1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
_
_
5C
_
/ . _______ \
N G U YỄN Đ Ứ C TO À N
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI LOÀI CHÒ CHỈ
(PARASHOREA CHINENSIS) TẠI
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÀ HẨU - TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành : Lâm học
Mã số ngành: 60.62.02.01
LUẬN VĂN TH Ạ C S Ĩ KH O A HỌC LÂM N G H IỆP
Thái Nguyên, 2015
11
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
__
_ __
>
NGUYỄN ĐỨC TOÀN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI LOÀI CHÒ CHỈ
(PARASHOREA CHINENSIS) TẠI
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÀ HẨU - TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành : Lâm học
Mã số ngành: 60.62.02.01
LUẬN VĂN TH Ạ C S Ĩ KH O A HỌC LÂM N G H IỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ NGỌC SƠN
THÁI NGUYÊN, 2015
iii
L Ờ I CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không sao chép. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho
việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận
văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 10 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Đức Toàn
iv
L Ờ I CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên theo chương trình Đào tạo Thạc sĩ Lâm nghiệp khóa học
2013 - 2015.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học
Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, Sở NN&PTNT tỉnh Yên Bái, Chi cục kiểm
lâm tỉnh Yên Bái, KBTTN Nà Hẩu, Ủy ban nhân dân xã Nà Hẩu. Nhân dịp này
tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS. Hồ
Ngọc Sơn - người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ,
truyền đạt những kiến thức quí báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả
trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả xin cảm ơn Chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái, Ủy ban nhân dân xã
Nà Hẩu, đặc
biệt
tôi xin chân thành cảm
ơn
đến
Ban lãnh
đạo,
KBTTN Nà Hẩu đã tạo điều kiện về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng do điều kiện hạn chế về thời gian, kinh
phí và trình độ nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác
giả kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học,
các thầy giáo cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 10 năm 2015
Tác giả
Nguyên Đức Toàn
cán b
v
MỤC LỤC
LỜI CAM Đ O A N .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT T Ắ T ..........................................................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................x
DANH MỤC CÁC H ÌN H .........................................................................................xii
M Ở Đ Ầ U ........................................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đ ề ...................................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tà i................................................................................................... 3
2.1. Mục tiêu chung.......................................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ th ể.......................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứ u...........................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên c ứ u .............................................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tà i...............................................................3
4.1. Ý nghĩa khoa h ọ c.................................................................................................. 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễ n .................................................................................................. 4
C hương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ N G H IÊN C Ứ U ........................................... 5
1.1. Trên thế g iớ i........................................................................................................... 5
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh rừ n g ......................................................... 5
1.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài c â y ........................................................... 7
1.1.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học loài c â y ....................................................8
1.1.4. Nghiên cứu về cây Chò c h ỉ.............................................................................10
1.2. Ở Việt N a m ........................................................................................................10
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh rừ n g ....................................................... 10
1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài c â y ......................................................... 13
1.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học loài c â y ..................................................14
1.2.4. Nghiên cứu về cây Chò c h ỉ.............................................................................15
1.3. Thảo luận.............................................................................................................. 18
1.4. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội................................................18
1.4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.....................................................................18
vi
1.4.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính.................................................................18
1.4.1.2. Địa hình - địa th ế...........................................................................................19
1.4.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng....................................................................................20
1.4.1.4. Khí hậu thủy v ă n .......................................................................................... 21
1.4.1.5. Hiện trạng rừng và sử dụng đất...................................................................22
1.4.1.6. Tài nguyên nước........................................................................................... 24
1.4.1.7. Tài nguyên nhân v ă n ....................................................................................25
1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên c ứ u .......................................... 25
1.4.2.1. Dân tộc, dân số, lao động và phân bố dân c ư ...........................................25
1.4.2.2. Tập quán sinh hoạt, sản xuất....................................................................... 26
1.4.2.3. Sản xuất nông nghiệp...................................................................................26
