Tải bản đầy đủ (.pdf) (274 trang)

Âm nhạc trong lễ Trai đàn chẩn tế của người Việt - So sánh trường hợp ở Huế và Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.79 MB, 274 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM HỒNG LĨNH

ÂM NHẠC TRONG LỄ TRAI ĐÀN CHẨN TẾ
CỦA NGƢỜI VIỆT - SO SÁNH TRƢỜNG HỢP
Ở HUẾ VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA DÂN GIAN
MÃ SỐ: 62 22 01 30

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỤY LOAN

HÀ NỘI - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này do tôi thực hiện dƣới sự giúp đỡ của
ngƣời hƣớng dẫn khoa học. Đề tài và hƣớng nghiên cứu không trùng lặp với
đề tài nào trƣớc đây. Các sự kiện, trích dẫn, số liệu đƣợc sử dụng trong luận
án là trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Tác giả luận án



ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................
MỤC LỤC..........................................................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................
MỞ ĐẦU ............................................................................................................
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN..............................................
1.1. Về lễ Trai đàn chẩn tế ở Việt Nam............................................................
1.1.1. Tổng quan về lễ Trai đàn chẩn tế......................................................
1.1.2. Tổng quan về âm nhạc trong lễ Trai đàn chẩn tế..............................
1.2. Tình hình nghiên cứu âm nhạc trong lễ Trai đàn chẩn tế của ngƣời
Việt ở Huế và Thành phố Hồ Chí Minh..................................................
1.2.1. Phân kì các giai đoạn nghiên cứu….................................................
1.2.2. Những vấn đề đã đƣợc đề cập tới.....................................................
1.2.3. Những vấn đề còn tồn đọng..............................................................
1.2.4. Cơ sở lý luận.....................................................................................
Tiểu kết chƣơng 1..............................................................................................
CHƢƠNG 2: TƢƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT VÀ ĐẶC TRƢNG VỀ ÂM
NHẠC TRONG LỄ TRAI ĐÀN CHẨN TẾ CỦA NGƢỜI VIỆT Ở HUẾ
VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................................................................
2.1. Tƣơng đồng.................................................................................................
2.1.1. Tƣơng đồng về quan niệm và mục đích sử dụng âm nhạc................
2.1.2. Tƣơng đồng về đại bộ phận pháp khí, nhạc khí và chức năng sử dụng
2.1.3. Tƣơng đồng về một số khía cạnh liên quan tới hai bộ phận thanh
nhạc và khí nhạc..................................................................................................

2.1.4. Tƣơng đồng về trật tự và cách sử dụng âm nhạc trong diễn trình
cuộc lễ..................................................................................................................
2.1.5. Tƣơng đồng về những nghi tục liên quan tới diễn xƣớng lễ nhạc....
2.2. Khác biệt......................................................................................................
2.2.1. Khác biệt về một bộ phận nhỏ nhạc khí trong cơ cấu dàn nhạc.......
2.2.2. Khác biệt về số lƣợng, sắc thái và giai điệu của một số thể hát.......
2.2.3. Khác biệt về cách sử dụng các thể hát....................................................
2.2.4. Khác biệt về tên gọi và giai điệu của đại bộ phận bài bản khí nhạc......
2.2.5. Khác biệt trong cách phối hợp giữa nhạc khí, pháp khí với thanh nhạc..
2.2.6. Khác biệt trong cách sử dụng bài bản khí nhạc hỗ trợ cho lễ thức...
2.2.7. Khác biệt trong cách phối hợp giữa khí nhạc và thanh nhạc............
2.3. Đặc trƣng âm nhạc trong lễ Trai đàn chẩn tế của ngƣời Việt ở Huế
và Thành phố Hồ Chí Minh.....................................................................
2.3.1. Đặc trƣng âm nhạc trong lễ Trai đàn chẩn tế của ngƣời Việt ở Huế.....
2.3.2. Đặc trƣng âm nhạc trong lễ Trai đàn chẩn tế của ngƣời Việt ở
Thành phố Hồ Chí Minh......................................................................................
Tiểu kết chƣơng 2..............................................................................................

i
ii
iv
v
1
7
7
7
22
26
26
30

32
42
45

47
47
47
49
50
52
54
57
57
58
59
60
61
64
67
68
68
74
90


iii

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN RÚT RA TỪ ÂM NHẠC
TRONG LỄ TRAI ĐÀN CHẨN TẾ CỦA NGƢỜI VIỆT Ở HUẾ VÀ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH....................................................................

3.1. Những yếu tố văn hóa tác động tới sự tƣơng đồng và khác biệt
giữa âm nhạc trong lễ Trai đàn chẩn tế của ngƣời Việt ở Huế
và Thành phố Hồ Chí Minh.............................................................
3.1.1. Vai trò của Nhà nƣớc phong kiến đối với những nét thống
nhất trong lễ Trai đàn chẩn tế của ngƣời Việt và một số khía cạnh âm
nhạc của nó ở hai địa phƣơng....................................................................
3.1.2. Môi trƣờng tự nhiên, lịch sử và văn hóa - xã hội trong việc
tạo nên sự khác biệt về tính cách con ngƣời, thị hiếu và một số khía cạnh
âm nhạc trong lễ Trai đàn chẩn tế của ngƣời Việt ở hai nơi.......................
3.1.3. Vai trò của những yếu tố nội sinh trong việc tạo nên sắc thái
địa phƣơng của âm nhạc trong lễ Trai đàn chẩn tế của ngƣời Việt ở hai
nơi...............................................................................................................
3.2. Mối quan hệ tƣơng tác giữa các dòng văn hóa cung đình, dân
gian và Phật giáo...............................................................................
3.2.1. Tác động của văn hóa cung đình đối với văn hóa Phật giáo và
dân gian.................................................................................................................
3.2.2. Tác động của văn hóa dân gian đối với văn hóa Phật giáo và
cung đình...............................................................................................................
3.2.3. Tác động của văn hóa Phật giáo đối với văn hóa cung đình và
dân gian.................................................................................................................
3.2.4. Nhận xét chung.................................................................................
Tiểu kết chƣơng 3.....................................................................................
KẾT LUẬN...............................................................................................
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.......................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................
PHỤ LỤC..................................................................................................

91

91


91

102

108
112
113
125
135
141
143
144
148
149
171


iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

ĐĐ

Đại đức

GHPG


Giáo hội Phật giáo

GHPGVN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam

GS

Giáo sƣ

GS. TS

Giáo sƣ, Tiến sĩ

HT

Hòa thƣợng

KHXH

Khoa học xã hội

LNPG

Lễ nhạc Phật giáo

NLPG

Nghi lễ Phật giáo


Nxb

Nhà xuất bản

PG

Phật giáo

PGS

Phó giáo sƣ

PGS. TS

Phó giáo sƣ, Tiến sĩ

PL

Phụ lục

TĐCT

Trai đàn chẩn tế

TG

Tôn giáo

TP


Thành phố

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

tr.

Trang

TS

Tiến sĩ

TT

Thƣợng tọa

(...)

Những phần không trích dẫn


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Thứ tự
1


2

3

4

Tên bảng
Bảng 2.1. So sánh cơ cấu dàn nhạc trong lễ Trai đàn chẩn
tế của ngƣời Việt ở Huế và Thành phố Hồ Chí Minh…….
Bảng 2.2. Những khác biệt trong cách phối hợp giữa nhạc
khí, pháp khí với các thể hát…...........................................
Bảng 2.3. Đối chiếu cách sử dụng bài bản khí nhạc trong
những lễ thức tƣơng ứng của lễ TĐCT ở hai địa phƣơng...
Bảng 2.4. Khác biệt về thủ pháp phối hợp giữa khí nhạc
với thanh nhạc trong một số bài cùng tên...........................

