quan tâm của ứng viên sau phỏng vấn và thông báo với ứng viên bước tiếp theo
sẽ tiến hành . Cần cám ơn ứng viên về việc họ đã tham gia phỏng vấn và cho hẹn
lịch thông báo về kết quả phỏng vấn . Cần đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ trả lời
ứng viên đúng theo thời gian đã hứa.


3 .Giai đoạn sau khi phỏng vấn tuyển dụng
Kết thúc phỏng vấn, công việc chủ yếu mà nhà tuyển dụng cần làm là đánh giá ứng
viên dựa trên kết quả phỏng vấn và thông báo kết quả phỏng vấn với ứng viên
theo lịch đã hẹn.

II.Liên hệ thực tiễn về các xu hướng phỏng vấn
trong các doanh nghiệp hiện nay
1.

Các xu hướng phỏng vấn hiện tại các doanh nghiệp hiện
nay

a.Phỏng vấn nhóm
- Khái niệm: là phương pháp nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn nhiều ứng viên cùng 1
lúc. Các ứng viên sẽ được sắp xếp ngồi chúng quanh một bàn tròn và cùng nhau
thảo luận 1 vấn đề nhà tuyển dụng nêu lên. Nhà tuyển dụng sẽ xem xét quan sát

12


các ứng viên ứng phó ra sao dưới áp lực phải tranh đua, và nhà thảo luận sẽ nhận
xét tứng ứng viên trong quá trình thảo luận.
- Cấp độ phỏng vấn: phỏng vấn sơ bộ
- Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn nhóm
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn theo mẫu, phỏng vấn tình huống
- Câu hỏi: phóng viên đưa ra câu hỏi để các ứng viên thảo luận không mang mục
đích trả lời đúng sai mà vấn đề ở chỗ nhà tuyển dụng xem khả năng phản ứng
nhanh nhạy của các ứng viên.
b.Phỏng vấn nhiều vòng
- Cấp độ phỏng vấn: phỏng vấn sơ bộ , phóng vấn chuyên sâu và phỏng vấn ra

quyết định.
- Phương pháp phỏng vấn: áp dụng linh hoạt các phương pháp phỏng vấn tùy theo
mục đích mỗi vòng.Tùy từng ứng viên mà nhà tuyển dụng sẽ sử dụng phương pháp
phỏng vấn khác nhau . Có thể là
+ Phỏng vấn thân thiện: phương pháp này thường được sử dụng ở phỏng vấn đầu
tiên nhằm khuyến khích các ứng viên thể hiện kĩ năng và sở trường của mình.
Người phỏng vấn cần phá tan mọi căng thẳng và ngượng ngập ngay từ những phút
đầu. Nên nhà tuyển dụng cần có thái độ thoải mái thân thiện với ứng viên.
+ Phỏng vấn tình huống, căng thẳng: Phương pháp này thường được sử dụng ở
phỏng vấn thứ hai để đánh giá khả năng tư duy, sáng tạo và trình độ cũng như khả
năng khả năng chịu áp lực của ứng viên,làm cho ứng viên thấy căng thẳng về tâm
lý và phải trải qua các áp lực thực tế .Nhằm đánh giá mức độ phù hợp của thái độ
và các phẩm chất nghề nghiệp với vị trí cần tuyển. Ví dụ những câu hỏi nay thường
mang tính chất nặng nề , trực diện , xoáy vào điểm yếu của ứng viên, những câu
hỏi không có đáp án nhằm xem thái độ phản ứng của ứng viên như thế nào.Thể
thức này thường áp dụng cho những vị trí công việc có áp lực cao, đòi hỏi sự xử trí
nhanh và bình tĩnh.
- Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn hội đồng, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân.
- Công ty áp dụng kiểu phỏng vấn này: Ở FPT Software
13


+ Trong các buổi phỏng vấn công ty thưởng xem xét đến như khả năng giao tiếp,
khả năng lập kế hoạch, khả năng tư duy và giải quyết tình huống...Tùy từng ứng
viên có thể có nhiều hơn một vòng phỏng vấn. Ứng viên được lựa chọn sẽ nhận
được thông báo trong vòng 10 ngày kể từ ngày phỏng vấn.
+ Phỏng vấn ở những vòng sau để khai thác những kĩ năng mềm và cuộc sống
thường ngày. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ hiểu rõ hơn về ứng viên bởi họ quan niệm
gia đình chính là ngôi nhà thứ hai của mỗi người nên họ muốn tuyển chọn một
thành viên phù hợp.