1.4.2.4. Lâm nghiệp................................................................................................... 27
1.4.2.5. Đời sống sinh h o ạ t....................................................................................... 27
1.4.2.6. Thực trạng cơ sở hạ tầng............................................................................. 27
1.4.3. Nhận xét, đánh giá thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tới bảo tồn loài Chò Chỉ........................................................................ 28
C hương 2. N Ộ I DUNG VÀ PH Ư Ơ N G PH Á P NG HIÊN C Ứ U ...................... 30
2.1. Nội dung nghiên cứ u.......................................................................................... 30
2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Chò chỉ tại khu vực nghiên cứu................. 30
2.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố loài cây Chò chỉ tại Khu
bảo tồn thiên nhiên Nà H ẩ u ............................................................................. 30
2.1.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Chò chỉ tại Khu bảo
tồn thiên nhiên Nà H ẩu..................................................................................... 30
2.1.4. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững loài cây Chò chỉ tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà H ẩu.....................................................................31
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................31
2.2.1. Cách tiếp cận và phương pháp luận nghiên cứu.......................................... 31
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu chung.................................................................... 32
2.4.3. Phương pháp điều tra cụ th ể .......................................................................... 32
2.4.3.1. Điều tra sơ thám ............................................................................................32
2.4.3.2. Điều tra chi tiết..............................................................................................32
2.4.4. Phương pháp nội nghiệp................................................................................. 37
vii
2.4.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng...................37
2.4.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh lo à i........................................39
2.4.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................................40
C hương 3. K É T QUẢ NG HIÊN CỨU VÀ THẢO L U Ậ N ..............................41
3.1. Đặc điểm hình thái loài Chò chỉ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà H ẩ u ........41
3.1.1. Đặc điểm hình thái thân, cành, lá cây Chò c h ỉ..............................................41
3.1.2. Đặc điểm hình thái hoa, quả cây Chò ch ỉ...................................................... 43
3.1.3. Đặc điểm vật hậu cây Chò c h ỉ.........................................................................43
3.2. Đặc điểm sinh thái và phân bố cây Chò chỉ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu.....46
3.2.1. Đặc điểm phân bố loài cây Chò chỉ theo đai cao và trạng thái rừng.................46
3.2.1.1. Phân bố loài cây Chò chỉ theo đai c a o ........................................................46
3.2.1.2. Phân bố loài cây Chò chỉ theo trạng thái rừ ng...........................................47
3.2.2. Đặc điểm cấu trúc quần xã nơi có loài Chò chỉ phân b ố ............................49
3.2.2.1. Cấu trúc tổ thành rừng...................................................................................49
3.2.2.2. Cấu trúc mật đ ộ ..............................................................................................58
3.2.2.3. Đặc trưng về mức độ phong phú, mức độ thường gặp và mức độ thân
thuộc của loài Chò c h ỉ.......................................................................................59
3.2.3. Một số đặc điểm về hoàn cảnh rừng nơi có loàiChò chỉphân b ố ............. 63
3.2.3.1. Đặc điểm địa hình nơi có loài Chò chỉ phân bố tại KBTTN Nà Hẩu............... 63
3.2.3.2. Đặc điểm khí hậu nơi có loài Chò chỉ phân b ố ..........................................64
3.2.3.3. Đặc điểm đất đai nơi có loài Chò chỉ phân b ố ...........................................65
3.3.
Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Chò chỉ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu... 66
3.3.1. Tổ thành tầng cây tái sin h ...............................................................................66
3.3.2. Quan hệ giữa tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh............................ 68
3.3.3. Mật độ cây tái sinh...........................................................................................70
3.3.4. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao...................................................71
3.4. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững loài cây Chò chỉ tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà H ẩ u ..................................................................... 78
3.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sá ch ...................................................................... 78
3.4.2. Giải pháp về khoa học kỹ th u ật...................................................................... 78
viii
3.4.3. Giải pháp trong công tác bảo tồn................................................................. 79
3.4.4. Định hướng một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm bảo tồn và
phát triển loài cây Chò ch ỉ............................................................................... 80
K Ế T LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN N G H Ị................................................... 82
1. Kết lu ận ................................................................................................................... 82
2. Tồn t ạ i ..................................................................................................................... 84
3. Khuyến n g h ị........................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM K H Ả O ......................................................................................85
ix
DANH M ỤC CÁC T Ừ V IẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
KBTTN
Khu Bảo tồn Thiên nhiên
UBND
Ủy ban nhân dân
VQG
Vườn Quốc gia
QXTV
Quần xã thực vật
OTC
Ô tiêu chuẩn
ODB
Ô dạng bản
Hvn
Chiều cao vút ngọn
D 1.3
Đường kính ngang ngực
Dt
Đường kính tán
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất đai các xã vùng dự á n ........................................ 23
Bảng 2.1. Điều tra sinh thái cây Chò chỉ.................................................................... 33