Trang
57

61

64

68

Bảng 2.5. Tổng hợp các đặc trƣng âm nhạc trong lễ Trai
5

đàn chẩn tế của ngƣời Việt ở Huế và Thành phố Hồ Chí


90

Minh………………………………………........…………
Bảng 3.1. Đối chiếu cấu trúc và quy trình quốc lễ Trai đàn
6

chẩn tế do triều đình tổ chức dƣới thời Tự Đức với cấu trúc
và quy trình lễ Trai đàn chẩn tế ở Huế trong khoảng 1990 -

95

2014.......................................................................................
Bảng 3.2. Đối chiếu cấu trúc và quy trình lễ Trai đàn chẩn
7

tế của ngƣời Việt ở Huế và Thành phố Hồ Chí Minh

96

trong khoảng 1990 - 2014...................................................
8

9

Bảng 3.3. Quy định về diễn tấu Đại nhạc và Nhã nhạc trong
phần chính lễ của lễ tế Giao dƣới triều Nguyễn......................
Bảng 3.4. So sánh số liệu phản ánh sự khác biệt về ngữ
điệu tiếng nói giữa ba địa phƣơng: Hà Nội - Sài Gòn - Huế

99


109

Bảng 3.5. So sánh quy trình nghi thức lễ tế Giao dƣới triều
10

Nguyễn với quy trình nghi thức lễ tế đình ở Huế và Thành
phố Hồ Chí Minh.....................................................................

122


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo là một loại hình văn hóa tín ngƣỡng có ảnh hƣởng sâu rộng
trong đời sống tinh thần của một số tộc ngƣời ở Việt Nam. Âm nhạc Phật giáo là
một hợp phần không thể thiếu trong các nghi lễ của Phật giáo. Đó cũng là một
trong những đối tƣợng nghiên cứu của văn hóa nói chung và văn hóa Phật giáo
nói riêng.
Sống ở Huế từ nhỏ, tôi đã có nhiều điều kiện tiếp cận và nghiên cứu âm
nhạc Phật giáo tại đây. Trong quá trình nghiên cứu âm nhạc Phật giáo ở Huế, tôi
nhận thấy giữa Phật giáo Huế và Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) có mối
liên hệ với nhau qua sự giao lƣu giữa các nhà sƣ và văn bản thực hành chẩn tế ở
hai vùng. Mối liên hệ đó đã gợi lên ở tôi những câu hỏi liên quan tới Phật giáo
nói chung và âm nhạc Phật giáo nói riêng ở hai vùng cách xa nhau.
Chúng thôi thúc tôi tìm hiểu về những nét tƣơng đồng và khác biệt giữa âm
nhạc Phật giáo ở hai vùng này. Đây cũng là một trong những khía cạnh biểu hiện

của văn hóa vùng - một lĩnh vực đã từng thu hút sự quan tâm của một số nhà
nghiên cứu.
Để thực hiện ý định nói trên, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu âm nhạc
trong lễ Trai đàn chẩn tế (TĐCT) ở Huế và TP. HCM vì mấy lý do sau:
Thứ nhất, trong hệ thống nghi lễ của Phật giáo Đại thừa, TĐCT là một
trong những nghi lễ có quy mô lớn nhất, đƣợc sử dụng phổ biến và có ảnh hƣởng
sâu rộng trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng ngƣời Việt trong cả
nƣớc.
Thứ nhì, so với âm nhạc trong các lễ khác của Phật giáo Đại thừa, âm
nhạc trong lễ TĐCT tập trung nhiều nhất các yếu tố của âm nhạc Phật giáo và
âm nhạc trong lễ TĐCT đƣợc xem là một hiện tƣợng âm nhạc tiêu biểu của lễ
nhạc Phật giáo (LNPG) Việt Nam nhƣ Hòa thƣợng (HT) Thích Trí Quang đã


2

từng nhắn nhủ: “Ai có chí nghiên cứu âm nhạc Phật giáo Đại Nam, hãy quan sát
Trai đàn chẩn tế” [138, tr. 68].
Thứ ba, Huế và TP. HCM là hai trung tâm văn hóa của miền Trung và
miền Nam, nơi tích tụ nhiều nhất các đặc điểm văn hóa ở mỗi vùng.
Vì vậy, “Âm nhạc trong lễ Trai đàn chẩn tế của người Việt - So sánh
trường hợp ở Huế và Thành phố Hồ Chí Minh” đƣợc chọn làm đề tài cho luận
án này.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm vào các mục đích sau:
- Nghiên cứu sâu về những biểu hiện cụ thể của sự tƣơng đồng, khác biệt
và đặc trƣng của LNPG ngƣời Việt ở Huế và TP. HCM thông qua hiện tƣợng
tiêu biểu của âm nhạc Phật giáo Việt Nam là âm nhạc trong lễ TĐCT của ngƣời
Việt ở hai trung tâm văn hóa của miền Trung và miền Nam.

- Góp phần làm sáng tỏ thêm một số khía cạnh liên quan tới các vùng văn
hóa trong nƣớc mà âm nhạc trong lễ TĐCT nói riêng, LNPG nói chung là một
trong những khía cạnh biểu hiện cụ thể.
- Tìm hiểu và đúc rút những vấn đề lý luận về văn hóa và văn hóa vùng có
liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới những tƣơng đồng, khác biệt cũng nhƣ đặc
trƣng âm nhạc trong lễ TĐCT của ngƣời Việt ở hai địa phƣơng trên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát toàn diện và phỏng vấn sâu những ngƣời am hiểu về lễ TĐCT
của ngƣời Việt ở Huế và TP. HCM và những khía cạnh văn hóa liên quan đến nó,
đặc biệt là âm nhạc.
- Xử lý và phân tích các dữ liệu thu thập đƣợc từ điền dã thực địa, bao gồm
tƣ liệu âm thanh, hình ảnh, tƣ liệu phỏng vấn và tƣ liệu thành văn liên quan đến
đối tƣợng nghiên cứu.


3

- Phân tích và so sánh đặc điểm của môi trƣờng tự nhiên, xã hội và lịch sử
cũng nhƣ những yếu tố nội sinh ở mỗi vùng và xem xét sự tác động của chúng
đối với âm nhạc trong lễ TĐCT của ngƣời Việt ở hai nơi.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là âm nhạc trong lễ TĐCT của ngƣời
Việt và những khía cạnh văn hóa liên quan đến nó.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian, mặc dù lễ TĐCT có mặt ở nhiều tỉnh thành trong cả
nƣớc, nhƣng chúng tôi chỉ giới hạn trong phạm vi những lễ của ngƣời Việt đƣợc tổ
chức trên địa bàn thành phố Huế và TP. HCM. Riêng đối với TP. HCM, mặc dầu
tại đây có nhiều phái thực hành lễ nhạc Phật giáo (LNPG) theo những phong cách
khác nhau (sẽ trình bày ở tiểu mục 1.1.1.4. và 2.3.2.3.), trong luận án chúng tôi chỉ

tập trung nghiên cứu “phong cách truyền thống của ngƣời Việt ở TP. HCM”. Đây là
tên của một phong cách LNPG do một số vị sƣ ở TP. HCM vẫn thƣờng dùng để
phân biệt với các phong cách LNPG khác. Trong các phần tiếp theo của luận án,
chúng tôi cũng sẽ ghi phong cách này bằng chữ in nghiêng đặt trong ngoặt kép,
đồng thời khi đề cập tới LNPG hoặc âm nhạc trong lễ TĐCT của ngƣời Việt ở TP.
HCM cũng chính là đề cập tới LNPG theo phong cách này hoặc có nguồn gốc từ
phong cách này.
Trên cả hai địa bàn, chúng tôi khảo sát lễ TĐCT ở nhiều địa điểm khác nhau
(bao gồm cả chùa và tƣ gia) do những nhóm kinh sƣ1 và nghệ nhân khác nhau thực
hiện. Việc khảo sát nhiều địa điểm và nhiều nhóm khác nhau sẽ giúp cho tác giả
luận án có cái nhìn bao quát về thực tế diễn xƣớng âm nhạc trong lễ TĐCT và qua
đó thu thập thông tin đƣợc đa dạng, đầy đủ, chính xác hơn.
- Về mặt thời gian, chúng tôi dựa trên nguồn tƣ liệu điền dã thực địa thu
thập đƣợc (bao gồm tƣ liệu âm thanh, hình ảnh, tƣ liệu phỏng vấn sâu và tƣ liệu
1

Kinh sƣ là thuật ngữ trong giới Phật giáo ở Huế và TP. HCM dùng để chỉ các vị sƣ cùng tham gia trợ giúp
cho vị chủ sám (chủ lễ) trong thực hành lễ TĐCT nói riêng, các nghi lễ ứng phú của Phật giáo nói chung.


