Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đóng góp của nhóm tự lực văn đoàn ở lĩnh vực tiểu thuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.64 KB, 12 trang )

Nhóm 1:
1.
2.
3.
4.
5.

Đồng Thị Huyền Trân
Lê Thị Ngọc Trân
Trương Mỷ Huyền
Thái Kim Ngân
Dương Ngọc Đại

Câu hỏi: Đóng góp của Tự lực văn đoàn trong tiến trình hiện đại
hóa tiểu thuyết Việt Nam.
Những đóng góp về nội dung tư tưởng của tiểu thuyết
TLVĐ:
1.
Đấu tranh chống luân lý lễ giáo phong kiến giải phóng cái
tôi cá nhân:
I.

Cả một thời kì trong lịch sử dân tộc và lịch sử văn học con người bị
gò bó trong khuôn phép lễ nghi “tam tòng tứ đức”, “tiết hạnh khả
phong”… Trong văn chương nhà văn không dám bộc lộ cái tôi của mình
thay vào đó là cái ta cộng động. Đến các nhà nho tài tử ý thức cá nhân
đã xuất hiện. Chính những đứa con hư của giai cấp phong kiến đã sáng
tác ra những khúc ngâm chan chứa tình cảm, ngợi ca tình yêu tự do. Từ
mối tình của Dao Tiên – Lương Sinh, Thúy Kiều – Kim Trọng… Ngay
trong Tố Tâm tình yêu Đạm Thủy – Tố Tâm là những cuộc tình không bị
bất cứ thế lực nào ngăn cấm. Tuy nhiên đó cũng chỉ là thứ tình yêu trong


mộng tưởng, không được xây dựng trong đời thực cuối cùng cũng không
thể nào vượt qua được lễ giáo phong kiến.
Được tiếp thêm ngọn lửa đấu tranh ấy, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã
thắp sáng hơn tinh thần vì tình yêu tự do, vì quyền sống của con người.
8/10 tác phẩm của TLVĐ viết về tình yêu tự do, về quyền lựa chọn hạnh
phúc riêng của mình trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự khẳng định con người
cá nhận đó có thể là trong tình yêu, trong thế giới nội tâm, trong những
ước mơ về cải cách xã hội. Trong Nửa chừng xuân, Khái Hưng tiếp tục
khai thác cuộc đấu tranh khi âm thầm khi kịch liệt, căng thẳng giữa tình
yêu tự do và quan niệm cổ hủ của gia đình phong kiến, đấu tranh giữa cũ
và mới. Cuộc đấu tranh gay gắt này diễn ra trên nền cuộc xung đột cũ –
mới đang bắt rễ ngắm ngầm hay kịch liệt trong từng gia đình, trong mỗi
con người. Đã đến lúc cái cũ phải lùi về hậu trường cho cái mới lên
ngôi. Cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ có khi diễn ra quyết liệt khi
Huy, em trai Mai đã nói thẳng với bà Án khi bà lên Phú Thọ khuyên Mai
1


đưa con về làm vợ bé Lộc: “Thưa cụ, cụ là một người đại diện cho luân
lý cũ mà tâm trí chúng cháu đã trót nhiễm những tư tưởng mới. Hiểu
nhau khó lắm thưa cụ. Cụ với bọn hậu sinh chúng cháu như hai con
sông cùng một nguồn, cùng chảy ra bể nhưng mỗi đằng chảy theo một
phía dốc bên sườn núi, gặp nhau sao được.”
Nếu như với Nửa chừng xuân cuộc đấu tranh cũ và mới, xung đột
giữa tình yêu tự do với lễ giáo phong kiến có phần kịch liệt thì đến
Lạnh Lùng, Nhất Linh lại hướng đến một khía cạnh không kém phần
hấp dẫn. Qua nhận vật Nhung, một cô gái đang ở tuổi tràn đầy khát vọng
yêu đương thì phải khóa xuân giữ danh tiếng “tiết hạnh khả phong”. Nhà
văn muốn cho chúng ta thấy sự vô lí, phi nhân tính cảu thứ lễ giáo phong
kiến cứng nhắc phải vứt bỏ. Tác phẩm đã phơi bày cuộc sống giả dối với