Bảng 2.2. Điều tra đặc tính vật hậu học của cây Chò chỉ......................................... 34
Bảng 2.3. Điều tra phân bố của loài theo tuyến......................................................... 35
Bảng 2.4. Biểu điều tra tầng cây cao.......................................................................... 36
Bảng 2.5. Điều tra cây tái sinh dưới tán rừ ng............................................................ 37
Bảng 3.1. Các pha vật hậu của loài Chò chỉ tại KBTTN Nà H ẩu ........................... 44
Bảng 3.2. Phân bố loài Chò chỉ theo đai cao tại KBTTN Nà H ẩu.......................... 46
Bảng 3.3. Phân bố loài Chò chỉ theo trạng thái rừng tại KBTTN Nà H ẩu............. 48
Bảng 3.4. Hệ số tổ thành rừng của các loài cây trong OTC nơi có loài Chò
chỉ phân bố theo IV% (ở độ cao 728m, trạng thái rừng IIIA2) .............. 50
Bảng 3.5. Công thức tổ thành rừng nơi có loài Chò chỉ phân bố theo IV% (ở
độ cao 728m, trạng thái rừng IIIA2) .......................................................... 51
Bảng 3.6. Hệ số tổ thành rừng của các loài cây trong OTC nơi có loài Chò
chỉ phân bố theo IV% (ở độ cao 705m, trạng thái rừng IIIA2) .............. 52
Bảng 3.7. Công thức tổ thành rừng nơi có loài Chò chỉ phân bố theo IV% (ở
độ cao 705m, trạng thái rừng IIIA2) .......................................................... 54
Bảng 3.8. Hệ số tổ thành rừng của các loài cây trong OTC nơi có loài Chò
chỉ phân bố theo IV% (ở độ cao 746m, trạng thái rừng IIIA2) .............. 55
Bảng 3.9. Công thức tổ thành rừng nơi có loài Chò chỉ phân bố theo IV% (ở
độ cao 746m, trạng thái rừng IIIA2) .......................................................... 57
Bảng 3.10. Cấu trúc mật độ loài Chò chỉ phân bố theo đai cao tại KBTTN Nà Hẩu............... 58
Bảng 3.11. Chỉ số phong phú của loài trong lâm phần điều tra.............................. 59
Bảng 3.12. Mức độ thường gặp loài Chò chỉ tại KBTTN Nà Hẩu.......................... 60
Bảng 3.13. Mức độ thường gặp của các loài trong lâm phần điều tra .................... 61
Bảng 3.14. Mức độ thân thuộc của loài Chò chỉ với một số loài quan trọng
trong các lâm phần điều tra tại KBTTN Nà H ẩ u ..................................... 63
Bảng 3.15. Đặc trưng các đặc điểm khí hậu tại KBTTN Nà H ẩu .......................... 64
Bảng 3.16. Tổ thành cây tái sinh nơi có loài Chò chỉ phân bố tính theo N % ........ 66
Bảng 3.17. Tổ thành tầng cây cao và tổ thành cây tái sinh tại KBTTN Nà Hẩu............. 69
xi
Bảng 3.18. Cấu trúc mật độ tầng cây tái sinh nơi có loài Chò chỉ phân b ố ...........70
Bảng 3.19. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao tại KBTTN Nà Hẩu (ở
độ cao 728m, trạng thái rừng IIIA2) ...........................................................72
Bảng 3.20. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao tại KBTTN Nà Hẩu (ở
độ cao 705m, trạng thái rừng IIIA2) ...........................................................74
Bảng 3.21. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao tại KBTTN Nà Hẩu (ở
độ cao 746m , trạng thái rừng IIIA 2) .......................................................76
xii
DANH MỤC CÁC HÌN H
Hình 2.1. Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu của đề tà i..................................... 31
Hình 3.1. Hình thái thân cây Chò chỉ tại KBTTN Nà H ẩu ..................................... 41
Hình 3.2. Hình thái lá cây Chò chỉ tại KBTTN Nà H ẩ u ......................................... 42
Hình 3.3. Hình thái hoa cây Chò chỉ.......................................................................... 43
Hình 3.4. Phân bố G (%) và IV (%)
của các loài ở độ cao 728m ................51
Hình 3.5. Phân bố G (%) và IV (%)
của các loài ở độ cao 705m ................53
Hình 3.6. Phân bố G (%) và IV (%)
của các loài ở độ cao 746m ................56
Hình 3.7. Tổng số loài và số loài tham gia vào trong công thức tổ thành..............57
Hình 3.8. Phân bố giữa mức độ thường gặp với tần suất xuất hiện của các
loài trong lâm phần điều tra ........................................................................ 62
Hình 3.9. Số loài cây tái sinh và số loài chính tham gia CTTT............................... 68
Hình 3.10. Phân bố giữa ni và ki của các loài trong lâm phần ở độ cao 728m............... 73
Hình 3.11. Phân bố giữa ni và ki của các loài trong lâm phần ở độ cao 705m............... 75
Hình 3.12. Phân bố giữa ni và ki của các loài trong lâm phần ở độ cao 746m............... 77
1
M Ở ĐẦU
1. Đ ặt vấn đề
Con người và thiên nhiên luôn có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn
nhau. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên hay tài nguyên rừng nói riêng đối với cuộc
sống con người đã được nhiều tài liệu đề cập đến. Tuy nhiên, dưới nhiều nguyên nhân
trực tiếp và gián tiếp khác nhau đã và đang làm ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên
này và làm cho tính đa
dạng sinh
học
bị
suy giảm
trầm
trọng. Bên
cạnh
nhiều loài, nhiều taxon được phát hiện và mô tả mới cho khoa học thì rất có thể
nhiều loài khác - loài chưa từng được biết đến đã đối điện với nguy cơ bị đe dọa
và tuyệt chủng, và trong số
đó có thể
có những
loài có giá trị
đặc
biệt đ
diện
quý h
khoa học và cuộc sống của con người.
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu được thành lập theo Quyết định số 5 12/QĐUB ngày 09/10/2006 của UBND tỉnh Yên Bái. Khu rừng được quy hoạch thành lập
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu nằm trên địa bàn các xã Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ
Vàng và Phong Dụ Thượng thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái với diện tích 16.950
ha. Đây là khu vực có các hệ sinh thái rừng tự nhiên mang tính điển hình của vùng
núi phía Bắc nước ta.
Những kết quả điều tra, nghiên cứu ban đầu cho thấy, khu rừng này ngoài
tính đa dạng sinh học về thảm thực vật, khu hệ thực vật và động vật, còn có
những mẫu rừng tương đối nguyên sinh là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á
nhiệt đới tiêu biểu cho vùng Trung tâm ẩm miền Bắc Việt Nam. Theo báo cáo về
điều tra thực vật của trường đại học Lâm Nghiệp năm 2009 đã thống kê được 516
loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 332 chi và 126 họ. Về động vật, 129 loài
động vật có xương sống thuộc 54 họ và 17 bộ của 4 lớp thú, chim, bò sát và ếch
nhái đã được ghi nhận trong báo cáo điều tra ĐDSH của VCF (Quỹ bảo tồn rừng
đặc dụng Việt
Nam) năm
2012. Trong số
đó,
nhiều loài thuộc
được ghi trong sách đỏ và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Trong khu
vực có những hệ sinh thái rừng đặc trưng cho vùng trung tâm ẩm Bắc bộ còn
tương đối nguyên vẹn. Những kiểu địa hình thuộc hệ thống núi cao tiếp nối của
2
dãy Hoàng Liên Sơn cùng với rừng nguyên sinh đã tạo nên một cảnh quan thiên
nhiên hùng vĩ, sinh động và hấp dẫn.
