Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Câu hỏi và đáp án nâng cao hiệu quả truyền tải trong hệ thống điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 23 trang )

HỎI VÀ ĐÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN TẢI ĐIỆN
Câu hỏi 1:
Hãy nêu sự khác nhau cơ bản giữa bộ điều chỉnh điện áp dưới tải và bộ điều chỉnh
điện áp không tải? Cách quản lý vận hành bộ điều chỉnh điện áp dưới tải?
Đáp:
Trong vận hành, các máy biến áp lực cần phải duy trì điện áp đầu ra đạt định mức
bằng cách tăng hoặc giảm đầu phân nấc của bộ điều chỉnh điện áp. Trong thực tế
thường sử dụng 2 loại bộ điều chỉnh điện áp: OLTC, NLVR.
Hai loại OLTC, NLVR có nhiều điểm khác nhau:
- Bộ điều chỉnh điện áp có tải có tên gọi quy ước là “Bộ điều chỉnh điện áp dưới
tải” ký hiệu là OLTC (On Load Tap Changer) có cấu tạo phức tạp được dùng
trong những máy biến áp có công suất lớn, điện áp cao (điện áp 110kV trở lên)
hoặc với những máy biến áp đặc biệt có yêu cầu ổn định điện áp. Bộ OLTC có
thể hoạt động được ngay cả khi máy biến áp mang tải lớn, mỗi khi có dao động
điện áp phía đầu vào bộ OLTC sẽ tự động chuyển đổi đầu phân nấc của máy
biến áp. Bộ OLTC có hai bộ tiếp điểm: Tiếp điểm dao lựa chọn và tiếp điểm dập
lửa, tiếp điểm dao lựa chọn nằm trong thùng dầu chính nhưng tiếp điểm dập lửa
lại nằm ở một khoang riêng và được ngâm trong dầu biến áp hoặc được đặt
trong buồng chân không. Trong khi đang có sự cố đường dây thì bộ OLTC
không được phép hoạt động. Bộ OLTC thường có nhiều nấc phân áp (thường là
17, 19 nấc) do đó máy biến áp có dải điều chỉnh điện áp tương đối rộng và điện
áp phía đầu dây ra luôn đạt trị số định mức. Hàng năm phải thí nghiệm định kỳ
bộ OLTC: Chụp sóng “bằng máy Chụp sóng TM1600”, đo đồ thị vòng.
- Bộ điều chỉnh điện áp không tải ký hiệu là NLVR (No Load Voltage
Regulation) có cấu tạo đơn giản “kiểu trục quay thanh kéo”. Bộ điều chỉnh điện
áp không tải thường được chế tạo ít đầu phân nấc (thường là 3, 5, 7 nấc) được
đặt trực tiếp trong thùng dầu chính. Nếu muốn chuyển nấc ta phải cắt điện máy
biến áp, ngay sau đó phải kiểm tra tiếp xúc của phân nấc tốt mới được phép
đóng điện trở lại. Việc kiểm tra điện trở tiếp xúc của đầu phân nấc được thực
hiện bằng cầu đo điện trở một chiều và đồng hồ mêgômmét. Nếu điểm tiếp xúc


kém thì trị số đo điện trở tiếp xúc tăng lên và giữa các pha sẽ có điện trở tiếp
xúc không đều nhau. Nếu điểm tiếp xúc hở bị thì điện trở tiếp xúc lớn bằng vô
cùng (Rtx = ∞). Trong vận hành bộ NLVR thường đặt cố định ở một nấc phân
áp nên điện áp trên đầu dây ra của máy biến áp không ổn định, điện áp đầu ra
của máy biến áp chỉ đạt gần điện áp định mức.
Quản lý vận hành bộ điều chỉnh điện áp dưới tải:
Bộ điều chỉnh điện áp dưới tải của máy biến áp hoạt động thường xuyên, một
ngày có thể làm việc trên dưới 20 lần. Tại thời điểm xảy ra ngắn mạch thì bộ điều
chỉnh điện áp không làm việc. Bộ điều chỉnh điện áp dưới tải có tuổi thọ khoảng 30
đến 50 năm tương ứng với 50.000 lần làm việc nhưng trong thực tế nếu không làm
tốt công việc vệ sinh bảo dưỡng thường xuyên thì tuổi thọ sẽ bị giảm đi. Vì vậy phải
thực hiện nghiêm ngặt chế độ theo dõi thời gian hoạt động của chúng. Với bộ công
tắc K ngâm trong dầu và làm việc trong chế độ ngắn mạch nên dầu cách điện thường
1


bị bẩn và bị hoá già rất nhanh. Trung bình sau 6 tháng vận hành tương ứng với 3600
lần làm việc là phải thay dầu cách điện một lần. Phải làm vệ sinh bùn dầu bám vào
tiếp điểm, tráng rửa sạch sẽ trong thùng dầu trước khi thay dầu mới.
Câu hỏi 2:
Trình bày nguyên tắc điều chỉnh điện áp máy biến áp bằng bộ điều chỉnh điện áp
không tải? Vẽ sơ đồ nguyên tắc điều chỉnh điện áp MBA và giải thích sơ đồ?
Đáp:
Bộ điều chỉnh điện áp không tải NLVR có cấu tạo đơn giản, khi chuyển nấc phân
áp bộ NLVR bị hở mạch gây ra hồ quang tại điểm tiếp xúc. Muốn điều chỉnh được
điện áp thì phải có thêm cuộn dây điều chỉnh, cuộn dây điều chỉnh được nối tiếp với
cuộn dây chính và được chia thành nhiều cuộn dây nhỏ có số vòng bằng nhau tạo
thành các phân nấc, số lượng đầu phân nấc tùy thuộc vào yêu cầu điều chỉnh điện áp
của từng loại máy biến áp thường là 3, 5, 7 đầu phân nấc. Các tiếp điểm của bộ điều
chỉnh điện áp được đấu vào các phân nấc của cuộn dây điều chỉnh, thông thường số

vòng dây mỗi phân nấc bằng ± 2,5% số vòng dây cuộn dây chính. Việc xoay nấc
phân áp chỉ được thực hiện khi máy biến áp không mang điện, để đảm bảo tiếp xúc
tốt cần phải đo lại điện trở tiếp xúc bằng đồng hồ mê gôm mét và cầu đo điện trở 1
chiều.
Điện áp và số vòng dây có quan hệ tỉ lệ thuận:
kU =

U 1 W1
=
U 2 W2

Khi thay đổi nấc phân áp sẽ làm tăng hoặc giảm được số vòng cuộn dây MBA,
nếu điện áp của nguồn giảm thấp thì phải tăng nấc phân áp lên đồng nghĩa với việc
giảm số vòng cuộn dây sơ cấp. Ngược lại khi điện áp nguồn tăng lên thì phải hạ nấc
phân áp xuống đồng nghĩa với việc tăng số vòng cuộn dây sơ cấp.
Giải thích sơ đồ hình 1:
Đây là sơ đồ nguyên tắc điều chỉnh điện áp kiểu không tải có 7 đầu phân nấc.
Trên sơ đồ biểu thị:
− Ba cuộn dây có đặt bộ điều chỉnh điện áp được đấu sao có dây trung tính.
− Mỗi pha gồm có một cuộn dây chính và một cuộn dây điều chỉnh nối tiếp
nhau.
− Bộ phân nấc có 7 nấc phân áp (1 nấc cơ bản, 3 nấc tăng và 3 nấc giảm)
− Bộ chuyển nấc máy biến áp còn gọi là dao lựa chọn (DLC A, DLCB, DLCC) được
đấu vào các đầu phân nấc máy biến áp,
− Các dao lựa chọn DLC được đấu chung và đi ra sứ trung tính có tác dụng giảm
nhẹ điện áp đặt vào.