+Ở buổi phỏng vấn cuối cùng, nhà tuyển dụng sẽ trao đổi với ứng viên về điều
kiện làm việc, lương thưởng...
c.Phỏng vấn hành vi
- Cấp độ phỏng vấn: phỏng vấn sơ bộ
- Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn hội đồng, phỏng vấn cá nhân
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn không chỉ dẫn
- Đây là phương pháp phỏng vấn dựa trên lập luận rằng hành vi trong qua khứ là
một chỉ số tiên đoán hành vi trong tương lai cũng như sự hoàn thành công việc
trong tương lai. Phương pháp này đòi hỏi ứng viên đưa ra các ví dụ cụ thể là họ đã
giải quyết các vấn hoặc đã hoàn thành những công việc trong quá khứ như thế
nào.Nhà tuyển dụng thường đặt ra những câu hỏi chung chung như hãy kể cho tôi
nghe về những đồng nghiệp của anh chị? tại sao anh chị muốn làm việc cho công
ty ?
- Các câu hỏi được lập bằng kỹ thuật STAR
+ Tình huống ( S-Situation): bối cảnh –hãy kể cho chúng tôi kinh nghiệm của bạn
trong 1 hoặc 2 câu
+ Nhiệm vụ ( T-Task): việc bạn cần làm là gì
+ Hành động (A- Action): Hành động cụ thể nào bạn đã làm để hoàn thành nhiệm
vụ
+ Kết quả ( R- Result ): hỏi ứng viên cách xử lý vấn đề trong quá khứ
14


d. Phỏng vấn tạo áp lực trực diện
- Phương pháp này thường sử dụng các câu đố logic, câu hỏi vô lý và câu hỏi
thược cách cư xử. Nhà tuyển dụng đặt ra những câu hỏi dưới nhiều chủ đề khác
nhau, các câu hỏi được đặt ra nhanh và liên tục nhằm tạo áp lực cho ứng viên
- Cấp độ phỏng vấn: phỏng vấn chuyên sâu
- Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn hội đồng hoặc phỏng vấn cá nhân
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn căng thẳng, phỏng vấn tình huống, phỏng

vấn không theo chỉ dẫn.
- Công ty áp dụng kiểu phỏng vấn này: microsoft của Mỹ
- Tháng 8/1957 William Shockley bắt đầu tuyển nhân sự cho công ty Shockley
Semicondutor Laboratory mới khai trương của mình tại bang California. Trong
buổi phỏng vấn tìm nhân viên, ông đã không ngừng làm đau đầu các ứng viên trẻ
bằng những câu hỏi vô cùng khó, căng thẳng và đầy mưu mẹo. Câu hỏi logic và
những câu hỏi vô lý nhằm đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của các ứng viên
chứ không phải tìm kiếm kĩ năng chuyên biệt nào. Các câu hỏi vô lý bởi thực ra
không ai biết đáp án chính xác là gì. Các chuyên gia phỏng vấn sử dụng chúng vì
họ tin rằng cách này họ có thể đánh giá được năng lực, trí tuệ và khả năng sáng tạo
của ứng viên trên thương trường cạnh tranh đầy khốc liệt này.
Câu hỏi thuộc cách cư xử sử dụng để hỏi những việc thực tế đã xảy ra, tập trung
vào kinh nghiệm, kĩ năng và hành vi của thí sinh trong quá khứ.
Ví dụ như:
+ Tại sao hai đầu lon bia lại hơi nhỏ lại?
+ Tại sao nắp cống trên đường phố có hình tròn chứ không phải hình vuông?
+ Làm thế nào để dịch chuyển núi Phú Sĩ ?
e. Phỏng vấn qua video
- Khi công nghệ thông tin phát triển thì xu hướng phỏng vấn voice call ngày càng
phát triển. Việc các công ty nước ngoài sử dụng hình thức phỏng vấn các ứng viên
tại Việt Nam qua điện thoại hay chat voice đang trở nên phổ biến.
15