Họ Dầu (Dipterocarpaceae), là một họ thực vật điển hình của rừng nhiệt
đới Đông Nam Á, Có phân bố rộng trải suốt khu vực từ Ân Độ đến Philippin,
gồm 13 chi và 470 loài. Trung tâm phân bố của các loài cây họ Dầu còn có cả ở
Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và Trung Quốc (Thái Văn
Trừng, 1978 [27]). Hệ sinh thái của các loài cây họ Dầu trên thế giới nói chung
và ở Việt Nam nói riêng chịu tác động rất mãnh liệt bởi các nhân tố phát sinh.
Tác động này không chỉ chi phối phạm vi phân bố mà còn tạo nên sự đa dạng về
kiểu rừng, về tổ hợp cây ưu thế tạo thành nhiều trạng thái rừng khác nhau.
Hệ sinh thái rừng cây họ Dầu ở khu vực phía Bắc chủ yếu là các kiểu rừng lá
rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới mà tổ thành là các loài cây lá rộng họ 3
mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Dẻ (Fabaceae), Họ Xoan (Meliaceae), họ Cà phê
(Rubiaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Đậu (Fabaceae). Các loài cây họ Dầu
như cây Chò chỉ (Parashorea chinensis), Táu mật (Vatica tonkinensis), Táu muối,
Chò nâu chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cấu trúc tổ thành rừng tự nhiên lá rộng
thường xanh (Thái Văn Trừng, 1983 [27].
Cây Chò chỉ (Parashorea chinensis), mới được nghiên cứu ở nước ta vào
những năm 1965với công trình nghiên cứu của Lê Viết Lộc về “Bước đầu điều
tra thảm thực vật rừng Cúc Phương” Công trình đã tiến hành điều tra 47 ô tiêu
chuẩn có diện tích 1000 m2 và 2000 m2 và đã xây dựng được bản đồ phân bố của
11 loại hình ưu thế trong vùng nghiên cứu cho thấy ở Cúc phương Chò chỉ là cây
ưu thế lập quần trong loại hình ưu thế: Sâng - Sấu - Chò chỉ - Đinh hương (Lê
Viết Lộc, 1964 [19]).
Chò Chỉ mang nhiều đặc điểm quan trọng cho khoa học và là loài cây tiềm năng
có thể ứng dụng trong lâm nghiệp đô thị, trồng rừng hay có thể phát triển nghiên cứu,
nhưng sự phân bố của loài này tại khu bảo tồn còn ít được biết đến. Từ thực tiễn nêu
trên, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái loài Chò Chỉ
(Parashorea chinensis) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, tỉnh Yên B á i” nhằm
3
góp phần nâng cao hiểu biết, đề xuất những hướng bảo tồn và phát triển loài cây có
triển vọng và hiếm này tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu.
2. M ục tiêu của đề tài
2.1. M ục tiêu chung
Nhằm xác định đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của loài Chò Chỉ tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, tỉnh Yên Bái làm cơ sở đề xuất các giải pháp
bảo tồn và phát triển loài cây này ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu.
2.2. M ục tiêu cụ thể
- Xác định được những đặc điểm cơ bản về hình thái và vật hậu của loài
Chò Chỉ.
- Xác định được một số đặc điểm sinh thái và phân bố, đặc điểm tái sinh
của loài Chò Chỉ tại khu vực nghiên cứu.
- Bước đầu đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này ở Khu
bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Loài Chò Chỉ (Parashorea chinensis) phân bố tự nhiên tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Nà Hẩu, tỉnh Yên Bái.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu loài cây Chò chỉ phân bố tự nhiên ở đai độ cao dưới
750m tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần bổ sung cơ sở khoa học về đặc điểm sinh học, sinh thái và đặc
điểm tái sinh nhằm bảo tồn và phát triển bền vững loài cây này ở Khu bảo tồn
thiên nhiên Nà Hẩu. Chò chỉ là loài cây gỗ lớn, quý hiếm ở nước ta. Mặc dù
không xếp vào loại nguy cấp nhưng Chò chỉ trong tự nhiên không còn nhiều mà
chủ yếu gây trồng và bảo vệ để phát triển chúng trong tương lai. Nếu được chú
trọng ngay từ bây giờ, thì đây là loài cây có nhiều tiềm năng và triển vọng đối
với việc trồng rừng gỗ lớn trên các điều kiện lập địa phù hợp. Góp phần bảo vệ
4
tính đa dạng sinh học của các vùng sinh thái và gìn giữ nguồn gen cho cả hiện tại
và tương lai.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được đặc điểm hình thái, sinh thái học; phân bố và tái sinh cây
Chò chỉ; làm cơ sở đề xuất được các giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này
ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu.
- Là tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo và phục vụ
giảng dạy.
5
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ N G H IÊN CỨU
1.1. T rên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh rừng
* Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Các nghiên cứu
về
cấu
trúc sinh thái của
rừng
mưa
nhiệt đới
đã
Richards P.W (1933 - 1934), Baur. G.N. (1962 [1]), Odum (1978) [22], v.v... tiến
hành. Các nghiên cứu này thường nêu lên quan điểm, khái niệm và mô tả định tính
về tổ thành, dạng sống và tầng phiến của rừng. Cụ thể như sau:
Theo Baur G.N. (1962) [1] đã đưa ra những tổng kết hết sức phong phú
về các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản là đều tuổi,
rừng không đều tuổi và các phương thức xử lý cải thiện rừng mưa. Catinot
(1965); Plaudy. J đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ rừng,
nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các
khái niệm dạng sống, tầng phiến...
v ề đa dạng hệ thực vật, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu,
đặc biệt những công trình có giá trị vào thế kỷ XIX - XX, như Thực vật chí Ân
Độ gồm 7 tập (1872), Thực vật chí Hải Nam (1973 - 1977), Thực vật chí Vân
Nam (1997),... Tất cả các công trình đều đã nêu lên mức độ phong phú và đa
dạng của hệ thực
vật
rừng
ở
từng vùng
nhất
định. Tiêu biểu
Tolmachop ở Liên Xô (cũ) (Nguyễn Bá Thụ, 1995 [30]). Tác giả đã đưa ra nhận
định, một hệ thực vật cụ thể ở vùng nhiệt đới ẩm thường có tới 1500 - 2000 loài.
