Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vợ chồng a phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.93 KB, 6 trang )

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

BÀI 21: VỢ CHỒNG A PHỦ
Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN
[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA 2016]
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức
- Thấy được cuộc sống cực nhục, tối tăm và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào các
dân tộc Tây Bắc.
- Hiểu được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
2. Về kĩ năng
Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Về thái độ
Biết cảm thông, yêu thương, yêu mến, trân trọng… trước cuộc đời, số phận người lao động
nghèo trước CMTT; biết tố cáo, lên án các thế lực phi nhân tính chà đạp lên quyền sống của con
người.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Ông là nhà văn viết theo xu hướng hiện thực từ khi bắt đầu cầm bút, những sáng tác của ông phần
lớn thiên về diễn tả sự thật của đời thường: Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật.
Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc.
- Ông cũng là nhà văn hấp dẫn độc giả ở lối trần thuật của một người từng trải, hóm hỉnh, đôi
lúc tinh quái nhưng luôn sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có. Đồng thời, Tô Hoài cũng có một vốn
sống đa dạng, vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là những nét
mới lạ trong phong tục, tập quán ở nhiều vùng khác nhau của đất nước và trên thế giới.


2. Văn bản
- In trong tập Truyện Tây Bắc (1952), được tặng giải Nhất - Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt
Nam 1954 – 1955.
- Là câu chuyện về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân,
chúa đất áp bức, đày đoạ, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc
sống tự do.
Vợ chồng A Phủ gồm hai phần, đoạn trích trong Sách giáo khoa là phần một.

Moon.vn - Học để khẳng định mình

1

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

II.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Hình tượng nhân vật Mị
a) Mị có cuộc sống thống khổ
- Mở đầu tác phẩm là hình ảnh một cô gái âm thầm, lẻ loi, sống như gắn vào với những vật vô
tri vô giác: Ai ở xa về, … tàu ngựa.
 Lạ, vì cô là con dâu của nhà thống lí quyền thế giàu có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc
phiện nhất làng nhưng lúc nào cũng cúi mặt và mặt buồn rười rượi.
Hình ảnh Mị hoàn toàn tương phản với gia đình mà Mị đang ở.  Báo hiệu một cuộc đời
không bằng phẳng, một số phận nhiều đau khổ.
 Cách vào truyện giúp nhà văn mở lối dẫn người đọc cùng tham gia vào hành trình tìm hiểu
những bí ẩn của số phận nhân vật.

- Mị vốn là một cô gái trẻ đẹp (Trai đến đứng nhẵn cả vách đầu buồng Mị); có tài thổi sáo (Có
biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị); rất chăm làm; và hiếu thảo không quản
ngại khó khăn: biết cuốc nương làm ngô và sẵn sàng làm nương ngô giả nợ cho bố.  Mị đáng
được hưởng tình yêu và hạnh phúc.
- Số phận làm dâu gạt nợ: Vì món nợ truyền kiếp từ đời trước cha mẹ Mị không có đủ tiền cưới
phải vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ [...] chưa trả hết nợ mà Mị bị bắt về làm dâu
gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra.  Chi tiết tố cáo hình thức bóc lột bằng cách cho vay nặng lãi
của bọn địa chủ, phong kiến ở miền núi trước Cách mạng.
- Cuộc đời làm dâu gạt nợ - cuộc đời nô lệ khổ sai.
+ Có đến mấy tháng trời, đêm nào Mị cũng khóc. Uất ức quá, Mị đã tìm đến nắm lá ngón để
giải thoát nhưng trước những lời thống thiết của người cha già suốt đời khổ cực nên cô đã nén nỗi
đau, chấp nhận khổ cực, quay về nhà thống lí chấp nhận kiếp làm trâu ngựa. Đời con dâu gạt nợ
của Mị ở nhà thống lí là một quãng đời thê thảm, tủi cực, sống mà như đã chết.
+ Mị phải làm những công việc khổ cực cứ nối tiếp nhau triền miên: Tết xong thì lên núi hái
thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp. Với thủ pháp so sánh
tương đồng, nhà văn đã làm nổi bật cuộc đời cơ cực của Mị, cô nghĩa mình cũng là con trâu, con
ngựa vì là con ngựa thì phải đổi ở tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết
việc ăn cỏ, đi làm mà thôi. Không những thế, nhà văn còn nhấn mạnh, thậm chí Mị còn không
bằng con trâu con ngựa vì con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai
cỏ còn kiếp đàn bà con gái trong nhà này thì làm quần quật cả ngày lẫn đêm. Mị dường như đã tê
liệt cả lòng yêu đời, yêu sống lẫn tinh thần phản kháng: ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi.
+ Công việc tuần tự ngày này qua ngày khác, đơn điệu, tẻ nhạt... Mị chỉ biết cúi mặt làm
không muốn nghĩ gì nữa, vật vờ tồn tại như cái xác không hồn. Càng ngày Mị càng không nói, cứ
lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.  Ẩn dụ về thân phận phụ thuộc, cơ cực của người phụ nữ
trong xã hội phong kiến mà Mị là một hoàn cảnh tiêu biểu.
+ Căn buồng Mị ở tù túng, âm u và lạnh lẽo kín mít chỉ có một cái cửa sổ bằng một lỗ vuông
bằng bàn tay, lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng, Mị nghĩ
cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi.  Chi tiết gây ám ảnh về một
địa ngục trần gian, thể hiện sự bế tắc trong một cuộc đời, một số phận. Con dâu mà như một người


