Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
ĐỀ SỐ 2
Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN
[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016]
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Bầu trời trên giàn mướp
(Hữu Thỉnh)
Thu ơi thu ta biết nói thế nào
sương mỏng thế ai mà bình tĩnh được
hứa hẹn bao nhiêu bầu trời trên giàn mướp
lúc hoa vàng thu mới chập chờn thu
ngỡ như không phải vất vả chi nhiều
sau tiếng sấm thế là trời mới mẻ
quả đã buông thủng thẳng xuống bờ ao
ta cứ tưởng đất sinh sôi thật dễ
trời thu xanh và hoa mướp thu vàng
thưa mẹ
những năm bom nơi con không thể có
bến phà con đã qua, rừng già con đã ở
gặp vạt lúa nương con cũng viết thư về
nên không dám
dù một giây sao nhãng
bầu trời này từng dẫn dắt con đi.
(Theo www.nhavantphcm.com.vn, 20/9/2014)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Khung cảnh thiên nhiên của mùa nào được gợi tả qua tác phẩm?
Moon.vn - Học để khẳng định mình
1
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
Câu 3. Nêu bố cục của bài thơ.
Câu 4. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình ảnh thơ: trời thu xanh và hoa mướp
thu vàng.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Điều gì làm giáo dục Phần Lan đứng đầu thế giới? Hãy nghe GS Pasi Sahlberg, nhà
giáo dục, Tổng Giám đốc Trung tâm Luân chuyển và Hợp tác quốc tế Phần Lan (National
Centre for International Mobility and Cooperation, CIMO) giải thích: “Chúng tôi chuẩn bị
cho trẻ em học cách để học chứ không phải học cách để làm một bài kiểm tra”. Vị GS này
nhấn mạnh: “Người Phần Lan không hề coi trọng mọi kỳ sát hạch học sinh. Họ không bao
giờ mở các lớp chuyên để đào tạo “gà nòi” đi thi như ở một số nước khác”.
Qua những điều vị GS nói, có thể thấy giáo dục Phần Lan không quá chú trọng vào việc
đánh giá học sinh qua điểm số, qua các đợt kiểm tra nặng nề cuối mỗi học kỳ, năm học
hoặc bậc học. Cũng do không quá coi trọng phần đánh giá, xếp loại nên không có lý do gì
để bắt ép các em phải nhồi nhét nhiều kiến thức, phải đi học thêm. Và như vậy, hệ thống
trường chuyên, lớp chọn cũng không còn lý do tồn tại.
Vì sao không xếp loại học sinh? Vì họ quan niệm mọi học sinh đều có năng lực, không
em nào giống em nào, do đó đưa ra một chuẩn giống nhau để đo năng lực các em là khập
khiễng. Cũng như khi cho khỉ, voi, chim cánh cụt và thỏ chạy đua xem ai nhanh nhất thì
không thấy được ưu thế của từng loài vật này. Công việc của giáo viên là làm sao thấy
được năng lực của riêng từng học sinh và tìm cách phát huy hết năng lực đó của các em.
Nghiên cứu công việc chính yếu của giáo viên Phần Lan, người ta phát hiện ra điều thú
vị này - cũng là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của giáo dục nước này: dạy học là
quá trình khơi gợi lòng đam mê tự học nơi học sinh. Khi học sinh yêu thích công việc học
hành của chúng thì rõ ràng giáo viên không cần phải ra sức nhồi nhét kiến thức vào đầu
chúng. Sự nhồi nhét ấy nếu có, chẳng khác nào như khi ta tiếp tục đổ nước vào cốc nước đã
đầy, càng đổ càng tràn ra ngoài mà thôi. Mọi trường chuyên, lớp chọn, mọi hình thức kiểm
tra, đánh giá hóa ra không còn quan trọng là vì vậy.
Việc học tập của học sinh bây giờ trở thành quá trình tự giác, thành niềm vui thích.
Vậy làm thế nào để học sinh đam mê việc học? Giả sử bạn được yêu cầu giặt cái áo của
mình. Thật không gì chán bằng. Nhưng nếu giáo viên yêu cầu bạn tìm cách giặt áo làm sao
cho sạch nhất. Lúc này bạn bắt đầu vắt óc suy nghĩ. Vâng, cũng là một công việc giặt áo
nhưng hai phương pháp khác nhau. Vấn đề của giáo viên là tìm ra phương pháp giảng dạy
để kích thích học sinh ham học.
Nhưng trước khi để giáo viên làm được điều này, giáo dục Phần Lan đã tạo điều kiện
để giáo viên đủ sự hào hứng cần thiết để tập trung vào chuyên môn. Các nhà quản lý giáo
dục đã khéo léo không để giáo viên vướng bận quá nhiều vào gánh nặng sổ sách, hội họp.