thứ danh hão để phinh phờ kiềm tỏa tình cảm và khát vọng yêu đương
chính đáng của người phụ nữ trong gia đình phong kiến. Những con
người ấy họ có quyền được hạnh phúc, được giải phóng khỏi nhà chồng
và sống cái đời riêng tư của họ.
Trong Đoạn Tuyệt, Nhất Linh đã khai thác con đường mới cho con
người. Nhà văn khẳng định con người có thể thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa
của gia đình phong kiến với mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu và với
chính người chồng của mình. Xung đột mẹ chồng nàng dâu lên đến đỉnh
điểm khi Loan nói thẳng với mẹ chồng: “Không ai có quyền chửi tôi,
không ai có quyền đánh tôi. Bà cũng là người, tôi cũng là người, không
ai hơn kém ai.” Truyện có kết thúc mở để người đọc tự suy ngẫm. Một
cuộc đời mới sẽ đến với nhân vật Loan hứa hẹn nhiều hạnh phúc và chắc
chắn cô sẽ được sống tự do với tình yêu của mình.
Có thể nói một trong những cách tân quan trọng nhất về nội dung tiểu
thuyết TLVĐ là thay đổi cách nhìn về con người. Nhà văn đưa con
người ra đấu tranh trực diện với xã hội cũ. Kết thúc tác phẩm có thể là
những tương lai sáng lạn cho nhân vật hoặc còn để lại nhiều trăn trở
trong lòng người đọc. Các nhà văn muốn gửi gắm những ý tưởng xã hội
và đấu tranh cho sự thắng lợi của ý tưởng xã hội ấy, chống lễ giáo phong
kiến một cách trực tiếp và mạnh mẽ.
2.

Cải cách xã hội và cải thiện đời sống nhân dân:

Tinh thần dân tộc là một trong những tư tưởng chi phối toàn bộ nền
văn học nước ta. Đó là lòng yêu quê hương đất nước, kiên quyết đấu
tranh khi có quân xâm lược, ra sức xây dựng quê nhà khi đất nước hòa
2



bình. Ngay trong những hoạt động xã hội của mình các nhà tiểu thuyết
TLVĐ luôn quan tâm và đấu tranh cho cải cách xã hội.
Dũng trong Đôi bạn là con một nhà giàu nhưng khi đi học thường
xuyên tham gia bãi khóa, bị đuổi học nên phải về quê. Anh chán cuộc
sống dư dật và tự cảm thấy đó là nổi nhục trước bạn bè. Anh từ chối
cuộc hôn nhân định sẵn và dự định sẽ đi sang Tàu rồi sang Nga, dấn thân
vào đời mưa gió quên đi cuộc sống tẻ nhạt và quên cả Loan nữa. Trong
tác phẩm Dũng, Trúc, Tạo, Thái dường như đang tham gia vào một tổ
chức bí mật nào đó với mục tiêu mơ hồ. Nhưng nó thể hiện khát vọng
hành động, thoát khỏi cuộc sống điều hiu, tẻ nhạt.
Hay nhân vật Dũng trong Đoạn tuyệt, sao bao ngày tung hoành xuôi
ngược vào một chiều cuối đông lạnh lẽo, sương mờ, dừng chân nơi đồn
điền của Độ, nghe tiếng gọi í ới của người nông dân xa xa, anh chợt nghĩ
đến cái đời quê nghèo khổ. Anh “ muốn hòa vào đám dân kia, sống đời
sống của họ”, mong ước cuộc sống của người nghèo khổ bớt bị hà hiếp.
Anh tin vào sự đổi thay. Hình ảnh mơ hồ và thiêng liêng của Dũng luôn
sức hiện trong tâm trí Loan và bản thân nàng cũng đã từng khao khát có
được cuộc sống như Dũng.
Tiểu thuyết Gia đình thể hiện vấn đề cải cách xã hội thông qua hai
nhân vật Hạc và Bảo. Họ là những thanh niên trí thức trong một gia
đình quan lại danh giá nhưng lại không ham con đường công danh mà
lại tự nguyện đi về nông thôn để thực hiện lý tưởng xã hội cao đẹp: cải
cách đời sống của người nông dân. Còn trong tiểu thuyết Những ngày
vui, vợ chồng Lan, Phương trong tác phẩm là con nhà quan, giàu có
nhưng rất hăng hái với chương trình cải cách, cải thiện đời sống dân quê.
Ở những tác phẩm trên, các tác giả luôn đề cao lí tưởng sống có ích
cho xã hội, vì nhân dân của trí thức có đầu óc tiến bộ. Thể hiện khuynh
hướng lý tưởng của các nhà văn trong việc đưa ra giải pháp cải tạo xã
hội. Lý tưởng mà các nhà văn theo đuổi đã ít nhiều thể hiện thái độ phủ
nhận xã hội đương thời. Đồng thời mang đến không khí lạc quan, những