Moon.vn - Học để khẳng định mình

2

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

tù khổ sai, như một thứ công cụ lao động để cha con thống lí chà đạp, sai khiến.  Tiếng nói tố
cáo tội ác của bọn chúa đất ở miền núi độc ác, vô nhân đạo làm cạn nhựa sống, làm tàn lụi niềm
vui sống của những người trẻ tuổi tràn đầy sức sống.
+ Mị không chỉ bị cướp đoạt tự do và sức lao động mà còn bị cha con thống lí áp chế về tinh
thần. Chúng lợi dụng sự mê tín của nhân dân miền núi để sinh tục trình ma khiến Mị cũng như bất
kì người con gái nào ở Hồng Ngài về nhà chồng cũng chỉ còn biết tin một điều: Nó đã bắt mình
vào trình ma nhà nó rồi thì chỉ đợi chết ở đây thôi. Suốt một đời họ chỉ biết đi theo đuôi con ngựa
của chồng. Vậy là ngoài những áp chế của cường quyền bạo lực - sự chà đạp của cha con thống lí
Pá Tra, thì Mị còn bị sự khống chế của thần quyền hủ tục.
b) Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc của Mị
* Trong đêm tình mùa xuân
- Không gian tưng bừng:
+ Lúa ngô đã thu hoạch xong, gió và rét lại rất dữ dội. Cảnh sắc khi xuân đẹp mới thật lộng
lẫy, rực rỡ làm sao: có màu vàng ửng của cỏ gianh, màu sặc sỡ của những chiếc váy hoa phơi trên
mỏm đá xòe như con bướm. Tiếng cười ầm của đám trẻ con chơi quay và tiếng sáo rủ bạn đi
chơi... Trước cảnh tưng bừng ấy, cứ tưởng Mị nào có biết xuân là gì? Nhưng thật bất ngờ, những
đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài đã làm cho tâm hồn Mị hồi sinh trở lại. Có thể nói, tâm trạng và
hành động của Mị đã được Tô Hoài thể hiện một cách tinh tế và xúc động.
+ Trong lúc trai gái và lũ trẻ con tụ tập đánh pao, chơi quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy trên