4

thành văn) từ thực tế diễn xƣớng âm nhạc trong lễ TĐCT của ngƣời Việt ở Huế
và TP. HCM từ thập niên 1990 đến năm 2014. Sở dĩ lựa chọn giai đoạn này, bởi
theo các nhà sƣ và nghệ nhân - những ngƣời đã hơn 50 năm tham gia thực hành
LNPG ở Huế và TP. HCM thì đây là giai đoạn mà lễ TĐCT của ngƣời Việt ở hai
địa phƣơng phát triển mạnh mẽ và phổ biến rộng rãi nhất.
Ngoài ra, những tƣ liệu thành văn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới
những vùng đất đƣợc nghiên cứu cũng nhƣ lễ TĐCT ở những nơi đó kể từ khi
Huế thuộc vùng đất châu Ô, châu Lý của Chămpa chính thức đƣợc sáp nhập vào

lãnh thổ Đại Việt (1306) và vùng đất TP. HCM xƣa chính thức thuộc quyền cai
quản của các chúa Nguyễn (1698) đến năm 1990 cũng đƣợc xem xét tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong mục đích nghiên cứu của luận án,
chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu điền dã và sưu tầm tại thực địa: Phƣơng pháp
này đƣợc chúng tôi đặc biệt chú trọng bởi đây là cách thu thập nguồn tƣ liệu chính
cho luận án. Trong điền dã, chúng tôi thực hiện các công việc nhƣ: tham dự, quan
sát, ghi chép, phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố, quay phim, thu âm, chụp hình để
thu thập thông tin chân xác từ thực tế về âm nhạc trong lễ TĐCT của ngƣời Việt ở
hai địa phƣơng và các yếu tố văn hóa có liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu. Đây
là nguồn tƣ liệu chủ yếu đƣợc dùng để phân tích trong các chƣơng của luận án.
- Phương pháp nghiên cứu và xử lý tư liệu: Các phƣơng pháp nhƣ phân
tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, hệ thống hóa và đúc kết sẽ đƣợc sử dụng trong
quá trình xử lý tƣ liệu sơ cấp và thứ cấp nhằm rút ra những đánh giá, nhận định
khoa học làm cơ sở lý luận trong các chƣơng của luận án.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp
nghiên cứu liên ngành giữa văn hóa học và âm nhạc học để tiếp cận và giải quyết
những vấn đề về văn hóa học và âm nhạc học liên quan tới đối tƣợng nghiên
cứu, đặc biệt là những nhận định trong chƣơng 2 và chƣơng 3 của luận án.


5

5. Đóng góp của luận án
5.1. Về mặt lý luận
- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu về âm
nhạc trong lễ TĐCT của ngƣời Việt ở Huế và TP. HCM dƣới góc độ văn hóa học
và âm nhạc học.
- Đƣa ra những biểu hiện cụ thể của sự tƣơng đồng và khác biệt giữa âm

nhạc trong lễ TĐCT của ngƣời Việt ở Huế và TP. HCM, đồng thời qua đó chỉ ra
sự phong phú, đa dạng trong âm nhạc Phật giáo ngƣời Việt ở Việt Nam.
- Làm rõ những đặc trƣng nổi bật của âm nhạc trong lễ TĐCT của ngƣời
Việt ở Huế và TP. HCM.
- Chỉ ra các yếu tố văn hóa tác động tới sự tƣơng đồng và khác biệt giữa
âm nhạc trong lễ TĐCT của ngƣời Việt ở hai địa phƣơng.
- Đóng góp thêm một số khía cạnh liên quan tới lý luận về văn hóa vùng
và bổ sung thêm dẫn liệu về sự phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa vùng và
những yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các vùng văn hóa thông qua một hiện
tƣợng văn hóa cụ thể là âm nhạc trong lễ TĐCT ở Huế và TP. HCM.
- Đóng góp thêm những dẫn liệu cho lý luận về mối quan hệ tƣơng tác
giữa các dòng văn hóa cung đình, dân gian và Phật giáo mà biểu hiện không chỉ
trong lĩnh vực âm nhạc mà cả trong những lĩnh vực khác của văn hóa.
5.2. Về mặt thực tiễn
- Đem tới cho ngƣời đọc hiểu biết sâu hơn về một hiện tƣợng văn hóa âm
nhạc còn ít đƣợc biết tới.
- Đóng góp cho ngành âm nhạc học, văn hóa học và tôn giáo học những tƣ
liệu và những kết quả nghiên cứu mới về âm nhạc trong lễ TĐCT của ngƣời Việt
ở hai địa phƣơng.
- Luận án sẽ góp thêm nguồn tƣ liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy về tôn giáo học, văn hóa học và âm nhạc học.


6

6. Bố cục luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
dung luận án đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về các khía cạnh liên quan đến đối tƣợng nghiên
cứu của luận án

Chƣơng 2: Tƣơng đồng, khác biệt và đặc trƣng về âm nhạc trong lễ Trai
đàn chẩn tế của ngƣời Việt ở Huế và Thành phố Hồ Chí Minh
Chƣơng 3: Một số vấn đề lý luận rút ra từ âm nhạc trong lễ Trai đàn chẩn
tế của ngƣời Việt ở Huế và Thành phố Hồ Chí Minh


7

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỐI TƢỢNG
NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Trong chƣơng này, chúng tôi sẽ trình bày về hai vấn đề liên quan đến đối
tƣợng nghiên cứu của luận án: về lễ TĐCT ở Việt Nam và tình hình nghiên cứu
âm nhạc trong lễ TĐCT của ngƣời Việt ở Huế và TP. HCM.
Trƣớc khi tìm hiểu về lễ TĐCT, cần nắm khát quát về mối quan hệ giữa lễ
và nhạc:
Trong thực hành các nghi lễ của Phật giáo nói chung, lễ TĐCT của ngƣời
Việt ở Huế và TP. HCM nói riêng, từ lúc khởi đầu cho đến kết thúc nghi lễ, việc
diễn xƣớng lễ nhạc đƣợc diễn ra trong suốt quá trình ấy. Có thể nói quy trình
diễn xƣớng lễ nhạc cũng chính là quy trình thực hành của một nghi lễ. Lễ và
nhạc là hai yếu tố luôn hòa quyện vào nhau, hỗ trợ cho nhau tạo thành một thể
thống nhất không thể tách rời. Lễ nhạc không những giữ vai trò nhƣ một phƣơng
tiện để thực hiện các nghi thức theo chu trình đã định và chuyển tải nội dung các
giáo lý, mà còn góp phần quan trọng trong việc tu tập, thu hút tín đồ và dẫn dắt
mọi ngƣời đến với giáo lý uyên thâm của đạo Phật. Do lễ và nhạc có mối liên hệ
mật thiết với nhau nhƣ vậy, cho nên khi tìm hiểu về âm nhạc trong lễ TĐCT,
không thể bỏ qua sự hiểu biết về nghi lễ này.
1.1. Về lễ Trai đàn chẩn tế ở Việt Nam
Tuy nói về lễ TĐCT ở Việt Nam nhƣng nhƣ đã giới hạn trong tên của luận
án, ở đây chúng tôi chỉ bàn tới lễ TĐCT của ngƣời Việt ở Việt Nam mà thôi.

