Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chi pheo tiet 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.89 KB, 5 trang )

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI

CHÍ PHÈO – NAM CAO (tiết 2)

1. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
a. Sự xuất hiện của nhân vật
b. Quãng đời lương thiện- Trước khi đi tù
c. Quãng đời của con quỷ dữ- Khi ở tù về- Bi kịch tha hóa
- Sự kiện Chí Phèo bị bắt vào tù: là cái nút thắt đầu tiên cho cốt truyện, điểm khởi đầu cho sự thay
đổi tính cách Chí Phèo. Lần này, sự thử thách của hoàn cảnh dữ dội khốc liệt quá, người thân cô thế
cô như Chí không đủ bản lĩnh và dũng khí để đối chọi lại được với cái Ác, không thể lựa chọn cách
sống để giữ được hai chữ “thiên lương”.
- Ra tù, Chí Phèo đă trở thành con người khác hẳn
+ Thể xác: dữ dằn, “trông gớm chết” : “Cái đầu thỡ trọc lốc, cỏi răng cạo trắng hớn…hai mắt gườm
gườm […]. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ”. Xã hội nhà tù đã cào xé nhân hình của Chí,
nhuộm đen nhân tính của Chí.
+ Tâm hồn: chai lì tê dại, khụng còn cảm giác “nhục”. Triền miên trong cơn say rượu; sống bất cần,
khụng mơ ước, khụng nghĩ suy (khụng biết mình là ai, bao nhiêu tuổi, quá khứ của mình ra sao.
+ Hành động: Phá phách cuục̣ sống yên vui của dân làng, đâm thuê chém mướn…Để tồn tại, Chí
phải gây ra cảnh đổ máu, phải hung ác, lưu manh, phải gây gổ, cướp giật, phải rạch mặt ăn vạ. Muốn
vậy phải gan, phải mạnh; muốn gan, muốn mạnh Chí phải tìm ở rượu. làm bất cứ những gì người ta
sai làm, tác oai tác quái cho dân làng. Càng ngày Chí càng trở nên xa lạ với người dân làng Vũ Đại.
Cả làng ai cũng tránh Chí mỗi lần hắn qua. Qua đoạn đầu ta đă thấy, không ai thèm chửi nhau với
hắn. Nhưng trong tiếng chửi, võ̃n thấy niềm khát khao giao tiếp, hoà nhập với cộng đồng, sự vật vã
bế tắc của con ngưòi bị loài người xua đuổi. Nhưng có phải ngay từ đầu, Chí Phèo đă trở nên dữ tợn
và hung ác với những thú tính học được từ phương xa như vậy không? Tất cả mọi điều diễn ra có vẻ
chóng vánh, bất ngờ, đầy kịch tính, nhưng vẫn ngầm chứa cái logic hiện thực của nó. Từ một Chí
Phèo mới ra tù đến khi hoàn toàn bị tha hóa, quá tŕnh ấy diễn ra trong ngót chục năm. Ngị bút miêu
tả tâm lí bậc thầy của Nam Cao đă cho ta thấy cả một quá tŕnh:
- Quá tŕnh tha hóa: Gắn với những lần đến nhà Bá Kiến- những mốc quan trọng trong cuộc đời
Chí.


