ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------------
NGUYỄN THỊ THU HÀ
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON
TỪ SƠ SINH ĐẾN 60 NGÀY TUỔI TẠI HUYỆN LẠNG GIANG,
TỈNH BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học
:
:
:
:
Chính quy
Thú y
Chăn nuôi Thú y
2009 - 2013
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hà Văn Doanh
Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, 2013
1
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập ở nhà trường và sau 6 tháng thực tập tại cơ sở em
luôn được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, các cơ quan
chính quyền địa phương và bạn bè. Nay em đã hoàn thành khóa luận. Thành
công này không chỉ do sự nỗ lực của cá nhân mà còn có sự giúp đỡ của rất
nhiều người.
Để có kết quả ngày hôm nay em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo TS. Hà Văn Doanh, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Qua đây em cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo cùng
toàn thể cán bộ Trạm thú y huyện Lạng Giang, cán bộ thú y cơ sở đã tận tình
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y và
các thầy cô trong khoa đã truyền thụ cho em những kiến thức chuyên ngành.
Nhân dịp này em xin kính chúc các thầy cô cũng như toàn thể gia đình sức
khỏe hạnh phúc và thành công.
Lạng Giang, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hà
2
LỜI NÓI ĐẦU
Để trở thành một kỹ sư được xã hội chấp nhận, mỗi sinh viên khi ra
trường cần trang bị cho mình vốn kiến thức khoa học, chuyên môn vững vàng
và sự hiểu biết xã hội. Do vậy, thực tập tốt nghiệp và việc hết sức quan trọng
giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học,vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn sản xuất, tiếp cận và làm quen với công việc. Qua đó,
sinh viên sẽ nâng cao trình độ, đồng thời tạo cho mình tác phong làm việc
khoa học, có tính sáng tạo, để ra trường phải là một cán bộ vững vàng lý
thuyết, giỏi về tay nghề đáp ứng yêu cầu của sản xuất góp phần vào sự phát
triển của đất nước.
Xuất phát từ quan điểm trên được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và
thầy giáo hướng dẫn cũng như sự tiếp nhận của cơ sở. Em đã tiến hành thực
tập tại Trạm thú y huyện Lạng Giang với chuyên đề: “Đánh giá tình hình
mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại huyện
Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và biện pháp điều trị”.
Được sự dẫn dắt tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Hà Văn Doanh,
cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận. Tuy nhiên do
trình độ có hạn, bước đầu còn bỡ ngỡ trong công tác nghiên cứu. Nên khóa
luận của em không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất mong nhận
được sự quan tâm và giúp đỡ của thầy cô giáo để bài khóa luận được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hà
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Số lượng gia súc, gia cầm trong 3 năm (2010 - 2012) ..................... 5
Bảng 1.2: Dân số trung bình năm 2005 - 2012 phân theo giới tính và phân
theo thành thị, nông thôn................................................................. 7
Bảng 1.3. Kết quả phục vụ sản xuất ................................................................ 17
Bảng 2.1. Tỷ lệ lợn mắc hội chứng tiêu chảy theo đàn ................................... 49
Bảng 2.2. Tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy theo cá thể ........................ 49
Bảng 2.3. Tỷ lệ lợn mắc hội chứng tiêu chảy theo lứa tuổi. ........................... 50
Bảng 2.4. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy của lợn con qua các tháng trong
năm 2013 ....................................................................................... 52
Bảng 2.5. Kết quả điều trị lần 1 ...................................................................... 53
Bảng 2.6. Kết quả điều trị lần 2 ...................................................................... 54
Bảng 2.7. Chi phí thuốc thú y cho 1 lợn khỏi bệnh ........................................ 55
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNTY
Cs
ĐHNN I
E. coli
KHKT
KL
LMLM
NXB
TT
UBND
VTM
: Chăn nuôi thú y
: Cộng sự
: Đại học nông nghiệp I
: Escherichia coli
: Khoa học kỹ thuật
: Khối lượng
: Lở mồm long móng
: Nhà xuất bản
: Thể trọng
: Ủy ban nhân dân
: Vitamin
5
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT ............................................ 1
1.1. Điều tra cơ bản........................................................................................................... 1
1.1.1. Điều kiên tự nhiên ................................................................................................. 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................... 1
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn............................................................................. 1
1.1.1.3. Điều kiện địa hình, đất đai ............................................................................... 2
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 3
1.1.2.1. Điều kiện kinh tế ................................................................................................ 3
1.1.2.2. Điều kiện xã hội ................................................................................................. 7
1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn ............................................................................. 8
1.1.3.1. Thuận lợi .............................................................................................................. 8
1.1.3.2. Khó khăn .............................................................................................................. 9
1.2. Nội dung, biện pháp phục vụ sản xuất............................................................... 10
1.2.1. Nội dung ................................................................................................................ 10
1.2.1.1. Công tác giống .................................................................................................. 10
1.2.1.2. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng ................................................................... 10
1.2.1.3. Công tác thú y ................................................................................................... 10
1.2.2. Biện pháp phục vụ sản xuất .............................................................................. 11
1.3. Kết quả phục vụ sản xuất ...................................................................................... 12
1.3.1. Công tác giống ..................................................................................................... 12
1.3.2. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng ....................................................................... 12
1.3.2.1. Đối với chăn nuôi lợn ..................................................................................... 12
1.3.2.2. Đối với chăn nuôi trâu, bò ............................................................................. 12
1.3.2.3. Đối với chăn nuôi gia cầm ............................................................................. 13
1.3.3. Công tác thú y....................................................................................................... 13
1.3.3.1. Công tác vận động, tuyên truyền, vệ sinh thú y ....................................... 13
1.3.3.2. Công tác tiêm phòng ....................................................................................... 13
1.3.3.3. Công tác chẩn đoán và điều trị ..................................................................... 14
1.3.4. Các công tác khác ................................................................................................ 17
1.4. Kết luận và kiến nghị ............................................................................................. 18
1.4.1. Kết luận .................................................................................................................. 18
1.4.2. Đề nghị ................................................................................................................... 18
6
PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ............................. 20
2.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 20
2.1.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 21
2.1.2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 21
2.2. Tổng quan tài liệu ................................................................................................... 21
2.2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 21
2.2.1.1. Đặc điểm sinh lý của lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. ................... 21
2.2.1.2. Hiểu biết về hội chứng tiêu chảy ở lợn con ............................................... 26
2.2.1.3. Hiểu biết về thuốc ............................................................................................ 39
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài ........................................ 43
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước................................................................. 43
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ................................................................ 44
2.3. Đối tượng, địa điểm, thời gian, nội dung, phương pháp nghiên cứu ......... 45
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 45
2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ....................................................................... 45
2.3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 46
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 46
2.3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................ 46
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 48
2.4. Kết quả và thảo luận ............................................................................................... 48
2.4.1. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc tiêu chảy theo đàn ............................................. 48
2.4.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo cá thể ..................... 49
2.4.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo lứa tuổi .................. 50
2.4.4. Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo tháng.................................. 51
2.4.5.1. Kết quả điều trị lần 1 ....................................................................................... 53
2.4.5.2. Kết quả điều trị lần 2 ....................................................................................... 54
2.4.6. Chi phí thuốc thú y/1 lợn con khỏi bệnh ....................................................... 55
2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị................................................................................... 56
2.5.1. Kết luận .................................................................................................................. 56
2.5.2. Tồn tại và đề nghị ................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58
I. Tài liệu Tiếng Việt ....................................................................................... 58
II. Tài liệu dịch ................................................................................................ 60
III. Tài liệu Tiếng Anh .................................................................................... 60
1
PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiên tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Lạng Giang nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, là cửa ngõ nối
thành phố Bắc Giang với các tỉnh phía Đông Bắc.
Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn) và huyện Yên Thế,
Phía Nam giáp thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng,
Phía Đông giáp huyện Lục Nam
Phía Tây giáp huyện Tân Yên.
Hiện nay, huyện có 22 xã và 02 thị trấn. Lạng Giang là vùng đất giàu
truyền thống văn hóa, lịch sử với nhiều lễ hội. Nơi đây có cây giã hương
nghìn năm tuổi, là địa điểm thăm quan của nhiều khách du lịch.
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn
Lạng Giang nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh,
mùa hè mát mẻ, độ ẩm trung bình 81%, nhiệt độ trung là 22 - 250C, lượng
mưa trung bình 1.468 mm/năm, lượng mưa chủ yếu tập trung từ tháng 5
đến tháng 7 trong năm. Khí hậu thời tiết của huyện Lạng Giang tương đối
thuận lợi, là một trong những yếu tố quan trọng liên quan mật thiết đến sự
phát triển nông, lâm nghiệp và đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Trên địa bàn huyện có con sông Thương dài 178 km, bắt nguồn từ
Lạng Sơn chảy về Phả Lại chảy qua, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới
tiêu phục vụ sản xuất. Ngoài ra còn có rất nhiều kênh đào đảm bảo phục vụ
tốt cho nhu cầu sản xuất trên địa bàn toàn huyện. Bao gồm:
- Hệ thống kênh cấp 1: kênh giữa, kênh Tây, kênh Yên Lại và kênh Bảo
Sơn cùng với kênh cấp 2 thuộc hệ thống này đã đáp ứng việc tưới tự chảy
phục vụ đạt trên 80% diện tích trồng cây trên địa bàn. Được sự quan tâm đầu
tư của nhà nước đến hết năm 2010 đã cứng hoá 100% hệ thống kênh tưới
bằng vốn vay.
- Kênh cấp 3 và kênh nội đồng do cấp xã quản lý, với tổng chiều dài
756,29 km, đã cứng hoá được 159,24 km đạt 21%.
2
Huyện Lạng Giang có địa hình dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam
việc tiêu nước úng phục vụ sản xuất chủ yếu là qua các con ngòi tự nhiên
như: ngòi Cút, ngòi Sàn tiêu nước cho các xã phía đông và các xã trung tâm
huyện. Ngòi Bừng làm nhiệm vụ tiêu cho các xã phía tây huyện. Ngoài ra trên
địa bàn huyện còn có một số trạm bơm tiêu thuộc hệ thống Cầu Sơn quản lý
để tiêu nước cục bộ cho các xã Dương Đức, Xuân Hương, Thái Đào, Đại Lâm.
Toàn huyện có 111 trạm bơm: số trạm bơm còn sử dụng tốt là 65 trạm, hệ
thống trạm bơm trên phục vụ tưới cho gần 20% diện tích canh tác cây hàng năm.
Huyện Lạng Giang có trên 50 km đê. Hệ thống đê điều và các cống
dưới đê đến nay cơ bản đáp ứng tốt cho công tác phòng chống lụt bão. Một số
tuyến đê bối ở các xã: Nghĩa Hưng, Đào Mỹ, Xuân Hương, Dương Đức và hệ
thống bờ vùng ở các xã: Thái Đào, Đại Lâm trong những năm qua thường
xuyên được nâng cấp cải tạo. Tuy nhiên một số đoạn đê bối vẫn cần được áp
trúc tôn cao để đảm bảo việc phòng chống lũ.
1.1.1.3. Điều kiện địa hình, đất đai
* Địa hình
Huyện Lạng Giang mang đặc trưng địa hình bán sơn địa, được chia
thành 3 vùng là: Vùng đồi núi thấp nằm ở phía Đông và phía Bắc; Vùng trung
du nằm ở phía Tây; Vùng thấp ở phía Nam. Độ cao trung bình huyện từ 1015m so với mực nước biển. Đất độ dốc nhỏ hơn 8 độ có 12.563 ha chiếm
61,5%; từ 8 - 15 độ có 1.563 ha; từ 15 - 25 độ có 2.960 ha; trên 25 độ có
3.346 ha chiếm 16,4% so với tổng diện tích đất tự nhiên.
* Đất đai
Tài nguyên đất trên địa bàn huyên Lạng Giang có 17 loại đất chính, chủ
yếu có 3 nhóm: Đất đồi và ruộng bậc thang nằm chủ yếu ở phía Đông Bắc,
chiếm khoảng 20% tổng diện tích tự nhiên; Đất phù sa cũ bạc màu nằm chủ
yếu ở phía Tây Nam, chiếm khoảng 70% tổng diện tích đất tự nhiên; Đất phù
sa có địa hình thấp trũng nằm chủ yếu ở phía Đông Nam , chiếm khoảng 10%
tổng diện tích đất tự nhiên.
Hiện nay tổng diện tích đất trên toàn huyện là 20.441,85 ha; Trong đó:
Đất nông nghiệp là 12.825,62 ha, chiếm 62,74% bao gồm:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 11.343,94 ha.
3
- Đất lâm nghiệp: 665,14 ha.
- Đất nuôi trồng thủy sản: 776,24 ha.
- Đất nông nghiệp khác: 40,3 ha.
