Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập Logic học hlu. khái niệm và các sơ đồ biểu diễn quan hệ giữa các khái niệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.7 KB, 12 trang )

Phần I
Câu 2: Hãy làm rõ mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ, cho ví dụ minh họa.
Trả lời: Quá trình nhận thức gồm hai giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận
thức lí tính. Tư duy chính là giai đoạn nhận thức lí tính,dựa vào những tài
liệu thu nhận được ở giai đoạn nhận thức cảm tính ,trong đầu óc con người
nảy sinh các hoạt động:phân tích ,so sánh,tổng hợp,trừu tượng hóa,khái quát
hóa,rút ra những thuộc tính chung,bản chất của đối tượng phản ánh hình
thành nên khái niệm. Sự liên kết giữa các khái niệm để khẳng định hoặc phủ
định vấn đề nào đó của đối tượng nhận thức là phán đoán. Từ những phán
đoán đã có rút ra phán đoán mới là suy luận. Khái niệm,phán đoán,suy luận
là các hình thức của tư duy.Như vậy,tư duy là trình độ cao của quá trình
nhận thức,là sự phản ánh khái quát ,gián tiếp ,tích cực và sáng tạo về thế giới
khách quan.
Tư duy là phi vật chất nhưng nó phụ thuộc vào bộ não,cái vật chất chứa đựng
nó. Yếu tố sinh học-quá trình sinh lí của bộ não người là yếu tố cơ bản của tư
duy nhưng yếu tố xã hội lại la yếu tố có tính chất quyết định. Như vậy, tư duy
là sản phẩm của xã hội xét cả về nguồn gốc lẫn phương thức hoạt động và kết
quả của nó bởi lé nó chỉ tồn tại trong mối liên hệ không thể tách rời khỏi hoạt
động lao động và ngôn ngữ là hoạt động mang tính đặc trưng của. con người
Tư duy phản ánh khái quát hiện thực khách quan là khả năng con người xây
dựng được các khái niệm và liên kết các khái niệm,phát hiện ra các quy luật
tương ứng của hiện thực. Khi xây dựng khái niệm,liên kết các khái niệm,
khám phá phát hiện quy luật,tư duy đã trừu tượng đi những dấu hiệu ngẫu
nhiên, không bản chất phản ánh những dấu hiệu chung và bản chất của sự
vật,hiện tượng của hiện thực. Tư duy phản ánh hiện thực khách quan một
cách gián tiếp là sự phản ánh thông qua giai đoạn nhận thức cảm tính. Thêm
vào đó là khả năng duy lí, từ những tri thức đã có ta rút ra những tri thức
mới. Đồng thời tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện thông qua hình
thức tồn tại và hiện thực trực tiếp của nó là hệ thống ngôn ngữ mang tính vật
chất. Tính tích cực của tư duy trong quá trình phản ánh hiện thực khách
quan còn ở chỗ tư duy vượt lên nhận thức cảm tính, tự nó xây dựng lên hệ


thống các tri thức về hiện thực khách quan trong tính toàn vẹn đầy đủ,tiến
tới phản ánh bản chất của sự vật.quá trình tư duy chỉ diễn ra khi xuất hiện