+ Lần 1:
Hoàn cảnh: Sau khi ra tù.
Mục đích: “trả thù”. Chí đã đến nhà Bá Kiến lần này vì lòng hờn căm, sự phẫn nộ cao độ kẻ huỷ
hoại cuộc sống và tước đoạt nhân phẩm của mình. Đây là một mối thù sâu sắc, một mất một còn
“Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có đứa sạt nghiệp. Mà có thể
còn rũ tù nữa cũng chưa biết chừng"!. Qua cõu nói đau khổ và dữ dội này, ta thấy, dù có bị tước đoạt
quyền sống và nhân phẩm nhưng Chí võ̃n đau đáu khát vọng được quay trở lại làm người, giải bài
toán công bằng theo cách của Chí. Bởi vậy Chí mới đòi một cách quyết liệt như thế. Nhưng sự hung
hãn của Chí đã không thể nào thắng nổi cái thâm hiểm, gian hùng của Bá Kiến. Đây là một cuộc đối
chọi không cân sức giữa một bên là Chí Phèo đơn thương độc mã hành động manh động chỉ bằng
ngọn lửa hận thù với một bên là Bá Kiến già đời đục khoét. Y là kẻ “khôn róc đời”, áp bức, bóc lột có
lí luận, có phương sách, và y đã dùng hình thức ngọt ngào để xoa dịu ngọn lửa hận thù trong lòng
người nông dân cùng đinh ấy.
Kết quả: Chí mắc mưu Bá Kiến, trở về trong tư thế vô cùng hả hê. Sau hỏa mù của thắng lợi, Chí
càng lao vào trạng thái mất cân bằng, tiếp tục trượt sâu vào cái ác. Chí càng uụ́ng rượu, càng phá
phách. Nhưng đằng sau đ ̣i hỏi của miếng ăn vẫn là một Chí Phèo đang quẫy cựa với khát vọng lớn
hơn.
Lần 2:
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
- Hoàn cảnh: hết tiền.
- Động cơ, lí do: đòi nhà cửa và ruộng đất- dưới hình thức xin đi ở tù.
"Bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, cụ lại bắt con đi
ở tù. Nếu không được thì... thì... Con sẽ đâm chết dăm ba thằng rồi cụ bắt con giải huyện". Lão Bá
đọc vị ngay ra cái ngầm ý của Chí. Lão chặn luôn, rồi chuyển sát khí của Chí Phèo ngay sang đối thủ
khác, với mặc cả :"Anh này bứa lắm, nhưng muốn giết người cũng không khó gì. Đội Tảo còn nợ tôi

năm mươi đồng. Nếu đòi được tự khắc sẽ có nhà". Thật tuyệt xảo: chỉ bằng bữa cơm rượu và vài lời
nói ngọt, lão Bá tức khắc biến kẻ đến chực hành hung mình thành tay sai của mình !!! Rõ ràng, đòi đi
ở tù chỉ là kiếm chuyện, uy hiếp lão Bá, bắt phải nhả nhà đất. Lí do nói ra nghe có vẻ vô lí: ở tù
sướng. Hoá ra, cái làng Vũ Đại dưới quyền cai quản của cha con Bá Kiến còn ngột ngạt hơn cả
một nhà tù khi nó đẩy con người trong tình cảnh sống trên bờ vực giữa tồn tại và không tồn tại,
mong manh giữa sự sống và cái chết.
- Kờ́t quả: Chí Phèo đã đến nhà đụị Tảo và đòi đựơc nợ cho Bá Kiến, việc làm này khiến Chí
vênh vang ra về trong lòng tự đắc “anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta…”. Sự thâm hiểm, tàn
bạo của Bá Kiến vừa dập tắt mầm thiện vừa khơi lên mầm ác trong Chí Phèo, lợi dụng những khát
khao về quyền làm người để đẩy Chí Phèo vào con đường làm tay chân cho hắn. Chí thực sự rơi
xuống vực thẳm, trở thành công cụ làm giàu trong tay Bá Kiến .
Lần n-1:
Kết thúc lần 1: Tha hoá, lưu manh. Chí có một kế sinh nhai: bán dần bán rẻ linh hồn, rạch
mặt ăn vạ bán dần sự sống để tồn tại một cách ngắc ngoải, cũng là bán đi sự sống để khỏi chết .
Kết thúc lần 2: Chí trở thành kẻ tự đắc, đâm thuê chém mướn, trở thành công cụ vô thức
trong tay những ông chủ bà chủ.
Lần n-1: Chí đắm chìm trong những cơn say triền miên, hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc
say, tỉnh dậy trong lúc say, để rồi say mãi, vô tận, đời là một cơn say dài mênh mông. Và khi say rồi
thì Chí làm bất cứ việc gì mà người ta sai hắn làm. Chí càng ngày càng dấn sâu vào con đường tội
lỗi.
- Từ đây, Chí sống tăm tối như thú vật, xa lạ với mọi người, với xó hội loài người. Từ chỗ hung
hăng xách vỏ chai đến nhà bá Kiến, Chí Phèo đó nhanh chúng trở thành anh đầy tớ chõn tay mới, kẻ
mự quỏng gõy tai hoạ cho những nông dân lương thiện, “bao nhiờu việc ức hiếp, phá phách,
đâm chém, mưu hại người ta giao cho hắn làm”, “hắn đó phỏ bao nhiờu cơ nghiệp, đập nát bao
nhiờu cảnh yờn vui, đạp đổ bao nhiờu hạnh phỳc, làm chảy máu và nước mắt bao nhiờu người
lương thiện”. (Đoạn văn chất chứa bao nhiêu nỗi thống khổ của một thân phận đó khụng cũn được
cuộc sống của một người b́ nh thường. Những năng lực vốn có của một con người - năng lực cảm
xúc, nhận thức - hầu như bị phá hủy, chỉ cũn lại năng lực đâm chém, phá phách. Năm lần tác
giả dùng từ “bao nhiờu”: nỗi đau thống thiết của Nam Cao khi nh́ n thấy đứa con tinh thần của ḿnh
ngày một biến dạng đi. Không thể kể xiết những việc đâm chém phá phách của Chí, chính Chí cũng

