Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phân tích lợi thế cạnh tranh của mặt hàng áo jacket Việt Nam xuất khẩu sang Canada so với Indonesia dựa trên mô hình “ Kim cương của Michael Porter”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.46 KB, 16 trang )

Trường đại học Kinh Tế TP.HCM

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Chuyên đề 1 : Phân tích lợi thế cạnh tranh của mặt
hàng áo jacket Việt Nam xuất khẩu sang Canada so
với Indonesia dựa trên mô hình “ Kim cương của
Michael Porter”


MỤC LỤC

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Page 2


I.

Thị trường áo jacket ở Việt Nam.
1. Tình hình xuất khẩu áo jacket của Việt Nam sang các nước.
10 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu áo khoác sang các thị trường chủ lực
như : Mỹ, EU và Nhật Bản tiếp tục xu hướng tăng. Trong đó: xuất khẩu áo khoác sang thị
trường Mỹ tăng 21% về lượng và 14,9% về trị giá so với cùng kỳ, đạt 24,6 triệu cái, trị giá
219,4 triệu USD, chiếm 45,4% tổng kinh ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
Bên cạnh đó, xuất khẩu áo khoác sang thị trường EU xét về lượng chỉ tăng 4,4% nhưng
xét về trị giá lại tăng khá trên 29,5% so với cùng kỳ, đạt 12,6 triệu cái, trị giá 135 triệu USD.
Nguyên nhân là do giá xuất khẩu sang một số nước thuộc khối EU được giá như: Anh, Đức, Ai
Len, Ba Lan….
Đáng chú ý, xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản tăng cả về lượng và trị giá do giá
xuất khẩu khá ổn định, với mức tăng trên 89% về lượng và 83% về trị giá so với cùng kỳ, đạt
3,84 triệu cái, trị giá 51,3 triệu USD. Ngoài ra, các doanh nhiệp đẩy mạnh xuất khẩu áo khoác


sang một số thị trường mới như: Afganistan, Suriname, Tokelau, Qata…
Thị trường xuất khẩu áo khoác của Việt Nam 10 tháng năm 2009

Thị
trường

Lượng (cái)
10T/09

10T/08

Mỹ

24.638.188

20.355.979

EU

12.647.202

Anh

Trị giá (USD)
So
09/08(%)

So
09/08(%)


10T/09

10T/08

21,0

219.430.731

190.940.058

14,9

12.113.787

4,4

135.067.276

104.299.347

29,5

4.750.350

5.598.376

-15,1

41.383.097


28.086.433

47,3

Nhật
Bản

3.840.472

2.027.672

89,4

51.377.373

28.000.138

Canada

1.030.146

906.231

13,7

12.802.852

13.232.818

-3,2


487.439

675.221

-27,8

12.175.217

15.792.278

-22,9

Nga

83,5

10 tháng đầu năm 2009, giá xuất khẩu áo khoác trung bình của Việt Nam tăng nhẹ 0,6%
so với năm 2008, đạt 10,26 USD/cái.
Giá xuất khẩu trung bình áo khoác sang thị trường Mỹ trong 10 tháng giảm 5,1% so với
cùng kỳ, đạt 8,91 USD/cái.

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Page 3


Trái lại, giá xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Nhật Bản 10 tháng năm 2009 tăng
nhẹ 4,3% so với cùng kỳ, đạt 18,78 USD/cái, FOB. Và giá xuất khẩu áo khoác sang thị trường
Đức cùng xu hướng, tăng 14,8% so với cùng kỳ, đạt 10,6 USD/cái.

2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Canada.