1.1.1. Tổng quan về lễ Trai đàn chẩn tế
1.1.1.1. Tên gọi
TĐCT là tên gọi của một trong những lễ cúng bố thí lớn nhất của Phật
giáo Đại thừa đƣợc dùng phổ biến trong đời sống tâm linh của ngƣời Việt ở Huế
và TP. HCM. Tùy theo mỗi vùng mà lễ này có tên gọi khác nhau. TĐCT (còn
gọi là chẩn tế cô hồn) là tên gọi phổ biến của các nhà sƣ và Phật tử từ Huế trở


8

vào Nam Bộ. Ở miền Bắc Việt Nam, lễ này thƣờng đƣợc gọi là Mông sơn thí
thực (蒙 山 施 食), có khi chỉ gọi tắt là đàn Mông sơn. Mục đích, ý nghĩa của lễ
này sẽ đƣợc đề cập ở tiểu mục 1.1.1.2. dƣới đây:
1.1.1.2. Mục đích, ý nghĩa
TĐCT (齋 壇 賑 濟) là cụm từ Hán - Việt có nghĩa nhƣ sau: “Trai” (齋)
có nghĩa là chay, thanh tịnh, và “đàn” (壇) có nghĩa là nơi tổ chức lễ. “Chẩn”
(賑) có nghĩa là phân phát, cứu giúp, và “tế” (濟) có nghĩa là cứu giúp, cứu tế.
Nhƣ vậy, nghĩa tổng quát của TĐCT là một đàn cúng chay để phân phát, cứu
giúp. Theo cách hiểu thông dụng của các nhà sƣ ở Huế và TP. HCM từ trƣớc đến
nay, TĐCT là một đàn cúng chay lớn để cung cấp thức ăn, nƣớc uống cho ngạ
quỷ và vạn loại cô hồn không nơi nƣơng tựa, không có ngƣời thờ tự, bao gồm cả
cô hồn trên cạn và dƣới nƣớc. Bên cạnh bố thí thức ăn, nƣớc uống, lễ này còn
hƣớng đến cầu nguyện cho ngạ quỷ, cô hồn đƣợc siêu thoát bằng cách vị chủ
sám sẽ thuyết giảng về căn nguyên tạo nên nỗi khổ mà ngạ quỷ, cô hồn đang
phải gánh chịu, từ đó hƣớng dẫn chúng cách tu hành để sớm đƣợc vãng sanh cực
lạc. Mặt khác, thông qua những nội dung nói về căn nguyên dẫn đến cảnh đói
khổ của ngạ quỷ để khuyên nhủ ngƣời sống cố gắng tu tập, tránh dữ làm lành để
tạo phƣớc đức cho bản thân, gia đình và dòng họ. Ý nghĩa nhân văn của lễ
TĐCT là khơi dậy lòng nhân ái và nhắc nhở con ngƣời phải luôn thƣơng yêu
nhau không chỉ đối với ngƣời thân trong gia đình, với mọi ngƣời xung quanh mà

cả những ngƣời đã khuất, những vong hồn không nơi nƣơng tựa. Trong lễ TĐCT
còn hàm chứa những giá trị về đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn, lòng hiếu thảo của
con cái đối với bố mẹ, ông bà và tổ tiên.
1.1.1.3. Nguồn gốc
Lễ TĐCT có nguồn gốc từ Ấn Độ, gắn liền với câu chuyện ngài A Nan Đà
gặp quỷ Diệm Khẩu2 (焰口). (Xin xem ảnh số 65, 66 trong PL3.5.1., và ảnh số 81
trong PL3.5.2.). Câu chuyện về ngài A Nan Đà (A Nan) gặp quỷ Diệm Khẩu đƣợc
2

Diệm Khẩu (miệng lửa) là tên một loài ngạ quỷ (quỷ đói). Trong miệng ngạ quỷ lửa luôn rực cháy nên đƣợc
gọi là quỷ miệng lửa, cổ bé nhƣ cây kim, răng sắc nhọn, thân thể khô gầy, đầu tóc bù xù… Quỷ này là hóa
thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, còn có tên gọi khác là Diện Nhiên đại sĩ hay Tiêu Diện đại sĩ. Tác giả luận án
ghi theo lời kể của HT. Thích Thanh Liên tại chùa Từ Hóa, Huế, ngày 2/3/2014.


9

ghi chép trong nhiều kinh điển của Phật giáo Đại thừa, nhƣ: Phật thuyết cứu bạt
Diệm Khẩu ngạ quỷ Đà La Ni kinh (佛 説 救 拔 焰 口 餓 鬼 陀 羅 尼 經), Phật
thuyết cứu Diện Nhiên ngạ quỷ Đà La Ni thần chú kinh (佛 説 救 面 然 餓 鬼 陀
羅 尼 神 咒 經), Du già tập yếu Diệm Khẩu thí thực khởi giáo A Nan Đà duyên do
(瑜 伽 集 要 焰口施 食 起 教 阿 難 陀 緣 由)… Các kinh này đã đƣợc nhiều
dịch giả, nhà sƣ dịch sang tiếng Việt. Xin tóm lƣợc nội dung câu chuyện nhƣ sau:
Vào một đêm, lúc ngài A Nan Đà (A Nan) đang tọa thiền thì một ngạ
quỷ có tên Diệm Khẩu xuất hiện và nói với Ngài rằng: “Trong ba
ngày nữa ông sẽ chết và sanh thành ngạ quỷ”. Ngài A Nan nghe thế
sợ lắm, hỏi lại Diệm Khẩu: “Tôi phải làm gì để thoát nạn ấy”. Ngạ
quỷ bảo: “Ông phải chuẩn bị bố thí bảy bảy bốn mƣơi chín đấu thức
ăn để cúng cho các loài ngạ quỷ đang đói khổ và bọn cô hồn không
nơi nƣơng tựa… Ông làm nhƣ thế thì chúng tôi đƣợc siêu sanh lên cõi

trời, còn ông thì đƣợc tăng tuổi thọ”. Ngài A Nan đem việc này thƣa
với đức Phật và thỉnh cầu Ngài chỉ dạy. Đức Phật dạy: “Ông chớ nên
sợ hãi. Ta nhớ đến vô lƣợng kiếp quá khứ, từ thời còn làm Bà La
Môn, lãnh thọ từ Quán Thế Âm Đại Bồ Tát pháp Đà La Ni tên là
pháp Vô lượng oai đức Tự Tại Quang Minh Như Lai Đà La Ni. Ông
nếu khéo thọ trì Đà La Ni này bảy biến, có thể biến thức ăn thành các
loại cam lồ ẩm thực, cung cấp đầy đủ thức ăn thƣợng diệu cho hằng
hà sa số các loài ngạ quỷ, các loại quỷ thần, tất cả đƣợc no đủ… Ông
thọ trì pháp Đà La Ni này thì giúp ông tăng thêm phƣớc đức thọ
mạng, ngạ quỷ sanh lên cõi trời, sanh về Tịnh Độ, đƣợc thân trời
ngƣời, lại có thể khiến ngƣời thí chủ chuyển đƣợc các tai nạn mà tăng
thêm tuổi thọ, đƣợc thêm phƣớc lợi chứng quả Bồ Đề3.
3

Tóm lƣợc từ tài liệu của Thích Nhật Thiện [171, tr. 4 - 5]. Bản dịch sang tiếng Việt từ bản chữ Hán 瑜 伽
集 要 焰口施 食 起 教 阿 難 陀 緣 由 (Kinh Du già tập yếu Diệm Khẩu thí thực khởi giáo A Nan Đà duyên
do) [220].


