Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BÁO cáo KHẢO sát CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG TRỤC xã tân THANH đoạn từ TL 295 THÔN tân mỹ đi xã PHI mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.47 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – hạnh phúc

BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH
ĐO VẼ BÌNH ĐỒ TUYẾN

CÔNG TRÌNH: ĐƯỜNG TRỤC XÃ TÂN THANH ĐOẠN TỪ TL295(THÔN TÂN MỸ) ĐI XÃ PHI MÔ
CHỦ ĐẦU TƯ: BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG HUYỆN LẠNG GIANG
ĐƠN VỊ TƯ VẤN: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DV-XD THUẬN PHÁT
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG: XÃ TÂN THANH – HUYỆN LẠNG GIANG

Lạng Giang, năm 2013

THUYẾT MINH


BÁO CÁO KHẢO SÁT
CÔNG TRÌNH: ĐƯỜNG TRỤC XÃ TÂN THANH ĐOẠN TỪ TL 295(THÔN TÂN MỸ)
ĐI XÃ PHI MÔ
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG: XÃ TÂN THANH – HUYỆN LẠNG GIANG

I. NỘI DUNG NHIỆM VỤ KHẢO SÁT.

1. Mục đích yêu cầu khảo sát.
Thu thập các tài liệu có liên quan đến tuyến, như điều tra về địa chất, điều tra thuỷ
văn, điều tra về tình hình kinh tế chính trị… để phục vụ cho công tác lập báo cáo KTKT
công trình.
2.Phạm vi khảo sát
Diện tích khảo sát khoảng 1,102 ha.
3. Nội dung lập khảo sát
- Khảo sát vị trí, khu vực địa hình cấp III gồm:


+ Điều tra kinh tế, văn hoá xã hội.
+ Khảo sát địa hình khu vực.
+ Khảo sát địa chất.
+ Điều tra, khảo sát các công trình có liên quan.
+ Điều tra nguồn cung cấp vật liệu.
II. ĐẶC ĐIỂM QUY MÔ, TÍNH CHẤT CỦA CÔNG TRÌNH.

1. Đặc điểm công trình.
Công trình: “Đường trục xã Tân Thanh đoạn từ TL 295 (thôn Tân Mỹ) đi xã Phi
Mô” được xây dựng trên nền đường cũ.
2. Quy mô công trình.
* Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu:
+ Độ dốc dọc trung bình: 0,3%.
+ Bề rộng nền đường trung bình 4 (m).
+ Bề rộng mặt đường: 3,0 (m)
+ Bề rộng 2 bên lề mỗi bên: 0,5 (m).
+ Chiều dài tuyến đường: L= 800,0 (m).
III. CÁC QUY TRÌNH ÁP DỤNG.

- Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông thôn 22TCN 210-92
- Quy trình thiết kế áo đường cứng 22 TCN 223-95
- Quy trình khảo sát đường ôtô 22 TCN-263-2000
- Các quy trình quy phạm và chế độ hiện hành.
IV. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI, TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC KHẢO
SÁT XÂY DỰNG.

1. Vị trí địa lý khu vực:
Xã Tân Thanh là xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Lạng Giang.
+ Phía Bắc giáp xã Yên Mỹ.



+ Phía Tây Bắc giáp xã Tiên Lục.
+ Phía Tây Nam giáp xã Phi Mô.
+ Phía Đông Nam giáp thị trấn Vôi.
Tuyến đường thiết kế có chiều dài là 800,0 m. Tuyến đường hiện tại là tuyến
đường đất cũ chưa được cải tạo nâng cấp.
2. Dân số:
- Dân số xã Tân Thanh khoảng 11.500 người.
- Mật độ trung bình 991 người/Km2.
- Lực lượng trong độ tuổi lao động là 9.350 người.
3. Kinh tế:
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 12.6 ha.
Kinh tế của xã chủ yếu là thuần nông, xen lẫn kinh tế vườn đồi và các dịch vụ
thương mại phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung kinh tế trong vùng chưa phát triển
do hệ thống giao thông thuỷ lợi chưa được đầu tư nâng cấp đồng bộ.
Năng suất lúa đặt 49,86tạ/ha. Tổng sản lượng quy thóc đặt 5.1018 tấn
Kinh tế trong vùng chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, trình độ canh tác thủ công,
lạc hậu, các ngành nghề khác chư được mở mang, kinh tế vườn đồi và trang trại trong
những năm gần đây đã phát triển nhưng với quy mô nhỏ, mang tính tự phát, chưa có tính
hàng hoá. Nhìn chung thu nhập của nhân dân trong vùng còn thấp, đời sống còn nhiều khó
khăn.
4. Đặc điểm tự nhiên của khu vực:
a. Đặc điểm địa hình, địa mạo:
Đoạn tuyến được xây dựng có tổng chiều dài là 800,0 (m) cơ bản bám theo tuyến
đường cũ. Toàn bộ tuyến đều nằm trên phần đất nông nghiệp tương đối bằng phẳng.
b. Đặc điểm địa chất:
Kết quả khảo sát địa hình cho thấy đặc điểm địa chất đoạn tuyến đi qua như sau:
- Lớp 1: Lớp đất hữu cơ dày trung bình là 0,4-0,5m.
- Lớp 2: Lớp đất á sét trạng thái dẻo cứng, chiều dày trung bình 0,5-0,6m. Phân bố
theo chiều rộng nền đường.