Đất phi nông nghiệp 7.112,65 ha, chiếm 34,79%; Trong đó:
- Đất ở: 2.585,73 ha
- Đất chuyên dùng: 3.364,83 ha.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 844,95 ha.
Đất chưa sử dụng 503, 58 ha, chiếm 2,46%; Trong đó:
- Đất bằng chưa sử dụng: 271,01 ha.
- Đất đồi núi chưa sử dụng: 204,93 ha.
- Đất núi đá có rừng cây: 27,64 ha.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Điều kiện kinh tế
• Cơ sở hạ tầng
* Giao thông
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện tương đối đa dạng bao gồm:
Đường bộ, đường sắt và đường thủy; đường bộ có 20 km quốc lộ 1A, 10 km
quốc lộ 31,7 km quốc lộ 37. Đường tỉnh lộ 295 và 292 có chiều dài 29 km.
- Đường huyện: Gồm 6 tuyến với tổng chiều dài là 61,9 km đã được
cứng hoá 100%.
- Đường trục xã: 248 km đã cứng hoá được 107,13 km, đạt 43,2%.
- Đường trục thôn: 518,7 km đã cứng hoá được 248,94 km, đạt 48%.
- Đường ngõ xóm: 592,31 km đã cứng hoá được 243,46 km, đạt 41,1%.
- Đường trục chính nội đồng: 456,17 km đã cứng hoá được 6,3 km, đạt 1,38%.
- Đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và Kép - Uông Bí có tổng chiều dài là
27 km và 25 km đường sông.
So với các huyện, thành phố trong tỉnh, huyện Lạng Giang có vị trí
tương đối thuận lợi, có một số trục đường giao thông quan trọng của quốc gia
chạy qua (đường bộ, đường sắt, đường thủy). Thị trấn Vôi, thị trấn Kép cách
thành phố Bắc Giang 20 km và cách thủ đô Hà Nội 70 km đường ô tô, nằm
trên quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn lên cửa khẩu quốc tế Đồng
Đăng, nơi giao lưu buôn bán sầm uất hiện nay, là vị trí thuận lợi khi thực hiện
4
chiến lược 2 hành lang, 1 vành đai kinh tế của chính phủ trong việc hợp tác
kinh tế với Trung Quốc. Thị trấn Kép là nơi thuận lợi xây dựng cảng cạn cho
các tỉnh Đông bắc bộ. Quốc lộ 31 từ thành phố Bắc Giang đi qua các xã Thái
Đào, Đại Lâm của Lạng Giang sang các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn
Động gặp quốc lộ 4A đi đến cửa khẩu Móng Cái . Tuyến đường sắt Lưu Xá Kép - Hạ Long nối Thái Nguyên với Quảng Ninh đi qua địa bàn huyện.
Đường sông có sông Thương chảy qua, tàu thuyền vừa và nhỏ đi lại dễ dàng.
Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của huyện.
* Hạ tầng điện
Lưới điện huyện Lạng Giang hiện có nhiều cấp điện áp: 220 kV, 110
kV, 35kV, 22kV, 10kV, 6kV, 0,4kV: Hệ thống lưới điện có 21km đường dây
35kV, 15km đường dây 6 - 10kV và 307,6 km đường dây 0,4kV.
• Tình hình phát triển kinh tế
* Ngành công nghiệp
Trên địa bàn hiện có 3 cụm công nghiệp đã hình thành từ trước là: cụm
công nghiệp Tân Dĩnh - Phi Mô diện tích 16 ha, cụm công nghiệp Non Sáo
(Tân Dĩnh) diện tích 20 ha, cụm công nghiệp Vôi - Yên Mỹ diện tích 12 ha.
Ba cụm công nghiệp này đến nay đã lấp đầy, hệ thống hạ tầng như cấp thoát
nước, giao thông, vệ sinh môi trường chưa được đầu tư đồng bộ, các chủ đầu
tư mới đầu tư được hệ thống điện phục vụ sản xuất.
Từ nay đến năm 2015 huyện tập trung cho việc quy hoạch chi tiết 3 cụm
công nghiệp là: Cụm công nghiệp Núi Sẻ - Phi Mô, diện tích 20 ha, cụm công
nghiệp Nghĩa Hòa, diện tích 30 ha, cụm công nghiệp Tân Hưng diện tích 50 ha và
một số cụm công nghiệp khác thuộc các xã phía tây của huyện. Đồng thời tranh
thủ mọi nguồn lực để đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp một cách đồng bộ.
* Sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt
Trong những năm gần đây, với mục tiêu phát triển nền nông nghiệp
hàng hóa, sản xuất nông nghiệp của huyện Lạng Giang có bước tiến mạnh
mẽ, từng bước vượt qua tình trạng sản xuất manh mún, tự cung, tự cấp. Toàn
huyện có 11.343,94 ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích cấy lúa có 10.900
ha/vụ. Nhận thức đầy đủ xu thế phát triển của địa phương, những năm qua,
5
Lạng Giang đã chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tiếp thu ứng
dụng đưa cây con có năng suất, chất lượng cao vào canh tác. Lúa là cây trồng
chính được huyện đầu tư cải tạo, đua bộ giống mới, giống lai vào canh tác.
Năm 2007, năng suất lúa bình quân toàn huyện đạt 53 tạ/ha, đến vụ xuân
2012, năng suất lúa bình quân toàn huyện đạt 57 tạ/ha. Trước đây, Lạng
Giang có truyền thống trồng đậu tương hè trên chân lúa hai vụ. Qua thực tế
những năm gần đây cho thấy, làm đậu tương sẽ làm giảm năng suất lúa vụ sau
vì cấy lúa muộn. Vì vậy, huyện đã chỉ đạo bỏ đậu tương hè chuyển sang trồng
cây công nghiệp ngắn ngày vụ đông với diện tích hơn 1.500 ha. Theo thống
kê của phòng nông nghiệp huyện, thu nhập trên một ha cây công nghiệp ngắn
ngày và cây rau chế biến xuất khẩu đạt 60 đến 100 triệu đồng/ha. Hằng năm,
sản lượng cây ăn quả trên địa bàn huyện đã đạt 20 nghìn tấn, đem lại thu nhập
cho nông dân trong huyện 55 tỷ đồng/năm.
- Chăn nuôi - thú y
Trong những năm qua, Lạng Giang đã thành công trong việc chuyển
1.140 ha ruộng trũng cấy một vụ không chắc ăn sang nuôi trồng thủy sản.