10

Pháp Đà La Ni mà Phật truyền dạy cho ngài A Nan chính là chú Biến thực
chân ngôn (Thần chú biến hóa thức ăn) và Biến thủy chân ngôn (Thần chú biến
hóa nƣớc uống). Từ đó về sau, nhiều thế hệ đệ tử của Phật thọ trì pháp này nhƣ
một phƣơng pháp tu tập hằng ngày. Đây là pháp tu mật chú nên chỉ có các nhà sƣ
chuyên hành trì mới hiểu đƣợc ý nghĩa của nó.
Ở Việt Nam, không rõ lễ này đƣợc truyền vào từ khi nào nhƣng ngày nay
trong các ngôi chùa của Phật giáo Đại thừa ở Huế và TP. HCM các nhà sƣ vẫn
còn duy trì nghi thức tụng chú biến thực, biến thủy vào các thời công phu chiều.
Còn ở Trung Quốc, theo tác giả Phan Đình Đức:

Đến thời nhà Đƣờng thì mới thấy đề cập đến quyển kinh đầu tiên
có liên quan đến lễ cúng này do ngài Thật-xoa Nan-đà (652-710)
dịch với tên gọi là Cứu Diệm Nhiên Ngạ Quỷ Đà La Ni Thần Chú
kinh và Cam Lồ Đà La Ni Chú. (…). Giai đoạn hoàn thiện lễ cúng
chẩn tế đƣợc tính khoảng sau năm 710 đến cuối đời nhà Thanh của
Trung Quốc. Trong khoảng thời gian này, các nhà phiên dịch Trung
Quốc đã chỉnh chu lại các bản dịch trƣớc, đồng thời thêm vào một
số thần chú và ấn quyết nữa. Ngoài ra, các phần thuộc về hiển giáo4
của lễ cúng này đƣợc hoàn chỉnh, đồng thời hình thành nên một số
trƣờng phái riêng biệt và phát triển cho đến ngày nay [31, tr. 41].
Theo nhiều nguồn tƣ liệu: Ở Trung Quốc, lễ này đƣợc gọi bằng nhiều tên
khác nhau, nhƣ: Phóng Diệm Khẩu (放 焰 口) [129], Thủy lục pháp hội (水 陸 法
會), Thủy lục đạo tràng (水 陸 道 場) [155], Mông sơn thí thực5 (蒙 山 施 食)
[158], Du già Diệm Khẩu (瑜 伽 焰 口) [212]…, trong đó có tên gọi Mông sơn thí
4

Theo HT. Thích Thanh Liên và TT. Thích Giác Đạo: “Nội dung của lễ TĐCT bao gồm hai phần mật giáo
và hiển giáo. Mật giáo là nội dung của các câu chân ngôn thần chú, ấn quyết không thể diễn đạt bằng lời.
Hiển giáo là những nội dung đƣợc diễn đạt bằng ngôn từ thông qua văn, thơ (kệ) rõ ràng để mọi ngƣời dễ
hiểu, dễ tiếp nhận”. Phỏng vấn tại Huế, tháng 3/2014.
5
Theo tác giả Phan Đình Đức: “Đời Tống (960 - 1279), Bất Động Pháp Sƣ - Cam Lộ Pháp sƣ, ở tại chùa
Cam Lồ trên núi Mông - Mông sơn, ở tỉnh Tứ Xuyên đã dựa vào Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Kinh và Bí
Mật Bộ soạn thành một hình thức Thủy Thí Thực Pháp. Bộ kinh này gọi là Mông sơn Thí Thực Nghi. Nội
dung vẫn lấy biến thực chơn ngôn và biến thuỷ chơn ngôn làm chủ đạo, và thêm phần kinh văn trích từ Bí
Mật Bộ” [31, tr. 42].


11


thực thì gần gũi với Việt Nam. Qua những nguồn tƣ liệu nêu trên thì lễ này khác
xa với lễ bố thí cho ngạ quỷ ở Ấn Độ nhƣng lại có nhiều nét tƣơng đồng với lễ
TĐCT ở Việt Nam. Ngoài ra, cũng có những tƣ liệu cho thấy nghi thức của lễ
TĐCT ở Trung Quốc cũng truyền vào Việt Nam. Tất cả những điều trên cho thấy
đàn Mông sơn thí thực cũng nhƣ lễ TĐCT của ngƣời Việt ở Việt Nam có mối
quan hệ rất mật thiết và trực tiếp với lễ TĐCT ở Trung Quốc.
Căn cứ vào tên gọi và một số khía cạnh khác nhƣ pháp khí, tên thể hát
chính, tên các bài đƣợc sử dụng trong diễn trình cuộc lễ thì có thể thấy lễ TĐCT của
ngƣời Việt ở Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với lễ TĐCT ở Trung Quốc.
1.1.1.4. Quá trình xuất hiện, lan tỏa và phát triển
Theo dòng lịch sử, lễ TĐCT từ Ấn Độ truyền qua Trung Quốc rồi du nhập
vào Việt Nam. Tại Việt Nam, sự xuất hiện của ngƣời Việt ở mỗi vùng có khác
nhau nên sự hình thành và phát triển của lễ TĐCT của ngƣời Việt ở mỗi vùng
cũng khác nhau. Cụ thể nhƣ sau:
Ở khu vực miền Bắc, theo nhiều nguồn tƣ liệu, lễ TĐCT đã đƣợc phổ biến
ở Kinh thành Thăng Long từ thời nhà Trần. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có
tài liệu nào xác định rõ thời điểm lần đầu tiên lễ này đƣợc truyền vào Việt Nam.
Tƣ liệu sớm nhất có đề cập tới lễ TĐCT trên vùng đất Thăng Long là tác phẩm
Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn vào năm Hồng Đức thứ 10
(1479) dƣới đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497). Trong Đại Việt sử ký toàn thư
của Ngô Sĩ Liên có chép nhƣ sau: “Kỷ Hợi, năm thứ 7 (1299), vua Trần Anh Tôn
cho in các sách Phật giáo Pháp sự Đạo trường tân văn, Công văn cách thức ban
bố cho thiên hạ” [83, tr. 332].
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lang trong sách Việt Nam Phật giáo
sử luận: “Cuốn Phật giáo pháp sự đạo tràng công văn cách thức, một cuốn sách
nói về thể thức và các bài văn sớ, tấu, điệp, dùng trong các thời nghi lễ thọ giới,
chẩn tế, cầu an, cầu siêu, khánh thành,… Cuốn sách này nhắm đến việc thống
nhất các hình thức nghi lễ của Phật giáo đƣơng thời. Nó đƣợc chính quyền ấn



12

hành khắp nƣớc thay vì đƣợc một chùa ấn hành trong phạm vị một khu vực” [72,
tr. 282 - 283]. Ngoài ra, chi tiết trong câu truyện Hàm oan Thị Bích: “Vua liền
mở hội Vô Già6, thỉnh Huyền Quang đến chủ lễ” [72, tr. 337] cũng cung cấp
thêm thông tin về lễ TĐCT đã đƣợc vua quan nhà Trần sử dụng khá phổ biến.
Nhƣ vậy, tuy không có tƣ liệu nào cho biết đích xác thời điểm lễ TĐCT
xuất hiện ở Việt Nam, nhƣng chúng ta có thể đoán định rằng từ trƣớc năm 1299,
lễ này đã đƣợc vua quan nhà Trần sử dụng khá phổ biến ở Kinh thành Thăng Long
thì đến năm 1299, dƣới đời vua Trần Anh Tông (1293 - 1314) mới có cơ sở để cho
in ấn và ban bố trong thiên hạ nhƣ tƣ liệu của sử gia Ngô Sĩ Liên đã đề cập.
Đến đời vua Lê Thái Tông (1433 - 1442) thì lễ TĐCT tiếp tục phát triển
mạnh mẽ ở miền Bắc. Tác giả Nguyễn Lang chép trong sách Việt Nam Phật giáo
sử luận nhƣ sau: “Mùa hạ năm 1434 vua Lê Thái Tông sai các quan rƣớc Phật từ
chùa Pháp Vân về Kinh đô để làm lễ cầu mƣa. Lại cho phóng thích một số tù
nhân, và dựng Trai đàn chẩn tế ngay ở điện cần chánh để tu tạo công đức, cầu
cho có mƣa” [72, tr. 502]. Qua đầu thế kỷ XVII, lễ TĐCT đã phát triển rộng
khắp các vùng ở Đàng Ngoài. Trong sách Việt Nam Phật giáo sử luận, tác giả
Nguyễn Lang cho biết:
Khoảng năm 1630 cùng một số đệ tử dùng thuyền nhỏ rời khỏi
Trung Hoa đi về miền Nam… Đến năm 1633, thầy trò tới đƣợc
Kinh thành Thăng Long. Thầy trò ông có mang theo một số kinh
điển. (...) Trong số những kinh sách mà Chuyết Thuyết mang theo
lần đầu, có một nghi thức cúng cô hồn dƣới nƣớc và trên cạn, gọi là
Thuỷ Lục Chƣ Khoa7. Chuyết Thuyết và đệ tử đã tổ chức một Trai
đàn lớn, cầu cho tất cả vong linh nạn nhân của thời đại. Nghi thức
và cách tổ chức Trai đàn này rất đƣợc vua Lê chúa Trịnh và các bậc
công hầu thời ấy hâm mộ. Thuỷ Lục Chƣ Khoa từ đó đƣợc áp dụng
rộng rãi tại các chùa Đàng Ngoài [72, tr. 535].
6


