Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng rủi ro sản xuất kinh doanh của nông hộ trồng Hành tím Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.52 KB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN THỊ QUẾ CHI
MSSV: B1202125

NGHIÊN CỨU NHỮNG RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA NÔNG HỘ TRỒNG HÀNH TÍM TẠI
THỊ XÃ VĨNH CHÂU
TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Mã số ngành: 52340121

Cần Thơ, tháng 5/2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN THỊ QUẾ CHI
MSSV: B1202125

NGHIÊN CỨU NHỮNG RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA NÔNG HỘ TRỒNG HÀNH TÍM TẠI
THỊ XÃ VĨNH CHÂU
TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN ĐẠI HỌC


NGÀNH: KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Mã số ngành: 52340121

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TH.S ĐỖ THỊ TUYẾT
Cần Thơ, tháng 5/2016


LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình học tập tại trường, quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế trường Đại
học Cần Thơ đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho
em trong suốt thời gian học tập tại trường, giúp em có được những kiến thức
chuyên ngành của mình, đồng thời hiểu biết thêm những kinh nghiệm cũng
như cách làm việc bên ngoài xã hội, từ đó giúp em hoàn thành tốt luận văn của
mình. Có được kết quả này ngoài sự cố gắng của bản thân trong thời gian qua,
còn là sự tận tình hướng dẫn giúp đỡ của quý Thầy Cô Khoa Kinh tế. Em xin
chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Ban giám hiệu nhà trường;
- Quý thầy cô Khoa Kinh Tế
- Cô: Phạm Lê Tuyết Anh, CVHT lớp Kinh doanh thương mại K38.
Đặc biệt em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Cô Đỗ Thị Tuyết đã rất
nhiệt tình hướng dẫn và động viên em trong suốt thời gian thực hiện để em
hoàn thành tốt đề tài của mình. Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực
hiện đề tài, nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên có những sai sót là điều
không tránh khỏi, rất mong nhận được sự góp ý và thông cảm của quý Thầy,
Em cũng xin gởi lời cám ơn chân thành đến chị Trần Mỹ Duyên, bạn Lâm Thị
Đi Na, bạn Phạm Thị Thanh Trúc, và bạn Phùng Tuệ Mẫn, cùng là sinh viên
khoa Kinh tế, đã nhiệt tình bên cạnh giúp đỡ em trong quá trình thu thập xử lý
số liệu để thực hiện luận văn này.

Cuối cùng, em xin cảm ơn và kính chúc sức khỏe tất cả quý thầy cô.
Chúc quý thầy cô luôn thành công trong công việc và hạnh phúc trong cuộc
sống.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Quế Chi

i


TRANG CAM KẾT

Em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2016
Người thực hiện

Nguyễn Thị Quế Chi

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2016
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2016
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

iv


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung........................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU....................................................................... 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................................3
1.4.1 Phạm vi không gian ....................................................................................3
1.4.2 Phạm vi thời gian........................................................................................ 3
1.4.3 Phạm vi đối tượng nghiên cứu ....................................................................3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..........................................................................4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...................................................................................................7
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..................................................... 7
2.1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về SXKD của nông hộ....................................... 7
2.1.1.1 Khái niệm về Hộ .....................................................................................7
2.1.1.2 Khái niệm về nông hộ ............................................................................7

2.1.1.3 Khái niệm về hoạt động SXKD............................................................. 8
2.1.1.4 Khái niệm về hiệu quả trong hoạt động SXKD .....................................9
2.1.1.5 Các chỉ tiêu kinh tế trong hoạt động SXKD trong nông nghiệp ...........9
2.1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro và rủi ro trong hoạt động SXKD nông
nghiệp ................................................................................................................10
2.1.2.1 Khái niệm về rủi ro trong SXKD .........................................................10
2.1.2.2 Khái niệm rủi ro trong nông nghiệp..................................................... 11
2.1.2.3 Các loại rủi ro trong SXKD nông nghiệp............................................ 11
2.1.3 Cơ sở lý luận thực tiễn về mô hình nghiên cứu......................................... 12
2.1.3.1 Cơ sở lý thuyết thiết kế mô hình nghiên cứu....................................... 12

v


2.1.3.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu............................................................. 13
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................... 14
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................14
2.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.................................................. 14
2.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.................................................... 15
2.2.1.3 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu................................................... 15
2.2.1.4 Phương pháp chọn mẫu:....................................................................... 15
2.2.2 Phương pháp phân tích theo mục tiêu .......................................................15
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả ở mục tiêu 1.......................................... 15
2.2.2.2 Phương pháp đánh giá bằng thang đo Likert ở mục tiêu 2.................. 16
2.2.2.3 Phương pháp phân tích nhân tố EFA ở mục tiêu 2 ..............................16
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÂY HÀNH TÍM TẠI
THỊ XÃ VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG ...................................................19
3.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG ........19
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên..................................................................................... 19
3.1.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................19