Và cũng như học sinh, giáo viên không bị đánh giá, xếp loại thi đua so với giáo viên khác.
Môi trường ấy đã tạo ra tính tự giác cao trong giáo viên. Môi trường ấy dựa trên sự tôn
trọng người thầy; đề cao vai trò người thầy trong xã hội. Những điều kiện trên sẽ khuyến
khích người thầy có nhiều ý tưởng, sáng tạo trong cách truyền thụ kiến thức cho trò.
Tất nhiên, để đội ngũ giáo viên có đủ năng lực và phẩm chất hoạt động trong môi
trường giáo dục năng động và dựa trên tinh thần trách nhiệm như vậy, trước hết giáo dục
Moon.vn - Học để khẳng định mình
2
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
Phần Lan làm cuộc sàng lọc khá gắt gao đầu vào. Người giỏi mới được làm giáo viên. Các
trường sư phạm tuyển sinh rất khắt khe, tỷ lệ thi đỗ chỉ đạt 10%.
Ở Việt Nam, nền giáo dục cũng đang có những chuyển động theo hướng tích cực.
Những đổi mới về cách đánh giá, về phương pháp giảng dạy gần đây đã bước đầu khơi gợi
tiềm năng sáng tạo của học sinh và giáo viên. Việc đổi mới cách nhận xét, xóa các danh
hiệu của học sinh tiểu học cũng nằm trong lộ trình đổi mới ấy. Tất nhiên, giáo dục Việt
Nam còn nhiều việc phải làm và phải có thời gian để chuyển dần quá trình học tập của học
sinh từ bắt buộc qua tự giác.
(Theo Từ Nguyên Thạch, báo Giáo dục và Thời đại, số 269, 2014, tr.5)
Câu 5. Đặt nhan đề cho bài viết.
Câu 6. Đâu là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của giáo dục Phần Lan?
Câu 7. Vì sao ở Phần Lan, việc nhồi nhét kiến thức cho học sinh không quan trọng?
Câu 8. Trình bày suy nghĩ của anh/chị trước những đổi mới về cách đánh giá, về
phương pháp giảng dạy đang được thực hiện ở chính ngôi trường anh/chị học.
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1
- Một người trẻ nhường ghế cho cụ già, trên xe buýt;
- Một nhóm người trẻ không ngại đường xa gập ghềnh, mang những chiếc áo, tấm chăn
quyên góp được lên sưởi ấm vùng cao;
- Rất nhiều người trẻ nở nụ cười tươi rói khi tham gia hiến máu nhân đạo.
Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về lối sống đẹp
của những người Việt trẻ hôm nay.
Câu 2. Về tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca, có ý kiến cho rằng: Nhà thơ Thanh Thảo đã
viết bài thơ bằng tất cả niềm mến yêu, cảm phục dành cho người nghệ sĩ mà ông hằng yêu
kính. Ý kiến khác lại cho rằng: “Đàn ghi ta của Lor-ca” được viết bằng một nỗi niềm đau
đớn, bi phẫn khôn cùng của Thanh Thảo trước cuộc đời bi kịch của người nghệ sĩ - chiến sĩ
của xứ sở Tây Ban Nha.
Bằng cảm nhận về thi phẩm, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về các ý kiến trên.
Moon.vn - Học để khẳng định mình
3
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
GỢI Ý ĐỌC HIỂU ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2
Khung cảnh thiên nhiên được gợi tả trong tác phẩm là khung cảnh của mùa thu.
Câu 3
Bố cục của bài thơ:
- Hai khổ thơ đầu: Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên mùa thu qua hình ảnh bầu trời
xanh và giàn mướp hoa vàng.
- Hai khổ sau: Nỗi niềm xúc động của tác giả khi đối diện với khung cảnh hiện tại và
hoài niệm về quá khứ.
Câu 4
Trời thu xanh và hoa mướp thu vàng là một hình ảnh đẹp, hài hòa về màu sắc. Sắc xanh
của bầu trời và sắc vàng của hoa mướp mở ra không gian khoáng đạt, cao rộng, gợi sự bình
yên, thanh thản, nhẹ nhõm trong tâm hồn con người.
Câu 5
Có thể đặt nhan đề cho bài viết là Bài học từ giáo dục Phần Lan hoặc Giáo dục Việt
Nam học được gì từ giáo dục Phần Lan?…
Câu 6
Chìa khóa mở ra cánh cửa thành công cho giáo dục Phần Lan chính là khơi gợi lòng
đam mê tự học nơi học sinh.
