Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bài giảng điện tử trong quá trình dạy học môn ngữ văn ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.1 KB, 41 trang )

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG QUÁ TRÌNH
DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trong hoàn cảnh toàn ngành Giáo dục - Đào tạo đang nỗ lực đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động của học sinh
thì người giáo viên cũng phải trăn trở để tìm cho mình một phương
pháp dạy học với tinh thần chung ấy.
Giảng dạy mọi bộ môn khoa học nói chung và giảng dạy môn Ngữ
văn trong trường THCS nói riêng luôn đòi hỏi người giáo viên phải
tìm tòi, sáng tạo để có phương pháp thích hợp giảng dạy và mang lại


hiệu quả cao nhất. Sở dĩ như vậy là vì phương pháp giảng dạy có ý
nghĩa quyết định đối với chất lượng một giờ dạy. Có thể nói, cùng
một nội dung chương trình nhưng phương pháp giảng dạy của giáo
viên khác nhau thì mức độ hiểu bài của học sinh cũng khác nhau.
mặt khác đối tượng giảng dạy là những con người cụ thể, nội dung
kiến thức cần giảng dạy thuộc những bộ môn khoa học khác nhau.
Vì vậy, người dạy học phải làm sao có được phương pháp phù hợp
nhất để chuyển tải đúng đắn chân lý khoa học vào đối tượng giảng
dạy để đối tượng có thể hiểu đúng đắn và sâu sắc nội dung tri thức
đó và vận dụng vào cuộc sống của mình.
Môn ngữ văn trong nhà trường vừa là một môn học nghệ thuật, vừa
là môn học công cụ. Dạy - học tác phẩm văn chương trong nhà

trường có nhiệm vụ nâng cao
chất lượng cho người học, làm phong phú hơn về văn hoá, về tâm


hồn và phát triển nhân cách của người học. Dạy học tác phẩm văn
chương trong nhà trường là hướng dẫn sự tiếp nhận của tác phẩm,
làm cho văn bản ngôn từ sống lại trong học sinh, giúp các em nhận


ra điều mà tác giả muốn đối thoại với người đời. Từ sự nhận thức




đó, các em đi đến sự tự ý thức, tự điều chỉnh mình trong cuộc sống.
Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi luôn tìm cách cải tiến phương
pháp giảng dạy đối với từng loại kiến thức, từng bài dạy cụ thể để
mỗi giờ dạy từ chỗ học
sinh ít chú ý nghe giảng trở nên sin

động, hấp dẫn hơn với các

em.Đặc biệt trong những năm gần đây với chủ trương của ngành
giáo dục là đẩy mạnh công nghệ thông tin vào trường học, công nghệ t
hông tin đã góp phần hiện đại hoá phương tiện, thiết bị dạy học g

óp phần đổi mới phương pháp dạy học thì mỗi giáo viên cũng cần phải n
ỗ lực hơn để có thể theo kịp tốc độ phát triển của thời đại. Nh
ờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quá trình dạy học đã sử
dụng những phương tiện dạy học sau: Phim chiếu để giảng bài với đ
èn chiếu Overhead, Phần mềm hỗ trợ bài giảng, minh hoạ trên lớp với
LCD-projector (Máy chiếu tinh thể lỏng), phần mềm dạy học giúp
học sinh trên lớp và ở nhà, công nghệ kiểm tra, đánh giá bằng trắc
nghiệm trên máy tính, sử dụng mạng Internet để dạy học và đặc biệt
là sử dụng bài giảng điện tử. Tất nhiên trong quá trình sử dụng các
phương tiện dạy học hiện đại giáo viên và học sinh gặp không ít cá
c khó khăn. Vậy làm thế nào để việc sử dụng công nghệ thông tin
vào các tiết học cho có h