Ngày nay, đa dạng sinh học đang được nhiều nhà khoa học quan tâm, đặc
biệt việc bảo vệ đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề quốc tế mà mọi quốc gia đều
đặt vào vị trí quan trọng. Quan trọng về lĩnh vực này là công ước bảo tồn đa dạng
sinh học được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ở Rio De Janeiro
(1992) (Nguyễn Bá Thụ, 1995 [30]). Tại đây, định nghĩa về đa dạng sinh học đã
được nêu một cách đầy đủ là: Đa dạng sinh học gồm 3 yếu tố đa dạng hệ sinh thái,
đa dạng loài và đa dạng di truyền.
là công trình
6
* Nghiên cứu về tái sinh rừng
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh
thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những
loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng: dưới tán rừng, chỗ trống trong
rừng, đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai trò lịch sử của lớp cây
con này là thay thế thế hệ cây già cỗi. Vì vậy tái sinh từng hiểu theo nghĩa hẹp
là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ.
Quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được xác định
bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố.
Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh và tầng cây gỗ lớn đã
được nhiều nhà khoa học quan tâm (Mibbre-ad, 1930; Richards, 1933; 1939;
Aubreville, 1938; Beard, 1946; Lebrun và Gilbert, 1954; Joné, 1955-1956;
Schultz, 1960; Baur, 1964; Rollet, 1969). Do tính chất phức tạp về tổ thành loài
cây, trong đó chỉ có một số loài có giá trị nên trong thực tiễn, người ta chỉ khảo sát
những loài cây có ý nghĩa nhất định.
Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới vô cùng phức tạp và còn ít được
nghiên cứu. Phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của rừng mưa thường chỉ
tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều kiện rừng đã ít nhiều bị biến
đổi. Theo Van steenis (1956) [37] đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của
rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và tái sinh
vệt của các loài cây ưa sáng.
Vấn đề tái sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu quả các
cách thức sử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các loài cây mục đích ở các
kiểu rừng. Từ đó các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều phương
thức chặt tái sinh. Công trình của Bernard (1954, 1959); Wyatt Smith (1961,
1963) [36] với phương thức rừng đều tuổi ở Mã Lai; Nicholson (1958) ở Bắc
Borneo; Donis và Maudoux (1951, 1954) với công thức đồng nhất hoá tầng trên
ở Zaia; Taylor (1954), Jones (1960) với phương thức chặt dần tái sinh dưới tán
ở Nijêria và Gana; Barnarji (1959) với phương thức chặt dần nâng cao vòm lá ở
Andamann. Nội dung chi tiết các bước và hiệu quả của từng phương thức đối
7
với tái sinh đã được Baur (1964) tổng kết trong tác phẩm: Cơ sở sinh thái học
của kinh doanh rừng mưa.
Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới đáng
chú ý là công trình nghiên cứu của Richards, P.W (1952), Bernard Rollet (1974),
tổng kết các kết
quả nghiên
cứu
về
phân bố
số cây tái sinh
tự
nhiên
trong các ô có kích thước nhỏ (1 x 1m, 1 x 1.5m) cây tái sinh tự nhiên có dạng
phân bố cụm, một số ít có phân bố Poisson. ở Châu Phi trên cơ sở các số liệu thu
thập Tayloer (1954), Barnard (1955) xác định số lượng cây tái sinh trong rừng
nhiệt đới thiếu hụt cần thiết phải bổ sung bằng trồng rừng nhân tạo. Ngược lại, các
tác giả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới Châu á như Budowski
(1956), Bava (1954), Atinot (1965) lại nhận định
dưới
tán
rừng
nhiệt đới
chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, do vậy các biện pháp lâm sinh
đề ra cần thiết để bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng (Nguyễn
Duy Chuyên, 1996) [3]).
Baur G.N. (1962) [1] cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến
phát triển của cây con còn đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm, ảnh
hưởng này thường không rõ ràng và thảm cỏ, cây bụi có ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây tái sinh. ở những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi kém
phát triển nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng đến cây tái sinh.
1.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây
Việc nghiên cứu sinh học loài cây trong đó có các đặc điểm hình thái và vật
hậu đã được thực hiện từ lâu trên thế giới. Đây là bước đầu tiên, làm tiền đề cho các
môn khoa học khác liên quan. Có rất nhiêu công trình liên quan đến hình thái và
phân loại các loài cây. Những nghiên cứu này đầu tiên tập trung vào mô tả và phân
loại các loài, nhóm loài, ...Có thể kể đến một vài công trình rất quen thuộc liên quan
đến các nước lân cận như: Thực vật chí Hong Kong (1861), Thực vật chí Australia
(1866), Thực vật chí rừng Tây Bắc và trung tâm Ấn độ (1874), Thực vật chí Ấn độ 7
tập (1872 - 1897), Thực vật chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malaysia (1892 1925), Thực vật chí Hải Nam (1972 - 1977), Thực vật chí Vân Nam (1977), Thực
vật chí Quảng Đông, Trung Quốc (9 tập). Sự ra đời của các bộ thực vật chí đã góp
nhìn
8
phần làm tiền đề cho công tác nghiên cứu về hình thái, phân loại cũng như đánh giá
tính đa dạng của các vùng miền khác nhau.