không ư thức được hết việc làm của ḿnh- mức độ của sự việc: phá- đập nát- đạp đổ- làm chảy máu
và nước mắt được miêu tả theo chiều tăng tiến. Cái Ác đă chiếm lĩnh từ h́ nh hài đến tâm tính- đó
là đỉnh cao của bi kịch phá sản lương tâm- “Văn Nam Cao quằn quại như ai đă cướp mất Chí
Phèo từ trong trái tim rướm máu của ông. Từng câu từng chữ như thấm nước mắt đau đời. Trong
văn học hiện thực phê phán Việt Nam, thật không nhiều những trang dữ dội như thế, xúc động đến
như thế!” (Nguyễn Quang Trung- Tập san phổ thông trung học- Khoa học Xă hội, số 1, 1988).
Rồi cuộc đời Chí sẽ đi đến đâu? Ngị bút Nam Cao tưởng đă đến chỗ sơn cùng thủy tận th́ một bước
ngoặt mới đă mở ra trong cuộc đời Chí Phèo.
d. Cuộc gặp gỡ Chí Phèo- thị Nở: Khát vọng hoàn lương
Khát vọng hoàn lương gắn với giai đoạn thứ ba của cuộc đời Chí, thể hiện tập trung qua mối tỡnh
giữa nhõn vật này và thị Nở. Cuộc gặp gỡ với thị Nở là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Chí
Phèo.
- Vị trí, vai tṛ: là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Chí
- Diễn biến:
+ Ban đầu: thị Nở chỉ khơi dậy bản năng trong Chí Phèo.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
+ Sáng hôm sau: tỉnh dậy sau một đêm, sau một cơn say dài. Tỉnh rượu: cảm nhận về không gian
(căn lều), về cuộc sống xung quanh (những âm thanh hằng ngày của cuộc sống); tỡnh trạng thờ thảm
(già nua, cụ độc, trắng tay). (Buổi sáng hôm sau chính là điểm khởi đầu của một giai đoạn mới- giai
đoạn làm người. Biểu hiện đầu tiên của tính người trong Chí, đấy là nỗi buồn và cảm giác cô độc)Tỉnh ngộ, cảm động trước tỡnh người, khi được nhận sự chăm sóc giản dị ân cần mộc mạc của thị
Nở
+ Bát cháo hành- chi tiết nghệ thuật đặc sắc- Mắt ươn ướt- ăn năn, vui, buồn- những dấu hiệu của
nhân tính bị vùi lấp đang trở về.
+ Thèm lương thiện. Đặt hi vọng lớn vào thị Nở. Hỡnh dung về tương lai sống cùng thị Nở. Ngỏ lời
với thị Nở. Khát khao lương thiện và hi vọng là biểu hiện mạnh mẽ của nhân tính trong chí Phèo.

