Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Mối quan hệ giữa quản trị marketing, quản trị logistics và quản lý tổng chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.15 KB, 5 trang )

BẢN CHẤT, MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ MARKETING, QUẢN LÝ
TỔNG CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN TRỊ LOGISTICS.
1.

Tổng quan.
1.1.
Quản trị Marketing.

Marketing (Viện nghiên cứu Marketing Anh): là chức năng quản lý công ty về
mặt tổ chức quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức
mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự của một hàng cụ thể đến việc đưa hàng
hóa đó tới người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như
dự kiến.
Quản trị Marketing (Hiệp hội Marketing Mỹ): là quá trình lập kế hoạch và thực
hiện kế hoạch đó, định giá, khuyến mãi và phân phối hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng để
tạo ra sự trao đổi các nhóm mục tiêu, thỏa mãn những mục tiêu của khách hàng và tổ
chức.
Quản trị Marketing gồm những hoạt động nhằm đảm bảo cho các hoạt động
Marketing của doanh nghiệp diễn ra một cách hiệu quả. Đó là một tiến trình trong đó
xác định rõ những mục tiêu cần đạt được các nguồn lực và giải pháp tiến hành cũng như
công tác kiểm tra, giám sát và điều chỉnh chiến lược Marketing thành công. Nói tóm lại,
quản trị Marketing chính là quá trình quản lý các hoạt động Marketing của doanh
nghiệp.
Mục tiêu của quản trị Marketing là thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách gia
tăng giá trị cho họ tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
1.2.

Quản lý tổng chất lượng.

Chất lượng: là toàn bộ những tính năng và đặc điểm của một sản phẩm hay dịch
vụ đem lại cho nó khả năng thỏa mãn những nhu cầu được nói ra hay được ngầm hiểu.


Theo ISO 9000: Quản lý tổng chất lượng là quản lý một tổ chức tập trung vào
chất lượng dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên nhằm đạt được sự thành công
lâu dài nhờ vào sự thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên trong tổ
chức và xã hội.
Như vậy chúng ta có thể hiểu TQM là một phương cách quản lý chất lượng đòi
hỏi tất cả các thành viên, mọi bộ phận trong tổ chức hay doanh nghiệp cùng nỗ lực phấn
1


đấu vì mục tiêu chung là thoả mãn nhu cầu của khách hàng, đảm bảo cho tổ chức doanh
nghiệp đó phát triển một cách bền vững.
1.3.

Quản trị Logistics.

Theo hội đồng quản trị Logistics Mỹ (CLM – Council of Logistics Management):
Quản trị Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách có hiệu quả
chi phí lưu thông, dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sản
phẩm từ dòng thông tin từ điểm đầu đến điểm tiêu dùng nhằm mục đích đáp ứng yêu
cầu của khách hàng.
Hoạt động của quản trị Logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và
nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới
Logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba.
Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của Logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn
đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị Logistics là chức
năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động Logistics cũng như phối hợp
hoạt động Logistics với các chức năng khác như Marketing, kinh doanh, sản xuất, tài
chính, công nghệ thông tin.
2.


Mối quan hệ.

Cả 3 hoạt động quản trị Marketing, quản lý tổng chất lượng và quản trị Logistics
đều được tiến hành ngay từ khâu chuẩn bị sản xuất đến khâu sản xuất, tiêu thụ rồi
đến sau tiêu thụ.




Khâu chuẩn bị sản xuất:
Khách hàng là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng
nhất quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh. Vì vậy trước hết cần tiến
hành nghiên cứu thị trường, xác định và đánh giá nhu cầu, mong muốn của
khách hàng. Từ đó truyền đạt những kỳ vọng đến nhà thiết kế sản phẩm thỏa
mãn khách hàng. Bên cạnh đó, việc quảng cáo trước cho sự ra mắt của sản
phẩm cũng giúp thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm.
→ Quản trị Marketing giúp cho hoạt động quản lý tổng chất lượng diễn ra
hiệu quả hơn.
Khâu cung ứng:
Các nghiên cứu Marketing cho các nhà quản trị thấy rằng hiện nay trên thị
trường có công ty cung ứng nguyên vật liệu nào? Giá cả, chất lượng ra sao?
2









