Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
ĐỀ SỐ 10
Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN
[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016]
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiếm
được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ. Nhưng bấy giờ hắn chỉ
có một mình. Đói rét không có nghĩa lí gì đối với gã trẻ tuổi say mê lí tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu
hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn đọc, ngẫm nghĩ,
tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài
nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ
hết các tác phẩm khác cùng ra một thời... Thế rồi, khi đã ghép đời Từ vào cuộc đời của hắn, hắn
có cả một gia đình phải chăm lo. Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi
đau khổ của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí,
nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. Hắn phải cho in nhiều cuốn
văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Rồi mỗi
lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn kí tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng
vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn... Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho
hắn! Bởi vì chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương!
(Trích Đời thừa - Nam Cao, Văn học 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2000, tr.204-205)
Câu 1. Nêu phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.
Câu 2. Đoạn trích viết về đề tài nào?
Câu 3. Những câu Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn là một
thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! là lời của ai? Vì sao Nam Cao lại viết như vậy?
Câu 4. Nêu suy nghĩ của anh/chị về cuộc đời, số phận của bộ phận trí thức tiểu tư sản Việt
Nam những năm trước Cách mạng tháng Tám.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Tivi và thiết bị nghe nhìn
Các thiết bị điện tử nghe nhìn, giải trí gia đình bao gồm TV, dàn âm thanh, máy vi tính, máy
chơi game…, phổ biến nhất là TV. Trong các gia đình ở khu vực thành thị, các thiết bị này thường
được sử dụng trên 6 giờ/ngày và tiêu thụ tới 24% điện năng. Lựa chọn thiết bị phù hợp và sử dụng
đúng cách các thiết bị điện tử nghe nhìn không chỉ tiết kiệm điện mà còn giúp tăng tuổi thọ thiết bị.
Moon.vn - Học để khẳng định mình
1
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
Lựa chọn TV và các thiết bị điện tử nghe nhìn, giải trí:
TV màn hình phẳng là loại phổ biến nhất trên thị trường hiện nay với 3 loại công nghệ chính
là Plasma TV, LCD TV và LED TV như trong bảng sau:
Đặc điểm
Công nghệ
Plasma
LCD
Mức tiêu thụ điện
Góc nhìn rộng, hình ảnh chuyển động đẹp,
màu sắc chính xác, độ tương phản cao nhất. Cao nhất
Màn hình dày, kiểu dáng bình thường.
Góc nhìn hẹp, thể hiện hình ảnh chuyển
động, màu sắc và độ tương phản kém TV
Trung bình
Plasma.
Màn hình mỏng, có nhiều kiểu dáng đẹp.
LED
Góc nhìn rộng, hình ảnh chuyển động đẹp,
màu sắc và độ tương phản gần bằng TV
Thấp nhất
Plasma.
Màn hình mỏng, có nhiều kiểu dáng đẹp.
Ngoài ra, một thông số quan trọng khi lựa chọn TV là chiều dài đường chéo màn hình (tính
bằng inch). Khoảng cách tối ưu từ vị trí ngồi xem TV tới màn hình được tính bằng 3 - 5 lần chiều
dài đường chéo.
Theo nguyên tắc đó, nên lựa chọn kích thước màn hình TV theo bảng sau:
Khoảng cách từ vị trí ngồi xem (m)
Kích thước màn hình TV (inch)
2,5
32
3,0
37 - 42
3,5
46
4,0
50
Mua các loại TV có chức năng tự động chuyển sang màn xanh nhạt khi không có tín hiệu;
Đối với màn hình máy vi tính, nếu không có nhu cầu đặc biệt thì lựa chọn màn hình LCD từ 17
đến 19 inch là phù hợp nhất;
Đối với dàn âm thanh và loa, nên mua loại có công suất vừa đủ, phù hợp với phòng nghe.
Thông thường các loại dàn âm thanh và loa có công suất từ 75 - 100 Watt là đủ đáp ứng nhu cầu
giải trí tại gia đình;
Nên kích hoạt tất cả các tính năng tiết kiệm năng lượng có trên hệ thống máy tính, màn hình
và các thiết bị kết nối để đảm bảo luôn sử dụng ở chế độ tiết kiệm năng lượng.
Khi chọn mua các thiết bị điện tử giải trí nghe nhìn, nên chọn mua các sản phẩm có dán nhãn
tiết kiệm năng lượng.