vấn đề và vấn đề trở thành tình huống có vấn đề của tư duy,đòi hỏi chủ thể
phải có nhu cầu,mong muốn giải quyết vấn đề đó. Mặt khác,chủ thể cũng phải
có tri thức cần thiết có liên quan thì việc giải quyết vấn đề mới có thể diễn ra
và quá trình tư duy mới diễn ra được. Như vậy, nhu cầu và lợi ích là động lực
thúc đẩy tính tích cực của tư duy,thúc đẩy con người nhận thức và cải tạo
hiện thực khách quan.
Tư duy là quá trình sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần. Các sự
vật,hiện tượng của thế giới khách quan được phản ánh vào trong đầu óc con
người nhưng đã được cải biến ,tức là đã có sự trừu tượng hóa,khái quát hóa
hướng vào nhận thức bản chất của đối tượng. Như vậy,tính sáng tạo của tư
duy thể hiện ở chỗ trong quá trình phản ánh hiện thực, tư duy đã phân tích,
tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa,hệ thống hóa những dấu hiệu của
đối tượng , xây dựng lên các khái niệm ; kết hợp các khái niệm thành phán
đoán và từ những tri thức đã có sáng tạo ra tri thức mới; là khả năng phản
ánh vượt trước, dự báo tương lai; là quá trình mô hình hóa khái niệm và hiện
thực hóa tư tưởng v.v.. khi nói đến tính sáng tạo của tư duy cũng phả thừa
nhận,năng lực sáng tạo của tư duy ở mỗi người là không giống nhau, nó bị
chi phối bởi nhiều yếu tố như điều kiện lịch sử- xã hội,thể chất, hoàn cảnh
giáo dục của mỗi cá nhân, môi trường chính trị...
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu âm thanh,chữ viết hoặc cử chỉ hành động chứa
đựng thông tin về đối tượng phản ánh để làm phương tiện giao tiếp giữa con
người với con người
Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ: Tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn
ngữ.Tư duy được vật chất hóa dưới dạng ngôn ngữ. Tư duy không thể tồn
tại ,tạo lập hay phát triển bên ngoài ngôn ngữ, sự xuất hiện của tư duy đồng
thời với sự xuất hiện của ngôn ngữ và ngược lại. Vì vậy V.I.Lênin nói “lịch sử

của tư duy bằng lịch sử của ngôn ngữ”
Tư duy mang tính có vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng và khái quát là do
nó gắn chặt với ngôn ngữ. Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người không thể
diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy (khái niệm, phán
đoán…)cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận.
Ví dụ: Nếu không có ngôn ngữ thì những sự kiện lịch sử sẽ không được ghi
chép truyền lại cho đời sau và đời sau không thể hiểu biết về những sựu kiện


trong quá khứ cũng như tiến trình phát triển của xã hội loài người.
Ngôn ngữ cố định lại kết quả của tư duy, là phương tiện biểu đạt kết quả tư
duy, do đó có thể khách quan hóa kết quả tư duy cho người khác và cho bản
thân chủ thể tư duy. Ngược lại, nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là
những chuỗi âm thanh vô nghĩa. Tuy nhiên, ngôn ngữ không phải là tư duy
mà chỉ là phương tiện của tư duy.
Ngôn ngữ của chúng ta ngày nay là kết quả của quá trình phát triển tư duy
lâu dài trong lịch sử phát triển của nhân loại, do đó ngôn ngữ luôn thể hiện
kết quả tư duy của con người.
Ví dụ: Công thức tính chu vi của tam giác là
, trong đó , và
là các cạnh của tam giác, sở dĩ có công thức này là do kết quả của quá trình
con người tìm hiểu tính toán. Nếu không có tư duy thì rõ ràng công thức này
vô nghĩa.
Câu 5:Phân tích ý nghĩa của việc học tập,nghiên cứu logic học và liên hệ với
chuyên nghành được đào tạo.
Nói đến ngành luật thì đầu tiên mà mỗi chúng nghĩ đến có lẽ là hình ảnh
người luật sư đứng biện hộ trước tòa. Trên thực tế sinh viên ngành luật ra
trường có thể công tác trong tòa án hoặc công tác trong các cơ quan như:
Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, phòng công chứng nhà nước, bộ tư pháp.

Logic là một bộ môn rất quan trọng đối với sinh viên các trường luật. Việc
học tập môn logic mang lại nhiều ý nghĩa to lớn cho con đường sự nghiệp sau
này của sinh viên.
Đầu tiên, học tập và nghiên cứu logic học góp phần nâng cao năng lực tư duy
của mỗi người, học tập,nghiên cứu logic học cung cấp cho người học những
kiến thức cơ bản để hiểu biết về tư duy một cách hệ thống sâu sắc và toàn
diện để từ đó vận dụng một cách tự giác sự hiểu biết đó vào lĩnh vực tư
duy,mặt khác còn thông qua quá trình học tập,nghiên cứu thực hiệc các thao
tác logic là điều kiện để rèn luyện các kĩ năng tư duy.Người học luật cần phải
biết tư duy theo đúng những quy tắc, quy luật để đạt tới chân lí trong quá
trình nhận thức thế giới,có cách tiếp cận vấn đề theo đa phương diện và việc
nghiên cứu học tập logic sẽ tăng thêm tính hệ thống, nhất quán,không mâu
thuẫn, rõ ràng và mạch lạc cho tư duy của họ.


