Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đông xuân đến sinh trưởng của cây chùm ngây trong vườn ươm tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.21 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ HUYỀN THANH
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ ĐÔNG XUÂN ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY (MORINGA OLEIFERA LAM.) TRONG
VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

sHệ đào tạo
Chuyên ngành

: Chính quy
: Lâm nghiệp

Khoa
Khóa học

: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015

Thái nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ HUYỀN THANH
Tên đề tài:


“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ ĐÔNG XUÂN ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY (MORINGA OLEIFERA LAM.) TRONG
VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành
Lớp

: Lâm nghiệp
: K43 – LN N02

Khoa
Khóa học

: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : GS.TS Đặng Kim Vui

Thái nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


LÊ THỊ HUYỀN THANH
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ ĐÔNG XUÂN ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY (MORINGA OLEIFERA LAM.) TRONG
VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành
Lớp

: Lâm nghiệp
: K43 – LN N02

Khoa
Khóa học

: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : GS.TS Đặng Kim Vui

Thái nguyên, năm 2015


ii


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là nội dung rất quan trọng đối với mỗi sinh viên
trước lúc ra trường. Giai đoạn này vừa giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống
lại những kiến thức lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất.
Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm
Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt
nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ Đông xuân đến
sinh trưởng của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) trong vườn ươm
tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận sự giúp đỡ tận tình của cán bộ
công nhân viên Vườn ươm khoa Lâm Nghiệp, các thầy cô giáo trong và
ngoài khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy
giáo hướng dẫn: GS.TS Đặng Kim Vui đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
làm đề tài.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong
khoa Lâm Nghiệp, gia đình, bạn bè đặc biệt là thầy giáo GS. TS Đặng Kim
Vui đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành tốt
bản khóa luận, nhưng vì do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì
vậy bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong
được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn bè
đồng nghiệp để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên


Lê Thị Huyền Thanh

năm 2015


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Bảng phân tích thành phần dinh dưỡng có trong 100g lá cây Chùm ngây 8
Bảng 2.2: Kết quả phân tích mẫu đất ..................................................................... 21
Bảng 2.3: Một số yếu tố khí hậu từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015 tại Tỉnh Thái
Nguyên .................................................................................................... 22
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm. ......................................................................... 25
Bảng 4.1: Số liệu trạm khí tượng Thái Nguyên năm 2015 ..................................... 30
Bảng 4.2: Kết quả ảnh hưởng của mùa vụ đến sinh trưởng và tăng trưởng của cây
Chùm ngây vụ Đông Xuân ....................................................................... 34
Bảng 4.3: Tình hình sâu bệnh hại trên giống cây Chùm ngây vụ Đông Xuân năm
2015 ......................................................................................................... 38


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Hạt cây Chùm ngây ................................................................................ 33
Hình 4.2. Hoa cây Chùm ngây ............................................................................... 33
Hình 4.3. Rễ cây Chùm ngây ................................................................................. 33
Hình 4.4. Quả cây Chùm ngây ............................................................................... 33

Hình 4.5: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều cao trung bình cây Chùm Ngây .......... 35
Hình 4.6: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng đường kính cổ rễ trung bình cây Chùm ngây
................................................................................................................. 36
Hình 4.7: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng tổng số lá cây Chùm ngây ........................... 37
Hình 4.8. Biểu đồ mức độ sâu, bệnh hại của cây Chùm ngây qua các lần đo .......... 39
Hình 4.9: Sâu xanh da láng ăn lá cây Chùm ngây ................................................. 40
Hình 4.10: Bệnh thôi cổ rễ ở cây Chùm ngây ........................................................ 40
Hình 4.11: Bệnh khảm lá ở cây Chùm ngây ........................................................... 40


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Hvn
v

D00
00

: Chiều cao vút ngọn của cây
: Chiều cao trung bình của cây
: Đường kính cổ rễ cây
: Đường kính trung bình cổ rễ cây

ODB : Ô dạng bản
TB

: Trung bình



vi

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v
MỤC LỤC ............................................................................................................. vi
Phần 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3
1.3. Yêu cầu của đề tài............................................................................................. 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 3
1.4.1. Ý nghĩa học tập, nghiên cứu........................................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tế sản xuất........................................................................ 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 4
2.1. Tổng quan về loài cây nghiên cứu..................................................................... 4
2.1.1. Đặc điểm phân bố .......................................................................................... 4
2.1.2. Phân loại và đặc điểm thực vật học ................................................................ 4
2.1.3. Đặc điểm sinh thái học................................................................................... 6
2.1.4. Đặc điểm sâu bệnh hại Chùm ngây ................................................................ 7
2.2. Cơ sở nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 13
2.2.1. Cơ sở của việc nghiên cứu thời vụ ............................................................... 13
2.2.2. Tình hình nghiên cứu Chùm ngây trên thế giới ............................................ 14
2.2.3. Tình hình nghiên cứu Chùm ngây tại Việt Nam ........................................... 17