3.1.1.2 Khí hậu ..................................................................................................20
3.1.2 Tình hình kinh tế-xã hội ............................................................................20
3.1.2.1 Đơn vị hành chính ................................................................................20
3.1.2.2. Tình hình dân số ..................................................................................20
3.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TRỒNG TRỌT Ở THỊ XÃ VĨNH CHÂU.
20
3.1.2 Về sản xuất lúa: .........................................................................................20
3.2.2 Về sản xuất hoa màu:................................................................................ 21
3.3 VÀI NÉT VỀ CÂY HÀNH TÍM VÀ NGHỀ TRỒNG HÀNH TÍM
VĨNH CHÂU................................................................................................ 22
3.3.1 Nguồn gốc và đặc điểm Hành Tím............................................................ 22
3.3.2 Kỹ thuật canh tác Hành Tím..................................................................... 23

vi


3.3.3 Công dụng của Hành Tím......................................................................... 24
3.4 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HÀNH TÍM Ở THỊ XÃ VĨNH
CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG....................................................................... 24
CHƯƠNG 4.... ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ, RỦI RO ẢNH HƯỞNG ĐẾN
RỦI RO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH HÀNH TÍM CỦA
NÔNG HỘ TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG...................... 26
4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH HÀNH
TÍM CỦA NÔNG NÔNG HỘ TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC
TRĂNG NHỮNG NĂM QUA..................................................................... 26
4.1.1 Thông tin chung về nông hộ...................................................................... 26
4.1.1.1 Đặc điểm của nông hộ ......................................................................... 26
4.1.1.2 Giới tính, số tuổi của chủ hộ ................................................................26
4.1.1.3 Số nhân khẩu và số lao động trong nông hộ........................................ 27
4.1.1.4 Quy mô diện tích sản xuất của các nông hộ trồng Hành Tím .............28

4.1.1.5 Kinh nghiệm, trình độ học vấn và tập huấn kỹ thuật của nông hộ ......29
4.1.2 Nguồn tiếp cận thông tin thị trường và mức độ tiếp cận yếu tố đầu vào, đầu
ra của nông hộ trồng Hành Tím Vĩnh Châu .......................................................31
4.1.3 Đánh giá hoạt động SXKD của nông hộ................................................... 32
4.1.3.1 Các loại chi phí sản xuất của nông hộ trồng Hành Tím...................... 32
4.1.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động SXKD Hành Tím của nông hộ tại
thị xã Vĩnh Châu............................................................................................... 36
4.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH HÀNH TÍM CỦA NÔNG HỘ ..........38
4.2.1 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach's Alpha................................................ 38
4.2.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA................................................. 41
4.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CÁC RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH SẢN
XUẤT KINH DOANH HÀNH TÍM CỦA NÔNG HỘ ...............................47
4.3.1. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện sản xuất của nông hộ
đến hoạt động SXKD Hành Tím. .......................................................................48
4.3.2 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến hoạt động SXKD
Hành Tím của nông hộ....................................................................................... 50

vii


4.3.2.1 Mức độ xảy ra và ảnh hưởng của các nhóm rủi ro trong quá trình
SXKD Hành Tím.............................................................................................. 50
4.3.2.2 Mức độ xảy ra và ảnh hưởng của các rủi ro trong quá trình SXKD
Hành Tím của nông hộ tại Thị Xã Vĩnh Châu................................................. 53
4.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD HÀNH
CHO NÔNG HỘ TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG....... 58
4.4.1 Căn cứ đề xuất giải pháp........................................................................... 58
4.4.2 Một số giải pháp đối với nông hộ.............................................................. 60
4.4.2.1 Hạn chế phát sinh từ nguyên nhân chủ quan và giải pháp đề ra .........60

4.4.2.2 Hạn chế phát sinh từ nguyên nhân khách quan và giải pháp đề ra ......61
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................63
5.1. KẾT LUẬN............................................................................................ 63
5.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................65
PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................68
PHỤ LỤC 2...................................................................................................... 73
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SPSS........................................................................ 73

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình sản xuất lúa ở thị xã Vĩnh Châu từ năm 2011 – 2015 .....20
Bảng 3.2 Tổng diện tích sản xuất màu và tình hình Hành Tím ở Thị Xã Vĩnh
Châu từ 2012-2015 ...........................................................................................21
Bảng 3.3 So sánh về diện tích, năng suất và sản lượng Hành Tím từ 2012-2015
ở Thị xã Vĩnh Châu từ năm 2012 – 2015 .........................................................25
Bảng 4.1 Tình hình cơ bản của các nông hộ điều tra .......................................26
Bảng 4.2 Số tuổi của chủ hộ............................................................................. 27
Bảng 4.3 Số nhân khẩu của nông hộ ................................................................28
Bảng 4.4 Diện tích trồng hành/ 1 lao động trong nông hộ ..............................28
Bảng 4.5 Quy mô diện tích sản xuất của các nông hộ trồng Hành Tím.......... 29
Bảng 4.6 Trình độ văn hóa chủ hộ trồng Hành Tím tại Thị Xã Vĩnh Châu.... 29
Bảng 4.7 Tập huấn kỹ thuật của nông hộ trồng Hành Tím tại Thị Xã Vĩnh
Châu ..................................................................................................................31
Bảng 4.8 Nguồn tiếp cận thông tin thị trường của nông hộ .............................31
Bảng 4.9 Mức độ tiếp cận nguồn yếu tố đầu vào, đầu ra............................... 32
Bảng 4.10 Các loại chi phí sản xuất Hành Tím tính trên 1 công đất của nông
hộ trồng Hành Tím tại thị xã Vĩnh Châu trong vụ hành chính vụ 2015-2016 33