Những năm gần đây, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam luôn có kim ngạch đứng đầu
trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay chưa có rào cản thương mại, thuế quan
hay phi thuế quan được áp dụng, đây là cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt Nam. Canada là thị
trường trọng điểm Việt Nam hướng đến, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc tăng cao , trong
đó, áo jacket là mặt hang trọng điểm…
9 tháng năm 2007, xuất khẩu áo jacket sang Canada đạt kim ngạch lớn nhất, hơn 24
triệu USD tương đương 1,39 triệu chiếc, chiếm tới 24% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may của Việt Nam sang Canada.
Trong đó, tháng 9/2007, xuất khẩu áo jacket sang thị trường này tiếp tục duy trì khá, đạt
3,2 triệu USD tương đương 1,39 triệu chiếc, giảm 5% về trị giá và 7% về lượng so với tháng
trước nhưng so với cùng kỳ vẫn tăng hơn gấp hai lần cả về lượng và trị giá.
Đây là mặt hàng đang được tiêu thụ khác mạnh tại Canada trong thời gian qua. Dự báo,
xuất khẩu áo jacket sang Canada sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong các tháng cuối năm nay.
Giá xuất khẩu áo jacket sang Canada trong tháng 9/2007 đạt 18,55 USD/chiếc , tăng 3%
so với tháng trước và tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, sau khi giảm nhẹ trong tháng trước, giá xuất khẩu áo jacket sang Canada đã
hồi phục trở lại trong tháng 9 này.
Dự báo, giá xuất khẩu áo jacket sang đây sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong các tháng cuối năm
nay do nhu cầu tiêu thụ ở đây còn khá lớn.
Giá xuất khẩu mặt hàng quần sang Canada trong tháng 9/2007 lại giảm đáng kể, chỉ đạt
7,16 USD/chiếc, giảm hơn 1 USD/chiếc so với tháng trước, và giảm 19% so với tháng 7/2007.
Tuy nhiên thị phần áo jacket việt nam tại Canada vẫn giữ được thị phần và mức giá sẽ tăng nhẹ
trong quý cuối năm 2007, mặc dù phải đối mặt với những áp lực cạnh tranh từ phía nhà dệt may
trung quốc.
II.

Thị trường nhập khẩu áo jacket của Canada.
Bảng 2: Giá trị nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường Canada

theo từng nước xuất khẩu (Mã HS 61 và 62 )
Đơn vị:triệu C$

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Page 4


Nước xuất
khẩu
China

2011

2012

4.259,17 3.935,12

2013/ 2013/ QI,QII /
2012 2011
2013

2013

QI,QII /
2014

Q1,QII
2014
/Q1,QII

2013

4.270,79

9%

0%

2.293,92

1.933,70

-16%

Banglades
h

940,24

994,54

1.063,31

7%

13%

563,68

550,48


-2%

Cambodia

485,11

536,15

619,59

16%

28%

328,80

327,09

-1%

Viet Nam

336,13

387,21

502,81

30%


50%

268,09

285,10

6%

United
States of
America

422,37

450,76

443,34

-2%

5%

224,60

229,44

2%

Indonesia


235,48

237,59

281,33

18%

19%

150,72

152,15

1%

Mexico

305,06

317,73

340,70

7%

12%

180,77


168,36

-7%

India

308,56

271,04

298,32

10%

-3%

154,63

176,39

14%

Các nước
khác

1.259,53 1.361,24

1.501,11


10%

19%

778,15

793,34

2%

Tổng

8.551,66 8.491,37

9.321,30

10%

9%

4.943,36

4.616,05

-7%

Nguồn: canhbaosom.vn
Trong năm 2013, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng may mặc vào thị trường Canada
đạt 9,32 tỷ đô C$, tăng 10% so với năm 2012 và tăng 9% so với năm 2011. Trong giai đoạn
2011 – 2013, các nước đều tăng mạnh lượng hàng xuất sang thị trường Canada, đặc biệt là

nhóm ba nước trong khối ASEAN bao gồm Campuchia, Việt Nam và Indonesia (tăng trên 20%
năm 2013 so với năm 2011). Bước sang năm 2014, Canada vẫn là một trong những thị trường
nhập khẩu hàng may mặc lớn trên thế giới với tổng giá trị nhập khẩu Quý I, Quý II năm 2014
lên đến 4,61 tỷ đô C$ (tương đương với bao nhiêu 4,21 tỷ USD)….).
Khi so sánh lượng xuất khẩu của Quý I, II năm 2014 với cùng kỳ năm ngoái, điểm nổi
bật có thể nhận thấy là chỉ có Việt Nam, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Indonesia có mức tăng trưởng
lượng hàng xuất vào thị trường Canada. Trong đó, Việt Nam có mức tăng cao và ấn tượng với
tỷ lệ 16%.
Đồ thị 2: Thị phần nhập khẩu áo jacket Canada - Năm 2013

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Page 5


Đồ thị 3: Thị phần nhập khẩu hàng áo jacket Canada - Quý 1, Quý II Năm 2014

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Page 6


Việt Nam được xếp trong nhóm nước xuất khẩu mặt hàng áo jacket nhiều nhất vào thị
trường Canada trong năm 2013, trong đó Trung Quốc dẫn đầu khi chiếm thị phần 46% trên
tổng thị phần nhập khẩu, tiếp theo là Bangladesh (11%), Cambodia (7%) và Việt Nam (5%).
Tuy nhiên, có thể thấy rằng lượng hàng áo jacket của nhóm các nước dẫn đầu này xuất khẩu
sang thị trường Canada chiếm thị phần xấp xỉ bằng ½ thị phần của riêng Trung Quốc.
III.