Moon.vn - Học để khẳng định mình
2
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
Sử dụng TV và các thiết bị điện tử nghe nhìn, giải trí:
Tắt bằng nút nguồn chính trên máy thay vì dùng điều khiển từ xa vì khi tắt bằng điều khiển từ
xa, TV hoặc đầu đĩa sẽ không thực sự tắt mà chỉ chuyển sang chế độ chờ (Stand by) và vẫn tiêu thụ điện;
Điều chỉnh màu sắc (Color), độ sáng (Brightness) và độ tương phản (Contrast) của màn hình
ở mức phù hợp (~50%), vừa đỡ chói mắt vừa tiết kiệm điện. Khi xem TV từ nguồn tín hiệu phổ
thông (bắt sóng hoặc truyền hình cáp) thì nên đặt chế độ hình ảnh ở mức dịu (Softness);
Chỉnh âm lượng (Volume) ở mức vừa đủ nghe; Chuyển sang chế độ chờ khi tạm dừng;
Cài đặt chế độ tiết kiệm năng lượng cho máy vi tính: Control panel Power Option
Power Saver: tự động tắt màn hình/ổ đĩa cứng, chuyển sang chế độ ngủ hoặc tắt máy sau 30 phút
không sử dụng.
Tùy điều kiện, nên loại bỏ dần màn hình CRT (bóng đèn hình) chuyến dần sang dùng màn hình
LCD (tinh thể lỏng). Màn LCD chỉ tiêu thụ 30% điện năng nếu so với màn hình CRT cùng kích cỡ.
(Theo www.tietkiemnangluong.com.vn, 18/9/2015)
Câu 5. Việc lựa chọn và sử dụng thiết bị điện tử nghe nhìn, giải trí gia đình phù hợp có ý
nghĩa gì?
Câu 6. Vì sao chúng ta nên tắt nút nguồn chính trên các thiết bị điện tử nghe nhìn, giải trí thay
vì tắt bằng điều khiển từ xa?
Câu 7. Phải chăng việc tiết kiệm điện năng chỉ cần được thực hiện ở phạm vi mỗi gia đình?
Câu 8. Anh/Chị đã thực hiện việc tiết kiệm năng lượng ở gia đình mình như thế nào?
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1. Những học sinh nghèo vượt khó luôn đáng được tuyên dương nhưng những “học sinh
giàu vượt khó” cũng rất đáng được khen ngợi.
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày những suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2009, tr.23)
Moon.vn - Học để khẳng định mình
3
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.156)
Moon.vn - Học để khẳng định mình
4
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
GỢI Ý ĐỀ SỐ 10
Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN
[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016]
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1
Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2
Đoạn trích viết về đề tài người trí thức nghèo.
Câu 3
- Những câu Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn là một thằng
khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! vừa là lời của nhân vật lại nhưng cũng vừa là lời của tác giả.
- Nam Cao đã nhập thân vào Hộ để giãi bày nỗi đau đớn, tủi nhục, xót xa trong nhân vật. Lời
văn nửa trực tiếp đồng thời còn thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia, yêu thương nhà văn dành
cho nhân vật.
Câu 4
Thí sinh phải thể hiện được suy nghĩ của thí sinh về cuộc đời, số phận tăm tối, quẩn quanh, bế
tắc, và bi kịch “tài cao phận thấp chí khí uất” của tầng lớp trí thức tiểu tư sản Việt Nam trước Cách
mạng tháng Tám; bày tỏ niềm thương cảm, xót xa, sự thấu hiểu, đồng cảm đối với họ.
Câu 5
Việc lựa chọn và sử dụng thiết bị điện tử nghe nhìn, giải trí phù hợp giúp tiết kiệm điện năng
cho mỗi gia đình và tăng tuổi thọ cho chính các thiết bị đó.
Câu 6
Nên tắt nút nguồn chính trên các thiết bị điện tử nghe nhìn, giải trí vì khi tắt bằng điều khiển từ
xa, TV hoặc đầu đĩa sẽ không thực sự tắt mà chỉ chuyển sang chế độ chờ và vẫn tiêu thụ điện. Như
vậy, điện năng sẽ bị lãng phí.
Câu 7
Việc tiết kiệm điện năng không chỉ cần được thực hiện ở mỗi gia đình mà còn cần phải được
áp dụng ở mọi nơi, mọi lúc.