- Tình người của Thị Nở như một liều thuốc hồi sinh làm sống dậy phần người của Chí. Đoạn văn
viết về sự thức tỉnh của linh hồn Chí Phèo sau lần gặp gỡ với Thị Nở là một đoạn tuyệt bút đầy chất
thơ. Dường như chính chất người ở nhân vật đã làm nên chất thơ ở ngòi bút. Người đàn bà xấu ma
chê quỷ hờn đã thắp lên ngọn lửa tình yêu trong một trái tim tưởng chừng đã băng giá, đã đem ánh
sáng đến cho một trái tim tưởng chừng đã u tối trong những cơn say triền miên.
- Ý nghĩa:
+ Qua khát vọng hoàn lương của Chí, phải chăng Nam Cao muốn nói với chúng ta rằng, lương thiện
vốn là bản tính tốt đẹp và khá bền vững của người nông dân. Xó hội tàn ỏc dõ̃u có ra sức huỷ diệt
bản tính ấy nhưng nó vẫn âm thầm sống trong đáy sâu tâm hồn họ. Ngay cả khi bị coi là quỷ dữ, ta
vẫn thấy một Chí Phèo vật vã bế tắc khi bị loài người xua đuổi; khát khao giao tiếp, hoà nhập với
cộng đồng; một tâm hồn đau khổ, tuyệt vọng, nỗ lực vùng lên để đ ̣i lại quyền sống, nghĩa là vẫn c ̣n
có tính người.
+ Tình yêu có thể có sức mạnh mở đường sống và hạnh phúc. Tỡnh người có sức mạnh hơn bất cứ
thứ bạo lực nhà tù nào. Để nhào nặn nên con quỷ dữ Chí Phèo, nhà tù thực dân phải mất bảy, tám
năm trời nhưng để biến Chí thành một con người Thị Nở chỉ cần có vài ngày ngắn ngủi.
+ Trên hành tŕnh trở về của Chí, luôn có bóng người bạn tri kỉ đồng hành Nam Cao trong biết bao
giờ phút cảm động, trân trọng phát hiện, nâng đỡ phần nhân tính c ̣n ch́ m khuất- sứ mệnh nhân đạo
cao cả của nhà văn, làm cho người gần người hơn.
- Chuyển ư: Nhưng Nam Cao đồng thời cũng chỉ ra cho chúng ta thấy rằng, thứ hạnh phúc muộn
mằn gọi được lương tri Chí trở về lại càng nhanh chóng đẩy bi kịch Chí Phèo đến hồi chót. Thị Nở
giúp Chí Phèo phát hiện lại chính ḿnh nhưng thị Nở cũng là nỗi đau sâu thẳm của Chí. Lúc Chí Phèo
thiết tha trở về nhất cũng là khi anh ư thức không thể trở về. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người thực
sự đă xảy ra khi Chí Phèo có ư thức.
e. Đỉnh cao của bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
- Quá tŕnh bị từ chối quyền làm người thực ra đă bắt đầu từ lâu, nó diễn ra đồng thời với quá tŕnh bị
tha hóa. Nhưng kể từ sau khi gặp thị Nở, tức là từ khi Chí Phèo thức tỉnh, bi kịch mới thực sự lên đến
đỉnh điểm.
- Khởi nguồn: sự từ chối của thị Nở. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở chỉ như một vệt sao băng loé lên
trong cuộc đời dằng dặc, tối tăm, để rồi nhanh chóng tan biến. Mối tình vừa mới chớm hé đã tàn
phai, hạnh phúc tưởng chừng nằm trong tầm tay vậy mà mãi mãi không thể nào với tới được, nó đă