Vô Già (Du già)

TĐCT [31, tr. 45].
Thủy lục chư khoa là bộ sách nghi lễ Phật giáo Việt Nam bao gồm 6 tập. Trong đó, tập thứ 6 là khoa Mông
sơn thí thực. Từ trƣớc đến nay, các vị sƣ ở miền Bắc khi thực hành lễ cúng cô hồn đều sử dụng văn bản
Mông sơn thí thực trong bộ sách nghi lễ này.
7


13

Ở miền Trung - Huế, cùng với tiến trình lịch sử Nam tiến của dân tộc Việt,
lễ TĐCT đã có mặt trên vùng đất này. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có tài liệu
nào cho biết chắc chắn thời điểm lễ TĐCT xuất hiện ở miền Trung - Huế. Trong
Luận văn Thạc sĩ Lễ cúng chẩn tế trong đời sống của Phật tử người Việt ở Nam
Bộ, tác giả Phan Đình Đức cho rằng: “Dựa vào biến cố lịch sử của năm Nhâm
Tuất (1682) và những ảnh hƣởng của Tổ sƣ Nguyên Thiều và thiền phái Lâm Tế
trên toàn xứ Đàng Trong có thể đoán định rằng thời gian du nhập của lễ cúng này
vào miền Trung có liên quan mật thiết đến hai nhà sƣ Minh Châu - Hƣơng Hải và
Nguyên Thiều - Siêu Bạch” [31, tr. 45].
Khác với ý kiến của tác giả Phan Đình Đức, dựa vào sự có mặt của ngƣời
Việt từ Đàng Ngoài vào lập nghiệp ở vùng đất Thuận Hóa, chúng tôi cho rằng
Phật giáo ngƣời Việt ở Huế đã sử dụng lễ TĐCT trƣớc khi hai vị sƣ Minh Châu Hƣơng Hải và Nguyên Thiều - Siêu Bạch8 ngƣời Quảng Đông, Trung Quốc đến
truyền đạo ở nơi đây. Bởi vì, từ năm 1306, châu Ô, châu Lý là đất của ngƣời
Chăm chính thức đƣợc sáp nhập vào vùng đất của Đại Việt, từ đó bao lớp cƣ dân
Việt từ Đàng Ngoài đã vào lập nghiệp ở nơi đây. Trong hành trang văn hóa của
mình, Phật giáo Việt vốn đã thấm sâu trong đời sống tinh thần cƣ dân Việt ở
Đàng Ngoài trƣớc đó cũng có mặt ở nơi đây. Nghiên cứu về Phật giáo trên đất
Thuận Hóa thời ấy, tác giả Hà Xuân Liêm cho biết: “Dòng Thiền Trúc Lâm Yên

Tử của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308) với yếu chỉ “cƣ
bần lạc đạo” đã bàng bạc trong dân Thuận Hóa vào mấy thế kỷ đầu” [77, tr. 28].
Đặc biệt, sự xuất hiện của chúa Nguyễn Hoàng ở Thuận Hóa (1558) đã kéo
theo bao lớp di dân Việt có quy mô từ miền ngoài đến vùng đất này. Đến thời chúa
Nguyễn Phúc Nguyên (1614 - 1635), xã hội ở Đàng Trong đã phát triển mạnh mẽ
trên nhiều phƣơng diện nhƣ văn hóa, kinh tế, chính trị. Thời điểm này, Đàng Trong
đã tồn tại nhƣ một quốc gia độc lập, không còn phụ thuộc vua Lê, chúa Trịnh ở
Trong Đại Nam nhất thống chí, Quốc sử quán triều Nguyễn chép: “Tạ Nguyên Thiều: Tự là Hoán Bích, tiên
tổ là ngƣời Triều Châu tỉnh Quảng Đông [Trung Quốc], năm 19 tuổi xuất gia ở chùa Báo tƣ. Năm Ất Tị, Thái
tông thứ 17 sang phƣơng Nam, treo tích trƣợng ở phủ Quy Ninh, dựng ngôi chùa Thập Tháp Di Đà, sau lên
núi Phú Xuân ở Thuận Hóa dựng chùa Quốc Ân” [144, tr. 221 - 222].
8


14

Đàng Ngoài. Mặt khác, trƣớc khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng đất Thuận
Hóa (1558), lễ TĐCT đã phát triển và phổ biến rộng khắp ở Đàng Ngoài. Vì lẽ đó,
không có lý do gì để ngƣời Việt từ Đàng Ngoài vào lập nghiệp ở Đàng Trong, cụ
thể là vùng đất Thuận Hóa đã suốt mấy trăm năm nhƣng phải đợi đến cuối thế kỷ
XVII (1682) mới biết đến lễ TĐCT thông qua sự truyền bá của hai vị sƣ Minh Châu
và Nguyên Thiều nhƣ tác giả Phan Đình Đức đã nhận định.
Trong sách Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, tác giả Nguyễn Hiền Đức cho
biết thông tin sau: “Năm Nhâm Dần (1602), nhân lễ Vu lan, chúa Tiên đi thuyền
đến chùa Thiên Mụ để lập đàn chay bố thí” [32, tr. 22]. Tuy nhiên, tác giả công
trình không cung cấp thêm thông tin gì về quy mô và hình thức của lễ này diễn
ra nhƣ thế nào. Mãi đến đời vua Gia Long trở về sau mới có tƣ liệu chính thức
ghi chép về lễ TĐCT ở Huế. Trong châu bản triều Nguyễn từ thời Gia Long đến
Bảo Đại (1802 - 1845) đều có ghi chép đầy đủ về các lễ TĐCT do triều đình tổ
chức tại các ngôi quốc tự ở Huế, trong đó mô tả rất chi tiết từ khâu chuẩn bị đến

chƣơng trình, thời gian, đối tƣợng tham gia hành lễ, cách thiết trí đàn tràng và cả
quy định về những lễ vật dâng cúng.
Nhƣ vậy, tính đến thời Gia Long (1802 - 1820), lễ TĐCT ở Huế đã trở
thành một nghi lễ hoàn chỉnh, quy mô và đã chính thức trở thành quốc lễ do triều
đình đứng ra tổ chức tại các ngôi quốc tự. Cũng nhƣ ở Thăng Long dƣới thời nhà
Trần, lễ TĐCT ở Huế thời các vua Nguyễn chỉ đƣợc nhắc đến nhƣ là một quốc lễ
do vua quan tổ chức ở các ngôi quốc tự chứ không có tƣ liệu nào đề cập đến lễ
TĐCT ở ngoài dân gian vào cùng thời điểm ấy. Những vấn đề cụ thể liên quan tới
lễ TĐCT ở Huế do Nhà nƣớc phong kiến tổ chức sẽ đƣợc làm rõ trong chƣơng 3.
Về văn bản chẩn tế (các nhà sƣ ở Huế và TP. HCM thƣờng gọi là khoa
nghi9), từ đời vua Gia Long (1802 - 1820) trở về trƣớc, không có tƣ liệu nào cho
biết ngƣời Huế thực hành lễ TĐCT dựa trên loại văn bản nào. Mãi đến năm 1821,
dƣới đời vua Minh Mạng, ở Huế mới xuất hiện văn bản Diệm Khẩu du già tập yếu
9

Khoa nghi là sách ghi chép về nội dung nghi lễ và hƣớng dẫn cách thức thực hành nghi lễ.