Mô hình kim cương của Michael Porter – Phân tích lợi thế cạnh tranh mặt hàng áo

Jacket Việt Nam so với Indonesia.
1. Khái quát về mô hình kim cương của Michael Porter.
Lý thuyết về cạnh tranh quốc gia do Michael Porter đưa ra vào những năm 1990. Mục
đích của lý thuyết này là giải thích tại sao một quốc gia lại có được vị trí dẫn đầu trong việc sản
xuất một số sản phẩm, hay nói khác đi tại sao lại có những quốc gia có lợi thế cạnh tranh về
một sản phẩm.
Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của 4 nhóm
yếu tố. Mối liên kết của 4 nhóm này tạo thành mô hình kim cương (diamond). Các yếu tố đó
bao gồm:
• Điều kiện các yếu tố sản xuất

Sự phong phú dồi dào của yếu tố sản xuất có vai trò nhất định đối với lợi thế cạnh tranh
quốc gia, các quốc gia có lợi hơn khi sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố
đầu vào mà quốc gia đó có nhiều.
• Điều kiện về cầu

Tốc độ tăng nhu cầu thị trường sẽ buộc các doanh nghiệp liên tục đổi mới và cải tiến,
tạo sức ép giảm giá, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường khả năng cạnh tranh.
• Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan

Ngành hỗ trợ là chất xúc tác chuyển tải thông tin và đổi mới từ doanh nghiệp này đến
doanh nghiệp khác, đẩy nhanh tốc độ đổi mới toàn bộ nền kinh tế.
• Chiến lược, cơ cấu và năng lực của doanh nghiệp

Mục tiêu, chiến lược và cách thức tổ chức doanh nghiệp đối phó với sự cạnh tranh trong
nước và quốc tế góp phần quyết định khả năng cạnh tranh cảu doanh nghiệp. Các yếu tố này tác
động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh quốc gia.
Ngoài ra còn hai yếu tố khác là cơ hội và chính sách của chính phủ. Đây là 2 yếu tố có
thể tác động đến yếu tố cơ bản trên.
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ


Page 7


2. Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm áo jacket Việt Nam xuất khẩu sang Canada

so với Indonesia dựa theo mô hình kim cương của Michael Porter.
2.1. Điều kiện các yếu tố sản xuất
2.1.1. Nguồn nhân lực:
Về nguồn nhân lực, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn một số nước trong khu vực.
Điển hình nhất là giá nhân công dệt may hiện nay ở nước ta thuộc nhóm rẻ nhất thế giới, chỉ
từ 0.3 – 0.6 USD/giờ. Hơn nữa Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, năm 2014 nước ta có
khoảng 53,9 triệu người lao động
Dệt May hiện là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất. Lao động của ngành
Dệt May khoảng 2,5 triệu người chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần
5% trong tổng lực lượng lao động toàn quốc. Nguồn nhân lực của ngành Dệt May Việt Nam
có những đặc thù sau:


Gần 80% là lao động nữ, trình độ văn hoá của người lao động tương đối cao chủ yếu là đã tốt
nghiệp PTTH, PTCS. Lao động trực tiếp của ngành đa số tuổi đời còn rất trẻ, tỷ lệ chưa có gia
đình cao sẽ là lợi thế cho việc đào tạo và nâng cao năng suất lao động.
− Mức độ tập trung lao động dệt may trong các doanh nghiệp không cao, do có hơn 70% các
doanh nghiệp Dệt May là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có số lao động dưới 300 người, số doanh
nghiệp từ 1000 người trở lên chỉ có 6%. Với độ phân tán như vậy, nếu không liên kết lại thì
hoạt động đào tạo sẽ khó triển khai hiệu quả. Lao động trong ngành Dệt May hiện nay tăng
nhanh và tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, sau đó là doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài. Hai loại hình doanh nghiệp này hiện nay đang thu hút 2/3 lao động của
toàn ngành Dệt May. Thường các doanh nghiệp này hiện nay lại có khuynh hướng đầu tư cho
việc thu hút lao động, chứ không có khuynh hướng đầu tư mạnh cho hoạt động đào tạo.