Câu 8
Thí sinh trình bày trung thực những việc đã/chưa thực hiện để tiết kiệm năng lượng ở gia đình mình.
Moon.vn - Học để khẳng định mình
5
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bàn về một hiện tượng đời sống;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách nhìn nhận về vấn đề nghị luận.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về hiện tượng, thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề
cần bàn luận theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Dưới đây là một
số gợi ý:
* Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: “Học sinh giàu vượt khó” cũng đáng được khen ngợi.
* Bình luận về vấn đề: “học sinh giàu vượt khó” cũng đáng được khen ngợi
Thí sinh cần trình bày được ý kiến của mình về vấn đề bàn luận, trong đó cần nêu được:
- Cái khó của học sinh con nhà khá giả là gì?;
- Vì sao “học sinh giàu vượt khó” cũng đáng được khen ngợi?;
- Phê phán các bạn học sinh có điều kiện vật chất đủ đầy nhưng không chuyên tâm học tập, rèn
luyện đạo đức…
* Bài học nhận thức và hành động
- Dù ở hoàn cảnh nào, mỗi học sinh cũng cần biết vươn lên khắc phục cái khó để học tập và
rèn luyện;
- Có những hành động thiết thực khắc phục khó khăn của bản thân để vươn lên trong học tập,
rèn luyện.
Câu 2
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận văn học;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
- Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách nhìn nhận về vấn đề nghị luận.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về các tác giả Xuân Diệu, Xuân Quỳnh và tác phẩm Vội vàng, Sóng thí
sinh có thể cảm nhận về vẻ đẹp của hai đoạn thơ theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có
sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý:
Moon.vn - Học để khẳng định mình
6
Hotline: 0432 99 98 98
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung
Facebook: DungVuThi.HY
* Giới thiệu vài nét về các tác giả, tác phẩm
- Xuân Diệu là nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt, có đóng góp to lớn cho thơ ca Việt Nam hiện
đại. Vội vàng in trong tập Thơ thơ, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước
Cách mạng tháng Tám.
- Xuân Quỳnh là gương mặt nổi bật của thế hệ các nhà thơ trẻ chống Mĩ với hồn thơ đằm
thắm, luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường. Sóng in trong tập Hoa dọc chiến hào,
là bài thơ tình đặc sắc, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
* Cảm nhận về hai đoạn thơ
- Về đoạn thơ trong Vội vàng:
+ Nghệ thuật: Hình ảnh tươi mới, sống động; cách dùng từ táo bạo, biểu cảm; các biện pháp tu
từ; nhịp điệu hối hả, dồn dập...
+ Nội dung:
Vẻ đẹp thanh tân, tươi trẻ, đầy quyến rũ của mùa xuân và cuộc sống;
Khát vọng sống mãnh liệt, tâm thế sống vội vàng cuồng nhiệt, quan niệm sống tích cực của
nhân vật trữ tình.
- Về đoạn thơ trong Sóng:
+ Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, ngắt nhịp phối âm linh hoạt, giọng thơ tha thiết, cháy bỏng;
ngôn ngữ giàu hình ảnh; các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh giàu sức gợi.
+ Nội dung:
Nỗi lo âu về sự trôi chảy của thời gian và sự hữu hạn của đời người; dự cảm về sự biến đổi,
không vững bền của tình yêu và hạnh phúc.
Khát vọng được cống hiến hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn trong tình yêu
muôn thuở
* Sự tương đồng, khác biệt giữa hai đoạn thơ
- Tương đồng: Cảm xúc thơ đều là khao khát vượt lên thử thách của thời gian để sống trọn vẹn
trong tình yêu, hạnh phúc. Hai đoạn thơ đều thể hiện quan niệm sống tích cực của các nhà thơ.
- Khác biệt: Cảm giác về sự hữu hạn của thời gian khiến Xuân Diệu tìm đến một giải pháp
mãnh liệt đầy nam tính là vội vàng chiếm lĩnh cuộc sống, tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc sống một
cách cuồng nhiệt, ham hố. Còn Xuân Quỳnh, bằng những vần thơ giàu nữ tính, nhà thơ đã bộc lộ
mong muốn được hòa hợp và dâng hiến cho tình yêu vĩnh hằng và cuộc đời rộng lớn, bao la.
Giáo viênVũ Dung
Nguồn Moon.vn
Moon.vn - Học để khẳng định mình
7
Hotline: 0432 99 98 98