Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Tìm hiểu một số cây thuốc bản địa và đánh giá tác dụng trong phòng trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 61 trang )

1
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM




LM TH SNG




Tờn ti:
Tìm hiểu một số cây thuốc bản địa và đánh giá tác dụng
trong phòng trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ sơ sinh đến 60
ngày tuổi tại xã Phợng Tiến, huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên

KhóA LUậN TốT NGHIệP ĐạI HọC



H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Chn nuụi Thỳ y
Lp : K42 - CNTY
Khoa : Chn nuụi Thỳ y
Khoỏ hc : 2010 - 2014
Ging viờn hng dn : TS. Nguyn Quang Tớnh





Thỏi Nguyờn, nm 2014
2
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trường, nghiên cứu khoa học
là khoảng thời gian rất cần thiết với mỗi sinh viên. Đây là khoảng thời gian để
cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế
nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Sau thời gian tiến hành nghiên
cứu khoa học, để hoàn thành được bản báo cáo này ngoài sự nỗ lực của bản
thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của các cơ quan, các
cấp lãnh đạo và cá nhân, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất
cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi - Thú y cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa,
các hộ nông dân và ủy ban nhân dân xã Phượng Tiến, Trạm thú y Định Hóa
đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian tiến hành đề tài.
Đặc biệt, em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới thầy TS. Nguyễn Quang
Tính đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề
tài. Qua đây, em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới mọi người thân trong gia
đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ em cả về vật chất và tinh thần để
em yên tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Em cũng xin trân trọng gửi tới các Thầy, Cô giáo trong Hội đồng chấm
báo cáo lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 04 tháng 06 năm 2014
Sinh viên


Lâm Thị Sáng





3
LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiện phương trâm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực
tiễn”, trong quá trình đào tạo của nhà trường, giai đoạn thực tập tốt nghiệp
luôn chiếm một vị trí quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường.
Đây là khoảng thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến
thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tế sản xuất. Từ đó
nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành
công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản
xuất, tạo cho mình có tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để khi ra trường
trở thành một người cán bộ khoa học kỹ thuật có chuyên môn, đáp ứng được
nhu cầu thực tiễn, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Xuất phát từ thực tế chăn nuôi, được sự nhất trí của nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, thầy giáo, cô giáo hướng dẫn em đã tiến
hành thực tập. Với đề tài: “Tìm hiểu một số cây thuốc bản địa và đánh giá
tác dụng trong phòng trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ sơ sinh đến 60
ngày tuổi tại xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên”.
Sau thời gian thực tập với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc
em đã hoàn thành khóa luận. Do trình độ, thời gian, kinh phí có hạn, bước đầu
còn nhiều bỡ ngỡ trong công tác nghiên cứu lên khóa luận của em không
tránh khỏi những sai sót và hạn chế, em mong nhận được sự đóng góp của
thầy cô, bạn bè để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
4
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Kết quả phục vụ sản xuất 15
Bảng 2.1. Sưu tầm một số cây thuốc sử dụng trong thú y trên tuyến điều tra 28
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá phòng hội chứng tiêu chảy 30
ở lợn con bằng sirô chế từ cây xoan hôi 30
Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu quả điều trị 30
hội chứng tiêu chảy ở lợn con bằng thuốc sirô chế từ cây xoan hôi 30
Bảng 2.4. Kết quả sưu tầm nhóm cây thuốc trị vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng 32
Bảng 2.5. Kết quả sưu tầm nhóm cây thuốc trị bệnh đường hô hấp và đường tiêu
hóa 34
Bảng 2.6. Kết quả sưu tầm nhóm cây thuốc trị bệnh đường sinh dục, tiết niệu và
ngoại khoa, giải độc, cảm mạo 36
Bảng 2.7. Kết quả sưu tầm nhóm cây thuốc bổ sung dinh dưỡng, lợi sữa 38
Bảng 2.8. Kết quả phân tích đặc tính hóa học của cây xoan hôi 39
Bảng 2.9. Kết quả theo dõi độ an toàn của thuốc trên chuột thí nghiệm 41
Bảng 2.10. Kết quả phòng hội chứng tiêu chảy ở lợn con bằng thuốc dược liệu và
thuốc TĐ-Amoxi.Vita-20 của Công ty TNHH dược thú y Thăng Long 42
Bảng 2.11. Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con bằng thuốc sirô chế từ cây
xoan hôi và thuốc TĐ-Amoxi.Vita-20 43

5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

WHO : Tổ chức y tế thế giới
ĐH : Đại học
Cs : Cộng sự
TN : Thí nghiệm
Ml : Mililít
M : Mét
CM : Centimét
TT : Thể trọng

Kg : Kilôgam
G : Gam
Mg : Miligam
ĐVT : Đơn vị tính
STT : Số thứ tự

6
MỤC LỤC

Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Phượng Tiến 2
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Phượng Tiến 4
1.1.4. Đánh giá chung 8
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 9
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất……………………………………………………… 9
1.2.2. Phương pháp tiến hành 9
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 10
1.3. Kết luận và đề nghị 17
1.3.1. Kết luận 17
1.3.2. Đề nghị 18
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 19
2.1. Đặt vấn đề 19
2.1.1. Mục đích nghiên cứu 20
2.1.2. Mục tiêu của đề tài 20
2.1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 21
2.2. Tổng quan tài liệu 22
2.2.1. Cơ sở khoa học 22
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 23

2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27
2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 27
2.3.3. Nội dung nghiên cứu 27
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 27
2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 31
2.4.1. Kết quả sưu tầm và phân nhóm một số cây thuốc sử dụng trong phòng và
điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm. 31
2.4.2. Phân tích đặc tính hóa học của cây xoan hôi dùng trong phòng và điều trị
hội chứng tiêu chảy ở lợn con 39
7
2.4.5. Đánh giá hiệu quả điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con bằng thuốc dược
liệu và thuốc TĐ-Amoxi.Vita-20 của dược thú y Thăng Long 42
2.5. Kết luận, tồn tại và kiến nghị 43
2.5.1. Kết luận 43
2.5.2. Tồn tại 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45


1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Phượng Tiến là một xã miền núi, cách Trung tâm huyện Định Hóa 3
km về phía Đông Nam.
- Phía Bắc giáp với xã Bảo Cường và thị trấn Chợ Chu.
- Phía Nam giáp với xã Yên Trạch của huyện Phú Lương.
- Phía Tây giáp với xã Trung Hội.