ệu quả là một vấn đề không nhỏ và được sự quan tâm của nhiều người.
Trong quá trình sử dụng công nghệ thông tin nói chung bản thân tôi
ũng đã cố gắng, nỗ lực rất nhiều. Quá trình giảng dạy, sử dụng giá
o án điện tử cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng tôi ý thức được rằng k
hông thể không có giải pháp tốt, bởi vì xã hội ngày càng phát triển
ếu mình không cố gắng thì sẽ tự đào thải mình. Vì lý do đó mà trong
thực tế tôi đã học hỏi những người xung quanh, bạn bè, tìm tòi sách


vở, tài liệu, nghiên cứu thông qua mạng Internet để tìm ra giải pháp
tốt nhất áp dụng cho từng bài dạy một cách có hiệu quả và qua mỗi
lần sử dụng để rút ra được một số kinh nghiệm. Bài viết này tôi cũng

mạnh dạn đưa ra một ý kiến: "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng bài giảng điện tử trong quá trình dạy học môn Ngữ văn ở
trường THCS".
2. Thực trạng khi chưa sử dụng giáo án điện tử.
Từ trước tới nay, việc dạy văn của chúng ta mặc dù có cải tiến liên
tục, có phát triển, có hoàn thiện không ngừng, nhằm làm cho giờ văn
hay hơn, thiết thực hơn, giàu hơi thở và mạch nhịp của cuộc sống
hơn, nhưng tất cả vẫn diễn ra trong khuôn khổ của lối "giảng văn",
thầy giảng - trò nghe, học sinh tiếp thu bài giảng một cách thụ động.
Trong lúc đó qua những kết quả nghiên cứu tâm sinh lý của học sinh
và điều tra xã hội học gần đây cho thấy thanh, thiếu niên có những
thay đổi trong sự phát triển tâm sinh lý, đó là sự thay đổi có gia tốc.

Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong
bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, học sinh được tiếp thu nhiều
nguồn đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết
nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi
trước đây. Trong học tập họ không thoả mãn với vai trò của người
tiếp thu thụ động, không chấp nhận các giải pháp có sẵn nên học
sinh có chiều hướng không thích học môn văn. Đây là một thực tế
được thể hiện qua việc học sinh không có hứng thú gì khi học môn
văn, uể oải, không tập trung, không nhớ, không thuộc thơ, văn; khi
làm bài viết thì không có cảm xúc, điểm thấp...
Đối với giáo viên thì sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống



một cách khuôn sáo và cứng nhắc, trong một giờ học thì hoạt động
của giáo viên là chủ yếu. Bên cạnh đó giáo viên lại không có bất kỳ
một dụng cụ trực quan hay thiết bị hỗ trợ cho giảng dạy nào cả nên
gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển tải nội dung bài giảng . Ví
dụ khi giảng về tác giả, tác phẩm, minh hoạ cụ thể cho một hình
tượng nhân vật hay các chi tiết nghệ thuật, các giai đoạn lịch sử văn
học, các đoạn tả cảnh thiên nhiên... không có tranh, ảnh hoặc video
clíp để minh hoạ.
Thực trạng trên đã đặt ra nhiệm vụ cho giáo viên dạy văn ở các
trường trung học là phải tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học
văn, phát huy tính tích cực chủ động của các em nhằm nâng cao

chất lượng giờ học văn. vấn đề dạy học bây giờ điều quan trọng
không chỉ ở chỗ đưa ra kết luận mà chủ yếu là tìm ra con đường đi
đến kết luận. Đối với môn ngữ văn, một môn học đồng thời là một
môn nghệ thuật thì điều quan trọng không chỉ là ý thức được tác
động nghệ thuật mà là giao tiếp hiệu quả với nghệ thuật. Điều đó chỉ
có thể thực hiện được trong điều kiện người giáo viên tôn trọng học
sinh như một bạn đọc, coi học sinh là một chủ thể cảm thụ tác phẩm
trong giờ học, giáo viên chỉ khơi gợi cho các em, đưa các em vào thế
giới nghệ thuật của nhà văn để các em tự cảm thụ và hình thành
nhân cách. Một trong những phương pháp sử dụng mang lại hiệu
quả chính là việc áp dụng công nghệ thông tin nói chung và bài giảng
điện tử nói riêng vào quá trình dạy học môn ngữ văn.

II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Cơ sở xuất phát các biện pháp giải quyết vấn đề:
Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng đổi mới


phương pháp dạy học ở trường THCS hiện nay, trong đó sử dụng
bài giảng điện tử đang được các giáo viên quan tâm nhiều. Mỗi giáo
viên cần chọn các tiết học sao cho nếu giảng dạy bằng bài giảng
điện tử thì sẽ tận dụng được tính tối đa ưu việt của máy tính về
phương diện cung cấp thông tin cho người học, tính hấp dẫn của bài
giảng, có hiệu quả hơn bài giảng truyền thống. Việc sử dụng giáo án
điện tử để dạy học cần phải đạt được mục tiêu của bài học.

2. Tính ưu việt được thể hiện:
a. Ưu điểm:
- Các hiệu ứng, màu sắc, kiểu chữ... rất tiện lợi cho việc xử lý bài
giảng một cách linh hoạt, hấp dẫn và sư phạm.
- Khả năng sử dụng có hiệu quả các hình ảnh, phim, các tư liệu dạy
học nhanh chóng và chất lượng.
- Tiết kiệm nhiều thời gian viết vẽ trên lớp.
- Thuận lợi cho việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.
- Thiết kế màn hình đẹp, đa dạng.
- Đã sử dụng nhiều phần mềm chuyên dụng lồng ghép phim ảnh
minh họa.
- Chịu khó thu thập tài liệu cho môn học.

- Giáo viên chuẩn bị bài dạy một lần thì có thể sử dụng nhiều lần.
- Các phương tiện dạy học hiện đại sẽ tạo ra khả năng để giáo viên
trình bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với
sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại.
- Các phương tiện sẽ hỗ trợ, chuẩn hoá các bài giảng mẫu, đặc biệt
đối với những phần khó giảng, những khái niệm phức tạp.
b. Hạn chế khi sử dụng giáo án điện tử:


- Khi thiết kế giáo án điện tử giáo viên sử dụng màn hình chưa thật
hợp lí trong việc bố trí chữ (viết quá nhiều hoặc viết quá ít - phải lật
trang liên tục), kích cỡ chữ.

- Nội dung viết cũng như tính nhất quán trong trình bày chưa phù
hợp (đâu là nội dung cho học sinh ghi chép, đâu là điều khiển của
giáo viên...).
- Còn lạm dụng các hiệu ứng làm học sinh mất tập trung vào bài
giảng.
- Lạm dụng màu sắc, âm thanh, kênh hình hoặc sử dụng chúng
không hợp lí.
Để xây dựng và sử dụng có hiệu quả giáo án điện tử khi dạy môn
ngữ văn, bài viết đề xuất một biện pháp sau:
3. Nguyên tắc trong thiết kế các trang trình chiếu của giáo án
điện tử.
3.1. Chọn màu sắc:

Để sử dụng những trang trình chiếu thu hút và ấn tượng, ngoài nội
dung khoa học ra, chúng ta phải biết sử dụng màu sắc hợp lí: chọn
màu, phối màu giữa nền và chữ, phối màu giữa các dòng văn bản.
Mỗi màu nền mang ý nghĩa riêng của nội dung và đối tượng học sinh.
Màu chữ và hình sẽ là công cụ đắc lực phục vụ bài giảng. Việc phân
phối màu hợp lí sẽ làm cho bài giảng trở nên hấp dẫn hơn. Chẳng
hạn như một bài giảng cần dùng một màu chính xuyên suốt cho nội
dung của bài giảng, một vài màu nổi hơn cho các đề mục và một
màu khác để làm nổi bật các ý
quan trọng. Chú ý các đề mục có vai trò ngang nhau thì phải có màu
giống nhau (cỡ chữ, kiểu chữ cùng nhau). Thông thường, nên dùng



màu đỏ để làm nổi bật các ý quan trọng (nhưng không để trên nền
xanh và tím).
3.2. Chữ viết trong trang bài giảng.
Chữ viết trong trang bài giảng thường dùng Times New roman và
Arial (hoặc tuỳ sở thích của người thiết kế). Cỡ chữ khi lên màn hình
cần phải đảm bảo để học sinh ngồi ở dưới hàng ghế cuối cùng cũng
đọc hết chữ.
3.3. Việc sử dụng các hiệu ứng (Effect) trên trang trình chiếu.
Đặc sắc của bài giảng điện tử là sự phong phú của các hiệu ứng
(các kiểu cho xuất hiện trang trình chiếu - Animation Schemes, các
kiểu xuất hiện chữ, hình - Custom Animation...). Song sử dụng chúng

cũng tuỳ trường hợp, nhất là các kiểu xuất hiện chữ.
Đối với bài giảng điện tử cần hạn chế sử dụng các hiệu ứng quay
lộn, bay nhảy vì chúng không thích hợp trong giờ học, làm phân tán
sự chú ý đối với học sinh. Cho nên sử dụng các Effect vừa phải đảm
bảo ở mức đủ sinh động. Nên chọn một số kiểu xuất hiện của màn
hình phù hợp, mỗi bài giảng chỉ nên dùng một kiểu thống nhất. Kiểu
xuất hiện của chữ nên sử dụng hạn chế ở một vài Effect như: Box,
Diamond, Rese...Chú ý cho thực hiện nhanh để không mất thời gian
và nhàm chán.
3.4. Sử dụng kết hợp các hoạt động và minh hoạ.
Đây cũng là một ưu thế tuyệt đối của bài giảng điện tử mà chiếc
bảng thông thường không thể làm được. Nhất là đối với những bài

sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần mở rộng
các nội dung ra thực tế bằng hình ảnh phim, các phần mềm mô
phỏng. Cần cập nhập thông tin, chèn các câu hỏi, hướng dẫn thảo
luận trong khi vẫn để nội dung bài giảng trên màn hình để tiếp tục bài


dạy.
Một số tư liệu không chiếm đầy trang bài giảng như một hình vẽ, một
trích dẫn, một câu hỏi, một yêu cầu học sinh làm việc, (trao đổi nhóm
về một nội dung nào đó...), ta có thể không cần dùng liên kết mà
chèn trực tiếp rồi dùng các hiệu ứng
xuất hiện khi cần và thoát khi đã dùng xong. Việc làm này dễ thực

hiện và khi trình chiếu thì làm cho màn hình sinh động, tập trung sự
chú ý của học sinh.
3.5. Khai thác kênh hình trong dạy học Ngữ văn.
a. Ý nghĩa của việc sử dụng công nghệ thông tin để khai thác kênh
hình trong dạy học môn Ngữ văn.
Kênh hình được sử dụng trong dạy học môn Ngữ văn chủ yếu là do
giáo viên khai thác từ các nguồn tư liệu trên mạng, trong sách báo
hoặc đôi khi do chính họ tự thiết kế (vẽ tranh ảnh minh hoạ về các
nhân vật, các tình huống của một tác phẩm).
Việc sử dụng công nghệ thông tin để khai thác tình hình (gồm tranh
ảnh và video clip) ở mỗi giờ học môn Ngữ văn có ý nghĩa nhất định
trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao hiệu quả giờ

học.
Đối với bộ môn Văn, do đặc thù là môn học đòi hỏi học sinh phải có
khả năng tiếp nhận tri thức bằng chính sự mẫn cảm của đời sống
tâm hồn nên nhiều giáo viên còn e ngại sử dụng công nghệ thông tin
để giảng dạy và cho rằng không nhất thiết phải cần đến sự hỗ trợ
của đồ dùng trực quan (tranh ảnh, video clip) mới có được một giờ
văn thành công.
Đặt trong các khía cạnh cần khai thác của một tác phẩm như: Bối


cảnh lịch sử - xã hội, đời sống văn hoá của một giai đoạn văn học,
phong tục, tập quán của dân tộc, cảnh vật thiên nhiên đất nước...Nếu

được tái hiện lại qua các hình ảnh, âm thanh, đoạn phim một cách
hợp lí và đúng lúc, chắc chắn sẽ làm giờ giảng sinh động hơn, thu
hút sự chú ý của học sinh và giúp các em tốt hơn trong quá trình tiếp
nhận kiến thức. Vẫn biết, văn chương vốn thuộc về đời sống tâm hồn
thì chỉ có thể cảm nhận nó bằng chính tâm hồn của người học.
Nhưng, nếu chúng ta biết cách sử dụng công nghệ thông tin có hiệu
quả thì dù có sự xuất hiện của máy móc và trang thiết bị hiện đại vẫn
không thể làm "xơ cứng" đời sống tâm hồn của người học văn.
b. Khai thác kênh hình trong dạy Văn ở trường THCS.
Kênh hình của bộ môn Văn không sẵn có, không cố định như những
bộ môn Lịch sử, Địa lý; vì thế, giáo viên Văn nếu muốn đưa kênh
hình vào bài giảng buộc phải tự kiếm tìm và khai thác qua mạng, qua

sách báo. Cách khai thác và sử dụng kênh hình của họ cũng không
giống nhau do ý tưởng bài giảng của mỗi người mỗi khác, do vậy, có
sự đòi hỏi cao ở giáo viên sự chịu khó, khả năng đầu tư về chuyên
môn và một niềm say mê trong đổi mới phương pháp dạy học.
Chương trình Ngữ văn ở trường THCS bao gồm các phân môn: Văn
học, Tiếng Việt, Tập làm văn . Kênh hình được khai thác và sử dụng
nhiều nhất ở phân môn Văn học do đặc thù của phân môn này là học
những kiền thức về lịch sử văn học, tác giả, tác phẩm nên dễ dàng
hơn trong quá trình kiếm tìm và khai thác nguồn kênh học. Tuy nhiên,
trong phân môn này, không phải bài học nào cũng có thể khai thác
và sử dụng hiệu quả kênh hình; do đó, giáo viên cần có sự lựa chọn
bài học cho phù hợp trước khi có ý định khai thác và sử dụng kênh



hình.
Phân môn Văn học trong chương trình THCS là "tổng thể" kiến thức
về Văn học của cả 4 năm THCS, phân bố đều ở các giai đoạn khác
nhau của tiến trình lịch sử văn học. Qua quá trình giảng dạy và trên
cơ sở nguồn tư liệu có khả năng đưa vào sử dụng được trên giờ
giảng, chúng tôi nhận thấy giáo viên có thể khai thác kênh hình trong
giảng dạy phân môn Văn học ở trường THCS từ các nguồn sau:
- Sử dụng băng tư liệu để minh họa tác phẩm bằng giọng đọc, giọng
ngâm, lời hát của các nghệ sĩ khi giảng dạy các tác phẩm Văn học
dân gian , tác phẩm Văn học trung đại , các tác phẩm Văn học hiện

đại.
- Sử dụng các video clip vốn là các tác phẩm đã chuyển thể thành
sân khấu hoặc kịch bản phim để tóm tắt tác phẩm hoặc minh hoạ cho
các đoạn trích được học hoặc các đoạn viđeo clip có hình ảnh, nội
dung minh hoạ cho bài giảng ( Trình chiếu trích đoạn vở "Quan âm
Thị Kính" khi dạy bài "Quan âm Thị Kính", trình chiếu cảnh động
Phong Nha khi giảng bài "Động Phong Nha", trình chiếu cảnh các cô
gái thanh niên mở đường trong phim tư liệu để giảng bài "Những
ngôi sao xa xôi",
trình chiếu cảnh hát ca Huế để dạy bài "Ca Huế trên sông Hương",
trình chiếu cảnh sông nước Cà Mau khi dạy bài "Sông nước Cà
Mau"...Đặc biệt khi dạy bài "Thuyết minh về một danh lam thắng

cảnh", "Thuyết minh về một phương pháp" thì càng cần dùng đến
các viđeo clip có nội dung liên quan đến bài dạy để học sinh cảm
nhận được bằng hình ảnh trực quan sinh đông về đối tượng mình
đang tìm hiểu thì quá trình tiếp thu bài sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều


vì đây là những tiết tập làm văn vốn rất khô khan và khó dạy).
- Sử dụng tranh ảnh để giới thiệu trực tiếp với học sinh về tác giả
(ảnh của một số tác giả được học), tác phẩm ( ảnh bìa của một tác
phẩm văn học) hoặc để minh hoạ cụ thể cho các hình tượng nhân
vật (ảnh Bác khi dạy bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ" hoặc bài
"Đêm nay Bác không ngủ"), các chi tiết nghệ thuật, các giai đoạn lịch

sử văn học, các đoạn tả cảnh thiên nhiên trong các tác phẩm được
học (ảnh bình minh lên trên biển, ảnh chợ cá ven biển... khi dạy bài
"Quê hương "... )
4. Các bước khi sử dụng công nghệ thông tin để khai thác kênh
hình trong dạy học ở trường THCS:
4.1 Chuẩn bị trước khi lên lớp:
Giáo viên nhất thiết phải nghiên cứu kĩ tác phẩm, nắm bắt nội dung
tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời, xác định mình
cần truyền đạt những kiến thức cần tới học sinh. Sau đó, họ cần xây
dựng ý tưởng cho toàn bài giảng và từng tiết giảng - một khâu quan
trọng quyết định sự thành bại của một giờ dạy học Văn. Bởi, nếu
không có ý tưởng cụ thể, phù hợp thì học sinh rất khó tiếp nhận môn

Văn, giáo viên cũng rất khó để truyền đạt nội dung của bài học mà
không làm mất đi "chất văn" của một giờ học văn.
Từ ý tưởng của bài giảng đã được xây dựng, giáo viên dự kiến sử
dụng nguồn kênh hình tương ứng để phục vụ cho ý tưởng của mình
nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Khả năng khai thác và sử dụng kênh
hình của mỗi giáo viên khác nhau có thể đem đến kết quả dạy học
khác nhau. Ví dụ cùng dạy một tác phẩm nhưng giáo viên nào
đầu tư và sử dụng kênh hình hợp lí, phù hợp với nội dung truyền đạt


thì chắc chắn giờ dạy của họ sẽ thành công hơn. Khi đã dự kiến
được nguồn kênh hình, giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để

thiết kế kênh hình trên máy tính, tập trình chiếu và khai thác thử
thông tin qua các câu hỏi liên quan đến kênh hình.
Quá trình sử dụng công nghệ thông tin trong khai thác kênh hình cần
lưu ý: không được dùng kênh hình để làm mất đi đặc thù của bộ môn
Văn. Các hình ảnh phải đảm bảo các tiêu chí: không lạm dụng kĩ
thuật để tạo các hình ảnh có màu sắc loè loẹt, uốn lượn, bay nhảy
cầu kì, mà phải được chọn lọc kĩ, mang tính điển hình cho ý tưởng
mà giáo viên cần thể hiện trong bài giảng, tạo hứng thú học tập cho
học sinh và có giá trị thẩm mĩ cao.
4.2 Sử dụng trên lớp:
Đây là công đoạn giáo viên trình bày lại toàn bộ bài giảng điện tử có
ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác kênh hình gồm các thao

tác:
- Trình chiếu kênh hình lên màn hình lớn cho học sinh quan sát. Giáo
viên có thể dừng lại lâu hơn ở những kênh hình có liên quan tới việc
gợi mở các kiến thức quan trọng nhằm giúp các em khắc sâu và ghi
nhớ tốt hơn.

Ví dụ: Trong một số bài dạy ở ngữ văn THCS, giáo viên có thể sử
dụng một số kênh hình để minh hoạ như


Hình ảnh cầu Long Biên sẽ được trình chiếu trong bài cầu Long Biên
chứng nhân lịch sử - Ngữ văn 6


Hình ảnh ông đồ này sẽ được trình chiếu khi dạy bài "Ông đồ" của Vũ Đình
Liên- Ngữ văn 8 , để qua bức ảnh này học sinh có thể hiểu hơn về Ông đồ
của ngày xưa và ý nghĩa của tác phẩm


Đây là những bức ảnh được trình chiếu khi dạy bài thuyết minh về
chiếc nón lá Việt Nam- Ngữ văn 8

Đây là những bức ảnh được trình chiếu khi dạy bài thuyết minh về
sự vật, đồ dùng- Ngữ văn 8




Bốn bức ảnh này được trình chiếu khi dạy bài "Quê hương" của
Tế Hanh- Ngữ văn 8


Bốn bức ảnh này được trình chiếu khi dạy bài "Nói với con" của Y Phương- Ngữ văn 9






Hình ảnh này được trình chiếu khi dạy bài "Viếng lăng Bác” của Viễn
Phương - Ngữ văn 9



×