Bảng 4.11 Đánh giá kết quả hoạt động SXKD Hành Tím của nông hộ tại Thị
xã Vĩnh châu vụ mùa 2015-2016..................................................................... 37
Bảng 4.12 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ..............................................39
Bảng 4.13 Bảng giữ và loại biến sau kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ....40
Bảng 4.14 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập.......... 42
Bảng 4.15 Nhóm các nhân tố sau kết quả phân tích nhân tố EFA.................. 43
Bảng 4.16 Hệ số điểm các nhân tố biến độc lập ..............................................44
Bảng 4.17 Các biến trong mô hình nghiên cứu điều chỉnh............................. 46
Bảng 4.18 Mức độ ảnh hưởng các yếu tố điều kiện sản xuất của nông hộ đến
hoạt động SXKD Hành Tím .............................................................................48
Bảng 4.19 Tần số xuất hiện các rủi ro sản xuất trong quá trình SXKD Hành
Tím của nông hộ ...............................................................................................53

ix


Bảng 4.20 Đánh giá của nông hộ về mức độ ảnh hưởng của các rủi ro trong
nhóm rủi ro sản xuất đến hoạt động SXKD Hành Tím của nông hộ ..............54
Bảng 4.21 Tần số và tỷ lệ xuất hiện các rủi ro thị trường trong quá trình
SXKD Hành Tím của nông hộ......................................................................... 55
Bảng 4.22 Đánh giá nông hộ về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc nhóm
rủi ro thị trường đến rủi ro trong hoạt động SXKD Hành Tím....................... 56
Bảng 4.23 Tần số, tỷ lệ xuất hiện các yếu tố nhóm rủi ro tài chính trong quá
trình hoạt động SXKD Hành Tím của nông hộ tại Thị Xã Vĩnh Châu.......... 57
Bảng 4.24 Đánh giá của nông hộ về mức độ ảnh hưởng các yếu tố trong nhóm
rủi ro tài chính đến rủi ro hoạt động SXKD Hành Tím ...................................58

x



DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất.............................................................. 14
Hình 3.1 Bảng đồ Thị Xã Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng ...................................19
Hình 2.2: Giới tính chủ hộ trồng Hành Tím tại Thị Xã Vĩnh Châu ................27
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh........................................................ 47
Hình 4.2 Mức độ xảy ra rủi ro của nông hộ trồng Hành Tím tại Vĩnh Châu 51
Hình 4.3 Mức độ ảnh hưởng nặng nhất các nhóm rủi ro trong vụ sản xuất theo
tỷ lệ đánh giá nông hộ trồng Hành Tím tại Vĩnh Châu ...................................52
Hình 4.4 Sơ đồ cây vấn đề làm gia tăng rủi ro trong hoạt động SXKD Hành
Tím của nông hộ tại Thị Xã Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng ...............................59

xi


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

Đvt

Đơn vị tính

LĐGĐ

Lao động gia đình

SXKD

Sản xuất kinh doanh

xii



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Với Việt Nam, một đất nước hội tụ các yếu tố về thổ nhưỡng, khí hậu
thích hợp phát triển nhiều mặt hàng nông sản, trồng trọt được xem là ngành
truyền thống lâu đời và mang đầy triển vọng trở thành một ngành nông nghiệp
tiên tiến. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay,
ngành nông nghiệp nước ta không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước, mà còn góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia nhờ vào các mặt
hàng nông sản xuất khẩu ngày một đa dạng.Việt Nam hiện là một trong những
nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về lúa gạo, cà phê. Điều đó cho thấy, tiềm
năng mà ngành nông nghiệp đem tới nên được khai thác sâu hơn, rộng hơn và
đa dạng hơn khi đất nước gia nhập vào thị trường quốc tế. Tuy vậy, ngành
nông nghiệp luôn phải đối mặt với những rủi ro là vấn đề không thể tránh
khỏi. Chúng có thể xảy ra trong bất kỳ quá trình nào từ sản xuất, bảo quản tồn
trữ đến thị trường tiêu thụ. Từ đó, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến việc
nghiên cứu rủi ro trong nông nghiệp nhằm nhận dạng, tìm kiếm các biện pháp
để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro.
Tại Việt Nam, nếu nhắc đến cà phê, Buôn Mê Thuột là vùng đất hứa.
Nhắc đến gạo, vựa lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long là một trọng điểm của cả
nước thì đến Hành Tím, một đặc sản được cấp giấy chứng nhận bảo hộ hàng
hóa và đến 70% được xuất khẩu sang một số nước Đông Nam Á, ta sẽ nghĩ
ngay đến 3 vựa Hành Tím lớn nhất nước: Quảng Ngãi, Hà Nội và Sóc Trăng.
Với mùi hương cay nồng, giòn ngọt cùng màu sắc bắt mắt, Hành Tím được
trồng tại thị xã Vĩnh Châu, Thành phố Sóc Trăng được nhiều người tiêu dùng
trong và ngoài nước ưu tiên lựa chọn. Đây cũng là một đặc sản nổi tiếng của
địa phương, với sản lượng trên 130.000 tấn mỗi năm cùng diện tích trồng
khoảng 4.000-7.000 ha, lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long.
Vĩnh Châu, nơi được xem là “Vương quốc Hành Tím” của Sóc Trăng, là

