Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Vọng lư sơn bộc bố dịch nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.53 KB, 10 trang )

Vọng lư sơn bộc bố
Thời kỳ: Thịnh Đường

望廬山瀑布
日照香爐生紫煙,
遙看瀑布掛前川。
飛流直下三千尺,
疑是銀河落九天。
I.

Tác giả
Lí Bạch (701 – 762) là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất
đời Đường.
-

Tự Thái Bạch 太白, hiệu Thanh Liên cư sĩ 青蓮居士, sinh ở
Tứ Xuyên (làng Thanh Liên, huyện Chương Minh, nay là huyện
Miện Dương).
Quê ông ở Cam Túc (huyện Thiên Thuỷ - tức Lũng Tây ngày
xưa).
Lý Bạch xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có.
Khi ông mất, Lý Đăng Dương sưu tầm thơ ông. Theo đó thì
ông làm khoảng 20.000 bài, nhưng ông không để tâm cất giữ nên
nay chỉ còn khoảng 1.800 bài.
Thơ ông viết về mọi đủ mọi đề tài: vịnh cảnh, thưởng hoa, tình
bạn, nỗi khổ đau của người dân, nỗi cay đắng của người vợ trẻ xa
chồng (chinh phụ, thương phụ), của người cung nữ, nỗi cô đơn và
bất lực trước vũ trụ vô cùng vô tận, nỗi cay đắng vì có tài mà không
được dùng... Đề tài nào cũng có những bài tuyệt tác.
-


II.

Giới thiệu tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác:Năm Thiên Bảo thứ 13 (755), ông
quen với Nguỵ Hạo ở Quảng Lăng, hai người cùng xoã tóc đi
thuyền vào sông Tần Hoài. Sau đó đến Tuyên Thành. Tháng 11


năm này có loạn An Lộc Sơn, Lý Bạch liền về Lư Sơn, ở ẩn
tại Bình phong điệp.
Nguyên tác:
望廬山瀑布
日照香爐生紫煙,
遙看瀑布掛前川。
飛流直下三千尺,
疑是銀河落九天。
Bản phiên âm:
Vọng Lư sơn bộc bố
Nhật chiếu hương lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
Dịch nghĩa
Xa ngắm dòng thác Lư Sơn
Mặt trời chiếu xuống núi Hương Lô sinh ra màu khói tía,
Xa trông thác nước như tấm vải treo trước dòng suối
Chảy thẳng như bay xuống từ trên cao ba nghìn thước,
Ngỡ là Ngân Hà rơi khỏi chín tầng mây.
Bản dịch thơ của Tương Như

Xa ngắm thác núi Lư
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này:
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.


III.

Phân tích chữ
日 nhật: mặt trời
照 chiếu: rọi
香 Hương: hương thơm

núi Hương Lô

爐 Lô: sắc đen
生 sinh: sinh ra
紫 tử : đỏ tía
煙 yên : khói
Mặt trời chiếu xuống núi Hương Lô sinh ra màu khói tía
遙 Dao: xa
看 Khan: nhìn
瀑 bộc: thác nước
布 bố : Vải
掛 :quải treo lên
前 tiền: trước
川 xuyên: con sông
Xa trông thác nước như tấm vải treo ở phía trước dòng sông
飛 phi:bay



流 lưu: dòng nước
直 trực: thẳng
下 há: đi xuống
三 tam: 3
千 thiên: một nghìn
尺 xích: thước (Lượng từ, đơn vị/dụng cụ đo chiều dài)
Chảy thẳng như bay xuống từ trên cao ba nghìn thước
疑 nghi: ngỡ
是 thị: là
銀 河 Ngân Hà: Ngân Hà
落 lạc: rơi
九 cửu: 9
天 thiên: tầng mây
Ngỡ là sông Ngân Hà rơi từ chín tầng mây.
IV.