15

thí thực khoa nghi (焰 口 瑜 伽 集 要 施 食 科 儀) do HT. Tánh Tình, chùa Thiên
Hòa khắc bản và đƣợc lƣu truyền cho tới nay. Đến năm 1888, dƣới đời vua Đồng
Khánh, các công chúa và quan thần triều Nguyễn ở Huế cho khắc bản Chánh khắc
trung khoa du già tập yếu (正 刻 中 科 瑜 伽 集 要), sắc tứ Báo Quốc tự tàng bản.
Chúng tôi đối chiếu nội dung và quy trình thực hiện các bƣớc lễ trong bản khắc
này với bản Mông sơn thí thực của miền Bắc và bản Du già Diệm Khẩu thí thực
tập yếu của Trung Quốc thì giữa chúng có nhiều chi tiết khác biệt. (Xin xem bảng
đối chiếu trong PL7). Các vị sƣ cao niên ở Huế cho biết: “Xa xƣa nữa thì chúng
tôi không biết, nhƣng khoảng hơn một trăm năm trở lại đây thì ngƣời Huế không
còn sử dụng bản khắc năm 1821 mà chỉ sử dụng văn bản Chánh khắc trung khoa

du già tập yếu năm 1888”10.
Còn ở TP. HCM, theo nhiều nguồn tƣ liệu, Phật giáo và nghi lễ Phật giáo
của ngƣời Việt xuất hiện ở vùng đất Nam Bộ khá sớm cùng với các đợt di dân
Việt từ vùng ngoài vào và đến những năm đầu của thế kỷ XIX thì khoa ứng
phú11 của Phật giáo Đại thừa ngƣời Việt ở Nam Bộ đã phổ biến rộng rãi. Trong
tác phẩm Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức cho biết: “Tục lại có ngƣời
khi để tang thì theo lời nhà Phật, dùng cỗ chay cúng 49 ngày thì thôi” [33, tr.
142]. Năm 1849, sau khi quan sát về tình hình ứng phú ở Nam Bộ, HT. Hải Tịnh
đã nhận xét: “Tâm lý Chƣ tăng và tín đồ hiện tại là ƣa ứng phú hơn đến pháp hội
nghe kinh” [12, tr. 17]. Mặc dù từ trƣớc năm 1849, khoa ứng phú của Phật giáo
ngƣời Việt đã đƣợc phổ biến rộng rãi trên vùng đất Nam Bộ nói chung, TP.
HCM nói riêng, nhƣng không có tài liệu nào cho biết ngƣời Việt ở Nam Bộ vào
thời điểm đó sử dụng loại văn bản nào để thực hành lễ TĐCT. Tuy nhiên, căn cứ
vào ba văn bản chẩn tế bằng chữ Hán đƣợc lƣu giữ tại chùa Giác Viên - TP. HCM
mà chúng tôi thu thập đƣợc thì một bản khắc có tên gọi Diệm Khẩu du già tập yếu
10

Phỏng vấn HT. Thích Thanh Liên và HT. Thích Huệ Ấn tại Huế, ngày 2/3/2014.
Theo TT. Thích Phƣớc Cƣờng: “Ứng là mời, phú là đi đến. Ứng phú có nghĩa là các nhà sƣ nhận lời mời đi
đến tận nơi để thực hành các nghi lễ nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngƣỡng của quần chúng. Dân gian
thƣờng gọi là các thầy đi làm đám”. Phỏng vấn tại chùa Bửu Sơn, quận 5, TP. HCM, ngày 18/9/2013.
11


16

thí thực khoa nghi, một bản có tên gọi Mông sơn thí thực khoa nghi và một bản
khác là Chánh khắc trung khoa du già tập yếu, thì cả ba bản đều có nội dung giống
với hai bản khắc năm 1821 và 1888 của Huế đã giới thiệu ở trên. Trong số các văn
bản kể trên, theo những nguồn tƣ liệu do Thƣợng tọa (TT) Thích Nhuận An, Phan

Đình Đức, Trƣơng Ngọc Tƣờng và một số nghệ nhân từng đi cúng với các vị sƣ ở
nhiều nơi khác nhau trên địa bàn TP. HCM cũng nhƣ kết quả điền dã thực địa
thẩm tra của chúng tôi12, ngày nay, trong lễ TĐCT của ngƣời Việt ở TP. HCM,
dƣợc sử dụng nhiều nhất là bản Chánh khắc trung khoa du già tập yếu của Huế.
Do có sự cộng cƣ của nhiều thành phần tộc ngƣời và nhiều lớp ngƣời Việt từ
các vùng khác trong cả nƣớc đến sinh sống vào những thời điểm khác nhau nên
hiện nay trên địa bàn TP. HCM song song tồn tại nhiều phong cách lễ nhạc Phật
giáo thuộc các địa phƣơng khác nhau. Đó là: “phong cách truyền thống của người
Việt ở TP. HCM” ở chùa Linh Tiên (quận Thủ Đức), chùa Thiên Đức (quận 12),
chùa Giác Lâm (quận Tân Bình) và Giác Viên (quận 11), chùa Đại Hạnh (quận
3)…; phong cách LNPG miền Bắc ở chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3) và chùa Trấn
Quốc (quận 10)…; phong cách LNPG Huế ở Học viện Vạn Hạnh (quận Phú
Nhuận) và chùa Già Lam (quận Gò Vấp)…; phong cách LNPG Bình Định ở chùa
Giác Uyển (quận Phú Nhuận)… Ngoài các phong cách thực hành LNPG của ngƣời
Việt, ở TP. HCM còn có phong cách LNPG của ngƣời Hoa ở quận 5 nhƣ Tịnh xá
Sƣ Trúc Hiên, chùa Vạn Phật… Hơn nữa, chính “phong cách LNPG truyền thống
của người Việt ở TP. HCM”, qua một quá trình phát triển lịch sử cũng có sự phân
nhánh thành những phái khác nhau theo xu hƣớng nhập thế và đổi mới. (Xin xem
tiểu mục 2.3.2.3.).
Trải qua một quá trình phát triển với những thăng trầm, theo các nhà sƣ,
từ năm 1990 - đặc biệt từ năm 2000 đến nay, lễ TĐCT của ngƣời Việt ở Huế và
TP. HCM phát triển mạnh mẽ hơn trƣớc. Lý giải cho sự phát triển mạnh mẽ của
12

Chúng tôi đã tham dự và quan sát các buổi thực hành lễ TĐCT của ngƣời Việt tại nhiều địa điểm khác
nhau và đã có cơ hội tiếp cận văn bản thực hành lễ TĐCT ở các chùa Viên Giác (quận Tân Bình), Từ Quang
(huyện Bình Chánh), Đại Hạnh (quận 3), Định Thành (quận 10), Thiên Đức (quận 12)…, những nơi này đều
sử dụng văn bản Chánh khắc trung khoa du già tập yếu, sắc tứ Báo Quốc tự tàng bản của Huế.



