Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Chí Phèo (tiết 1- Lê Anh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.8 KB, 7 trang )

Ngày soạn:27/12 Ngày giảng:30/12/2007
Tiết 49- Đọc văn
CHÍ PHÈO
Nam Cao
A. Chuẩn bị
I. Mục tiêu
1.Kiến thức, kĩ năng
+ Giá trị hiện thực phê phán và giá trị nhân đaọ sâu sắc thông qua số phận điển hình
của Chí Phèo, bá Kiến.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, phân tích miêu tả tâm lý nhân vật.
+ Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu tác phẩm văn xuôi theo tuyến nhân vật.
2. Tư tưởng- tình cảm
Giáo dục lòng yêu thương con người, tấm lòng vị tha với con người.
II. Phương tiện thực hiện
SGK, SGV, Thiết kế bài học
III. Cách thức tiến hành
Đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hỏi
B. Phần thể hiện trên lớp
* Ổn định tổ chức (1 phút)
I. Kiểm tra bài cũ (KT việc chuẩn bị bài của HS - 2 phút)
II. Bài mới
.
Ho¹t ®éng cña GV vµ HS
Yªu cÇu cÇn ®¹t
- Từ khi ra đời đến nay, tác
phẩm đã có những tên gọi nào?
- Theo em những cái tên đó có ý
nghĩa gì?
I. Tìm hiểu chung (10 phút)
1. Tên tác phẩm
- Chí Phèo là truyện viết về nhiều người thật,


việc thật ở làng Đại Hoàng quê hương Nam
Cao. Tuy nhiên, tác giả cũng sử dụng quyền hư
cấu của người nghệ sĩ.
Tác phẩm trải qua 3 lần đổi tên:
+ Khi ra đời, lần đầu tiên truyện có tên là "Cái
lò gạch cũ". Nhan đề này chỉ gợi lên xuất thân
của Chí Phèo, gợi lên quy luật luẩn quẩn ở
nông thông Việt Nam hết thằng Chí Phèo này
đến thằng Chí Phèo khác, chưa làm bật lên giá
trị đích thức của tác phẩm.
+ 1941, nhà xuất bản tự ý đổi tên thành: "Đôi
lứa xứng đôi" Cái tên này cho thấy người ta chỉ
quan tâm tới chuyện tình yêu kỳ quái của Chí
Phèo - Thị Nở, chịu ảnh hưởng rõ của những
1
trang truyện tình lãng mạn lúc bấy giờ. Nó
hoàn toàn xa lạ với chủ đề tác phẩm.
+ 1946 (Hội văn hoá cứu quốc xuất bản) có tên
là Chí Phèo . Lấy tên nhân vật chính đặt tiêu
đề tác phẩm vừa làm nổi bật chủ đề, vừa thể
hiện cốt truyện. Nói tới Chí Phèo, ai cũng nghĩ
tới cái lò gạch, thị Nở, bá Kiến.Tên này gọi
chính xác vấn đề người nông dân và bi kịch bị
tha hoá của họ.
GV: Truyện có nhiều sự kiện vì
nó phát triển theo cả cuộc đời
của Chí Phèo. Ta không có điều
kiện học hết toàn bộ truyện.
Nhưng để thuận lợi cho việc
khai thác tp, em hãy tóm tắt

