Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VÀ 10 ĐỀ THI THỬ NGỮ VĂN THPT QUỐC GIA 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.99 KB, 38 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VÀ 10 ĐỀ THI THỬ NGỮ VĂN
THPT QUỐC GIA 2016
PHẦN I
RÈN LUYỆN KIẾN THỨC KĨ NĂNG LÀM BÀI
CÁCH VIẾT MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I. Mục đích yêu cầu
- Giúp học sinh nắm được kĩ năng viết phần mở bài một cách nhanh chóng, ngắn gọn, đầy
đủ.
- Vận dụng linh hoạt kĩ năng này vào những bài nghị luận cụ thể.
II. Nội dung
1. Cách viết mở bài trong bài văn nghị luận xã hội.
a. Cách viết:
+ DẪN DẮT VẤN ĐỀ: Nêu một vài vấn đề liên quan đến vấn đề cần bàn, chuẩn bị tư
tưởng dẫn người đọc, người nghe vào vấn đề bàn luận hay tình huống có vấn đề đặt ra ở đề
bài.
+ NÊU VẤN ĐỀ: Nêu vấn đề một cách ngắn gọn, nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài và
phải nêu một cách khái quát. Vấn đề mà mở bài nêu ra chính là vấn đề mà nội dung bài viết
đề cập tới. Vấn đề này được nêu ra ở dạng khái quát, nêu một cách ngắn gọn và gây được sự
chú ý của người đọc. Mở bài có nhiệm vụ thông báo chính xác, rơ ràng, đầy đủ vấn đề, dẫn
dắt sao cho việc tiếp cận đề tài được tự nhiên nhất.
+ NÊU GIỚI HẠN VẤN ĐỀ : nêu được phạm vi bàn luận trong khuôn khổ nào
+ NÊU NHẬN ĐỊNH VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ, Ý NGHĨA của vấn đề đối với cuộc
sống, xã hội, với trước đó và đương thời... (phần này không nhất thiết phải có, tuỳ thuộc vào
từng vấn đề cụ thể).
b. Ví dụ cụ thể
Đề bài: Nghị luận xã hội về câu nói “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển
hách nhất”.
Không phải bất cứ ai khi sinh ra thì cuộc đời đã được trải hoa hồng. Sẽ có lúc có
những khó khăn, thử thách cần phải vượt qua. Những lúc đó, điều quan trọng nhất chính là
việc bản thân có dám đương đầu với nó không, vì “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển


hách nhất”.
Đề 2: suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng nghiện facebook trong giới trẻ?
Hiện nay khi mạng lưới Internet đã phủ sóng một cách rộng rãi thì các dịch vụ giải trí,
thư giãn được cập nhật thường xuyên và liên tục. Trong đó có mạng facebook đang gây bão
đối với nhiều người sử dụng Internet. Facebook thực chất cũng chỉ là kênh giao lưu, trò
chuyện như Yahoo, Skype, Twitter,Blog nhưng nó lại có khả năng gây nghiện đối với người
dùng. Nghiện facebook thời đại ngày nay đang trở thành “hiện tượng” cần phải kiềm chế và
điều chỉnh, bởi nó gây ra nhiều hậu quả không đáng có.
1. Cách viết mở bài trong bài văn nghị luận văn học
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Dẫn vào vấn đề cần nghị luận.
* Có hai cách mở bài:

MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


- Mở bài trực tiếp : Là cách giới thiệu ngay vào vấn đề cần nghị luận .
Ví dụ :
Đề 1: Phân tích bài thơ “Chiều tối” trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh.
MB: “Chiều tối” là một bài thơ trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh. Bài thơ
được Bác sáng tác ngay trên đường bị giải đi từ nhà ngục Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo
vào lúc chiều tàn. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ đã ghi lại bức tranh thiên nhiên và cảnh
sinh hoạt của con người ở vùng rừng núi một cách sinh động
Đề 2:Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
MB: Tô Hoài là một tác giả văn học nổi tiếng từ trước cách mạng tháng 8 và đồng thời
cũng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong số rất nhiều tác
phẩm giá trị của ông có tập TRUYỆN TÂY BẮC mà trong đó ấn tượng nhất vẫn là VỢ CHỐNG A
PHỦ

- Cách mở bài gián tiếp: Tìm 1 vấn đề tương tự hoặc đối lập (đề tài, chủ đề, hình ảnh ,

tác phẩm...) làm cầu nối so sánh với vấn đề của đề bài để tạo đoạn dẫn.
Ví dụ:
ĐỀ 1: Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô
Hoài.
Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm
văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi kịch, một Chị
Dậu tủi hờn... Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ
ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy làm chủ đời mình. Một trong những nhân vật văn
học nữ tiêu biêu biểu là Mỵ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Nhà văn Tô Hoài
ĐỀ 2: Bình luận về mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật và hiện thực cuộc sống .
Chứng
minh
bằng
một
số
tác
phẩm
văn
học.
-Mở bài 1: Có ai đó đã ví sáng tạo nghệ thuật như việc thả diều. Con diều dù có bay bổng
bao nhiêu vẫn phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc. Ý tưởng ấy gợi cho ta nhiều
suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Hãy đến với một số
tác phẩm văn học lớn, chúng ta sẽ thấy rõ mối quan hệ máu thịt này
- Mở bài 2:
Thần thoại Hy Lạp còn để lại một câu chuyện đầy cảm động về chàng lực sĩ Ăngtê và đất
mẹ.Thần Ăngtê sẽ bất khả chiến bại khi chân chàng gắn chặt vào lòng đất mẹ Gaia. Có thể ví
mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống hệt như quan hệ giữa Ăngtê và đất mẹ vậy.
Chưa tin ư, bạn hãy đến với những tác phẩm văn học lớn mà xem
CÁCH VIẾT KẾT BÀI CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục đích yêu cầu

- Giúp học sinh nắm được kĩ năng viết phần kết bài một cách nhanh chóng, ngắn gọn, đầy
đủ.
- Vận dụng linh hoạt kĩ năng này vào những bài nghị luận cụ thể.
II. Nội dung
* Phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giải quyết ở thân
bài. Phần này góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn. Tùy mục đích nghị luận,
người viết có thể sử dụng một trong các cách kết bài sau đây:
Là kiểu kết bài mà ở đó người viết tóm tắt quan điểm, tổng
hợp những ý chính đã nêu ở thân bài.
– KẾT BÀI BẰNG CÁCH TÓM LƯỢC:

MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


Là kiểu kết bài trên cơ sở quan điểm
chính của bài viết, bằng liên tưởng, vận dụng, người viết phát triển, mở rộng nâng cao vấn
đề.
– KẾT BÀI BẰNG CÁCH BÌNH LUẬN MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO:

*Ví dụ minh họa.
Đề bài: Từ cuộc đời của các nhân vật phụ nữ trong hai tác phẩm “ VỢ NHẶT” (Kim Lân) và
“VỢ CHỒNG APHỦ” (Tô Hoài), anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về số phận người
phụ nữ xưa và nay.
– KẾT BÀI BẰNG CÁCH TÓM LƯỢC:

“Như vậy, các nhân vật nữ trong hai tác phẩm “Vợ nhặt” và “Vợ chồng APhủ” có nhiều
điểm chung. Họ đều là những người phụ nữ có số phận bất hạnh, cơ cực nhưng trong tâm
hồn họ đều tiềm tàng một sức sống và ý thức vươn lên. Người phụ nữ ngày nay có nhiều
khác biệt, họ đã biết khẳng định vị trí của mình trong xã hội và càng ngày càng vươn tới
những đỉnh cao mới.”