Tổng sản lượng thủy sản của huyện năm 2011 đã đạt 6.000 tấn, tăng 84% so
năm 2008. Chăn nuôi gia súc, gia cầm đều tăng. Giá trị ngành chăn nuôi hiện
nay đã chiếm 46% tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Chăn nuôi
thật sự đã trở thành ngành chính ở Lạng Giang. Lạng Giang đặc biệt chú trọng
hướng dẫn nông dân áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, quy trình phòng
trừ bệnh tổng hợp… giúp nhân dân giảm chi phí sản xuất, đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm cho sản phẩm. Sản phẩm nông nghiệp của huyện phát triển
toàn diện, giá trị.
Bảng 1.1. Số lượng gia súc, gia cầm trong 3 năm (2010 - 2012)
Loại vật nuôi
Lợn
Năm 2010
181.561
Năm 2011
181.913
Năm 2012
186.545
Bò
21.599
25.144
23.875
Trâu
3.798
5.794
7.802
Gia cầm
1.494.000
1.436.000
1.578.000
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Lạng Giang năm 2010 - 2012).
6
Sự tăng trưởng khá nhanh về số lượng đàn trâu, bò và sự tăng đột biến
của đàn lợn và gia cầm. Trong điều kiện ngành chăn nuôi luôn chịu tác động
xấu của các loại dịch bệnh (LMLM đối với Trâu, bò, lợn; bệnh cúm đối với
gia cầm...) là thành tích rất đáng khích lệ của huyện và là nhân tố quan trọng
tạo mức tăng trưởng cao của ngành chăn nuôi so với ngành trồng trọt của
huyện. Cụ thể: Trong khi đàn bò giữ vững ở mức 21.599 con năm 2010 tăng
lên đến 23.875 con năm 2012, thì đàn trâu có mức tăng cao từ 3.798 con
năm 2010, lên 7.802 con năm 2012. Chăn nuôi trâu bò khai thác được thế
mạnh của Trung du, miền núi, tạo nguồn thu cho nhân dân, và tạo mức tăng
trưởng cao cho chăn nuôi của huyện.
- Đàn lợn có số lượng tăng qua các năm 2010 đến 2012 từ mức 181.561
con năm 2010 tăng lên đến 186.545 con năm 2012, không chỉ tăng đột biến về
số lượng đàn lợn, chất lượng đàn cũng được nâng lên.
- Số lượng gia cầm có sự biến động tăng cao nhất, với mức tăng từ
1.494.000 con năm 2010 tăng lên 1.578.000 năm 2012, sự gia tăng này chủ
yếu là gia cầm nuôi lấy thịt và lấy trứng.
Ngoài ra, chăn nuôi ngựa, nuôi ong lấy mật cũng khá phát triển. Sự gia
tăng hầu hết các loại vật nuôi là nguyên nhân tạo sự tăng trưởng cao của
ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, thời tiết biến động phức tạp, nhiệt độ xuống thấp
và dịch bệnh tăng là những nguy cơ đe doạ tới sự phát triển bền vững của
ngành chăn nuôi trong những năm tới.
* Công tác thú y
- Tiêm phòng
Công tác thú y của huyện được chú ý và được coi là vấn đề then chốt
của ngành chăn nuôi, nó quyết định sự thành bại trong chăn nuôi.
Hàng năm huyện đã tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm 2 đợt chính:
Đợt 1 vào tháng 3 và tháng 4, đợt 02 vào tháng 8 và tháng 9.
- Vệ sinh thú y
Công tác vệ sinh thú y rất quan trọng và được tiến hành thường xuyên trong
các trang trại và hộ chăn nuôi, phân và chất thải chăn nuôi được đưa vào hố ủ hoặc
hầm biogas. Khi xẩy ra dịch bệnh, vùng có dịch bệnh được khử trùng tiêu độc
7
nghiêm ngặt theo quy định. Ngoài ra, huyện cũng tổ chức phun khử trùng tiêu độc
định kỳ 2 lần/năm cùng hoặc ngay sau khi tiêm phòng gia súc, gia cầm.
1.1.2.2. Điều kiện xã hội
• Dân cư và lao động
* Dân số
Đến năm 21/12/2012 trên địa bàn huyện Lạng Giang có khoảng
197.176 người, bao gồm 9 dân tộc anh em sinh sống (Kinh, Tày, Nùng, Cao
Lan, Sán Dìu, Hoa, Sán Chay, Dao, Sán Chỉ), trong đó người Kinh chiếm
81,1%, người Nùng chiếm 4,5%.
Số người trong độ tuổi lao động chiếm 47,8% , với độ tuổi lao động
tương đối cao nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Bảng 1.2: Dân số trung bình năm 2005 - 2012 phân theo giới tính và phân
theo thành thị, nông thôn
Năm
Tổng số
(người)
2005
Phân theo giới tính
Phân theo
Thành thị - nông thôn
Nam
(người)
Nữ
(người)
Nam
(người)
Nữ
(người)
198.694
98.289
100.405
9.688
189.000
2010
198.612
98.950
99.662
8.721
189.891
2011
189.215
93.743
95.472
8.915
180.300
2012
191.160
94.437 96.723
9.132
182.028
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Lạng Giang năm 2005 và 2010 - 2012)
• Văn hóa - xã hội
* Đời sống văn hóa
Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" được đông
đảo nhân dân hưởng ứng và trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Chất
lượng các làng văn hóa, gia đình văn hóa được nâng lên, toàn huyện có 3 xã,
thị trấn được công nhận xã văn hoá, trong đó có xã Tân Dĩnh là một trong 4 xã
đầu tiên của tỉnh được công nhận danh hiệu "Xã văn hóa". Đến nay toàn huyện
có trên 65% thôn, khu phố đạt danh hiệu "Làng văn hoá" cấp huyện; có 85% hộ
gia đình được công nhận "Gia đình văn hoá", 100% số thôn, khu phố có nhà
8
văn hoá. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao;
phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được phát triển rộng khắp. Các
môn thể thao mũi nhọn như: chạy việt dã, bóng đá nữ, vật, võ, cầu lông tiếp tục
giữ được truyền thống và đạt thành tích cao trong các giải thi đấu của tỉnh.
