Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài tiểu luận nhỏ về ca dao dân ca Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.29 KB, 16 trang )

I/ Giới thiệu
Bàn luận về ca dao-dân ca một số nhà nghiên cứu có xu
hướng tách rời hai khái niệm ca dao và dân ca: Ca dao là những
câu thơ do nhân dân sáng tác bằng thể văn vần có thể hát thành
những làn điệu dân ca, hát ru con. Ca dao còn là lời dân ca đã
lược bỏ đi những luyến láy, từ đệm khi hát. Dân ca là những bài
hát do nhân dân sáng tác, không rõ tác giả. Đầu tiên có thể do
một người sáng tác ra, qua nhiều năm tháng được sàng lọc, gọt
giũa rồi truyền miệng qua nhiều người, từ đời này qua đời khác
và phổ biến trong từng vùng, từng dân tộc. Tóm lại sự khác biệt
giữa ca dao và dân ca là ở chỗ, khi nói đến ca dao người ta
thường nghĩ đến những lời thơ dân gian, còn nói đến dân ca
người ta nghĩ đến cả những làn điệu, những thể thức ca hát nhất
định. Bên cạnh đó một số nhà nghiên cứu khác lại đồng nhất ca
dao và dân ca. Có nghĩa là ca dao là một tên gọi khác của dân
ca và ngược lại. Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về ca daodân ca nhưng nhìn chung những khái niệm này đều có đặc điểm
giống nhau: phần lớn ca dao-dân ca là lời thơ, lời nói có kết hợp
giai điệu nhạc thể hiện tâm trạng, tư tưởng, tình cảm của con
người.
Kho tàng ca dao-dân ca rất phong phú và đa dạng với những chủ
đề tiêu biểu như: ca dao dân ca về nghi lễ-phong tục, về lao
động sản xuất, về tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia
đình…v.v….Nhưng chủ đề phổ biến và chiếm số lượng lớn
chính là chủ đề tình yêu lứa đôi:
Cô kia đứng ở bên sông
Muốn sang anh ngã cành hồng cho sang


Hay là:
Nhớ ai con mắt lim dim
Chân đi thất thểu như chim tha mồi


Con người ai cũng phải một lần trải qua cảm giác rung động của
con tim. Nhưng phải chăng do sống dưới bức tường rêu phong
kiến với những quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”,” áo
mặc làm sao qua khỏi đầu” mà vấn đề yêu thương cũng như hôn
nhân gia đình thường không như ý của các cặp đôi. Từ đó, như
một nhu cầu tất yếu mà những đôi lứa yêu nhau đã mượn ca dao
dân ca để bày tỏ nỗi lòng của mình. Có lẽ vì thế mà ca dao dâ ca
về tình yêu lứa đôi lại chiếm số lượng rất lớn.
Tình yêu lứa đôi trong ca dao dân ca thường gắn với tình yêu lao
động. Lao động làm tình yêu thêm bền chặt, sâu sắc, công việc
thêm ý nghĩa và năng suất. Môi trường lao động đưa người ta
đến bên nhau, soi tỏ tính cách của nhau, cảm thông, hiểu biết và
yêu thương nhau. Tình yêu lứa đôi trong ca dao dân ca là tình
yêu lành mạnh, trong sáng hợp đạo lý đồng thời cũng hết sức
mãnh liệt, mặn nồng. Mọi giai đoạn, cung bậc của tình yêu đều
thể hiện tập trung trong các bài ca: bài ca tỏ tình, bài ca tương
tư, bài ca thề nguyền, bài ca hận tình…..Những bài ca mang hơi
hướng trữ tình, lãng mạn nhưng đôi lúc lại có chút giận hờn,
trách móc:
Anh đừng chê em áo rách quần phèn
Anh coi bụi hẹ rã bèn còn thơm