những sự việc chính.
- GV tóm tắt tác phẩm Chí Phèo
thông qua các sự việc chính.
2. Văn bản
* Những sự việc chính
- CP say rượu vừa đi vừa chửi (từ đầu đến cả
làng Vũ Đại cũng không ai biết).
- CP ở tù về, đến nhà bá Kiến rạch mặt ăn vạ
(từ Hắn về lớp này trông khác hẳn đến Không
bảo người nhà đun nước mau lên).
- CP thức tỉnh, sống trong TY, sự chăm sóc ân
tình của thị Nở (từ Khi Cp mở mắt thì trời đã
sáng từ lâu đến Hãy dừng yêu đẻ hỏi cô thị đã)
- Thị Nở từ chối CP (từ Thấy thị hỏi bà già kia
bật cười đến Những thằng điên và những thằng
say không bao giời làm những cái mà lúc ra đi
chúng định làm).
- CP tuyệt vọng, uất ức đi đòi lương thiện (từ
Trời nắng lắm, nên đường vắng đến máu vẫn
còn ứa ra)
- Cảnh xôn xao của làng Vũ đại và hình ảnh
thoáng hiện của cái lò gạch cũ.
* Hình tượng nổi bật trong truyện này là nhân
vật Chí Phèo và bá Kiến.
- Cho HS đọc đoạn văn viết về
sự thức tỉnh của Chí (3) để tạo
ấn tượng về tác phẩm.
- Nhân vật Chí Phèo được khắc
hoạ ở những chặng đời nào?
- Dựa vào phần tóm tắt (chữ

nhỏ) trong SGK và những hồi
ức của Chí khi tỉnh rượu, ta biết
II.Tìm hiểu tác phẩm
1. Hình tượng Chí Phèo
Trước khi ở tù và sau khi đi tù về.
a. Trước khi ở tù (10 phút)
- Tuổi ấu thơ: Ngay khi chào đời Chí đã
bị ruồng bỏ, được cứu sống  bị biến thành
hàng hoá “bán cho bác phó cối không con” và
sống cuộc sống của kẻ không cha mẹ, nhà cửa,
2
được điều gì về Chí trước khi đi
ở tù?
không tấc đất cắm dùi.
- Lớn lên: làm thuê để kiếm sống, bị lợi dụng,
bị làm nhục… lương thiện, có mơ ước binh
dị về một gia đình hạnh phúc…Chí cũng là
một kẻ rất trọng nhân phẩm.
- GV thuyết trình:
- Chốt, chuyển:
Khi bị bà ba bá Kiến gọi lên bóp chân
hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì… Nam
Cao tỏ ra sâu sắc khi phân tích bản chất đẹp đẽ
của Chí Phèo. Phản ứng tâm lí của Chí được
NC miêu tả :20 tuổi người ta không hoàn toàn
là gỗ đá nhưng ở một phía khác, phía con
người thì 20 tuổi người ta không hoàn toàn là
xác thịt. Chí chỉ thấy nhục và thấy sợ.
Đó là một quãng đời cực khổ, cay
đắng, tủi nhục nhưng lương thiện. Đáng tiếc là

cái quãng đời ấy của Chí chả kéo dài bao lâu.
Nó chấm dứt khi Chí đi ở tù.
- Vì sao Chí Phèo bị đi ở tù?
(tóm tắt -SGK).
b. Từ khi đi ở tù về (20 phút)
Quãng đời lương thiện của Chí chấm
dứt khi bị đi tù.
- Khi làm canh điền cho lí Kiến, Chí Phèo bị lí
Kiến ghen, đẩy vào tù.
- GV dẫn, chuyển Từ một người hiền lành, lương thiện từ khi
ra tù hắn trở thành một người khác hẳn. Cả
làng Vũ Đại không ai nhận ra hắn. “Hắn về lớp
này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn
là ai"
- Sự thay đổi đầu tiên người ta
nhận thấy ở hắn là gì? Chi tiết?
* Ngoại hình
- “Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì
trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen
mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông
gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây
vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ
rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả
3
hai cánh tay cũng thế”
- Qua những chi tiết về ngoại
hình ấy em có nhận xét gì?
- Cái ngoại hình gớm giếc ấy cho ta thấy hắn
đã trở thành một kẻ lưu manh.
- Sự lưu manh của hắn còn được

