Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua dạy học môn Ngữ văn lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.99 KB, 16 trang )

Cầm Bá Đường

Trường THPT Thường Xuân 2

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Lý do chọn đề tài.
Dạy học môn Ngữ Văn ở trường THPT, ngoài việc khám phá những tri thức
về văn học nghệ thuật, người giáo viên còn thông qua đó tác động đến sự hình
thành đạo đức, nhân cách, đặc biệt là kĩ năng sống, giao tiếp, ứng xử cho học
sinh. Như chúng ta đã biết từ năm học 2010- 2011, Bộ giáo dục đào tạo đã
chính thức đưa giáo dục kĩ năng sống vào toàn bộ chương trình giảng dạy trong
nhà trường trên phạm vi toàn quốc như là một nhu cầu, một đòi hỏi tất yếu đối
với việc dạy học. Với bộ môn Ngữ văn, việc tích hợp kĩ năng sống có tác dụng
thật sự thiết thực đối với các em học sinh, đặc biệt là học sinh THPT, khi các
em đang chập chững bước vào đời. Bởi vậy, văn học theo tôi nó phải “vị nhân
sinh” và như vậy là người giáo viên đã hướng các em xích gần lại với đời, để
các em hiểu được nhân vật văn học chính là từ cuộc đời thực mà bước ra
vậy. Và ai đã từng đứng lớp đều không thể không nhận thức được vị trí quan
trọng của môn Ngữ Văn với tư cách là một môn khoa học xã hội thì trách nhiệm
giáo dục các em hướng tới cách sống và hành động một cách tự chủ là điều
quan trọng hơn bao giờ hết. Để đạt được điều đó, theo tôi giáo viên phải truyền
tải được cả thông điệp mà nhà văn gửi gắm đến các em và tất cả mọi người nữa.
Nếu làm như vậy, giáo viên đã góp phần định hướng được kĩ năng sống cho các
em để các em có thể nhớ lại tất cả những gì đã được góp nhặt, được giáo dục
trong giờ học mà ứng xử và thích nghi với cuộc sống sau này.Từ quan điểm này
tôi xác định những lý do cơ bản sau đây để đưa ra đề tài này.
Dạy học môn Ngữ Văn như đã nói ở trên, chúng ta thường gặp những vấn đề
về giao tiếp, đối nhân xử thế…trong cuộc sống hàng ngày. Những vấn đề đó
chính là những “câu hỏi mở” yêu cầu chúng ta phải tìm được “chìa khoá” để
làm rõ vấn đề. Cụ thể hơn, trong các tác tác phẩm văn học trong nhà trường,
người đọc thường thấy chứa đựng các tình các tình huống mà ở đâu đó trong


cuộc sống ta vẫn thường thấy. Điều này học sinh cần thiết phải có kĩ năng xử lí
tốt nhất để làm hành trang bước vào đời.
Từ những lí do trên, tôi lựa chon đề tài “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
qua các văn bản văn học ở trường THPT”, nhằm góp phần đẩy mạnh hơn
nữa mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của chương trình giáo dục
quốc dân. Đây cũng có thể coi là một tài liệu tham khảo cho giáo viên, nhất là
giáo viên Ngữ Văn trong xu thế đổi mới PPDH theo hướng tích cực hiện nay.

1


Cầm Bá Đường

Trường THPT Thường Xuân 2

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của đề tài
Với đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh
nhiệm vụ hình thành và phát triển ở HS năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực
tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp HS
có được những hiểu biết về xã hội, văn hoá, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm
của con người.'
Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp HS có năng lực
ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người.
Với tính chất là môn học giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp HS bồi dưỡng
năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh
để hoàn thiện nhân cách.
Vì thế, Ngữ văn là môn học có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục
các KNS cho HS.
Cuộc sống muôn màu vẻ hiện nay có vô vàn các mối quan hệ phức tạp cần

những con người có kĩ năng, kinh nghiệm tốt để đối diện với từng vấn đề. Nếu
con người không xử lí được các tình huống, cuộc sống sẽ trở nên hoặc mềm yếu
tiêu cực, hoặc trơ trọi cô độc trước cuộc đời.
Để hình thành một nền tảng đạo đức nhân cách tốt và muốn hoàn thiện bản
thân mỗi người cần dựa vào khả năng giao tiếp, ứng xử trước các vấn đề của
cuộc sống.
II . Thực trạng của vấn đề.
Bản thân là giáo viên dạy môn Ngữ Văn ở trường THPT tôi nhận thấy rằng:
kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng đối với mỗi người, nhất là
đối với lứa tuổi học sinh THPT. Những kĩ năng này một phần có thể tìm thấy
trong một số tác phẩm văn học trong nhà trường THPT.
Như vậy giáo viên và giáo viên Ngữ Văn nói riêng có thể tác động đến việc
hình thành những kĩ năng này cho học sinh thông qua việc vận dụng các PPDH
và kĩ thuật dạy học mới trong môn học của mình. Chúng ta đã từng nghe rất
nhiều: “Văn học là nhân học”, dạy học văn là dạy cách làm người. Tuy nhiên
thực tế giảng dạy có rất nhiều thầy cô trong quá trình hướng dẫn học sinh tiếp
cận tri thức lại quá sa đà vào cái hay, cái đẹp của ngôn từ và xoáy sâu vào nội
dung kiến thức mà không chú ý hoặc không thật quan tâm đến việc giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh, bởi vậy tác phẩm văn chương đến với các em có thể
thật sự hay và hấp dẫn nhưng nếu chỉ thế thôi thì chưa đủ, như vậy có nghĩa là
giờ giảng chỉ đến với các em trên phương diện sách vở, lí thuyết mà các em
chưa biết hết dụng ý mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm, bởi suy cho cùng thì
2