Dù thế nào đi nữa những lời nói, câu thơ có kết hợp giai điệu
nhạc đã trở thành phương tiện chất chứa tâm tư, tình cảm, nỗi
lòng của những kẻ yêu nhau.
II/ Ca dao dân ca-tiếng lòng của những đôi lứa yêu nhau
Do điều kiện truyền miệng và nhu cầu ứng tác, nhân dân đã
sử dụng công thức có sẵng để tạo nên những đơn vị tác phẩm
cùng một hệ thống. Công thức vừa là một yếu tố bộ phận của bài

ca vừa là một yếu tố truyền thống vượt ra ngoài phạm vi của văn
bản-và về bản chất nó không phải là sở hữu của riêng bất cứ bài
ca nào. Ví dụ công thức “Anh đừng” trong các bài ca sau:
1.Anh đừng có bỏ giọng trầm,
Lời ngon, tiếng ngọt để cầm duyên em.
2.Anh đừng thấy đó bỏ đăng,
Thấy lê bỏ lựu, thấy trăng quên đèn
3.Anh đừng tham phú phụ bần
Bạc ngàn còn hết nợ trần chưa xong
Đây là những bài ca dao khác nhau nhưng có chung một chủ đề
nhắc nhở, trách móc người yêu. Trong đó bài ca:
Anh đừng chê em áo rách quần phèn
Anh coi bụi hẹ rã bèn còn thơm.
Cũng thuộc công thức truyền thống này. Xét về nội dung bài ca
dao như lời nhắc nhở, dặn dò người yêu đừng nhìn bề ngoài “áo
rách”, “quần phèn” mà chê rằng lam lũ, nghèo khó, quê mùa.
Bởi “bụi hẹ rã bèn còn thơm” thì cớ sao không thương cái phẩm


giá bên trong, cái tính cách của một con ngườ, chỉ biết chú trọng
hình thức bên ngoài mà chê khen đủ điều, chưa chắc gì người có
hình thức đẹp mà bên trong lại “thơm” mà không “rách” không
nhuốm “phèn”. Còn em tuy “áo rách quần phèn” mà tấm lòng
sáng trong biết lao động, biết lo lắng cho gia đình và quan trọng
tình yêu chỉ dành cho mình anh.
Nếu dựa vào hoàn cảnh diễn xướng để phân tích nội dung của
bài ca dao trên thì thật khó vì ta không thể biết được đây là lời
trách móc của nhân vật trữ tình, trách người yêu không biết trân
trọng những giá trị bên trong hay là lời dặn dò, nhắc nhở của
nhân vật trữ tình. Ta chỉ biết được đó là nỗi lòng của người con

gái cất lên để giải bày tâm tư, tình cảm của mình với người cô
ấy yêu. Sở dĩ ta biết được đây là lời của cô gái nói với chàng trai
bởi sự kết hợp của đại từ nhân xưng “anh”, “em”. Ngoài ra
nhân vật trữ tình trong ca dao thường gắn với những đại từ nhân
xưng như: mình, ta, chàng, thiếp, qua, bậu…Và kể cả những
hình ảnh xưng hô ẩn dụ: mận, đào, trúc, mai, trăng. Tất cả không
hề có dấu ấn cá nhân nên dễ dàng gợi được sự đồng cảm sâu xa
ở người đọc:
Anh đừng ham trống bỏ kèn,
Ham chuông bỏ mõ, ham đèn bỏ trăng
Nếu xét về thể thơ thì câu ca dao trên thuộc thể lục bát, đây là
thể thơ sở trường nhất của ca dao. Cụ thể hơn thì nó thuộc thể
lục bát chính thể: số âm tiết không thay đổi, vị trí gieo vần cố
định, nhịp điệu phổ biến là 2/2/2:
Anh đừng / chê em / áo rách / quần phèn
Anh coi / bụi hẹ /rã bèn / còn thơm.


đôi khi thay đổi thành 3/3 và 4/4:
Anh đừng chê em / áo rách quần phèn
Anh coi bụi hẹ / rã bèn còn thơm
Thể lục bát thường diễn đạt cảm xúc vốn rất phong phú, thể hiện
nội dung hết sức đa dạng của hiện thực. Đã xét về thể thơ và nội
dung thì không thể không nói đến ngôn ngữ và hình ảnh. Ngôn
ngữ trong ca dao vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa mang sắc thái
địa phương, nhờ đặc trưng ngôn ngữ địa phương toát ra từ
những bài ca dao mà các nhà nghiên cứu có thể giải mã vùng,
miền với mức độ chính xác khá cao. Nếu ca dao Bắc bộ hát giã
bằng ngôn ngữ nhẹ nhàng tình tứ :
Anh đừng chê em duyên nợ hủ hèn