* Giáo dục
Huyện Lạng Giang là một trong những huyện được Thủ tướng chính
phủ, Bộ giáo dục - Đào tạo, Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen đơn vị nhiều
năm liền dẫn đầu toàn tỉnh trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, trung bình
mỗi năm toàn huyện có từ 600 đến 1.500 học sinh thi đỗ vào các trường đại
học, cao đẳng. Huyện được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
từ năm 2000 và đạt chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm
2003. Đến nay, toàn huyện có 47 trường học được công nhận “ Chuẩn quốc
gia”, chiếm 58,8% tổng số trường học, đứng đầu tỉnh về số lượng trường
chuẩn, trong đó điển hình trường Trung học Phổ thông Lạng Giang số 1,
Trung học Cơ sở thị trấn Vôi… được Bộ giáo dục và Đào tạo huyện, đánh giá
công nhận trường “ Chuẩn quốc gia” tiêu biểu, mẫu mực trong toàn quốc.
Chất lượng giáo dục toàn diện ở các ngành học duy trì ổn định. Công
tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, kiên cố hóa trường, lớp học được đẩy
mạnh. Đến nay, 24/24 xã, thị trấn có trường học cao tầng, tỷ lệ phòng học
kiên cố đạt 85,2% đáp ứng đầy đủ nhu cầu giáo dục cho nhân dân.
* Y tế
- 100% số xã, phường, thị trấn có trạm xá và cán bộ y tế. Có 8 bệnh viện
tuyến huyện và 26 phòng khám đa khoa khu vực với 2.180 giường điều trị.
1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn
Qua điều tra điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Lạng Giang, chúng
tôi rút ra một số thuận lợi và khó khăn sau:
1.1.3.1. Thuận lợi
- Huyện Lạng Giang là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc
Giang, có vị trí địa lý thuận lợi, diện tích đất tự nhiên lớn, khí hậu khá ôn hòa,
thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp.
- Huyện Lạng Giang có cơ sở hạ tầng kinh tế tốt, tốc độ phát triển kinh
tế nhanh, có hệ thống đường giao thông đa dạng và thuận lợi, là địa điểm du
9
lịch nổi tiếng, đồng thời là thị trường lớn tiêu thụ và trung chuyển hàng hóa
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông sản, điều đó góp phần sản xuất
nông, lâm nghiệp.
- Huyện có lực lượng lao động dồi dào, giáo dục và y tế khá phát triển,
góp phần đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng.
- Nhân dân có trình độ dân trí khá cao trong tỉnh, việc tuyên truyền, vận
động và chuyển giao khoa học vào sản xuất nói chung, sản xuất nông, lâm
nghiệp nói riêng có nhiều thuận lợi.
- Huyện đang trong giai đoạn phát triển nhanh, có nhiều chính sách
khuyến khích sản xuất, lực lượng lao động và dân cư khá tập trung. Là điều
kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển sản xuất thực phẩm, nông sản vùng ven
đô cung cấp cho thị trường Thành phố.
- Đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật về nông lâm nghiệp nói chung và
chăn nuôi thú y nói riêng khá đông về số lượng và có trình độ chuyên môn
cao, có nhiệt tình tâm huyết với nghề - Là điều kiện thuận lợi cho ngành chăn
nuôi phát triển.
1.1.3.2. Khó khăn
- Huyện đang trong thời kỳ quy hoạch, nên việc định hình các vùng
chuyên canh sản xuất nông lâm nghiệp chưa rõ ràng.
- Là địa bàn trung chuyển hàng hóa giữa miền xuôi và miền ngược của
đất nước và trung chuyển hàng hóa giữa 2 nước Việt Nam - Trung Quốc, nên
tình hình quản lý, kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, nguy cơ bùng phát
dịch bệnh khá lớn.
- Trình độ dân trí, điều kiện kinh tế của người dân không đồng đều. Việc
áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn.
- Quy mô chăn nuôi chủ yếu còn nhỏ lẻ, mang tính tự cấp tự túc, việc đầu
tư lớn cho chăn nuôi còn hạn chế, sản phẩm hàng hóa chưa nhiều.
- Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ kỹ thuật chăn nuôi và đội ngũ cán bộ thú
y còn bất cập, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ cho đội ngũ này an tâm công tác.
- Khí hậu diễn biến phức tạp, thời tiết cực đoan xuất hiện trong năm.
Điều đó đã gây khó khăn, thiệt hại lớn cho chăn nuôi.
10
1.2. Nội dung, biện pháp phục vụ sản xuất
Căn cứ vào điều tra cơ bản và phân tích những thuận lợi, khó khăn của
cơ sở, trên cơ sở tình hình thực tế tại các xã trên địa bàn huyện nơi thực tập,
được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, sự quan tâm giúp
đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn cùng với sự giúp đỡ của trạm thú y huyện
Lạng Giang, chúng tôi đã đề ra nội dung, biện pháp phục vụ sản xuất trong
thời gian thực tập như sau:
1.2.1. Nội dung
Trong thời gian qua tôi đã tham gia vào công tác với các nội dung sau:
1.2.1.1. Công tác giống
Hướng dẫn bà con áp dụng phương pháp chọn giống vật nuôi, loại thải
những con giống không đủ điều kiện tiêu chuẩn.
1.2.1.2. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng
Tham gia công tác chăn nuôi gia súc, gia cầm ở gia đình và các hộ
nông dân trong địa bàn thực tập
1.2.1.3. Công tác thú y
* Công tác tuyên truyền, vận động, vệ sinh thú y
Vận động nhân dân xây dựng chuồng trại đảm bảo các yêu cầu kỹ
thuật, phổ biến cách trồng và chế biến các sản phẩm nông nghiệp tạo nguồn
thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm đặc biệt vào mùa đông, hướng dẫn bà con
thực hiện tốt các công tác vệ sinh thú y
Tuyên truyền và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật chăn nuôi cho
nhân dân, đồng thời hướng dẫn bà con nông dân áp dụng các quy trình kỹ
thuật chăn nuôi tiên tiến, nhằm nâng cao năng xuất và hiệu quả chăn nuôi.
Tham gia công tác phun thuốc sát trùng và thuốc diệt nội, ngoại ký sinh
trùng cho đàn lợn, trâu, bò, chó…
* Công tác tiêm phòng
Tham gia tích cực vào công tác tiêm phòng cho các xã, trong địa bàn
huyện, do trạm thú y huyện trực tiếp tổ chức và chỉ đạo.
* Công tác chuẩn đoán và điều trị
Vận dụng những kiến thức đã học, tham gia vào công tác chuẩn đoán
và điều trị cho đàn gia súc, gia cầm trong gia đình và các hộ nông dân.