− Lao động có trình độ thạc sĩ và đại học của toàn ngành hầu hết cũng tập trung ở hai vùng
Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Hai vùng này cũng tập trung hầu hết các cơ sở đào
tạo nguồn nhân lực cấp độ đại học, cao đẳng của ngành. Xét tỷ lệ lao động có trình độ cao
đẳng trở lên trên tổng số lao động toàn ngành thì đó là một con số quá khiêm tốn – hơn 4%.
Đối với Indonesia, quốc gia có dân sồ rất đông, đứng thứ nhất khu vực Đông Nam Á, số
dân trong độ tuổi lao động của nước này là 114 triệu người và có xu hướng tiếp tục tăng.
Trong đó lao động của ngành Dệt May khoảng 4 triệu lao động (chiếm 3.5% lực lượng lao
động cả nước). Năng suất lao động bình quân năm 2011 là 9.500 USD/người, trong khi năng
suất lao động bình quân của Việt Nam là 5.500 USD/người. Năm 2013, năng suất lao động
ngành dệt may của Indonesia là 0,4875 tấn/người gấp đôi so với Việt Nam là 0,247 tấn/người.
Có thể thấy lao động Indonesia hoạt động hiệu quả hơn so với Việt Nam.
So với các quốc gia khác, năng suất lao động khu vực sản xuất của Việt Nam rất thấp.
Chỉ số năng suất lao động khu vực sản xuất của Việt Nam chỉ đạt 2,4; trong khi các quốc gia
sản xuất dệt may lớn khác như Trung Quốc, Indonesia là 6,9 và 5,2. Đây là một trong những

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Page 8


điểm yếu lớn nhất của dệt may nói riêng và các ngành công ngành sản xuất thâm dụng lao
động nói chung của nước ta.
Về trình độ tay nghề, Việt Nam thiếu nguồn lao động có tay nghề cao về công nghệ,
thiết kế và quản lý. Trong khi nguồn lao động tại Indonesia có tay nghề ổn định hơn, mức
biến động của lao động lành nghề cao (từ 22 – 33%). Tuy vậy, vì đa số là nữ nên lao động ở
Việt Nam có tính chăm chỉ và tay nghề khéo léo, đây là một trong những yếu tố quan trọng
cần thiết của người công nhân ngành dêt may.
Chi phí lao động của Việt Nam không có tính cạnh tranh cao vì hiệu suất thấp và thiếu
nhân công có trình độ chuyên môn.
Biểu đồ chi phí lao động của Việt Nam và Indonesia (2007 – 2012)

(Nguồn: International Labor Comparisons)
2.1.2. Cơ sở hạ tầng

Với vị trí địa lý có ba mặt giáp biển, Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc giao thông
đường biển. Việc vận chuyển hàng hóa trên biển của Việt Nam tập trung chủ yếu vào 3 cảng
lớn:
+ Miền Bắc có cảng Hải Phòng
+ Miền Nam có cảng Sài Gòn
+ Miền Trung có cảng Đà Nẵng
Tuy nhiên khi so sánh với Indonesia, Việt Nam không có lợi thế về mặt này do chi phí
vận chuyển, viễn thông, thuế áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài còn rất cao. Indonesia có số
lượng cảng biển lớn, hơn 1.200 cảng biển, nhưng các cảng hoạt động không hiệu quả, chi phí
vận chuyển và lệ phí cảng cao.
Ngành Dệt May Việt Nam còn yếu về cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị máy móc xuống
cấp nghiêm trọng, vừa lạc hậu vừa thiếu đồng bộ. Trong khi để duy trì lợi thế cạnh tranh trong
khu vực, các doanh nghiệp Indonesia đã không ngừng cải thiện và ngày càng phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình sản xuất.
Ngành Dệt nước ta có gần 50% thiết bị đã sử dụng trên 25 năm nên hư hang nhiều, mất
tính năng vận hành tự động nên năng suất thấp, chất lượng sản phẩm làm ra thấp, giá thành
cao. Hàng ngàn máy dệt không thoi, có thoi đã được nhập về, nhiều bộ đồ mắc mới, hiện đại
đã được trang bị thay thế cho các thiết bị qúa cũ. Tuy ngành Dệt đã có nhiều cố gắng trong
đầu tư đổi mới công nghệ nhưng cho đến nay trình độ kỹ thuật của ngành vẫn còn lạc hậu so
với khu vực và thế giới.

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Page 9


Trong 5 năm gần đây, ngành May liên tục đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới thiết bị,

toàn ngành đã trang bị thêm được 20.000 máy may hiện đại để đáp ứng yêu cầu chất lượng
của thị trường thế giới. Các máy may được sử dụng hiện nay phần lớn là hiện đại, có tốc độ
cao (4000 – 5000 vòng/ phút), có bơm dầu tự động đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Một số
doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền đồng bộ, sử dụng nhiều máy chuyên dùng sản xuất một
mặt hàng.
Một điểm trừ cho Indonesia là giá điện tại nước này tương đối cao: 8.75 cents/kwh (xếp
hạng 78/144) so với Việt Nam là 6.2 cents/kwh (xếp hạng 95/144), nhưng việc cung cấp điện
lại không ổn định.
2.2. Các điều kiện về nhu cầu.

Những đặc điểm của nhu cầu thị trường nội địa đặc biệt quan trọng trong việc định hình
các thuộc tính của sản phẩm được chế tạo trong nước và trong việc tạo động lực cho việc sáng
tạo, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Vì jacket là sản phẩm dùng vào mùa có thời tiết lạnh nên tại Việt Nam, đặc biệt ở khu
vực miền Bắc, lượng tiêu thụ nội địa vào quí 1 và 4 là lớn nhất. Người tiêu dùng Việt Nam
cũng rất sành điệu, thường có xu hướng quan tâm đến những sản phẩm có chất lượng, khi
mua sắm họ thường cân nhắc kỹ càng và mặc cả cao. Ở các vùng miền khác nhau, thói quen
tiêu dùng cũng như thẩm mỹ cũng khác, nên sản phẩm của các doanh nghiệp cũng được đa
dạng hóa về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Do khí hậu nóng, ẩm hơn so với nước ta, vì thế tại Indonesia chất liệu cotton, lụa là sự
lựa chọn tối ưu. Những chiếc áo jacket có vẻ không phù hợp với nhu cầu của người dân tại
đây do đặc điểm chống thấm nước của nó. Hơn nữa, vì 80 – 85% dân số Indonesia theo đạo
Hồi, tôn giáo ảnh hưởng rất lớn và khắc khe tới trang phục hằng ngày của người dân. Nên trừ
bộ phận giới trẻ có tư tưởng phóng khoáng, người dân tại đây ít sử dụng những trang phục
mang tính hiện đại như jacket.
Một lợi thế nữa của nước ta ở sản phẩm ngành dệt may nói chung và áo jacket nói riêng
khi xuất khẩu sang thị trường Canada đó là người Việt tại Canada là một trong những cộng
đồng dân tộc lớn nhất tại đây, từ con số 1.500 người vào cuối năm 1974 số lượng kiều bào đã
tăng trưởng mạnh và lên đến 180.000 người vào năm 2006. Trong khi con số người Indonesia
sống ở Canada chỉ là 14.320 người (số liệu năm 2006, ethnic origins, Statistic Canada).

2.3. Các ngành công nghiệp liên kết và phụ trợ.
2.3.1. Ngành sản xuất nguyên liệu.

Hiện cả nước có khoảng 10 nghìn hecta trồng bông với sản lượng hằng năm chỉ đáp ứng
khoảng 2% nhu cầu sản xuất. Nguyên nhân chính dẫn tới sự kém phát triển của ngành bông,
xơ ở Việt Nam là do nước ta không có lợi thế cạnh tranh tự nhiên và không chú trọng đầu tư
trong việc trồng bông và sản xuất xơ. Năng suất bông bình quân của nước ta hiện đạt khoảng
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Page 10


