động". Ngoài ra việc giải đáp những vướng mắc của người lao động trong quá
trình thực hiện các chế độ BHXH, việc phản ánh tâm tư, nguyện vọng, các kiến
nghị bổ sung sửa đổi những bất hợp lý về chế độ BHXH cũng hết sức cần thiết và
bổ ích.
Những nội dung nói trên cần phải được thể hiện bằng nhiều hình thức, phương
pháp phù hợp thì mới đạt được hiệu quả cao. Như chúng ta biết, đối tượng tuyên
truyền về BHXH là người lao động và chủ sử dụng lao động nên phải sử dụng
nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau mới có thể phù hợp với nhận thức tâm lý
và trình độ của họ. Đối với người lao động nên sử dụng nhiều hình thức trực quan
sinh động như truyền hình, tạp chí BHXH, sách hỏi đáp về BHXH, tờ gấp giới
thiệu về BHXH, các loại ấn phẩm tuyên truyền Đặc biệt, các nội dung tuyên
truyền cần được biên tập cô đọng, dễ hiểu, hấp dẫn. Các ấn phẩm tuyên truyền cần
được phổ cập một cách rộng r•i đến tận người lao động và đơn vị sử dụng lao động
dưới dạng tặng phẩm tuyên truyền, cần có các biện pháp tăng cường phát hành tạp
chí BHXH đến tận cơ sở nhằm góp phần nâng cao nhận thức của người lao động
và chủ sử dụng lao động về BHXH.
Nhìn chung, việc nhận thức đúng đắn của người lao động và chủ sử dụng lao
động về ý nghĩa, tầm quan trọng của BHXH đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công
tác thông tin tuyên truyền về BHXH cả về bề rộng lẫn chiều sâu của hoạt động
này. Nó đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ có hiệu quả trong công tác tuyên truyền về
BHXH giữa BHXH Việt Nam với các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống tổ
chức công đoàn và các cơ quan có liên quan trong x• hội. Chỉ có như vậy chúng ta
mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
3.4. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hiện đại hoá hoạt động ngành BHXH.
Việt Nam trên bước đường thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước
cần nhanh chóng tích cực đổi mới hiện đại hoá mọi mặt công tác trong đó đặc biệt
đáng quan tâm là công tác đào tạo nguồn nhân lực. Đối với ngành BHXH, trong
thời gian tới cần cải tiến và đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực theo các
hướng sau:
- Phương châm trong công tác cán bộ là giảm nhẹ về số lượng nhưng nâng cao
về chiến lược để làm việc có hiệu quả hơn đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ khi số
lượng đối tượng BHXH tăng lên nhiều. Và để theo kịp được sự phát triển chung
của toàn x• hội, ngoài các phương tiện hiện đại, các phương pháp quản lý tiên tiến
cần được áp dụng đồng bộ thì ngoại ngữ, tin học cũng là việc cần thiết cho mỗi
cán bộ công chức nhằm làm chủ các phương tiện và mở cửa "kho tàng tri thức"
của nhân loại nói chung, về BHXH nói riêng. Do đó trên bước đường hiện đại hoá,
công tác đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao chắc chắn sẽ có vai trò ngày càng cần
thiết. Đặc biệt là đào tạo các chuyên gia giỏi về tin học, nhất là về phần mềm; các
chuyên gia về chính sách BHXH; các chuyên gia về pháp lý; các chuyên gia về
tính toán BHXH; các cán bộ kiểm tra. Từ đó nhằm nâng cao trình độ cả về chuyên
môn và chính trị cho cán bộ đảng viên; rèn luyện phẩm chất đạo đức người công
chức để mỗi cán bộ, đảng viên thực sự yêu ngành, yêu nghề, có trách nhiệm với
công việc được giao và vì sự nghiệp chung của BHXH.
- Công tác tuyển dụng cán bộ cần xem xét đến trình độ, học vấn và đặc biệt là
những kiến thức đó phải phù hợp với công tác được giao. Ngoài ra, để có thể thu
hút những người có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn giỏi giúp họ
yên tâm công tác thì BHXH cũng nên kiến nghị với Nhà nước có những chế độ đ•i
ngộ và sự hỗ trợ giáo dục đào tạo thoả đáng hơn.