17

lễ TĐCT ở giai đoạn này, các vị sƣ cho biết: “Về mặt nhu cầu tâm linh của
ngƣời dân thì thời nào cũng có, nhƣng từ những năm 2000 trở lại đây, do kinh tế
phát triển nên nhiều ngƣời có điều kiện tổ chức lễ. Nếu từ trƣớc 1975, ngƣời ta
thƣờng tổ chức lễ theo dòng họ, phái, chi, định kỳ vài ba năm một lần thì bây giờ
nhiều gia đình có điều kiện mời các thầy về nhà tổ chức riêng, có nhà năm nào
cũng làm một lần. Nhu cầu tổ chức lễ của ngƣời dân không chỉ vào dịp Rằm
tháng bảy, mà cả những ngày khởi công, khánh thành, cúng kỵ, ngày Thƣơng
binh liệt sĩ và 49 ngày mất của ngƣời thân trong gia đình ngƣời ta cũng mời các
thầy về tổ chức lễ TĐCT. Bên cạnh đó, hằng năm, có nhiều công ty mời chúng
tôi tổ chức lễ TĐCT. TT. Thích Phƣớc Cƣờng còn cho biết thêm, vào năm 2007,
có công ty đã bỏ ra khoảng bảy tám trăm triệu để tổ chức một lễ TĐCT. Chính từ
những lý do vừa nêu, lễ TĐCT của ngƣời Việt ở Huế và TP. HCM phát triển
mạnh mẽ, số lƣợng tăng lên và quy mô ngày càng lớn”13.
1.1.1.5. Quy trình tiến hành
Mỗi khi lễ TĐCT của ngƣời Việt ở Huế và TP. HCM đƣợc tổ chức, phải đi
kèm với phần chính lễ (đăng đàn chẩn tế) một hệ thống nghi lễ bắt buộc, đƣợc thực
hiện theo tuần tự nhƣ sau:
Lễ thƣợng phan sơn thủy là nghi thức treo phan màu trắng (dài khoảng
5m, rộng khoảng 20cm) trên cạn và dƣới nƣớc. Lễ này nhằm mục đích thông báo
ngày giờ, địa điểm tổ chức lễ và mời các vong linh ở trên cạn, dƣới nƣớc về
tham dự đàn tràng. Lễ thƣợng phan sơn thủy đƣợc thực hiện trƣớc thời gian diễn
ra lễ chính thức ít nhất từ 3 đến 7 ngày.
Lễ hƣng tác là nghi thức khởi đầu của chƣơng trình lễ TĐCT. Lễ này
nhằm mục đích báo cáo và xin phép thần Hoàng bổn cảnh và các vị thần linh tại
nơi diễn ra lễ TĐCT và cầu mong chƣ vị thần linh hộ trì cho buổi lễ đƣợc thành
công tốt đẹp.
13


Phỏng vấn HT. Thích Thanh Liên, TT. Thích Giác Đạo tại Huế, ngày 2 và 9/3/2014 và TT. Thích Nhuận
An, Thích Phƣớc Cƣờng tại TP. HCM, ngày 19 và 20/9/2013.


18

Lễ thƣợng phan (hoặc thƣợng đại tràng phan, ở Nam Bộ gọi là lễ dƣơng
phan) là nghi thức treo ba lá phan cỡ lớn: phan màu vàng, phan màu xanh và
phan màu đỏ (dài khoảng 20 đến 30m, rộng khoảng 30cm). Lễ thƣợng phan có ý
nghĩa nhƣ một lời tuyên bố chính thức khai mạc đàn tràng.
Lễ nghinh phan sơn thủy là nghi thức mời các vong linh từ trên cạn, dƣới
nƣớc đã nhập vào phan vào trong đàn tràng để thính pháp, văn kinh.
Lễ thỉnh linh an vị là nghi thức mời các vong linh vào vị trí đƣợc thờ
trong đàn tràng.
Lễ khai kinh bạch Phật bao gồm hai phần: khai kinh là một nghi thức bắt
buộc trƣớc khi tụng các bộ kinh trong các đại lễ. Bạch Phật nhằm thƣa với chƣ
Phật, Bồ tát về thời gian, địa điểm, mục đích của lễ TĐCT và mong cầu chƣ Phật,
Bồ tát giáng lâm hộ trì cho đàn tràng đƣợc thập phần viên mãn.
Lễ thỉnh Tiêu Diện là nghi thức mời ngài Tiêu Diện về cai quản cô hồn
trong và ngoài đàn tràng trong suốt thời gian diễn ra lễ TĐCT. Tiêu Diện là hóa
thân của Bồ tát Quán Thế Âm, biểu tƣợng của thống lĩnh cô hồn.
Lễ tiến linh là nghi thức cúng cơm cho các vong linh đang an vị trong đàn
tràng vào các buổi chiều trong thời gian lễ TĐCT diễn ra.
Lễ tụng kinh nhằm mục đích cầu nguyện và tăng phần định tâm, phƣớc
đức cho con cháu trong gia đình tổ chức lễ. Trong thời gian diễn ra lễ TĐCT, các
sƣ và Phật tử thƣờng tụng các bộ kinh Thủy sám, Địa Tạng. Đây là hai bộ kinh
đƣợc tụng phổ biến nhất trong lễ TĐCT. Ngoài ra, tùy vào từng gia chủ và thời
điểm tổ chức lễ mà các kinh khác nhƣ kinh Báo ân, A Di Đà… cũng đƣợc tụng
trong lễ này.
Lễ cúng ngọ là nghi thức cúng Phật vào các buổi trƣa (khoảng 11 - 12

giờ) trong thời gian diễn ra lễ TĐCT, nhằm tƣởng nhớ đến công ơn của chƣ
Phật, Bồ Tát. Lễ này còn diễn ra hằng ngày trong các ngôi chùa của Phật giáo
Đại thừa ở Huế và TP. HCM.
Lễ phóng sanh, phóng đăng: phóng sanh là nghi thức thả các loại động vật
còn sống nhƣ chim, cá, ốc… Đây là nghi thức đƣợc sử dụng phổ biến trong lễ


19

TĐCT, vì nó là biểu tƣợng của lòng từ bi và thông qua đó gia chủ sẽ tăng thêm
phần phƣớc đức, giúp cho việc cầu nguyện đạt hiệu quả. Phóng đăng nghĩa là thả
các ngọn đèn xuống nƣớc (sông, hồ…), với ý nghĩa dùng ánh sáng trí tuệ của
Phật pháp để dẫn đƣờng cho các vong linh thoát ra khỏi cõi u tối, trở về bến giác.
Đăng đàn chẩn tế là phần trọng tâm của cấu trúc và quy trình lễ TĐCT.
Trong phần này, ngoài việc thực hiện các nghi thức thỉnh mời chƣ Phật, Bồ tát
về hộ trì cho đàn tràng, triệu thỉnh hƣơng linh, cô hồn về tham dự đàn tràng, các
nhà sƣ sẽ thực hiện nhiều nghi thức khác bao gồm mật giáo và hiển giáo để bố
thí thức ăn, nƣớc uống và cầu nguyện cho ngạ quỷ, cô hồn đƣợc siêu thoát.
Lễ phần hóa là nghi thức đốt những đồ vàng mã - những đồ cúng bằng
giấy cho cô hồn sử dụng.
Lễ tạ Phật và hoàn kinh có ý nghĩa cảm ơn Phật đã hộ trì cho cuộc lễ diễn
ra thành tựu viên mãn và trả kinh về vị trí cũ, kết thúc chƣơng trình lễ.
Trong những lễ vừa kể, nếu cuộc lễ diễn ra nhiều ngày thì lễ tụng kinh,
tiến linh và cúng ngọ sẽ đƣợc lặp lại, các lễ khác chỉ diễn ra một lần theo chu
trình đã định sẵn.
Trong diễn trình thực hành của mỗi lễ nêu trên đều có rất nhiều bƣớc lễ
khác nhau đƣợc diễn ra liên tục theo tuần tự và những chuẩn tắc nhất định. Do
diễn trình cuộc lễ kéo dài và có rất nhiều bƣớc lễ, đặc biệt là ở phần chính lễ đăng đàn chẩn tế, có hơn 100 bƣớc lễ nên chúng tôi xin không mô tả chi tiết quy
trình thực hiện các bƣớc lễ đó trong mục này mà đƣa vào phần phụ lục. (Xin
xem PL6.1.).

Trên thực tế, ngoài các lễ nằm trong cấu trúc và quy trình lễ TĐCT đã đề
cập ở trên, tùy vào hoàn cảnh của từng gia chủ mà các vị sƣ có thể thêm vào một
số lễ khác nhƣ: đề vị, giải oan bạt độ, bạt độ trầm thủy, khai xá hạc, thuyết linh,
phát tấu, trai tăng… Về vấn đề này, TT. Thích Nhuận An cho biết: “Tùy theo
mỗi nơi, tùy theo hoàn cảnh và tùy theo thời gian tổ chức lễ mà mình thiết kế
chƣơng trình cho nó phù hợp. Chẳng hạn, ngoài những lễ chính nhƣ hƣng tác,


×