BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Giảng viên : Nguyễn Trọng Phương
Sinh viên : Lê Thị Hoài Phương
Lớp : TC 208_2
GV: NGUYỄN TRỌNG PHƯƠNG
MỤC LỤC
GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
KTV: Kiểm toán viên
KTNN: Kiểm toán nhà nước
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
KTĐL: Kiểm toán độc lập
BCTC: Báo cáo tài chính
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang trên đà đi lên để hội nhập với kinh tế
thế giới. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sự phát triển
của các doanh nghiệp vô cùng quan trọng. Đất nước ta đã và đang có những
chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tình hình chính trị ổn định, đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, dù thuộc bất kỳ thành phần kinh tế
nào thì doanh nghiệp chính là nguồn cung ứng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ,
đáp ứng cho nhu cầu về khía cạnh vật chất lẫn tinh thần của xã hội nói chung và
người tiêu dùng nói riêng. Sự phát triển của nền kinh tế tạo điều kiện cho nhiều
doanh nghiệp lớn, nhỏ được thành lập.
Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán ở nước ta trong những năm gần đây
đã làm cho nền kinh tế trong nước thêm sôi động và có những chuyển biến đáng
kể. Bên cạnh đó là sự thành lập của các công ty kiểm toán đóng vai trò quan
2
LÊ THỊ HOÀI PHƯƠNG_72089964_TC208_2
GV: NGUYỄN TRỌNG PHƯƠNG
trọng trong việc kiểm tra tính hợp lý các con số mà các doanh nghiệp đưa ra.
Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy sự cần thiết của kiểm toán trong mọi hoạt
động của nền kinh tế, chính vì vậy kiểm toán được xem như là một công cụ để
cơ cấu nền kinh tế. Đồng thời, bản thân các doanh nghiệp cũng tự nhận thức
được những lợi ích mà hoạt động kiểm toán mang lại cho mình.
Nghề kiểm toán nước ta hiện nay cũng không phải là mới mẻ nhưng thực tế
cũng không ít người còn mơ hồ về ngành nghề này, chính vì vậy em xin phép
nghiên cứu với đề tài “THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY” để làm rõ vấn đề này.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
• Tìm hiểu thực trạng chung về kiểm toán ở Việt Nam.
• Phân tích và đánh giá chung về thực trạng kiểm toán ở Việt Nam
hiện nay.
• Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động.
3...........................................................................Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp thu thập - thống kê – tổng hợp số liệu. Trong đề tài
này đòi hỏi cần phải có những số liệu trong những năm gần đây, các
số liệu được tập hợp, thu thập từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan
thực tập, các thông tin trên báo, đài, Internet…
• Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa
trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở, qua đó xác định xu hướng
biến động của chỉ tiêu cần phân tích. Tùy theo mục đích phân tích,
tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà ta có thể sử dụng
các kĩ thuật so sánh thích hợp như so sánh tuyệt đối, so sánh tương
đối.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Do sự hạn chế của người viết, bài viết không đi sâu vào chi tiết, chỉ
đánh giá thực trạng hoạt động chung của ngành kiểm toán tại Việt
Nam. Không phân tích tất cả các nhân tố mà chỉ phân tích một số nhân
tố có ảnh hưởng quan trọng đến nội dung cần nghiên cứu. Từ đó, đưa
3
LÊ THỊ HOÀI PHƯƠNG_72089964_TC208_2
GV: NGUYỄN TRỌNG PHƯƠNG
ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của ngành kiểm toán.
II. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KIỂM TOÁN
1. Khái niệm:
Kiểm toán là việc thu thập và đánh giá các bằng chứng về một thông tin
nhằm xác định và báo cáo về sự phù hợp của thông tin này với các tiêu
chuẩn được thiết lập. Việc kiểm toán cần được thực hiện bởi các kiểm toán
viên đủ năng lực và độc lập.
2. Phân loại:
Phân loại theo người thực hiện:
• Kiểm toán nội bộ: là 1 chức năng thẩm định độc lập được thiết lập
bên trong một tổ chức để xem xét và đánh giá các hoạt động của tổ
chức đó, với tư cách là một sự trợ giúp đối với tổ chức đó.