Minh giải bài thơ
1.
Nội dung
Bài thơ miêu tả cảnh thác núi Lư hùng vĩ, tráng lệ, biểu lộ một
tình yêu thiên nhiên, yêu núi sông Tổ quốc.
Núi Hương Lô trong dãy Lư Sơn trùng điệp ở tỉnh Giang Tây,
Trung Quốc. Hương Lô nghĩa đen là lò hương; dáng núi như vậy
nên mới được đặt tên là Hương Lô. Núi cao có mây khói bao


phủ, xa trông như chiếc lò hương thiên tạo khổng lồ. Hương Lô
càng trở nên nổi tiếng nhờ có thác đẹp, nhất là những ngày rực

nắng, trời xanh trong.
Hai câu đầu cho thấy Lí Bạch đứng xa ngắm thác:
日照香爐生紫煙,



遙看瀑布掛前川
(Nhật chiếu hương lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.)
- Sau gần 13 thế kỷ, không biết Lí Bạch đến thăm thác núi Lư vào
buổi sáng hay buổi chiều, chỉ biết đó là một ngày rất đẹp có
“nắng rọi”.
- Ở dây, nhà thơ không tả âm thanh của tiếng thác mà chỉ tả bức
tranh thiên nhiên bằng mắt vì đứng rất xa ngắm thác.
- Nắng chiếu xuống núi, chiếu xuống thác “khói tía bay” mù mịt,
bao phủ một vùng bao la, đứng từ xa tưởng như nhìn thấy
Hương Lô có hàng ngàn vạn mảnh trầm, có muôn triệu cây
hương đốt lên “khói tía bay” trông rất ngoạn mục.
Hình ảnh vừa thực vừa ảo làm hiện lên vẻ đẹp kỳ lạ của thác núi
Lư. Câu thơ đầy màu sắc: màu trắng của thác, màu xanh của núi,
màu vàng của nắng và màu tía của sương khói. Đằng sau câu thơ
người đọc cảm thấy Thi tiên đang đứng lặng trầm ngâm và say sưa
ngắm thác núi Lư.

Thác núi Lư trông xa như dòng sông treo trước mặt:
飛流直下三千尺,
疑是銀河落九天。
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.



-

-

Từ núi cao, thác đổ xuống như “bay thẳng xuống”, tạo thành dòng
trắng xóa “ba nghìn thước”.
Với cảm hứng lãng mạn, nhà thơ đã sáng tạo nên một hình ảnh ẩn dụ để
so sánh thác núi Lư với “dải Ngân Hà tuột khỏi mây”. Một nét vẽ
phóng đại thần tình ca ngợi công trình tráng lệ và kỳ vĩ của tạo hóa.
Nói rằng thơ Lí Bạch tràn đầy hùng tâm và tráng chí là như vậy.
Bài “Xa ngắm thác núi Lư” được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Trí tưởng tượng hiếm có, nét vẽ thậm xưng tráng lệ, cảm hứng lãng
mạn dạt dào  Qua bài thơ, ta thấy rõ hồn thơ Lí Bạch: một tình yêu
lớn đối với thiên nhiên và đất nước.
Nghệ thuật.
Thể loại:Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt,
2.

Nhịp thơ: Bài thơ có nhịp 4/3, lời hàm súc, ý sâu xa.
Bố cục: Khai thừa chuyển hợp có tác dụng chỉ ra mối liên hệ
giữa các phần.
Vọng Lư sơn bộc bố
Nhật
(T
Dao

chiếu
T
khan


hương



B
bộc

B

sinh

tử

yên,

T

B

bố

B
quải

)
xuyên.

B


B

)



T
tam

tiền

(B
Phi

B
lưu

T
rực

T

(B
Nghi
thiên.

B
thị

T


T

B


B
lạc

T

)
cửu

T

B

B

T

T

B

)

(B


Ngân

thiên

xích,

Luật: được bắt đầu từ âm thanh của chữ thứ 2 của câu 1.


-Bài thơ được viết theo luật trắc vì chữ thứ 2 của câu thứ 1 là
thanh trắc “chiếu”(T).
Niêm :
-

Cặp 2 và 3:

Vần :Bài thơ hiệp vần ở các câu 1,2 và 4 “yên”, “xuyên”và
“thiên”.