- Những ưu điểm của phương pháp phỏng vấn này:
+Tiết kiệm được thời gian,chi phí và lọc những ứng viên có khả năng ứng biến
khi phỏng vấn nhanh nhất. Nó như là đồng thời thể hiện khả năng giải quyết công
việc của ứng viên.
+ Biết trước về khả năng giao tiếp, khả năng về ngôn ngữ, nhạy bén, phát ếm
được những ứng viên tiềm năng nhất.

+Ngoài ra thông qua điện thoại người phỏng vấn có thể kiểm tra được ứng viên
sẵn sàng với việc phỏng vấn như thế nào với sự không chuẩn bị trước.
-

Nhược điểm:

+ Chắc hẳn bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi nghe đến phương pháp này vì nó còn quá
lạ lẫm ở Việt Nam. Ngày nay với sự tiến bộ của công nghệ thông tin đã mang lại
cơn gió lạ cho xu hướng tuyển dụng, các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp thì không
nên bỏ qua những tiện ích công nghệ mang lại đó là phỏng vấn qua video. Đối với
những nhà tuyển dụng bận rộn, không có thời gian đến văn phòng hay tổ chức các
cuộc phỏng vấn quy mô lớn thì việc sử dụng phương pháp này là khá hợp lý.
+ Khi thực hiện việc phỏng vấn bằng video các nhà tuyển dụng sẽ gặp một số
khó khăn như tín hiệu mạng chập chờn, ánh mắt ứng viên bị chệch hướng camera
khiến họ bị xao lãng làm người phỏng vấn không thể nắm bắt được tâm lý ứng
viên.
+ Ngoài ra những tác nhân bên ngoài như sự xuất hiện tình cờ của người thân
ứng viên lọt vào máy quay, bóng phản chiếu của ứng viên trên màn hình máy tính
cũng sẽ gây ra những bất tiện không đáng có trong cuộc phỏng vấn.
+ Thách thức đặt ra cho những ứng viên khi tham gia phỏng vấn bằng phương
pháp này: họ phải tập trung hết mức và chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt công nghệ
( phòng kín riêng nơi có âm thanh yên tĩnh, đường truyền internet ổn định ) đồng
thời phải sắp xếp thời gian hợp lý. Ứng viên cũng phải học cách biển hiện ứng xử
hoàn hảo để thể hiện tốt nhất trước camera.
- Cấp độ phỏng vấn: phỏng vấn sơ bộ
- Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn cá nhân
16


- Phương pháp phỏng vấn: phương pháp thoải mái

- Thông thường cuộc phỏng vấn qua điện thoại thường chỉ kéo dài trong 15 phút.
Nếu không khéo léo dẫn chuyện, tạo bầu không khí thoải mái sẽ đứng trước nguy
cơ vụt mất nhân tài. Thoải mái trong môi trường phỏng vấn sẽ giúp cho ứng viên
thể hiện được mình và kết quả tuyển dụng cũng tốt hơn.
- Câu hỏi phỏng vấn: giới thiệu về người tuyển dụng, về công ty, trao đổi, đặt câu
hỏi cho ứng viên, thông báo thời gian có kết quả. Những câu hỏi nhà tuyển dụng có
thể hỏi như:
+ Tại sao bạn rời bỏ công việc
+ Bạn muốn đạt được gì trong 3 năm tới
+ Bạn biết gì về vị trí bạn đang ứng tuyển
+ Mức lương bạn mong muốn cho vị trí này...