2



A

0

B

C
Cuộn dây chính

Cuộn dây điều chỉnh
DLCA

DLCB

DLCC

Hinh 1- Sơ đồ nguyên tắc điều chỉnh điện áp MBA 3 pha cuộn dây đấu sao Y
Giải thích sơ đồ hình 2:
Đây là sơ đồ nguyên tắc điều chỉnh điện áp không tải có 7 đầu phân nấc.
Trên sơ đồ biểu thị:
− Ba cuộn dây có đặt bộ điều chỉnh điện áp được đấu tam giác ∆.
− Mỗi pha gồm có một cuộn dây chính và một cuộn dây điều chỉnh nối tiếp
nhau.
− Bộ phân nấc có 7 nấc phân áp (1 nấc cơ bản, 3 nấc tăng và 3 nấc giảm)
− Bộ chuyển nấc máy biến áp còn gọi là dao lựa chọn (DLC A, DLCB, DLCC) được
đấu vào các đầu phân nấc máy biến áp,
− Các dao lựa chọn DLC được phía cuộn dây điều chỉnh
− Điểm cuối của các DLC được đấu vào đầu cuộn dây chính của pha bên (theo
sơ đồ đấu dây ∆).
A


C

B

Cuộn dây chính

Cuộn dây điều chỉnh

DLCA

DLCB

DLCC

Hinh 2- Sơ đồ nguyên tắc điều chỉnh điện áp MBA 3 pha cuộn dây đấu sao ∆

3


Câu hỏi 3:
Trình bày nguyên tắc điều chỉnh điện áp máy phát điện bằng bộ AVR, thyristo
dùng nguồn điện xoay chiều 6 pha?
Đáp:
Bộ tự động điều chỉnh điện áp điện áp “AVR” có vai trò duy trì điện áp định
mức trên đầu cực máy phát điện. Nguyên tắc điều chỉnh điện áp của máy phát là điều
chỉnh dòng điện kích thích một chiều trên cuộn dây kích thích của máy phát.
TU
AVR- HC


Hình 1
Sơ đồ nguyên lý của mạch điện
điều chỉnh điện áp bằng bộ AVR

G CKT

Trên hình 1:
− G là cuộn dây stato.
− KT là cuộn dây kích thích của rô to.
− AVR bộ tự động điều chỉnh điện áp
− TU của máy phát cung cấp nguồn tín hiệu điện áp cho bộ AVR.
− Các Thyristor được đấu theo sơ đồ Điốt chỉnh lưu 6 pha có điều khiển.
− Nguồn điện xoay chiều có công suất lớn 12 pha cung cấp cho bộ chỉnh lưu.

K: Cathode terminal (cực âm)
G: Gate terminal
(cực điều khiển)
A: Anode terminal (cực dương)

Hình 2 – Thyristor
Thyristor thực chất là Điốt công suất có điều khiển, nó cho phép dòng điện lớn đi qua
(tới 200A). Nếu trên cực điều khiển có tín điện áp kích thích thì điốt sẽ mở thông, để
cho dòng điện một chiều liên tục đi qua trong suốt thời gian làm việc. Nếu tín hiệu
4


điện áp trên cực kích thích dưới ngưỡng chỉnh định thì điốt sẽ không mở, không cho
dòng điện đi qua

Hình 3 - Sơ đồ khối của bộ AVR

Điện áp của máy phát cho phép dao động từ 80% đến 110%. Để điều chỉnh được
điện áp trên AVR được trang bị bộ chỉnh định (90R), Tín hiệu điều khiển được cài
đặt sẵn có thể tự động điều chỉnh được dòng điện kích thích qua rôto. Chỉnh lưu bằng
Thyristor được điều khiển bằng cách đóng mở các xung vào cổng từ PHC (hình
dưới).
Hình dưới mô tả mối quan hệ giữa xung điều khiển và dòng điện chạy qua
Thyristor. Tín hiệu xung được đưa vào PHC tạo ra tín hiệu điều khiển mở Thyristor,
dòng điện qua thyristo liên tục ngay cả khi không có xung tác động. Tại thời điểm
dòng điện xoay chiều đi qua điểm 0, dòng điện tắt, nhưng do điện kháng của mạch
kích từ lớn nên dòng điện xung này vẫn “trơn” để kích từ một chiều cho máy phát.

Hình 4 - Quan hệ giữa xung điều khiển và dòng điện đi chạy qua Thiristor

Câu hỏi 4:
Trình bày về hệ thống AVR kỹ thuật số?
Đáp:
Hệ thống AVR kỹ thuật số hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi trong các nhà
máy phát điện dựa trên sự phát triển của kỹ thuật vi xử lý. Chức năng cơ bản của
5


AVR không có gì thay đổi nhưng nó đã được máy tính “CPU” trợ giúp và có các
phần mềm ứng dụng, các mạch dây được thay thế bằng các bản mạch nên AVR rất
gọn nhẹ và làm việc rất hiệu quả.
Ưu điểm của AVR kỹ thuật số:
− Các tham số chỉnh định rất ổn định theo thời gian, dễ kiểm tra. Các loại AVR
khác dễ bị thay đổi do ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường (vì các bên trong bộ phận
thường có lắp tụ điện).
− Không dùng các phần có chuyển động như động cơ, biến trở…. Nên không đòi
hỏi bảo dưỡng, dùng rất ít dây đấu trên CPU.

− Bổ xung thêm các chức năng: Tự kiểm tra của CPU, tự ghi, kiểm tra tín hiệu
xung trên CPU…
Nhược điểm của AVR kỹ thuật số:
− Không sửa chữa được khi có hư hỏng.
− Chu kỳ thay đổi các thế hệ sản phẩm thường ngắn, do đó khi cần thay thể các
phần tử gặp khó khăn thường là phải thay thế bằng sản phẩm mới.
− Các phần tử trong hệ thống thường nhậy cảm với sóng điện từ, sóng hài bậc cao,
sóng rađiô do đó khi vận hành cần phải chú ý đến những ảnh hưởng này và phải tìm
cách ngăn chặn.
− Cần phải có dự phòng cho RAM để bảo đảm cho bộ nhớ có đủ không gian truy
cập.
− Hệ thống này dễ dàng chỉnh định trên máy tính do đó cần phải chú ý đến việc
bảo mật password sau khi chỉnh định.
Có 5 hệ thống AVR kỹ thuật số được sử dụng trong nhà máy phát điện. Mỗi kiểu
hệ thống là một phương thức ứng dụng.
Cụ thể là:
1. Phương thức đơn được áp dụng cho các hệ thống không đòi hỏi xử lý ngay cả
khi có hư hỏng xảy ra.
2. Phương thức song công đồng bộ là phương thức có hai hệ thống CPU cùng song
song hoạt động. Hai đầu ra được kiểm tra lẫn nhau và được gửi đến PIO. Với
chức năng tự giám sát, khi có một trong 2 CPU bị hư hỏng sẽ được phát hiện kịp
thời, CPU chủ và con được thay đổi để tạo ra tín hiệu đầu ra chính xác. Nếu vì
một lý do nào đấy sự hư hỏng không phát hiện được thì đầu ra của hệ thống sẽ
báo và kết quả tính toán sẽ được giữ lại.
3. Phương thức song công cân bằng là phương thức sử dụng hai CPU cùng hoạt
động song song, một CPU làm việc và một CPU dự phòng. Nếu một CPU gặp
sự cố thì CPU dự phòng sẽ được đưa vào thay thế. Nhưng do PIO là hệ thống
đơn nên
4. phương thức này không đòi hỏi PIO có độ tin cậy cao. Phương thức này không
thích hợp với các hệ thống có yêu cầu điều khiển nhanh.