2.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 20
2.3.1. Đặc điểm, vị trí địa hình nghiên cứu ............................................................ 20


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai sót tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
Đồng ý cho bảo vệ kết quả

Người viết cam đoan
(Ký, ghi rõ họ tên)

trước hội đồng khoa học!
(Ký, ghi rõ họ tên)

GS.TS. Đặng Kim Vui

Lê Thị Huyền Thanh

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai xót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, ghi rõ họ tên)



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay trữ lượng rừng tự nhiên ở trên thế giới và Việt Nam đang suy
giảm nhanh chóng phần lớn do con người chúng ta khai thác để phục vụ các
nhu cầu về gỗ và lâm sản, hoặc do các thiên tai gây ra. Ở những nơi rừng bị
mất đi đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng xấu tới môi trường
như: xói mòn, rửa trôi, cạn kiệt nguồn nước, phá hủy môi trường sống của
sinh vật, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu…
Nhận thức được được những hậu quả do mất rừng gây ra, hiện nay chính phủ
nước trong đó có Việt Nam đang cùng nhau hợp tác để trồng và phục hồi lại
các diện tích rừng đã mất.
Trong những năm trở lại đây nhiều diện tích rừng ở nước ta đã được
nhà nước đầu tư trồng lại. Rừng trồng mang lại nhiều lợi ích rất lao cho đất
nước như: cải thiện môi trường, nâng cao độ che phủ, nâng cao khả năng
phòng hộ, và nhiều lợi ích kinh tế khác.
Hiện nay với nền kinh tế thị trường thì người ta quan tâm tới lợi ích
kinh tế nhiều hơn. Do vậy nhiều loài cây, nhiều cánh rừng được trồng vì lợi
ích kinh tế, cho nên nhiều loại cây lâm nghiệp có thể khai thác được gỗ và có
khả năng cung cấp các lâm sản ngoài gỗ thì được chú trong hơn.
Nước ta nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm rất thuận lợi cho
nhiều loại cây lâm nghiệp với điều kiện như vậy nước ta có khả năng trồng và
phát triển được nhiều loài cây.
Hiện nay trên thị trường thì cây Chùm ngây đang là một loại cây đầy
triển vọng cho bà con nhân dân. Cây Chùm ngây, tên khoa học: Moringa
oleifera L. thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae). Đây là cây thân gỗ mềm, cây

có chiều cao từ 5-10m, nhiều cành nhánh, vỏ màu mốc xám, lá ba lần kép,
màu xanh mốc, không có lông lá phụ hơi tròn, lá bẹ bao lấy chồi.


2

Giá trị của cây Chùm ngây: Đây là loài cây đa tác dụng, lá Chùm ngây
rất giàu dinh dưỡng nhất là chất đạm, chất sắt, có chứa nhiều vitamin các
loại... nên được người dân trồng để làm thực phẩm, và nó cũng là một cây
thuốc chữa bệnh vì trong thân, cành, vỏ, rễ chùm ngây đều có chứa
moringinin trị các bệnh kháng sinh, kích thích tiêu hóa, kiết lỵ, phù nề, thấp
khớp, huyết áp…
Đặc tính sinh thái: Cây này phân bố phổ biến rất nhiều ở cả Châu Á và
Châu Phi. Cây ưa sáng mọc nhanh, giai đoạn đầu ưa bóng nên có thể trồng
xen, khi cây lớn điều chỉnh ánh sáng, phân cành cao, vỏ màu hơi xanh khi còn
non, màu trắng mốc khi cây đã già, tái sinh chồi mạnh với những nơi độ ẩm
cao, đất xốp, tầng mùn dày, tái sinh hạt yếu. Cây chịu hạn tốt, chịu được
những nơi đất xấu cằn cỗi.
Với đặc tính sinh thái và phân bố rộng như vậy thì Việt Nam cũng có thể nhân
giống và gây trồng loài cây này để phục vụ nhu cầu người dân. Thái Nguyên
là một tỉnh miền núi với địa hình nhiều đồi thấp nên cũng phù hợp với cây
Chùm ngây. Nhưng đây là loài cây này hiện nay vẫn chưa được gây trồng
nhiều tại nước ta, cho nên việc chú trọng gây giống đang rất chú trọng phát
triển. Xuất phát từ thực tế trên tối tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của mùa vụ Đông xuân đến sinh trưởng của cây Chùm Ngây
(Moringa oleifera Lam.) trong vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
- Nhằm xác định tình hình sinh trưởng của cây Chùm ngây (Moringa

oleifera Lam.) tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Làm cơ sở đề xuất
giải pháp phát triển loài cây này ở trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.