Nước dưới sông dù đục em lắng phèn phải trong
thì ca dao Nam bộ lại diễn tả nội dung này một cách rõ ràng, bộc
trực hơn, dứt khoát và rạch ròi hơn:
Anh đừng chê em áo rách quần phèn
Anh coi bụi hẹ rã bèn còn thơm
Như chúng ta đã biết ca dao dân ca bao giờ cũng là tiếng nói, là
tâm tình của các tầng lớp nhân dân, nó gắn liền với cuộc sống
hàng ngày của người lao động như hơi thở, như cơm ăn, nước
uống. Chính vì thế ngôn ngữ đời sống của nhân dân đã đi vào
những bài ca như một lẽ tự nhiên, mộc mạc, chân chất, mặn mà,
bình dị như chính cái bình dị trong lời ăn tiếng nói hàng ngày,
trong sinh hoạt, trong lao động của nhân dân. Quả thật như vậy
hai câu ca dao trên có vẻ như lời nói thường mà lại nhẹ nhàng,
gọn gàng, chải chuốt, miêu tả được tình cảm sâu sắc đồng thời
qua hệ thống hình ảnh như: “áo rách quần phèn” gợi cho người


đọc liên tưởng đến hình ảnh người con gái lao động vất vả, khổ
cực đến mức áo không lành mà quần thì lấm lem bùn đất, rồi
hình ảnh ấy được đem so sánh với hình ảnh “bụi hẹ rã bèn” mà
vẫn còn thơm. Hình ảnh giàu tính gợi hình đã gây ấn tượng
mạnh cho người đọc. Ở đây có sự liền vần giữa câu trên và câu
dưới: “phèn” và “bèn” đã góp phần làm cho nhịp điệu của bài ca
trở nên nhẹ nhàng hơn mà không kém phần trữ tình. Phải chăng
vì nhịp điệu nhẹ nhàng và trữ tình đã làm cho ta khó phân định
được giọng điệu trong bài ca dao ấy là lời trách móc của người
con gái hay lời dặn dò, nhắc nhở người mình yêu đừng nhìn hình
thức bên ngoài mà chê khen “em” để rồi phụ bạc lòng nhau.
Nhưng rõ ràng ai trong chúng ta cũng nhận ra được đó là tiếng
lòng, tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình thông qua hai câu ca

dao ngắn gọn mà súc tích ấy. Có thể nói đây là bài ca dao hay
trong số những bài ca về tình yêu đôi lứa. Vì hoàn cảnh mà
dường như ca dao dân ca đã trở thành phương tiện truyền đạt lời
nói cũng như tình cảm của chủ thể trữ tình một cách hết sức kín
đáo mà không kém phần tình tứ . Vì vậy mà ca dao không biết
tự bao giờ đã trở thành tiếng lòng của những đôi trai gái trong
quan hệ bạn bè, lứa đôi.
Bài ca dao trên nói riêng, tất cả các bài ca dao dân ca trong
kho tàng Văn Học Dân Gian nói chung đều thể hiện cái hay
cũng như nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam trong
các hoạt động văn hóa xã hội, giao tiếp. Đồng thời, ca dao còn là
thứ tài sản tinh thần vô giá của con người Việt Nam, từ xưa đã
được nhân dân ta sáng tạo, lưu truyền và phát triển cho tới ngày


nay. Ca dao Việt Nam thể hiện cách nhìn, quan niệm, tình cảm
của con người Việt Nam về cuộc sống, về con người, cách đối
nhân xử thế của con người trong xã hội, là nơi để người Việt
Nam thể hiện những tâm tư, tình cảm của mình. Có thể nói, ca
dao là tấm gương tốt để chúng ta soi mình vào đó, để tắm mình
trong những nét đẹp giản đơn, mộc mạc thuần khiết mà không
lạc hậu, quê mùa.
----------------------------------//-----------------------------------------Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Ai đưa con sáo sang sông,
Để cho con sáo sổ lồng bay xa.


Ai ơi đừng lấy học trò,
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm.

Anh về học lấy chữ nhu,
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ.

Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Anh đi anh nhớ non Côi
Nhớ sông Vị Thủy, nhớ người tình chung

Áo anh sứt chỉ đường tà



Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.

Ai về Hà Tĩnh thì về,
Mặc lụa chợ Hạ, uống chè hương sen.