5. Phương thức song công dự trữ cao là phương thức sử dụng hai hệ thống CPU và
PIO cùng hoạt động song song. Phương thức này ứng dụng cho hệ thống có yêu
cầu điều khiển nhanh.
6


6. Phương thức tam công với lựa chọn giá trị giữa là phương thức có khả năng
ngăn chặn được sai số, chống được ảnh hưởng của chế độ tác động sai. Khi có
hư hỏng một trong ba hệ thống CPU và PIO làm cho đầu ra không bình thường
thì tại đầu ra này logic lựa chọn giá trị giữa, không gây tác động đến máy phát.
AVR kỹ thuật số thường được chế tạo theo kiểu nhiều lớp để hạn chế khu vực hư
hỏng và cho phép tốc độ tính toán cao hơn.
Câu hỏi 5:
Vai trò của bộ ổn định hệ thống PSS dùng trong máy phát điện.
Đáp:
PSS là một thiết bị quan trọng trong bộ AVR dùng trong các máy phát điện có
công suất lớn, đường dây truyền tải điện có chiều dài lớn. PSS là một thiết bị hỗ trợ
cho bộ AVR để tạo ra khả năng kích từ phản ứng nhanh hoặc rất nhanh. Khi có hư
hỏng trong hệ thống điện thì điện áp của máy phát dao động, loại AVR phản ứng
nhanh được trang bị thêm PSS cho phép hãm lại sự dao động quá độ của hệ thống
điện.
Để làm được việc đó một cách hiệu quả cần phải trang bị một hệ thống kích từ
phản ứng nhanh và phải có vai trò của PSS và AVR.

Hình 1
Một máy phát điện nối với hệ thống thanh cái có công suất vô cùng lớn
a. Khi chưa có PSS trong bộ AVR:
Khi có sự cố trong hệ thống điện công suất và điện áp của máy phát bị dao động.
Lúc đó AVR “loại phản ứng nhanh” sẽ xảy ra tình trạng tín hiệu đầu ra ngược pha
với dao động điện áp vì AVR tác động qúa nhanh. Nhưng sức điện động cảm ứng

bên trong lại bị trễ pha 900 do thành phần điện kháng của mạch kích thích lớn. Điện
áp đầu cực giảm khi góc pha giữa sức điện động cảm ứng bên trong và tải tăng lên.
Như vậy khi AVR tác
động lại làm giảm công suất cuả máy phát mặc dù tốc độ quay của máy phát được
tăng cưỡng bức do dao động công suất.
Khi có AVR phản ứng nhanh thì véc tơ mô men tổng lớn với hệ số mô men đồng
bộ của AVR (K’1) lớn lên theo chiều dương nhưng hệ số mômen dư (dumping) của
AVR lại tăng theo chiều âm sẽ dẫn đến mô men dư (domping) tổng của AVR bị âm
làm cho hoạt động của máy phát không ổn định.

7













Hình 2
Sơ đồ khối khi không có AVR
và từ thông của mạch kích từ không đổi
∆Ts là độ biến thiên mô men đồng bộ riêng.
∆Tm là độ biến thiên mô men cơ ( trên công suất tua bin).
∆Ta là độ biến thiên của hiệu số giữa mô men vào (∆Tm) và mô men ra(∆Te).

∆ω là độ biến thiên vận tốc góc (tần số) của rô to.
D là hệ số mô men dư (dumping).
∆δ là độ biến thiên góc pha của rô to.
K1 là hệ số của mô men đồng bộ riêng thể hiện sự thay đổi góc pha của rô to khi
cắt bởi từ trường không đổi
M là hằng số quán tính.
S là hệ số trượt.
ω0 tần số máy phát.

Hình 3 - Sơ đồ đơn giản hóa khi có AVR

b.

Khi có thêm PSS trong bộ AVR:

Hình 4 Sơ đồ khối đơn giản hóa khi có thêm PSS

8


Khi chỉnh định hợp lý (bù góc pha) thì PSS có thể nâng được hệ số tổng của
mô men dư (dumping) D*. Hệ số tổng của mômen dư (dumping) tăng theo chiều
dương có tác dụng ổn định hoạt động của máy phát

Hình 5
Hình 5
Biểu diễn tác động của PSS và AVR đến sự ổn định điện áp của máy phát điện
Bộ AVR “loại phản ứng” nhanh có khả năng tăng ổn định trong quá trình quá độ
của máy phát khi xuất hiện sự cố trong hệ thống. Các PSS có vai trò tăng cường sự
ổn định tĩnh của máy phát chống lại sự dao động của hệ thống điện sau khi sự cố, bù

mô men dư (dumping) do AVR sinh ra. Sự phối hợp của AVR phản ứng nhanh và
PSS sẽ duy trì được sự ổn định điện áp trên các đầu cực của máy phát.
Câu hỏi 6:
Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ điều chỉnh điện áp dưới tải 110kV PC (cho biết bản vẽ sơ đồ nguyên lý bộ bộ điều chỉnh điện áp dưới tải 1 pha kiểu PC)
Đáp:
1. Cấu tạo:
Gồm có 2 phần:
− Bộ công tắc P còn gọi là dao lựa chọn làm nhiệm vụ chọn trước phân nấc điện
áp của máy biến áp. Bộ công tắc P nằm trong thùng dầu chính ngay bên cạnh máy
biến áp, các đầu dây của cuộn dây điều chỉnh máy biến áp được đấu vào công tắc P.
Bộ tiếp điểm lựa chọn gồm có 3 bộ: bộ lựa chọn chẵn, bộ lựa chọn lẻ và bộ dao đảo
chiều. Bộ tiếp điểm lựa chọn chẵn gồm có 5 tiếp điểm tĩnh X2, X4, X6, X8, X10 và
một tiếp điểm động. Bộ tiếp điểm lựa chọn lẻ gồm có 5 tiếp điểm tĩnh X1, X3, X5,
X7, X9 và một tiếp điểm động. Tiếp điểm tĩnh được nối với cuộn dây điều chỉnh, còn
2 bộ tiếp điểm động được nối với bộ dập lửa bằng điện trở.
9


− Bộ công tắc K còn gọi là bộ công tắc dập lửa nằm trong một thùng dầu riêng
chứa khoảng 100 lít dầu cách điện có vai trò tương tự như một máy cắt điện. Bộ công
tắc K gồm 13 cặp tiếp điểm, trong đó có 1 cặp tiếp điểm chung đi ra sứ trung tính.
Các tiếp điểm của công tắc K có cấu tạo hình khối chữ nhật, khi làm việc các tiếp
điểm tạo ra tiếp xúc mặt. Mỗi pha của bộ công tắc K có 4 cặp tiếp điểm, từng đôi cặp
tiếp điểm có lắp điện trở hạn chế chịu được dòng điện đi qua từ 200A đến 800A còn
gọi là điện trở dập lửa. Tiếp điểm đầu và cuối bộ công tắc K được đấu vào 2 trung
điểm của dao lựa chọn chẵn, lẻ sau đó đi ra đầu sứ trung tính.
2. Nguyên lý làm việc:
Bộ ĐAT 110kV có thể làm việc tự động hoặc bằng tay. Bộ ĐAT có nhiều kiểu
dáng khác nhau, các tiếp điểm thường làm việc theo nguyên lý tiếp xúc kiểu đóng
thẳng. Mỗi bộ đều có một cơ cấu truyền động riêng.