Thứ hai, học tập logic học góp phần cho người học thuận lợi hơn trong việc
học tập các môn khoa học khác vì logic học góp phần hỗ trợ cho việc học
tập,nghiên cứu các môn khoa học này. Mỗi môn khoa học đều có kết cấu logic
riêng và thể hiện rõ tính đặc thù trong hệ thống các môn khoa học. Nắm vững
kiến thức logic học giúp cho chúng ta nhanh chóng tiếp cận được phương
pháp được trình bày và kết cấu nội dung của vấn đề. Nói cách khác nó cho
chúng ta biết phân tích và nhanh chóng tiếp cận được tư tưởng của người
khác. Đồng thời giúp chúng ta kiểm tra lại tính chính xác của các định
nghĩa,các khái niệm...xem xét lại tính hợp lí của kết cấu giáo trình,bài giảng,
biết hệ thống lại kiến thức theo quan điểm riêng,dễ nhớ,dễ thuộc. Từ những
tri thức đã tiếp thu được dựa theo các quy tắc suy luận biết rút ra những hệ
quả của nó một cách tất yếu.
Thứ ba, học tập,nghiên cứu logic học cũng chính là học tập phương pháp và
rèn luyện tư duy để nhận biết lỗi và tránh những lỗi logic đồng thời đấu
tranh với những tư tưởng ngụy biện vì nó cung cấp cơ sở lí luận choviệc rèn

luyện kĩ năng tư duy, biết cách bảo vệ những tư tưởng đúng; biết phát hiện
lỗi logic của người khác qua nói chuyện,tranh luận và qua các bài viết, kiểm
tra lỗi logic trong lời nói và bài viết của chính mình, bác bỏ lối tư tưởng sai
hoặc lối tư duy ngụy biện.
Thứ tư, tư duy logic cần thiết cho hoạt động tư duy trong mọi lĩnh vực của xã
hội; đặc biệt, với lĩnh vực hoạt động pháp luật, tư duy logic có vai trò rất
quan trọng trong xây dựng pháp luật, thực hiện và áp dụng pháp luật.
Phần II
Câu 1: phân tích bản chất của khái niệm
Thông qua hoạt động thực tiễn,các sự vật,hiện tượng của thế giới khách
quan tác động vào các giác quan của con người tạo cảm giác,tri giác, biểu
tượng,đó là cơ sở ban đầu của tư duy, những tri thức do giai đoạn nhận thức
cảm tính mang lại chưa có thể phân biệt được cái bản chất và không bản
chất,cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên mà mục đích của nhận thức là phải nắm
bắt bản chất của đối tượng và tính quy luật chi phối sự vận động và phát
triển của nó. Vì thế, tiếp tục giai đoạn nhận thức cảm tính là nhận thức lí
tính-giai đoạn cải biến những tri thức cảm tính, trừu tượng hóa,hệ thống
hóa,khái quát hóa, nắm bắt những dấu hiệu của bản chất đặc trưng của đối
tượng và kết quả sáng tạo nên khái niệm.


Khái niệm là hình thức tư duy phản ánh những dấu hiệu bản chát đặc trưng
của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Khái niệm là hình thức
tư duy,bởi vì khái niệm là tư tưởng tương đối trọn vẹn về đối tượng cụ thể
nào đó của thế giới hiện thực,có kết cấu chặt chẽ. Nó là kết quả của quá trình
nhận thức sản phẩm của tư duy đồng thời là hình thức phản ánh thế giới tự
nhiên một cách trừu tượng khái quát.
Con người chỉ có thể sử dụng tư duy dưới hình thức khái niệm và sự nhận
thức con người cũng chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở xây dựng nên các
khái niệm và sử dụng chúng làm công cụ trong tư duy.