Cầm Bá Đường

Trường THPT Thường Xuân 2

hiện thực cuộc sống mà nhà văn phản ánh chẳng phải là lấy chất liệu từ cuộc

đời đó sao.
Để việc dạy học tác phẩm văn học trong trường THPT đạt hiệu quả cao, và
hình thành kĩ năng sống cho học sinh, tôi đã thực hiện công việc phân tích tác
phẩm văn học ở cả ba khối lớp 10, 11, 12 qua thực tế dạy học từ năm học 2009
- 2010 đến nay với nội dung tích hợp vấn đề này.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giải pháp
Để có thể giải quyết tình trạng học sinh thiếu và yếu về kĩ năng sống, có nhiều
giải pháp, và tôi thấy rằng trong dạy học các văn bản văn học ở trường THPT
có những giải pháp sau đây:
Thông qua các văn bản văn học trong chương trình giáo dục cho học sinh:
- Về kiến thức: - Trang bị cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại,
hệ thống về văn học và tiếng Việt, bao gồm: Kiến thức về những tác phẩm tiêu
biểu cho các thể loại tiêu biểu của văn học Việt Nam và một số tác phẩm, đoạn
trích của văn học nước ngoài; những hiểu biết về lịch sử văn học, kiến thức về lí
luận văn học cần thiết; những kiến thức khái quát về lịch sử tiếng Việt, các
phong cách ngôn ngữ, những kiến thức về kiểu văn bản, đặc biệt là văn bản
nghị luận..
Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như các giá trị
tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố, mở rộng và bổ sung, khắc sâu kiến
thức đã học về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và
xã hội, về định hướng nghề nghiệp. Nhận thức được sự cần thiết của các KNS
giúp cho bản thân sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây
ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần của bản thân và người khác.
Nhận thức được những giá trị cốt lõi làm nền tảng cho các KNS.
- Về kĩ năng: - Hình thành và phát triển các năng lực Ngữ văn: Năng lực sử
dụng tiếng Việt thể hiện ở 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết; năng lực tiếp
nhận văn học, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học và năng lực thực hành
ứng dụng.
Có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả

và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. Có suy nghĩ và hành động
tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống. Có kĩ năng
quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những nguy
cơ ảnh hưởng đến an toàn và lành mạnh của cuộc sống (tệ nạn xã hội,
HIV/AIDS, bạo lực, nạn xâm hại tinh thần, thể xác....); giúp HS phòng ngừa
những hành vi, nguy cơ có hại cho sự phát triển của cá nhân.
- Về thái độ: Hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các KNS mà bản thân đã
rèn luyện được đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện các KNS
đó. Hình thành và thay đổi hành vi, nhất là những hành vi liên quan đến lối
sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình, cộng đồng. Có ý
3


Cầm Bá Đường

Trường THPT Thường Xuân 2

thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội;
có ý thức định hướng nghề nghiệp.Có những kiến thức pháp luật và các vấn đề
phù hợp đạo lí truyền thống dân tộc và xu thế chung của thời đại. Áp dụng kiến
thức từ bài học vào thực tế cuộc sống để hiểu biết và làm theo những nguyên
tắc ứng xử được xã hội cho phép, thừa nhận.
Bồi dưỡng cho HS tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hoá; tình yêu gia đình,
thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng xã
hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ, nhân văn; nâng cao ý thức trách nhiệm công
dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế; ý thức tôn trọng, phát huy các giá trị
văn hoá của dân tộc và nhân loại.
2. Tổ chức thực hiện
2.1 .Biên soạn hệ thống câu hỏi sẵn cho từng bài, từng tiết học theo hướng
tích hợp DG KNS.

- Tiếp cận GDKNS theo hai cách: nội dung và phương pháp dạy học, trong đó
nhấn mạnh đến cách tiếp cận PP. Nghĩa là thông qua nội dung và PPDH để giáo
dục KNS cho học sinh chứ không phải tích hợp vào nội dung bài dạy. Rèn
luyện KNS cho HS thông qua các tiết học bộ môn vì vậy mà đạt hiệu quả hơn.
Trong các giờ học Ngữ Văn, chúng ta có thể thấy rõ rằng: văn bản hay, gần gũi
với cuộc sống có thể thu hút sự chú ý của học sinh hơn các tiết học khác trong
bộ môn. Ở đó, nếu giáo viên khéo léo dẫn dắt học sinh, biết đặt ra các vấn đề
kích thích học sinh tham gia thảo luận sẽ tạo được một không khí hết sức sôi
động. Muốn vậy việc thiết kế bài học phải đảm bảo sự kết hợp tốt giữa nội dung
và PPDH, nhất là cần chú ý việc soạn hệ thống câu hỏi trong thiết kế giáo án.
Sau đây là các câu hỏi tôi đã biên soạn sẵn cho những văn bản tiêu biểu trong
chương trình:
2.1.1. Ở lớp 10 xin dẫn ra những bài tiêu biểu sau đây:
Đối với bài Tấm Cám giáo viên đặt một số câu hỏi như sau để học sinh
thảo luận:
- Đối với việc Tấm bị mẹ con Cám liên tiếp hãm hại mà Tấm vẫn kiên trì chịu
đựng thì các em có suy nghĩ và ý kiến thế nào?
Câu hỏi này nhằm giúp các em học sinh bày tỏ suy nghĩ, thái độ của mình
trước một tình thế thiết thực, đó là: có nên chịu đựng khi bị người khác liên
tiếp tìm cách hãm hại hay không? Lòng kiên nhẫn chịu đựng có phải là một
đức tính cần thiết không?...
- Nếu là bản thân mình thì em có cách xử lí nào khác việc mẹ con Cám luôn tìm
cách chiếm đoạt những gì của Tấm mà Tấm chỉ ngồi khóc?
Đây lại là một tình huống “mở” để cho các em thoải mái bộc lộ cách ứng
xử của cá nhân các em.
- Về việc Tấm trả thù Cám, em có đồng ý với cách xử lí này không? Quan điểm
và những biện pháp để giải quyết vấn đề của em như thế nào?
Đối với vấn đề đặt ra như trên, học sinh sẽ có điều kiện bày tỏ quan điểm,
chính kiến về cách trả thù kẻ đã từng hại mình.
4