đô thị lớn thứ hai ở tỉnh sau Thành phố Sóc Trăng với diện tích 473,4 km², dân
số 163.918 người gồm các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Đây là một thị xã miền
duyên hải có các điều kiện tốt để phát triển rau màu quanh năm thay vì trồng
lúa, đặc biệt để phát triển các làng nghề trồng Hành Tím. Nghề trồng hành
cũng là ngành nghề truyền thống lâu năm của người dân nơi đây, đem lại
nguồn thu nhập chủ yếu cho cuộc sống. Bên cạnh với những thế mạnh mà
ngành mang lại cho các hộ nông dân, không ít những rủi ro họ phải đối mặt
gây trở ngại lớn đến hoạt động SXKD, thu nhập và cả sức khỏe của chính
người dân. Rủi ro có thể kể đến như rủi ro về thiên tai, thời tiết, dịch bệnh,

1


nguồn đầu vào và đầu ra biến động. Đó không chỉ riêng là sự bất ổn và biến
động về giá cả nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, chi phí
giống, lao động, chi phí đất đai mà còn là những trục trặc khi giá bán đầu ra có
nguy cơ giảm do nhiều tác nhân như biến động thị trường, đối thủ cạnh tranh
hay các tiêu chuẩn chất lượng nông sản khi xuất khẩu. Cụ thể trong những
năm vừa qua, mặc dù sản lượng Hành Tím Sóc Trăng đạt năng suất bình quân
cao, nhưng lại hay rơi vào cảnh được mùa mất giá khi cung vượt quá cầu.
Ngoài ra, thị trường xuất khẩu Hành Tím, nguồn tiêu thụ chính với hơn 2/3
tổng sản lượng Hành Tím Vĩnh Châu, ngày càng hẹp dần do các rào cản kỹ
thuật ngày càng cao từ các nước nhập khẩu, không chỉ đơn thuần tiêu chuẩn
GlobalGAP là đủ. Áp lực cạnh tranh khi xuất khẩu trên thị trường quốc tế
cũng trở nên nặng nề hơn bao giờ hết. Ấn Độ được xem là quốc gia có thế
mạnh về nghề trồng Hành Tím với diện tích trồng ngày càng mở rộng tại
25/29 bang, giờ trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của
Việt Nam khi bắt đầu xuất khẩu ra nhiều nước với giá rất thấp. Tại Việt Nam,
chỉ một lượng Hành Tím không đáng kể được xuất sang thị trường Singapore,
Malaysia, Philippines. Riêng Indonesia, đất nước nhập khẩu chủ yếu mặt hàng

này, gần đây ngưng nhập khẩu Hành Tím từ nước ta dẫn đến việc hơn 50.000
tấn hànhVĩnh Châu bị tắc đầu ra vào tháng 4-2015, thậm chí có thời điểm rớt
giá còn 2.000-3.000đ/ kg. Ngoài ra, trong công tác bảo quản loại nông sản này
cũng được xem là một vấn đề nghiêm trọng. Thị xã Vĩnh Châu còn có tên là
“Làng Mù” do có gần 1.200 người dân vĩnh viễn không nhìn thấy ánh sáng do
tiếp xúc với loại phấn độc dùng ủ hành trong quá trình bảo quản và không
được trang bị các công cụ bảo hộ cần thiết. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài
“Nghiên cứu những rủi ro trong hoạt động SXKD của nông hộ trồng Hành
Tím Thị Xã Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng” để tìm hiểu thực trạng, nghiên cứu
các rủi ro tác động xấu đến quá trình SXKD Hành Tím, hướng đến việc góp
phần đề ra những giải pháp hạn chế những rủi ro đó nâng cao hiệu quả sản
xuất cho nông dân.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nhằm nghiên cứu những rủi ro ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động
SXKD của nông hộ trồng Hành Tím tại Thị xã Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng.

2


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1. Phân tích thực trạng hoạt động SXKD Hành Tím của nông
hộ tại Thị xã Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua.
Mục tiêu 2. Nghiên cứu những yếu tố rủi ro ảnh hưởng hoạt động SXKD
của các nông hộ trồng Hành Tím tại Thị Xã Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng.
Mục tiêu 3. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu rủi ro nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động SXKD của các nông hộ trồng Hành Tím tại Thị Xã Vĩnh
Châu, Tỉnh Sóc Trăng .
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tình hình SXKD của các nông hộ trồng Hành Tím tại Thị Xã Vĩnh

Châu, Tỉnh Sóc Trăng hiện nay như thế nào?
Những rủi ro nào ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động SXKD Hành Tím?
Rủi ro trong SXKD Hành Tím ảnh hưởng ra sao đến hoạt động SXKD
Hành Tím của nông hộ?
Cần những biện pháp nào để giảm thiểu rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động SXKD cho các nông hộ trồng Hành Tím tại Thị Xã Vĩnh Châu,
Tỉnh Sóc Trăng?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của các loại rủi ro cũng như các tác
nhân liên quan trong quá trình SXKD Hành Tím của các nông hộ trên địa bàn
Thị xã Vĩnh Châu ( tập trung 3 xã Vĩnh Châu, Lạc Hòa, Vĩnh Hải).
1.4.2 Phạm vi thời gian
Số liệu sơ cấp được sử dụng trong đề tài là số liệu của năm 2015 và
2016.
Số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài là số liệu của các năm từ 20122015.
1.4.3 Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động
SXKD của nông hộ trồng Hành Tím tại Thị Xã Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng.