2 .Một số công tác phỏng vấn tuyển dụng của một
số doanh nghiệp.
a.

Công ty tư nhân(Công ty TNHH Samsung Electronics
Việt Nam (SEV))

Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV), trụ sở tại KCN Yên
Phong
I, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, là thành viên của tập đoàn Điện
tử Samsung, Hàn Quốc chuyên sản xuất điện thoại di động và các sản phẩm điện tử
công nghệ cao. Tại Việt Nam, SEV được đánh giá là một trong những công ty có
môi trường làm việc hiện đại và tốt nhất (GWP – Great WorkPlace); chính sách
tiền lương, thưởng cạnh tranh với mục tiêu công bằng, nâng cao hiệu quả làm việc
và tăng cường sự gắn bó của các thành viên.
Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2009, Công ty TNHH Samsung
Eletronics Việt Nam (SEV) đã bước đầu gặt hái được những thành công nhất định
và đang là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công

nhất tại Việt Nam. SEV đặt mục tiêu trở thành một trong những Công ty được
17


ngưỡng mộ nhất tại Việt Nam và tiếp tục góp phần đưa Samsung trở thành thương
hiệu được yêu thích nhất của người tiêu dùng.


Xu hướng phỏng vấn ở công ty TNHH Sam Sung electronic Việt Nam:

- Trước phỏng vấn gồm các công tác chuẩn bị phỏng vấn, chuẩn bị câu hỏi phỏng
vấn và lựa chọn thể thức phỏng vấn.
+ Chuẩn bị phỏng vấn: Công ty tiến hành nghiên cứu hồ sơ của ứng viên, ghi lại
điểm mạnh, điểm yếu và những điểm cần làm sáng tỏ trong phỏng vấn. Đồng thời,
xác định thời gian phỏng vấn thích hợp và thông báo cho ứng viên biết trước 1 tuần
về cuộc phỏng vấn.
+ Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn: công ty sẽ chuẩn bị những câu hỏi chung nhằm
thiết lập mối quan hệ và để tìm hiểu động cơ, quan điểm, sở thích, khả năng hòa
đồng của ứng viên.Bên cạnh đó, công ty cũng chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến
điểm mạnh, điểm yếu, những điểm đặc biệt, các câu hỏi đặc trưng cho từng loại
công việc để đánh giá năng lực, sở trường của ứng viên có thực sự phù hợp với
công việc cần tuyển không. Công ty cũng đưa ra 1 số câu hỏi tình huông và tư duy
để xem kỉ năng xử lý tình huống có đủ thuyết phục và lối tư duy của họ như thế
nào trong những câu hỏi test IQ.
- Giai đoạn tiến hành phỏng vấn:
* Vị trí cấp cao( trưởng phòng nhân sự)
+ Đầu tiên, hội đồng phỏng vấn sẽ thiết lập quan hệ với ứng viên bằng việc để ứng
viên tự giới thiệu về bản thân và trao đổi về sở thích của ứng viên..
+ Tiếp đó, sẽ là quá trình khai thác và nắm bắt thông tin qua các câu hỏi về công
việc trước đó, những thông tin về công ty Samsung, những điều sẽ đóng góp cho

Samsung nếu được tuyển dụng.
+ Sau khi đã khai thác được các thông tin về ứng viên, công ty sẽ hỏi về mức
lương mong muốn và hỏi ứng viên có câu hỏi làm dành cho chúng tôi không?
Dưới đây là list 1 số câu hỏi phỏng vấn điển hình tại Samsung:
- Vui lòng cho chúng tôi biết về bản thân bạn/anh/chị?
18