1,28 tấn/ha. Cả nước hiện sử dụng khoảng 600 nghìn tấn bông tự nhiên, 400 nghìn tấn xơ các
loại mỗi năm. Tuy nhiên, Việt Nam phải nhập khẩu 589 nghìn tấn bông, chiếm 99% tổng nhu
cầu bông; bông sản xuất trong nước chỉ đáp ứng 2%, tương đương 12 nghìn tấn. Về xơ các
loại thì nhập khẩu 220 nghìn tấn, chiếm 54% tổng nhu cầu về xơ.
Ngành sợi phát triển thuận lợi trong những năm qua xuất phát từ hai nguyên nhân chính.
Thứ nhất, ngành sợi đã phát huy được lợi thế cạnh tranh về chi phí đầu vào thấp so với các
nước mà cụ thể là chi phí nhân công và tiền thuê đất. Thứ hai là do nhu cầu sợi của thị trường
của thế giới tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2012, cả nước có 100 nhà máy kéo
sợi với tổng công suất 680 nghìn tấn sợi bông nhân tạo (tương đương 5,1 triệu cọc). Tuy
nhiên, đa số đều có chất lượng không đảm bảo nên chủ yếu được sử dụng để xuất khẩu, sản
xuất khăn hoặc các sản phẩm phụ. Vì vậy, ngành dệt may nước ta vẫn phải phụ thuộc vào
nguồn sợi nhập khẩu. Năm 2013, nước ta nhập khẩu 380 nghìn tấn sợi để phục vụ nhu cầu sản
xuất.
Vì nằm trong cùng khu vực Đông Nam Á có cùng điều kiện tự nhiên và khí hậu như
Việt Nam nên Indonesia cũng không có lợi thế cạnh tranh trong việc trồng bông và sản xuất
xơ. Indonesia phải nhập khẩu khoảng 546 nghìn tấn bông, trong khi lượng bông sản xuất
trong nước là khoảng 6,5 nghìn tấn. Tuy nhiên nhờ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ
Indonesia những năm gần đây, hầu hết các sợi tổng hợp đều tự sản xuất trong nước mà không

cần nhập khẩu, năng lực sản xuất lên đến 1,36 triệu tấn sợi/ năm.
2.3.2. Ngành sản xuất phụ liệu.

Sản xuất sản phẩm phụ liệu (như mực in, khóa,...) của Việt Nam chỉ đáp ứng được 20%
nhu cầu trong nước, phần còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi tại Indonesia
nguồn cung trong nước hầu như đáp ứng đủ nhu cầu của ngành dệt may nước này.
2.3.3. Ngành sản xuất máy móc thiết bị liên quan.

Việt Nam xuất khẩu sản phẩm dệt may khá lớn, song mọi máy móc công nghệ cao dùng
cho ngành dệt may, như: máy thiết kế mẫu, máy vẽ, máy cắt, máy in, máy phun, máy gấp vải,
máy may,... trong nước chưa sản xuất được hầu hết phải nhập khẩu từ các nước: Hàn Quốc,
Nhật Bản, Trung Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ...
Cũng như Việt Nam, Indonesia chưa tự mình sản xuất được các máy móc thiết bị phục
vụ cho dệt may mà hầu hết máy móc được nhập khẩu từ thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ
2.4. Chiến lược, cấu trúc doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hiện nay cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may, phần lớn các doanh nghiệp
thuộc khu vực kinh tế tư nhân (84%), quy mô nhỏ; tập trung ở Đông Nam Bộ (60%) và đồng
bằng sông Hồng. Các doanh nghiệp may chiếm khoảng 70% tổng số doanh nghiệp trong

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Page 11


ngành với hình thức xuất khẩu chủ yếu là CMT (85%); chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các
khâu của ngành dệt và ngành may.
Sản xuất, xuất khẩu theo hình thức gia công (CMT) là một bước phát triển tất yếu, đóng
vai trò quan trọng trong những bước đầu của tiến trình hội nhập thế giới cảu ngành dệt may
Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, các yếu tố mang lại lợi thế

cạnh tranh cho phương thức sản xuất CMT, như chi phí lao động thấp, dần mất đi. Cùng với
đó, thách thức toàn cầu đã đặt các nhà sản xuất dệt may Việt Nam dưới áp lực cạnh tranh lớn
hơn, đòi hỏi các nhà cung cấp phải có khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trọn gói
với chất lượng ngày càng cao, giá thành cạnh tranh và thời hạn giao hàn đáp ứng nhu cầu
ngày càng khắt khe của người mua trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, các doanh nghiệp dệt
may Việt Nam trong những năm qua đang dịch chuyển dần từ gia công với tỷ trong nhập khẩu
nguyên liệu cao sang hình thức tự chủ nguyên liệu (FOB) và sản xuất trọn gói kèm thiết kế
(ODM) để đáp ứng yêu cầu người mua và tạo giá trị gia tăng lớn hơn.
Còn ở Indonesia các doanh nghiệp xây dựng mối liên hệ chặt chẽ các khâu sản xuất theo
chiều dọc, và có xu hướng mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước mới nổi, điều này góp
phần phát triển toàn diện ngành dệt may của nước này.
2.5. Các yếu tố khác.
2.5.1. Cơ hội