- Phía Đông giáp với xã Tân Dương.
Xã Phượng Tiến bao gồm 15 thôn bản, đó là: Thôn Pải, Thôn Hợp
Thành, Thôn Nạ Què, Thôn Nạ Liền, Thôn Pa Chò, Thôn Pa Goải, Thôn
Đình, Thôn Phỉnh, Thôn Mấu, Thôn Tổ, Thôn Cấm, Thôn Nạ Á, Thôn Nà
Lang, Thôn Nà Poọc, Thôn Héo.
Nhìn chung, xã Phượng Tiến có địa hình khá phức tạp, chủ yếu là vùng
đồi núi cao, đồi núi đan xen, chèn kẹp nhau. Phần lớn diện tích là vùng núi
cao, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh. Những vùng đất tương
đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán
dọc theo các khe, ven suối thung lũng vùng núi đá vôi. Đặc điểm như vậy có
ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và phát triển chăn nuôi của xã.
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu thủy văn
Xã Phượng Tiến mang đặc điểm chung của khí hậu vùng miền núi phía
Bắc. Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trong năm dao
động tương đối cao, thể hiện qua hai mùa rõ rệt đó là mùa nóng và mùa lạnh.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 28 - 32
0
C, lượng mưa trung bình là 1253
mm, phân bố không đều giữa các mùa trong năm. Về mùa nóng vào tháng 5 -
10 khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa khá lớn nhưng không đều tập
trung vào các tháng 7,8,9 chiếm 80 - 85 % lượng mưa cả năm. Mùa lạnh
thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này do chịu ảnh hưởng
của gió mùa đông bắc nên nhiều khi nhiệt độ xuống dưới 10
0
C thời tiết khô
2
hanh, mỗi đợt gió về thường kèm theo mưa nhỏ, hạn hán, rét đậm kéo dài. Độ
ẩm tương đối cao (cao nhất vào tháng 4 và tháng 5) quỹ đất rộng nên xã có
điều kiện phát triển trồng trọt đặc biệt là cây lúa và cây lâm nghiệp.
Điều kiện khí hậu, đất đai của xã có thuận lợi cho phát triển nông

nghiệp với cây, con phong phú và đa dạng, tuy nhiên điều kiện đó cũng gây
khó khăn cho chăn nuôi. Về mùa đông khí hậu thường lạnh, thay đổi đột ngột,
mùa hè nhiệt độ nhiều lúc lên cao, trời nắng nóng gây bất lợi tới sự sinh
trưởng, cũng như làm giảm sức chống chịu bệnh của gia súc, gia cầm. Ngoài
ra, việc chế biến, bảo quản nông sản, thức ăn chăn nuôi cũng gặp rất nhiều
khó khăn.
1.1.1.3. Điều kiện đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên là 2071,19 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là
1639,07 ha, đất trồng lúa là 226,35 ha, đất trồng cây ngắn ngày là 52,98 ha,
đất trồng cây công nghiệp là 139,53 ha, đất lâm nghiệp là 1106,29 ha, đất
chưa sử dụng là 258,01 ha.
Diện tích đất của xã khá lớn, trong đó chủ yếu là đất Feralit và đất
thung lũng, sản phẩm dốc tụ được bồi ở dọc các khe suối và các thung lũng đá
vôi, địa hình tương đối bằng phẳng nên ngày mưa to, nước lớn thường xảy ra
lũ lụt cục bộ khu vực ven suối dẫn đến năng suất cây trồng còn thấp, việc
canh tác còn gặp khó khăn.
Cùng với sự gia tăng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng… nên diện tích đất
nông nghiệp và đất hoang hoá có xu hướng ngày một giảm, gây khó khăn cho việc
chăn nuôi. Chính vì thế những năm tới cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành trồng
trọt và chăn nuôi. Việc nuôi con gì, trồng cây gì phải được cân nhắc tính toán kỹ.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Phượng Tiến
1.1.2.1. Tình hình xã hội
Tổng số dân là 3996 người với 1033 hộ, trong đó: có 85% hộ sản xuất
nông nghiệp, 15% số hộ còn lại sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ…
Hiện nay, xã đang thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới về cơ cấu
kinh tế có sự chuyển dịch nhẹ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
3
Tuy nhiên, cơ cấu lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao: 85%. Lao động
được phân theo kiến thức phổ thông: Tiểu học: 40%; Trung học cơ sở: 35%;