- Những điểm mạnh, điểm yếu lớn nhất của anh/chị là gì?
- Tại sao anh/chị lại rời bỏ công việc trước,nếu đến với công ty chúng tôi thì mong
muốn của anh chị về lương và các chế độ đãi ngộ là như thế nào?
- Anh chị biết những thông tin gì về công ty Samsung chúng tôi?
- Hãy cho chúng tôi biết về mục tiêu nghề nghiệp của anh/chị trong vòng 10 năm
tới nếu anh chị được nhận vào công ty chúng tôi?
- Anh chị hãy cho biết các lỗi thường gặp trong công việc của anh chị là gì? Và anh
chị sẽ có giải pháp xử lý chúng như thế nào?
- Hãy cho chúng tôi biết kinh nghiệm của anh/chị liên quan đến công việc anh chị
đang ứng tuyển?
- Là một trưởng phòng nhân sự mới cho công ty chúng tôi thì có rất nhiều khó
khăn xảy ra về vấn đề tiếp cận văn hóa của công ty trong thời gian đầu bởi văn
hóa của công ty cũ có thể đang còn trong cách làm việc của anh chị?, anh chị sẽ
xử lý như nào nếu như mâu thuẫn nội bộ xảy ra vì lý do anh chị là nhân viên mới
chưa đủ năng lực đẻ lãnh đạo và quản lý họ.
- Nếu anh /chị được nhận vào SEV làm việc mà hôm quaanh/chị vừa mới mua 1
chiếc điện thoại rất đắt tiền của hãng APPLE nhưng xếp bắt anh/chị phải bỏ chiếc
điện thoại đó đi và bắt dùng điện thoại của SAMSUNG vì xếp không thích nhân
- Anh/chị có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
* Đối với vị trí nhân viên
Đây là buổi phỏng vấn của 1 bạn sinh viên nghề điện công nghiệp
Phỏng vấn nhằm kiểm tra kiến thức thực tế , kiểm tra sơ bộ về tính trung thực

trong việc khai báo về kinh nghiệm , kiểm tra thái độ phỏng vấn.
Một số câu hỏi như sau :
1.
2.

Em hãy giới thiệu vài nét về bản thân.
Em là 1 sinh viên mới ra trương chưa có kinh nghiệm về thực tế, liệu rằng
em có đáp ứng được nhu cầu của chúng tôi.
19


3.

4.
5.
6.
7.
8.

Em hiểu như thế nào về vị trí công việc chúng tôi đang tuyển , em có những
khả năng nào để chúng tôi có thể nhận em vào công ty mà không phải ứng
viên khác.
Em đã tốt nghiệp ngành điện công nghiệp , vậy em cho tôi biết điện cao thế
ngoài đường dây có mấy loại.
Giả sử trong phòng này tự nhiên chập và cháy , aptomat bị nhảy, em làm thế
nào để phát hiện nguyên nhân.
Sao aptomat bị chập thì nó lại cháy.
Tai sao ngắn mạch lại sinh ra nhiệt.
Em còn câu hỏi nào dành cho chúng tôi không.


Sau khi buổi phỏng vấn kết thúc thì công ty Cảm ơn các thành viên tham gia ứng
đã đến dự buổi phỏng vấn, và thông báo kết quả phỏng vấn sẽ được công ty
thông báo qua email hoặc số điện thoại cá nhân.

b.Công ty cổ phần thông tin và công nghệ số.
Công ty CP Thông tin & Công nghệ số (IDT Vietnam) là Công ty hàng đầu trong
lĩnh vực tư vấn và cung cấp các giải pháp công nghệ thư viện – thư viện điện
tử.Sản phẩm chính bao gồm:
- Phần mềm thư viện điện tử - Thư viện số
- Dịch vụ kết nối thư viện toàn cầu OCLC và các dịch vụ thư viện khác.
- Hệ thống cổng từ an ninh thư viện
- Hệ thống thiết bị công nghệ RFID cho quản lý và tự động hóa thư viện (tự động
mượn/trả sách, giá sách thông minh, kiểm kê sách, hệ thống phân loại sách tự
động).
- Các hệ thống scanner chuyên dụng dùng để số hóa tài liệu (tự động và bán tự
động)
- Các thiết bị vi phim, lưu trữ…
- Cơ sở dữ liệu điện tử
Quy trình phỏng vấn ở IDT .
*Vị trí cấp cao.