11
* Các công tác khác
Năng động và nhiệt tình hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà trạm thú y
và các ban lãnh đạo giao cho.
1.2.2. Biện pháp phục vụ sản xuất
Để thực hiện tốt những nội dung công tác phục vụ sản xuất trên tôi đã
đề ra các biện pháp thực hiện như sau:
Lên kế hoạch cụ thể cho từng nội dung trên, phù hợp với chương trình
công tác của Trạm thú y huyện và Ban thú y các xã
Luôn bám sát cán bộ địa phương để học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu ý
kiến đóng góp của cán bộ địa phương.
Tham khảo ý kiến và tranh thủ sự giúp đỡ của cán bộ Trạm thú y và
Ban thú y cơ sở.
Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo chuyên môn của thầy cô giáo hướng dẫn.
Không ngại khó khăn vất vả, bám sát địa bàn các thôn trong các xã, vừa rút
kinh nghiệm, vừa mạnh áp dụng những kiến thức đã học và thực tiễn sản xuất.
Tuân thủ mọi nội quy, quy chế của nhà trường và nơi thực tập đảm bảo
an ninh trật tự xã hội tại địa phương, tạo được niềm tin và yêu quý của chính
nhân dân địa phương.
Nghiên cứu tình hình thực tiễn trên địa bàn thực tập, làm cơ sở cho việc
xây dựng kế hoạch công tác cụ thể và thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.
Tích cực tìm kiếm, đọc và nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành nhằm
nâng cao kiến thức bản thân, phục vụ cho công việc thực tập và nghề nghiệp
sau này.
Khi tiến hành công việc luôn hòa mình vào tập thể, hòa nhã với mọi
người và đồng nghiệp, khiêm tốn học hỏi, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho
công việc của mình.
Tham gia giúp dân trong các hoạt động sản xuất như: gặt lúa, cấy lúa,
phổ biến kỹ thuật trồng cỏ, nuôi cá cho các nông hộ… tạo tình cảm tốt đẹp,
thân thiện với nhân dân trên địa bàn thực tập.
Về bản thân, cần khiêm tốn học hỏi, năng động nhiệt tình với công
việc, vận dụng hết khả năng vốn có của mình để phục vụ sản xuất. Đồng thời,
không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề và củng cố chuyên môn.
12
1.3. Kết quả phục vụ sản xuất
Trong thời gian thực tập tại cơ sở, với những kiến thức đã được học và
sự phấn đấu nỗ lực của bản thân, đồng thời được sự giúp đỡ nhiệt tình của
thầy giáo hướng dẫn cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình của cán bộ thú y cơ sở,
các bạn bè đồng nghiệp cùng các ban ngành địa phương nơi thực tập. tôi đã
thu được một số kết quả như sau:
1.3.1. Công tác giống
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giống “Giống là tiền đề”,
chúng tôi đã cùng một số hộ gia đình tiến hành chọn lọc giống lợn Móng Cái
để gây thành lợn nái sinh sản tại các hộ gia đình ở địa phương. Vận động
nhân dân loại bỏ những con giống không đảm bảo tiêu chuẩn về giống. Áp
dụng phương pháp truyền giống nhân tạo để cải tạo và nâng cấp chất lượng
đàn giống tại địa phương.
1.3.2. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng
Vận động nhân dân mạnh dạn đầu tư cho chăn nuôi, sử dụng thức ăn
tổng hợp, chăn nuôi với quy mô lớn hơn, sử dụng máng ăn máng uống tự
động để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
1.3.2.1. Đối với chăn nuôi lợn
Chúng tôi đã hướng dẫn người dân tiêm Dextran-Fe để bổ sung sắt cho
lợn con vào thời gian 3 - 10 ngày tuổi, hướng dẫn sử dụng thức ăn tổng hợp
và khẩu phần ăn hợp lý cho lợn, theo dõi lợn nái đến kỳ động dục, chọn thời
điểm phối giống thích hợp để đạt được năng suất sinh sản cao, khuyến cáo
người dân cho lợn con bú sữa đầu để lợn con phát triển đồng đều. Hướng dẫn
bà con cách tập cho lợn con ăn sớm, ăn đúng và đủ khẩu phần theo các giai
đoạn phát triển.
1.3.2.2. Đối với chăn nuôi trâu, bò
Vận động nhân dân chú trọng đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn trâu
bò, nhất là trong vụ đông xuân khi mà thức ăn xanh khan hiếm. Phổ biến cho
bà con trồng một số loại cỏ có năng suất cao, chất lượng tốt để làm thức ăn
cho trâu bò như trồng cỏ voi, cỏ chỉ. Vận động bà con thực hiện tiêm phòng
đầy đủ cho đàn trâu, bò để tránh dịch bệnh xảy ra.
13
1.3.2.3. Đối với chăn nuôi gia cầm
Vận động bà con áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ
sinh thú y chặt chẽ để hạn chế những tổn thất trong chăn nuôi. Trong đó,
khuyến cáo bà con lưu ý giai đoạn 3 tuần đầu đối với gia cầm nói chung và gà
con nói riêng, giai đoạn này gà con rất dễ cảm nhiễm bệnh. Đặc biệt chú ý
đến công tác giữ ấm cho gia cầm lúc còn nhỏ. Phòng bệnh cho gia cầm với
các bệnh thường gặp như dịch tả gia cầm, Gumboro, tụ huyết trùng, H5N1…
chú ý đến công tác vệ sinh chuồng trại cho gia cầm đảm bảo tránh gió lùa, ấm
về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
1.3.3. Công tác thú y
1.3.3.1. Công tác vận động, tuyên truyền, vệ sinh thú y
Công tác tuyên truyền, vận động, vệ sinh thú y là một khâu quan trọng
quyết định đến thành công trong chăn nuôi. Hiểu được tầm quan trọng của
vấn đề này nên suốt thời gian thực tập kết hợp với quá trình điều tra, tôi đã
khuyến cáo bà con chăn nuôi làm tốt công tác vệ sinh và bản thân đã tham gia
trực tiếp vào công tác vệ sinh chăn nuôi cùng bà con. Tuyên truyền vận động
giúp bà con chăn nuôi hiểu rõ hơn tác dụng và ý nghĩa của công tác vệ sinh
chăn nuôi, từ đó làm theo với các việc làm như hàng ngày quét dọn chuồng
trại, dọn phân 2 lần/ngày rửa sạch máng ăn, máng uống trước khi cho lợn ăn,
tránh cho lợn ăn thức ăn thiu, mốc. Dọn sạch khu vực xung quanh chuồng
trại, phun thuốc khử trùng trong và ngoài chuồng nuôi định kỳ tuần 1 lần với
lượng thuốc 1 lít thuốc pha với 5 m2 chuồng nền và khu vực chăn thả.