3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh
trưởng và phát triển của cây Chùm ngây trong vườn ươm tại Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
- Xác định được thời vụ thích hợp đến sinh trưởng phát triển của cây
Chùm ngây.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây Chùm ngây.
- Đánh giá khả năng cho năng suất và chất lượng của cây Chùm ngây
trong vụ hè thu 2015 tại tại Thái Nguyên.
- Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh ở
Đông Xuân năm 2015 tại Thái Nguyên.
- Xác định thời vụ trồng hợp lý cho sinh trưởng phát triển phù hợp với
vùng sinh thái Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa học tập, nghiên cứu
Giúp cho sinh viên củng cố thêm kiến thức rèn luyện kĩ năng, có điều
kiện tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức
khoa học vào thực tiễn sản xuất. Thu thập được những kinh nghiệm và kiến
thức cụ thể, củng cố lý thuyết đã học, nâng cao trình độ để phục vụ cho công
việc sau này.
Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc áp dụng thời vụ cho giống cây
Chùm ngây tại Thái Nguyên. Là tài liệu để các nhà nghiên cứu, sinh viên
ngành Lâm Nghiệp tham khảo.

1.4.2. Ý nghĩa trong thực tế sản xuất
Sự thành công của đề tài này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn sản
xuất, góp phần đưa giống cây Chùm ngây ra sản xuất với thời vụ thích hợp để
đảm bảo tăng năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Tăng thu nhập cho người dân.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tổng quan về loài cây nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm phân bố
Bản địa Chùm ngây là ở vùng sơn cước Hi Mã Lạp Sơn tây bắc Ấn Độ,
có lịch sử phát hiện và sử dụng hơn 4000 năm, nhưng ngày nay được trồng
rộng rãi ở Phi châu, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Đông Nam Á v.v.
Ở Việt Nam Chùm ngây là loài duy nhất của Chi Chùm ngây được
phát hiện mọc hoang từ lâu đời tại nhiều nơi như Thanh Hóa, Ninh
Thuận, Bình Thuận, vùng Bảy Núi ở An Giang, đảo Phú Quốc v.v. Tuy vậy
trước đây cây ít được chú ý, có nơi trồng chỉ để làm hàng rào, và chỉ trong vài
chục năm trở lại đây khi hạt cây từ nước ngoài được mang về Việt Nam, được
trồng có chủ định và qua nghiên cứu người ta thấy cây có nhiều tác dụng đặc
biệt nên tưởng là cây mới du nhập.
2.1.2. Phân loại và đặc điểm thực vật học
* Phân loại
Phân loại khoa học
Giới (regnum)

Plantae


Bộ (ordo):

Cải (Brassicales)

Họ (familia):

Chùm ngây (Moringaceae)

Chi (genus):

Chùm ngây (Moringa)

Loài (species):

Chùm ngây: Moringa oleifera

* Đặc điểm thực vật học

Cây chùm ngây (Moringa oleifera) thuộc loài cây tiểu mọc, sống ở môi
trường khô ráo, không thích nghi môi trường úng nước.


5

Theo Võ Văn Chi (1997), (2003) [3], [4] viết về cây Chùm ngây như sau:
Tên khoa học Moringa oleifera Lam., là một lọai cây gỗ nhỏ, nửa rụng
lá, thuộc họ Moringaceae. Cây Chùm ngây có dạng sống là cây phân cành
thấp, cao từ 5 - 10m. Hệ thống rễ phát triển mạnh, nếu được trồng từ hạt, rễ
cái phình to như củ, màu trắng với hệ thống những rễ bên thưa, dài, đâm sâu,
lan rộng. Nếu trồng bằng cách giâm cành, hệ thống rễ sẽ không được như vậy.

Thân có vỏ màu trắng xám, dày, mềm, sần sùi nứt nẻ, gỗ mềm và nhẹ.
Khi bị thương tổn, thân rỉ ra nhựa màu trắng, sau chuyển dần thành nâu. Lá
kép lông chim 3 lần, lá trưởng thành có thể dài đến 45cm, rộng 20 – 30cm.
Các lá phụ dài khoảng 1,2 – 2,5cm, rộng 0,6 - 1cm.
Cụm hoa to, dạng hơi giống hoa đậu, tràng hoa gồm 5 cánh, màu trắng,
vểnh lên, rộng khoảng 2,5 cm. Bộ nhị gồm 5 nhị thụ xen với 5 nhị lép.
Bầu noãn 1 buồng do 3 lá noãn, đính phôi trắc mô. Hoa có mùi thơm
thoang thoảng.
Quả dạng nang treo, dài 20 – 50cm, có quả dài đến 1m nhưng rất hiếm,
rộng 2 – 2.5cm, khi khô mở thành 3 mảnh dày. Hạt nhiều (khoảng 26 hạt/trái),
tròn dẹp, màu nâu hoặc đen, đường kính khoảng 1 cm, mỗi hạt có 3 góc cạnh
với những cánh mỏng màu hơi trắng, trọng lượng mỗi hạt khác nhau, trung
bình khoảng 3.000 - 9.000 hạt/kg.
Cây Chùm ngây thuộc loài mọc nhanh, phát triển nhanh chóng ở những
vùng có điều kiện thuận lợi, có thể tăng trưởng chiều cao từ 1 - 2 m/năm trong
vòng 3 đến 4 năm đầu. Tuy nhiên, trong một thử nghiệm ở Tanzania, cây
trồng từ hạt có thể đạt được chiều cao trung bình 4,1m trong năm đầu tiên..
Cây bắt đầu cho quả từ thân và nhánh sau 6 đến 8 tháng trồng, quả sẽ chín
sau khi hoa nở khoảng 3 tháng.