Việt Nam có lợi thế hơn Indonesia khi xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Canada
bởi từ ngày 13/11/2010 Việt Nam đã tuyên bố tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược
xuyên Thái Bình Dương (TPP) với tư cách là thành viên đầy đủ ( Canada tham gia vào tháng
10/2012).
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)
TPP là Hiệp đinh thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu
vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định hiện gồm 12 quốc gia thành viên: Việt Nam, Hoa
Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, Brunei, Singapore, Malaysia, Úc, New Zealand, Nhật Bản.
Quy mô GDP TPP ước tính khoảng 26.000 tỷ USD, chiếm 40% GDP toàn cầu. Với dân số
khoảng 792 triệu người cùng tỷ lệ mậu dịch đạt khoảng 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu.
Tính đến thời điểm hiện tại, TPP đã trải qua 20 vòng đàm phán chính thức, 4 phiên cấp Bộ
trưởng và rất nhiều phiên giữa kỳ, cuộc gặp song phương và viếng thăm.
TPP được xem là Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Các FTA truyền thống
chủ yếu bao gồm các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ (+ đầu tư, + sở hữu
trí tuệ). TPP bao gồm cả thương mại (hàng hóa, dịch vụ) và phi thương mại (lao động, môi
trường, doanh nghiệp nhà nước,...). Ngoài ra, TPP còn cam kết cao hơn với việc cắt giảm gần

100% các loại thuế quan.
Cơ hội cho Việt Nam
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Page 12


Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước cũng như quốc tế, khi tham gia "sân chơi"
này, Việt Nam sẽ là một trong những nước có lợi nhiều nhất, vì mục tiêu chính của TPP là
giảm thuế và những rào cản hàng hoá cho dịch vụ. Khi các dòng thuế giảm xuống, Việt Nam
có thể gia tăng xuất khẩu quần áo, giày dép, hải sản và nhiều mặt hàng khác vốn là thế mạnh
của mình vào các thị trường lớn, mà không phải cạnh tranh với sản phẩm của một số nước
khác (chẳng hạn Indonesia). Những nước TPP sẽ là nguồn cung cấp vốn đầu tư nước ngoài
cho Việt Nam. Với tình trạng kinh tế trì trệ như hiện nay, Việt Nam cần vốn đầu tư nước
ngoài hơn bao giờ hết. Nếu có một chính sách đầu tư nước ngoài khéo léo, Việt Nam có thể
học hỏi và phát triển những ngành công nghiệp cao từ những nước TPP.
Đối với 11 nước trong khối đàm phán Hiệp định TPP, xuất khẩu dệt may của Việt Nam
năm 2013 đạt 11,684 tỷ USD, chiếm 22,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tỷ trọng xuất khẩu dệt
may trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào một số thị trường TPP đạt khá cao,
như Hoa Kỳ 36%, Canada 25,2%, Nhật Bản 11,4%... Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS)
kỳ vọng, TPP sẽ mang về cho Việt Nam kim ngạch xuất khẩu 30 tỷ USD vào năm 2020 và
cán mức 55 tỷ USD vào năm 2030.
Nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam (gồm nông sản, dệt may, da giầy và đồ gỗ
nội thất) sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi khi Việt Nam tham gia vào TPP. Cụ thể, các thành
viên TPP có thể tham gia vào việc tư vấn, chuyển giao công nghệ và bán máy móc, nguyên
liệu cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực này. Đồng thời, các nước
cũng có thể đầu tư trực tiếp phát triển công nghệ phụ trợ, chế biến để phân phối các mặt hàng
này ra thế giới.
Ông Thomas T.Lembong, Bộ trưởng Thương mại Indonesia, cho biết Việt Nam là đối
thủ cạnh tranh lớn nhất của ngành dệt may nước này khi TPP có hiệu lực. Bên cạnh đó

Indonesia cũng không giấu dự định tham gia TPP trong vòng 2 năm tới để có thể cạnh tranh
được với hàng Việt tại thị trường Canada, Mỹ và Eu.
2.5.2. Vai trò của chính phủ

Việt Nam
Tháng 02/2014, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 288/QĐ-TTg về việc hỗ trợ kinh
phí đào tạo nguồn nhân lực dệt may Việt Nam cho Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Theo đó, sẽ
hỗ trợ 65,6 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương năm 2014 để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân
lực dệt may Việt Nam.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng nhà nước,
vốn ODA để thực hiện các dự án xử lý môi trường.
Indonesia