mong ước của người trí thức muốn mang đến cho người nông dân cuộc
sống tốt đẹp và ý nghĩa.
Tiểu thuyết TLVĐ không chỉ chứa đựng nội dung chống lễ giáo
phong kiến giải phóng cái tôi cá nhân mà còn mang tính lý tưởng về
việc cải tạo xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Từ đó thể hiện tinh
3


thần dân chủ, nhân đạo sâu sắc. Chủ nghĩa cá nhân trong các tác
phẩm này gắn với trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
Những đóng góp về cách tân nghệ thuật của tiểu thuyết
TLVĐ:
II.

1. Kết cấu và cốt truyện:
1.1. Cốt truyện:
1.1.1. Cốt truyện mang luận đề xã hội:
Trong các tiểu thuyết của thế kỉ 19, nhà văn tự coi mình là người thư
kí trung thành của thời đại phải miêu tả chân thực tất cả những bộn bề
của cuộc sống. Thì đến thế kỉ 20 tiểu thuyết luận đề phát triển. TLVĐ đã
góp phần đưa tiểu thuyết luận đề thành một thể loại quan trọng. Các tác
giả đều đi sâu vào miêu tả thế giới nhân vật với những vấn đề riêng,
những băn khoăn đau khổ riêng, kí thác tâm sự của mình vào nhân vật.
Cốt truyện luận đề có hai xu hướng, Hướng thứ nhất: Nhà văn xây
dựng tính cách nhân vật với hoàn cảnh có mối quan hệ. Nhân vật mang
lý tưởng xã hội chống cái cũ, khát vọng vươn lên cuộc sống mới. Như
trong Nửa chừng xuân, Nhất Linh đã xây dựng hai hệ thống nhân vật
đối lập. Đó là Huy, Mai, Lộc đại diện cho cái mới đối lập với nó là bà
Án, đại diện cho gia đình phong kiến hà khắc. Câu nói của Huy với bà
Án là một tuyên ngôn rõ ràng cho tư tưởng chống cái cũ của tác giả.

Trong Đoạn tuyệt, thông qua nhân vật Loan nhà văn đã nêu lên tư tưởng
của mình về cái cũ - mới, về quyền sống con người. Từng chi tiết trong
truyện dường như đều phục vụ tư tưởng đó. Chẳng hạn như việc Loan cố
tình đạp đổ cái hỏa lò trong ngày cưới hay chi tiết con trai Loan chết tuy
vô lý nhưng nhằm biểu hiện chủ đề đó của tác phẩm. Hoặc là lời bào
chữa của vị luật sư cho nỗi oan uổng của Loan: “Người có tội chính là
bà mẹ chồng thị Loan và cái luân lí cổ hủ kia. Nhưng nếu vượt lên trên
việc xảy ra không phải lỗi ở người nào cả mà lỗi ở sự xung đột hiện thời
đang khốc liệt của hai cái cũ, mới.” Hướng thứ hai: mang nội dung cải
cách xã hội, mang tính chất cải lương. Chẳng hạn như Gia Đình của
Khái Hưng, ông ca ngợi những địa chủ tân học như Hạc và Bảo đã thi
hành cải cách đào giếng, mở trường, khu du lịch nghỉ mát cho nông dân
mong họ có cuộc sống tốt đẹp, vui vẻ hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là lòng tốt
của cá nhân và mang tính ảo tưởng, khiên cưỡng với nhãn quan tư sản.
1.1.2. Cốt truyện tâm lý:
Trong thời kì cổ đại và trung đại người ta thường tập trung vào cốt
truyện, coi cốt truyện là trung tâm của tác phẩm. Sức hấp dẫn của truyện
4


là ở cốt truyện có nhiều tình tiết éo le, li kỳ, những sự kiện dẫn dắt con
người phiêu lưu qua nhiều cảnh ngộ, gặp nhiều gian nan hay những cơ
may thuận lợi và nó là yếu tố chi phối tính cách và sự phát triển của
nhân vật.
Tuy nhiên tiểu thuyết đầu thế kỉ XX của Nguyễn Trọng Thuật hay Hồ
Biểu Chánh đã bắt đầu chú trọng tâm lý nhân vật nhưng còn đơn giản.
Đến tiểu thuyết TLVĐ mới thấy sự cách tân triệt để về kết cấu và cốt
truyện, các nhà văn xem nhân vật là trung tâm tác phẩm không lấy sự
kiện, tình huống ly kì làm quan trọng. Mà đối tượng chính của cốt truyện
là tâm lý. Sự kiện chỉ đóng vai trò khơi chảy dòng tâm lý, tiêu biểu là

Đời mưa gió, Đôi bạn, Bướm trắng. Sự phát triển của cốt truyện có thể
hình dung như một chuỗi dài những vòng tròn trôn ốc. Sự kiện trong
kiểu cốt truyện này ít, mạch chảy chậm, hồi ức về rất tự nhiên. Ở Đời
mưa gió Khái Hưng và Nhất Linh đã miêu tả tâm lý nhân vật Tuyết
không hợp với quy luật của cuộc sống nhưng hợp với nhân vật lãng mạn
nổi loạn với một triết lý sống khác người, bất chấp cảnh ngộ của mình.
Bướm trắng là câu chuyện của một thanh niên trí thức hiện đại nhưng
không mang một băn khoăn xã hội nào vì tâm lý bị đè nặng bởi bệnh
hoạn và cái chết. Đúng vào lúc được yêu thì Trương nghĩ đến cái chết
đang đe dọa mình. Ái tình đem lại cho chàng những thú thần tiên ngây
ngất nhưng cũng mang đến những nghi ngờ, cô đơn tủi nhục khi bị thờ
ơ. Cái chết đem đến cho chàng bao ý nghĩ cao thượng: xót mình đi, hy
sinh cho người khác nhưng cũng thật thấp hèn: chỉ biết hưởng thụ bất
chấp luân lí và tự huỷ hoại bản thân. Thậm chí còn có những truyện
không có cốt truyện như Đôi bạn, tác phẩm chủ yếu xoay quanh chuyện
tình yêu giữa Loan và Dũng với mở đầu bóng gió, kết thúc xa xôi. Cốt
truyện đơn giản, ít sự kiện nhưng nhiều khoảng lặng, khoảng trống ngập
ngừng để nhân vật cảm xúc, suy nghĩ hơn là hành động.
1.2. Kết cấu:
Công thức chung của kết cấu truyện truyền thống là kết cấu đơn
tuyến: gặp gỡ - li biệt - đoàn tụ, truyện vì thế thường kết thúc có hậu
hạnh phúc viên mãn. Cốt truyện phát triển theo chủ quan nhà văn. Tiểu
thuyết truyền thống chủ yếu theo kết cấu chương hồi, thời gian có mở
đầu và kết thúc và vận động một chiều (tuyến tính), không có quá khứ
xảy ra trước khi mở đầu và cũng không có tương lai sẽ xảy ra khi truyện
kết thúc.
Đến tiểu thuyết TLVĐ, kết cấu mang tính chất đa tuyến, kết thúc mở.
Truyện đã có sự luân phiên các sự kiện, các cảnh khác nhau, sự đan chéo
giữa những tuyến nhân vật và lịch sử.
5



1.2.1. Kết cấu đa tuyến:
Trong Đôi bạn có kết cấu tâm lý tình yêu e ấp, trong sáng. Đồng thời,
tác phẩm cũng phơi bày cuộc sống giả dối của gia đình ông Tuần, đại
diện tầng lớp quan lại. Bên cạnh đó, nhà văn con hé lộ cuộc đời sóng gió
của một nhóm thanh niên dấn thân vào hoạt động bí mật.
Trong Đoạn tuyệt vừa phản ánh cuộc xung đột cũ - mới của nàng dâu
tân học với bà mẹ chồng ác nghiệt. Đồng thời, đó còn là mối tình lý
tưởng của đôi bạn trẻ. Những hành tung bí mật của Dũng cho một tổ
chức chính trị không rõ cương lĩnh, mục tiêu.
Trong Tiêu Sơn tráng sĩ kết cấu chằng chéo phức tạp hơn. Truyện
vừa là hình ảnh người khách chinh phu và mối tình thơ mộng, lãng mạn
giữa Phạm Thái và Quỳnh Như, Quang Ngọc và Nhị Nương với triết lý
“hành động để hành động”. Đồng thời, tiểu thuyết còn phản ánh nỗi cô
đơn trống vắng của con người đang bế tắc,lúng túng trước những ngả rẽ
cuộc đời.
1.2.2 Kết cấu theo quy luật tâm lý:

6


2.

Kiểu kết cấu này mở đầu tác phẩm là những dòng cảm xúc của nhân
vật không theo trật tự thông thường của câu chuyện. Mở đầu nhân vật
xuất hiện trong một cảnh huống nào đó rồi mới giải thích lai lịch quá
khứ nhân vật đan xen trong hiện thực. Kiểu kết cấu này phá vỡ lối kết
hậu đoàn viên, hạnh phúc viên mãn của vh truyền thống. Truyện khởi
đầu và kết thúc bằng tâm lý nhân vật. Có lối kết thúc mở tạo ra nhiều ám

ảnh cho người đọc. Ví dụ trong Đôi bạn kết thúc bằng một nỗi nhớ xa
xôi mờ dần, trong đoạn “tiếng nhạc ngựa ở đâu vọng tới giòn và vui
trong sự yên tĩnh của buổi chiều. Trước mắt hai người, phía bên kia
cánh đồng, đèn nhà ai mới thắp yếu ớt trong sương như một nỗi nhớ xa
xôi mờ dần.”
Do kết cấu tâm lý nên mạch truyện không tuân theo trật tự thời gian
mà theo tâm lý nhân vật. Hành động nhớ lại, hồi tưởng lại, nghĩ lại lặp
lại với tần số cao có tác dụng mở rộng không gian câu chuyện, chiếu ánh
sáng mới vào quá khứ xa xôi của nhân vật. Quá khứ, hiện tại, tương lai
cùng đồng hiện trong tác phẩm tạo nên thời gian bi kịch cao và sâu hơn.
Trong Bướm trắng cuộc gặp gỡ giữa Trương và Mùi đã làm hai người
sống lại cuộc đời trong sách ngày xưa, một cậu sinh viên và một cô hàng
xén. Nhân vật nhớ tiếc quá khứ để rồi cùng khóc cho hiện tại và thấy
tương lai mờ mị phía trước.
Nghệ thuật miêu tả:
2.1.
Miêu tả tâm lý nhân vật:
Trong văn học truyền thống các tác giả chỉ chú ý đến sự kiện, tình tiết
cùng với những hành động của nhân vật, nội tâm nhân vật chưa được mô
tả trực tiếp mà thường được thể hiện qua văn thơ xướng hoạ, nhân vật
chưa thực sự có đời sống riêng. Ngay cả Truyện Kiều có lúc vượt qua thi
pháp của văn học Trung đại nhưng vẫn còn nhiều ước lệ công thức. Vào
những năm đầu thế kỷ XX các nhà văn đã bắt đầu chú ý đến nội tâm
nhân vật, song nghệ thuật miêu tả vẫn chưa thoát khỏi lề lối truyền
thống.
Đến TLĐ lối miêu tả đó mới hoàn toàn chấm dứt. Các nhà văn TLVĐ
đã bắt đầu học tập lối miêu tả tâm lý của Phương tây.....So với những
tiểu thuyết trước năm 1930, tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn đã đi sâu hơn
vào thế giơi nội tâm phong phú của con người. Diễn biến tâm lý của
nhân vật ở đây đã được thể hiện với những biểu hiện phức tạp, tinh tế

hơn nhiều so với những nét tâm lý còn đơn giản trong các tiểu thuyết
trước đó. Các nhà văn đã thể hiện một cách sinh động những khía cạnh
7


tinh vi, sâu kín của tâm hồn con người, họ đã thực sự thành công khi
miêu tả tâm lý phụ nữ, nhất là lớp thanh niên tiểu tư sản đang tuổi yêu
đương mơ mộng.
Tâm lý nhân vật được thể hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ, hành động,
đối thoại và độc thoại nội tâm. Qua đó tính cách, tâm trạng của các nhân
vật được soi sáng và sự đối kháng giữa các nhân vật cũng được thể hiện
rõ.
Trong đoạn đối thoại đầy kịch tính giữa Loan với chồng và mẹ chồng
trong Đoạn tuyệt:
“Tiếng bà Phán: Làm cái gì mà huỳnh huỵch trong ấy thế? Có dạy vợ
thì lúc khác hãy dạy, để cho ngưòi ta ngủ.
Loan nói: - Ai dạy ai? Động một tí thì dạy. Tôi không cần ai dạy tôi.
Thân cầm cái gối lăm le ném vào Loan:
- Phải, có thế mới là đồ mất dạy.
Loan đáp:
- Mất dạy là đánh người đàn bà yếu ớt, hèn nhát một lũ...
Bà Phán vội quá, đi chân đất vào buồng, nhìn Loan hỏi:
- Mợ nói gì thế?... Mày nói gì thế, con kia?
Loan quay mặt vào trong không đáp. Bà Phán nói tiếp:
- Bà thử đánh mày một cái tát xem mày còn bảo là hèn nhát nữa
không?
Loan nói:
- Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi.
Như vậy, trong hội thoại trên bằng ngôn ngữ nhân vật tác giả đã làm
hiện lên hình ảnh cô con dâu bướng bỉnh, mạnh mẽ không sợ uy quyền

dám lên tiêng đòi công bằng. Đồng thời là hình ảnh cay nghiệt, tàn ác
của mẹ chồng Loan, đại diện cho cái cũ vô lý của gia đình phong kiến.
Hay hành động Mai kiên quyết đấu tranh một vợ một chồng Ttrong
Nửa chừng xuân cô đã tuyên bố: “Nhà tôi không có mả lấy lẽ.” Hành
động đó thể hiện sự ý thức cá nhân, kiên quyết bảo vệ nhân phẩm của
Mai.
Còn qua những cuộc đối thoại bên trong, nhà văn đã phơi bày trước
mắt người đọc những giằng xé trong nội tâm nhân vật. Chẳng hạn như
nhân vật Trương trong Bướm trắng luôn giằng xé giữa sống và chết, yêu
và không yêu. Nhân vật luôn nghĩ ngợi, suy ngẫm. Hay Dũng trong Đôi
bạn luôn băn khoăn về con đường sống của mình, về con đường đi tìm
lý tưởng, lối thoát và sự yên ổn cho tâm hồn.
8


Trong tiểu thuyết TLVĐ dòng tâm lý nhân vật tuôn chảy không ngừng
còn nhờ ở sự vận động của những kỉ niệm, hồi ức, liên tưởng. Đôi bạn
chỉ một chút gợi “Ánh trăng đương mờ bỗng sáng hẳn lên. Gió đưa tà
áo Loan bỗng chạm vào tay khiến Dũng sực nghĩ mình đi sát gần bên
Loan quá” nhưng cũng khiến Dũng nhớ lại bao kỉ niệm với Loan trong
quá khứ và ao ước cho tương lai của mình:. “Chàng nhớ đến hôm lễ thọ
và cái mơ ước được đi chơi với Loan trong vườn cỏ thơm, gió đưa tà áo
nàng phơ phất chạm vào tay như một cánh bướm… chàng nhớ đến cái
cảm tưởng ngây ngất được thấy đôi môi mềm mại và thơm như hai cánh
hoa hồng, bao nhiêu thèm muốn bấy lâu trong một phút rạo rực nổi
dậy.”. Dòng cảm xúc của Dũng xáo trộn nhiều rung động phức tạp. Hiện
tại chỉ là cái nền để nhân vật nhớ về quá khứ. Những kỉ niệm, ước vọng,
thèm muốn hòa lẫn trong tâm hồn Dũng miên man không dứt.
Từ trong thế giới nội tâm mênh mông các nhà văn TLVĐ cũng đã
phát hiện và miêu tả cái thế giới cảm giác muôn hình, muôn vẻ của con

người. Đó là nét đặc trưng nhất khu biệt với văn học quá khứ, mở ra một
cách tiếp cận mới với đời sống tâm lý của con người, trở thành đóng góp
quý báu nhất cho sự phát triển của văn xuôi VNHĐ.
2.2. Miêu tả con người qua vẻ đẹp hình thể:
Đây là điểm nổi bật của tiểu thuyết tự lực văn đoàn mà trước đây các
tiểu thuyết khác không dám làm. Vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ được
trân trọng, trở thành giá trị tự thân. Mai trong Nửa chừng xuân mang vẻ
đẹp kín đáo, Tuyết trong Đời mưa gió thì sắc sảo, Hiền trong Trống mái
thì khỏe khoắn, hiện đại. Như đoạn Loan tình tứ với chồng mình: “Em
đố anh biết môi em ở đâu. Khi thấy Thân thờ ơ nàng tự trả lời: “Môi em
là cách hoa này.” Kĩ thuật miêu tả vẻ đẹp hình thể nhân vật đã cho thấy
người phụ nữ ý thức được vẻ đẹp, giá trị của mình. Từ kĩ thuật này cũng
có thể góp phần bộc lộ tâm lí nhân vật rõ nét hơn.
2.3. Miêu tả thiên nhiên trong mối quan hệ hài hòa với con người:
Một thành tựu nổi bật của tự lực văn đoàn là đã đưa thiên nhiên xanh
tươi vào tác phẩm. Thiên nhiên trong các tác phẩm của tự lực văn đoàn
được cảm thụ và miêu tả với tư cách là khách thể độc lập: có hình khối,
đường nét, mùa sắc, âm thanh và hương vị. Thiên nhiên trong tác phẩm
của tự lực văn đoàn bao gồm: Cảnh làng quê: ao bèo, rau rút, cây ổi,
giàn mướp, giàn thiên lí,… Cảnh sông, cảnh biển, cảnh rừng núi,…
Cảnh trăng mọc, trăng tàn, trăng khuyết,… Không gian thiên nhiên để
9


nhân vật bộc lộ cảm xúc, tâm trạng. Tuy nhiên vẫn còn một số tác phẩm
còn miêu tả thiên nhiên một cách khuôn sáo.
Sự đổi mới ngôn ngữ tiểu thuyết:
Ngôn ngữ trong văn học truyền thống nặng nề về ước lệ, sáo mòn
vụng về mang tính chất chép sử đến tiểu thuyết TLVĐ thì đã có bước
phất triển mạnh mẽ về ngôn ngữ do chịu ảnh hưởng của văn học lãng

mạng Pháp. Tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn đã chịu ảnh hưởng của văn
chương Pháp, đó là loại văn ngắn gọn, trong sáng, chính xác, nhẹ nhàng,
mềm mại. Các nhà văn vẫn giữ được lối suy nghĩ và diễn tả Việt Nam,
đương nhiên cũng còn những câu văn lai căng.
3.1.
Hiện đại hóa câu văn xuôi:
Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng
Thuật còn nặng lối văn biền ngẫu, sáo mòn trong ngôn ngữ. Chính Tôn
chỉ của TLVĐ đã khẳng định: “Dùng một lối văn giản dị và dễ hiểu, ít
chữ nho một lối văn thuật có tính cách An Nam” tiếp thu truyền thống
văn học trước đó, cùng với ảnh hưởng của lối văn hiện đại phương Tây.
Câu văn của nhà văn TLVĐ uyển chuyển, linh hoạt và mang âm điệu.
Âm điệu ấy thoát ra từ trong hình ảnh và trong tâm tưởng “ Mùa đông
đã qua, một mùa đông ghét sớm và ẩm và dai dẳng mãi như không bao
giờ hết. Rồi mùa xuân đột ngột tới như một người tình đi xa bỗng một
hôm về mà không báo tin trước. Một màu xuân say sưa, đem tươi trẻ
ham muốn lại cho con người” không có những chữ Hán nặng nề, vô ích
câu văn nghe nhẹ nhàng mà dạt dào cảm xúc. Hình ảnh so sánh rất chân
thực, gợi cảm gắn với những rung động trong lòng người.
Hiện đại hóa câu văn còn được thể hiện ngay trong cách sử dụng từ
ngữ các nhà văn đã sử dụng các từ chỉ sở hữu như “của”, chỉ mục đích
“để”, chỉ vị trí như trên , dưới , trong , ngoài” đồng thời họ còn hộc tập
ngôn ngữ trừu tượng Châu Âu và sử dụng thêm nhiều từ ngữ mới bằng
cách thêm vào đó tiền tố: cái sự như “cái quyền làm người của em , cái
hoàn cảnh xưa cũ đang bao bọc trái tim nàng”....
3.2.
Tăng vốn từ hiện đại:
Câu văn trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn có âm điệu, nhưng âm
điệu ở đây không phải là thứ âm điệu đẽo gọt của các câu văn biền
ngẫu , mà là thứ âm điệu tự nhiên vốn có của tiếng Việt. Tiếng Việt trong

tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn là tiếng Việt hiện đại, ngày nay đọc chúng
ta ít thấy vướng. Câu văn miêu tả trong tiểu thuyết TLVĐ rất gọn và
3.

10


chính xác: “Hai con mắt to và đen sáng long lanh như còn ướt nước mắt
và đôi gò má không phấn sáp, ửng hồng trong khung vải trắng ... Nét
mặt thiếu nữ Trương thấy kêu hãnh như một chất chua của quả mơ một
cách ngây thơ và vẻ ngây thơ lại làm cho sắc đẹp của thiếu nữ có ý vị
hơn”, câu văn miêu tả rất sinh động khi phản ánh đầy dử các cung bậc
và màu sắc khác nhau của hành động và tình cảm. Đây là đoạn văn miêu
tả Lan trong Hồn bướm mơ tiên “Bỗng Lan ngồi phịch xuống giường,
lấy tay bưng mặt khóc nức nở không ra tiếng ... Lan thấy đỡ thổn thức,
tim bớt đập mạnh, rồi lan sực tỉnh: than, ta diên mất rồi!”. Ngôn ngữ
miêu tả chân thực bộc lộ cảm xúc khi thiết tha nồng nàng, khi tha thiết
bâng khuâng, hồi hộp mong mỏi rồi chua chát, chán chường.
3.3.
Ngôn ngữ người kể chuyện:
Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Ðoàn thiên về diễn tả
những cái gì bóng bảy, sang trọng, tế nhị, đôi khi văn hoa, kiểu cách của
những tầng lớp trên, thiếu cái khỏe khoắn, chắc nịch của những người
lao động. Tuy ngôn ngữ thông dụng nhưng là thứ ngôn ngữ của tầng lớp
tư sản, tiểu tư sản thành thị có học chứ không tìm trong tiếng nói, cách
nói vô cùng trong sáng của nhân dân lao động nên nó mau chóng trở
thành mòn, sáo, đơn điệu. Trong các tiểu thuyết của mình các nhà văn
TLVĐ thường sử dụng ngôi kể thứ 3 hàm ẩn.Người kể chuyện đứng
không cao hơn nhân vật. Có lúc người kể chuyện thâm nhập vào tâm
hồn nhân vật quan sát những biến đổi tâm lí của nhân vật có lúc khát

khao mãnh liệt, có lúc nhẹ nhàng sâu lắng .
Ngoài những đóng góp về tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn còn mang lại
cho nền văn học Việt Nam những giá trị tiêu biểu khác:
TLVĐ là tổ chức văn học đầu tiên hoạt động mạnh mẽ, có cả
tôn chỉ hoạt động, những tôn chỉ thúc đẩy văn học phát triển tự
thân, tự do.
Giải thưởng TLVĐ là một trong những động lực thúc đẩy các
nhà sáng tác trẻ nổ lực sáng tạo. Nó còn tìm, phát hiện ra những
hiện tượng văn học như :Nguyên Hồng, Anh Thơ, Tế Hanh,..
-

Dưới thời Tự Lực Văn Ðoàn, giới viết văn làm thơ mới bắt đầu
kiếm sống được bằng tác phẩm của mình, và nhờ đó có điều kiện ngày
càng trau dồi nghề nghiệp, liên tục tạo ra phong cách mới cho ngòi bút.
Quảng bá và đưa thơ mới đến vị trí toàn thắng.
Đề cao vai trò cá nhân, tôn trọng tự do cá nhân.
-

11


Một đóng góp quan trọng đó là nâng cao trình độ văn xuôi Việt
Nam mà “ tất cả những ai cầm bút thời này đều phải mang nợ”.
-

***Kết luận: Tự lực văn đoàn có đóng góp rất lớn trong tiến trình
hiện đại hóa của văn học dân tộc. Với những quan niệm và chủ
trương mới mẻ về con người, xã hội và văn chương. Tự lực văn đoàn
đã mang đến cho nền văn học một luồng gió mới. Các nhà văn đấu
tranh để nêu cao ngọn cờ con người, giải phóng con người khỏi lễ

giáo phong kiến hà khắc và khát vọng cải cách đời sống cho nhân
dân. Đồng thời bật lên tinh thần nhân đạo sâu sắc.

12



×