Ai về Tuy Phước ăn nem,

Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm.

Ai về đến huyện Đông Anh,
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
Cổ Loa hình ốc khác thường,
Trải qua năm tháng, nẻo đường còn đây.

Anh hùng là anh hùng rơm,
Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng.

Ai về tôi gửi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.

Anh đi Bình Định ở lâu,
Chiều chiều em đứng vườn dâu ngó chừng.
Hai hàng nước mắt rưng rưng,
Chàng xa thiếp cách, ngang chừng muốn băng.
Phụ mẫu nhà la dức rầm rầm,
Cơm sao ngơ ngáo, làm không muốn làm.
Bởi chưng thiếp bắc chàng nam,
Giơ tay không nổi còn làm việc chi.

Ai về nhớ Vải Ninh Hòa,
Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê,
Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu Khê,
Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.

Ai về Nhượng Bạn thì về,
Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.


Ăn bẩn sống lâu,
Ăn cứt trâu bất tử,
Uống nước đái trường sinh
Ăn linh tinh sống mãi


B[sửa]

Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa:
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào!

Bắc thang lên đến cung mây,
Hỏi sao Cuội phải ấp cây cả đời?
Cuội nghe thấy hỏi, Cuội cười:
- Bởi hay nói dối, phải ngồi gốc cây.

Bắc Kạn có suối đãi vàng,
Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh.

Bình Định có núi vọng phu,
Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.
Em về Bình Định cùng anh,
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.

Bướm vàng đậu đọt mù u,

Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn.

Bao giờ cho đến tháng ba,
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.
Hùm nằm cho lợn liếm lông,
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,
Con gà, be rượu nuốt người lao đao.
Lươn nằm cho trúm bò vào,
Một đàn cào cào đuổi đàn cá rô.
Lúa mạ nhảy lên ăn bò,
Cỏ năn cỏ lác rình mò bắt trâu.
Gà con đuổi bắt diều hâu,


Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông.

Bà già đi chợ Cầu Đông,
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng.
Thầy bói gieo quẻ, nói rằng:
"Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn".

Bồng bồng con nín con ơi
Dưới sông cá lội, trên trời chim bay.
Ước gì mẹ có mười tay
Tay kia bắt cá, tay này bắn chim.
Một tay chuốt chỉ luồn kim
Một tay làm ruộng, một tay hái rau.
Một tay ôm ấp con đau
Một tay vay gạo, một tay cúng thầy.

Một tay khung cửi, guồng xa
Một tay lo bếp, lo nhà nắng mưa.
Một tay đi củi, muối dưa
Còn tay để lạy, để thưa, đỡ đòn.
Tay nào để giữ lấy con
Tay nào lau nước mắt,
Mẹ vẩn còn thiếu tay
Bồng bồng con ngủ con say
Dưới sông cá lội, chim bay trên trời.

Bạn bè là nghĩa tương thân,
Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau.

Bạc Liêu nước chảy lờ đờ,
Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu.

Biên Hòa có bưởi Thanh Trà,
Thủ Đức nem nướng, điện Bà Tây Ninh.

Bao phen quạ nói với diều,
Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm.

Buồn riêng rồi lại tủi thầm,


Hai tay áo vải ướt đẫm cả hai.

Bóng đèn là bóng đèn hoa,
Ai về vùng Bưởi với ta thì về.
Vùng Bưởi có lịch có lề,

Có sông tắm mát có nghề seo can.

Biển Ba Động nước xanh cát trắng,
Ao Bà Om thắng cảnh miền Tây,
Xin mời du khách về đây,
Ghé thăm thắng cảnh chốn này thần tiên.

Bốn mùa em chẳng phải lo,
Gạo Đồng Nai, vải Hà Tĩnh ta ấm no trọn đời.

Biên Hòa có bưởi thanh thanh,
Có cô bán bưởi xinh xinh trữ tình.
Anh đây lên thác thác xuống ghềnh,
Đá mòn sông cạn quyết chung tình với em.
C[sửa]

Chồng em áo rách em thương,
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa lại quét lá đa.
Bao giờ dân nổi can qua,
Con vua thất thế lại ra quét chùa.
Con ơi nhớ lấy câu này:
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

Cá không ăn muối cá ươn,
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

Cười người chớ vội cười lâu,

Cười người hôm trước hôm sau người cười.