- Lớp 3: Tầng đất á sét nguyên thổ mầu vàng pha lẫn dăm sạn, trạng thái dẻo cứng
đến nửa cứng, dày > 1,5m.
c. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn:
Tuyến nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu phân chia thành 2 mùa
rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm
sau. Tuyến đi qua thuộc phân khu mưa rào II. Nhiệt độ độ trung bình hàng năm là 22 0c,
nhiệt độ cao nhất là 410c, nhiệt độ thấp nhất là 60c, số giờ nắng trung bình trong ngày là
4,5h. Lượng mưa bình quân hàng năm là 1700mm, lượng mưa tập trung nhiều vào tháng 6,
7, 8; lượng mưa ngày lớn nhất là 290mm/ngày. Độ ẩm không khí TB trong năm là 85%.


d. Nội dung khảo sát:
Công trình: Đường trục xó Tân Thanh đoạn từ TL 295(thôn Tân Mỹ) đi xó Phi
Mụ có tác động rất đối với người dân nơi đây. Khi hoàn thành đời sống kinh tế của người
dân sẽ được nâng lên rõ rệt, nói chung kinh tế địa phương phát triển lâu dài và bền vững.
* Bình đồ:
Toàn bộ khu vực dự kiến đầu tư có diện tích khoảng 1,102 ha.
* Trắc dọc tuyến:
- Trắc dọc tuyến có độ dốc dọc trung bình 0,3%.
- Trắc dọc tuyến được đo vẽ theo tỷ lệ: Đứng 1/200, ngang 1/1000.
- Mật độ điểm mia trung bình 20m.
* Trắc ngang:
- Trắc ngang tuyến được đo vẽ theo tỷ lệ 1/200. Dùng thước chữ A đo khoảng
cách lẻ và cao độ tương đối giữa các điểm với nhau.
*Khảo sát địa chất công trình:
Địa chất công trình được xác định dựa trên cơ sở các hố đào thăm dò được phân
bố theo dọc tuyến.
*Khảo sát nguồn cung cấp vật liệu:
Nguồn đất cấp được vận chuyển cách vị trí công trình 1 km.
V. KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT.


- Đo vẽ mặt bằng: 11025 (m2).
- Đo vẽ mặt cắt dọc: 800,0 (m).
- Đo vẽ mặt cắt ngang tuyến: 520,0 (m).
VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
CHO THIẾT KẾ BVTC.

1. Đánh giá về kết quả khảo sát:
a. Về điều kiện địa hình:
- Địa hình có độ dốc nhỏ thuận lợi cho công tác xây dựng công trình.
b. Về điều kiện địa chất:
- Điều kiện địa chất công trình thuận lợi trong quá trình thi công công trình.
c. Điều kiện thuỷ văn:
- Điều kiện thuỷ văn không gây ảnh hưởng nhiều đến công trình.
d. Đo vẽ bình đồ tuyến:
- Tỷ lệ: đứng 1:200, Ngang 1:1000
- Bình đồ tuyến in trên giấy A3.
2. Đề xuất giải pháp kỹ thuật cho thiết kế BVTC:


- Thu thập và nghiên cứu kỹ các loại bản đồ khu vực có thể có.
- Đối chiếu thực địa các vị trí khống chế sơ bộ và lên phương án tuyến, kế hoạch khảo sát.
- Tiến hành thiết kế ngoài hiện trường, phối hợp chặt chẽ với khảo sát để điều chỉnh các vị
trí cục bộ cho phù hợp và có phương án thiết kế tối ưu.
- Trong quá trình thi công, phải thực hiện công tác giám sát tác giả thường xuyên, cùng
với các bên liên quan phối hợp xử lý, điều chỉnh giải pháp thiết kế sao cho phù hợp với
thực tế hiện trường.
- Nghiên cứu các phương pháp, công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng cũng như tính
bền vững của công trình để tư vấn cho chủ đầu tư đưa ra những quyết định phù hợp về mặt
kinh tế kỹ thuật đảm bảo tính hiệu quả của công trình khi đưa vào sử dụng.

IX. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
- Qua kết quả khảo sát hiện trạng công trình nhận thấy: Các điều kiện về địa hình, địa chất,

thuỷ văn khu vực thi công công trình cơ bản thuận lợi cho công tác khảo sát thiết kế công
trình.
Các giải pháp chủ yếu mà chúng tôi nêu trên cần được nghiên cứu, áp dụng.
ĐƠN VỊ TƯ VẤN THIẾT KẾ



×