Thuyết minh (hình 1):
Khi làm việc thì dao lựa chọn P chuyển động trước để chọn đầu phân nấc điện áp
mới, sau đó bộ tắc K mới chuyển động. Đầu cực chung của dao lựa chọn hệ lẻ
(1,3,5,7,9) được đấu vào cực chính 32, đầu cực chung của dao lựa chọn hệ chẵn
(2,4,6,8,10) được đấu vào cực chính 31 (với pha A sẽ mang tên là 31A; 32A, với pha
B mang tên là 31B; 32B, với pha C có tên là 31C; 32C). Công tắc K chuyển động
theo cơ cấu kiểu cu lít “biến chuyển động quay thành chuyển động thẳng”. Bộ công
tắc K có tốc độ làm việc cực nhanh từ 45miligiây đến 50miligiây chịu được dòng
điện ngắn mạch tạm thời từ 200 đến 600A. Thời gian ngắn mạch từ 0,1 đến
6miligiây, đây là thời gian hai tiếp điểm chẵn lẻ thuộc dao lựa chọn P cùng đóng một
lúc và tiếp điểm đầu cuối của công tắc K bị nối tắt gây ra ngắn mạch các vòng dây
của hai nấc điều chỉnh phân áp, năng lượng xuất hiện trong thời gian ngắn mạch sẽ
tiêu hao qua 6 điện trở. Sáu điện trở này có trị số bằng nhau R=4Ω÷ 8 Ω. Nhiệt
lượng sinh ra tại thời điểm ngắn mạch sẽ tản nhanh ra trong dầu.
Giả sử máy biến áp đang làm việc nấc 2, như vậy tiếp điểm số 2 của pha A đang
nối vào cực 31-A, nấc số 1 đang nối vào cực 32-A. Muốn chuyển về nấc 3 thì dao
chọn bên lẻ phải chuyển từ nấc 1 về nấc 3 trước, sau đó công tắc K bật về 32-A. 6
điện trở R giống nhau dùng để hạn chế dòng điện ngắn mạch tại thời điểm nấc 3 và
nấc 2 của cuộn dây điều chỉnh bị chập tắt, lúc này các điện trở R đóng vai trò phụ tải.
Bộ công tắc P và K dùng chung một bộ truyền động. Tất cả các chuyển động của
bộ điều chỉnh điện áp dưới tải đều thực hiện bằng truyền động cơ khí theo một hành
trình đã được định sẵn. Một lò xo thế năng nằm ở phía dưới bộ công tắc K sẽ quay
rất nhanh (45÷50m giây) bộ công tắc K khi dao lựa chọn P làm việc xong.

Hình 1- Sơ đồ nguyên lý của bộ điều chỉnh điện áp dưới tải 1 pha kiểu PC

10


Hình 2- Giản đồ chụp sóng bộ công tắc K

Câu hỏi 7:
Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ điều chỉnh điện áp dưới tải 110kV
UZERN – 380/150
(cho biết bản vẽ sơ đồ nguyên lý bộ điều áp dưới tải 110kV UZERN – 380/ 150)
Đáp:
1. Cấu tạo:
Bộ điều chỉnh điện áp dưới tải UZERN – 380/150 có kiểu đấu dây hình Y chịu
được điện áp xung là 380kV có dòng điện max liên tục là 150A. Bộ này được bố trí
trong một khoang riêng bên ngoài thùng dầu chính máy biến áp. Dầu của khoang
ĐAT và khoang thùng MBA ngăn cách nhau và được nối thông với 2 khoang dãn nở
riêng trên thùng dầu phụ. Mỗi pha của bộ ĐAT gồm có bộ tiếp điểm lưạ chọn, bộ
tiếp điểm đảo. Từ bộ đảo và bộ chọn có các đầu dây nối tới sứ xuyên nằm ở vách
ngăn cách giữa khoang thùng MBA và khoang ĐAT, các sứ xuyên này nối tới các
vòng dây quấn của các cuộn dây MBA. Bộ ĐAT dùng cho các MBA 25MVA 11


110kV trở lên có điện áp điều chỉnh 115 ± 9x 1,78%, có 19 nấc điều chỉnh và 3 nấc
trung gian 9a,10a, 11a. Nấc 9a, 10a, 11a cùng điện áp, nấc 10 và 10a là nấc định
mức. Sau khi nạp dầu vào khoang ĐAT phải tạo một khoảng đệm không khí trên
đỉnh khoang ĐAT để tránh áp lực đột ngột khi bộ ĐAT chuyển nấc có tải trong vận
hành.
2. Nguyên lý làm việc:
Bộ tiếp điểm lựa chọn H (tiếp điểm động) gồm có 3 tiếp điểm (1 tiếp điểm chính và
2 tiếp điểm chuyển tiếp). Tiếp điểm chính mở trước đóng sau tiếp điểm chuyển tiếp
và hai điện trở hạn chế M1, M2. Tiếp điểm đảo gồm tiếp điểm động R và hai tiếp
điểm tĩnh 12, 14.
Tiếp điểm lựa chọn tĩnh gồm có 12 tiếp điểm tính từ 1 đến 12 trong đó có tiếp
điểm 1, 2 và 10,11 nối với nhau, kích thước của tiếp điểm 12 tương đương với 2 tiếp
điểm. Trên hình vẽ MBA đang vận hành ở nấc 10 tiếp điểm đảo đang nối
với 12 sang 13, tiếp điểm lựa chọn H đang tiếp xúc với tiếp điểm 12, mạch điện đi

như sau: từ cuộn dây chính
tiếp điểm 12
H
15
N
Như vậy ở nấc này chỉ có cuộn dây chính tham gia (đây là nấc định mức), nếu tiếp
tục tăng tới nấc 10 (cũng là nấc định mức) dòng điện đi từ cuộn dây chính
12
H
15
N, đồng thời lúc này tiếp điểm đảo chiều chuyển từ 12
13 thành 12
14 để đảo chiều từ thông của cuộn dây điều chỉnh.
Nếu tiếp tục chuyển tới nấc tiếp theo là nấc 11, lúc này tiếp điểm lựa chọn sẽ
chuyển sang tiếp xúc với tiếp điểm 1, mạch điện sẽ như sau:
từ cuộn dây chính
12
14
đi ngược chiều cuộn dây điều chỉnh
2
1
H
N. Quá trình tiếp tục chuyển như vậy đến nấc 19.
Hoạt động của bộ lựa chọn động:
Giả sử MBA đang vận hành ở nấc 1, ta muốn chuyển nấc từ nấc 1 đến nấc 2 quá
trình diễn ra theo 5 bước:
Cuộn dây chính

Cuộn dây
điều chỉnh


Bước 1: Lúc đầu tiếp điểm động H đang tiếp xúc với
tiếp điểm tĩnh 1 bằng tiếp điểm chính (toàn bộ dòng đi
qua tiếp
điểm
chính)
Hình
1. Sơ
đồ nguyên lý bộ điều áp dưới tải 110kV UZERN – 380/ 150

12


Bước 2: Tiếp điểm chuyển tiếp M2 tiếp xúc vào tiếp
điểm tĩnh 1và tiếp điểm chính tách ra, dòng điện đi qua
điện trở M2 và tiếp điểm chuyển tiếp.