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Page 13


Năm 2015, Chính phủ Indonesia thông qua Bộ Công nghiệp đã chuẩn bị nguồn ngân
sách khoảng 100 tỷ rupiah để tiếp tục thực thi chương trình tái cấu trúc và hiện đại hóa ngành
công nghiệp dệt may và các sản phẩm dệt may trong năm nay.
Bộ trưởng Saleh Husin cho biết, từ năm 2007, Indonesia đã thực hiện chương trình tái
cơ cấu tập trung vào hỗ trợ trang thiết bị sản xuất công nghệ mới, giúp ngành dệt may tăng
năng suất từ 4 – 10%.
Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may quốc gia, hàng loạt biện pháp
được đưa ra, trong đó gồm việc cho phép các ngân hàng tìm nguồn vốn trung và dài hạnđể hỗ
trợ doanh nghiệp hiện đại hóa thiết bị; Chính phủ bảo đảm cung cấp nguyên vật liệu chính cho
ngành dệt may, trong đó có các sản phẩm từ hóa dầu; khuyến khích các công ty tăng cường
sản xuất các mặt hàng có giá trị cao từ sợi tự nhiên như lụa và Chính phủ sẽ lập một kế hoạch
tổng thể phát triển ngành sản xuất lụa quốc gia.

IV.

Kết luận về những điểm mạnh và điểm yếu trong việc xuất khẩu áo jacket của Việt nam
so với Indonesia thông qua MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA MICHAEL PORTER.
Về điều kiện các yếu tố sản xuất: : Do giá nhân công rẻ hơn các nước trong khu vực cộng
với tính chăm chỉ, cần cù, khéo léo của người lao động mà về nguồn nhân lực Việt Nam có ưu
thế hơn Indonesia, nhưng khi so sánh về mức năng suất lao động chúng ta lại yếu thế hơn do
thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Tuy hiện tại Việt Nam còn thua kém về mặt cơ sở
hạ tầng nhưng nhờ những nỗ lực của các doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ của Chính phủ,
ngành dệt may Việt Nam đang được đầu tư trang bị thêm nhiều máy móc, thiết bị để có thể
cạnh tranh với nước bạn.
Các điều kiện về nhu cầu: Do thói quen tiêu dùng và không bị sự ảnh hưởng quá khắt khe
của tôn giáo, mà Việt Nam có lợi thế hơn Indonesia khi so sánh về điểm này.
Công nghiệp liên kết và phụ trợ: Những lợi ích có được từ các ngành sản xuất nguyên phụ
liệu, in nhuộm đã giúp ngành dệt may Indonesia đạt được vị trí cạnh tranh vững mạnh trên thế
giới.
Chiến lược, cấu trúc doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Nhờ có
một lượng lớn doanh nghiệp dệt may cộng với mối liên hệ chặt chẽ giữa các khâu sản xuất
theo chiều dọc mà các doanh nghiệp nói riêng và ngành dệt may Indonesia nói chung đều có
ưu thế hơn hẳn so với Việt Nam.
Cơ hội: Nhờ việc trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái
Bình Dương (TPP), Việt Nam có được những lợi thế hơn khi xuất khẩu sang thị trường
Canada.

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Page 14


Sự hỗ trợ của chính phủ: Nhằm tăng cường và củng cố vị thế của quốc gia đứng đầu trong

xuất khẩu các sản phẩm dệt may trên thế giới, Chính phủ cà hai nước đều đang nỗ lực hết
mình với những chính sách phát triển toàn diện ngành Dệt May.

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Page 15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Michael Porter, Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia, NXB trẻ 2009
Charles W. L. Hill, Kinh doanh quốc tế hiện đại, NXB Kinh tế TP.HCM 2014
Hoàng Thị Chỉnh, Nguyễn Hữu Lộc, Nguyễn Phú Tụ, Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Thống kê
2010
Các website:
• Báo cáo ngành Dệt May
• Tạp chí Dân chủ và Pháp luật
• Hiệp Hội Dệt May Việt Nam
• Hiệp Hội Dệt May Indonesia
• Cổng thông tin điện tử Tập Đoàn Dệt May Việt Nam
• Hiệp Hội Bông sợi Việt Nam
• Bản tin Kinh tế - Dệt may

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Page 16



×