“Làm thế nào để một nửa thế giới luôn
được sống hạnh phúc và ngày càng được hạnh phúc hơn? Làm thế nào để tất cả phụ nữ Việt
Nam luôn ngập tràn trong tiếng cười?…Đó là những câu hỏi không dành riêng cho bất cứ ai,
không dành riêng cho phái nam mà chính những người phụ nữ cũng phải trả lời chúng” (Bài
viết của học sinh)
KẾT BÀI BẰNG CÁCH BÌNH LUẬN MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO:

*Ví dụ minh họa 2
+Phát
triển
mở
rộng
thêm
vấn
đề:
Đề: “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, là một bài văn chính luận
ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục.” Hãy
làm
sáng
tỏ
ý
kiến
trên.
- Đã hơn nữa thế kỷ trôi qua nhưng “Tuyên ngôn độc lập” vẫn là một văn kiện có giá trị lịch
sử to lớn đồng thời cũng là một tác phẩm chính luận xuất sắc, mẫu mực. “Tuyên ngôn độc
lập – mở đầu cho kỉ nguyên độc lập, tự do, tạo điều kiện cho mọi thay đổi cho đời sống dân
tộc trong đó có văn học.
+Vận
dụng
vào

cuộc
sống,
rút
ra
bài
học
áp
dụng:
VD: Với đề: Suy nghĩ về mối quan hệ giữa tiền tài và hạnh phúc. Ta có thể kết bài như sau:
Tiền tài và hạnh phúc là mối quan hệ bản chất của xã hội loài người. Tiền tài và hạnh phúc là
khát vọng muôn đời của nhân loại. Phàm là người, ai cũng muốn có tiền tài và hạnh phúc.
Nhưng để điều hoà mối quan hệ này quả không đơn giản, nhất là trong xã hội hiện đại, khi
mà nhu cầu của con người về sự no đủ ngày càng cao hơn, tha thiết hơn. Để có được hạnh
phúc thực sự, mỗi người phải biết cách dùng tiền tài như một phương tiện để gây dựng và
bảo vệ hạnh phúc, không nên để đồng tiền điều khiển ta.
*Ví dụ minh họa 3
Đề bài: Như một thứ a-xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một
xã hội.
MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


Từ ý kiến trên, anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của
mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện
nay.
Chúng ta có cuộc sống thanh bình hơn 30 năm qua là phải đổi biết bao máu xương của cha,
ông, của các anh hùng đã ngã xuống cho Tổ quốc nàv. Chúng ta cần phải “sống sao cho khỏi
phải xót xa ân hận” đế xứng đáng với những hi sinh của thế hệ đi trước và sự kỳ vọng tha
thiết của những người ngã xuống cho quê hương. Trách nhiệm sống của mỗi chúng ta là luôn
rèn luyện nhân phẩm, năng lực tri thức để làm cho xã hội ngày càng phồn vinh, trong đó cần
tuyên chiến một cách dũng cảm nhất với thói vô trách nhiệm và lối sống đạo đức giả.

Tóm lại: Có nhiều cách, nhiều kiểu kết bài. Nhưng dù kết bài theo kiểu nào đi chăng nữa thì
cũng nhằm khắc sâu kết luận của người viết để lại ấn tượng cho người đọc và nhằm nhấn
mạnh ý nghĩa của vấn đề đã được nghị luận. Kết bài hay phải vừa đóng lại, chốt lại, phải vừa
mở ra, nâng cao và cứ ngân nga mãi trong lòng người đọc.
MỘT SỐ KĨ NĂNG LÀM TỐT BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
I. Mục đích, yêu cầu- Giúp học sinh có những kĩ năng cần thiết nhất khi làm một bài
văn nghị luận xã hội.
- Vận dụng những kĩ năng ấy vào một đề bài cụ thể
II. Nội dung cụ thể.
Những kĩ năng cơ bản để làm tốt bài văn nghị luận xã hội
Nhận dạng rõ ràng kiểu bài, xác định được vấn đề cần nghị luận, đặc biệt với những bài
luận đề được rút ra từ những câu chuyện ngụ ngôn ngắn, câu chuyện trong quà tặng cuộc
sống, các câu danh ngôn, ý kiến....
- Xác định được luận đề :( đọc kỹ đề, hiểu được câu chuyện, câu nói, ý kiến ấy đề cập
vấn đề gì qua hệ thống ngôn từ giàu tính hình tượng, đa nghĩa , hàm súc... và phải đặt câu
hỏi tại sao lại nói như vậy, nói như vậy có ý nghĩa gì?...)
- Vận dụng các thao tác nghị luận một cách uyển chuyển, linh hoạt và kết hợp chúng để
bài viết đạt hiệu quả cao nhất.
- Vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt: biểu cảm, thuyết minh, tự sự, miêu tả...,
nhất là phương thức biểu cảm.
- Rút ra được ý nghĩa, bài học nhận thức và hành động về một tư tưởng, đạo lý. Với kiểu
bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, học sinh phải bày tỏ thái độ, ý kiến của người
viết về hiện tượng xã hội đó.
DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
1.
1.Đặc điểm
- Đề tài nghị luận thường gần gũi với đời sống và sát hợp với trình độ nhận thức của học
sinh: tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, đại dịch AIDS, những tiêu cực
trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình- trong học đường, phong trào thanh niên tiếp sức


MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt,
hiện tượng lãng phí, lối sống thờ ơ vô cảm, hiện tượng chạy theo thời thượng, thói dối trá…
Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội, tác động đến đời sống xã
hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sống đúng đắn, tích cực đối với học
sinh, thanh niên.
2. Cách làm
A. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày
nay cần quan tâm.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…
- (Chuyển ý)
B. Thân bài:
* Bước 1: Trình bày thực trạng – Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài
Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó
Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung,
mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.
- Tình hình, thực trạng trên thế giới (…)
- Tình hình, thực trạng trong nước (…)
- Tình hình, thực trạng ở địa phương (…)
* Bước 2: Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở
trên.
- Ảnh hưởng, tác động – Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:
+ Ảnh hưởng, tác động – Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…)
+ Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…)
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan
+ Nguyên nhân chủ quan

* Bước 3: Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai…)
– Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.
– Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng
bàn luận (…).
MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


– Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa
thời đại
* Bước 4: Đề xuất những giải pháp:
Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.
Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả
xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt):
+ Đối với bản thân…
+ Đối với địa phương, cơ quan chức năng:…
+ Đối với xã hội, đất nước: …
+ Đối với toàn cầu
C. Kết bài:
- Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…)
- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…)
3. Luyện tập
Viết một bài văn nghị luận ngắn ( khoảng 400 từ) thể hiện nhận thức và trách nhiệm của tuổi
trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay.
DÀN Ý THAM KHẢO
1.

Làm rõ hiện tượng:
– Thế nào là lãng phí? – Hiện tượng gây nên sự tiêu hao, tốn kém không cần thiết.
– Biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống hiện nay rất đa dạng; từ cấp độ vi mô (cá nhân,
gia đình) đến cấp độ vĩ mô (các cấp, các ngành, toàn xã hội…).( dẫn chứng)

Thực trạng: lãng phí là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống hiện nay, đặc biệt là trong
giới trẻ.

1.