3


1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Phạm Văn Đức (2010) “Tìm hiểu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ rau
vụ đông của hộ nông dân tại xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương”,
Luận văn tốt nghiệp Đại học nông nghiệp Hà Nội, Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Mai Thanh Cúc.
Nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích và đánh giá những rủi ro
trong sản xuất và tiêu thụ rau vụ đông của các hộ nông dân tại xã Nhật Tân,

Huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn
chế những rủi ro này dựa trên cơ sở lý luận, thực trạng cũng như thực tiễn
quản lý cùng bài học kinh nghiệm về rủi ro ở Việt Nam và trên thế giới. Cụ
thể trong bài nghiên cứu này, tác giả có có tổng hợp lý thuyết từ các nghiên
cứu trước của các tác giả trong và ngoài nước nhằm đưa ra các cơ sở lý thuyết
về các loại rủi ro trong nông nghiệp. Về phương pháp nghiên cứu, bên cạnh
phương pháp chọn điểm nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp thu thập
thông tin sơ cấp. Đó là việc tiến hành điều tra phỏng vấn các hộ nông dân có
sản xuất rau vụ đông trên địa bàn xã. Để phân tích định tính các thông tin sơ
cấp thu được, tác giả sử phương pháp phỏng vấn. Qua điều tra và tìm hiểu
thực trạng về rủi ro trong sản xuất rau vụ đông của hộ nông dân, có rất nhiều
rủi ro mà người nông dân phải đối mặt là rủi ro do khí hậu thời tiết, do sâu
bệnh, do giống cây trồng, do thuốc bảo vệ thực vật, do giá đầu vào tăng cao.
Ngoài ra còn có một số rủi ro khác như: rủi ro do thiên tai, do hộ nông dân đi
vay vốn, do chính sách của nhà nước. Từ việc tìm hiểu thực trạng về rủi ro
trong tiêu thụ rau vụ đông của hộ nông dân, kết quả cho thấy các rủi ro trong
tiêu thụ rau vụ đông của hộ nông dân gồm có: Rủi ro do giá cả sản phẩm đầu
ra, do thị trường, do khí hậu thời tiết, do bị phá hợp đồng tiêu thụ với người
thu gom, do phương tiện thông tin đại chúng.
Ngoài ra, nghiên cứu còn góp phần đưa ra một số giải pháp hạn chế rủi
ro trong sản xuất và tiêu thụ rau vụ đông của hộ nông dân xã Nhật Tân, huyện
Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất, tiến hành
xây dựng vùng sản xuất rau an toàn, tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho
sản phẩm đầu ra là hai giải pháp đầu tiên được đề cập. Tiếp đến, vai trò của
Hợp tác xã được nhấn mạnh hơn trong việc cung cấp vật tư đầu vào như
giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho hộ nông dân với chất lượng đảm
bảo và giá ưu đãi. Tiến hành xây dựng vùng sản xuất rau an toàn, xây dựng thị
trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm đầu ra, cũng như chuyển giao kỹ thuật
sản xuất tiên tiến cho người dân là những giải pháp cuối cùng mà tác giả chú
trọng nhằm giúp các hộ nông dân đầu tư sản xuất tiết kiệm và hiệu quả.


4


2. George R. Patrick và ctg (1985), “Nhận dạng các rủi ro và quản lý
phản ứng: giả thuyết mô hình rủi ro được suy luận bởi người sản xuất nông
nghiệp”. Southern Journal of Agricultural Economics, 1985, trang 231-238.
Nghiên cứu lần lượt đưa ra giả thuyết về rủi ro ở hai lĩnh vực trồng trọt
và chăn nuôi, song song với việc đề xuất một mô hình rủi ro tương ứng- một
công cụ giúp nhà nghiên cứu có một phương tiện để đánh giá về các rủi ro
trong sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu được tiến hành thông qua việc yêu
cầu nông hộ cho điểm đánh giá của rủi ro ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
của họ theo thang điểm Likert 5 mức độ, sau đó đánh giá mức độ tác động của
rủi ro theo thang điểm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với các hộ trồng trọt
thì yếu tố thời tiết được họ đánh giá là có tác động nhất, ngay sau đó là rủi ro
về giá của các loại nông sản. Một số rủi ro khác cũng được nông dân cho điểm
khá cao như: giá nguyên vật liệu đầu vào, các loại dịch bệnh.
3. Nguyễn Thế Hùng, 2008, “Tìm hiểu các rủi ro trong sản xuất, tiêu thụ
của các hộ sản xuất rau ở huyện Gia Lâm-Hà Nội”, luận văn Thạc sĩ Kinh tế,
trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng rủi ro trong sản xuất lẫn tiêu thụ
của các hộ sản xuất rau ở huyện Gia Lâm - Hà Nội, tác giả hướng đến việc đề
xuất các khuyến nghị nhằm hạn chế những rủi ro đó, góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất cho nông hộ. Các mục tiêu cụ thể của bài nghiên cứu gồm có hệ
thống hóa cơ sở lý luận thực tiễn về rủi ro; tìm hiểu thực trạng, rủi ro lẫn tác
động của chúng trong quá trình sản xuất, tiêu thụ rau tại địa phương. Phương
pháp thống kê mô tả là một trong những phương pháp được tác giả sử dụng
nhằm đánh giá tác động những rủi ro. Trong tiến trình nghiên cứu, các nông
hộ được chia thành hai nhóm điều tra, gồm nhóm sản xuất theo và không theo
mô hình. Nhóm sản xuất không theo mô hình là nhóm sản xuất rau thường.