6

2.1.3. Đặc điểm sinh thái học
Theo Phạm Hoàng Hộ (1999) [6] cây Chùm ngây có khả năng phân bố
rộng từ vùng cận nhiệt đới khô đến ẩm cho đến vùng nhiệt đới rất khô đến
vùng rừng ẩm. Chịu lượng mưa từ 480 - 4000mm/năm, nhiệt độ 18,7 - 28,50C
và độ pH 4,5 - 8. Chịu được hạn và có thể sinh trưởng tốt trên đất cát khô ở
Việt nam, Chùm ngây có thể sống và phát triển tốt trên nhiều loại đất, từ loại
đất đỏ bazan ở Tây Nguyên đến đất sét pha cát hoặc trên đất cát của vùng ven

biển (Trung bộ, Nam Trung bộ).
Theo Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Luật, vào những năm cuối thế kỉ
20, Đại sứ Hoàng gia Anh đã tài trợ cho Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long
nghiên cứu trồng cây Chùm ngây dùng làm rau xanh và thuốc nam tại Ô Môn
và một số tỉnh ở Nam bộ. Giống cây Chùm ngây đã nghiên cứu là Moringa
Oleifera Lam. được nhập nội từ Ấn Độ, Hà Lan…
Kỹ sư Nguyễn Hữu Thành và cộng sự (1997) nghiên cứu và có kết luận
cây Chùm ngây là cây dễ trồng, có thể trồng bằng hạt hay bằng cách giâm
cành, cây tăng trưởng nhanh: Cao từ 4 – 5m, đường kính cổ rễ từ 5 – 6cm sau
1 năm trồng và ra hoa kết trái ngay trong năm đầu tiên và cao từ 7 – 8m,
đường kính cổ rễ từ 7 – 9cm khi cây được 2 năm tuổi.
Theo nghiên cứu của Lương y Nguyễn Công Đức và Lương Y Vũ
Quốc Trung (2006), lá Chùm ngây có chứa vitamin C gấp 7 lần trong trái
cam, 4 lần vitamin A trong cà rốt, gấp 4 lần canxi trong sữa, gấp 0.75 lần hàm
lượng sắt trong cải bó xôi, gấp 2 lần lượng đạm trong sữa, gấp 3 lần lượng
kali trong trái chuối.
Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) có khả năng sống từ vùng
rừng ẩm, cận nhiệt đới khô hay ẩm cho đến vùng nhiệt đới rất khô, chịu lượng
mưa từ 480 – 4000mm/năm, nhiệt độ 18,7 – 28,50C và độ pH 4,5 – 8,0 chịu
được hạn và có thể sinh trưởng tốt trên đất cát khô (rất phù hợp với khí hậu
nước ta).


7

2.14. Đặc điểm sâu bệnh hại Chùm ngây
Sâu xanh da láng: Sâu non mới nở cho đến tuổi 2 đã có thể gây hại,
chúng phát triển và tập trung thành từng đàn ăn phần thịt lá phía trên, chỉ để
chừa lại phần gân lá. Cho đến tuổi 3 – 5, bắt đầu phân tán, mức độ ăn mạnh
hơn, chỉ chừa lại phân gân chính, lá cây trồng bị hại có khi không phát hiện