Ở Nga, từ 1928 đến 1932 được xem là thời kỳ mở đầu cho thời kỳ nghiên
cứu hệ thực vật cụ thể. Tolmachop A.I. cho rằng “Chỉ cần điều tra trên một diện
tích đủ lớn để có thể bao chùm được sự phong phú của nơi sống nhưng không có
sự phân hoá mặt địa lý”. Ông gọi đó là hệ thực vật cụ thể. Tolmachop đã đưa ra
một nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể ở vùng nhiệt đới ẩm thường
là 1500 - 2000 loài.
v ề vật hậu học: Hoạt động sinh học có tính chất chu kỳ của các cơ quan sinh
dưỡng và cơ quan sinh sản. Chu kỳ vật hậu của cùng 1 loài phân bố ở các vùng sinh
thái khác nhau sẽ có sự sai khác rõ rệt. Điều này có ý nghĩa cần thiết trong nghiên
cứu sinh thái cá thể loài và công các chọn tạo giống. Các công trình như nêu trên
cũng đã ít nhiều nêu ra các đặc điểm về chu kỳ hoa, quả và các đặc trưng vật hậu của
từng loài, nhóm loài.
1.1.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học loài cây
Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài làm cơ sở đề xuất
biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh
doanh rừng rất được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo đó, các lý
thuyết về hệ sinh thái, cấu trúc, tái sinh rừng được vận dụng triệt để trong nghiên
cứu đặc điểm của 1 loài cụ thể nào đó.
Odum E.P (1971) [35] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái, trên cơ sở
thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P (1935). Ông đã phân chia ra
sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu
từng cá thể sinh vật hoặc từng loài, trong đó chu kỳ sống, tập tính cũng như khả
năng thích nghi với môi trường được đặc biệt chú ý.
Lacher. W (1978) đã chỉ rõ những vấn đề cần nghiên cứu trong sinh thái thực
vật như: Sự thích nghi với các điều kiện dinh dưỡng khoáng, ánh sáng, độ nhiệt, độ
ẩm, nhịp điệu khí hậu (Dẫn theo Nguyễn Thị Hương Giang, 2009) [13].
Trung tâm Nông lâm kết hợp thế giới (World Agroforestry Centre, 2006),
Anon (1996), Keble và Sidiyasa (1994) đã nghiên cứu đặc điểm hình thái của
9
loài Vối thuốc (Schima wallichii) và đã mô tả tương đối chi tiết về đặc điểm hình
thái thân, lá, hoa, quả, hạt của loài cây này, góp phần cung cấp cơ sở cho việc
gây trồng và nhân rộng loài Vối thuốc trong các dự án trồng rừng (dẫn theo
Hoàng Văn Chúc, 2009 [7]).
Tian - XiaoRui khi nghiên cứu về khả năng chịu lửa của một số loài cây
trồng rừng đã rút ra kết luận, Vối thuốc (S. wallichii), Castanopsis hystrix và
Myrica rubra có sức chống lửa tốt nhất trong tổng số 12 loài cây nghiên cứu (dẫn
theo Hoàng Văn Chúc, 2009) [7]. Vối thuốc là loài cây tiên phong ưa sáng, biên
độ sinh thái rộng, phân bố rải rác ở các khu vực phía Đông Nam Châu Á. Vối
thuốc xuất hiện ở nhiều vùng rừng thấp (phía Nam Thái Lan) và cả ở các vùng cao
hơn (Nepal) cũng như tại các vùng có khí hậu lạnh. Là cây bản địa của Brunei,
Trung Quốc, ấn Độ, Lào, Myanmar, Nepal, Papua New Guinea, Phillipines,
Thailand và Việt Nam (World Agroforestry Centre, 2006). Vối thuốc thường mọc
thành quần thụ từ nơi đất thấp đến núi cao, phân bố ở rừng thứ sinh, nơi đồng cỏ,
cây bụi và ngay cả nơi ngập nước có độ mặn nhẹ. Vối thuốc có thể mọc trên
nhiều loại đất với thành phần cơ giới và độ phì khác nhau, từ đất cằn cỗi khô cằn
đến đất phì nhiêu, tươi
tốt, có thể
thấy
Vối
thuốc xuất
hiện
nơi
thuốc là loài cây tiên phong sau nương rẫy (Laos tree seed project, 2006) (dẫn
theo Hoàng Văn Chúc, 2009) [7].
Khamleck (2004), Họ Dẻ có phân bố khá rộng, với khoảng 900 loài chúng
được tìm thấy ở vùng ôn đới Bắc bán cầu, cận nhiệt đới và nhiệt đới, song chưa
có tài liệu nào công bố chúng có ở vùng nhiệt đới Châu Phi. Hầu hết các loài
phân bố tập trung ở Châu Á, đặc biệt ở Việt Nam có tới 216 loài và ít nhất là
Châu Phi và vùng Địa Trung Hải chỉ có 2 loài (dẫn theo Trần Hợp, 2002) [17].
Như vậy, với các công trình nghiên cứu về lý thuyết sinh thái, tái sinh, cấu
trúc rừng tự nhiên cũng như nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái đối với một
số loài cây như trên đã phần nào làm sáng tỏ những đặc điểm cấu trúc, tái sinh của
rừng nhiệt đới nói chung. Đó là cơ sở để lựa chọn cho hướng nghiên cứu trong
luận văn.
đầm
lầy.
10
1.1.4. Nghiên cứu về cây Chò chỉ
Những nghiên cứu về cây Chò chỉ trên thế giới không có nhiều. Tuy
nhiên, theo Wendy Jackson (Bộ canh nông Mỹ) thì họ Dầu (Dipterocarpaceae)
phân bố nhiều ở vùng Đông Nam Á và rất nhạy cảm với đất, chịu ảnh hưởng sâu
sắc của Cacbonnat canxi.
Lecont đã nghiên cứu và
xuất
bản
cuốn “Thực vật
chí
Đông Dươn
Trong đó tác giả đã xác định được hai loài Chò chỉ là Parashorea stelata và
Parashorea chinensis. Hai loài cây này đã được đưa vào danh lục Thực vật ở Việt
Nam. Chò chỉ phân bố nhiều ở Trung Quốc, Miến Điện thuộc khu hệ Malaysia từ
Nam di cư lên Bắc. Chính vì vậy mà các nghiên cứu về loài Chò chỉ tập trung
nhiều ở Trung Quốc. Theo Guang xi (1974), đã nghiên cứu việc gây trồng loài
Chò chỉ ở Trung Quốc
và
đã có những thành công
nghiên cứu Lin Chi
cũng đã
nghiên cứu
một
nhất
định. Năm 1988, nhà
số
sinh thái
trưởng và phát triển của cây Chò chỉ tại vùng Quảng Đông (dẫn theo Hoàng Văn
Chúc, 2009) [7].
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh rừng
* Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng ở Việt nam cũng đã được rất nhiều tác giả
đề cập tới nhằm đưa ra giải pháp lâm sinh phù hợp, song tiêu biểu phải kể đến
một số công trình nghiên cứu sau:
Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) [26] đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng
như: Tầng vượt tán (Ai), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây
bụi (B) và tầng cỏ quyết (C). Ông đã vận dụng và cải tiến bổ sung phương pháp
biểu đồ, mặt cắt đứng của Davit - Risa để nghiên cứu cấu trúc rừng Việt Nam,
trong đó tầng cây bụi và thảm tươi được vẽ phóng đại với tỉ lệ nhỏ hơn và có ký
hiệu thành phần loài cây của quần thể đối với những đặc trưng sinh thái và vật
hậu cùng biểu đồ khí hậu, vị trí địa lý, địa hình. Bên cạnh đó, ông còn dựa vào 4
tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam. Đó là dạng sống ưu
thế của những thực vật trong tầng cây lập quần, độ tàn che của tầng ưu thế sinh
ảnh
hưởng
11
thái, hình thái sinh thái của nó và trạng mùa của tán lá. Với những quan điểm
trên, Thái Văn Trừng đã phân chia thảm thực vật Rừng Việt Nam thành 14 kiểu.
Rõ ràng các nhân tố cấu trúc rừng được vận dụng triệt để trong phân loại rừng
dựa trên quan điểm sinh thái phát sinh quần thể.
Đặc điểm cấu trúc rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh đã được
tác giả Đào Công Khanh (1996) [18] tiến hành. Đây là cơ sở đề xuất một số biện
pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng. Theo Nguyễn Văn Trương
(1983) [27] khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài đã xem xét sự phân tầng theo
hướng định lượng, phân tầng theo cấp chiều cao một cách cơ giới. Theo Vũ Đình
Phương (1987) [24] đã nhận định, việc xác định tầng thứ của rừng lá rộng thường
xanh là hoàn toàn hợp lý và cần thiết, nhưng chỉ trong trường hợp rừng có sự phân
tầng rõ rệt có nghĩa là khi rừng đã phát triển ổn định mới sử dụng phương pháp định
lượng để xác định giới hạn của các tầng cây. Theo Nguyễn Anh Dũng (2000) [11]
đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ cho 2 trạng thái rừng
là IIa và IIIa1 ở Lâm Trường Sông Đà - Hoà Bình.
Về đa dạng tầng cây gỗ đã có nhiều tác giả Việt Nam quan tâm nghiên
cứu về đa dạng sinh học, đặc biệt là đa dạng hệ thực vật, đầu tiên phải kể đến
công trình nghiên cứu “Thảm thực vật rừng Việt Nam” của Thái Văn Trừng
(1963, 1978 [26]). Tác giả đã tổng kết và công bố công trình nghiên cứu của
mình với 7004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi và 189 họ ở Việt
Nam. Ông đã nhấn mạnh sự ưu thế của ngành thực vật hạt kín (Angiospermae)
trong hệ thực vật Việt Nam với 6336 loài chiếm 90,9%, 1727 chi chiếm 93,5%
và 239 họ
chiếm 82,7% trong tổng
số taxon
mỗi
bậc.
Tiếp
theo là công trình
“Bước đầu nghiên cứu rừng Miền Bắc” của Trần Ngũ Phương (1963) [23]. Tác
giả chia rừng miền Bắc Việt Nam thành 3 đai với 8 kiểu.
* Nghiên cứu về tái sinh
Tái sinh rừng ở nước ta chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
đầy đủ và hệ thống, đặc biệt là tái sinh tự nhiên, các kết quả nghiên cứu về tái
sinh rừng thường được đề cấp đến trong các công trình nghiên cứu về thảm thực
vật, trong các báo cáo khoa học và công bố trên các tạp chí. Rừng Việt Nam
12
mang những đặc điểm
tái sinh của rừng nhiệt
đới
nói chung,
nhưng phần lớn
rừng thứ sinh phục hồi nên những quy luật tái sinh đã bị xáo trộn.
Khi nghiên cứu rừng nhiệt đới ở Việt Vam, Trần Ngũ Phương (1963)
[23] đã nhấn mạnh, rừng tự nhiên có nhiều tầng, khi một tầng nào đó của rừng
bắt đầu già cỗi thì nó đã chuẩn bị cho bản thân một lớp cây con tái sinh để sau
này sẽ thay thế khi nó bị tiêu vong. Theo Phùng Ngọc Lan (1964) [20] đã nêu kết
quả tra dặm hạt Lim xanh dưới tán rừng ở lâm trường Hữu Lũng, Lạng Sơn.
Ngay từ giai đoạn nảy mầm, bọ xít là nhân tố gây ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ
nảy mầm.
Thái Văn Trừng (1978) [26] khi nghiên cứu về “Thảm thực vật rừng Việt
Nam” đã kết luận: ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điều khiển quá
trình tái sinh tự nhiên trong rừng. Khi các điều kiện của môi trường như đất rừng,
nhiệt độ, độ ẩm dưới tán rừng chưa thay đổi thì các loài cây tái sinh không có
những biến đổi lớn và cũng không diễn thế một cách tuần hoàn trong không gian
và theo thời gian mà diễn thế theo những phương thức tái sinh có quy luật nhân
quả giữa sinh vật và môi trường.
Viện Điều tra - Quy hoạch rừng tiến hành điều tra tái sinh tự nhiên ở rừng
thứ sinh Yên Bái (1965), Hà Tĩnh (1966), Quảng Bình (1969) và Lạng Sơn (1969).
Từ kết quả điều tra tái sinh, Vũ Đình Huề (1969) [14] đã phân chia khả năng tái sinh
rừng thành 5 cấp, rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu. Nhìn chung nghiên cứu này
mới chỉ chú trọng đến số lượng mà chưa đề cập đến chất lượng cây tái sinh. Cũng từ
kết quả điều tra trên, Vũ Đình Huề (1975) [15] đã tổng kết và rút ra nhận xét, tái
sinh tự nhiên rừng miền Bắc Việt Nam mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt
đới. Dưới tán rừng nguyên sinh, tổ thành loài cây tái sinh tưong tự như tầng cây gỗ;
dưới tán rừng thứ sinh tồn tại nhiều loài cây gỗ mềm kém giá trị và hiện tượng tái
sinh theo đám được thể hiện rõ nét tạo nên sự phân bố số cây không đồng đều trên
mặt đất rừng
Nguyễn Văn Trương (1983) [28] cho biết: cần phải thay đổi cách khai
thác rừng cho hợp lý vừa cung cấp được gỗ, vừa nuôi dưỡng và tái sinh được rừng.
Muốn đảm bảo cho rừng phát triển liên tục trong điều kiện quy luật đào thải tự nhiên
13
hoạt động thì rõ ràng là lóp cây dưới phải nhiều hơn lóp cây kế tiếp nó ở phía trên.
Điều kiện này không thực hiện được trong rừng tự nhiên ổn định mà chỉ có trong
rừng chuẩn có hiện tượng tái sinh liên tục đã được sự điều tiết của con người.
Vũ Tiến Hinh (1991) [16] khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại Hữu
Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận thấy rằng, hệ số tổ thành
tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên quan chặt chẽ với nhau.
Các loài có hệ số tổ thành ở tầng cây cao càng lón thì hệ số tổ thành ở tầng tái sinh
cũng vậy.
Khi nghiên cứu về tái sinh tự nhiên ở rừng Khộp vùng Easup - Đắc Lắc,
Đinh Quang Diệp (1993) [10] đã kết luận: Độ tàn che, thảm mục, độ dày tầng
thảm mục, điều kiện lập địa,... là những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất
lượng cây con tái sinh dưới tán rừng.
Để đánh giá vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên ở các vùng miền
Bắc, Trần Xuân Thiệp (1995) [29] đã cho rằng rừng phục hồi vùng Đông Bắc
chiếm trên 30% diện tích rừng hiện có, lớn nhất so với các vùng khác. Khả năng
phục hồi hình thành các vườn rừng, trang trại rừng đang phát triển ở các tỉnh
trong vùng. Rừng Tây Bắc phần lớn diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy, diễn
thế rừng ở nhiều vùng xuất hiện nhóm cây ưa sáng chịu hạn hoặc rụng lá, kích
thước nhỏ và nhỡ là chủ yếu và nhóm cây lá kim rất khó tái sinh phục hồi trở lại
do thiếu lớp cây mẹ...
Thực tế cho thấy, ở nước ta hiện nay, nhiều khu vực vẫn phải dựa vào tái sinh
tự nhiên còn tái sinh nhân tạo mới chỉ được triển khai trên quy mô hạn chế. Vì vậy,
những nghiên cứu đầy đủ về tái sinh tự nhiên cho từng đối tượng rừng cụ thể là hết
sức cần thiết để từ đó có thể đề xuất những biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp.
1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây
Ngoài những tác phẩm cổ điển về thực vật như “Flora Cochinchinensis“
của Loureiro (1790) và “Flore Forestière de la Cochinchine” của Pierre (1879
1907), thì từ đầu những năm đầu thế kỷ 20 đã xuất hiện một công trình nổi tiếng,
là nền tảng cho việc nghiên cứu về hình thái phân loại thực vật, đó là Bộ thực vật
chí Đông Dương do H. Lecomte chủ biên (1907-1952). Trong công trình này, các