Trung học phổ thông: 25%. Tỷ lệ lao động sau khi đào tạo về chuyên môn có
việc làm chiếm 85%. Trong địa bàn xã có 3 doanh nghiệp sản xuất lâm sản,
khai thác vật liệu xây dựng và một hợp tác xã dịch vụ điện… đã tạo công ăn
việc làm và nâng cao thu nhập cho nhiều người lao động.
Xã có 3 cấp học đó là: Trung học cơ sở, Tiểu học và Mầm non với
chính sách giáo dục hiện nay của nhà nước đã tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận
động “hai không” và phân bố nội dung do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động
gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực, tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng đội
ngũ nhà giáo và chất lượng học tập của học sinh. Phấn đấu tỷ lệ trẻ từ 0 - 2
tuổi đến nhà trẻ đạt 25%, 3 - 5 tuổi đến trường đạt 98%. Trong đó, 5 tuổi đi
mẫu giáo đạt 100% trở lên. Vận động con em trong độ tuổi 6 - 14 tuổi đến
trường lớp đạt 99% trở lên trong đó: trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Đẩy mạnh
phong trào khuyến học, khuyến tài. Duy trì hoạt động trung tâm học tập công
đồng. Tu sửa cơ sở vật chất trường, lớp phục vụ tốt cho việc dạy và học. Phối
hợp với trung tâm dạy nghề tiếp tục mở các lớp dạy nghề giải quyết việc làm
cho người lao động trong các thôn của xã.
Nhìn chung mức sống và trình độ dân trí của người dân ngày càng cao,
đường giao thông đang được bê tông hoá, trạm y tế của xã đạt tiêu chuẩn
Quốc gia được xây dựng kiên cố và nâng cấp với nhiều thiết bị khám, chữa
bệnh tốt thường xuyên chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là sức khoẻ
của người già, bà mẹ và trẻ em được quan tâm.
Việc dân cư phân bố không đều gây không ít khó khăn cho sự phát
triển kinh tế cũng như quản lý xã hội. Chính vì vậy đòi hỏi hoạt động của các
ban ngành phải thường xuyên liên tục, tích cực và đồng bộ thống nhất từ trên
xuống đưa nếp sống văn hoá mới đi vào cuộc sống của người dân trong toàn
xã. Thực hiện xây dựng nông thôn mới cuộc sống người dân được cải thiện và
từng bước nâng cao tiến tới con người văn hoá, gia đình văn hoá, thôn văn
4

hoá và xã văn hoá. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân đồng
thời đẩy mạnh lao động sản xuất, tạo công ăn việc làm cho những lao động dư
thừa, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
1.1.2.2. Tình hình kinh tế
Phượng Tiến là một xã có cơ cấu kinh tế đa dạng, có nhiều thành phần kinh
tế cùng hoạt động: Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ tạo mỗi quan hệ hữu cơ
hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Đặc biệt hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư
xây dựng, đội ngũ cán bộ xã được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ,
năng lực chuyên môn, nhiều hộ nghèo được hỗ trợ vốn, con giống cây trồng, mua
sắm máy móc, công cụ sản xuất, được chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất,
chăn nuôi, chế biến và bảo quản sản phẩm
Về sản xuất nông nghiệp: xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (chiếm 85% số
hộ sản xuất nông nghiệp) nhưng có sự kết hợp hài hòa giữa vật nuôi và cây trồng.
Về lâm nghiệp: Phát triển diện tích rừng, đẩy mạnh trồng những loại
cây có giá trị kinh tế cao (có khả năng phát triển). Triển khai công tác trồng
rừng năm 2013 đạt 54/30 ha, cây sinh trưởng và phát triển tốt, công tác phòng
cháy chữa cháy rừng được tăng cường, chủ động các phương án chữa cháy
khi có cháy rừng xảy ra. Việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác,
vận chuyển lâm sản được thực hiện thường xuyên.
Về dịch vụ: Là một ngành mới đang phát triển khá mạnh. Trong những
năm gần đây, mức sống của nhân dân trong xã được nâng lên rõ rệt, hầu hết
các hộ gia đình đã có phương tiện nghe nhìn như radio, tivi, sách báo, mạng
Internet… Hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang được đầu tư, phát triển, đặc biệt
là hệ thống giao thông, thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển về mọi
mặt của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của nhân dân.
Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng
của xã, thể hiện qua mức thu nhập bình quân còn thấp (trung bình 10.000,000
đồng/ người/ năm).
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Phượng Tiến
Kinh tế của xã nhiều năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ, do đó mức

sống của nhân dân từng bước được nâng lên. Có được kết quả đó là nhờ chính
5
sách phát triển hợp lý của xã. Xã có chủ trương tăng thu nhập bình quân/ đầu
người trong những năm tới từ 12.000,000 - 15.000,000 đồng/ người/ năm
thông qua việc phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Người lao động của xã chủ yếu
là sản xuất nông nghiệp, nên việc phát triển nông nghiệp vẫn là hướng chính.
Xã thực hiện tốt công tác phục vụ sản xuất như cải tạo, tu bổ hệ thống
thuỷ lợi, cho vay vốn phát triển sản xuất… Thay đổi cơ cấu vật nuôi, cây
trồng hợp lý, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm nâng cao
năng suất cây trồng, vật nuôi, phát huy hết nguồn lực để phát triển tổng hợp.
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Diện tích trồng lúa và hoa màu lớn, là điều kiện thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp với phương châm thâm canh tăng vụ, áp dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mạnh dạn đưa giống lúa mới có năng suất cao
vào sản xuất. Bên cạnh đó còn trồng các cây lương thực khác như ngô,
khoai… và cây chè (theo báo cáo tổng kết năm 2013 của Ủy Ban nhân dân xã
Phượng Tiến) cụ thể như sau:
+ Cây lúa: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 2.374,4/2.280,6 tấn
đạt 104% kế hoạch. Trong đó: Lúa đạt 376/373 ha = 100,8% kế hoạch, năng
suất 54 tạ/ha, sản lượng 2.030 tấn đạt 104%.
+ Rau các loại 15/10 ha đạt 150% kế hoạch, Khoai lang 10/10 ha đạt
100% kế hoạch, Khoai tây 5/4 ha đạt 125% kế hoạch. Lạc 2 ha, đạt 100% kế
hoạch. Đậu đỗ các loại 3/3 ha, đạt 100% kế hoạch.
+ Cây ngô: Ngô đạt 80/50 ha = 160%, năng suất 43 tạ/ha, sản lượng
344/326 tấn đạt 106 % kế hoạch.
+ Cây chè: Năm 2013, xã Phượng Tiến trồng mới được 5,1/3 ha đạt
170% kế hoạch, diện tích chè kinh doanh hiện có 45,2/40 ha đang cho thu
hoạch, tổng sản lượng chè búp tươi cả năm đạt 572 tấn.
Diện tích trồng cây lúa và cây chè của xã khá lớn. Tuy nhiên việc trồng còn
thiếu tập trung, còn lẫn nhiều cây tạp, mới thực hiện thâm canh, tăng vụ nên năng