Cầm Bá Đường

Trường THPT Thường Xuân 2

Đối với tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ
chúng ta có thể đặt ra những câu hỏi sau:
- Em có đồng ý với việc An Dương Vương gả công chúa Mỵ Châu cho con của
kẻ thù là Trọng Thuỷ không? Hãy nhận xét về việc làm này của An Dương
Vương?
Đặt ra vấn đề này, chúng tôi mong muốn các em học sinh có thể phân biệt
được bản chất của kẻ xâm lược và những âm mưu, thủ đoạn xấu xa để đạt
được mục đích của chúng.
- Khi bị quân Triệu Đà truy đuổi An Dương Vương đã chém đầu con gái mình
là Mỵ Châu, nếu đặt ở cương vị bản thân mình em có làm việc này không? Vì
sao em có cách giải quyết như vậy?
Với câu hỏi này, giáo viên cần hướng các em học sinh vào giải quyết mối
quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cái chung và cái riêng,
giữa việc nhà và việc nước….
- Trên đất nước ta ngày nay có nhiều nơi đặt đền thờ Mỵ Châu và pho tượng đá
cụt đầu, theo em vì sao nhân dân ta gọi nàng là giặc mà vẫn dành cho nàng
những tình cảm như vậy?
Từ câu hỏi này học sinh có thể thể hiện được cách nhìn nhận sự việc một
cách thấu tình đạt lý, thấy được tội lỗi của người ta, song vẫn giữ một thái độ
khoan dung độ lượng với họ.
2.1.2. Đối với lớp 11
Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
- Cảnh hai chị em Liên và An trong truyện cố thức khuya để được nhìn chuyến
tàu là một chi tiết đặc sắc. Nếu đặt mình trong bối cảnh lúc bấy giờ em có đồng

cảm với hai chị em Liên không?
Ở tình huống này, học sinh có thể tích luỹ thêm cho mình kinh nghiệm
sống khi phải đối diện với hoàn cảnh u tối, buồn tẻ.
- Bối cảnh trong truyện này gợi cho em những hiểu biết và suy nghĩ gì về một
thời đã qua của đất nước ta ? Ngày nay nhìn lại cuộc sống của nhân dân ta thời
đó em cảm thấy bản thân mình có trách nhiệm gì?
Đây là câu hỏi vừa mang tính chất khơi gợi cách nhìn nhận lịch sử dân tộc
vừa có tính chất giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cho học
sinh.
- Nếu bản thân mình bị rơi vào hoàn cảnh bế tắc, tuyệt vọng nhất em sẽ sống
như thế nào? Nếu còn một chút ánh sáng của hi vọng như chị em Liên em cảm
thấy cần phải làm gì?
Điều quan trọng mà chúng ta cần hướng đến ở câu hỏi trên là học sinh có
cách giải quyết tốt nhất khi bị đẩy đến tình cảnh éo le nhất.
Tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
- Nhân vật Huấn Cao khi vào tù vẫn ngang nhiên không sợ bất cứ thứ quyền lực
nào, em thấy con người như vậy có đáng được ca ngợi không? Nếu em bị rơi
5


Cầm Bá Đường

Trường THPT Thường Xuân 2

vào hoàn cảnh của Huấn Cao , em có cách giải quyết nào khác?Vì sao em chọn
cách đó?
Câu này giúp học sinh học tập cách sống biết tự trọng, không cúi đầu trước
các thế lực đen tối, sống đúng với đạo lý, đúng với chính mình.
- Nếu có được một tài năng bẩm sinh như Huấn Cao, nhưng lại bị giam cầm
trong nhà lao, em có đem tài năng đó hiến tặng cho người mà em đồng cảm