Bước 3: Tiếp điểm M1 tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh 2,
lúc này dòng điện đều đi qua cả 2 tiếp điểm 1 và 2,
khi đó cuộn dây điều chỉnh bị nối tắt và điện trở M1,
M2 có tác dụng hạn chế dòng ngắn mạch.

Bước 4: Tiếp điểm M2 tách ra lúc này dòng điện đi
qua M1 (dòng tải đã chuyển hoàn toàn sang nấc 2).

Bước 5: Tiếp điểm chính tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh 2
và tiếp điểm chuyển tiếp tách ra, như vậy dòng điện đã
đi qua tiếp điểm chính. Quá trình chuyển nấc của tiếp
điểm chọn lựa đã hoàn thành.
Câu hỏi 8:

Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ điều chỉnh điện áp dưới tải UCGT
650/400
(Cho biết sơ đồ nguyên lý bộ điều áp dưới tải loại URCGT 650/400C)
Đáp:
1.Cấu tạo:
Bộ điều chinh này dùng cho MBA 125MVA -220V (điều chỉnh cuộn dây 220kV)
(R- kiểu đấu dây, T-loại 1 pha, 650-chịu điện áp xung, 400-dòng điện max liên
tục,C-kích thước bộ điều áp)
Máy biến áp có 3 bộ điều chỉnh điện áp dưới tải loại UCGRT 650/400C đặt ở 3 pha
cuộn dây và một bộ truyền động chung cho cả bộ 3 pha. Mỗi bộ ĐCĐA có một bộ
tiếp điểm chọn nấc, tiếp điểm đảo và bộ chọn nằm trong thùng dầu MBA. Từ các tiếp
điểm của bộ dập hồ quang, bộ đảo và bộ chọn có các đầu dây nối tới các nấc vòng
dây quấn của các cuộn dây MBA. Bộ ĐCĐA có 19 nấc trong đó có 3 nấc 9A, 9, 9B
là nấc định mức. Sau khi nạp dầu vào khoang ĐAT phải tạo một khoảng đệm không
khí ở bên trên của bộ ĐAT để tránh áp lực đột ngột khi ĐAT chuyển nấc có tải.
Bộ tiếp điểm động A, tiếp điểm x,v, hai điểm trung gian y và u nối với 2 điện trở
hạn chế dòng R1 và R2.
Bộ tiếp điểm đảo 5 gồm có tiếp điểm động R,20,10 và 2 tiếp điểm tĩnh 21 và 22.
13


Bộ tiếp điểm chọn chẵn gồm có 5 tiếp điểm tĩnh là 2, 4, 6, 8,10 và 1 tiếp điểm động
H. Tiếp điểm động có thể tiếp ở 1 trong 5 tiếp điểm tĩnh. Bộ tiếp điểm chọn lẻ 7 gồm
có 5 tiếp điểm tĩnh là 1,3,5,7,9 và 1 tiếp điểm động V. Tiếp điểm động có thể tiếp ở 1
trong 5 tiếp điểm tĩnh.
Tiếp điểm động của bộ dập hồ nối với cuối cuộn dây chung ở tiếp điểm Z. Tiếp
điểm u,v của bộ dập hồ với tiếp điểm động V của bộ chọn lẻ. Tiếp điểm động R của
bộ đảo nối với đầu 10 và 20 ( xem hình 2, 6). Tiếp điểm 21 và 22 của bộ đảo nối
tương ứng với đầu 9 và đầu 1 của cuộn dây điều chỉnh 2. Các tiếp điểm tĩnh
1,2,4,4,5,6,7,8,9 của hai bộ chọn nối tương ứng với các đầu 1,2,4,4,5,6,7,8,9 của

cuộn dây điều chỉnh. Các mối nối trên thực hiện bằng các dây cáp đồng bọc các điện.
2. Nguyên lý làm việc:
Trên hình vẽ ta thấy MBA đang vận hành ở nấc 9, mạch điện cuộn dây 220kV
được nối từ sứ trung tính N qua cuộn dây chung 1, qua đầu 30 đến tiếp điểm v của bộ
tiếp điểm v của bộ tiếp điểm dập hồ 4 tới bộ chọn chẵn 6 tiếp ở H và qua đầu 20 tới
cuộn dây nối tiếp 3 tới đầu ra sứ 220kV, ở nấc này cuộn dây điều chỉnh không tham
gia vào machj điện nên cuộn dây 220 ở nấc trung bình.
Khi MBA ở nấc 1, mạch điện 220kV từ sứ trung tính N qua cuộn dây chung 1 qua
đầu 30 đến tiếp điểm x của bộ tiếp điểm dập hồ 4 ( tiếp điểm động A của bộ dập hồ
đang tiếp phía x,y) tới bộ chọn lẻ 7 đang tiếp ở V-1 (lúc này bộ chọn chẵn tiếp ở V-2)
tới nấc 1 của cuộn dây điều chỉnh 2 đi xuôi hết cuộn dây điều chỉnh 2 lên đầu 9 sau
đó qua đầu 21 của bộ đảo và qua R ( bộ đảo đang tiếp ở 20-R-21), đầu 20 rồi qua
cuộn dây nối tiếp 3 tới sứ 220kV.
Ở nấc này cuộn dây điều chỉnh 2 tham gia hoàn toàn vào mạch điện, cùng cực tính
với cuộn dây chung và cuộn nối tiếp nên điện áp cuộn dây 220kV ở mức lớn nhất.
Ngược lại ở nấc 17, bộ chọn lẻ tiếp V-9 và tiếp điểm động R của bộ đảo đang tiếp ở
đầu 22 nên cuộn dây điều chỉnh cũng tham gia hoàn tòan vào mạch điện cuộn dây
220kV, nhưng ngược cực tính với cuộn dây chung và cuộn nối tiếp nên điện áp cuộn
dây 220kV ở mức thấp nhất.
Khi ta thực hiện chuyển tăng nấc từ 1 lên 2 thì trục của BTĐ quay được 1 số vòng
( 2 bộ chọn không chuyển) thì tiếp điểm động của bộ tiếp điểm dập hồ chuyển từ A-x
sang A-v nên mạch điện cuộn dây 220V sẽ từ N qua A
v
H
2 của bộ
chọn chẵn
2-9 của cuộn dây điều chỉnh
đầu 21, R của bộ đảo
đầu 20 cuộn dây nối
tiếp rồi ra đầu sứ 220kV. Ở nấc này cuộn dây điều chỉnh chỉ tham gia 7/8 vòng dây