suất thấp. Sản xuất chủ yếu là mang tính tự cung tự cấp chưa mang tính sản xuất
hàng hoá. Vấn đề trước mắt, xã phải quy hoạch lại và có hướng phát triển hợp lý.
6
Với cây lâm nghiệp: Việc giao đất giao rừng tới tay các hộ gia đình đã
thực sự khuyến khích họ nên diện tích đất trống đồi trọc đã được phủ xanh cơ
bản và diện tích rừng mới trồng này được chăm sóc, quản lý tốt.
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho xã cũng như các vùng lân cận,
là ngành sử dụng lực lượng lao động dư thừa, tăng thu nhập cho nhân dân, đồng
thời sử dụng các sản phẩm, biến các phế phụ phẩm của ngành trồng trọt không
có giá trị thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cho người lao động.
* Chăn nuôi trâu, bò
Tổng đàn trâu, bò trong xã có trên 460 con, trong đó chủ yếu là trâu
450 con. Tình hình chăm sóc khá tốt, tuy nhiên vào mùa Đông lượng thức
ăn ít, việc sản xuất và dự trữ thức ăn còn hạn chế, trâu bò thường bị đói và
rét ảnh hưởng đến sinh trưởng. Mùa Đông - Xuân đàn trâu bò hay mắc
bệnh, chuồng trại và công tác vệ sinh chưa đảm bảo, công tác tiêm phòng
chưa triệt để. Do đó, đàn trâu, bò thường bị mắc bệnh ký sinh trùng và
bệnh truyền nhiễm.
Chăn nuôi trâu bò chủ yếu là để cung cấp phân bón và lấy sức cày kéo.
Nhưng số lượng đàn trâu, bò hiện nay có xu hướng giảm do nền kinh tế phát
triển nhân dân đã chuyển sang sử dụng máy móc thay cho sức kéo và diện
tích trồng cây thức ăn cung cấp cho trâu, bò bị thu hẹp… Việc phát triển đàn
trâu, bò theo hướng công nghiệp chưa được người dân chú ý. Công tác chọn
giống, lai tạo các giống trâu, bò chưa được quan tâm, tầm vóc cũng như tính
năng của đàn trâu, bò trong xã còn hạn chế.
* Chăn nuôi lợn
Các hộ nông dân đều nuôi lợn chủ yếu theo phương thức chăn nuôi
truyền thống. Tuy nhiên, đã có những gia đình đầu tư chăn nuôi với quy mô
lớn với số đầu lợn, từ vài chục tới vài trăm con và áp dụng các tiến bộ khoa

học kỹ thuật vào chăn nuôi, nhờ vậy đã đem lại thu nhập khá cao cho người
chăn nuôi. Công tác giống lợn đã được quan tâm, chất lượng con giống tốt.
Nhiều hộ gia đình nuôi lợn giống Móng Cái, Yorkshire, Landrace nhằm chủ
động con giống và cung cấp lợn giống cho nhân dân xung quanh.
7
Công tác vệ sinh thú y cho đàn lợn chưa tốt, hàng năm việc tiêm phòng
chưa triệt để nên dịch bệnh vẫn hay xảy ra với quy mô nhỏ và vừa, gây thiệt
hại cho người chăn nuôi. Đầu ra cho sản phẩm chưa ổn định, sản phẩm
thường rẻ do yếu tố cung và cầu, lợn của người dân chưa đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu. Trong những năm tới, mục tiêu là phải đưa được sản phẩm, chất lượng
thịt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cũng như đẩy mạnh hơn nữa, chăn nuôi lợn theo
phương thức công nghiệp.
* Chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm của xã có một vị trí quan trọng với chủng loại
phong phú, trong đó gà và vịt là đối tượng chính. Đa số các hộ gia đình chăn
nuôi theo phương thức quảng canh, vì vậy mà năng suất thấp, đồng thời gặp
nhiều khó khăn trong việc quản lý, phòng trừ dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt lớn nên
hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó đã có một số gia đình mạnh dạn đầu tư vốn
xây dựng trang trại quy mô, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, áp dụng chặt chẽ quy trình phòng dịch đã đưa năng suất lên cao. Ngoài
ra, còn cung cấp con giống, trứng các loại cho nhân dân trong vùng.
Đa số các hộ chăn nuôi gia cầm đã ý thức được tầm quan trọng của việc
tiêm phòng và chữa bệnh. Đã chủ động sử dụng các loại vắc xin tiêm chủng,
phòng dịch cho gà như vắc xin Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, Đậu…
Bên cạnh đó vẫn còn những hộ gia đình áp dụng phương thức chăn thả tự do,
chưa có ý thức phòng bệnh nên khi có dịch bệnh xảy ra, đã bị thiệt hại kinh tế
và đây cũng chính là nơi phát tán mầm bệnh rất nguy hiểm.
Ngoài ra, nhiều hộ gia đình còn đào ao thả cá, gắn việc trồng rừng với
nuôi ong lấy mật… để tăng thu nhập.
* Công tác thú y

Công tác thú y là khâu then chốt trong chăn nuôi, quyết định sự thành
bại của người chăn nuôi. Ngoài ra, công tác thú y còn ảnh hưởng lớn tới sức
khoẻ cộng đồng. Nhận thức được điều đó nên trong những năm gần đây công
tác thú y được lãnh đạo xã rất quan tâm. Đặc biệt là thực hiện xây dựng nông
thôn mới đã khoanh vùng định hướng sản xuất, chăn nuôi nên việc kiểm soát
công tác thú y thuận lợi hơn. Hàng năm, xã tổ chức tiêm phòng cho đàn gia
8
súc và tiêm phòng dại cho chó, 100% chó nuôi trong xã được tiêm phòng.
Tuy nhiên, cần làm tốt hơn nữa công tác kiểm dịch, nâng cao nhiệm vụ, trách
nhiệm của thú y viên, đầu tư đầy đủ các trang thiết bị chuyên dụng giúp công
tác chẩn đoán, trị bệnh nhanh hơn, chính xác hơn. Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền lợi ích của việc vệ sinh thú y giúp người dân hiểu và chấp hành tốt
pháp lệnh thú y.
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Thuận lợi
Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều
thuận lợi, tình hình chính trị ổn định tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội.
Xã có diện tích đất rộng, mật độ dân số không cao, thuận lợi cho phát triển
chăn nuôi và trồng trọt.
Nhận được sự quan tâm đầu tư của nhà nước tiếp tục nguồn vốn hỗ trợ
xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng nông thôn mới. Bên cạnh đó sự đoàn kết cố
gắng nỗ lực phấn đấu của nhân dân trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế do
đó xã sẽ có những chuyển biến rõ rệt, đời sống vật chất tinh thần của nhân
dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Hơn nữa, hầu hết các nguồn lợi
đều ở dạng tiềm năng chưa được khai thác hoặc được khai thác nhưng rất ít.
Xã có đội ngũ cán bộ trẻ giỏi chuyên môn, nhiệt tình năng động, áp
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tự do nâng cao năng suất
vật nuôi, cây trồng, đưa kinh tế xã đi lên, đời sống nhân dân ngày càng được
cải thiện.
1.1.4.2. Khó khăn

Công tác kiểm tra giết mổ cũng như vận chuyển gia súc chưa tốt nên
khả năng lây lan dịch bệnh là khá lớn. (chưa có nơi giết mổ tập trung)
Công tác tiêm phòng tốt nhưng ý thức và sự hiểu biết của người dân
còn mang tính chủ quan, vệ sinh phòng dịch chưa tốt.
Công tác tuyên truyền lợi ích của việc vệ sinh thú y chưa thực sự hiệu quả,
chưa gạt bỏ được thói quen bảo thủ trong chăn nuôi ở một bộ phận dân cư.
9
Sự bất lợi của thời tiết gây khó khăn cho cả chăn nuôi và trồng trọt, khí
hậu khắc nghiệt hay thay đổi ở một số tháng gây nhiều bệnh tật, khả năng sinh
trưởng phát triển của vật nuôi, cây trồng bị hạn chế.
Việc dân cư phân bố không đều, trình độ dân trí có sự chênh lệch lớn
giữa các khu vực, gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất cũng như việc
quản lý xã hội. Thói quen bảo thủ, lạc hậu trong nếp sống sinh hoạt của một
số bộ phận dân cư đã ảnh hưởng lớn tới sản xuất.
Người dân quen sản xuất với quy mô nhỏ. Đầu ra cho sản phẩm gặp
nhiều khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế xã hội.
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
Để hoàn thành tốt công việc trong thời gian thực tập, chúng tôi căn cứ
vào kết quả điều tra cơ bản, trên cơ sở phân tích khó khăn thuận lợi của xã
Phượng Tiến, áp dụng kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn sản
xuất. Kết hợp với học hỏi kinh nghiệm của cán bộ thú y xã, chủ gia trại,
chúng tôi xác định một số nội dung trong thời gian thực tập như sau:
- Nuôi dưỡng, chăm sóc đàn gia súc, gia cầm
- Tiêm vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm theo định kỳ, theo quy định
chăn nuôi
- Chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra tại xã
- Sát trùng chuồng trại theo định kỳ
- Tham gia công tác khác
- Tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học

1.2.2. Phương pháp tiến hành
Để hoàn thành tốt nội dung trên, trong thời gian thực tập tôi đề ra một
số biện pháp như:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể phù hợp với tình hình sản xuất
của xã.
- Tích cực chủ động mạnh dạn áp dụng những kiến thức đã học ở Nhà
trường, sách vở vào sản xuất.
- Thu thập, tìm, sưu tầm nguồn tài liệu để nâng cao kiến thức
10
- Tích cực học hỏi cán bộ, chủ gia trại ở cơ sở
- Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn
- Chấp hành nội quy, quy chế của Trường, của Khoa và cơ sở thực tập
tại địa phương đề ra.
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
Trong chăn nuôi “giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở, chăm sóc và nuôi
dưỡng là quyết định” thì công tác vệ sinh thú y là không thể thiếu được. Với
điều kiện hiện có, cùng với mật độ chăn nuôi của nhân dân trong xã, công tác
vệ sinh thú y gặp rất nhiều khó khăn. Trước thực trạng đó tôi đã cùng với cán
bộ thú y xã về cơ sở để tuyên truyền cho nhân dân thực hiện tốt quy trình vệ
sinh trong chăn nuôi. Vệ sinh phòng bệnh bao gồm các yếu tố tổng hợp sau:
Xây dựng chuồng trại hợp lý, vệ sinh dụng cụ, chuồng trại chăn nuôi, vệ sinh
thức ăn, nước uống, ủ phân theo phương pháp sinh học… từ đó đã góp phần
làm giảm đáng kể sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể vật nuôi. Làm tốt
công tác vệ sinh thú y là nhân tố đảm bảo nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cho bà con nông dân.
1.2.3.2. Công tác thú y
Phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh cho thấy việc tiêm phòng vắc
xin cho đàn gia súc, gia cầm là biện pháp tích cực và bắt buộc. Tiêm phòng vắc
xin giúp cho cơ thể tăng khả năng miễn dịch chủ động chống lại sự xâm nhập

của vi khuẩn, virus. Vì vậy, việc tiêm phòng vắc xin cần được thực hiện
nghiêm túc theo đúng lịch quy định, nhằm giảm đáng kể thiệt hại về kinh tế khi
dịch bệnh xảy ra. Hàng năm, xã tổ chức tiêm phòng hai đợt. Đợt 1 vào tháng 3
và tháng 4, đợt 2 vào tháng 9 và tháng 10.
Đàn lợn và đàn trâu, bò của xã được tiêm phòng các loại vắc xin chủ
yếu như: Dịch tả lợn, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, … các loại vắc xin
này được tiêm cho tất cả các đàn lợn và đàn trâu, bò khoẻ mạnh. Tiêm đảm
11
bảo đúng kỹ thuật, nhờ đó mà trong thời gian thực tập những bệnh trong danh
mục tiêm phòng giảm đi rõ rệt.
1.2.3.3. Công tác chẩn đoán
Để điều trị bệnh cho gia súc đạt hiệu quả cao thì việc chẩn đoán kịp
thời và chính xác giúp đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả là rất cần thiết.
Do vậy, khi về thực tập tại cơ sở, trong quá trình tham gia chữa bệnh tôi luôn
theo dõi diễn biến của bệnh xảy ra và thấy có những điểm sau:
Khi gia súc mắc bệnh thường có những biểu hiện chung như: Sốt, ủ rũ,
bỏ ăn hoặc kém ăn, do đó để chẩn đoán chính xác bệnh thì ngoài các triệu
chứng lâm sàng quan sát bằng mắt được, ta cần phải dựa vào kinh nghiệm lâu
năm của cán bộ thú y. Khi có gia súc mắc bệnh chết chúng tôi còn mổ khám
để có những kết luận chính xác hơn về bệnh xảy ra.
1.2.3.4. Công tác điều trị
Trong thời gian thực tập tại cơ sở, chúng tôi thấy có một số bệnh
thường xảy ra, tiến hành điều trị và đã thu được một số kết quả nhất định:
* Bệnh tiêu chảy
- Nguyên nhân:
Bệnh tiêu chảy là bệnh phổ biến ở lợn, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi đặc biệt là
lợn con sau cai sữa. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh như: virus, vi khuẩn, kí
sinh trùng, độc tố thức ăn, do thay đổi thức ăn, do vệ sinh chuồng trại kém…
- Triệu chứng:
Lợn ỉa chảy liên tục, phân lỏng, mùi thối khắm. Lợn con ủ rũ, kém ăn,

bụng chướng to, gầy còm, da khô, nhợt nhạt, mông nhọn.
- Điều trị: Dùng thuốc
+ Doxyvet - L.A: Tiêm bắp 1 ml/ 10 kg TT, 1 lần/ ngày.
+ Bocinvet - L.A: Tiêm bắp 1 ml/ 10 kg TT, 1 lần/ ngày.
+ Penicillin G: (1 lọ pha với 10 ml nước cất) Tiêm bắp hoặc tiêm dưới
da 10 ml/ 50 - 70 kg TT/ lần, 2 lần/ ngày.
+ Streptomycin: (1 lọ pha với 10 ml nước cất) Tiêm bắp 10 ml/ 50 - 70
kg TT/ lần, 2 lần/ ngày.
+ Anagin C: Tiêm bắp 1 ml/ 5 - 10 kg TT, 1 lần/ ngày
12
Liệu trình điều trị 3 - 5 ngày.
Hộ lý:
+ Trước hết loại trừ theo quy định nguyên nhân gây bệnh.
+ Nuôi giãn mật độ, vệ sinh chuồng sạch, hàng ngày sát trùng tiêu độc
để lợn hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh.
+ Cho cả đàn nhịn ăn 1 - 2 ngày (bệnh tiêu chảy do thức ăn), cho ăn ít
cháo gạo trộn với chất điện giải, vitamin, cho uống nước sạch tự do.
* Bệnh tụ huyết trùng trâu bò
- Nguyên nhân:
Bệnh xảy ra quanh năm và thường tập trung và những lúc giao mùa
thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng gia súc bị suy giảm. Do trâu bò thả
rông hay chuồng nuôi không đảm bảo, ẩm thấp… Trâu thường mắc bệnh
nhiều hơn bò, trâu thường chết do bệnh quá cấp tính. Trâu non đang bú mẹ ít
mắc bệnh hơn con trưởng thành.
- Triệu chứng:
Con vật mệt lả, ít hoặc không nhai lại, bứt rứt, sốt cao 40 - 42
0
C. Các
niêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm rồi tái xám. Nước mũi chảy liên tục. Các hạch lâm
ba đều sưng, đặc biệt là hạch lâm ba dưới hầu sưng rất to, làm con vật lè lưỡi

ra hay được gọi là trâu, bò 2 lưỡi, khó thở, đi lại khó khăn…
- Điều trị:
+ Doxyvet - L.A: Tiêm bắp 1 ml/ 10 kg TT, 1 lần/ ngày.
+ Penicillin G: (1 lọ pha với 10 ml nước cất) Tiêm bắp hoặc tiêm dưới
da 10 ml/ 50 - 70 kg TT/ lần, 2 lần/ ngày.
+ Streptomycin: (1 lọ pha với 10 ml nước cất) Tiêm bắp 10 ml/ 50 - 70
kg TT/ lần, 2 lần/ ngày.
+ Anagin C: Tiêm bắp 1 ml/ 5 - 10 kg TT, 1 lần/ ngày.
Kết hợp với các thuốc điều trị triệu chứng như: thuốc trợ tim cafein,
vitamin B…
Hộ lý:
+ Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, giữ gìn vệ sinh chuông nuôi sạch
sẽ, ấm áp.
13
+ Sát trùng chuồng nuôi, hạn chế các nhân tố gây bệnh tiếp xúc với vật nuôi.
+ Có chế độ đinh dưỡng đầy đủ, chăn thả hợp lý.
* Bệnh nội, ngoại ký sinh trùng
- Nguyên nhân:
Do chăn nuôi theo phương thức truyền thống, chăn thả rông, chuồng
nuôi ẩm ướt, bẩn, vật nuôi ăn thức ăn sống, uống nước bẩn. Các loài ký sinh
trùng nhiễm vào thức ăn, nước uống hoặc bám và lông da vật nuôi ký sinh
gây bệnh cho vật nuôi.
- Triệu chứng:
Thông thường thì ghẻ bắt đầu ở tai, đầu, mắt, sau lan xuống hai bên
sườn, đùi, háng. Lông dựng đứng, trên lông có ve, rận hay trứng. Trên da bị
viêm xuất hiện những mụn ghẻ màu đỏ sau đó tróc ra thành các vảy màu nâu
hay xám, lợn kém ăn, gầy còm, chỗ ghẻ da sần sùi, rụng lông, lở loét, bệnh
nặng có thể dẫn đến chết.
- Điều trị:
Tiêm Hanmectin – 25 dưới da.

+ Trâu, bò: 4 ml/ 50 kg TT
+ Lợn: 1,2 ml/ 16 kg TT
Sau 1 tuần tiêm nhắc lại.
Hộ lý: Tắm, cọ cho vật nuôi, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, phun sát
trùng chuồng nuôi.
* Bệnh ký sinh trùng đường máu trâu, bò
- Nguyên nhân:
Do trên bãi chăn, chuồng nuôi có các loài ve, mòng và các côn trùng hút
máu từ trâu, bò mang bệnh truyền sang con khỏe. Mùa lây lan phụ thuộc vào
mùa phát triển của các côn trùng truyền bệnh. Ngoài ra còn do kế phát hay bệnh
ghép từ các bệnh khác hay lây qua đường tiêu hóa, phân… của trâu, bò.
- Triệu chứng:
Con vật mệt mỏi, gầy yếu dần, niêm mạc lúc đầu xung huyết sau nhợt
nhạt, sốt cao 40 - 41
0
C, sốt liên tục nhiều ngày, máu loãng các vết chầy xước
14
máu chảy ra không đông được, chảy nước mắt, mắt có nhiều dử đặc như keo,
da khô mốc, sức khỏe yếu dần, giảm nhai lại, vật đái ra huyết sắc tố.
- Điều trị:
+ Azidin: (Pha 1 lọ 2,36 g với 14 ml nước) Tiêm sâu trong bắp thịt
hoặc tiêm chậm và tĩnh mạch 4 ml/ 80 - 100 kg TT, 2 lần/ ngày.
+ Anagin C: Tiêm bắp 5 ml/ 50 - 60 kg TT, 1 lần/ ngày.
Kết hợp sử dụng các thuốc hỗ trợ: trợ tim, nhuận tràng, giảm sốt, thuốc
giải độc, vitamin C, B1, B12…
Hộ lý: Cho vật ốm ở chỗ yên tĩnh, thoáng khí ấm áp, khô sạch, tránh
ruồi muỗi. Không đuổi đi chăn nhiều, cho con vật ăn cỏ tươi, cháo cám, ngô,
thức ăn có nhiều đạm. Nếu bò không chịu ăn phải nhẫn nại và chịu khó đổ
cho ăn. Cho uống đủ nước sạch có pha thêm ít muối.
* Bệnh phát cước trâu bò:

- Nguyên nhân:
Do thời tiết lạnh, chuồng nuôi không được che chắn, ẩm ướt, lầy thụt mất
vệ sinh. Làm chân trâu bò tê cóng, hệ thống mao mạch ở chân bị co lại, gây trở
ngại việc lưu thông máu. Kéo dài dẫn đến hiện tượng phù nề xung quanh móng
chân, cổ chân, bàn chân. Làm cho chân trâu bò đau đớn không đi lại được.
- Triệu chứng:
Vật nuôi chân sưng, biểu hiện đi lại khó khăn, khập khiễng không
vững, có thể 1 chân hoặc cả 4 chân. Quan sát thấy chân trâu bò bị sưng to nếu
không chữa trị kịp thời bị nặng hơn trâu bò có thể bị què.
- Điều trị: Lấy 1 củ riềng giã nhỏ, 1 bát măng chua, mấy quả ớt đun
nóng sau đó lấy nước đó xoa bóp vùng bị sưng, ngày 2 lần.
Hộ lý: Cho con vật ăn đủ dinh dưỡng, giữ gìn vệ sinh chuồng nuôi sạch
sẽ, khô ráo, nên sử dụng chất độn chuồng, tránh để chuồng ẩm ướt, che chắn
ám áp vào những ngày thời tiết lạnh.
1.2.3.5. Công tác khác
- Đỡ đẻ lợn: 8 con
- Thiến lợn đực: 100
- Phẫu thuật hecni ở lợn: 20
15
Bảng 1.1. Kết quả phục vụ sản xuất
STT Nội dung công việc
Số
lượng
(con)
Kết quả (an toàn, khỏi)
Số lượng
(con)
Tỷ lệ(%)
1
Công tác tiêm phòng An toàn

Vắc xin tụ - dấu lợn 350 350 100
Vắc xin Dịch tả lợn 100 100 100
Vắc xin LMLM trâu, bò 20 20 100
Vắc xin Tụ huyết trùng trâu, bò 40 40 100
Vắc xin Dại chó 350 350 100
2
Công tác điều trị Khỏi
Bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò 5 5 100
Bệnh ghẻ trâu, bò 10 10 100
Bệnh KST đường máu trâu, bò 4 4 100
Bệnh phát cước trâu, bò 2 2 100
Bệnh Tiêu chảy lợn 40 40 100
3
Công tác khác An toàn
Đỡ đẻ lợn 8 8 100
Thiến lợn đực 100 100 100
Phẫu thuật hecni ở lợn 20 20 100
1.2.3.6. Một số bài thuốc người dân sử dụng
Bài 1: Bài thuốc chữa tiêu chảy, mất nước - Do ông Trần Hữu Ngật, xóm
Nạ Poọc cho biết.
Nguyên liệu:
+ Là ổi non, búp ổi: 20 - 25 g
+ Lá chè: 20 - 25 g
+ Gừng tươi: 5 g
+ Nước: 1200 ml
Cách pha chế: Rửa sạch, đun sôi, cô đặc còn 600 ml cho gia súc uống
trong ngày.

16
Bài 2: Bài thuốc chữa ngộ độc thuốc trừ sâu

Theo kinh nghiệm, ông Nguyễn Văn Nước xóm Đình: Lá dướng: 1 - 2
kg giã nát, đổ 1000 ml nước vào ngâm 5 phút, vắt lấy nước cho gia súc uống
trong ngày, bã cho gia súc ăn tự do.
Theo kinh nghiệm, bà Lý Thị Đông xóm Đình: Lá đậu ván 1 - 2 kg giã
nát vắt lấy nước cho uống, còn bã cho gia súc ăn tự do trong ngày.
Bài 3: Chữa Hội chứng thấp khớp - Do ông Bùi Văn Xuân, xóm Pải.
Nguyên liệu:
+ Cây vòi voi: 30 g
+ Măng chua: 10 g
+ Ớt: 2 quả
+ Giềng: 10 g
Cách pha chế: Giềng giã nát cho vào nồi nước măng ớt đun sôi 15 phút,
sau đó lấy bã đắp và lấy nước bóp vùng khớp chỗ sưng đau của gia súc.
(Lê Thị Tài và cs, 2006)[9].
Bài 4: Bài thuốc chữa cảm lạnh - Do ông Bùi Văn Quý, xóm Đình.
Nguyên liệu:
+ Bồ công anh
+ Gừng
+ Quế chi
+ Đại bi
Cách pha chế: Các loại cây trên rửa sạch, sắc với nước lượng nước vừa,
cô đặc, bỏ bã, chắt lấy dung dịch. Cho lợn uống: 1ml/ kg TT, ngày uống 2 lần.
Bài 5: Bài thuốc chữa ho - Do bà Nguyễn Minh Xoan, Xóm Đình.
Nguyên liệu:
+ Cây mã đề: 10 g
+ Cam thảo: 2 g
+ Bách bộ: 2 g
+ Sắn dây: 2 g
+ Nước: 200 ml
17

Cách pha chế: Tất cả các cây dược liệu trên rửa sạch, đun sôi và giữ sôi
30 phút. Cho gia súc uống trong ngày. (Nguyễn Quang Tính, 2014)[11]
Bài 6: Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa ở lợn - Do bà Nguyễn Thị Thắm
xóm Tổ cho biết.
Nguyên liệu:
+ Riềng khô: 50 g
+ Quế chi: 20 g
Cách pha chế: Tán thành bột mịn, bảo quản nơi khô ráo. Bột hòa nước
cho uống với liều:
Lợn choai: 10 g/ lần/ con, 2 lần/ ngày.
Lợn con: 2,5 g/ lần/ con, 2 lần/ ngày.
(Nguyễn Thị Tài và cs, 2006)[9].
Bài 7: Bài thuốc chữa viêm phế quản ở người - Do bà Hoàng Thị Ga, xóm Pải
cho biết.
Nguyên liệu:
+ Quế chi
+ Mật ong
+ Dầu phật linh
Cách pha chế: Quế chi cạo sạch lớp vỏ ngoài, sau đó cạo thật mịn lớp
tiếp theo của vỏ quế, lấy khoảng 2 muỗng bột, cho vào chén đổ thêm 1 muỗng
mật ong, 2 - 3 giọt dầu phật linh trộn đều lên, đem hấp cách thủy. Ăn hỗn hợp
trên, ngày 2 lần.
1.3. Kết luận và đề nghị
1.3.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo xã,
cán bộ thú y xã và thầy giáo hướng dẫn tôi đã có điều kiện tiếp xúc với
thực tế sản xuất, củng cố và nâng cao kiến thức đã học ở trường, hiểu biết
thêm về nghề nghiệp của mình, vận dụng những kiến thức đã học vào thực
tiễn sản xuất, rèn luyện cho mình tác phong làm việc. Qua đợt thực tập này,
thấy mình trưởng thành hơn về nhiều mặt, rút được bài học kinh nghiệm bổ

ích về chuyên môn thực tế sản xuất như: Biết thêm một số cây thuốc, bài
18
thuốc dân gian được sử dụng điều trị bệnh cho vật nuôi và cách bào chế cây
thuốc. Thử nghiệm sử dụng thuốc dược liệu trong việc phòng, trị hội chứng
tiêu chảy cho lợn con. Biết cách chẩn đoán một số bệnh thông thường xảy
ra trên đàn lợn, trâu bò.
Qua thực tế làm việc đã giúp tôi mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin vào khả
năng của mình để hoàn thành trong công việc được giao, củng cố thêm lòng
yêu ngành, yêu nghề. Cũng qua quá trình thực tập, thấy mình cần phải cố
gắng, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp đi
trước, kinh nghiệm từ thực tế và kết hợp với lý thuyết đã học ở trường, đồng
thời phải thường xuyên nghiên cứu, tham khảo những tài liệu mới để hiểu biết
thêm về những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Việc đi thực tập tại cơ sở sản xuất
là rất cần thiết đối với bản thân cũng như tất cả sinh viên trước khi tốt nghiệp
ra trường.
1.3.2. Đề nghị
Xã đang thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nên không
tránh khỏi những tồn tại cần phải khắc phục để công tác chăn nuôi của xã đạt
kết quả tốt hơn nữa. Vì vậy tôi xin có một số đề nghị với xã như sau:
- Cần đẩy mạnh hơn nữa việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất tại hộ chăn nuôi.
- Cần thực hiện tốt, triệt để và nghiêm ngặt hơn nữa công tác tiêm phòng
và vệ sinh phòng bệnh. Tăng cường công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia
cầm xung quanh xã để tạo vành đai an toàn dịch.
- Khắc phục ô nhiễm môi trường bằng cách: Xây dựng một quy trình xử lý
nước thải tránh thải trực tiếp xuống ao, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường.
- Cần có nhà mổ, hố chôn xác theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Cán bộ công nhân viên phụ trách vệ sinh chăn nuôi cần thực hiện đúng
quy trình vệ sinh thú y hơn.

×