sân.
- Mị:
+ Tâm hồn Mị tha thiết bồi hồi khi nghe tiếng sáo từ đầu núi vọng lại. Mị đã ngồi nhẩm thầm
bài hát của người đang thổi sáo.
 Sau bao nhiêu ngày câm lặng, có lẽ đây là lần đầu tiên người con dâu gạt nợ này đã khẽ hát,
dù chỉ là nhẩm thầm. Tiếng sáo đã gợi nhớ gợi thương và đã làm cô thức tỉnh sau chuỗi ngày cam
chịu.
+ Mị lén lấy hũ rượu uống ực từng bát.
 Cách uống rượu của Mị thật khác thường, uống rượu như nuốt hận hay uống cho vơi đi nỗi
đau khổ mà cô từng phải chịu đựng khi ở nhà thống lí Pá Tra?
+ Men rượu đã làm cô hồi tưởng về ngày trước. Tiếng sáo gọi bạn tình văng vẳng trong tai Mị.
Bao nhiêu kỉ niệm đẹp thời con gái đã sống dậy trong lòng Mị: cô thổi sáo giỏi và có bao nhiêu
người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo. Hồi tưởng lại mùa xuân tươi đẹp thời con gái, điều đó cho
thấy Mị đã được thức tỉnh. Khát vọng sống như ngọn lửa đã bừng sáng tâm hồn Mị.
+ Mị từ từ bước vào buồng với tâm trạng phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như
những đêm Tết ngày trước.
 Mị đã thức tỉnh và tự ý thức là mình trẻ lắm, mình vẫn còn trẻ và khao khát đi chơi như bao
người phụ nữ đã có chồng khác.
+ Khát vọng sống như ngọn lửa bùng cháy bao nhiêu thì Mị lại phẫn uất bấy nhiêu. Phẫn uất
và đau khổ cho thân phận và số phận trớ trêu đầy bi kịch. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi
ngày Tết huống chi A Sử và Mị lại không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Không thể

Moon.vn - Học để khẳng định mình

3

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung


Facebook: DungVuThi.HY

cam chịu mãi kiếp nô lệ, kiếp làm dâu gạt nợ nên Mị đã muốn ăn lá ngón cho chết ngay.  Ý thức
về cái chết lại xuất hiện, nhưng lần này nó có ý nghĩa khác…
+ Uất ức, nước mắt Mị ứa ra khi tiếng sáo gọi bạn tình vẫn lửng lơ bay ngoài đường. Tâm hồn
Mị diễn biến rất phức tạp trong quá trình thức tỉnh, nổi loạn. Mị đang sống trong nghịch lí giữa
thân phận con dâu gạt nợ và niềm vui phơi phới muốn đi chơi Tết.
+ Mị vào buồng nhưng lần này không phải để nhìn qua cái lỗ vuông để nghĩ đến cái chết mà
Mị đã hành động một cách mạnh mẽ, ngang nhiên trước mặt A Sử khi hắn xuất hiện bất ngờ trong
buồng : Mị cũng chuẩn bị đi chơi Tết như bao người con gái khác. Cô đã xắn thêm miếng mỡ bỏ
vào đĩa đèn cho sáng rồi quấn tóc lại, với tay lấy cái váy hoa và rút thêm cái áo. A Sử nhìn Mị
nhưng cô không nói hay không thèm nói?
 Hàng loạt hành động nổi loạn của Mị diễn ra liên tiếp khi tiếng sáo đang rập rờn trong đầu
Mị. Tiếng sáo gọi bạn tình như đem đến cho Mị sức mạnh mới, khơi gợi lòng khát khao tự do, khát
khao yêu đương và hạnh phúc. Khi Mị với tay lấy chiếc váy hoa tức là cô đã thức tỉnh, được sống
lại thời con gái với bao ước mơ đẹp đẽ.
+ Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Mị đã phải trả giá hết sức nặng nề. Chỉ sau một câu hỏi: Mày muốn
đi chơi à? thì A Sử đã trói tay Mị vào cột nhà bằng một thúng sợi đay. Hai tay Mị bị trói bằng dây
thắt lưng, tóc Mị bị quấn lên cột, Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Thể hiện diễn biến
tâm trạng và hành động của Mị trong cảnh ngộ bị trói trong đêm tình mùa xuân, ngòi bút nghệ
thuật của Tô Hoài tưởng như đã nhập hồn vào nhân vật. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng. Hơi
rượu vẫn còn nồng nàn như nâng đỡ tâm hồn Mị. Quên nỗi đau khổ và đau đớn hiện tại, Mị vẫn
thả hồn theo tiếng sáo và vùng bước đi. Nhưng cuối cùng cô vẫn phải trở lại với thực tại khắc
nghiệt, đau đớn, khổ nhục khi tay chân đầu không cựa được. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng
con ngựa khi nghe tiếng ngựa gãi chân, nhai cỏ, tiếng chó sủa xa xa. Cô nín khóc, bồi hồi trong
trạng thái lúc tỉnh lúc mê. Dây trói thít lại đau nhức nhưng Mị vẫn nồng nàn tha thiết nhớ. Bị trói
đứng suốt đêm, khi bàng hoàng tỉnh thì trời đã sáng, chỉ nghe thấy tiếng lửa rép, không một tiếng
động. Mị nghĩ đến các vợ chú, thương những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan, thương
người đàn bà nọ bị chồng trói chết trong nhà thống lí. Nghĩ vậy nên Mị vừa thương mình vừa