Hệ thống các khái niệm được ví như những mắt lưới để con người thâu tóm
sự hiểu biết của mình về thế giới.
Đặc trưng của khái niệm:
Khái niệm là sự phản ánh-hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nhưng
hình ảnh khái niệm khác với hình ảnh cảm giác,tri giác,biểu tượng ở chỗ một
bên mang tính trực quan cảm tính còn khái niệm là sự phản ánh mang tính
khái quát, gián tiếp.
Khái niệm là sự phản ánh tương đối toàn diện về đối tượng. Những dấu hiệu
bản chất,đặc trưng được phản ánh trong khái niệm chi phối tất cả các quan
hệ khác của đối tượng. Vì thế hiểu biết đối tượng ở trình độ khái niệm là sự
hiểu biết tương đối đầy đủ.
Ví dụ:Khi ta nói đến tội phạm giết người thì đặc trưng của nó là “hành vi vi
phạm pháp luật ” “xâm phạm trực tiếp đến tính mạng người khác”, nhờ
chúng nên ta hiểu được nó khác với các tội phạm khác,ví như tội trộm cắp,tội
làm nhục người khác,...
Khái niệm là sự phản ánh tương đối có hệ thống về đối tượng.Các dấu hiệu
được phản ánh trong khái niệm tuân theo một trình tự nhất định,có quan hệ
và quy định lẫn nhau một cách chặt chẽ,qua đó cho ta hình ảnh tương đối
trọn vẹn về đối tượng. Có thể nói tính hệ thống của khái niệm là do tính hệ
thống của đối tượng quy định.
Ví dụ: trong khái niệm tội phạm những dấu hiệu “hành vi gây nguy hiểm cho
xã hội”,”có lỗi”,”được quy định trong bộ luật hình sự’,”do chủ thể có năng lực


trách nhiệm hình sự gây ra” chúng đã quy định bổ sung cho nhau thành một
hệ thống,thể hiện rõ nội dung khái niệm.
Thứ ba,khái niệm là sản phẩm của tư duy và kết quả của sự nhận thức là sự
sáng tạo của con người.
Khái niệm chỉ phản ánh đối tượng trong hiện thực nhưng góp phần chỉ đạo
hoạt động thực tiễn của con người trong quan hệ và dối tượng. Suy đến

cùng,thực tiễn là cơ sở,mục đích và động lực của sự nhận thức. Nếu không có
nhu cầu thực tiễn, con người không đặt các sự vật,hiện tượng của thế giới
hiện thực thành đối tượng của nhận thức và cũng không khái quát thành
khái niệm. Vì vậy,xuất phát từ nhu cầu hoạt động thực tiễn và hoạt động
nhận thức mà hệ thống khái niệm được ngày càng mở rộng cùng với hoạt
động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người và xã hội .
Câu 5: Nêu mục đích và ý nghĩa của việc phân chia khái niệm
Phân chia khái niệm là làm rõ ngoại diên của khái niệm,đó là làm rõ những
khái niệm chủng trong cùng khái niệm loại theo cơ sở nào đó. Trong đó khái
niệm đem ra để phân chia là khái niệm bị phân chia,các khái niệm do phân
chia mà có là các khái niệm thành phần của sự phân chia còn dấu hiệu mà ta
dựa vào đó để phân chia là cơ sở của sự phân chia.
Việc phân chia khái niệm phải tuân theo các quy tắc phân chia như: Phân
chia phải cân đối,tức là tổng ngoại diên của các khái niệm bị phân chia phải
bằng tổng ngoại diên của các khái niệm thành phần ;Phân chia phải dựa trên
cùng một cơ sở; Các khía niệm thành phần của sự phân chia phải tách rời
nhau; Phân chia phải đảm bảo tính liên tục..
Ý nghĩa của việc phân chia khái niệm:
Thứ nhất,qua phân chia khái niệm,nắm bắt được các sự vật,hiện tượng phản
ánh một cách có hệ thống, giúp cho việc nhận thức chúng một cách vững
chắc và toàn diện.
Ví dụ: trong chương trình học của trường đại học Luật Hà Nội phân chia ra
các khóa,có các môn học bắt buộc và tự chọn, sinh viên học những môn bắt
buộc trong học phần ngoài ra còn đăng kí thêm các môn tự chọn,các môn học
làm nền tảng ,bổ trợ cho nhau để khi kết thúc quá trình học sinh viên sẽ tiếp
thu được kiến thức một cách có hệ thống và toàn diện.


Thứ hai,phân chia khái niệm dựa trên cơ sở khoa học sẽ có vai trò quan trọng
trong việc phát triển tri thức. Bởi vì qua sự phân chia có thể tìm rat tính quy

luật trong sự vận động, phát triển của các sự vật hiện tượng của hiện thực
Ví dụ:Charles Robert Darwin là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực
tự nhiên học người Anh . Ông đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều
tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự
nhiên khi sắp xếp một cách có hệ thống các giống, loài sinh vật.
Thứ ba,đối với hoạt động thực tiễn, phân chia khái niệm là cơ sở giúp cho
công tác quản lí một cách có hiệu quả
Ví dụ: việc phân chia địa giới hành chính trên cơ sở khoa học sẽ giúp công tác
quản lí mọi mặt hoạt độngcủa đất nước, ở mỗi địa phương tốt hơn, Việt Nam
là một nhà nước đơn nhất, có 4 cấp chính quyền, bao gồm: trung ương, cấp
tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp huyện (huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, cấp xã (xã, phường, thị trấn). Nhờ việc phân chia này
mà công tác quản lí hoạt động có hiệu quả và ổn định trong cả nước
Phần III
Câu 1: xác định quan hệ giữa các khái niệm sau bằng phương pháp mô hình
hóa
a)Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới và hiến pháp năm 1946 của
nước việt nam DCCH
Gọi A: Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam
B: hiến pháp năm 1946 của nước việt nam DCCH
A và B có ngoại diên hoàn toàn trùng nhau nên chúng là hai khái niệm đồng
nhất. Công thức:

∀ x(x ∈ A ⇔ x ∈ B)

A

B



b)Luật phong kiến Việt Nam, luật XHCN Việt Nam,luật Hồng Đức, luật hành
chính Việt Nam.
Ta quy ước A: Luật phong kiến Việt Nam;B: Luật XHCN Việt Nam;C: Luật
hành chính Việt Nam;D: Luật Hồng Đức.
Quan hệ giữa các khái niệm: A và B là quan hệ ngang hàng;
A , B và C là quan giao nhau
A và D là quan hệ thứ bậc.Ta có mô hình sau:
PLVN

A

B

D
C

c).Luật Tư sản,luật XHCN, luật dân sự,luật XHCN Việt Nam, luật dân sự XHCN
Việt Nam, luật dân sự Napoleon
Ta quy ước: A: Luật tư sản
B: Luật XHCN
C: Luật dân sự
D: Luật XHCN Việt Nam
E: Luật dân sự XHCN Việt Nam
F: Luật dân sự Napoleon
A và B là quan hệ ngang hàng


A,B và C là quan hệ giao nhau
B và D là quan hệ thứ bậc
D và E là quan hệ thứ bậc

A và F là quan hệ thứ bậc.
Ta có sơ đồ sau:

LUẬT

B
A
D

C

F

E

d.Luật,luật thành văn,luật bất thành văn,luật hiến pháp,luật hiến pháp Việt
Nam
Quy ước:
Khái niệm A: Luật
B: Luật thành văn; B: Luật bất thành văn
C : Luật Hiến pháp
D: Luật Hiến pháp Việt Nam
A và B, B là quan hệ thứ bậc


B và B là quan hệ mâu thuẫn
Ta có sơ đồ sau:
A

B


B

C
D

Câu 3: các định nghĩa sau có mắc lỗi logic không?mắc lỗi gì?tại sao?
a.Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Đây là một định nghĩa mắc lỗi logic, lỗi ở chỗ đã vi phạm quy tắc định nghĩa
phải cân đối của việc định nghĩa khái niệm.Ở đây khái niệm được định nghĩa
là “tội phạm” và khái niệm dùng để định nghĩa là “hành vi nguy hiểm cho xã
hội” tuy nhiên ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa lại lớn hơn ngoại
diên của khái niệm được định nghĩa vì nếu là tội phạm thì nhất định là phải
có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng có một số hành vi nguy hiểm cho xã
hội lại chưa chắc đã là tội phạm. Khoản 4 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm
1999 (Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định Những hành vi
tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không
đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
b.Đạo đức là quan hệ xã hội không do pháp luật điều chỉnh
Đây là một định nghĩa mắc lỗi logic,lỗi ở chỗ nó đã vi phạm vào quy tắc: Định
nghĩa không được dùng phủ định mà phải trình bày những dấu hiệu bản chất
đặc trưng của đối tượng phản ánh dưới dạng khẳng định. Ở định nghĩa này
đã định nghĩa “đạo đức là”....”không”....như vậy đã không nêu được những
dấu hiệu bản chất đặc trưng của đạo đức như Đạo đức là toàn bộ những
quan niệm về thiện ác, lương tâm, danh dự, trách nhiệm, về lòng tự trọng, về
công bằng hạnh phúc và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng
xử giữa người với người, cá nhân và xã hội...
Trong định nghĩa này cũng giống như đang nói quả ớt không phải là quả cà
chua,không hề đem lại thông tin gì về đối tượng được định nghĩa cho người
nghe



c.Tham nhũng là hành vi gây tổn hại cho xã hội như “loài sâu mọt” đục khoét
cơ thể xã hội
Đây là định nghĩa mắc lỗi logic,vi phạm quy tắc định nghĩa không được ví
von, ở đây “tham nhũng” đã được ví von với “ loài sâu mọt”, tuy hai cái có nét
tương đồngnhưng “ loài sâu mọt” không thể đáp ứng được yêu cầu đối với
một khái niệm dùng để định nghĩa là làm rõ nội hàm của khái niệmbằng cách
chỉ ra những dấu hiệu bản chất đặc trưng của đối tượng được phản ánh như
tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó vì lợi ích vật chất (tiền, nhà, đất, các vật có giá trị...) hoặc lợi ích
tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn mong muốn đạt được từ việc thực
hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình mà chỉ khiến người khác
hình dung một phần hậu quả của tham nhũng.
d.Quan hệ hôn nhân là quan hệ vợ chồng và quan hệ vợ chồng phải được mọi
người thừa nhận,trong những người thừa nhận phải có họ hàng hai bên, họ
hàng hai bên thừa nhận như vậy hai người không có quan hệ huyết thống
trong phạm vi ba đời
Đây là một định nghĩa mắc lỗi logic,vi phạm quy tắc định nghĩa phải ngắn
gọn, rõ ràng bảo đảm tính chính xác và vi phạm quy tắc định nghĩa không
được vòng vo. Trong luật Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 đã
quy định “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn” như vậy
ngay trong khái niệm được định nghĩa hai chữ “quan hệ” là không cần thiết
và trong khái niệm dùng để định nghĩa quá lằng nhằng A là B,rồi lại nói về B
bằng C như vậy đến cuối cùng ta vẫn chưa rõ A là gì,không có được nội hàm
bản chất của A.
Câu 4:cho các khái niệm: Luật, Luật Việt Nam,Luật Hiến pháp, Luật Hiến
pháp Việt Nam; Luật XHCN Việt Nam; Luật hiến pháp Việt Nam 1980.Hãy xác
định quan hệ giữa các khái niệm trên bằng phương pháp mô hình hóa
Ta quy ước:

A: Luật
B: Luật Việt Nam
C: Luật Hiến pháp
D: Luật Hiến pháp Việt Nam
E: Luật XHCN Việt Nam
F: Luật hiến pháp Việt Nam 1980
Quan hệ giữa các khái niệm: A và B,C là khái niệm thứ bậc
B và C là quan hệ giao nhau
C,E,F là quan hệ thứ bậc
B,E,D và F là quan hệ thứ bậc
A
B


C

E

D

F



×