nên cùng cực tính với cuộn dây chung và cuộn dây nối tiếp nên điện áp cuộn dây
220VkV nhở hơn ở nấc 1. Khi ta thực hiện chuyển nấc từ 2 lên 3, trục của bộ tự động
BTĐ quay được 1 số vòng thì tiếp điểm động của bộ chọn lẻ sẽ chuyển không tải từ
V-1 lên V-3, sau đó tiếp điểm động của bộ tiếp điểm dập hồ quang chuyển từ A- v
lên V – x, nên mạch điện của dây 220kV sẽ từ N qua A
x
V
3 của bộ chọn
chẵn
3-9 của cuộn dây điều chỉnh
21,
R của bộ đảo
đầu 20 của cuộn
dây nối tiếp
đầu sứ 220kv. Ở nấc 3 này cuộn dây điều chỉnh chỉ tham gia 6/8 số
vòng dây nên cùng cực tính với cuộn dây chung và cuộn dây nối tiếp nên điện áp
cuộn dây 220kV nhỏ hơn ở nấc 2.
Quá trình tăng nấc chuyển nấc cứ tiếp tục như vậy cho đến nấc 17. Từ nấc 9B đến
nấc 17, bộ đảo tiếp R sang 22 đảo chiều cuộn dây điều chỉnh ngược cực tính với cuộn
dây chung và cuộn nối tiếp.
14


Khi ta thực hiện chuyển giảm nấc từ 17 lên 1. Khi chuyển từ 17 xuông 16, các bộ
chọn chẵn, chọn lẻ không chuyển chỉ có bộ tiếp điểm dập hồ quang chuyển từ x sang
y, còn ở các nấc từ 16 về 1 cả bộ chọn và bộ tiếp điểm dập hồ đều chuyển không. Bộ
chọn chuyển không tải. Từ nấc 17 đến nấc 9, bộ đảo tiếp R và tiếp điểm 22, từ nấc
9A đến nấc 1, bộ đảo chuyển tiếp R và đầu 21.
Cơ cấu chuyển nấc và dập hồ quang của bộ tiếp điểm dập hồ quang:
Khi MBA vận hành ở nấc lẻ, tiếp điểm động A của bộ dập hồ tiếp điểm x. Khi ta

thực hiện chuyển nấc từ nấc lẻ sang nấc chẵn tiếp theo, tiếp điểm động A chuyển từ:
x, y
y
y, u
u
u
u,v. Nghĩa là ban đầu tiếp điểm động A
tách khỏi tiếp điểm x, lúc này dòng điện chỉ đi qua tiếp điểm y sau đó tiếp điểm động
A chuyển tiếp xúc với cả hai tiếp điểm y và u, lúc này dòng điện đi qua cả 2 tiếp
điểm y và u tiếp theo tiếp điểm động sẽ tách khỏi tiếp điểm y vf dòng điện chỉ chỉ đi
qua u, bước cuối cùng tiếp điểm động A sẽ chuyển sang tiếp với tiếp với tiếp điểm v,
lúc này tiếp điểm động A sẽ tiếp với cả hai tiếp điểm u,v nhưng do tiếp điểm u nối
với điện trở R nên dòng điện qua tiếp điểm v gần như bằng 0. Như vậy quá trình
chuyển nấc của bộ dập hồ luôn được liền mạch.
Khi thực hiện chuyển nấc từ chẵn sang lẻ, tiếp điểm động A chuyển theo chu trình
ngược lại từ v,u
u
u, v
y
y,x.
Các điện trở R1 và R2 làm nhiệm vụ hạn chế dòng nhưng không gây chênh lệch
điện áp lớn giữa các tiếp điểm x,y,u,v. Khi tiếp điểm động A tiếp ở cả y và u, nó nối
tắt các vòng dây giữa 2 nấc điều chỉnh liên tiếp qua 2 điện trở R 1 và R2, nhờ có R1 và
R2 mà các vòng dây giữa các nấc điều chỉnh liên tiếp này không bị ngắn mạch.
Trong thực tế khi các tiếp điểm bắt đầu tiếp xúc hoặc khi bắt đầu ngắt ra, do có sự
chênh lệch 1 chút điện áp giữa chúng nên có hồ quang nhỏ phát sinh. Nhưng vì tốc
độ chuyển đổi rất nhanh nên hồ quang này không duy trì. Vì có hồ quang nên chất
lượng dầu bị suy giảm, vì vậy nên các bộ dập hồ quang phải đặt ở một khoang riêng
với thùng máy.


15


x
y
u
v

V Các bước hoạt động bộ dập hồ
x quang của bộ ĐADT
V
2RHình
R
y
y
kiểu UCGRT650-400Cy
6 4
6 4
u
7
5
7
5
Ru
R
v
u
H
H


Bước 1

x
y

Ru

7

y

4

y

H

6
7

4
5

H

Bước 5

V

Ry


u

Ru

v

V

Ry

u

5

x

6
7

y

4
5

u

Ry

V

6

4

7
5
R
v – Tiếp u
Tiếpđiểm
điểmdập
chọn
hồ quang
H Tiếp điểm đảo Tiếp
H
Nấc
chiều
điểm dập hồ quang
y u
Bước 3
Bước 6
Tăng Giảm
Tiếp điểm chọn chẵn
v
x
1
1-V-x
zA
2
2- H-v
3

3-V-x
4-H-v
9 4
3
8 5 1
5-V-x
20
7
6 6
6-H-v
6
8
22
7-V-x
Tiếp điểm đảo
H 5
5 7 4
R
4 89
8-H-v
10
3 9A 2
21
9-V-x
2
7
10-H-x
1 9
9B
1-V-x

10
2-H-v
11
3-V-x
Tiếp điểm chọn lẻ
12
4-H-v
N
13
5-V-x
Z
14
6-H-v
15
7-V-x
16
8-H-v
17
9-V-x
R2