1.3.3.2. Công tác tiêm phòng
Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” chúng ta thấy được sự
cần thiết và quan trọng của công tác phòng bệnh, trong đó công tác tiêm vaccine
phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là biện pháp cần thiết và bắt buộc. Trong
thời gian thực tập tại địa phương, chúng tôi đã tiến hành tuyên truyền giúp người
dân hiểu rõ về tầm quan trọng của việc tiêm phòng vaccine giúp vật nuôi ngăn
chặn được dịch bệnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp vật nuôi khỏe
mạnh hơn.
Vận động nhân dân tự nguyện thực hiện tốt chủ trương tiêm phòng cho
đàn gia súc của nhà nước. Vì vậy, tiêm phòng được thực hiện thường xuyên,
14
liên tục và đúng lịch. Các loại vaccine sử dụng để tiêm phòng theo chương
trình phòng dịch của nhà nước gồm các loại vaccine phòng các bệnh: LMLM,
tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả lợn, tụ dấu lợn, bệnh dại chó, cúm gia cầm. Các
loại vaccine này đều được cán bộ thú y bảo quản cẩn thận, đảm bảo chất
lượng và thực hiện đúng theo nguyên tắc sử dụng vaccine.
1.3.3.3. Công tác chẩn đoán và điều trị
* Công tác chẩn đoán
Để điều trị bệnh có hiệu quả, đòi hỏi mỗi kỹ thuật viên phải biết vận
dụng các phương pháp chẩn đoán khác nhau để phát hiện những triệu chứng
bệnh của gia súc, phân tích tổng hợp các triệu chứng đó, rồi rút ra kết luận
chẩn đoán. Một chẩn đoán đúng, sớm là điều kiện trước tiên để có các biện
pháp phòng và điều trị bệnh có hiệu quả, giảm được tỷ lệ tử vong, giảm thời
gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại kinh tế cũng như số đầu vật nuôi. Vì vậy,
chúng tôi đã cùng với các cán bộ thú y tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe
cho đàn vật nuôi trên địa bàn và theo dõi nhằm phát hiện sớm vật nuôi mắc
bệnh, biểu hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh súc, từ đó lập bệnh án để
có biện pháp điều trị kịp thời theo yêu cầu của các gia đình chăn nuôi.
Để chẩn đoán chính xác hơn, ngoài quan sát những triệu chứng lâm
sàng, chúng tôi còn tiến hành mổ khám những con bệnh chết để xem bệnh
tích đại thể của bệnh, từ đó đưa ra kết luận chẩn đoán. Ngoài ra, chúng tôi còn
dựa vào kinh nghiệm của cán bộ thú y viên, kiến thức của bản thân, ý kiến của
thầy giáo hướng dẫn. Qua đó có hướng điều trị đúng và kịp thời bệnh súc
* Công tác điều trị
Trong quá trình chúng tôi chẩn đoán và tham gia điều trị các ca bệnh
cùng thú y viên tại địa phương chúng tôi đã gặp và điều trị một số bệnh sau:
- Hội chứng tiêu chảy lợn
Trong quá trình thực tập, tôi đã cùng thú y viên cơ sở điều trị được 31
con lợn có biểu hiện:
+ Lợn mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn có khi bỏ ăn, có trường hợp sốt.
+ Ỉa chảy liên tục, phân xám hoặc vàng xám, mùi khắm dính bết đầy
quanh hậu môn, đuôi, kheo chân, sàn chuồng hay thành chuồng.
+ Da khô, lông xù, nhợt nhạt
15
Chúng tôi xác định đây là hội chứng tiêu chảy ở lợn và điều trị bằng
một trong các phác đồ sau:
Phác đồ 1:
Biogenta - tylosin: 1 ml/20kgTT/ngày
B.complex: 1 ml/con/ngày
Tiêm bắp 3 - 4 ngày liên tục
Phác đồ 2:
Norfacoli: 1 ml/20kgTT/ngày
Bcomplex: 1 ml/con/ngày
Tiêm bắp 3 - 5 ngày liên tục
Phác đồ 3:
Ampisure 1 ml/10 - 15kgTT/ngày
Bcomplex: 1 ml/con/ngày
Tiêm bắp 3 - 5 ngày liên tục
Kết quả 30 con khỏi bệnh đạt 96,77%
- Bệnh suyễn lợn
Điều trị 18 con lợn có biểu hiện: Ho nhiều vào buổi sáng và chiều tối,
lúc đầu ho khan, tần số ho ít, sau tăng lên từng cơn ho kéo dài, có con thở thể
bụng, ngồi như chó thở, thân nhiệt tăng nhẹ.
Chúng tôi xác định đây là bệnh suyễn lợn và đã tiến hành điều trị như sau:
Sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh: Vetrimoxin 1
ml/10kgTT, tiêm bắp, 2 mũi cách nhau 48giờ; Dyamutylin 1 ml/15 - 20kgTT;
Genta - Tylo 1 ml/8kgTT, liệu trình dùng 3 - 5 ngày.
Thuốc bổ trợ B.complex 1 ml/con/ngày
Sau điều trị có 16 con khỏi bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 88,9%
- Hiện tượng sẩy thai
Điều trị 4 con lợn có triệu chứng:
+ Sẩy thai thường có hình hài không có hình bào thai
+ Ra nhiều dịch, máu ở âm đạo
+ Lợn mẹ bị ốm hoặc cũng có khi bình thường
+ Mắc bệnh đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe
16
Điều trị:
Dùng Oxytocin để hỗ trợ tử cung co bóp đẩy thai (sống hoặc chết lưu)
ra ngoài: Dùng Oxytocin với liều lượng 3- 5 ml/con.
Sau khi can thiệp xong cần thụt rửa tử cung bằng dung dịch lá chè xanh
đun cho thêm ít muối I-ốt để nguội, thụt từ 3 - 5 lít.
- Bệnh viêm khớp
Điều trị 8 con lợn có biểu hiện như sau:
+ Lợn bị què, đi lại khó khăn, lười vận động hoặc không vận động, lợn
ăn uống kém.