đó là cây gì. Sâu phá hoại mạnh vào lúc sáng sớm và chiều tối. Tính chất
nguy hại của sâu xanh da láng trên đồng ruộng, khi có nguồn thức ăn dồi dào,
sâu tập trung phá hoại phần non của cây như lá non, búp, đặc biệt là sâu rất
thích ăn nụ, bông, trái non mới ra.
Nhện đỏ: Bệnh do một loại côn trùng nhà ve gây nên, chúng có màu
hồng hay đỏ nhạt, kích thước rất nhỏ: thân dài khoảng 0,3 – 0,5mm, bề ngang
khoảng 0,2 – 0.4mm, thân hình tròn, có 8 chân sống ở mặt dưới của lá,
chuyên hút chất dinh dưỡng của cây. Nhện đỏ làm cho lá cây từ xanh chuyển
sang bạc trắng, tiếp đó dẫn đến lá quăn và rụng đi. Bệnh nhện đỏ lây lan rất
nhanh (trong vòng 5 – 10 ngày có thể lan hết khu vườn 4m × 15m) và thường
gặp trong thời tiết nắng nóng.
Bệnh thối cổ rễ: cây con trong quá trình sống bị héo dần và chết do cổ
rễ bị thối và teo lại.
Bệnh héo vàng: Bệnh hại chủ yếu trên thân, hiện tượng thường có màu
nâu nằm dưới gốc thân, bệnh có thể nằm theo chiều dọc thân làm cây sinh
trưởng kém, các lá trở nên vàng, rộng dần từ dưới lên trên, bệnh nặng làm
toàn thân bị héo vàng khô và chết.
Bệnh đốm lá: bệnh do vi khuẩn gây ra với các triệu chứng như các vết
bệnh thường có góc cạnh nằm sát phần lá lúc đầu thường có màu nâu vàng,
các bệnh khô có màu nâu sáng, mép các vết bệnh có màu tía đậm hơn. Bệnh
nặng có thể xuất hiện những vùng chết trên lá.
Ngoài ra: sâu bệnh hại thường gặp như các loài bọ cánh cứng hại lá cây
non, thực vật kí sinh, các loại nấm, vi rút...


8

2.1.5. Công dụng và giá trị dinh dưỡng của cây Chùm ngây
Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) còn được dân gian gọi là "Cây
thần diệu", Moringa rất có ý nghĩa trong việc chống suy dinh dưỡng tại các

khu vực đói nghèo. Nhiều bộ phận của cây như quả, lá non, hoa các nhánh
non đều có thể dùng. Theo các nghiên cứu thì cây chùm ngây không chỉ là
nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn chứa nhiều khoáng chất
và axit amin tốt cho cơ thể. So sánh giá trị dinh dưỡng của nó với một số thực
phẩm tự nhiên thường dùng hàng ngày, cho thấy giá trị dinh dưỡng của lá cây
chùm ngây cao hơn nhiều. Lượng vitamin C cao hơn gấp 7 lần so với lượng
vitamin C có trong quả cam, gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein của
sữa, hơn 4 lần vitamin A của cà rốt và hơn 3 lần potassium của chuối. Phân
tích giá trị dinh dưỡng và khoáng chất trong 100g lá của cây chùm ngây được
thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Bảng phân tích thành phần dinh dưỡng có trong 100g lá cây
Chùm ngây
THÀNH PHẦN

TRÁI



BỘT

DINH DƯỠNG/100gr

TƯƠI

TƯƠI



STT


KHÔ
1

Water (nước)%

86,9 %

75,0 %

7,5 %

2

Calories

26

92

205

3

Protein (g)

2,5

6,7

27,1


4

Fat (g) (chất béo)

0,1

1,7

2,3

5

Carbohydrate (g)

3,7

13,4

38,2

6

Fiber (g) (chất xơ)

4,8

0,9

19,2


7

Minerals (g) (chất khoáng)

2,0

2,3

_

8

Ca (mg)

30

440

2003


9

9

Mg (mg)

24


25

368

10

P (mg)

110

70

204

11

K (mg)

259

259

1324

12

Cu (mg)

3,1


1,1

0,054

13

Fe (mg)

5,3

7,0

28,2

14

S (g)

137

137

870

15

Oxalic acid (mg)

10


101

1,6

16

Vitamin A - Beta Carotene (mg)

0,11

6,8

1,6

17

Vitamin B - choline (mg)

423

423

-

18

Vitamin B1 - thiamin (mg)

0,05


0,21

2,64

19

Vitamin B2 - Riboflavin (mg)

0,07

0,05

20,5

20

Vitamin B3 - nicotinic acid (mg)

0,2

0,8

8,2

21

Vitamin C - ascorbic acid (mg)

120


220

17,3

22

Vitamin E - tocopherol acetate

-

-

113

23

Arginine (g/16gN)

3,66

24

Histidine (g/16gN)

1,1

2,1

0,61%


25

Lysine (g/16gN)

1,5

4,3

1,32%

26

Tryptophan (g/16gN)

0,8

1,9

0,43%

27

Phenylanaline (g/16gN)

4,3

6,4 1,39 %

28


Methionine (g/16gN)

1,4

2,0

29

Threonine (g/16gN)

3,9

4,9 1,19 %

30

Leucine (g/16gN)

6,5

9,3

1,95%

31

Isoleucine (g/16gN)

4,4


6,3

0,83%

32

Valine (g/16gN)

5,4

7,1

1,06%

6,0 1,33 %

0,35%

(Theo báo cáo ngày 17/7/1998 của Campden and Chorleywood Food
Research Association in Conjunction)


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là nội dung rất quan trọng đối với mỗi sinh viên
trước lúc ra trường. Giai đoạn này vừa giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống
lại những kiến thức lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất.
Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm

Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt
nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ Đông xuân đến
sinh trưởng của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) trong vườn ươm
tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận sự giúp đỡ tận tình của cán bộ
công nhân viên Vườn ươm khoa Lâm Nghiệp, các thầy cô giáo trong và
ngoài khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy
giáo hướng dẫn: GS.TS Đặng Kim Vui đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
làm đề tài.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong
khoa Lâm Nghiệp, gia đình, bạn bè đặc biệt là thầy giáo GS. TS Đặng Kim
Vui đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành tốt
bản khóa luận, nhưng vì do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì
vậy bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong
được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn bè
đồng nghiệp để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên

Lê Thị Huyền Thanh

năm 2015


11


- Công dụng trong y dược học:
Theo Y học cổ truyền nước ngoài thì các bộ phận của cây Chùm ngây
như lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa… có những hoạt tính như kích thích hoạt
động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt tính chống u bướu, hạ nhiệt, chống kinh
phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ
cholesterol, chống oxy-7 hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng sinh và chống
nấm. Cây đã được dùng để trị nhiều bệnh trong Y - học dân gian tại nhiều
nước trong vùng Nam Á. Hạt cây chùm ngây được dùng trị đau bụng, ăn
không tiêu, nóng sốt, sưng tấy ngoài da, tiểu đường và đau thắt ngang hông.
Dịch chiết từ lá có tác dụng chống nhiễm trùng da. Nó cũng được dùng để
điều khiển lượng đường trong máu khi bị bệnh tiểu đường. Dịch chiết từ lá có
thêm nước cà rốt là một thức uống lợi tiểu. Hoa dùng làm thuốc bổ, lợi tiểu,
quả giã kỹ với gừng và lá Justiciagendarussa để làm thuốc đắp trị gãy xương,
lá trị ốm còi, gây nôn và đau bụng khi có kinh, dầu từ hạt để trị phong thấp.
Rễ tươi của cây non dùng trị nóng sốt, phong thấp, gout, sưng gan và lá lách.
Nhựa từ chồi non dùng chung với sữa trị nhức đầu, sưng răng . Theo Y học cổ
truyền Việt Nam thì cành lá cây Chùm ngây luộc ăn hay sắc uống kích thích
tiêu hóa, trị tiêu chảy, kiết lỵ, viêm phổi. Rễ Chùm ngây sắc uống, có tác
dụng kiện vị, giã đắp làm sung huyết (tụ máu) thay cải Mù tạc trị thấp khớp.
Rễ cây Chùm ngây được cho là có tính kích thích, giúp lưu thông máu huyết,
làm dễ tiêu hóa, tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau. Hoa có tính kích dục.
Hạt làm giảm đau. Nhựa từ thân có tác dụng làm dịu đau.
- Công dụng chống suy giảm dinh dưỡng:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và tổ chức Nông nghiệp và lương thực
Thế giới (FAO) đều đề cao cây chùm ngây, coi nó là cứu tinh cho người
nghèo. Lá non có thể dùng làm rau ăn hành ngày, tăng thành phần dinh dưỡng
và giúp phát triển kinh tế tự túc ở nông thôn, đặc biệt nhất là ở những quốc



12

gia đang phát triển. FAO đã khuyến cáo các nước nên trồng và phát triển rộng
diện tích trồng cây Chùm ngây. Theo FAO, bằng cách trồng cây Chùm ngây,
nhà nông có thể tận dụng đất xấu, hơn nữa cây lại cho nhiều bộ phận giàu
dinh dưỡng và được thu hoạch như một loại rau. Cây Chùm ngây đã được sử
dụng để chống suy dinh dưỡng, đặc biệt là trẻ sơ sinh và bà mẹ đang cho con
bú. Đối với trẻ em từ 1-3 tuổi, ăn 20g lá Chùm ngây tươi là cung ứng 90%
canxi, 100% vitamin C, vitamin A, 15% chất sắt, 10% chất đạm cần thiết và
hàm luợng potassium, đồng... và vitamin B bổ sung cần thiết cho trẻ. Đối với
các bà mẹ đang mang thai và cho con bú, chỉ cần dùng 100g lá tươi mỗi ngày
là đủ bổ sung canxi, vitamin C, vitamin A, sắt, đồng, magiê, sulfur, các
vitamin B cần thiết trong ngày. Bốn Tổ chức phi chính phủ: Trees for Life
International, Church World Service, Educational Concerns for Hunger
Organization và Volunteer Partnerships for West Africa. Các Tổ chức này
cho rằng: “ Cây Chùm ngây đặc biệt hứa hẹn như là một nguồn thực phẩm ở
vùng nhiệt đới bởi vì cây lá mọc đầy đủ vào cuối mùa khô khi các loại thực
phẩm khác thường khan hiếm” và “cây Chùm ngây chính là nguồn dinh
dưỡng tự nhiên cho vùng nhiệt đới”.
- Công dụng phòng hộ:
Cây Chùm ngây thuộc loại cây mọc nhanh và dễ tính, sống được ở
những điều kiện đất đai khô cằn và trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu
được hạn hán. Do vậy, nhiều nơi trên thế giới, cây Chùm ngây được trồng
rộng rãi từ hàng rào xanh che chắn cho các khu sản xuất công nghiệp, che
bóng cho các cây công nghiệp dài ngày đến trồng rừng chắn gió, chắn cát bay.
Ngoài ra, cây có khả năng cải tạo đất, lá dùng làm phân xanh, hoặc được
trồng làm cảnh, lấy bóng mát do lá nhỏ, thân thon, tán đẹp.