thương người, thương cho thân phận những người đàn bà ở Hồng Ngài một đời con người chỉ biết
đi theo đuôi con ngựa của chồng. Mị sợ hãi cựa quậy xem mình còn sống hay đã chết thì sợi dây
trói lại đau dứt từng mảng thịt. Khép lại khát vọng được đi chơi, được sống tự do trong những đêm
tình xuân, Mị lại rơi vào tình cảnh bi đát còn hơn cả trước đó. Kết cục ấy cũng là lời lên án, tố cáo
đối với hành động tàn độc của cha con thống lí, đại diện cho giai cấp thống trị ở miền núi dã áp
bức con người tới mức không còn nhân tính.
c) Sức phản kháng mạnh mẽ của Mị
Sự thức tỉnh trong đêm tình mùa xuân là tiền đề để Mị có hành động phản kháng mãnh liệt.
- Ban đầu khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói thì cô vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay, thậm chí
nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi.  Mị thản nhiên vì đã quá quen với cảnh tượng
đó ở nhà thống lí ; bản thân Mị cũng từng là một nạn nhân bất lực.
- Nhưng đêm nay, ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng
vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Dòng nước mắt ấy của
A Phủ gợi cho cô nhớ lại tình cảnh của mình khi bị A Sử trói vào cột đêm năm trước. Vậy là dòng
nước mắt của A Phủ đã làm cho Mị có sự tự ý thức trông người lại ngẫm đến ta, Mị xót thương

Moon.vn - Học để khẳng định mình

4

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

cho chính mình. Thì ra, dòng nước mắt của A Phủ đã khêu gợi trí nhớ của Mị. Trí nhớ giúp cô thấy
rõ hai con người với hai số phận. Đến đây, một lần nữa tâm hồn người phụ nữ khốn khổ ấy lại
sống dậy.

+ Từ thương mình, Mị thương cho A Phủ. Mị đã từng chứng kiến ngày trước có một người
đàn bà cũng bị trói đến chết ở cái nhà này. Mị nghĩ chỉ đêm mai là A Phủ sẽ chết. Cô thấy việc anh
ta phải chết là một điều thật vô lí, rồi Mị tự hỏi: Người kia việc gì phải chết thế? Đồng thời, cô
cũng sợ hãi khi hiểu được rằng nếu A Phủ trốn thoát thì bố con Pá Tra sẽ bảo cô cởi trói và anh ta
và Mị sẽ bị trói thay vào chỗ của A Phủ đến chết. Nhưng tình thương cứ lớn dần để rồi cuối cùng
tình thương A Phủ đã lớn hơn nỗi lo sợ cho bản thân mình, Mị đứng lên lấy con dao nhỏ cắt dây
cởi trói cho A Phủ. Khi A Phủ chạy đi, cô vẫn đứng lặng trong bóng tối. Điều đó cũng có nghĩa
trước và trong lúc giải thoát cho A Phủ, Mị hoàn toàn không nghĩ là sẽ trốn khỏi nơi địa ngục này,
mà Mị chỉ biết mình sẽ bị trói đến chết thay cho anh ta. Bằng hành động giải thoát cho A Phủ, Mị
trở thành một cô gái tuyệt vời cao cả, dám chết vì người khác. Cởi trói cho A Phủ cũng chính là
cởi trói cho chính mình thoát khỏi cái ách cường quyền và thần quyền dù đó là một hành động tự
phát nhưng hành động này đã chứng tỏ khát vọng tự do, hạnh phúc của Mị vô cùng mãnh liệt.
+ Sau khi cứu A Phủ thì Mị đã vụt chạy theo A Phủ. Ở đây, những ý nghĩ và hành động của Mị
như ngẫu nhiên, có tính chất tự phát nhưng đã phản ánh đúng quy luật tất yếu của cuộc sống:
không lí do gì khi dám giải thoát cho A Phủ thì Mị lại phải thụ động chờ cái chết. Mị đã có gan
cứu A Phủ thì Mị cũng đủ can đảm để cứu mình. Trong tình thế này, Mị không còn con đường nào
khác ngoài chạy theo A Phủ. Ở đây có sự thúc bách của quyết tâm, của tình cảm nhưng cũng có sự
o ép của hoàn cảnh. Hóa ra, lòng thương người đã giúp Mị cứu được A Phủ; lòng thương mình
khiến cô tìm thấy tự do. Cuối cùng thì tinh thần phản kháng và khát vọng hạnh phúc đã chiến
thắng. Vì vậy, qua số phận của Mị có thể nói: dù bọn thống trị có tàn bạo đến đâu cũng không thể
hủy diệt được sức sống và niềm mong ước tự do của người lao động.
 Mị đã chiến thắng cả hai thế lực: thần quyền và cường quyền.
 Hình tượng nhân vật Mị điển hình cho cuộc đời, số phận của những người lao động nghèo
khổ ở miền núi phía Bắc những năm trước Cách mạng tháng Tám; có giá trị hiện thực và thấm
đẫm tinh thần nhân đạo của tác giả.
2. Nhân vật A Phủ
- A Phủ có số phận éo le, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi.
- A Phủ có những phẩm chất tốt đẹp:
+ Một chàng trai biết sống và sống mạnh mẽ, yêu tự do.
+ Nạn nhân của cường quyền và thần quyền.