20 - 21

R1

20 - 22

Ru
220kV


20 -21

Cộn dây chung

6

Bước 2

x

v

x

20 - 22

Cuộn dây chính
Cuộn dây điều chỉnh

Cuộn dây chính

V

Ry

u
v

Bước 4


16


Câu hỏi 9:
Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ điều chỉnh điện áp dưới tải bộ điều
chỉnh điện áp loại MI 501-170/C-10193W
(cho biết bản vẽ sơ đồ nguyên lý bộ ĐAT - MI 501-170/C-10193W)
Đáp:
Bộ điều chỉnh điện áp loại MI 501-170/C-10193W
• M – kiểu của bộ điều áp
• I – số pha (dùng cho 1 pha)
• 501 - dòng điện làm việc liên tục cực đại
• 170 - điện áp làm việc lớn nhất (điện áp pha)
• C- Kích thước của bộ
• 10193W – sơ đồ đấu bộ điều chỉnh
1. Cấu tạo:
Máy biến áp có ba bộ điều chỉnh điện áp dưới tải loại MI 501 – 170/C-10193W
đặt ở 3 pha cuộn dây nối tiếp phía 220kV và một bộ truyền động chung cho cả ba bộ
ba pha. Mỗi bộ điều chỉnh điện áp dưới tải gồm có bộ tiếp điểm chọn nấc, tiếp điểm
đảo nằm trong thùng máy biến áp, bộ tiếp điểm dập hồ quang nằm trong khoang
ngăn cách với thùng máy biến áp. Từ các tiếp điểm của bộ dập hồ quang, bộ đảo và
bộ chọn có các đầu dây nối tới các nấc vòng dây quấn của các cuộn dây máy biến áp.
Bộ điều chỉnh điện áp dưới tải dùng cho máy biến áp 125MVA – 220kV (dùng cho
cuộn 220kV) có 19 nấc điều chỉnh, trong đó có 3 nấc 9a, 9a, 9a là nấc định mức (225
± 8 x 1,25%).
2. Nguyên lý hoạt động:
Bộ tiếp điểm dập hồ 4 gồm có tiếp điểm động A, tiếp điểm tĩnh chẵn 2, tiếp điểm
tĩnh lẻ 1 và 2 tiếp điểm trung gian 3 và 4 nối với 2 điện trở hạn
_ chế dòng R1 và R2.
Bộ tiếp điểm đảo 5 gồm có 3 tiếp điểm tĩnh K ,+, - và tiếp điểm động D có thể nối

K với + hoặc K với Bộ tiếp điểm chọn chẵn 6 gồm có 5 tiếp điểm tĩnh là 2, 4 ,6, 8 , K và 1 tiếp điểm
động II. Tiếp điểm động có thể tiếp ở 1 trong 5 tiếp điểm tĩnh.
17


Bộ tiếp điểm chọn lẻ 7 cũng gồm có 5 tiếp điểm tĩnh là 1, 3, 5, 7, 9 và 1 tiếp điểm
động 1. Tiếp điểm động có thể tiếp ở 1 trong 5 tiếp điểm tĩnh.
Tiếp điểm động của bộ dập hồ nối với cuối cuộn dây chung. Tiếp điểm chẵn của bộ
dập hồ nối với tiếp điểm động II của bộ chọn chẵn. Tiếp điểm lẻ của bộ dập hồ nối
với tiếp điểm động I của bộ chọn lẻ. Tiếp điểm K của bộ đảo nối với đầu 0 của cuộn
nối tiếp 3. Tiếp điểm + và – của bộ đảo nối tương ứng với điểm cuối 9 và điểm đầu 1
của cuộn dây điều chỉnh 2. Các tiếp điểm tĩnh 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 , 9 của hai bộ chọn
nối tương ứng với các đầu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 , 9 của cuộn dây điều chỉnh. Các mối
nối trên thực hiện bằng các dây cáp đồng bọc cách điện.
Trên hình vẽ ta thấy máy biến áp đang vận hành ở mức 9b, mạch điện cuộn 220kV
được nối từ sứ trung tính N qua cuộn dây chung 1, qua bộ tiếp điểm dập hồ 4 tiếp ở
bên chẵn 2 tới bộ chọn chẵn 6 tiếp ở II-K và qua K tới cuộn dây nối tiếp 3 tới đầu ra
sứ 220kV. Ở nấc này, cuộn dây điều chỉnh 2 không tham gia vào mạch điện nên điện
áp cuộn 220kV là nấc trung bình.
Khi MBA ở nấc 1, mạch điện 220kV từ sứ N qua cuộn dây chung 1, bộ tiếp điểm
dập hồ 4 tiếp ở bên lẻ tới bộ chọn lẻ và qua bộ chọn lẻ 7 đang tiếp ở I-1 (lúc này bộ
chọn chẵn tiếp ở II-2) tới nấc 1 của cuộn dây điều chỉnh 2. Nhờ bộ tiếp điểm đảo tiếp
ở K+ nên mạch điện qua hết cuộn dây điều chỉnh 2 ở nấc 9 tới + và K rồi ra cuộn dây
nối tiếp 3 tới sứ 220kV. Ở nấc này, cuộn dây điều chỉnh 2 tham gia hoàn toàn vào
mạch điện, cùng cực tính với cuộn dây chung và cuộn nối tiếp nên điện áp cuộn dây
220kV ở mức lớn nhất.
Ngược lại ở nấc 17, bộ chọn lẻ tiếp I-9 và bộ đảo tiếp K - nên cuộn dây điều chỉnh
cũng tham gia hoàn toàn vào mạch điện cuộn 220kV, nhưng ngược cực tính với cuộn
dây chung và cuộn nối tiếp nên điện áp cuộn dây 220kV ở mức thấp nhất.
Khi ta thực hiện chuyển tăng nấc từ 1 lên 2, trục của BTĐ quay được một số vòng

(2 bộ chọn không chuyển) thì tiếp điểm động của bộ tiếp điểm dập hồ chuyển từ A-1
sang A-2 nên mạch điện cuộn dây 220kV sẽ từ N qua A-2—II-2 của bộ chọn chẵn
-2-9 của cuộn dây điều chỉnh -- + --K của bộ đảo – cuộn nối tiếp. Ở nấc 2 này, cuộn
dây chỉ tham gia 7/8 số vòng dây nên cùng cực tính với cuộn dây chung và cuộn nối
tiếp nên điện áp cuộn dây 220kV nhỏ hơn ở nấc 1.
Khi ta thực hiện chuyển nấc từ 2 lên 3, trục của BTĐ quay được 1 số vòng thì tiếp
điểm động của bộ chọn lẻ sẽ chuyển không tải từ I-1 lên I-3, sau đó tiếp điểm động
của bộ tiếp điểm dập hồ chuyển sang từ A-2 sang A-1 nên mạch điện cuộn dây
220kV sẽ từ N qua A-1— I-3 của bộ chọn chẵn -3-9 của cuộn dây điều chỉnh --- + -K của bộ đảo – cuộn nối tiếp. Ở nấc 3 này cuộn dây điều chỉnh chỉ tham gia 6/8 số
vòng dây nên cùng cực tính với cuộn dây chung và cuộn nối tiếp nên điện áp cuộn
dây 220kV nhỏ hơn ở mức 2. Quá trình chuyển tăng nấc cứ tiếp tục tương tự như vậy
cho đến nấc 17. Từ nấc 9c đến nấc 17, bộ đảo tiếp K – đảo chiều cuộn dây điều chỉnh
ngược cực tính với cuộn dây chung và cuộn nối tiếp.
Khi ta thực hiện chuyển giảm nấc từ 17 xuống 1 quá trình diễn ra theo trình tự tương
tự như chuyển từ nấc 1 lên 17. Khi chuyển từ 17 xuống 16, các bộ chọn chẵn, lẻ
không chuyển, chỉ có bộ tiếp điểm dập hồ chuyển từ lẻ 1 sang chẵn 2. Còn các nấc từ
16 về 1 cả bộ chọn và bộ tiếp điểm dập hồ đều chuyển, bộ chọn chuyển không tải. Từ
nấc 17 đến mức 9b, bộ đảo tiếp K-, từ nấc 9a đến nấc 1, bộ đảo chuyển sang tiếp K+.
Vị trí các tiếp điểm của các bộ dập hồ, bộ chọn, bộ đảo ở các nấc từ 1-17 trong 2
quá trình tăng và giảm nấc cho trên bảng hình 1.
Cơ cấu chuyển nấc và dập hồ quang của bộ tiếp điểm dập hồ quang:
18


K

K

Khi MBA vận hành ở nấc lẻ, tiếp điểm động A của bộ dập hồ tiếp ở bên lẻ 1. Khi ta
thực hiện chuyển nấc từ một nấc lẻ sang nấc chẵn tiếp theo, tiếp điểm động A chuyển

từ 1 3
2
4 . Khi chuyển động từ 1 3 nó tiếp xúc với 3 xong mới ngắt ở 1,
sau đó tiếp xúc với 4 xong mới ngắt ở 3, cuối cùng tiếp xúc với 2 xong mới ngắt ở 4.
Nhờ vậy dòng điện qua cuộn dây 220kV luôn liền mạch không bị ngắt.
Khi thực hiện chuyển nấc từ chẵn sang lẻ, tiếp điểm động A chuyển theo trình tự
ngược lại 2
4
3 1.