Riêng nhóm sản xuất theo mô hình gồm những hộ sản xuất rau an toàn. Sau
điều tra, rủi ro thiên nhiên không thuận lợi; rủi ro do thị trường hoặc môi
trường sản xuất biến động đã tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất của
người dân. Mặt khác, các loại rủi ro rất đa dạng và khác nhau tùy theo cách tổ
chức sản xuất. Riêng nhóm rủi ro thị trường điển hình như chi phí giống, giá
phân đạm, giá thuốc bảo vệ thực vật có tần suất cao hơn ở các nông hộ sản
xuất theo mô hình. Ngược lại, nhóm nông hộ này lại gặp ít các rủi ro sản xuất
(các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật chăm sóc) so với nhóm nông hộ sản xuất không
theo mô hình. Kết quả cũng tương tự đối với nhóm rủi ro do dịch bệnh, sâu hại
hay rủi ro thông tin thị trường. Còn nhóm rủi ro thiên nhiên gây thiệt hại lớn
với tỷ trọng xấp xỉ một nửa tổng thiệt hại trong quá trình sản xuất. Nhìn
chung, nhóm nông hộ sản xuất theo mô hình do có đầu tư về cơ sở hạ tầng sản

5


xuất nên chịu nên có hiệu quả sản xuất, tiêu thụ rau ít bị tác động bởi các rủi
ro nông nghiệp so với nhóm nông hộ sản xuất không theo mô hình.
4. Nguyễn Quốc Nghi và Nguyễn Thị Ngọc Yến (2014), Tác động của
rủi ro nông nghiệp đến hiệu quả tài chính của nông hộ trồng thanh long ở
Tiền Giang, tạp chí khoa học trường Đại học An Giang, quyển 2, trang 55 –
61.
Nghiên cứu hướng đến việc đo lường mức độ tác động của rủi ro nông
nghiệp đến hiệu quả tài chính của nông hộ trồng thanh long ở tỉnh Tiền Giang.
Tác giả sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp là phỏng vấn trực tiếp
132 hộ trồng thanh long. Trong bài nghiên cứu, các rủi ro được phân chia
thành 4 nhóm: Nhóm rủi ro sản xuất (rủi ro thời tiết, khí hậu; rủi ro dịch
bệnh); Nhóm rủi ro thị trường (giá phân, thuốc hóa học tăng; giá công lao
động tăng; giá bán sản phẩm giảm); Nhóm rủi ro tài chính (việc mua chịu vật
tư có thay đổi; lãi suất vay vốn tăng; người mua không thanh toán đúng hẹn;

thiếu vốn sản xuất) và nhóm rủi ro thể chế (chính sách xuất khẩu thay đổi; quy
định về tiêu chuẩn sản phẩm). Ngoài ra, các biến độc lập có liên quan khác là:
trình độ văn hóa, kinh nghiệm, tập huấn. Một số khuyến nghị giảm thiểu
những rủi ro nghiên cứu đưa ra gồm: nâng cao khả năng “tự phòng vệ” của
nông hộ trước nhóm rủi ro sản xuất bằng các chương trình tập huấn hay
chuyển giao kỹ thuật; tăng cường sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương và sự
chủ động của người nông dân trong việc tiếp cận chính sách nông nghiệp và
thông tin thị trường.

6


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về SXKD của nông hộ
2.1.1.1 Khái niệm về Hộ
Ở một quan điểm đơn giản, dễ tiếp cận, Thống kê Liên hợp Quốc có khái
niệm như sau “Hộ gồm những người sống chung một mái nhà, cùng ăn, cùng
làm việc cũng như có chung một ngân quỹ”.
Harris (1981) đưa ra quan điểm mở rộng hơn khi gắn khái niệm về hộ
liên quan lĩnh vực kinh tế, vì đó là “một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động”.
Có cùng góc nhìn hộ là khái niệm liên quan đến nguồn lao động, Smith (1895)
và Martin Beittell (1897) đã làm khái niệm Hộ được phân tích sâu hơn ở vai
trò “đảm bảo quá trình sản xuất nguồn lao động thông qua việc tổ chức nguồn
thu nhập chung”.
Từ những quan điểm tiêu biểu nêu trên, ta có thể hiểu khái quát theo
cách sau. Hộ thường gồm các thành viên cùng huyết thống, có nguồn lao động
và phân công lao động chung, có vốn liếng chung cho việc tập trung SXKD.
Hay nói cách khác, Hộ không chỉ là một tế bào trong xã hội mà còn là một đơn

vị, một thành phần trong kinh tế.
2.1.1.2 Khái niệm về nông hộ
Khái niệm hộ nông dân, hay còn gọi là nông hộ, đã được nhiều tác giả
trong và ngoài nước đề cập và làm rõ. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Sinh Cúc
(2001), cho rằng “Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hay 50% số lao
động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt,
chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ
thực vật) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp”.
Mở rộng khái niệm hơn, Đào Thế Tuấn (1997) nhận định hộ nông dân
“chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề
cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. Riêng nhà khoa học Frank
Ellis đưa ra quan điểm khái quát hơn về định nghĩa này “Hộ nông dân là các
hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử
dụng sức lao động của gia đình để sản xuất”.
Từ các định nghĩa trên, ta có thể hiểu rằng hộ nông nghiệp là những hộ
nông dân sống ở nông thôn. Họ lấy nguồn thu thập sinh sống chủ yếu từ các
nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoặc kết hợp