20


Đối với việc chuẩn bị phỏng vấn vị trí chuyên môn cao, công ty thường thực
hiện phỏng vấn theo nhóm. Hội đồng phỏng vấn gồm 3 người: Giám đốc, nhân
viên nhân sự, trưởng bộ phận chuyên môn
Trước buổi phỏng vấn ứng viên, hội đồng nghiên cứu lại hồ sơ cá nhân, xem xét
đơn xin việc, tìm hiểu sơ bộ về ứng viên qua hồ sơ ứng viên. Từ đó chú ý những
điểm mạnh, điểm yếu và những điểm nghi ngờ của ứng viên.

Hội đồng chuẩn bị 1 bài thi viết và 1 bộ câu hỏi, tình huống cho buổi phỏng vấn.
Quy trình phỏng vấn gồm có 2 vòng:
Vòng 1: Thi viết.
Vòng 1 để kiểm tra về trình độ chuyên môn, khả năng tiếng anh, đánh giá chữ viết
và khả năng trình bày, diễn đạt của ứng viên.
Trong vòng này ứng viên sẽ phải làm 1 bài viết có 5 câu, bài trắc nghiệm tâm lý
EQ và trách nhiệm trí thông minh IQ
Bài thi viết gồm có
-

1 bài dịch tiếng anh chuyên ngành,
4 câu hỏi về bản thân và cuộc sống.
• câu 1: giới thiệu về bản thân trong 10 câu.
• Câu 2: bạn thích công việc phải ngồi văn phòng hay công việc phải đi
và giao tiếp nhiều?
• Câu 3: kế hoạch tiếp theo của bạn sẽ là gì?
• Câu 4: nếu được làm việc trong IDT bạn sẽ làm gì đầu tiên?

Vòng 2: phỏng vấn ứng viên.
Sau khi lựa chọn được những ứng viên ở vòng phỏng vấn 1. Vì vòng 1 đã chọn
được những ứng viên có chuyên môn, nên vòng 2 này chủ yếu sẽ đánh giá
phẩm chất nghề nghiệp, xeem xét các phẩm chất ấy có phù hợp với công việc
không.
Trong cuộc phỏng vấn, thường hỏi những câu hỏi mở để ứng viên có thể thoải
mái chia sẻ, trao đổi và cung cấp các thông tin xác thực nhất. Hội đồng tuyển
dụng còn đưa ra các tình huống nhằm đánh giá sự nhạy bén trong cách xử lý
vấn đề của ứng viên.
21



Bản phỏng vấn cho vị trí cấp cao cao của IDT : Giám đốc Marketing
1.Bạn đã có kinh nghiệm trong nghành công nghệ
thư viện – thư viện điện tử chưa?
- Chưa có kinh nghiệm.
- từ 1 – 3 năm kinh nghiệm.
- hơn 3 năm kinh nghiệm.
2.Bạn có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong ngành
Maketing.
- Chưa có kinh nghiệm
- từ 1 – 3 năm kinh nghiệm.
- hơn 3 năm kinh nghiệm
3.Bạn có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong nghề
quản lý?
- chưa có kinh nghiệm.
- từ 1 – 3 năm kinh nghiệm.
- hơn 3 năm kinh nghiệm
4.Tại sao bạn muốn trở thành giám đốc
Marketing
5.Bạn hiểu gì về lĩnh vực mà IDT đang hoạt
động?
- k biết.
- biết sơ sơ.
- nắm bắt rất rõ
6.Tại sao bạn lại lựa chọn công việc này?
7 Bạn đã bao giờ gặp thất bại chưa?
Hãy kể về 1 lần bạn gặp thất bại
8.Trước đây bạn đã từng làm ở đâu?
Vì sao bạn không làm công việc đó nữa?
9.Tại sao bạn lại chọn ngành thư viện?
Bạn thấy ngành thư viện hiện nay như thế nào?