• Kiểm toán Nhà nước: là công việc kiểm toán do các cơ quan của
Nhà nước ( tài chính, thuế…) và cơ quan kiểm toán nhà nước
chuyên trách tiến hành. Hệ thống kiểm toán nhà nước do nhà nước
thành lập, quản lý, là một công cụ quan trọng nhằm tăng cường
chúc năng kiểm tra giám sát việc chi tiêu, sử dụng tài nguyên, tài
sản quốc gia.
• Kiểm toán độc lập: là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm
toán viên thuộc các công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên
nghiệp. Kiểm toán độc lập là hoạt động dịch vụ tư vấn được pháp
luật thừa nhận và quản lý chặt chẽ. Quan hệ giữa các chủ thể kiểm
toán (kiểm toán viên/tổ chức kiểm toán và đơn vị kinh tế được
kiểm toán) là quan hệ mua bán dịch vụ, đơn vị kinh tế được kiểm
toán trả phí dịch vụ cho các kiểm toán viên theo thoả thuận trong
hợp đồng kiểm toán. Các kiểm toán viên độc lập là những người
hội đủ các tiêu chuẩn theo chuẩn mực kiểm toán và các quy định
pháp lý về hành nghề kiểm toán.
Phân loại theo mục đích:
• Kiểm toán hoạt động: Kiểm toán hoạt động là một quá trình đánh
giá có hệ thống về sự hữu hiệu, tính hiệu quả, và tính kinh tế của
các hoạt động dưới sự kiểm soát của nhà quản lý và báo cáo cho các
4
LÊ THỊ HOÀI PHƯƠNG_72089964_TC208_2
GV: NGUYỄN TRỌNG PHƯƠNG
cá nhân thích hợp về kết quả của việc đánh giá, đồng thời đưa ra
những kiến nghị để cải tiến.
• Kiểm toán tuân thủ: là loại kiểm toán nhằm xem xét đơn vị được
kiểm toán có tuân thủ theo đúng các quy định mà các cơ quan có
thẩm quyền cấp trên hoặc cơ quan chức năng của nhà nước hoặc cơ
quan chuyên môn đề ra hay không.
• Kiểm toán BCTC: là loại kiểm toán nhằm kiểm tra và xác nhận về
tính trung thực, hợp lý của các Báo cáo tài chính được kiểm toán.
III. THỰC TRẠNG CHUNG VỀ KIỂM TOÁN Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
1. Những vấn đề chung:
Hơn 20 năm qua là một chặng đường không dài nhưng đã chứng kiến
những bước phát triển vượt bậc của ngành Kiểm toán độc lập còn non trẻ
của Việt Nam. Với số lượng gần 200 công ty Kiểm toán đang hoạt động
trong lĩnh vực này tính đến cuối năm 2010, quả thực chưa bao giờ hoạt
động kiểm toán độc lập lại sôi động như hiện nay. Số lượng các công ty
hoạt động trong ngành tăng lên nhanh chóng cùng với các dịch vụ cung
cấp ngày càng đa dạng và chuyên nghiệp cho thấy hoạt động kiểm toán
độc lập là một nhu cầu rất thiết thực của nền kinh tế, nhất là khi Việt Nam
hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.
Điểm lại những thành tựu nổi bật của ngành kiểm toán độc lập trong
nước, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của các công ty kiểm
toán nước ngoài. Song hành cùng với các doanh nghiệp kiểm toán trong
nước qua chặng đường hơn 20 năm qua, các công ty kiểm toán nước
ngoài đã và đang đóng vai trò rất tích cực trong quá trình xây dựng và phát
triển của ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam.
Một mặt khác của ngành kiểm toán là biến từ lỗ sang lãi. Theo một
chuyên gia kiểm toán tài chính, các công ty kiểm toán đang có nhiều
“mánh” để chiều khách. Với công ty nhà nước, nếu để lỗ quá hai năm
giám đốc có thể bị thôi chức, nên hết năm đầu tiên đã có công ty thuê kiểm
toán với mục đích rõ ràng là “hợp lý hóa khoản lãi giả”. Theo chuyên gia
5
LÊ THỊ HOÀI PHƯƠNG_72089964_TC208_2