Chủng loại như thế nào? Có phù hợp với yêu cầu về thiết kế của doanh nghiệp
hay không?....
Bên cạnh đó, hoạt động của quản trị Logistics trong việc kiểm tra hàng tồn
kho, hoạch định cung/cầu cho sản phẩm mới, lựa chọn phương tiện, thời gian
cung ứng nguyên vật liệu,..cũng khiến cho quản lý tổng chất lượng hiệu quả
hơn.
Khâu sản xuất:
Ta xét đến khâu sản xuất đối với sản xuất vật chất:
Marketing:
→ Nhân lực: việc lựa chọn đúng người, có đủ kinh nghiệm và trình độ
chuyên môn cho từng khâu sản xuất sản phẩm
→ PR nội bộ: giúp cho các mối quan hệ trong doanh nghiệp trở nên gần
gũi, thân thiết hơn. Từ đó sự truyền đạt ý tưởng từ những người tiến hành
nghiên cứu Marketing đến những người thiết kế sẽ thuận lợi và hiệu quả. Kết
quả đạt được là sản phẩm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
Quản trị Logistics:
→ Đảm nhiệm công tác hoạch định sản xuất, đóng gói
→ Giúp quá tình sản xuất diễn ra liên tục, thuận lợi nếu xảy ra sự cố như
thiếu nguyên vật liệu,..
Khâu tiêu thụ
Marketing:
→ Các hoạt động truyền thông, quảng cáo, khuyến mại, khuyến mãi, quan
hệ công chúng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tăng cao.
→ Tổ chức các kênh bán hàng hợp lý
→ Thanh toán: quyết định thời gian, phương thức thanh toán
→ Nhân sự: sắp xếp nhân sự hợp lý trong bán hàng
Marketing và Quản trị Logistics:
→Trong hoạt động phân phối đều cần đảm bảo các đơn hàng của khách
hàng được thực hiện đúng nội dung và thời hạn.
→Trong dự trữ, lưu kho cần xác định lượng dự trữ là bao nhiêu? Dự trữ tại

đâu để thuận tiện cho công tác vận chuyển?...
Dịch vụ chăm sóc khách hàng:
→ Dịch vụ trước và trong bán: đảm các khách hàng có được sự hướng dẫn,
huấn luyện và giúp đỡ về mặt kỹ thuật trong quá trình sử dụng sản phẩm.
→ Dịch vụ sau bán: Cần giữ gìn mối quan hệ thường xuyên với khách hàng
sau bán, triển khai các dịch vụ chăm sóc khách hàng, thu thập, truyền đạt

3


những ý kiến của khách hàng đề nghị cải tiến sản phẩm cho các bộ phận hữu
quan của doanh nghiệp.
Công ty sữa đậu nành Việt Nam – Vinasoy tiến hành nghiên cứu, sản xuất và tung
ra thị trường sản phẩm Fami KID.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng sữa đậu nành có nhiều lợi ích không chỉ đối với người
lớn mà còn với trẻ nhỏ. Hiện nay, nhân thức của con người ngày càng tăng, chúng ta có
xu hướng sử dụng các sản phẩm hướng về tự nhiên, cải thiện và nâng cao cho sức khỏe,
các bậc cha mẹ luôn muốn mang đến cho con cái những sản phẩm tốt nhất. Nắm bắt xu
hướng này, kết hợp với kết quả của Marketing sau khi nghiên cứu thị trường, công ty
quyết định nghiên cứu, sản xuất và tung ra sản phẩm Fami KID nhằm cạnh tranh với các
sản phẩm sữa dành cho trẻ em của các công ty khác. Fami KID. Fami KID được bổ
sung DHA, canxi và khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe, tăng trưởng chiều cao và
hoàn thiện não bộ cho bé phát triển cân bằng. Bên cạnh đó còn bổ sung hương ca cao
phù hợp với sở thích của trẻ nhỏ.
Hiện nay, Vinasoy tự cung cấp đậu nành bằng cách nuôi trồng trên nông trường
của Công ty, vì thế khâu cung ứng nguyên vật liệu cũng dễ dàng hơn. Sau khi sản xuất,
công ty vận chuyển sản phẩm đến các kho lưu trữ. Hiện nay, nhà máy Vinasoy có 2 kho
lưu trữ lớn:
-


Tại Hà Nội: Kho Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng.
Tại TP. Hồ Chí Minh: xã Bà Điểm, huyện Hoóc Môn.

Kênh phân phối: 2 kênh phân phối:
-

Trực tiếp: đặt hàng qua điện thoại, bán trực tiếp cho người tiêu dùng..
Gián tiếp: kênh cấp 1,2,3

Nhà máy → Nhà phân phối → Nhà bán sỉ →Nhà bán lẻ → Người tiêu dùng
Công ty có 156 NPP trên hệ thống phân phối sản phẩm Vinasoy và có trên
142.000 điểm bán hàng trên hệ thống cả nước. Kênh bán hàng chủ yếu là thông qua các
hệ thống điểm bán lẻ, tạp hóa và siêu thị trên toàn quốc.
Mặt khác, Công ty cũng tổ chức buổi ra mắt sản phẩm, quảng cáo trân các
phương tiện truyền thông,tài trợ cho các chương trình, hoạt động trao quà cho các em
học sinh…
4


Qua những phân tích và ví dụ minh họa về Công ty sữa đậu nành Việt Nam –
Vinasoy, ta có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa quản trị Marketing, quản lý tổng chất
lượng và quản trị Logistics. Cả 3 hoạt động trên xảy ra động thời, hỗ trợ và tương tác
lẫn nhau. Quản trị Marketing giúp cho việc quản lý tổng chất lượng diễn ra thuận lợi
hơn. Quản trị Logistics góp phần làm cho khâu tiêu thụ sản phẩm của hoạt động
Marketing diễn ra dễ dàng…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Giáo trình Marketing căn bản , Ths Ngô Minh Cách, Nhà xuất bản Tài Chính
2010.

Giáo trình Quản trị Marketing, Ths Ngô Minh Cách, TS Đào Thị Minh Thanh,
Nhà xuất bản Tài Chính 2013.
/>%20NSCL/19.pdf
/> /> />
5



×