7


làm nhiều nghề. Họ sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình để sản xuất, kinh
doanh. Mặt khác, nông hộ được xem là một đơn vị phát triển kinh tế nước nhà,
xuất phát từ việc “là một đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng, phát triển nông
nghiệp” như tác giả Traianop từng khẳng định. Cho nên, nông hộ cũng được
xem là một đơn vị sản xuất cơ bản. Nhấn mạnh vai trò của nông hộ, theo nhà
nghiên cứu Lê Đình Thắng (1993), nông hộ còn là “tế bào kinh tế xã hội, là
hình thức cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”.
2.1.1.3 Khái niệm về hoạt động SXKD
- Sản xuất: là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qui trình biến đổi

để tạo ra một sản phẩm và dịch vụ nào đó (yếu tố đầu ra). Yếu tố đầu vào
nghĩa là các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra hàng hóa dịch vụ
khác. Trong sản xuất Hành Tím thì yếu tố đầu vào bao gồm: giống, phân bón,
thuốc, đất, nước, lao động hay vốn chẳng hạn. Yếu tố đầu ra (sản phẩm), tức
hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ quá trình sản xuất, thường được đo bằng
sản lượng. Cụ thể trong bài nghiên cứu là sản lượng Hành Tím.
- Kinh doanh: là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ
thể kinh doanh trên thị trường, có các đặc điểm sau đây:
+ Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh
doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
+ Phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ mật
thiết với nhau với chủ thể cung cấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh
tranh, với Nhà nước. Các mối quan hệ này giúp cho các chủ thể kinh doanh
duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp của mình này càng phát triển.
+ Phải có sự vận động của đồng vốn, là yếu tố quyết định cho công việc
kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh. Chủ thể
kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động...
+ Có mục đích chủ yếu là lợi nhuận.
Vậy, có thể hiểu đơn giản SXKD là hoạt động kinh tế nhằm tạo ra sản
phẩm từ đó kiếm lời, sinh lợi của con người. Muốn thực hiện được điều đó,
người kinh doanh cần đánh giá kết quả công việc, rút ra những sai sót nhằm
phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD,
đạt được mục tiêu nhanh chóng và dễ dàng hơn trong tương lai.

8


2.1.1.4 Khái niệm về hiệu quả trong hoạt động SXKD
Hiệu quả kinh tế, Theo Ngô Đình Giao (1997) trong “Quản trị kinh
doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp” cho rằng “Hiệu quả kinh tế của một

hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục
tiêu xác định, biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn
bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động
kinh tế đó”. Trong lĩnh vực nông nghiệp, để đạt được hiệu quả, người nông
dân gặp không ít trở ngại trong sử dụng các nguồn lực sản xuất có giới hạn
như nguồn vốn, nguồn nhân lực, ruộng đất, công cụ sản xuất hay thời gian
mùa vụ chẳng hạn.
2.1.1.5 Các chỉ tiêu kinh tế trong hoạt động SXKD trong nông nghiệp
- Năng suất = Sản lượng/ Diện tích
Trong bài, diện tích được tính theo đơn vị 1 công, tức 1000m2 .
- Giá bán sản phẩm: là giá bán nông hộ thu nhận được ngay tại ruộng
nhà.
- Tổng doanh thu: Tổng doanh thu = Sản lượng * Đơn giá
- Tổng chi phí: là tất cả các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra trong quá
trình sản xuất và thu hoạch, bao gồm: chi phí giống, phân thuốc, chi phí lao
động (chi phí thuê lao động và chi phí LĐGĐ), chi phí vận chuyển và chi phí
nhiên liệu. Cụ thể đối với mô hình sản xuất Hành Tím thì tổng chi phí là tất cả
các khoản hao phí trong quá trình trồng Hành Tím từ giai đoạn làm đất, làm
cỏ, gieo giống,… cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm Hành Tím.
TCP = Chi phí vật chất + Chi phí lao động + Chi phí khác
- Lợi nhuận: là phần giá trị còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ đi
tổng chi phí. Tổng chi phí này bao gồm chi phí công LĐGĐ.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
- Chi phí LĐGĐ: Chi phí được tính bằng tiền mỗi ngày công lao động
nhân với số ngày công lao động (số ngày mà người trực tiếp sản xuất bỏ ra để
chăm sóc cây trồng) thay vì những người trong gia đình đi làm nơi khác thì lại
làm ở nhà mình. Mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động.