13


2.2. Cơ sở nghiên cứu của đề tài
2.2.1. Cơ sở của việc nghiên cứu thời vụ
Cây Chùm ngây có khả năng thích ứng rộng, có thể trồng được trên
nhiều loại đất ngay cả trên loại đất xấu. Cây Chùm ngây tương đối dễ trồng,
đầu tư sản xuất không quá cao nên người dân có thể trồng được. Cây Chùm
ngây có thời gian sinh trưởng ngắn 3 tháng tuổi đã bắt đầu cho thu hoạch, cây
cao 60cm bắt đầu cắt ngọn và mỗi tháng sau đó tỉa cành thúc đẩy cây đâm
chồi, chăm sóc bón phân, sau 6 tháng tuổi, cây cao khoảng 2m, là thời gian
bắt đầu thu hoạch chính, trung bình cây đã có thể cho từ 500g - 900g lá tươi/
cây /tháng. Nếu chỉ trồng 5000 cây/hecta (2m2/cây), sau 6 tháng có thể thu
hoạch trung bình 2500kg lá/hecta/tháng, hơn nữa nhu cầu sử dụng các sản
phẩm từ cây Chùm ngây trên thế giới và trong nước ngày càng tăng là cơ hội
rất tốt để mở rộng phát triển Chùm ngây trong thời gian tới.
Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu
chất đạm, vitamin, beta-caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Cây
Chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin,
quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Một số nguồn
nghiên cứu cho biết chùm ngây chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp bao
gồm 7 loại vitamin, 6 loại khoáng chất, 18 loại acid amin, 46 chất chống ôxi
hóa, liều lượng lớn các chất chống viêm nhiễm, các chất kháng sinh, kháng
độc tố, các chất giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư, u xơ tiền liệt tuyến, giúp
ổn định huyết áp, hạ cholesterol, bảo vệ gan, vì thế ngoài giá trị làm thực
phẩm, Chùm ngây còn để chữa bệnh, sản xuất mỹ phẩm.
Đối với ngành nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất cây làm thực
phẩm, dược liệu đặc biệt là cây Chùm ngây nói riêng thời vụ vô cùng quan
trọng trong sản xuất. Thời vụ quyết định đến năng suất và chất lượng của cây
trồng. Do vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất của cây trồng nông



14

nghiệp, thì ta cần phải xác định thời vụ của giống cây trồng đó đảm bảo cho
năng suất và chất lượng sản phẩm tốt nhất. Bởi trong từng thời vụ có điều
kiện ngoại cảnh khác nhau, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây.
Nghiên cứu thời vụ trồng Chùm ngây ở nước ta chưa nhiều, việc
nghiên cứu thời vụ không những xác định đươc thời gian trồng hợp lý mà còn
xác định được thời vụ có hiệu quả kinh tế cao.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu Chùm ngây trên thế giới
Chùm ngây được xem là một cây đa dụng, rất hữu ích tại những quốc
gia nghèo, vì vậy nó được nghiên cứu rất nhiều về trồng trọt, thu hái, cũng
như nghiên cứu về các hoạt tính y dược học, giá trị dinh dưỡng... Đa số các
nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ, Philippines, và Châu Phi. .
Nghiên cứu nhiều nhất về giá trị của Moringa oleifera Lam được thực
hiện tại Đại Học Nông Nghiệp Falsalabad - Pakistan. Theo nghiên cứu tại Đại
học Nông Nghiệp Falsalabad - Pakistan: Moringa oleifera Lam.
(Moringaceae) vừa là một nguồn dược liệu vừa là một nguồn thực phẩm rất
tốt. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, và là một nguồn
cung cấp chất đạm, vitamin, beta - carotene, acid amin và nhiều hợp chất
phenolics…
Nghiên cứu tại Institute of Bioagricultural Sciences, Academia Sinica,
Đài Bắc: dịch chiết từ lá và hạt Chùm Ngây có các hoạt tính diệt được nấm
gây bệnh loại Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes,
Epidermophyton floccosum và Microsporum canis, dầu trích từ lá Chùm
Ngây có đến 44 hóa chất (Bioresource Technology Số 98-2007).
Nghiên cứu tại ĐH Baroda, Kalabhavan, Gujarat (Ấn Độ): Kết quả cho
thấy Chùm ngây có tác dụng gây hạ cholesterol, phospholipid, triglyceride,
làm tăng sự thải loại cholesterol qua phân (Journal of Ethnopharmacology Số