+ Sức sống, sức phản kháng mãnh liệt.
3. Giá trị tác phẩm
- Giá trị hiện thực : Tác phẩm là một bức tranh rất chân thực về nỗi khốn khổ của những người
dân miền núi dưới ách áp bức nặng nề của bọn thống lí mà Mị và A Phủ là hai nhân vật tiêu biểu.
- Giá trị nhân đạo:
+ Sự cảm thông sâu sắc với cuộc sống bất hạnh của những con người bị áp bức.

Moon.vn - Học để khẳng định mình

5

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

+ Lên án, tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi thông qua hình tượng cha con
thống lí Pá Tra.
+ Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của con người.
+ Đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh của con người, vạch ra cho họ con đường giải
phóng.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Đối với nhân vật Mị, nhà văn không đi sâu miêu tả ngoại hình và ngôn ngữ mà tập trung
khắc họa diễn biến tâm trạng bằng những chi tiết và hình ảnh trong đời thực (cử chỉ, hành động,
việc làm cụ thể) nên có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
+ Đối với nhân vật A Phủ, tác giả chủ yếu khắc họa qua hành động, công việc và những đối

thoại đơn giản...
- Bằng vốn hiểu biết phong phú và khả năng quan sát tinh tế, tác giả đã khắc họa lại được
những bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng, thể hiện được nhiều phong tục độc đáo
và miêu tả sinh động những người H’Mông hồn nhiên, ngay thẳng.
- Nghệ thuật trần thuật: các chi tiết được sắp xếp một cách logic và rất tự nhiên, những chỗ
chuyển cảnh đều rất chặt chẽ, hợp lí. Chẳng hạn đang nói về số phận Mị chuyển sang nói về A Phủ
rất tự nhiên mà người đọc thấy truyện như một dòng chảy liên tục...
- Giọng kể của nhà văn nhiều chỗ nhập vào dòng tâm tư của nhân vật, làm nổi lên ý nghĩ, tâm
trạng và cả những trạng thái chập chờn của tiềm thức nhân vật. Như những câu: Mị trẻ lắm. Mị vẫn
còn trẻ. Mị muốn đi chơi - câu văn này khó có thể nói rõ là của nhà văn hay của nhân vật.
2. Nội dung
Vợ chồng A Phủ là bản cáo trạng hùng hồn, đanh thép đối với những thế lực phong kiến, thực
dân tàn bạo áp bức bóc lột, đày đọa người nông dân nghèo miền núi. Đồng thời nó còn khẳng định
khát vọng sống tự do, hạnh phúc, sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động; đặc biệt
là đề cao sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái của những người lao động nghèo khổ và sự gắn bó của
họ với cách mạng và kháng chiến.
Giáo viên Vũ Dung
Nguồn Moon.vn

Moon.vn - Học để khẳng định mình

6

Hotline: 0432 99 98 98



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×