Câu 7
Ở Phần Lan, việc nhồi nhét kiến thức không quan trọng vì giáo dục Phần Lan quan
niệm mỗi học sinh đều có năng lực riêng và giáo viên cần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đó
hơn là bắt học sinh phải thâu nạp nhiều kiến thức không cần thiết.
Câu 8
Thí sinh trình bày suy nghĩ khách quan, trung thực, thẳng thắn về những đổi mới về
cách đánh giá, về phương pháp giảng dạy đang được thực hiện ở trường học của thí sinh.
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bàn về một hiện tượng đời sống;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
Moon.vn - Học để khẳng định mình
4
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách nhìn nhận về vấn đề nghị luận.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về lối sống đẹp, cách ứng xử có văn hóa của giới trẻ Việt
ngày nay, thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề cần bàn luận theo những cách
khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý:
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Lối sống đẹp của người Việt trẻ ngày nay.
* Bình luận
Thí sinh cần trình bày được ý kiến của mình về vấn đề bàn luận, trong đó cần:
- Khẳng định:
+ Những cử chỉ, hành động như nhường ghế cho người già; tặng chăn, áo cho đồng bào
vùng cao; hiến máu nhân đạo là biểu hiện của lối sống đẹp, vị tha, nhân ái, thể hiện cách
ứng xử có văn hóa của nhiều người Việt trẻ hôm nay.
+ Cách ứng xử có văn hóa của những người Việt trẻ còn được thể hiện ở rất nhiều các
cử chỉ, hành động khác, như: nói lời hay, làm việc tốt, tham gia các phong trào tình nguyện
của đoàn thanh niên…
+ Bản thân chúng ta – những người trẻ cũng có những hành vi sống đẹp: kính yêu ông
bà cha mẹ, thầy cô; biết chia sẻ với đồng bào khi lũ lụt, thiên tai, với các nạn nhân nhiễm
chất độc da cam, với các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn…; biết giữ vệ sinh môi trường, tiết
kiệm năng lượng, bảo vệ cây xanh…
- Lí giải nguồn động lực thôi thúc những người Việt trẻ hôm nay có hành động, có lối
ứng xử đẹp đẽ (truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc: Lá lành đùm lá rách, Bầu ơi thương
lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn; lối sống vị tha, nhân ái, bao dung
của người Việt; bản thân những người trẻ có lí tưởng sống giản dị mà cao đẹp, có nhiệt
huyết sống đẹp, có ý thức dựng xây cuộc đời…).
- Phê phán những người trẻ có cách ứng xử thiếu văn hóa, sống vị kỉ, hành động thiếu
suy nghĩ (những người trẻ chỉ biết nghĩ cho bản thân; những bạn trẻ sống buông thả, thác
loạn, hưởng thụ vị kỉ, thiếu trách nhiệm với bản thân, với xã hội…).
- Khẳng định ý nghĩa, hiệu ứng tích cực của lối sống đẹp ở những người Việt trẻ đối với
giới trẻ và xã hội (Lối sống đẹp của những người Việt trẻ là sự tiếp nối truyền thống đạo lí,
tiếp nối truyền thống vị tha, nhân ái của dân tộc; góp phần dựng xây cuộc đời tươi đẹp; tạo
dựng niềm tin vào cuộc sống cho con người; là tấm gương sáng về lí tưởng và hành động
cho những người trẻ khác nói riêng và cho cộng đồng xã hội nói chung…).
* Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được giá trị của lối sống đẹp;
- Biết học tập, noi gương lối sống đẹp của những người Việt trẻ.
Moon.vn - Học để khẳng định mình
5
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
Câu 2
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Thanh Thảo và tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca, thí sinh
có thể cảm nhận về bài thơ và cảm hứng sáng tác của Thanh Thảo được thể hiện trong sáng
tác theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số
gợi ý:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, các ý kiến
- Thanh Thảo là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trưởng
thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thanh Thảo thường quan tâm đến những
nhân cách cao quí, những con người vĩ đại, lớn lao, những anh hùng, nghệ sĩ…
- Đàn ghi ta của Lor-ca là một trong những thi phẩm đặc sắc nhất của Thanh Thảo.
- Cảm hứng của bài thơ được khơi gợi từ nguyên mẫu G. Lor-ca, một người nghệ sĩ chiến sĩ vĩ đại của đất nước Tây Ban Nha đầu thế kỉ XX (dẫn ý kiến).
* Cảm nhận về tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca
- Đoạn thơ thứ nhất: hình ảnh Lor-ca trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban
Nha đầu thế kỉ XX.