5

4

3

2

1

5

4

3

2

1

5

4

3

2

1


5

4

3

2

1

5
5

4
4

3
3

2
2

1
1

5

4


3

2

1

5

4

3

2

1

Dựa theo kết quả đánh giá ứng viên tổng hợp, hội đồng tuyển dụng có cơ sở để sắp
xếp thứ tự ưu tiên cho các ứng viên để lựa chọn được ứng viên phù hợp nhất.
* Vị trí nhân viên.

22


Phỏng vấn vị trí nhân viên không đòi hỏi cao như phỏng vấn vị trí cấp cao, nên sự
chuẩn bị đơn giản hơn. Hội đồng phỏng vấn gồm 2 người: Giám đốc và nhân viên
nhân sự.
Trước buổi phỏng vấn ứng viên, hội đồng cũng nghiên cứu lại hồ sơ cá nhân,
xem xét đơn xin việc, tìm hiểu sơ bộ về ứng viên qua hồ sơ ứng viên. Từ đó chú ý
những điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên.
Hội đồng chuẩn bị 1 bộ câu hỏi và tình huống cho buổi phỏng vấn:

Giai đoạn tiến hành phỏng vấn:
-

-

-

-

Hội đồng sẽ yêu ứng viên giới thiệu bằng tiếng anh: bằng hình thức này có
thể đánh giá được trình độ tiếng anh của ứng viên.
Hội đồng đi vào đánh giá chuyên môn của ứng viên bằng cách hỏi những
câu hỏi về chuyên môn:
• Bạn biết gì về ngành công nghệ thư viện.
• Bạn đã tìm hiểu nếu làm ở vị trí này thì bạn sẽ phải làm những gì
chưa?
• Bạn đã có kinh nghiệm trong ngành thư viện chưa?
• Tại sao bạn lại chọn nghề này mà không phải nghề khác?
Đánh giá kỹ năng, phẩm chất của ứng viên bằng những câu hỏi:
• Bạn muốn làm việc trong IDT bao lâu?
• Những nguyên tắc khi làm việc của bạn là gì?
• Bạn có những điểm mạnh, điểm yếu nào?
• Trong công việc bạn hay mắc lỗi gì? Bạn xử lý chúng như thế nào
Để hiểu rõ hơn về nhân viên hội đồng sẽ hỏi :
• Bạn có thể chia sẻ một số quá trình làm việc và kinh nghiệm mà bạn
đã làm bên công ty cũ không?
• Bạn có mục tiêu gì trong 3 năm tới?
Cuối cùng hội đồng sẽ hỏi về mức lương mà ứng viên mong muốn được
nhân để đánh giá sự tự tin của ứng viên.


C. Công ty TNHH thiết bị phụ tùng An Phát


Giới thiệu về công ty:

Công ty TNHH thiết bị phụ tùng An Phát được thành lập năm 1n994, sau gần
20 năm hoạt động và phát triển công ty đã trở thành nhà cung cấp hàng đầu tại
23


Việt Nam về các thiết bị, phụ tùng và máy móc nhập khẩu phục vụ các ngành công
nghiệp như: Thiết bị dụng cụ gia công làm sạch kim loại; thiết bị phun phủ; thiết bị
dụng cụ cầm tay; thiết bị dụng cụ khí nén; thiết bị lắp ráp sửa chữa ôtô, xe máy;
thiết bị tự động hóa, thủy lực khí nén...
Phương châm hoạt động: “Lấy khách hàng làm trọng”
Sứ mệnh: Luôn tìm kiếm và cung cấp các sản phẩm thiết bị, phụ tùng, vật tư phù
hợp với nhu cầu của ngành làm lốp, sửa chữa ô tô và các nhà máy công nghiệp, với
chất lượng bán hàng vượt trội. Nỗ lực gia tăng giá trị và cam kết mang đến cho
khách hàng, đối tác những dịch vụ bán hàng tốt nhất.
Tầm nhìn: Củng cố vị thế và nỗ lực định vị là nhà cung cấp hàng đầu tại Việt
nam về thiết bị, phụ tùng ngành làm lốp, sửa chữa ô tô và thiết bị công nghiệp.
Đồng thời là đối tác phân phối có uy tín của các nhà sản xuất Nhật Bản và các
thương hiệu lớn trên thế giới.
Giá trị: An Phát coi con người là trung tâm và nền tảng cho sự phát triển bền
vững và toàn diện.
Cam kết:
- Cam kết đem lại cho khách hàng những giá trị thực sự về năng lực, kinh nghiệm
thực tế, bản lĩnh nghề nghiệp và phong cách làm việc chuyên nghiệp.
- Sản phẩm, dịch vụ của An Phát tới khách hàng đảm bảo tính chuyên nghiệp, đẳng
cấp và đem lại hiệu quả cao.

- Công ty luôn cung cấp những điều kiện vật chất và môi trường làm việc tốt nhất
cho các nhân viên nhằm khuyến khích sự sáng tạo và phát triển chung.


Qui trình phỏng vấn nhân viên kinh doanh.

- Chuẩn bị phỏng vấn: Công ty sàng lọc hồ sơ nhằm xem xét tính phù hợp của các
hồ sơ ứng viên so với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng. Căn cứ để sàng lọc hồ sơ
là Bản tiêu chí sàng lọc hồ sơ cho mỗi vị trí tuyển dụng tại An Phát. Tất cả các ứng
viên có hồ sơ được lựa chọn sẽ được thông báo lịch kiểm tra chuyên môn.
Hồ sơ dự tuyển bắt buộc có đầy đủ ít nhất các giấy tờ sau:
24


+ Đơn xin việc (ghi rõ vị trí dự tuyển và địa điểm mong muốn làm việc)
+ Phiếu thông tin ứng viên trên website www.anphatco.vn (điền đầy đủ thông tin,
có kèm ảnh)
- Tiến hành phỏng vấn: Phỏng vấn gồm 2 vòng
+ Vòng 1/ thi test:
- Phỏng vấn: Đây là lần gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa ứng viên và Công ty.
Thông qua buổi phỏng vấn này, Công ty có thêm các thông tin để đánh giá xem
ứng viên có thực sự phú hợp với yêu cầu của công việc cần tuyển hay không.
Một số vấn đề chính Công ty thường xem xét đến như: Khả năng giao tiếp, khả
năng làm việc (độc lập hay theo nhóm), khả năng tổ chức công việc và lập kế
hoạch, khả năng tư duy và giải quyết vấn đề, kiểm tra lại một số thông tin trong hồ
sơ: Quá trình học tập, kinh nghiệm, kỹ năng...Trong buổi phỏng vấn này, các ứng
viên cũng có thể hỏi Công ty các vấn đề liên quan. Tùy từng ứng viên và vị trí có
thể có nhiều hơn một buổi phỏng vấn. Ứng viên được lựa chọn sẽ nhận được thông
báo trong vòng 7 ngày kể từ ngày phỏng vấn.
Một số câu hỏi chung cho phỏng vấn trong vòng 1của công ty là:

+ Anh( chị) hãy giới thiệu về bản thân.
+ Anh( chị) biết gì về sản phẩm kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, khách hàng của
công ty chúng tôi?
+ Anh( chị) làm vị trí nào tại công ty cũ, tại vị trí đó anh( chị) đã học hỏi được
những kinh nghiệm, kĩ năng gì?
+ Theo anh( chị) đối với nhân viên kinh doanh thì cần những kĩ năng nào?
+ Nếu doanh thu được giao cho tháng sau luôn cao hơn tháng trước anh ( chị)
sẽ làm như thế nào?
+ Nếu có một khách hàng nào đó chê sản phẩm của công ty, phê phán phong
cách phục vụ của nhân viên thì bạn sẽ làm như thế nào?
-Thi test: Đối với một số vị trí đòi hỏi cần đánh giá kiến thức chuyên môn trước
khi trao đổi phỏng vấn để đánh giá kỹ năng giao tiếp, kiểm tra thông tin… (NV Kỹ
25


×