9



2.1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro và rủi ro trong hoạt động
SXKD nông nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm về rủi ro trong SXKD
Ứng với sự phát triển ngày càng cao của xã hội, hoạt động SXKD của
con người cũng ngày càng phong phú, phức tạp. Những rủi ro trong quá trình
đó xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh tế,
chưa có một định nghĩa thống nhất về chúng. Phụ thuộc vào từng quan điểm,
góc nhìn và cách tiếp cận, các nhà nghiên cứu đã lần lượt đưa ra những khái
niệm khác nhau.
Theo giáo trình “Quản trị rủi ro trong các cơ sở SXKD nông nghiệp” của
tiến sĩ Bùi Thị Gia (2005), tác giả đã đề cập những khái niệm chi tiết về rủi ro.
Trong đó, rủi ro có thể được chia làm hai trường phái lớn.
Trường phái truyền thống, còn gọi là trường phái tiêu cực, nhận định rủi
ro như trong từ điển Tiếng Việt năm 1995 là “điều không lành, không tốt, bất
ngờ xảy đến” hoặc “sự bất trắc gây ra mất mát hư hại”. Bổ sung định nghĩa rủi
ro cho trường phái này, trong bài nghiên cứu của Nguyễn Thế Hùng cũng có
quan niệm tương tự rằng rủi ro là “những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc
các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có
thể xảy ra cho con người ”.
Riêng trường phái thứ hai - trường phái trung hòa, rủi ro được hiểu là
những bất trắc ta có thể đo lường được bằng xác suất “liên quan đến việc xuất
hiện những biến cố không mong đợi. Điều đó có nghĩa, bên cạnh những thiệt
hại mà rủi ro gây ra, chúng vẫn có thể được nghiên cứu, nhận dạng đo lường
nhằm đưa ra những giải pháp phòng ngừa hạn chế các tổn thất, nhắm đến
những cơ hội, kết quả tốt đẹp trong quá trình sản xuất.
Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh, tác giả Hồ Diệu nhìn nhận rủi ro
như “sự tổn thất về tài sản hay sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận
dự kiến”. Tương tự, theo Nguyễn Thế Hùng, ông cũng cho rằng rủi ro trong

lĩnh vực kinh doanh là những rủi ro gây “mất giảm thu nhập”, “ngưng trệ sản
xuất” và cuối cùng “ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội nói chung”. Theo
Nguyễn Thị Lam (2010), “rủi ro là sự bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá
trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp”.
Tóm lại, dù có những lý luận, góc nhìn khác nhau cho định nghĩa rủi ro,
ta có thể hiểu đơn giản đó là những bất lợi không mong muốn gây thiệt hại
cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nói riêng, hoặc các hoạt động trong lĩnh
vực khác cụ thể nói chung của con người.

10


2.1.2.2 Khái niệm rủi ro trong nông nghiệp
Theo Nguyễn Quốc Nghi và Nguyễn Thị Ngọc Yến, rủi ro trong sản xuất
nông nghiệp là “những bất trắc, tổn thất xảy ra cho người sản xuất nông
nghiệp gây ra bởi nhiều nguyên nhân như thời tiết, giá cả, dịch bệnh, giống”.
Riêng trong giáo trình “Quản trị rủi ro trong các cơ sở SXKD nông nghiệp”,
tác giả Bùi Thị Gia còn nhận định rằng rủi ro nông nghiệp là “bất trắc, khả
năng không đạt được kết quả mong muốn và rủi ro có thể đo lường được”.
Từ đây, ta có thể hiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp là những khó
khăn, bất lợi mà người nông dân phải đối mặt trong xuyên suốt quá trình
SXKD nông sản. Chúng xuất phát từ sự biến động không biết trước được của
thiên nhiên (thời tiết, dịch bệnh), của thị trường bởi giá cả, sự mất cung cầu
trong kinh tế xã hội, hoặc những thiệt hại do người dân vô tình hoặc cố ý gây
ra thiệt hại. Tuy nhiên, rủi ro nông nghiệp có thể đo lường, dự đoán, ngoại trừ
việc dự báo chính xác thời điểm và mức độ ảnh hưởng của chúng trong tương
lai.
2.1.2.3 Các loại rủi ro trong SXKD nông nghiệp
Theo Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường, gồm có 5 nhóm rủi ro trong sản
xuất nông nghiệp gồm: Rủi ro sản xuất, rủi ro thị trường, rủi ro thể chế, rủi ro

cá nhân và cuối cùng là rủi ro tài chính. Cùng quan điểm trên, riêng theo tác
giả Nguyễn Quốc Nghi ( 2014) đã chỉ ra định nghĩa của các loại rủi ro vừa
nêu.
Rủi ro sản xuất (production risk): Là loại rủi ro phổ biến trong quá trình
sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại rất lớn cho người sản xuất nông nghiệp vì
phạm vi ảnh hưởng lớn. Những rủi ro này do yếu tố tự nhiên gây ra và không
kiểm soát được như những thay đổi thất thường về thời tiết, khí hậu, thiên tai
hay sự xuất hiện của dịch bệnh, sâu hại, chất lượng giống kém.
Rủi ro thị trường (price or marketing risk): còn được gọi là rủi ro giá
cả, xuất hiện do sự biến động giá trên thị trường, cụ thể là sự biến động của
giá nguyên vật liệu đầu vào và biến động giá sản phẩm đầu ra. Giá phân bón
và chi phí giống, các nguyên vật liệu khác được xem là các yếu tố quan trọng
nhất trong các nguyên vật liệu đầu vào. Giá nguyên liệu cao bắt buộc người
nông dân phải tốn nhiều chi phí sản xuất hơn, đặc biệt khi sản xuất với quy mô
càng lớn khiến lợi nhuận của các hộ nông dân cũng từ đó ít hơn. Giá sản phẩm
đầu ra thấp hơn chi phí sản xuất chung của người nông dân khi doanh thu thu
về không thể bù lỗ cho chi phí cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến
thu nhập.

11


×