không?
Qua câu hỏi này chung ta có thể giúp học sinh hình thành ý thức, quan
niệm đúng đắn về tài năng và nhân cách con người.
- Theo em, một con người có tài nhưng cũng rất ngang tàng, ngông ngạo, không
biết sợ quyền thế mà chỉ nể trọng cái đẹp như Huấn Cao có đáng tôn trọng
trong trong xã hội ngày này không?
- Thư pháp là một thú chơi tao nhã và phong lưu trong xã hội nước ta thời xưa,
và ngày nay vẫn còn tồn tại. Vậy theo em, viết thư pháp cần đảm bảo ngững
điều kiện nào? Em có suy nghĩ gì về tình trạng viết thư pháp tràn lan ở các cổng
đền, chùa nhiều nơi tại nước ta hiện nay?
Ở tình huống trên, học sinh sẽ bộc lộ được thái độ, quan điểm trước những
truyền thống đẹp đẽ của văn hoá dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị
“thương mại hoá”
Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” trong tác phẩm Số đỏ của Vũ
Trọng Phụng.
- Những người như nhân vật Xuân Tóc đỏ nhờ vào sự gian giảo mánh lới mà
vươn lên- hiện nay trong xã hội ta cũng không ít. Điều này làm em nghĩ thế nào
về xã hội nước ta hồi đầu thế kỉ 20 và xã hội hiện nay? Em nghĩ sao về tình
trạng dựa vào “số đỏ” mà người ta có thể tiến nhanh trên bậc thang danh vọng?
Qua vấn đề đặt ra trên đây, chúng tôi muốn học sinh phải có thái độ rõ
ràng về hàng loạt các hiện tượng tiêu cực trong xã hội các em đang sống, để
có cách đẩy lùi nó.
- Những người trong gia đình cụ cố Hồng, ai cũng tìm được cho mình một niềm
hạnh phúc khi cụ cố tổ chết. Tình cảnh này gợi cho em thấy được những hạng
người nào trong xã hội ta?
- Câu chuyện gia đình cụ cố Hồng không may rơi vào hoàn cảnh của em, em sẽ
có những cách xử trí thế nào? Quan điểm của em về việc chia tài sản của ông bà
cha mẹ để lại như thế nào?
Đây là một vấn đề thuộc phạm trù đạo đức, thời đại nào cũng có, vì vậy
giáo viên cần khai thác được ở học sinh cách nhìn nhận, giải quyết có thiên

hướng tích cực, hợp đạo lý.
- Nếu là thành viên trong một gia đình bề thế, giàu có em có tán thành quan
điểm phải tổ chức một đám ma thật to để mọi người phải thán phục không?Vì
sao?
Khía cạnh này lại hướng đến giáo dục tinh thần gìn giữ thuần phong mĩ
tục, bài trừ lạc hậu, suy đồi đạo đức, văn hoá.
6


Cầm Bá Đường

Trường THPT Thường Xuân 2

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
- Nếu bị rơi vào tình cảnh nghèo đói, rồi bị kẻ khác đẩy vào tù như Chí Phèo thì
sau khi ra tù trở lại cuộc sống bình thường anh(chị) có tìm đến kẻ thù để trả thù
như Chí Phèo không? Vì sao? Trả thù có phải là việc cần thiết phải làm không?
- Niềm khao khát cuộc sống gia đình của Chí Phèo khi gặp Thị Nở khiến em
hiểu thêm điều gì về con người , mặc dù đã bị đẩy vào tình cảnh khốn cùng?
Những nội dung đặt ra trên đây yêu cầu học sinh trình bày được cách xử
sự hợp tình hợp lý và qua đó bồi dưỡng tình yêu gia đình, yêu con người theo
truyền thống đạo lí dân tộc.
- Hãy thử đặt bản thân anh (chị) vào vị trí của Chí Phèo để giải quyết mâu thuẫn
gay gắt giữa Chí Phèo và Bá Kiến? Ngoài việc giết chết kẻ thù và tự kết liễu đời
mình như Chí Phèo, có còn cách giải quyết nào tốt hơn không?
- Trong xã hội ngày nay những mâu thuẫn giai cấp như Chí Phèo và Bá Kiến có
còn tồn tại không? Nếu phải đối mặt với những người bị tha hoá như Chí Phèo
anh (chị )sẽ xử lí thế nào?
…..vv…vv…….
Truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao.

- Hành động nhân vật Hộ cứu vớt cuộc đời của Từ trong tác phẩm nói lên
truyền thống đáng quý nào của dân tộc ta? Hành động đó xuất phát từ cái gì?
Nếu cứu người khác mà công việc và sự nghiệp của mình không được suôn sẻ
thì anh (chị) cảm thấy ân hận không ?
Trong tình huống đặt ra trên đây, học sinh sẽ được giáo dục sâu sắc hơn về
lòng yêu thương con người- một nét văn hoá tốt đẹp cần lưu giữ.
- Nếu phải lựa chọn như văn sĩ Hộ: gia đình hoặc sự nghiệp thì anh (chị) sẽ
chọn điều gì? Việc Hộ chấp nhận hi sinh sự nghiệp để nuôi vợ con là đúng hay
sai? Quan điểm của anh (chị) thế nào?
Đây là tình huống để các em suy nghĩ một cách nghiêm túc về gia đình,
nghề nghiệp, sự nghiệp tươi sáng và niềm hạnh phúc bên mái ấm gia đình…
- Nhân vật Hộ thường xấu hổ và tự đay nghiến, dày vò bản thân vì vi phạm
vào đạo đức nghề nghiệp. Theo anh (chị) đạo đức nghề nghiệp có quan trọng
không? Vì sao?
Vấn đề này rất quan trọng, các em cần tỏ rõ được ý kiến trước tình trạng vi
phạm đạo đức nghề nghiệp thường xuyên diễn ra hiện nay.
- Văn sĩ Hộ phát biểu: “sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất
lương”,anh (chị) có đồng ý với quan điểm này không? Nếu bản thân mình hoặc
thấy người khác làm việc cẩu thả anh (chị) sẽ làm gì?
- Khi ý thức được rằng người mình cưu mang đã làm cho mình phải khổ như
Hộ thì anh (chị) sẽ xử lí thế nào? Nếu nhận thấy mình khổ vì người khác thì bản
thân anh (chị) có trút sự bực dọc, tức giận lên người đó không? Biện pháp tốt
nhất là gì?
- Nhân vật Hộ khẳng định rằng: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm đạp lên vai
người khác để thoả mãn lòng ích kỉ, kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ người khác
7