thể hiện ở những đâu?
- Và việc hắn làm để sống sau
khi ra tù là gì?
* Còn được thể hiện ở hành động, ngôn ngữ
- Ra tù, Chí uống rượu và tìm đến nhà bá Kiến
chửi rủa và rạch mặt ăn vạ.
- “đập đầu, rạch mặt (…) đâm chém người”,
“hắn chỉ sống bằng cướp giật và doạ nạt” v.v…
-> Hắn đã bị tha hoá về cả nhân hình lẫn nhân
tính, người ta đã coi hắn là con quỷ của làng
Vũ Đại.
- Hắn đã trở thành con quỷ dữ,
bị xã hội ruồng bỏ. Chi tiết nào
nói rõ nhất điều ấy?
- Qua tiếng chửi của Chí, Nam
Cao còn muốn nói điều gì?
- Tiếng chửi
- Từ tiếng chửi của Chí ta còn thấy một sự thật;
Tuy bị biến thành con quỷ dữ nhưng từ trong
sâu thẳm của tiềm thức, Chí vẫn khao khát
được giao tiếp với đồng loại mà chẳng được.
- Có lẽ trong cơn say triền miên đến mất cả lí
trí con người khốn khổ ấy vẫn nhận thấy một
các thấm thía nông nỗi của thân phận mình, nỗi
cô đơn khủng khiếp của một con người bị đồng
loại bỏ rơi, xa lánh, không được coi là người.
Hắn thèm được người ta chửi hắn bởi như thế
hắn vẫn còn được thừa nhận là một con người.
Hình ảnh CP chửi rủa lồng lộn phải chăng
chính là sự vật vã đau đớn, tuyệt vọng của một

con người đã bị xã hội lạnh lùng từ bỏ, luôn
cảm thấy nỗi cô đơn khủng khiếp giữa sa mạc
mênh mông của xã hội loài người.
- Em có nhận xét gì về hình thức
giao tiếp mà CP khao khát có
được?
- Giao tiếp bằng hình thức tội nghiệp nhất
nhưng không ai thèm đáp lại bởi cả làng Vũ
Đại tự nhủ rằng Chí không chửi mình, bởi
chẳng ai muốn dây với thằng Chí Phèo. Đáp lại
4
hắn chỉ có tiếng lũ chó cắn xao lên trong xóm.
 Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, sự cô
đơn đến tuyệt vọng của Chí.
- GV bình: Nam Cao miêu tả quá trình tha hoá ở Chí
Phèo rất triêt để từ nhân hình đến nhân tính để
nêu bật lên đây là điển hình cho bộ phận cố
nông bị đẩy vào con đừơng lưu mạnh hoá.
- Em có nhận xét gì về ngôn ngữ
ở đoạn mở đầu này?
Linh hoạt , biến hoá, khi là lời nhân vật CP,
lời đối thoại không trực diện của dân làng Vũ
Đại, kể, tả, bình luận, khi TG nhập thân vào
nhân vật, khi lại tách ra để đối thoại với nhân
vật…
- GV thuyết trình: Trong đời sống làng Vũ Đại Nam Cao
đã nhìn thấy số phận của Chí Phèo, không phải
là cá biệt duy nhất. Bên cạnh, trước Chí Phèo
còn có những số phận thê thảm của Binh Chức,
Năm Thọ, Tự Lãng và biết đâu sau này còn

một Chí Phèo con nữa?
- GV nhấn mạnh: Qúa trình tha hoá của Chí Phèo không
chỉ dừng ở giới hạn điển hình cho bộ phận cố
nông bị dồn đẩy vào con đường lưu manh mà
còn điển hình cho số phận con người bị huỷ
diệt nhân tính trong cái xã hội độc ác đến quái
gở không còn quyền được làm người.
- Thông qua hình tượng Chí
Phèo NC muốn nói gì?
- Thông qua hình tượng Chí Phèo, nhà văn tố
cáo xã hội bất nhân với những định kiến tồi tệ
đã đẩy con người vào đường cùng của tội lỗi.
Sự lưu manh hoá của Chí Phèo là sản phẩm
của chính những thứ con người tạo ra: chế độ
nhà tù, hệ thống cường hào dịch lí, định kiến
xã hội còn tồi tệ hơn cả tội ác.
- Đồng thời Nam Cao cũng tỉnh táo vạch ra
những con người như Chí Phèo là một hiện
tượng nguy hiểm. Những người nông dân bị
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×