Trong hình thức mang đậm màu sắc của thơ siêu thực, tượng trưng như sự kết hợp giữa
chất hội họa (màu sắc, mảng khối, hình ảnh, đường nét), âm nhạc (sự mô phỏng âm thanh
tiếng đàn li la, âm tiết mở, thanh bằng); có cả ý thức - tiềm thức - đan xen những suy cảm,
Thanh Thảo đã làm hiện lên hình ảnh của Lor-ca, con người tự do và cô đơn, một người
nghệ sĩ vĩ đại, một chiến sĩ kiên cường trong khung cảnh nghệ thuật và chính trị Tây Ban
Nha đầu thế kỉ XX.
Hình tượng Lor-ca thực sự khiến người đọc phải ngưỡng mộ, cảm phục và xót xa,
thương tiếc.
- Đoạn thơ thứ hai và thứ ba: hình ảnh Lor-ca trong cái chết bi tráng.
+ Bốn câu đầu: hình ảnh Lor-ca khi sống và khi ngã xuống. Hai cảm hứng song hành
đồng thời xuất hiện trong đoạn thơ là niềm cảm phục và ngưỡng mộ trước vẻ đẹp tâm hồn
của Lor-ca, trước sự dũng cảm của ông, sự thánh thiện trong tâm hồn của nhà thơ yêu đời,
yêu người và cảm xúc xót xa, bi phẫn trước cái khốc liệt, tàn nhẫn của thực tại và những bi
kịch của cuộc đời, của con người vĩ đại.
+ Sáu câu cuối: hình ảnh Lor-ca trong cái chết bi tráng và sự bất tử của tiếng đàn Lorca. Đoạn thơ với bút pháp gợi tả mới mẻ, độc đáo, đặc sắc, nhuốm màu sắc siêu thực tượng
trưng, với phép điệp tạo ra âm hưởng dồn dập, gấp gáp, với biện pháp ẩn dụ chuyển đổi
cảm giác… đã tái hiện lại hình ảnh Lor-ca trong cái chết bi tráng và sự bất tử của tiếng đàn
Moon.vn - Học để khẳng định mình
6
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
Lor-ca. Đoạn thơ vẫn luôn đồng hành xuất hiện hai cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca và xót
thương, nuối tiếc, căm phẫn.
- Phần còn lại của bài thơ là những suy nghĩ, cảm xúc về cuộc đời, sự nghiệp và cách ra
đi của Lor-ca.
+ Đoạn thơ thứ tư: Hai câu đầu vừa là nỗi chua xót của nhà thơ Thanh Thảo cho tâm
nguyện đổi mới của Lor-ca; vừa thể hiện thái độ ngợi ca, ngưỡng mộ với sự nghiệp vĩ đại,
bất tử của Lor-ca. Hai câu tiếp chất chứa nỗi buồn về sự ra đi của Lor-ca.
+ Đoạn thơ thứ năm, thứ sáu: cảm xúc trước cách ra đi, cách giải thoát của Lor-ca.
+ Câu thơ cuối cùng li la li la li la như khúc vĩ thanh tạo ra một dư vang tha thiết, xao
xuyến cho bài thơ.
* Bình luận các ý kiến
- Hai ý kiến đều xác đáng, thể hiện những cảm nhận sâu sắc, tinh tế và cảm hứng sáng
tạo của nhà thơ Thanh Thảo trong bài thơ.
- Hai ý kiến không đối lập, mâu thuẫn nhau mà thực chất cùng quyện hòa trong suốt dọc
bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.
- Hai mạch cảm xúc vừa mến yêu, cảm phục vừa bi phẫn, đau đớn được Thanh Thảo
khéo léo thể hiện thông qua hình thức thơ mang đậm màu sắc siêu thực, tượng trưng. Đáng
chú ý, trong thi phẩm còn xuất hiện sự giao thoa giữa những thi ảnh của Lor-ca với những
thi ảnh của Thanh Thảo (những bọt nước, sóng nước, vầng trăng, cô gái Di-gan…). Điều
này góp phần thể hiện sâu sắc thái độ, tình cảm của Thanh Thảo dành cho Lor-ca.
- Sự phối kết giữa hai mạch cảm xúc vừa ngưỡng mộ, cảm phục vừa đau đớn, bi phẫn
đã giúp Thanh Thảo thể hiện tấm lòng tri âm, đồng cảm sâu sắc của ông đối với nhân cách
cao đẹp mà ông hằng yêu kính: Ph.G.Lor-ca.
Moon.vn - Học để khẳng định mình
7
Hotline: 0432 99 98 98