Cầm Bá Đường


Trường THPT Thường Xuân 2

trên vai của mình”. Anh (chị) có đồng ý với quan niệm này không? Vì sao? Một
người mạnh theo ý kiến của anh (chị) là gì?
Câu hỏi này nhằm mục đích hiểu rõ được cái mạnh cái yếu thực sự của
con người như thế nào, và cần phê phán những kẻ vì muốn chứng tỏ mình
mạnh mà làm điều trái đạo đức, luân lí.
Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.
- Nhà thơ Xuân Diệu thấy rằng thời gian không đợi một ai, còn tuổi trẻ thì trôi
qua quá nhanh, không được dài như mùa xuân đất trời. Anh (chị) thấy quan
điểm này thế nào? Anh (chị )có tán đồng với cách sống vội vàng của nhà thơ
không? Vì sao?
- Đối với cuộc sống và công việc học tập của anh (chị) thì sống vội vàng như
Xuân Diệu có ý nghĩa gì? Anh (chị) thấy sống vội vàng để không hoài phí tuổi
trẻ có quan trọng không? Hãy lí giải.
Những vấn đề ở bài thơ này cơ bản là giúp cho cho các em có cái nhìn
đúng đắn về giá trị của thời gian và cuộc sống, có cách sống phù hợp với tác
phong công nghiệp hiện nay.
2.1.3 Đối với lớp 12, giới thiệu các tác phẩm sau:
Đoạn trích Đất Nước (trích “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa
Điềm).
- Nguyễn Khoa Điềm khẳng định: Đất nước là máu xương của mình. Phải biết
gắn bó và san sẻ. Anh (chị) suy nghĩ gì về lời thơ trên? Nếu đất nước ta phải đối
mặt với mối đe dọa bị xâm lăng như trước đây thì anh (chị ) sẽ làm gì?
- Theo anh (chị) tình yêu quê hương đất nước và tình yêu gia đình có gì khác
nhau không?
Mối quan hệ giữa cá nhân với đất nước và thái độ của thế hệ trẻ đối với
những vấn đề hệ trọng của dân tộc là mục tiêu chủ yếu khi tiếp cận đoạn
trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

- Nhân vật Mị là nhân vật trung tâm trong truyện, cô đã hết sức dũng cảm đắn
đo và quyết định cắt dây trói cho A Phủ. Nếu ở vào tình cảnh của Mị anh (chị)
có thể thực hiện hành động này không?Vì sao?
Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
- Nếu anh (chị) phải đối mặt với cái đói, cái chết như nhân vật Thị trong truyện,
anh (chị) có dám trơ trẽn ngồi xuống ăn chỉ với mấy câu nói đùa như nhân vật
đã làm không? Giữa cái đói, cái chết và thể diện, lòng tự trọng của bản thân
anh(chị) chọn điều gì?
- Hành động “lấy vợ” của Tràng là một hành động táo bạo, liều lĩnh, nếu bản
thân anh (chị) là Tràng, anh(chị)có thực hiện việc này không?
Ở bài Vợ nhặt (những câu hỏi như trên) sẽ giúp học sinh có được những
tri thức về phong cách sống: lòng tự trọng, thể diện là cái quan trọng của
con người.
“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
8


Cầm Bá Đường

Trường THPT Thường Xuân 2

- Nếu là một vị Chánh án có quyền trong tay, anh (chị) sẽ xử lí nhân vật lão đàn
ông đánh vợ như thế nào? Vì sao anh (chị) đề nghị cách xử lí như vậy?
- Phải đối mặt với cuộc sống đói khổ cùng với vợ và những đứa con nheo nhóc
như lão đàn ông hàng chài, anh (chị) có cách giải quyết nào tốt nhất để tình
trạng bạo lực gia đình không xảy ra?
- Hàng ngày phải chứng kiến cảnh người cha đánh đập hành hạ mẹ như nhân
vật Phác trong truyện, nếu em là Phác, em sẽ xử lí thế nào? Em thấy tình trạng
bạo lực gia đình có ảnh hưởng như thế nào đối với bản thân mình?
Những tình huống trong truyện của Nguyễn Minh Châu sẽ giúp học sinh

có được cách xử lí các vấn đề gặp trong cuộc sống gia đình một cách hài hoà
khôn khéo nhất.
Nhìn chung trong biện pháp này giáo viên càng suy nghĩ trăn trở nhiều để
soạn được những câu hỏi có sự tích hợp cao thì hiệu quả càng tốt. Những ví
dụ trên đây cũng đã có thể giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, xử lí các
tình huống cuộc sống ở nhiều khía cạnh, nhiều phương diện khác nhau từ
những vấn đề nhỏ nhất của cá nhân đến vấn đề ở tầm vĩ mô của toàn dân
tộc.
Tóm lại, việc biên soạn hệ thống câu hỏi theo hướng lồng ghép GD KNS cho
học sinh chính là thực hiện quá trình đổi mới PPDH mà chúng ta đã và đang
tiến hành. Chọn lựa và đưa những câu hỏi trên đây vào các tiết học đã đưa đến
những tín hiệu tốt hơn so với phương pháp soạn bài và dạy học truyền thống.
Sau đây là bài soạn minh họa cho cách tiến hành này mà người viết đã thực hiện
trong năm học 2010-2011 ở lớp 11 trường THPT Thường Xuân 2:
Cấu trúc bài soạn
A.Mục tiêu bài học:
-Kiến thức:
-Kỹ năng:
+ Kỹ năng chuyên môn:
+ Kỹ năng sống:
-Thái độ:
B.Cách thức tiến hành: Đây là bước GV lựa chọn các phương pháp/KTDH tích
cực có thể sử dụng trong quá trình dạy

9


Cầm Bá Đường

Trường THPT Thường Xuân 2


C. Phương tiện dạy học: Giáo án, SGK, đồ dùng phục vụ giảng dạy (máy chiếu,
bảng phụ, phiếu học tập,..)
D.Tiến trình dạy học:
Giáo án minh hoạ
Chiều tối(Mộ)
- Hồ Chí Minh I.Mục tiêu bài học: Qua bài học, giáo dục cho HS:
-Về kiến thức: HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua đó hiểu
được vẻ đẹp tâm hồn Bác.
-Về kỹ năng:
+ Kỹ năng chuyên môn:
Đọc - hiểu tác phẩm trữ tình.
Phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo đặc trưng thể loại.
+ Kỹ năng sống:
Giao tiếp: Giữa thầy giáo và HS, HS với văn bản, HS với HS.
Tư duy sáng tạo: Vận dụng hiểu biết của cá nhân về đặc trưng thể loại để khai
thác vẻ đẹp TN và con người thông qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ được
sử dụng trong bài thơ.
Tự nhận thức: Thông qua tìm hiểu bài thơ GV định hướng cho HS biết cảm
thông, chia sẻ với con người lao động trong cuộc sống.
-Về thái độ: Yêu thiên nhiên, trân trong nhân cách cao đẹp của HCM.
II.Cách thức tiến hành:
GV tổ chức giờ dạy bằng phương pháp/KTDH tích cực có thể sử dụng: Động
não, đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày 1 phút
III.Phương tiện dạy học: Giáo án, SGK,...
10


Cầm Bá Đường


Trường THPT Thường Xuân 2

IV.Tiến trình dạy học:
1. Tạo tâm thế cho HS thông qua lời giới thiệu bài mới hoặc đặt câu hỏi giúp
HS tích hợp kiến thức đã học để tìm hiểu nội dung bài học mới.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về tác giả, bài thơ.
GV có thể đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời những thông tin cần thiết về tác giả và
tác phẩm
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài thơ
* Hai câu đầu:
- Đối chiếu bản dịch thơ với nguyên tác chữ Hán
+ Bỏ mất chữ Cô (cô vân)-> nhẹ ý thơ
+ Hai chữ trôi nhẹ cũng không lột tả được dáng vẻ lững lờ, chầm chậm của
đám mây chiều...
GV đặt câu hỏi phát hiện về ý thơ
Em hãy cho biết nội dung của hai câu thơ đầu? Hai câu thơ tả cảnh gì? ở đâu?
vào lúc nào?
- Cảnh thiên nhiên nơi rừng núi lúc chiều muộn:
Bức tranh thiên nhiên nơi rừng núi được dựng lại bằng những hình ảnh nào?
+ Một cánh chim chiều mỏi mệt bay về tổ
+ Một chòm mây lẻ loi, cô đơn, chậm chậm trôi ngang bầu trời
Hai hình ảnh là thông điệp để tả cảnh chiều. Đây là những hình ảnh quen thuộc
vẫn thường gặp trong thơ cổ mỗi khi tả cảnh chiều -> Biểu hiện nét cổ thi trong
bài thơ. Đồng thời nó mở ra không gian khoáng đạt
Theo em, hai câu thơ này ngoài việc dựng lên bức tranh thiên nhiên khoáng đạt
còn gợi ra được điều gì trong tâm hồn, trong nỗi niềm tâm sự của Bác?
+ Tình yêu thiên nhiên
11



Cầm Bá Đường

Trường THPT Thường Xuân 2

+ Cảnh ngộ của người tù trên bước đườmg đi đày
Theo em những hình ảnh trên đã được Bác tái hiện bằng bút pháp nghệ thuật
quen thuộc nào trong thơ cổ?
-> Bút pháp tả cảnh ngụ tình. Bằng vài nét chấm phá tác giả đã ghi lại một cách
chân thực cảnh thiên nhiên miền rừng núi lúc chiều muộn. Qua đó, ta bắt gặp
một tâm hồn giàu cảm xúc trước thiên nhiên và sự sống, một nghị lực phi
thường của nhà thơ, người tù người chiến sĩ cộng sản HCM và đó cũng là chất
thép trong thơ của Bác.
=> Qua việc tìm hiểu nội dung của hai câu thơ trên đã giúp cho HS KNS: kĩ
năng giao tiếp giữa con người vời thiên nhiên, giữa con người với con
người, và kĩ năng tư duy sáng tạo.
* Hai câu cuối:
Nếu hai câu thơ đầu bằng bút pháp cổ điển Bác đã dựng lên bức tranh thiên
nhiên khoáng đạt mang đậm nét cổ thi thì hai câu thơ cuối Bác đã sử dụng bút
pháp hiện đại dựng lên bức tranh về cuộc sống con người.
So sánh phần phiên âm với bản dịch thơ, em thấy có từ nào cần chú ý?
+ Chữ Tối
Hình ảnh nào gợi lên cuộc sống của con người ở hai câu thơ cuối này?
+ Hình ảnh thiếu nữ xay ngô
+ Hình ảnh lò than rực hồng
So sánh hình ảnh người thiếu nữ trong thơ xưa với người thiếu nữ trong thơ
Bác ta thấy có gì khác nhau không?
+ Người phụ nữ trong thơ xưa thường được ví" Liễu yếu đào tơ", thường sống
trong cảnh" phòng khuê khép kín" và chỉ biết " Cầm, kì, thi, hoạ"
+ Người thiếu nữ trong thơ Bác lại gắn liền với công việc lao động bình dị, đời

thường, khoẻ khoắn, đầy sức sống. Xóm núi trở nên đẹp hơn, ấm áp hơn phải
chăng chính là sự xuất hiện của cô gái. Vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống của
người thiếu nữ với tư thế lao động (Xay ngô) là tâm điểm của bức tranh thiên
nhiên buổi chiều.
Hình ảnh của Cô gái xay ngô được tác giả tả như thế nào?
12


Cầm Bá Đường

Trường THPT Thường Xuân 2

+ Cô gái miệt mài xay ngô, và hình như không chú ý đến những gì xung quanh.
Ma bao túc- bao túc ma hoàn: Khi xay ngô xong "lò than đã rực hồng"
Hình ảnh lò than rực hồng có ý nghĩa gì?
+ Hình ảnh "lò than rực hồng" hiện lên trong đêm tối càng làm nổi bật hình ảnh
người thiếu nữ. Toàn bộ cảnh thiên nhiên đang chìm trong màu xám nhạt
chuyển sang màu tối. Cũng vì thế hình ảnh lò than rực hồng có sức lôi cuốn đặc
biệt và mang nhiều ý nghĩa.
Em hiểu chữ "hồng" trong bài thơ này như thế nào?
+ Bài thơ kết thúc bằng chữ "hồng" Soi rõ vẻ đẹp của người thiếu nữ, toả ánh
sáng và hơi ấm xua đi cái buồn vắng của bức tranh chiều tối nơi rừng núi. Đó
chính là ánh lửa hồng của cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc gia đình, ánh lửa hồng
của sự sống, của niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai, vào sự đổi thay của sự
nghiệp CM.
Qua hai câu thơ cho thấy Bác là người như thế nào?
=> Cái nhìn ấm áp, đầy tình yêu thương, trân trọng của Bác đối với con người
lao động. Bác vui với niềm vui của cuộc sống thanh bình, sung túc của con
người miền sơn cước.
Bác luôn vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của hiện tại hướng tới tương lai

Hoạt động 3: Tổng kết
KT trình bày 1 phút được vận dụng vào cuối giờ sau khi GV và HS đã cùng tìm
hiểu bài thơ, giúp HS hình thành những kiến thức cơ bản về ND và NT kết hợp
với KTĐG.
3.Thực hành, luyện tập
Bài thơ có sự vận động từ ý thơ đến tư tưởng của bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý
kiến trên?
Em hãy chỉ ra màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ?
Đối với các bài học khác, chúng ta có thể thực hiện việc giáo dục kĩ năng
sống thông qua những câu hỏi ở từng tiết học cụ thể như sau:
2.2 Biên soạn hệ thống câu hỏi cho các hoạt động ngoại khoá.
2.2.1.Tổ chức theo khối.
13


Cầm Bá Đường

Trường THPT Thường Xuân 2

Hoạt động ngoại khoá là một hình thức sinh động, hấp dẫn, giúp học sinh học
tập một cách chủ động, hăng hái hơn. Đối với môn Ngữ Văn, có nhiều cách
thức tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh, trong đó tổ chức theo khối sẽ
giúp các em có điều kiện trao đổi, thảo luận những vấn đề phù hợp với tâm sinh
lí lứa tuổi cuổi của mình.
Trong việc tổ chức hoạt động ngoại khoá theo khối, giáo viên cần phối hợp
với các thành viên trong tổ chuyên môn để chuẩn bị nội dung hoạt động.
Nội dung hoạt động cần phong phú đa dạng thì mới thu hút được học sinh
tham gia và hoạt động mới có hiệu quả. Sau đây tôi xin đưa ra một số nội dung
hoạt động cơ bản nhất.
- Xem băng hình để thảo luận.

Ở nội dung này giáo viên phải sưu tầm được những đoạn phim có liên quan
hoặc bộ phim được dựng từ tác phẩm, hoặc có thể chọn những học sinh có năng
khiếu để dựng thành tiểu phẩm, sau đó cho học sinh xem và thảo luận. Một số
ví dụ điển hình:
+ Truyện Tấm Cám từ trước tới nay đã được đưa lên sân khấu, giáo viên có thể
tìm cho học sinh xem lại một cách trực quan, rồi đặt các câu hỏi tình huống
thường thấy trong cuộc sống hàng ngày.
+ Các tác phẩm Đời thừa, Trăng sáng, Chí Phèo… của Nam Cao đã có phim rất
sinh động. Giáo viên cho học sinh xem từng đoạn và yêu cầu các em đưa ra ý
kiến nhận xét các tình huống mà nhân vật chính phải xử lí.
- Dựng các tiểu phẩm để HS trao đổi, thảo luận và đưa ra phương án giải
quyết tình huống.
Một số tác phẩm có nhiều tình huống, giáo viên chọn các tình huống tiêu biểu
để HS vào vai, sau đó để trống các chi tiết có tính chất “mở nút” và yêu cầu học
sinh tham gia thảo luận đưa ra cách giải quyết. Đến khi phần thảo luận đã sôi
động và có kết quả, giáo viên cần đưa ra lời nhận xét và chốt lại vấn đề rồi
chuyển sang tình huống khác.
2.2.2.Tổ chức chung cho học sinh toàn trường.
Đây là nội dung hoạt động có phần khó khăn vì nhiều lí do khác nhau. Vì vậy
chúng tôi chỉ xin đề xuất một vài định hướng sau đây:
- Dùng phương pháp trình chiếu để tổ chức cho các em hoạt động dưới dạng
một cuộc thi , trong đó có loại ra thí sinh trả lời sai tựa như trò chơi “Rung
chuông vàng” trên truyền hình.
-Các câu hỏi đưa ra phải đa dạng. Chẳng hạn như: đặt câu hỏi rồi yêu cầu học
sinh đứng lên trả lời, đặt câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, điền khuyết…
vv…
2.2.3. Tổ chức theo nhóm học sinh.
Biện pháp này cần phân chia học sinh theo nhóm tuổi, giới tính nhất là chia
theo giới tính để tham gia thảo luận những vấn đề về từng giới khác nhau. Theo
cách này, giáo viên có thể soạn những câu hỏi cụ thể cho từng bài.

14


Cầm Bá Đường

Trường THPT Thường Xuân 2

Ví dụ: Ở bài Chiếc thuyền ngoài xa ta có thể đặt câu hỏi riêng cho các em học
sinh nữ như: Nếu em là người đàn bà hàng chài, em sẽ làm gì khi bị người
chồng đánh đập, hành hạ?
Hoặc câu hỏi cho học sinh nam: Em có đồng ý với suy nghĩ của nhân vật thằng
Phác: sẵn sàng đánh trả lại bố để bênh vực mẹ không?
Tương tự như vậy, giáo viên chuẩn bị các câu hỏi cho các tác phẩm khác để
các nhóm học sinh thảo luận và giáo viên sẽ là người đưa ra những kêt luận
chung cho moị vấn đề.
Trên đây là các biện pháp thực hiện việc hướng dẫn học sinh học tập theo
hướng mới, nhằm đáp ứng việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc
trưng bộ môn. Dạy học môn Ngữ Văn trong giai đoạn hiện nay cần hướng đến
tích hợp kiến thức cho học sinh, trong đó tích hợp giáo dục kĩ năng sống vừa là
mục tiêu vừa là một giải pháp quan trọng nhằm thu hút tinh thần thái độ học tập
của học sinh . Để làm được việc này, người giáo viên cần tích cực tìm tòi những
hướng đi mới, nhất là việc kéo môn học đến gần với cuộc sống của người học.
C- KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.
Những năm gần đây các nhà quản lý giáo dục nước ta đã có nhiều công trình
nghiên cứu nhằm cải cách, đổi mới nền giáo dục để hướng đến việc thống nhất
nội dung, phương pháp dạy học hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu giáo dục đào tạo
nguồn nhân lực có tri thức để hội nhập quốc tế. Thiết nghĩ, đổi mới nội dung
phương pháp luôn đi đôi với việc hình thành nền tảng đạo đức nhân cách cho
người học trong thời đại mới.Xuất phát từ thực tiễn này chúng tôi nhận thấy
rằng cần có hệ thống tổng thể các biện pháp trong nhà trường phổ thông để giáo

dục học sinh về mọi phương diện.Trong hệ thống tổng thể các biện pháp giáo
dục thì giáo dục kĩ năng sống là một mắt xích quan trọng.
Giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường
THPT là mục đích cơ bản và quan trọng để tôi đưa ra vấn đề này. Ở đây tôi chỉ
xin đề xuất những vấn đề cơ bản nhất, chưa thực sự đi sâu vào từng chi tiết cụ
thể của từng bài học vì điều kiện thời gian cho một tiết học và nhất là thời
lượng cho việc này chưa nhiều.Tuy vậy tôi vẫn hi vọng rằng một vài động thái
nhỏ cũng đủ giúp cho học sinh có được những kiến thức, những kinh nghiệm bổ
ích để các em vững vàng trong giao tiếp, ứng xử và nhìn nhận, đánh giá cuộc
sống.
Những kết quả cụ thể :
- Học sinh đã hăng hái hơn đối với cách phân tích tác phẩm có lồng ghép các
câu hỏi kiểu này. 100% học sinh các khối lớp đã được tiếp cận tác phẩm theo
hướng này và đã có chuyển biến tích cực về ý thức, thái độ trong các mối quan
hệ trong và ngoài nhà trường.
- Giáo viên tổ chức giờ học môn Ngữ Văn trở nên sôi động hơn, phát huy tốt
hơn vai trò chủ động sáng tạo của người học.
15


Cầm Bá Đường

Trường THPT Thường Xuân 2

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc đưa ra vấn đề này, song đây vẫn chỉ là
những ý kiến cá nhân chủ quan của tác giả, vì thế sáng kiến kinh nghiệm của
bản thân không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được
những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để có thể hoàn thành được mong muốn
tìm ra những phương pháp phù hợp, hiệu quả nhất trong công tác giảng dạy
môn Ngữ Văn ở nhà trường THPT hiện nay.

Qua đây tôi cũng mong muốn các cấp quản lí giáo dục phổ thông tạo điều
kiện cho giáo viên dạy môn Ngữ Văn có nhiều thời gian dành cho việc tích hợp
kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn học này.
Thường Xuân tháng 2 năm 2012
Cầm Bá Đường

16



×