15

86 - 2003). Nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên cứu Kỹ Thuật (CEMAT) tại
thủ đô Guatemala, nước Guatemala ở phía Nam Mêhicô: Dịch trích bằng
nước nóng của hoa, lá, rễ, hạt, vỏ thân Chùm ngây có hoạt tính chống co giật,
hoạt tính chống sưng và tác dụng lợi.
Nước trích từ hạt cho thấy tác động ức chế khá rõ sự co giật gây ra bởi
acetylcholine ở liều ED50 = 65,6 mg/ml môi trường, tác động ức chế phụ gây
ra do carrageenan được định ở 1000mg/kg và hoạt tính lợi tiểu cũng ở 1000
mg/kg. Nước trích từ rễ cũng cho một số kết quả (Journal of
Ethnopharmacology Số 36 - 1992).
Một số các hợp chất, các chất gây đột biến gen đã được tìm thấy trong
hạt Chùm ngây rang chín: Các chất quan trọng nhất được xác định là 4 (alpha
Lrhamnosyloxy) phenylacetonitrile; 4 - hydroxyphenylacetonitrile và 4 –
hydroxyphenyl - acetamide. (Mutation Research Số 224-1989).
Nghiên cứu tại ĐH Jiwaji, Gwalior (Ấn độ) về các hoạt tính estrogenic,
kháng estrogenic, nước chiết từ rễ Chùm ngây có tác dụng ngừa thai. (Journal
of Ethnopharmacology Số 22 - 1988). Hạt Chùm ngây có chứa một số hợp
chất “đa điện giải” (polyelectrolytes) tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để
làm trong nước.
Kết quả thử nghiệm lọc nước: Nước đục (độ đục 15 - 25 NTU, chứa
các vi khuẩn tạp 280-500 cfu ml (-1), khuẩn coli từ phân 280-500 MPN 100
ml (-1)) dùng hạt Chùm ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ, đưa đến kết
quả rất tốt (độ đục còn 0.3 - 1.5 NTU; vi khuẩn tạp còn 5 - 20 cfu và khuẩn
coli còn 5-10 MPN..) Phương pháp lọc này rất hữu dụng tại các vùng nông
thôn của các nước nghèo và được áp dụng khá rộng rãi tại Ấn độ (Journal of
Water and Health Số 3 - 2005).


16


Thử nghiệm tại ĐH Dược K.L.E.S, Nehru Nagar, Karnakata (Ấn Độ)
ghi nhận dịch chiết bằng nước và alcohol rễ cùng lõi gỗ Chùm ngây làm giảm
rõ rệt nồng độ oxalate trong nước tiểu bằng cách can thiệp vào sự tổng hợp
oxalate trong cơ thể. Đây được xem như một một biện pháp phòng ngừa bệnh
sạn thận. Dr. Reyes, 1990 đã nghiên cứu trồng trọt bằng hạt để thu hái làm
dược liệu theo phương pháp luân phiên như sau: mỗi cây con trồng cách nhau
từ 10 đến 50cm, sau 75 ngày thu hái lá và cành non ở phía trên bằng cách cắt
ngang thân cây cách gốc 20 - 30cm, sau đó chăm sóc tiếp và thu hái, cây sẽ
cho ra nhánh và cành non sau đó. Trung bình mỗi năm thu hoạch được 4 lần,
năng xuất trung bình thu được 100 tấn/1 hecta/năm đầu tiên và 57 tấn /hecta/
năm thứ hai.
Theo J.S. Siemonsma and Kasem Pilauek et al, 1994 người ta có thể
thu hái quả non làm rau sau 55 - 70 ngày kể từ ngày hoa nở và quả chín sau
100 - 115 ngày .
- Ứng dụng của cây Chùm ngây trên thế giới
Mỹ hiện nay là nước nhập nguyên liệu Moringa thô nhiều nhất, sử
dụng trong công nghệ mỹ phẩm cao cấp, nước uống và quan trọng hơn là
chiết suất thành nguyên liệu tinh cung ứng cho công nghiệp dược phẩm,
hóa chất.
Ấn Độ: Chùm ngây được gọi là sainjna, mungna (Hindi, Asam,
Bengal..). Phạn ngữ: Shobhanjana, là một trong những cây thuốc “dân gian”
rất thông dụng tại Ấn Độ. Vỏ thân được dùng trị nóng sốt, đau bao tử, đau
bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc, trị đau trong cổ họng
(dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen, rễ củ Dioscorea
oppositifolia), trị kinh phong (dùng chung với thuốc phiện), trị đau quanh cổ
(thoa chung với căn hành của Melothria heterophylla, Cocci nia cordifolia,



×