Chỉ đâu mà buộc ngang trời,
Tay đâu mà bịt miệng người thế gian.

Cây khô nghe sấm nứt chồi,


Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương.
Cãi nhau là chuyện bình thường,
Cãi xong tâm sự trên giường cả đêm.

Còn trời, còn nước, còn non,
Còn cô bán rượu, anh còn say sưa.

Chó nào mà chó sủa không,
Không người bán dạo cũng ông đi đường.

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Cưới vợ thì cưới liền tay,
Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha.

Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng,
Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày.

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

Con cò chết rũ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma.


Cà cuống uống rượu la đà,
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần,
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao.

Cậu cai nón dấu lông gà,
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.


Chập chập thôi lại cheng cheng,
Con gà trống thiến để riêng cho thầy.
Đơm xôi thì đơm cho đầy
Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng!

Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.
Chú chuột đi chợ đàng xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!

Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Cây khô chưa dễ mọc chồi
Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta;
Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu.

Con người có cố, có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.

Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.



Cô kia đứng ở bên sông,
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.

Cây đa cũ, bến đò xưa,
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.

Cần Thơ gạo trắng nước trong,
Ai đi đên đó lòng không muốn về.

Chiều chiều mây phủ Hải Vân,
Chim kêu ghềnh đá ngẫm thân em buồn.

Chiều chiều ra đứng bờ sông,
Muốn về với mẹ mà không có đò.

Chiều chiều chim rét kêu chiều,
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.

Chiều chiều ra đứng lầu tây,
Thấy cô gánh nước tưới cây ngô đồng.

Chiều chiều ai đứng hàng ba,
Quần đen áo trắng nết na dịu dàng.

Chiều chiều bắt bướm đang bay,
Bâng khuâng nhớ bạn, bạn rày nhớ ta.

Chiều chiều bóng ngả về tây,
Hỡi cô bán củi bên đầy bên vơi.

Cô còn hái nữa hay thôi,
Cho tôi hái đỡ nên đôi vợ chồng.

Chiều chiều bước tới ghe buôn,
Sóng bao nhiêu gợn em buồn bấy nhiêu.

Chiều chiều buồn miệng nhai trầu,
Nhớ người quân tử bên cầu ngẩn ngơ.

Chiều chiều chim vịt kêu chiều,
Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.

Chiều chiều con quạ lợp nhà,
Con cu chẻ lạt, con gà đưa tranh.
Chèo bẽo nấu cơm nấu canh,



Chìa vôi đi chợ mua hành về nêm.

Chiều chiều dạo mát dưới trăng,
Trông lên chỉ thấy chị Hằng ở trong.

Chiều chiều dắt mẹ qua đèo,
Chim kêu bên nớ, vượn trèo bên tê.

Chiều chiều đứng bên Vân Lầu,
Trông về Vĩ Dạ ruột đau chín chiều.

Chiều chiều mây phủ Sơn Trà,

Sóng xô cửa Đại trời đà chuyển mưa.
Công đâu công uổng công thừa,
Công đi gánh nước tưới dừa Tam Quan.

Chiều chiều mây phủ về kinh,
Ếch kêu giếng lạn, cảm tình đôi ta.
Đôi ta như lửa mới nhen,
Như trăng mới mọc như đèn mới khêu.

Chiều chiều bãi bể sóng xô,
Dã tràng xe cát cơ đồ phù vân.

Chiều chiều ông Lữ đi cày,
Trâu tha, gãy ách, khoanh tay ngồi bờ.

Chiều chiều én liệng trên trời,
Rùa bò dưới đất, khỉ ngồi trên cây.

Chiều chiều én liệng Truông Mây,
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành.

Chiều chiều én liệng cò bay,
Khoan khoan hỏi bạn, bạn rày nhớ ai?

Chiều chiều én tiếng ngoài khơi,
Thấy anh ba chốn, bốn nơi mà buồn.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Ngó về quê mẹ, ruột đau như dần.


Chiều chiều vịt lội bàu sen,
Để anh lên xuống làm quen với nàng.


Chiều chiều xách giỏ hái rau,
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần.

Chiều chiều có kẻ thất tình,
Tựa mái mái ngã, tựa đình đình xiêu.

Chiều chiều hoa trải góc đền,
Muốn vô làm bé có bền hay không?




×