Đối thanh :
-câu 1 và câu 2 đối thanh với nhau ở chữ thứ 1,2,3, 4, 5, 6
-câu 3 và câu 4 đói thanh với nhau ở cá chữ 2,3, 4, 5, 6, 7
Câu thơ thứ nhất
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
Đây là một câu thơ tả cảnh, giản dị về ngữ pháp. Thủ pháp đầu tiên
dễ nhận ra ở câu thơ này là tác giả sử dụng nghĩa của địa danh Hương Lô
để tạo dựng ý thơ
tác giả thực sự tài tình khi đã khéo kết hợp hình ảnh đa dạng trong
một câu thơ bảy chữ súc tích: vĩnh hằng của mặt trời (nhật), cái ổn định
bất biến của núi (Hương Lô), cái lung linh, khả động khả biến của sưong

khói (yên), kết hợp với ánh sáng (chiếu), với màu sắc (tử), với sự chuyển
hóa (sinh), làm cho câu thơ đẹp một cách vừa dồn nén vừa huy hoàng. 
như một ngôi bàn thờ kì vĩ giữa vũ trụ đang ngào ngạt khói hương, cảm
giác của niềm thành kính thiêng liêng
Về câu thơ thứ hai
Dao khan Bộc Bố quải tiền xuyên
Phi lưu trực há tam thiên xích.


Câu thơ thứ ba đưa bài thơ trở lại trạng thái động nhưng với một
cường độ tăng đột khởi. Phi lưu: tuôn xuống như bay, chảy như bay. Phải
cộng cả hai động từ lại để nói lên tốc độ, năng lượng kì diệu của dòng
thác. Hướng đổ là thẳng xuống (trực há). Chảy thẳng từ một độ cao vòi
vọi, chóng mặt: tam thiên xích (ba ngàn thước). Độ cao này có thể vừa
thực vừa ảo. Đời Đường dùng thước có độ dài là 31,1cm. Ba ngàn thước là
gần 1km cao. Đứng mà ngắm thì quả là như tuôn từ trời cao xuống vậy.
Dẫu độ cao này là tượng trưng đi nữa nhưng nhà thơ đã diễn đạt nó bằng
số từ cọng đại lượng đo lường tạo cảm giác cụ thể, có thật, khả tin. Ấy vậy
mà:
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
Ngỡ là sông Ngân Hà tuột khỏi chín từng mây rớt xuống nơi này.
Tác giả bị khuất phục tiếp nhận dòng thác trong một trạng thái đầy
nghi ngờ như là dải Ngân Hà, dòng sông tưởng tượng của huyền thoại
đang hiện hữu tức khắc ở chốn trần gian. Thác Bộc Bố có thật đã được
huyền thoại hóa. Tầm vóc hoành tráng của nó ngang tầm với vũ trụ. Đó là
điều mà tâm hồn lãng mạn đến thần tiên của Lí Bạch đã sáng tạo và để lại
cho chúng ta ngày nay.
V. So

sánh nguyên tác và bản dịch thơ của bài VỌNG LƯ SƠN BỘC BỐ.


Nguyên tác:

Bản dịch thơ:

Nhật chiếu hương lô sinh tử yên, Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên. Xa trông dòng thác trước sông này.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Nghi thị Ngân hà lạc cửu thiên.
Tưởng dải Ngân Hà tuộc khỏi mây.


Câu đầu Tương Như dịch “nắng rọi Hương Lô khói tía bay” ( cấu
trúc động tân: “sinh tử yên” chuyển thành cấu trúc chủ động: “khói tía
bay” ), khiến người đọc dễ tưởng ra hai cảnh khác nhau. Bản dịch không
thể hiện được nghĩa của chữ “sinh” nên khó diễn đạt được làn khói tía
huyền ảo kia là do mặt trời chiếu trên đỉnh Hương Lô cao nhất dãy Lư Sơn
khiến cho mây mù bao quanh cái lư hương ấy (núi đỉnh tròn, hình dạng
giống lư hương) phát ra làn khói màu tím. Có hình dung được điều này
mới thấy được độ cao của ngọn núi nơi thác nước đổ xuống.
Câu thứ hai của nguyên tác là “Dao khan bộc bố quải tiền xuyên”,
ngoài cách hiểu như ở bản dịch nghĩa đã nêu “Xa trông dòng thác trước
sông này”, còn có một cách hiểu khác là: đứng từ xa nhìn thác nước treo
trên dòng sông phía trước (dòng sông là vị trí mà thác đổ xuống).
Như vậy hiểu theo cách thứ nhất là hợp lí hơn, cách hiểu thứ hai là
bình thường, không thể hiện được thủ pháp miêu tả thác nước của Lý
Bạch. Ở đây nhà thơ đã lạ hóa cú pháp, tỉnh lược đi từ so sánh “như”, chỉ
để lại hai đối tượng so sánh là thác nước và dòng sông. Lấy chiều dài của
dòng sông treo trên cao để tả chiều cao của thác nước, đó mới là miêu tả.

Bản thân Lý Bạch cũng đã có lần nói đến dòng sông từ trên trời đổ xuống:
“Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai” (bài Tương tiến tửu).
Cách hiểu thứ hai như bản dịch nghĩa đã nêu là: Xa nhìn dòng thác
treo trên dòng sông phía trước. Câu thơ dịch của Tương Như là theo cách
hiểu thứ hai, mặc dù diễn đạt cũng chưa rõ (“trước sông” tức là thác đổ
xuống phía trước con sông hay con sông phía trước?) Dù nói là hiểu theo
cách thứ hai thì bản dịch của Tương Như vẫn không thành công, bởi đã
đánh mất một chữ quan trọng nhất của câu thơ nguyên tác là chữ “quải”
(treo). Chính từ này là tâm điểm thể hiện vẻ đẹp sống động và kì vĩ của
thác nước Lư Sơn - treo lơ lửng giữa khoảng không vời vợi bao la. Chữ
“quải” cộng với “tử yên”- khói tía phát sinh từ mây mù trên đỉnh núi cao
khiến cho dòng thác mang vẻ đẹp của tiên cảnh: hùng vĩ một cách huyền
bí, lãng mạn. Không có chữ “quải”(treo) ấy thì thác Lư Sơn cũng chỉ là


một thác nước bình thường với vẻ đẹp trần tục, khiến bài thơ mất đi cảm
quan vũ trụ cao rộng.
Câu thơ cuối dịch từ “cửu thiên” bằng một chữ “mây”, một lần nữa
lại không đạt ý nguyên tác. Phải là sông Ngân rơi xuống từ chín tầng trời
cao thì mới có thể so sánh với thác nước Lư Sơn. Chính vì bản dịch thơ
không lột tả hết được vẻ đẹp của thác Lư Sơn trong nguyên tác, nên cũng
không thể hiện được con người Lý Bạch, phong cách Lý Bạch ẩn trong bài
thơ.
Với tư duy nghệ thuật “thiên nhân hợp nhất” – con người hợp nhất
với thiên nhiên, Lý Bạch đã hòa cái chủ thể của mình vào cái khách thể là
thác nước Lư Sơn, khiến cho ở một khoảnh khắc nào đó ta không còn
phân biệt được đâu là Lư Sơn, đâu là Lý Bạch nữa.
Thác nước đã lên tiếng nói hộ tâm trạng con người. Ở đây, bức tranh
thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ mang vẻ đẹp của cõi tiên đã đối lập với không
gian thực tại: quan trường gò bó. Qua đó trước hết là sự thể hiện bản ngã,

khẳng định tính cách khoáng đạt tự do, lí tưởng cao đẹp của nhà thơ. Ở
tầng sâu hơn, nó còn là sự tiếp thu quan niệm của Đạo gia: vẻ đẹp vĩnh
hằng của thiên nhiên tượng trưng cho một giá trị cao cả vượt lên khỏi đời
sống nhân sinh, vượt lên những giá trị trước mắt của danh lợi chốn quan
trường mà Lý Bạch đã từ bỏ.
Những điều này bản dịch thơ của Tương Như chưa thể hiện được, và
cũng không chuyển đạt được cái phong cách thơ bay bổng lãng mạn “thiên
mã hành không” – như ngựa trời bay giữa không trung - của “thi tiên” Lý
Bạch.



×