Phân tích – Chứng minh
Ý 1: Nhận thức về hiện tượng
- Lãng phí không chỉ là những thứ hữu hình như; tiền bạc, của cải, sức lực, …
- Mà còn là lãng phí những thứ vô hình như: thời gian, tuổi trẻ, cơ hội…( dẫn chứng)
Ý 2: Nguyên nhân và tác hại
- Sự thiếu ý thức, thói quen phô trương, chạy theo hình thức, đua đòi…
- Gây thiệt hại về tiền bạc, công sức, thời gian …; vì thế ta sẽ không có điều kiện đầu tư cho
những cái cần thiết, cấp bách khác.trẻ.
MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


III. Giải pháp – Trách nhiệm của thế hệ trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện
nay:
- Chung sức cùng xã hội chống lại hiện tượng lãng phí, ý thức và thực hành tiết kiệm.
- Mỗi người, nhất là những người trẻ tuổi, cần biết đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc vào
những việc có ích như học tập, giúp đỡ gia đình, vì cộng đồng…Không nên sống hoài, sống
phí những năm tháng tuổi trẻ có ý nghĩa.
Bài học
- Chống lãng phí không là chuyện của một cá nhân, một gia đình, một tập thể nào… mà đã là
vấn đề của toàn xã hội, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay.
- Sống giản dị, tiết kiệm cũng là sống đẹp bởi mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống.
CÁCH NHẬN DIỆN ĐOẠN VĂN
I. Mục đích yêu cầu:

- Giúp cho hs nhân diện các loại đoạn văn, nội dung chính của đoạn văn.

1.Khái niệm:
Đoạn văn là đơn vị cơ sở cấu thành văn bản, trực tiếp đứng trên câu, diễn đạt một nội dung
nhất định.
Ở những văn bản ngắn, dung lượng nhỏ, thường chỉ tập trung vào một đề tài, một chủ đề .
Do đó, có người hiểu đoạn văn là một phần của văn bản, nằm giữa 2 chỗ xuống dòng và diễn
đạt một ý tương đối trọn vẹn.
2. Các loại đoạn văn.
a. Đoạn diễn dịch.
Đoạn diễn dịch là đoạn văn có câu chủ đề đặt ở đầu đoạn.
Ở vị trí đầu đoạn, câu chủ đề có nhiệm vụ định hướng cho sự cho sự triển khai nội dung toàn
đoạn.
“ Trong xã hội truyện kiều, đồng tiền đã thành một sức mạnh tác quái rất ghê. Quan lại vì tiền mà
bất chấp công lí. Sai nha vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người. Sở Khanh vì tiền mà táng tận
lương tâm. Khuyển ưng vì tiền mà làm điều ác”
b. Đoạn qui nạp.
Đoạn văn qui nạp là đoạn văn mà người viết đi từ ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái
quát, từ các luận cứ cụ thể đến ý kết luận khái quát.
Vì thế ở đoạn văn qui nạp câu chủ đề đứng ở cuối đoạn.

MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


“ Hiện nay trình độ của đồng bào ta không cho phép viết dài, điều kiện giấy mực của ta không cho
phép viết dài và in dài, thì giờ của ta người lính đánh giặc, người dân đi làm, không cho phép xem
lâu. Vì vậy, nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy ”
c. Đoạn song hành.
Đoạn song hành là đoạn tập hợp các câu văn có quan hệ ngang vai, không có ý nào có quan
hệ bao trùm lên ý khác.
Đây là loại đoạn không có câu chủ đề. Các câu được liệt kê nối tiếp nhau và nối kết với nhau
nhờ quan hệ liên tưởng, nhờ vào sự sắp xếp tuyến tính của các câu.

“Ca dao là bầu sữa nuôi dưỡng tuổi thơ. Ca dao là hình thức trò chuyện tâm tình của những
chàng trai, cô gái.Ca dao là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh của
những người đã khuất..”
d. Đoạn móc xích.
Đoạn móc xích là đoạn văn mà ý của câu đi sau móc vào ý của câu trước và cứ như vậy nối
tiếp nhau cho đến khi kết thúc đoạn văn. Vì thế trong đoạn văn móc xích, phần đầu của câu sau và
phần cuối của câu trước thường có sự lặp lại về câu, chữ và ý.
“ Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa vững chắc thì nhất định nông nghiệp sẽ phát triển tốt. Nông
nghiệp phát triển tốt thì công nghiệp phát triển nhanh”
3. Câu chủ đề và cách nhận diện các loại đoạn văn.`
- Đặc điểm câu chủ đề:
+ Về mặt nội dung, câu chủ đề là câu thể hiện được nội dung khái quát của toàn đoạn, định
hướng cho sự triển khai đề tài chung cho toàn đoạn.
+ Về mặt dung lượng, câu chủ đề thường ngắn gọn, dễ nắm bắt và tập trung thông tin.
+ về mặt ngữ pháp, câu chủ đề thường có kết cấu ngữ pháp chặt chẽ, đầy đủ các thành phần.
+ Về mặt vị trí, câu chủ đề thường đặt vào các vị trí ưu tiên.
-

Cách nhận dạng đoạn văn
+ Câu chủ đề ở đầu đoạn: Đoạn diễn dịch
+ Câu chủ đề cuối đoạn: Đoạn qui nạp.
+ Câu chủ đề đầu đoạn, cuối đoạn: Đoạn hỗn hợp.
+ Đoạn song hành và đoạn móc xích không có câu chủ đề. Nếu loại bỏ câu chủ đề trong đoạn
diễn dịch và qui nạp ta có đoạn song hành.
+ Dấu hiệu nhận biết đoạn móc xích là phép lặp.
II. Tổng kết, dặn dò:

-

Nắm vững cách nhận diện đoạn văn.


MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


-

Tìm thêm một số dẫn chứng. Tập viết một số dạng đoạn văn.
CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT, PHONG CÁCH CHỨC NĂNG
CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN.

I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs nhận diện và củng cố kiến thức đã học chương trình trung học cơ sở.
- Có khả năng vận dụng trong kiểu câu đọc – hiểu.
II.Nội dung.
1. Các phương thức biểu đạt.
+ Tự sự
+ Miêu tả.
+ Biểu cảm.
+ Thuyết minh.
+ Nghị luận.
+ Hành chính
2. Các phong cách chức năng.
+ PCNN sinh hoạt.
+ PCNN báo chí.
+ PCNN nghệ thuật.
+ PCNN khoa học.
+ PCNN chính luận.
+ PCNN hành chính
PCNN
NN Sinh hoạt


NN Báo chí

Các dạng biểu hiện
Đặc trưng
Thư từ, nhật kí, các cuộc Tính cá thể

Các PT BĐ thường dùng
Tự sự

trò chuyện

Tính cụ thể

Miêu tả

Tính cảm xúc
Tính thời sự
Tính chiến đấu
Tính hấp dẫn

Biểu cảm
Tự sự

Bản tin, phóng sự
Phỏng vấn

NN
thuật


Nghệ Thơ, truyện ngắn, tiểu Tính cấu trúc
thuyết, kịch bản…

Tính hình tượng

Miêu tả
Thuyết minh
Thơ: Biểu cảm
Truyện: Tự sự, kết hợp miêu tả

Tính cá thể hóa

MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


NN Khoa học

-Chuyên sâu: Công trình Tính lí trí, logich
nghiên cứu, luận án

Chủ yếu là thuyết minh

Tính khách quan,

- Giáo khoa: SGK, giáo phi cá thể
trình.
- Phổ cập

NN


Chính -Tuyên ngôn, lời kêu gọi,

luận

-Tính công khai về

Nghị luận

-Lời nói miệng trong hội quan điểm chính
nghị, hội thảo

trị.
-Tính

chặt

chẽ

trong diễn đạt và
suy luận.
- Tính truyền cảm
và thuyết phục

PCNN hành

Tiết 102 ngữ văn 12.

chính

3. Các thao tác lập luận:

Thao tác giải thích
Thao tác chứng minh
Thao tác phân tích
Thao tác bình luận
Thao tác so sánh
Thao tác bác bỏ.
II. Củng cố dặn dò.
+ Nắm vững nội dung trên.
+ Tìm hiểu các đề thi đại học các đề thi thử các trường phổ thông để nâng cao khả năng
vận dụng.
CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


1. Thao tác lập luận Bình luận.
- Bình luận là bàn bạc, đánh giá về sự đúng và sai, thật, giả, hay, dở, lợi hại của các
hiện tượng đời sống như ý kiến, chủ trương, sự việc, con người, tác phẩm văn học.
- Tác dụng: Khẳng định cái đúng, cái hay, cái thật, cái lợi; phê bình cái sai, cái dở,
lên án cái xấu, cái ác nhằm làm cho xã hội ngày càng tiến bộ
- Cách sử dụng thao tác lập luận bình luận.
Muốn xác định đoạn văn bản trên có sử dụng TT lập luận bình luận hay không, cần
căn cứ:
+ Xác định đối tượng bình luận
+ Giới thiệu đối tượng bình luận
+ Ý kiến bàn bạc, đánh giá : Có chỉ ra cái đúng, cái tốt, cái lợi, cái hại, cái sai, cái
xấu một cách khách quan, trung thực.
+ Vấn đề đưa ra bình luận có được sáng tỏ, thuyết phục.
2. Thao tác lập luận bác bỏ.
Bác bỏ một ý kiến không đơn giản là tuyên bố ý kiến đó sai, mà phải lập luận đầy đủ
để chứng minh là nó sai thì mới thuyết phục được người nghe, người đọc.

• Muốn xác định văn bản nào đó có vận dụng thao tác lập luận bác bỏ hay không ta
căn cứ vào các điểm sau đây:
+ Văn bản đó bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập luận hoặc kết hợp
cả ba cách trên
+ Bác bỏ một luận điểm là vạch ra cái sai của của bản thân luận điểm ấy bằng cách
dùng thực tế và lí lẽ để bác bỏ.
+ Bác bỏ luận cứ là vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lí lẽ và dẫn chứng được
sử dụng
3. Thao tác lập luận phân tích.
- Chia tách sự vật hiện tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để đi sâu vào xem xét một cách
kĩ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của hiện tượng và sự vật đó gọi là
phân tích.
- Đối tượng phân tích có thể là một nhận định: một văn bản , truyện ngắn, bài thơ,
đọan thơ, đoạn văn, một hành vi, một sự việc, nhân vật…
- Tác dụng: Nhờ phân tích, người ta thấy được mối quan hệ giữa lời nói và việc làm,
giữa bên trong và bên ngoài, giữa hình thức và nội dung…Nhờ phân tích, người ta
thấy được các đặc điểm về nội dung và hình thức, cấu trúc , các mối quan hệ bên
trong và bên ngoài của một sự vật, hiện tượng, từ đó thấy được giá trị của chúng.
4. Thao tác lập luận so sánh.
- So sánh là thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hoặc các mặt
trong cùng một sự vật. So sánh để chỉ ra những nét giống nhau gọi là so sánh tương
đồng. So sánh để chỉ ra những nét khác biệt gọi là so sánh tương phản .
- Tác dụng: So sánh là để thấy được sự giống nhau và khác nhau từ đó thấy được
những đặc điểm, giá trị của mỗi sự vật và hiện tượng.
CÁC KIỂU CÂU

CÁC HÌNH THỨC NGÔN NGỮ
Khái niệm
Hình thức ngôn ngữ


Ph/ thức biểu đạt

MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


Trần thuật

Dùng để kể, thông báo, nhận
Trần thuật
Phương thức tự sự
định, miêu tả…yêu cầu, đề
nghị, bộc lộ tình cảm, cảm
xúc
Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm Biểu cảm
Phương thức biểu cảm
xúc của người nói ( người
viết)
Tả lại, vẽ lại một cảnh, một Miêu tả
Phương thức miêu tả
người, một vật, một hiện
tượng
Là câu có những từ nghi vấn,
Ngôn ngữ đối thoại, Phương thức nghị luận
những từ nối các vế có quan độc thoại
hệ lựa chọn. Chức năng
chính là để hỏi, ngoài ra còn
để khẳng định, bác bỏ, đe
dọa
Hình thức ngôn ngữ trực
tiếp, nửa trực tiếp


Biểu cảm
Miêu tả
Nghi vấn

BÀI TẬP NHẬN DIỆN VĂN BẢN THEO PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
Đoạn 1:
Hôm sau Lão Hạc sang nhà tôi.Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước….
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.
Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu
hu khóc…
- Khốn nạn,,, Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy về ngay, vẫy
đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng mục nấp trong nhà, ngay đằng
sau nó, tóm lấy hai cẳng sau của nó, dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng
Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúcđã trói chặt cả bón chân nó lại.Bấy giờ
cu cậu mới biết là cu cậu chết!....Này! Ông giáo ạ ! cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ
làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “ A ! Lão già
tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?” Thì ra tôi già bằng
này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nở tâm lừa nó !.
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
Đoạn 2.

Bánh trôi nước

Thân em vừa trắng lại vừa tròn.

Bảy nổi ba chìm với nước non.
MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Bài thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
Đoạn 3:
Sầu riêng là một loại trái quí, trái hiếm của miền Nam. Hương vị của nó hết sức đặc biệt, mùi
thơm đậm, bay rất xa , lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng,
hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với
hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ
đến kì lạ.
Đoạn4.
Bánh trôi nước
Nguyên liệu: bột nếp 800 g, đường phèn 200 g, tinh dầu chuối .
Qui trình chế biến: trộn đều bột nếp với bột tẻ; rót nước vào bột, nhào kĩ, bột dẻo mịn là
được. Đường phèn : cắt hạt lựu, kích thước 1cm X 1 cm X 1 cm. Vê bột thành từng viên nhỏ
F =1,5 cm, ấn dẹt, cho đường vào giữa, bọc bột kín, về tròn lại. Đun sôi nước , thả bánh vào
luộc. Khi bánh nổi vớt ra, thả bánh vào nước sôi để nguội. Bánh nguội, vớt ra, bày vào dĩa.
Khi ăn, cho tinh dầu chuối vào.
Đoạn5. “ Mị không nói.A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại nắm Mị, lấy
thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị
xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được
nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rối A sử tắt đèn, đi ra khép
cửa buồng lại ( Trích vợ chồng A Phủ)
A. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? ( 0,5)
B. Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì ( 0,5)
C. Trong đoạn văn trên Tô Hoài sử dụng nhiều câu ngắn kết hợp với các câu dài có nhiều vế
ngắn, nhịp điệu nhanh. Tác dụng của hình thức nghệ thuật trên là gì?

Đoạn 6 : Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Có một người xây dựng cơ nghiệp bằng hai bàn tay trắng, rồi trở nên giàu có . Ông đối
xử hào hiệp với mọi người, nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện.
Một hôm , ông tìm hiểu ba gia đình nghèo, cuộc sống rất khó qua ngày. Ông cảm
thông cho hoàn cánh của mấy gia đình này, quyết định quyên góp cho họ.
Một gia đình hết sức cảm kích, vui vẻ đón lấy sự giúp đỡ của ông.
Một gia đình thì vừa do dự vừa tiếp nhận, nhưng hứa là nhất định sẽ hoàn trả lại.
Một gia đình cảm ơn lòng hảo tâm của ông, nhưng lại cho rằng đây chỉ là một hình
thức bố thí, nên đã từ chối.
a. Văn bản trên được viết theo phong cách nào?
b. Hãy đặt tiêu đề cho văn bản trên ?
Đoạn 7. Tỉnh dậy hắn thấy hắn già và cô độc. Buồn thay cho đời ! Có lí nào như thế được?
Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu… Dẫu sao, đó không phải là cái tuổi mà
người ta mới bắt đầu sử soạn. Hắn đã qua bên kia dốc của cuộc đời. Ở những người như hắn,
chịu đựng bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể
gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là cơn mưa gió cuối thu cho biết trời
gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét
và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau
( Chí Phèo – Nam Cao)
1. Đoạn văn trên có nội dung chính là gì? Phương thức biểu đạt chính.
MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


Đoạn 8: Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi? chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
D ấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường
1. Đoạn thơ trên thuộc PCNN nào? Xác định phương thức biểu đạt chính?
2. N êu nội dung chính của đoạn thơ?
Cảm nhận anh / chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ sau:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
( Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
Nhớ gì như nhớ ngừời yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về,
( Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12 , Tập một, NXB giáo dục Việt Nam , 2012)
… Hết….
I.Phương pháp làm kiểu bài so sánh .( Đoạn A và Đoạn B)
A. Mở bài: ( 0,5 điểm)
Giới thiệu về 2 tác giả, 2 tác phẩm.
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận.
B. Thân bài:
1. Cảm nhận về A.( 2 điểm)
- Cảm nhận về nội dung.
- Cảm nhận về nghệ thuật.
2. Cảm nhận về B.( 2 điểm)
- Cảm nhận về nội dung.
- Cảm nhận về nghệ thuật.

3. So sánh nét tương đồng và khác biệt của A và B ( 1 điểm)
II. Lập dàn ý cho đề bài trên.

MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


A.Mở bài
Thơ văn yêu nước thời kì kháng chiến chống Pháp, dòng văn học đi lên từ trong cuộc
đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược vừa gian khổ, hy sinh nhưng cũng chứa chan
niềm tự hào về một dân tộc: “ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Các tác phẩm tập trung phản
ánh hình tượng người lính những chàng trai vừa hào hoa, lãng mạn, vừa đậm chất bi
tráng trong thơ Quang Dũng…Đó cũng là hình ảnh những con người với những tâm hồn
nhạy cảm, gắn bó sâu nặng với tình đất và tình người Việt bắc, để đến khi chia xa những
tình cảm ấy đã ngân rung trong trái tim của họ như là một tình yêu lứa đôi thủy chung..
Nội dung tình cảm ấy, được thể hện khá rõ nét qua
đoạn thơ sau đây
..Người đi Châu mộc chiều sương ấy
…………………………………….
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa..
( Tây Tiến – Quang Dũng)
…Nhớ gì như nhớ người yêu
…………………………….
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về..
( Việt Bắc - Tố Hữu)
B. Thân bài.
1. Cảm nhận về đoạn thơ Tây Tiến.
- Sơ lược vài nét về tác giả, tác phẩm- vị trí đoạn thơ
Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca thời kì thời kì kháng chiến chống
Pháp. Quang Dũng lớn lên trong thời loạn và có khí chất anh hùng, ông đến với chiến
trường, trở thành một người lính, trải nghiệm qua những gian khó mà hào hùng, chính bối

cảnh này đã chi phối đậm nét hình ảnh trữ tình trong bài thơ. Nếu hình ảnh người lính Tây
Tiến đoạn ba mang vẻ đẹp hào hùng và bi tráng thì ở đoạn thơ sau đây hình ảnh người lính
thiên về vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc.
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
-Cảm nhận về đoạn thơ
+ Cảnh thiên nhiên Châu Mộc
1.Sau khoảng khắc dừng chân nghỉ ngơi, binh đoàn Tây Tiến lại bước vào hành trình
chiến đấu, nhà thơ đã diễn tả thật tinh tế những xúc cảm lãng mạn của người lính khi chia li
với Châu mộc:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
2.Người lính Tây tiến rời xa Châu mộc trong một buổi chiều ngậm ngùi lưu luyến.
Chiều sương, hồn lau, hoa đong đưa là những hình ảnh thiên nhiên, hiện lên trong cái nhìn
say đắm. Thiên nhiên miền Tây giờ đây không còn vẻ hoang sơ, hiểm trở, dữ dằn mà là
những chi tiết thật đẹp, thật thi vị. Một buổi chiều sương mờ bảng lãng, với hồn lau phơ
phất, cánh hoa đong đưa mềm mại. Tất cả tạo nên một khung cảnh thơ mộng hữu tình.
3.Như 1 nghịch lý của nghệ thuật thơ ca và tiếp nhận thơ ca khi chất thơ càng cao,
hình tượng thơ càng huyền ảo thì ý thơ càng khó nắm bắt. Đọc lại khổ thơ 1 lần nữa sẽ thấy
MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


mọi hình ảnh đều được tái hiện bằng bút pháp miêu tả nhưng hình tượng lại mang 1 vẻ đẹp
huyền ảo, khác thường.
4.Ngay cả lúc sông nước hiện hình trong trạng thái nguyên sơ nhất “ nước lũ”, cũng là
khi sông nước TB bộc lộ trọn vẹn vẻ đẹp tình tứ của mình “ hoa đong đưa”. Không
phải là “đung đưa” hoặc “đu đưa” như 1 vận động tự nhiên, ngẫu nhiên mà lại là “
đong đưa” 1 cách có tình ý.

5.Trong 2 câu trước hình như không có 1 yếu tố nào được minh định nhưng tính chất
không xác thực ấy của hình tượng thơ lại khiến cho từng câu chữ có sức khơi gợi hơn. Hãy
hình dung 1 người lính TT, có thể là QD, trong 1 buổi chiều nao, mắt nhìn về phía phương
trời nhưng 4 phía chung quanh chỉ có mù sương khuất nẻo, bóng núi mịt mờ. Dẫu ở phía xa
kia có 1nẻo bến bờ chờ đợi những chuyến ra đi và những chuyến trở về nhưng tất cả đều xa
vắng trong trời chiều, chỉ còn đó 1 sự đồng điệu đồng cảm là “hồn lau”
+ Hình ảnh con người.
1.Quang Dũng đã điểm xuyết vào khung cảnh đó , hình ảnh “ Dáng người trên độc
mộc” gợi ra vẻ đẹp vừa khỏe khoắn, mạnh mẽ, vừa duyên dáng , gợi cảm của con người
Châu mộc. Người lính đã tự hỏi lòng mình “ Có thấy”, “ Có nhớ” như muốn khắc ghi vào
tâm hồn những hình ảnh thiên nhiên và con người đẹp đẽ, thân thương ở miền đất mà mình
đã gắn bó.
Có nhớ dáng người trên Độc Mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

2.Trong 4 câu thơ là sự có mặt của 2 cấu trúc “ có thấy…” “có nhớ…” tức là những
cấu trúc mang tính tình thái hoặc như 1 lời ướm hỏi và cả 2 cấu trúc câu ấy đều thể hiện ý
nghĩa giả định. Tức là không thể đặt vào tiêu chuẩn hiện thực khách quan hay hiện thực tâm
trạng, chuyện thực giữa đời hay chỉ là tâm tưởng của người ra đi.
3.Cùng với vẻ đẹp huyền ảo của cảnh vật là sức khơi gợi của dáng người trên độc
mộc. Hình ảnh thơ chỉ như là 1 nét phác thảo không hề có những biểu hiện chi tiết, không
xác định được nhân hình, nhân dạng con người. Nguyễn Đăng Mạnh hình dung đó là vẻ đẹp
của 1 vũ điệu lao động
4.Như vậy, khổ thơ về kỉ niệm đời lính cũng là 2 phương diện của nỗi nhớ. Cùng với
cảnh vật và con người là vẻ đẹp tài hoa và mỹ lệ của TB “ rừng thiêng núi cả”. Ở 1 góc độ
khác, khổ thơ cũng là hình ảnh chân thực về tâm hồn QD, 1 thái độ gắn bó thiết tha với đất
và người TT, 1 cảm quan nghệ sĩ, 1 tâm hồn đầy chất thơ và chất họa.
2. Cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc.( 2 đi ểm)
- Vài nét về tác giả tác phẩm và vị trí trích đoạn.
Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca CMVN, là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị. Thơ Tố

Hữu là thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn và niềm vui lớn với giọng điệu tâm tình ngọt ngào
tha thiết. Tập thơ Việt Bắc được sáng tác nhân sự kiện tháng 10/ 1954 các cơ quan Trung
ương của Đảng, chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà nội. Nhân sự kiện lịch sử này,
Tố Hữu viết bài thơ Việt Bắc, đây là tập thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố
Hữu. Đoạn thơ sau đây thể hiện chân thật hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống con người nơi
mảnh đất của 15 năm gắn bó thủy chung:
…Nhớ gì như nhớ người yêu
…………………………….
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
- Nỗi nhớ về cuộc sống và con người Việt Bắc.

MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


Khi chia xa, người ta thường hướng về nhau bằng nỗi nhớ, đó là một qui luật
tâm lí. Trong đoạn thơ sau, mạch cảm xúc vận động thật tự nhiên đi từ tâm trạng chia
li với bao vấn vương lưu luyến. Bằng câu hỏi tu từ gợi nhắc người ở lại đã khơi dòng
hồi tưởng người ra đi ngày càng trào dâng dào dạt. Câu thơ “ nhớ gì … yêu” là một
cấu trúc so sánh độc đáo. Nhà thơ đã liên tưởng để đồng nhất những hiện tượng tâm lí
vốn xa nhau, cái hay của phép liên tưởng này là nỗi nhớ về Việt Bắc, của người cán bộ
CM được nói lên bằng ngôn ngữ của tình yêu. Người ra đi trước hết đã hướng lòng
mình về với cuộc sống ở Việt bắc trong quá khứ . Biết bao kỉ niệm của 15 năm qua
giờ đây đang ùa về trong lòng người. Nỗi nhớ được gọi tên cụ thể (người yêu) gắn liền
với những kỉ niệm sớm khuya.Tuy nhiên, sâu nặng nhất vẫn là nỗi nhớ về nhân dân
VB trong quá khứ đã chia ngọt sẻ bùi, đồng cam, cộng khổ, đồng lòng, đồng sức với
CM qua cuộc đấu tranh lâu dài. Đó là nỗi nhớ về những năm tháng bình dị, đơn sơ,
nhiều vất vả, thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn tràn đầy tin yêu. Núi rừng Viêt bắc vẫn
vang động điệu nói, tiếng cười của những con người phơi phới tinh thần lạc quan yêu
đời. Đó là kết tinh vẻ đẹp của con người Việt nam trong kháng chiến: anh hùng, tình
nghĩa, thủy chung

- Nỗi nhớ về thiên nhiên.
Người ra đi không chỉ nhớ về cuộc sống và con người Việt Bắc trong quá khứ mà còn gởi
cả niềm đắm say thiên nhiên về mảnh đất mà mình đã từng sống, gắn bó sâu nặng. Đó là một
thiên nhiên bình dị, quen thuộc, thơ mộng và trữ tình. Ánh trăng nơi đầu núi trong sáng đến
tinh khôi, ánh trăng tri kỉ gắn bó với con người qua mọi khó khăn gian khổ. Thiên nhiên gắn
liền với cuộc sống lao động, gắn liền với những đặc trưng của vùng đất Việt bắc Chỉ cần qua
một vài đoạn của bài thơ VB đã có thể cắt nghĩa được tại sao thơ TH dễ dàng đi vào lòng
quần chúng, là thứ thơ chính trị nhưng lại rất giàu chất thơ, rất uyển chuyển và tinh tế. Sau
hình ảnh “người yêu” trong dòng thơ thứ nhất là quan hệ song đôi của các hình ảnh ở các câu
còn lại: trăng lên - nắng chiều - đầu núi – lưng nương – khói sương - sớm khuya – đi về - vơi
đầy. Tất cả hội tụ vào mối quan hệ: “mình đây – ta đó” và sự sâu nặng của ân tình “đắng cay
ngọt bùi”.
3. Nét tương đồng và khác biệt.
- Tương đồng:
Hai đoạn thơ tiêu biểu cho thơ ca thời kì KCCP, thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên và con người
VB, Tây bắc và Tình cảm gắn bó thủy chung, sâu nặng của tác giả đối với con người và
miền đất xa xôi của Tổ quốc.
- Khác biệt:
+ Thiên nhiên Miền Tây trong thơ Q Dũng hoang vu nhưng đậm màu sắc lãng mạn,
hư ảo, con người MTây hiện lên trong vẻ đẹp khỏe khoắn mà duyên dáng thể thơ thất
ngôn mang âm hưởng vừa cổ điển vừa hiện đại.
+ Thiên nhiên trong VB gần gũi, quen thuộc mà trữ tình; con người VB hi ện lên trong
tình nghĩa CM thủy chung, thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao dân ca .
PHẦN II
MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ SỐ 1
Phần 1. Đọc hiểu ( 3 điểm)
MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN



Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi.
Đi lễ chùa đầu năm là truyền thống lâu đời và trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm
linh của người Việt nam cứ mỗi độ tết đến xuân về. Phong tục này đã thấm nhuần vào sâu trong
tâm trí của mỗi người dân, để rồi khi không khí tết ùa về, mọi người lại chuẩn bị sắm sửa lễ quà,
cùng gia đình bạn bè, người thân nô nức đến các nơi thờ phụng linh thiêng.
Tục lệ đi lễ đền, chùa, phủ ....đầu năm không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh
phúc, no đủ mà đây còn là dịp để người dân Việt nam tìm về cội nguồn dân tộc. Có lẽ trong từng
nhịp thở của tiết xuân, chúng ta lại cảm nhận được sự giao hòa của trời đất . Sự linh thiêng của
những bức tượng Phật, mùi hương trầm lan tỏa, hương hoa ướt đẫm mưa xuân, mùi của đất mới
hòa trong sắc màu rực rỡ của đèn, hoa...tất cả quyện vào nhau tạo nên một không gian thanh tịnh,
để lại trong lòng người sự thanh thản và bình yên. Sau một năm cố gắng hết mình vì công việc,
chìm trong những bộn bề lo toan của cuộc sống hằng ngày thì đây là thời khắc mọi người dân Việt
được lắng lòng lại, một lòng hướng về nơi linh thiêng, cầu nguyện một cuộc sống sung túc đủ đầy
hơn cho năm sau.
( Phương Anh, Đi lễ đầu năm – Nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt, tạp chí Quê
hương, số 3/ 2015)
Câu 1: Đoạn trích trên nhắc đến một tục lệ đẹp nào của dân tộc Việt ta? ( 0,25 điểm)
Câu 2: Giá trị, ý nghĩa của tục lệ được tác giả miêu tả như thế nào? (0,25 điểm)
Câu 3: Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu sau : Sự linh thiêng của những bức tượng Phật,
mùi hương trầm lan tỏa, hương hoa ướt đẫm mưa Xuân, mùi của đất mới hòa trong sắc màu rực rỡ
của đèn, hoa...tất cả quyện vào nhau tạo nên một không gian thanh tịnh để lại trong lòng người sự
thanh thản và bình yên ( 0,5 điểm)
Câu 4. Theo anh ( chị), mỗi người dân cần có ý thức như thế nào trong việc lưu giữ , bảo tồn
văn hóa Việt? ( 0,25 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
- Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những nơi đâu
Trời rất rộng lại rất cao

Mẹ mong bao giờ con tới!
- Con yêu mẹ bằng Hà nội
Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ
- Hà nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


Gặp mẹ làm sao gặp hết.[....]
- Tình mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó
- À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế.
( Xuân Quỳnh, Con yêu mẹ, Lời ru trên mặt đất, NXB tác phẩm mới, 1978)
Câu 5: Nhân vật trữ tình trong đoạn trichstheer hiện tình cảm gì đối với người mẹ của mình?
( 0, 25 điểm)
Câu 6: Đoạn thơ thể hiện những so sánh rất hồn nhiên của đứa trẻ . Hãy chỉ ra những phép
so sánh đó . ( 0, 25 điểm)
Câu 7: Anh ( chị ) thấy những vẻ đẹp gì ở người con trong đoạn trích? ( 0, 5 điểm)
Câu 8: Viết đoạn văn khoảng 10 dòng về giá trị tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người.
( 0, 25 điểm)
Phần II. Làm văn ( 7 điểm)
Câu 1 : ( 3 điểm)

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tim
( Trích tự sự - Nguyễn Quang Hưng)
Anh ( chị ) suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa được gợi ra từ câu thơ trên.
Câu 2 ( 4 điểm)
Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Hồ Chí
Minh: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn.
Hãy phân tích tác phẩm để làm sáng rõ nhận định trên
ĐỀ SỐ 2
Phần 1. Đọc hiểu
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
“ Tiếng nói là người bảo vệ quí báu nhất của nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố
quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An nam hãnh diện giữ gìn
tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An
nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc tại An Nam chỉ còn
là vấn đề thời gian. Bất cứ người An nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình , thì cũng đương nhiên
MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


khước từ niềm hy vọng giải phóng giống nòi [...] Vì thế, , đối với người An nam chúng ta, chối từ
tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình...”
( Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, theo Ngữ văn 11,
tập 2, NXB Giáo dục, 2014, tr 90)
Câu 1: Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên. ( 0,25 điểm)
Câu 2: Trong đoạn trích trên tác giả chủ yếu sử dụng các thao tác lập luận nào? ( 0,5 điểm)
Câu 3: Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng như thế nào đối với vận mệnh của dân tộc? ( 0,25
điểm)
Câu 4: Từ đoạn trích, anh / chị hãy nêu quan điểm của mình về vai trò của tiếng nói dân tộc trong
bối cảnh hiện nay. Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng. ( 0, 5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8

Tôi nhìn lại, như đôi mắt tuổi thơ
Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ
Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển
Xanh trời, xanh của những giấc mơ...
Tôi bay giữa màu xanh giải phóng
Tầng thấp, tầng cao, chiều dài, chiều rộng
Ôi Việt nam ! Yêu suốt một đời
Nay mới được ôm người trọn vẹn, Người ơi!
......
Tôi lại mơ trên Thái Bình Dương
Tổ quốc ta như một thiên đường
Của muôn triệu anh hùng làm nên cuộc sống
Của tự do, hy vọng tình thương...
( Vui thế hôm nay, Tố Hữu, In trong tập Máu và Hoa, 1977)
Câu 5. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? ( 0, 25 điểm)
Câu 6. Theo anh/ chị, trong đoạn thơ trên đã thể hiện tâm trạng gì của tác giả. ( 0, 25 điểm)
Câu 7. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu thơ “
Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển/ Xanh trời, xanh của những giấc mơ...” ( 0, 25 điểm)
Câu 8. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của nhà thơ trong câu “ Tổ quốc ta như một
thiên đường” hay không? Anh / chị sẽ làm gì để góp phần duy trì mãi mãi điều mà tác giả đã viết “
Tổ quốc ta như một thiên đường”. Trả lời từ 5 – 7 dòng(0, 5 điểm)
Phần II. Làm văn ( 7 điểm)
Câu1(3 điểm)

MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


Trong một bộ phim Việt nam mới công chiếu gần đây, một nhân vật đã nhắc nhở người cháu
của mình: “Ta có thể nhặt được một gói tiền nhưng không có một ai đánh rơi một gói văn hóa cho
ta nhặt”

Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về lời nhắc nhở trên.
Câu 2(4 điểm) Cảm nhận của anh / Chị về bức tranh thiên nhiên và tâm hồn người lính qua đoạn
thơ:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi...”
( Tây Tiến – Quang Dũng)
........ Hết......

ĐỀ SỐ 3
Phần I . Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Đúng thế, Enricô yêu dấu của bố, việc học quả là khó nhọc đối với con, như mẹ đã nói với
con, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười như bố muốn thấy. Nhưng
con hãy nghĩ một tí khi một ngày con sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường học; và chắc
chắn sau một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại trường. Hiện nay, tất cả thiếu niên đều đi
học, Enricô yêu dấu ạ. Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối đến trường học sau khi đã lao
động suốt cả ngày, hãy nghĩ đến những cô gái đi học ngày chủ nhật sau cả tuần lễ bận rộ trong các
xưởng thợ, đến những người lính ở thao trường trở về là đã viết viết, đọc đọc. Hãy nghĩ đến những

cậu bé câm và mù mà cũng vẫn học. Con hãy nghĩ đến tất cả trẻ em gần cũng một lúc, ở tất cả các
nước trên thế giới, cũng đang đi học. Con hãy hình dung trong trí tưởng tượng những học sinh ấy
đang đi trên những con đường ở vũng nông thôn, trên những đường phố của các thành thị nhộn
nhịp, dưới trời nắng gắt hay dưới tuyết rơi, đi thuyền ở những xứ dọc kinh rạch, đi ngựa qua những
MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


cánh dồng rộng lớn, đi xe trượt trên mặt băng, qua các thung lũng và các đồi gò, qua rừng, qua
suối, trên những đường mòn hẻo lánh băng qua núi, đi một mình, đi từng đôi hay từng tốp, thành
hàng dài, tất cả đều cấp sách vở, mặc quần áo hàng nghìn kiểu, nói nhiều thứ tiếng khác nhau, từ
ngôi trường xa xôi nhất khuất nẻo trong tuyết của nước Nga cho đến ngôi trường hẻo lánh nhất của
đất nước Arabia núp dưới bóng cây cọ. Hàng triệu, hàng triệu trẻ em, tất cả cùng học những điều
như nhau dưới những hình thức khác nhau.
(Những tấm lòng cao cả, Et-môn-đô đơ A-mi-xi)
Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể loại nào? Dấu hiệu nhận biết của anh (chị) là gì?
(0,25 điểm)
Câu 2: Tư tưởng chủ đạo của đoạn trích là gì? (0,5 điểm)
Câu 3: Phân tích ngắn gọn hình ảnh người cha trong đoạn trích trên (0,5 điểm)
Câu 4: Chỉ ra phương thức xây dựng đoạn văn của đoạn trích trên (0,25 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cÔI
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giồn, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung

Sao không là bình minh gọi đàn chim thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
(Khát vọng-Phạm Minh Tuấn)
Câu 5: Nội dung chính của bài thơ trên là gì? (0,25 điểm)
Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ trên? Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu
từ đó (0,25 điểm)
Câu 7: Theo anh/chị, lời bài thơ gửi gắm đến người đọc điều gì? (0,5 điểm)
Câu 8 : Từ những lời thơ trên, anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về lối sống của tuổi
trẻ học đường ngày nay? Trinhg bày ngắn gọn khoảng 5-7 dòng (0,25 điểm)
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của quá khứ được thể hiện qua nhận
định sau:
Nếu anh bắn vào quá khứ súng lục, tương lại sẽ bắn vào anh đại bác.
MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


Câu 2: (4 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nỗi nhớ được thể hiện trong hai đoạn thơ sau:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi chớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
( Trích Tây Tiến-Quang Dũng)
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
( Trích Việt Bắc-Tố Hữu)
ĐỀ 4
Phần I. Đọc-hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Huyền bí và mênh mông đủ làm choáng ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đoòng được báo chí quốc tế
cho rằng xứng đáng với số tiền mà du khách đã bỏ ra đi khám phá nơi đây. Hang Sơn Đoòng dài
khoảng 9km, có rừng rậm nhiệt đới và dòng sông. Không gian bên trong hang có thể chứa
được...một tòa nhà 40 tầng.
Nhưng điều quan trọng mà nhiều người chưa biết đến là việc hình thành hang động Sơn
Đoòng không phải theo cách truyền thống- đá vôi bị hòa tan bởi nước mưa, lâu dần theo thời gian
hàng triệu năm, nước bào mòn các hòa tan thành hang động vĩ đại. Với “siêu hang động” Sơn
Đoòng , câu chuyện ở một hướng khác.
MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


Sơn Đoòng nằm trên một đường đứt gãy hướng Bắc-Nam, chính trục đứt gãy này tạo điều
kiện cho hang động lớn nhất thế giới này hình thành một cách mạnh mẽ qua dòng chảy không gì
cản được của dòng nước lũ và bào mòn thành hang động tuyệt vời mà các nhà khoa học gọi là “
Một vũ trụ bị bỏ quên ẩn mình trong một hệ sinh thái độc đáo. Điều này không được tìm thấy ở bất
kỳ nơi nào khác trên hành tinh này”
(Báo Dân trí, ngày 17/5/2015)

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)
Câu 2: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên (0,25 điểm)
Câu 3: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích (0,5 điểm)
Câu 4: Từ nội dung của đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm xúc
và suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với các danh thắng thiên nhiên của đất nước (0,25
điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lơi các câu hoit từ Câu 5 đến Câu 8:
...Hạt gạo làng ta
Có bão tháng Bảy
Có mưa tháng Ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng Sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
( Trích Hạt gạo làng ta-Trần Đăng Khoa)
Câu 5: Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ (0,25 điểm)
Câu 6: Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị gì của “hạt gạo làng ta” (0,25
điểm)
Câu 7: Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hia câu thơ Nước
như ai nấu/Chết cả cá cờ (0,5 điểm)
Câu 8: Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần có
của mỗi người với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc đến trong đoạn thơ
trên (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1: ( 3điểm) Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, tác giả Lưu Quang Vũ đã để
nhân nvataj Trương Ba bày tỏ quan niệm sống của mình là: “Không thể bên ngoài một đằng, bên
trong một nẻo được.”
Anh/chị suy nghĩ như thế nào về quan niệm trên?

Câu 2: (4 điểm) Phân tích những đặc điểm giống nhau và khác nhau trong cảm hứng về quê
hương đất nước của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 được thể hiện qua hai bài thơ
Đất Nước (trong trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm và Việt Bắc của Tố Hữu
MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


.....HẾT....
ĐỀ 5
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4
Ở thời điểm này, chắc chắn cái tên Ánh Viên đã được nhắc đến nhiều nhất trong làng bơi
Việt Nam. Những vận động viên khác cùng dự giải vô địch thế giới rồi sau đó là Cúp thế giới với
Anhs Viên như Hoàng Qúy Phước, Lâm Quang Nhật, Trần Duy Khôi, Lê Nguyễn Paul (vận động
viên Việt Kiều đang sinh sống tại Mỹ) đều không có đột phá về chỉ số chuyên môn, thấp hơn thành
tích tốt nhất trước giải. Về lâu dài, những vận động viên này sẽ chỉ phù hợp với những sân chơi khu
vực hoặc tiệm cận đoạt huy chương ở châu này có lẽ chỉ phù hợp với những sân chơi khu vực hoặc
tiệm cận đoạt huy chương ở châu lục.
Ánh Viên đã liên tiếp tạo nên những cột mốc cho bơi Việt Nam tại Cúp bơi thế giới nhưng
cũng đã đến lúc bơi lội Việt Nam cần có thêm những Ánh Viên khác. 4 đến 6 năm nữa, nếu giữ đà
phát triển hiện nay, Ánh Viên sẽ còn mang nhiều niềm vui cho làng bơi cũng như thể thao Việt
Nam. Nhưng lo tìm người kế thừa cô, để đầu tư bài bản chuyên nghiệp với quy trình hệt cách đào
tạo Ánh Viên ngay từ lúc này cũng đã quá muộn.
(Minh Quang, Cần có thêm nhiều Ánh Viên, In trong báo Hà Nội mới, số ra ngày
14/08/2015)
Câu 1: Anh/chị hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn trích trên (0,25 điểm)
Câu 2: Đoạn văn trên thuộc kiểu phong cách ngôn ngữ nào? Tại sao anh/chị nhận ra điều đó?
(0,5 điểm)
Câu 3: Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn sau: Ánh Viên đã liên tiếp tạo những cột
mốc cho bơi Việt Nam tại Cúp bơi thế giới nhưng cũng đã đến lúc bơi lội Việt Nam cần có thêm
những Ánh Viên khác. Anh(chị) hiều thế nào về từ Ánh Viên xuất hiện lần thứ hai trong câu văn?

(0,5 điểm)
Câu 4: Nỗ lực và đam mê đã khiến Ánh Viên đạt được nhiều thành tích đáng khâm phục.
Trong 5-7 dòng, anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩ nỗ lực và đam mê đối với tuổi
trẻ (0,25 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8
Những đối thủ của ông đã chết từ lâu
Bạn chiến đấu cũng chẳng còn ai nữa
Ông ngồi giữa thời gian vây bủa
Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình
Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh
Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy
Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy
Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù
Trong góc vườn mùa thu
MỘT SỐ KIẾN THỨC – KĨ NĂNG – ĐỀ THI GIÚP EM CHINH PHỤC ĐỀ THI QG MÔN VĂN


×