vĩnh viễn qua đi không bao giờ quay trở lại. Cánh cửa cuộc đời vừa mới hé mở ra thì đã bị đóng sầm.
Định kiến Xã hội thông qua lời bà cô Thị Nở và chính lời Thị Nở đă từ chối quyền hạnh phúc,
quyền trở lại lương thiện của Chí Phèo. Chí Phèo rơi vào đỉnh điểm của bi kịch.
- Tõm trạng bi kịch của Chí Phèo (diễn biến rất phức tạp, có thể làm theo một trong hai cách: Dựa
theo mạch truyện để phân tích hoặc Khỏi quát thành những trạng thái nổi bật của tõm trạng rồi phõn
tớch, phải làm rừ những diễn biến chớnh của tõm trạng nhõn vật chớ Phốo : thất vọng -đau đớn- căm
hận mù quáng- phẫn uất- tuyệt vọng. Cần thấy tính chất bế tắc và các chi tiết dự báo về sự tiếp diễn
của tấn bi kịch)
+ Lúc đầu, không hiểu, hắn cṇ thấy thú vị, lắc lư cái đầu cười- nghĩ ngợi một tí, h́ nh như hắn hiểu,
hắn bỗng nhiên ngẩn người. Thoáng một cái, hắn lại như hít thấy hơi cháo hành- hắn cứ ngồi ngẩn
mặt, không nói ǵ...
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
+ Thị Nở ngoay ngoảy ra về, hắn sửng sốt, đứng lên gọi lại- Ai mà thèm lại- đuổi theo, nắm lấy
tay- thị Nở gạt ra- giúi cho một cái. Hắn lăn khoèo xuống sân.
+ Đă lăn phải kêu, nhặt một ḥn gach vỡ toan đập đầu... Muốn đập đầu phải uống thật say. Không
say lấy ǵ làm máu cho nó chảy (Rượu là máu của đời Chí)! Phải uống thêm chai nữa.
+ Nhưng tức quá, càng uống càng tỉnh ra. Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoáng thấy hơi
cháo hành (chi tiết cháo hành xuất hiện 10 lần)...
+ Đau đớn, phẫn uất, Chí xách dao đi, định đến nhà Thị Nở. Trong ý định, Chí định đến nhà đâm
chết con "khọm già", con "đĩ Nở" nhưng sự thức tỉnh ý thức về thõn phận và bi kịch đó đẩy chệch
hướng đi của Chí dẫn Chí đến thẳng nhà Bá Kiến. Hơn ai hết lúc này Chí hiểu ra rằng kẻ đó làm
mỡnh ra nụng nỗi khốn cựng này chớnh là Bá Kiến. Anh càng thấm thía tội ác kẻ đó cướp đi quyền
làm người, cướp đi cả bộ mặt và linh hồn của mỡnh. Chớ Phốo đến nhà Bá Kiến với tư cách là một
nô lệ thức tỉnh, đũi quyền làm người:
- Tao muốn làm người lương thiện ?

- Ai cho tao lương thiện ?
+ Đú là những cõu hỏi vỳt lờn đầy cay đắng và không lời giải đáp. Câu hỏi chất chứa nỗi đau của
một con người thấm thía được nỗi đau khôn cùng của bi kịch cá nhân, đánh thẳng vào bộ mặt của xó
hội bất lương, cứa vào tâm can người đọc về một phận người đầy đắng cay trong xó hội cũ. Lương
thiện là di sản tinh thần của mỗi người: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Tại sao phải đi đũi lương thiện
? V́ xó hội vụ nhõn tớnh ấy cướp mất.
- Hành động giết Bá Kiến: Nhanh, mạnh , dứt khoát:
+ Nhận rõ kẻ thù giai cấp, kẻ cướp quyền làm người của Chí
+ Khao khát trả thù và vạch trần tội ác của g/c thống trị
- Hành động tự sát:
+ Khao khát mãnh liệt được làm người lương thiện
+ Ý thức sâu sắc về nỗi đau bị từ chối làm người
+ K chấp nhận cuộc sống thú vật
-> hành động tự phát, đấu tranh trong tuyệt vọng và bất lực.
MOON.V N

Hành động đó là chỗ mạnh nhưng đồng thời cũng là chỗ yếu đuối của Chí. Sự từ chối của những
người lương thiện đó giết chết Chớ Phốo, đó giết chết Lang Rận, đó làm cho Đức phát điên. Với
giới hạn trong học vấn và nhận thức về giá trị cá nhân, các nhõn vật của Nam Cao đều chưa có cách
nào . thoát ra khỏi bi kịch, họ dám chết hay phải chọn cái chết để được sống? Giăng Van giăng cũng
bị đẩy vào tù, cũng nhận bao sự khinh khi, miệt thị, nhưng dưới cái nh́ n của chủ nghĩa lăng mạn,
nhân - vật đó đă đứng cao hơn hoàn cảnh.
Bước 4: Đánh giá khái quát về ư nghĩa của h́ nh tượng
- Thông qua tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật chính, nhà văn đó gửi đến người
đọc những thông điệp mang giá trị nhân văn cao đẹp:
+ Sự đồng cảm với những nỗi khổ đau, bị đày đọa và lăng nhục của người nông dân.
+ Sự lờn ỏn, tố cáo tội ác của chế độ thực dân nửa phong kiến đó đàn áp và bóc lột nhân dân lao
động.
+ Quy luật đáng sợ của xă hội xưa: muốn tồn tại phải lưu manh, muốn lương thiện phải chết.
+ Sự phỏt hiện và trõn trọng vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật, khao khát thay đổi thực tại để mang đến

một cuộc sống tốt đẹp hơn. Niềm khao khát được sống lương thiện cao hơn cả tính mạng. Từ cái
- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI
chết tuyệt vọng của Chí hé ra luồng áng sáng yêu thương và cảm động, thể hiện niềm tin vào sự nỗ
lực của con người: Chí đã chết trên ngưỡng cửa trở về với cuộc đời, chết trong niềm đau thương lớn
lao vì khát khao mãnh liệt: muốn được sống làm người chứ không cam tâm quay lại làm thú vật.
Chớ Phốo là sản phẩm của tỡnh trạng bị đè nén, áp bức ở nông thôn trước Cách mạng. Vỡ bị đè nén,
áp bức quá đáng, người lao động lương thiện không cũn cỏch nào khỏc đó buộc phải chống trả bằng
cách lưu manh hoá. Trong khụng ớt tỏc phẩm của Nam Cao, ta đă gặp những nhân vật vốn hiền lành
trở thành ngang ngược (Trạch Văn Đoành trong Đôi móng giũ, cu Lộ trong Tư cách mừ, Đức trong
Nửa đêm,...), Năm Thọ và binh Chức trong Chớ Phốo. Và Chớ hoàn toàn cú thể cú kẻ tiếp nối…
+ Chí Phèo cṇ ghi nhận thành cụng trong nghệ thuật xõy dựng nhân vật với những nét điển hỡnh sắc
cạnh vừa cú ý nghĩa tiờu biểu, vừa hết sức sinh động, có cá tính độc đáo, gây ấn tượng mạnh cho
người đọc.
Bước 5: Kết luận
Con người vốn lương thiện, bị xă hội thực dân phong kiến cướp và đă được t́nh yêu làm sống lại
trong mấy ngày. Nhưng khoảnh khắc ấy thật quá ngắn ngủi. Một khi, nhân phẩm bị xă hội ấy lấy đi
th́ nó sẽ măi măi không trả lại. Những kẻ như Bá Kiến không hiểu được cái khát vọng tinh thần nhiều
khi c ̣n quan trọng hơn nhu cầu cơm áo. Anh cần ǵ? Tao đă bảo tao không đ̣i tiền. Tao muốn làm
người lương thiện! Bá Kiến cười ha hả: Ồ tưởng ǵ. Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.
Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm sao mất hết những vết mảnh chai trên mặt này?...Như
vậy, nói đến Chí Phèo, không thể không kể đến Bá Kiến và thị Nở. Đó là hai nhân vật quan trọng là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hai bi kịch của Chí Phèo- nội dung t́m hiểu giờ sau.

MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×