3.5. Mở rộng đối tượng tham gia và phạm vi BHXH.
Bảo hiểm x• hội là một hoạt động sự nghiệp, không mang tính kinh doanh như
các loại hình bảo hiểm khác. Vì vậy, việc mở rộng đối tượng tham gia và phạm vi
BHXH là một chủ trương mang tính x• hội cao và nhân đạo sâu sắc của Nhà nước
ta. Nó bao gồm những vấn đề sau:
- Mục tiêu lâu dài của BHXH là mọi người đều được tham gia BHXH nhằm
thực hiện bình đẳng x• hội giữa các thành phần kinh tế. Trước mắt, có thể thực
hiện BHXH cho lao động trong các doanh nghiệp có dưới 10 lao động, bỏ quy
định doanh nghiệp từ 10 lao động trở lên và hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên
mới tham gia BHXH bắt buộc, mà quy định doanh nghiệp có thuê mướn lao động
và người lao động được trả lương ổn định thì phải tham gia BHXH, từng bước mở
rộng diện áp dụng cho lao động tiểu, thủ công nghiệp, lao động trong nông nghiệp
và nông thôn, lao động phi kết cấu theo các loại hình bảo hiểm x• hội bắt buộc
và tự nguyện.
- Để cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân thực hiện có hiệu quả chính sách
BHXH, thiết nghĩ ngành BHXH cần sớm ban hành luật BHXH Việt Nam với
những điều khoản áp dụng chung cho tất cả các đối tượng lao động, nhanh chóng
xây dựng một cơ chế gọn nhẹ thông thoáng, thuận tiện để người lao động làm việc
ở mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, mọi tổ chức đều được tham gia BHXH. Đồng
thời từng bước hoàn thiện và bổ sung các chế độ BHXH, đa dạng hóa các hình
thức và loại hình tham gia bảo hiểm x• hội. Đặc biệt là việc xác định tuổi nghỉ hưu
giữa nam và nữ, tuổi nghỉ hưu giữa các loại lao động có ngành nghề khác nhau,
trong đó cần nghiên cứu tuổi nghỉ hưu của lao động "chất xám" của các nhà quản
lý và việc nghiên cứu triển khai 2 chế độ BHXH hưu trí, tử tuất cho người lao
động ở khu vực nông thôn, chế độ BHXH thất nghiệp cho người lao động trong
thời gian tạm thời mất việc nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho họ.
3.6. Nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn quỹ nhàn rỗi.
Quỹ BHXH hoạt động theo nguyên tắc thu trước - chi sau, nên phải có trách
nhiệm bảo đảm an toàn và phát triển quỹ trong một cơ chế luật pháp ít rủi ro nhất.
Với tư cách là quỹ của người lao động, quỹ tài chính tập trung, một tổ chức tài
chính vô vị lợi, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nguồn vốn của quỹ cần
được hoà vào dòng chảy của ngân sách Quốc gia, tham gia tích cực có chọn lọc
vào thị trường tài chính:
- Trước hết, cần tạo lập những quy định mang tính pháp lý và cơ chế tài chính
để ngân quỹ của BHXH có thể tham gia đầu tư tài chính theo phương thức an toàn,
ít rủi ro nhất và trong thị trường có sự bảo đảm, đặc biệt là việc duy trì và kiềm
chế lạm phát ở mức thấp nhằm tránh hiện tượng số tiền đầu tư từ ngân quỹ nhàn
rỗi lại nhận được mức l•i suất thấp hơn mức lạm phát hàng năm. Cần phân biệt
đầu tư tài chính của BHXH với đầu tư tài chính của BHTM, lợi nhuận thu được từ
đầu tư ngân quỹ BHXH hoàn toàn không mang tính lợi nhuận thương mại và được
dùng để bảo tồn, phát triển quỹ, không phải là đối tượng chịu thuế. BHXH có thể
mua bảo hiểm để bảo hiểm, bù đắp và chia sẽ rủi ro trong đầu tư tài chính.
- Thứ hai, cần tính toán một cách có căn cứ khoa học số ngân quỹ tối đa có thể
dùng để đầu tư tài chính, thời hạn cần thiết và an toàn cho đầu tư. Cơ quan BHXH
nên có những kiến nghị với chính phủ trong việc mở rộng các lĩnh vực đầu tư
nhằm nâng cao hiệu quả. Có thể xem xét tới việc cho một số Bộ, ngành, hoặc tổng
công ty lớn trực tiếp vay vốn để thực hiện vào các dự án, phát triển cơ sở hạ tầng
xây dựng bởi các nhu cầu này sẽ không ngừng tăng lên trong những năm tới và
khả năng thu hồi vốn, có l•i là tương đối cao. Tuy vậy, đối với mỗi dự án luôn cần
có sự thẩm định kỹ lưỡng về đơn vị được vay vốn và khả năng thu hồi vốn của dự
án. Đối với mỗi quyết định cho vay như vậy sẽ được trình Chính phủ trước khi
thực hiện. Còn phần dư của ngân quỹ cần đảm bảo khả năng chi trả cho toàn hệ
thống trong mọi thời điểm với mức độ cao nhất. Đây là việc làm khó, nhưng hoàn
toàn có thể làm được và phải tính toán thận trọng bằng phương pháp nghiệp vụ và
thống kê kinh nghiệm
3.7. ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý.
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động là một trong những
mục tiêu hàng đầu, và đa dạng được các nhà quản lý quan tâm. Việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác quản lý nghiệp vụ BHXH không chỉ có lợi ích
giảm chi phí, mà còn giúp thống nhất cách nhìn của nhiều người, nhiều đơn vị,
dưới cùng một tiêu chuẩn thống nhất. Tạo ra phong cách làm việc khoa học và
hiệu quả, xây dựng các nguyên tắc bảo mật an toàn, có sự kiểm tra và tính toán
khoa học khi lưu trữ, xây dựng được sự tin cậy đối với các đối tượng tham gia
quan hệ BHXH từ đó nâng cao chiến lược phục vụ. Để ngày càng ứng dụng rộng
r•i công nghệ thông tin vào nghiệp vụ quản lý BHXH, cần quan tâm đến một số
vấn đề sau:
- Coi trọng hơn nữa quan hệ giữa các yếu tố cần thống nhất trong nghiệp vụ
thu - chi, kế toán, chế độ chính sách. Từ đó cùng với những đổi mới về kỹ thuật,
công nghệ, xây dựng được hệ thống xử lý số liệu BHXH có chiến lược, hiệu quả.
Muốn vậy, phải có sự phối hợp đồng bộ từ trung ương đến địa phương, giữa các
cơ quan BHXH tỉnh, thành phố với nhau.
- Để có một mạng máy tính mạnh cho hệ thống BHXH, chúng ta phải mạnh
dạn ứng dụng kỹ thuật hiện đại bằng việc quan tâm đầu tư trang bị máy móc, thiết
bị hiện đại cho toàn hệ thống, đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu. Điều quan
trọng và cần làm trước hết là xây dựng cho được hệ thống các tiêu chuẩn trong các
nghiệp vụ BHXH. Chẳng hạn: chuẩn hoá các m• quản lý, danh mục các báo biểu,
các chỉ tiêu thống kê và phương pháp tính.
- Ngoài ra, còn phải đầu tư cho các phần mềm đáp ứng nhu cầu tự động hoá có
khả năng thích ứng với sự thay đổi về chế độ chính sách. Trong tương lai gần, hệ
thống thông tin BHXH Việt Nam cần được nối mạng toàn ngành, rút ngắn khoảng
cách về trình độ phát triển với các ngành nghề khác. Đồng thời thúc đẩy tiến trình
cải cách hành chính, nâng cao chiến lược hoạt động BHXH, góp phần đưa ngành
BHXH Việt Nam lên một tầm cao mới
3.8. Hợp tác trong nước và quốc tế về BHXH
Với đặc thù là hoạt động mang tính x• hội và nhân đạo nên việc hợp tác với
các tổ chức trong nước và quốc tế là hoạt động hết sức cần thiết đối với cơ quan
bảo hiểm x• hội. Trong điều kiện mới được thành lập của BHXH Việt Nam, cộng
với sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước còn lớn cho quỹ BHXH, chính vì vậy cần
tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế và đẩy mạnh hơn nữa hợp tác với các
cơ quan, đoàn thể trong nước tạo điều kiện cho thực hiện các hoạt động BHXH tốt
hơn. Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ với các tổ chức BHXH, lao động quốc tế với mục
đích trao đổi, đào tạo cán bộ, chuyên gia để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ
làm về công tác BHXH.
Kết luận
Trong bối cảnh đất nước đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại
hoá như hiện nay thì vấn đề người lao động và các chế độ chính sách đối với
người lao động ngày càng trở lên quan trọng bởi nó không chỉ có ý nghía về mặt
kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị - x• hội sâu sắc. Hơn thế nữa, sự mở ra
của nhiều thành phần kinh tế đ• và đang gây không ít khó khăn cho các nhà quản
lý vĩ mô trong việc chăm lo cuộc sống và điều kiện làm việc của người lao động.
Để có thể giải quyết tốt vấn đề này, trong những năm vừa quan Đảng và Nhà nước
ta đ• có nhiều quan tâm cho công tác BHXH. Từ đó giúp người lao động yên tâm
hơn trong công tác.
Qua 5 năm từ khi chính thức đi vào hoạt động, những kết quả ban đầu mà
BHXH Việt Nam đ• làm được là rất đáng trân trọng, góp phần giúp chính phủ giải
quyết tốt các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác BHXH cho
người lao động. Trong thời gian hoạt động vừa qua, BHXH Việt Nam đ• chứng tỏ
vai trò quan trọng trong việc góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà
nước, tạo nguồn vốn khá lớn để đầu tư tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ngoài ra,
từ khi thực hiện cơ chế mới trong thu chi BHXH cũng đ• tạo ra một thói quen và
nhận thức mới tốt hơn, toàn diện hơn cho người lao động và người sử dụng lao
động về BHXH.
BHXH Việt Nam luôn được sự quan tâm chỉ đạo của chính phủ và các cơ
quan Nhà nước có liên quan nhưng vẫn không tránh khỏi những khó khăn và hạn
chế. Những khó khăn trong công tác BHXH có nguyên nhân từ phía người lao
động, người sử dụng lao động và cả nguyên nhân chủ quan từ phía BHXH Việt
Nam. Đó là sự thiết hụt trong nhận thức của khá nhiều người lao động đặc biệt là
trong các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, điều này dẫn
đến nhiều thiếu hụt cho người lao động khi có rủi ro xảy ra. Bên cạnh đó, nhiều
chủ doanh nghiệp không thực sự tuân thủ các quy định trong thực hiện nghĩa vụ về
BHXH cho người lao động mà họ sử dụng vì vậy càng làm tăng khó khăn cho quỹ
BHXH. Ngoài ra, các cơ chế và quy định cho đầu tư quỹ BHXH chưa thực sự
thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho BHXH có thể thực hiện tốt nhiệm vụ bảo
toàn và phát triển nguồn quỹ.
Tuy có những khó khăn và hạn chế như vậy trong công tác BHXH nhưng có
thể khẳng định thuận lợi là cơ bản và nếu có sự hỗ trợ hơn nữa của Chính phủ, các
bộ ngành và đặc biệt là sự nỗ lực của bản thân BHXH Việt Nam thì trong thời gian
tới chúng ta tin tưởng các chính sách chế độ về BHXH cho người lao động sẽ
được thực hiện tốt hơn đáp ứng lòng mong mỏi và trông đợi của hàng triệu người
lao động Việt Nam sống trên mọi miền đất nước. Từ đó góp phần tích cực, tạo
điều kiện tăng thu cho quỹ BHXH Việt Nam. Hơn thế nữa, việc làm tốt công tác
BHXH cũng là sự khẳng định trong tương lai không xa chúng ta có thể bắt kịp các
quốc gia khác trên thế giới không chỉ bằng thành tự kinh tế mà còn bằng những
giá trị đạo đức trong bảo vệ và tôn trọng quyền lơị của người lao động, một trong
những ưu việt của chế độ XHCN mà chúng ta đang quyết tâm xây dựng.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế
bảo hiểm - trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Định
- Tiến sĩ, chủ nhiệm Bộ môn Kinh tế bảo hiểm - trường Đại học Kinh tế Quốc dân
và các cán bộ nhân viên Trung tâm thư viện - trường Đại học Kinh tế Quốc dân đ•
tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Bảo hiểm - trường Đại học Kinh tế Quốc dân
; NXB Thống kê - Hà Nội - 2000 -
2. Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm - trường Đại học Kinh tế Quốc dân;
NXB Giáo dục - 1998
3. Giáo trình Thống kê bảo hiểm trường Đại học Kinh tế Quốc dân; NXB Thống
kê - Hà Nội 1996 -
4. Sách Hỏi - Đáp về BHXH; NXB Lao động - x• hội - 1999
5. Hệ thống các văn bản pháp quy về BHXH - BHXH Việt Nam.
6. Tạp chí BHXH - số 1, 4 năm 1999 và các số năm 2000