19


1

Các điện trở R1 và R2 làm nhiệm vụ hạn chế dòng nhưng không gây chênh điện áp
lớn giữa các tiếp điểm 1, 2, 3, 4. Khi tiếp điểm động A tiếp ở cả 2 và 3, nó nối tắt các
vòng dây giữa 2 nấc điều chỉnh liên tiếp qua 2 điện trở R1 và R2, nhờ có R1 và R2
mà các vòng dây giữa 2 nấc điều chỉnh liên tiếp này không bị ngắn mạch.
Thực tế khi các tiếp điểm bắt đầu tiếp xúc hoặc bắt đầu ngắt ra, do có chênh lệch 1
chút điện áp giữa chúng nên có hồ quang nhỏ phát sinh. Nhưng do tốc độ chuyển 1
chu trình của bộ dập hồ rất nhanh nên hồ quang nhỏ không duy trì lâu. Do có hồ
quang nên chất lượng dầu trong khoang dập hồ nhanh giảm, vì vậy các bộ dập hồ
quang phải được đặt ở trong khoang một riêng, không chung với khoang máy.

N

Hình 2
Cơ cấu chuyển nấc và dập hồ quang
của bộ tiếp điểm dập hồ quang


Câu hỏi 10:
20


Trình bày về relay dòng dầu (relay Oil flow) bảo vệ bộ điều chỉnh điện áp dưới tải?
Đáp:
Trong quá trình chuyển nấc bộ ĐAT có thể xảy ra sự cố phóng điện bên trong
bộ tiếp điểm dập hồ quang nếu điểm tiếp xúc xấu, chính vì vậy tất cả bộ điều chỉnh
điện áp dưới tải đều được bảo vệ bằng relay dòng dầu. Relay dòng dầu được lắp
trên đường ống dẫn dầu từ bình dầu phụ xuống các ngăn chứa bộ tiếp điểm dập hồ
quang của bộ ĐAT, nó tác động ngay khi có hư hỏng bên trong các khoang chứa
tiếp điểm bộ dập hồ quang.
Thùng dầu phụ chia thành hai khoang, một khoang liên hệ với ngăn chứa bộ tiếp
điểm dập hồ quang, một khoang liên hệ với thùng dầu chính. Việc ngăn thùng dầu
phụ thành 2 khoang để dầu bẩn bên trong thùng dầu chứa tiếp điểm bộ dập hồ
quang không tràn sang làm hỏng dầu của máy biến áp. Khi có phóng điện bên trong
bộ dập hố quang, áp lực hình thành và đẩy lên trên bình chứa dầu phụ qua đường
ống dẫn dầu, dòng dầu phụt từ dưới khoang dập hồ quang lên trên làm relay dòng
dầu tác động đóng tiếp điểm gửi tín hiệu đi cắt máy cắt các phía máy biến áp.
Bên thành relay dòng dầu có lắp ô kính để có thể quan sát vị trí làm việc của
relay và mức dầu trong relay. Khi relay dòng dầu tác động, con bài mầu đỏ sẽ hiện
lên trên ô cửa kính của relay.
Trên nắp relay dòng dầu có 2 nút: một nút để thử tác động và một nút giải trừ tác
động của relay, sau khi relay tác động hoặc sau khi thử nó sẽ tự giữ (do có một cơ
cấu hút bằng nam châm vĩnh cửu) ở vị trí đã tác động, vì vậy trước khi đưa máy trở
lại làm việc cần phải nhấn vào nút giải trừ.
Nút giải trừ

Nút thử tác động

Hướng lên thùng dầu phụ

Hình 1: Relay dòng dầu
Câu hỏi 11:
Trình bày về rơ le ga (relay Gas) bảo vệ máy biến áp chính?
Trong quá trình vận hành nếu xảy ra sự cố phóng điện bên trong máy biến áp
chính do chạm chập phóng điện trong nội bộ các cuộn dây, chính vì vậy các máy
biến áp chính thường được bảo vệ bằng relay gas. Relay gas lắp trên đường ống
dẫn dầu từ bình dầu phụ xuống thùng dầu chính của MBA, nó tác động ngay khi có
hư hỏng bên trong MBA.
Thùng dầu phụ chia thành hai khoang, một khoang liên hệ với ngăn chứa bộ tiếp
điểm dập hồ quang, một khoang liên hệ với thùng dầu chính. Việc ngăn thùng dầu
phụ thành 2 khoang để dầu bẩn bên trong thùng dầu chứa tiếp điểm bộ dập hồ
quang không tràn sang làm hỏng dầu của máy biến áp. Khi có phóng điện bên trong
MBA áp lực dầu hình thành, dòng dầu phụt thẳng lên trên bình chứa dầu phụ qua
đường ống dẫn dầu, relay gas tác động đóng tiếp điểm gửi tín hiệu đi cắt máy cắt
các phía máy biến áp.
21


Bên thành relay gas có lắp ô kính để có thể quan sát vị trí làm việc của relay. Khi
relay gas tác động, tín hiệu sẽ hiện lên trên ô cửa kính của relay.
Trên nắp relay gas có 2 nút: một nút để thử tác động và một nút giải trừ tác động
của relay, sau khi relay tác động hoặc sau khi thử nó sẽ tự giữ (do có một cơ cấu
hút bằng nam châm vĩnh cửu) ở vị trí đã tác động, vì vậy trước khi đưa máy trở lại
làm việc cần phải nhấn vào nút giải trừ.
Relay gas còn có thêm một quả phao
nhỏ được gắn kèm 1 một tiếp điểm thủy
ngân. Khi trong thùng dầu chính xuất
hiện bọt khí, bọt khí theo đường ống nổi

1
lên ngân và bám vào thành trên cùng
của relay gas, nếu lượng bọt khí nhiều
4
sẽ ép xuống quả phao nhỏ để đóng” tiếp
điểm gas nhẹ” đi báo tín hiệu chuông
còi. Ngay lập tức nhân viên vận hành
phải vặn nút xả khí (nhiều lần tại nắp
2
3
trên relay) cho đến khi tín hiệu gas nhẹ
không tác động nữa. Nếu không xả kịp
thời sẽ gây ra sự cố trong máy biến áp.
1- Chuông cảnh báo có khí trong dầu.
4
2- Hai quả phao hình tròn
3- Tiếp điểm thủy ngân
4- Nguồn điện 1 chiều
5- Chiều đi của dòng dầu

22


Mục Lục
Mục Lục...................................................................................................................... 23

23




×