+ Khớp sưng to, đỏ, nóng
Các triệu chứng trên cho thấy: Đây là bệnh viêm khớp, đã tiến hành
điều trị bằng một trong các kháng sinh sau:
+ Han-flo LA một mũi duy nhất: Vetrimoxin 1 ml/8kgTT/ngày
+ Amocilin kết hợp với Canxium fort 2,5 ml/con/ngày và Dfafelac
3ml/con/ngày, tiêm bắp.
Sau điều trị 4 con khỏi bệnh, tỷ lệ đạt 50%
- Bệnh ghẻ lợn
Là bệnh ký sinh trùng dưới da của lợn do loại ghẻ ngứa Sarcoptessuis
gây nên, kèm theo viêm da mãn tính với triệu chứng ngứa, hình thành các nếp
nhăn vẩy dầy, cái ghẻ đào hang dưới da, ăn tế bào biểu bì và dịch tế bào, ở
nơi ghẻ đào hang có biểu hiện ngứa, da bì đỏ thân nhiệt tăng. Thường thấy
biểu hiện trên ở vùng da quanh mắt, má và tai, sau đó lây qua vùng lưng,
bụng và các phần khác. Nếu không điều trị kịp thời da sẽ dầy nên, mất đàn
tính dễ vỡ và bị dồn thanh nếp, lông rụng dần, dẫn đến da bị sừng hóa. Đôi
khi quan sát thấy bị ghẻ toàn thân, trong trường hợp này lợn giảm ăn, gầy,
chậm lớn, có khi chết do nhiễm trùng.
Trong thời gian thực tập, tôi và thú y viên cơ sở đã điều trị 22 con lợn
có biểu hiện trên và đã dùng Ivermectin liều 1 ml/5kgTT, kết hợp với tắm ghẻ
cho con bệnh và những con cùng ô chuồng bằng Sibasil hoặc Tactick, thấy
hiệu quả tương đối tốt. Có 21 con khỏi bệnh hoàn toàn (đạt 94,5%)
17
1.3.4. Các công tác khác
Ngoài những công tác chẩn đoán và điều trị bệnh chúng tôi còn tham
gia vào một số công tác khác như:
- Chăm sóc, theo dõi tình hình sức khỏe một số đàn lợn của một số hộ
dân nơi địa phương thực tập, tham gia che chắn chuồng trại đảm bảo thoáng
mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại.
- Định kỳ tẩy giun sán cho đàn vật nuôi theo yêu cầu các hộ dân.
- Tham gia trực đỡ lợn đẻ, bò đẻ, tham gia thiến lợn đực, bổ sung sắt
cho lợn con, truyền tinh nhân tạo cho lợn nái động dục.
- Tư vấn kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ dân về chăn nuôi lợn, gà, kỹ thuật
xây dựng chuồng trại, quy trình phòng bệnh và một số bệnh thông thường.
- Tham gia thực hiện quy trình mẫu thí điểm cho một số hộ nông dân
về kỹ thuật úm và phòng bệnh cho gà. Hướng dẫn trực tiếp cho người dân
cách xác định nhiệt độ úm gà, cách nhỏ vaccine, chủng và tiêm vaccine cho
gà, cách phát hiện gà bệnh được bà con ủng hộ và quý mến đem lại kết quả rất cao.
Bảng 1.3. Kết quả phục vụ sản xuất
STT
1
2
3
Nội dung công việc
Tiêm phòng bằng vaccine
LMLM trâu, bò
Tụ huyết trùng trâu, bò
Tụ dấu lợn
Dịch tả lợn
Điều trị bệnh
Hội chứng tiêu chảy lợn con
Bệnh suyễn lợn
Hiện tượng sẩy thai
Bệnh ghẻ lợn
Bệnh viêm khớp
Công việc khác
Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái
Thiến lợn đực
Trị ve, ghẻ ở bò
Tiêm Dextran-Fe cho lợn con
Số lượng
(con)
156
156
196
196
31
18
4
16
8
4
19
4
65
Kết quả
(An toàn, khỏi)
Số lượng
Tỷ lệ
(con )
(%)
An toàn
156
100
156
100
196
100
196
100
Khỏi
30
96,77
16
88,9
4
100
15
93,75
4
50
Đạt yêu cầu
4
100
19
100
4
100
65
100
18
1.4. Kết luận và kiến nghị
1.4.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại Trạm thú y huyện Lạng Giang và các xã
trong địa bàn huyện, được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Trạm và cán bộ thú y
viên các xã cùng thầy giáo hướng dẫn, tôi đã và trực tiếp tham gia vào một số
khâu của quá trình sản xuất chăn nuôi thú y, được tiếp xúc với thực tiễn sản
xuất, với người dân về nghề nghiệp và phương pháp tiếp cận quần chúng thân
thiện và nhiệt tình.
Qua đợt thực tập này, tôi đã thấy mình trưởng thành lên về nhiều mặt,
rèn luyện cho mình được tác phong làm việc tốt, trau dồi được kiến thức,
củng cố và nâng cao tay nghề cho bản thân. Được tiếp xúc với người dân,
được lắng nghe người dân hỏi, người dân nói về kỹ thuật chăn nuôi và thú y,
tôi thấy mình đã có được những bài học kinh nghiệm quý giá rút ra từ thực tế
sản xuất.
- Thực tế đã cho em tiếp cận với người dân, tạo được sự gắn bó đồng
cảm với người dân.
- Biết cách sử dụng một số loại vaccine phòng bệnh.
- Biết cách chẩn đoán và điều trị bệnh cho vật nuôi.
- Biết cách sử dụng một số thuốc mới
- Học được tác phong làm việc của cán bộ Trạm Thú y.
Qua thời gian thực tập, tôi thấy mình đã trưởng thành lên nhiều, tự tin
hơn vào khả năng của chính mình để hoàn thành tốt mọi công việc được giao,
đồng thời cảm thấy lòng yêu nghề ngày càng lớn hơn, thôi thúc tôi trong công
việc. Cũng qua quá trình thực tập, tôi cũng tự thấy mình còn nhiều hạn chế,
cần phải có nhiều cố gắng hơn nữa, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của thầy,
cô, bạn bè và đồng nghiệp đi trước. Kết hợp với những kiến thức đã có, đã
học ở trường, tôi thấy rằng quá trình thực tập tại cơ sở sản xuất là rất cần thiết
và bổ ích đối với bản thân cũng như tất cả các sinh viên trước khi ra trường.
1.4.2. Đề nghị
Qua quá trình thực tập tại Trạm thú y huyện Lạng Giang và tại các xã
trên địa bàn huyện, tôi có một số đề nghị sau: