Học phần: Giáo dục môi trường
Đề tài: Xây dựng mô hình khu dân cư, làng, xã tự quản bảo vệ môi trường
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phát triển kinh tế - xã hội gắn kết với bảo vệ môi trường là mục tiêu và
cũng là hướng cơ bản để đạt tới sự phát triển bền vững. Thật khó có thể dùng
một thước đo hay một công cụ nào khác để đo đếm sự hơn kém về tầm quan
trọng giữa môi trường và phát triển. Do đó không thể có sự đánh đổi của môi
trường cho phát triển hay ngược lại. Bảo vệ môi trường theo đó trở thành một
vấn đề mang tính tất yếu khách quan trong thời đại phát triển ngày nay. Việt
Nam đang trên con đường phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh sự
cần thiết của công tác bảo vệ môi trường, coi đó là công việc mang tính thường
xuyên, cấp bách của toàn xã hội.
Khoảng 2 thập kỉ gần đây, phát triển bền vững được đặt ra như là một yêu
cầu không thể thiếu của quá trình phát triển trên toàn thế giới cũng như mỗi quốc
gia, một xu thế tất yếu mà cộng đồng quốc tế cần hướng tới. Hàng loạt vấn đề
môi trường toàn cầu đã và đang ngày càng trở nên bức xúc như việc trái đất nóng
dần lên, thiên tai triền miên, thủng tầng ozon, suy giảm đa dạng sinh học. Sớm
nhận thức được sự cần thiết của bảo vệ môi trường Đảng và Nhà nước ta đã xác
định quan điểm chủ đạo của chiến lược phát triển của đất nước là phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng
xã hội và bảo vệ môi trường. Một trong các biện pháp hiệu quả và đi đầu trong
công tác bảo vệ môi trường là việc nâng cao ý thức cộng đồng. Như Đảng và
Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân,
do đó muốn bảo vệ môi trường thì đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa dân và chính
quyền. Việc Xây dựng mô hình khu dân cƣ, làng, xã tự quản bảo vệ môi
trƣờng sẽ là một chìa khóa cho sự thành công trong công tác bảo vệ môi trường.
II. Mục tiêu: Mục tiêu của đề tài là xây dựng mô hình khu dân cư, làng, xã tự
quản bảo vệ môi trường để từ đó góp phần đưa công tác quản lý môi trường cho
cộng đồng dân cư ngày càng đi vào nề nếp và hiệu quả hơn.
1|15
GVHD: Đậu Thị Hòa
SVTH: Trần Văn Hùng
Học phần: Giáo dục môi trường
Đề tài: Xây dựng mô hình khu dân cư, làng, xã tự quản bảo vệ môi trường
B.NỘI DUNG
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
I. GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN
I.1. Môi trƣờng
Nhiều học giả đưa ra định nghĩa khác nhau về môi trường. Sau đây là một
số định nghĩa:
- Môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay
một sinh vật tồn tại, phát triển, trong quan hệ với con người, với sinh vật
ấy(Hoàng Phê. Từ điển Tiếng Việt, 1998)
- Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô
sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh
vật.
- Sau Hội nghị Stockholm, năm 1972 đến nay, định nghĩa được dùng phổ biến là:
“Môi trường là khung cảnh tự nhiên, là khu nhà chung của giới sinh vật, là nơi
con người sinh sống, lao động, nghỉ ngơi và giải trí, là nơi hình thành và tích lũy
nguồn tài nguyên thiên nhiên”.
- Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (29/11/2005), đã quy định: “Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên, yếu tố vật chất nhân tạo. quan hệ mật thiết
với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại
và phát triển của con người và thiên nhiên”. (Điều 1)
Như vậy, môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con
người có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống
của con người như: không khí, nước, đất, sinh vật, xã hội loài người. Môi trường
2|15
GVHD: Đậu Thị Hòa
SVTH: Trần Văn Hùng
Học phần: Giáo dục môi trường
Đề tài: Xây dựng mô hình khu dân cư, làng, xã tự quản bảo vệ môi trường
sống của con người, theo chức năng được chia làm ba loại: môi trường tự nhiên,
môi trường xã hội, môi trường nhân tạo.
I.2. Xã hội hóa về bảo về môi trƣờng
Trong những năm 90 đến nay Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều văn bản để
thực hiện chủ trương XHH các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số
41 về bảo về môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Trong đó nhấn mạnh XHH là một trong những giải pháp chính để giải
quyết vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay. Qua đó XHH BVMT được nhìn nhận
với các nội dung sau:
- Là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào
BVMT.
- Là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với tạo lập
và thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện, BVMT.
- Là đa dạng hóa các hình thức hoạt động trong lĩnh vực BVMT. Bên cạnh việc
củng cố vai trò của nhà nước, cần phát triển rộng rãi các hoạt động do các tập thể
hoặc cá nhân tiến hành.
- Là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng và nhân lực, vật lực và
tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân
dân.
I.3 Sự tham gia của cộng đồng vào quản lý môi trƣờng:
I.3.1 Vì sao cần có sự tham gia của cộng đồng?
“Mỗi người đều có quyền sống trong một môi trương lành mạnh và có
nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Để khẳng định quyền hạn này và đáp ứng nghĩa vụ
này, các công dân phải được tiếp cận với thông tin, được quyền tham dự trong
quá trình ra quyết định và có sự công bằng trong các vấn đề môi trường. Thông
tin đảm bảo rằng cộng đồng có thể tham gia trong một tình huống có thể thông
3|15
GVHD: Đậu Thị Hòa
SVTH: Trần Văn Hùng
Học phần: Giáo dục môi trường
Đề tài: Xây dựng mô hình khu dân cư, làng, xã tự quản bảo vệ môi trường
báo và tiếp cận với sự công bằng để đảm bảo rằng sự tham gia diễn ra trên thực
tế và không chỉ trên giấy tờ.” (UN/ECE 2000:4:6)
I.3.2 Tham gia của cộng đồng là gì?
Là cách thức làm việc với cộng đồng mà các quyết định sẽ chỉ thực hiện
khi nó đem đến một môi trường trong lành và đáp ứng các nhu cầu của cộng
đồng địa phương cho một cuộc sống tốt đẹp hơn (UN/ECE 2000). Sự tham gia
của cộng đồng tạo cho họ có cơ hội hình thành một quan điểm về một kế hoạch
và giúp chính quyền biết được quan điểm này trước khi ra quyết định, nghĩa là
một sự thông tin 2 chiều thực sự.
Luật Môi trường Việt Nam có nêu rõ “ Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của
toàn dân”. Trong khi phải đương đầu với các vấn đề suy thoái môi trường gia
tăng do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng. Các địa phương
cần phát huy tốt vai trò của cộng đồng trong mọi hoạt động bảo vệ môi trường.
Muốn nâng cao vai trò của tác nhân cộng đồng trong công việc quản lý môi
trường cần phải tuân thủ phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Phải xã
hội hóa công tác quản lý và bảo vệ môi trường, đơn giản hóa các khái niệm môi
trường để người dân dễ hiểu, dễ thực hiện. cần xây dựng các chương trình hành
động bảo vệ môi trường có tính khả thi cao và dễ duy trì liên tục, lâu dài. Khi
nào người dân thấy được lợi ích và trách nhiệm của mình trong việc quản lý và
bảo vệ môi trường thì khi đó họ mới thực hiện các hành vi đó.
Nhận biết, bàn, làm, kiểm tra là sáng tạo của Việt Nam trong quá trình thúc
đẩy sự tiến bộ của xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Áp dụng quy
trình này vào tổ chức sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ môi trường, cần xác
định nội dung và mối tương quan của 5 bước.
Bước 1 – Nhận: Để huy động sự tham gia của cộng đồng về bảo vệ môi
trường, cần làm rõ khi tham gia, cộng đồng nhận được những gì, họ sẽ được lợi
gì. Có thể cụ thể hóa các lợi ích như: lợi ích vật chất, ví dụ được vay vốn; lợi ích
4|15
GVHD: Đậu Thị Hòa
SVTH: Trần Văn Hùng
Học phần: Giáo dục môi trường
Đề tài: Xây dựng mô hình khu dân cư, làng, xã tự quản bảo vệ môi trường
tinh thần, ví dụ danh tiếng của làng; lợi ích về chất lượng môi trường sống, ví dụ
có nước sạch, rác được quản lý, giảm bệnh tật…
Bước 2 – Biết: Tăng cường nhận thức của cộng đồng qua các câu hỏi liên
quan đến sự tham gia của họ vào một nhiệm vụ, dự án, chương trình cụ thể.
Bằng cách giải đáp 6 câu hỏi sau: Nhiệm vụ đó là gì? Tại sao lại có nhiệm vụ đó,
tại sao họ cần tham gia? Tham gia vào nhiệm vụ đó như thế nào? Thực hiện
nhiệm vụ đó ở đâu? Thực hiện nhiệm vụ khi nào? Bao lâu? Những ai được/phải
tham gia?
Bước 3 – Bàn: Tổ chức cho cộng đồng bàn bạc về các giải pháp mà họ sẽ
thực hiện khi tham gia vào chương trình/dự án/nhiệm vụ; bàn bạc về những gì họ
sẽ nhận được và trách nhiệm của họ trong chương trình/dự án/nhiệm vụ.
Bước 4 – Làm: Tổ chức cho cộng đồng thực hiện các giải pháp, các nhiệm
vụ.
Bước 5 – Kiểm tra: Tổ chức cho cộng đồng hoặc đại diện cộng đồng có thể
kiểm tra tiến trình thực hiện nhiệm vụ, kết quả của dự án, quyền lợi họ được
nhận. Những hình thức như các tổ tình nguyện, tổ tự quản… có thể được thành
lập.
Để giúp cho việc thực hiện quy trình 5 bước, có thể tổ chức các hình thức
họp, truyền thong, tập huấn…
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả của các hoạt động nâng cao nhận thức cộng
đồng, cần chú ý đến một số khía cạnh sau:
- Nội dung các chương trình đào tạo hoặc các hoạt động: cần gắn liền với tình
hình cụ thể của địa phương để người tham gia các chương trình đào tạo hoặc
hoạt động thấy được những lợi ích thiết thực do các hoạt động hoặc chương trình
này đem lại. - Cần quan tâm đến lối sống, phong tục tập quán đặc thù cùa địa
phương.
5|15
GVHD: Đậu Thị Hòa
SVTH: Trần Văn Hùng
Học phần: Giáo dục môi trường
Đề tài: Xây dựng mô hình khu dân cư, làng, xã tự quản bảo vệ môi trường
Có nắm được đặc trưng của dân cư thì mới hiểu được điều cơ bản nhất
trong hoạt động của địa phương, từ đó có cơ chế quản lý, tổ chức và kiểm soát
hoạt động thông qua cơ chế tự điều chỉnh là hiệu quả nhất.
Lối sống nông thôn mang tính chất tập thể cao, trong đó mỗi thành viên lệ
thuộc chặt chẽ vào cộng đồng. mỗi người sinh ra là đã có vị trí mặc định trong
làng xóm và phong cách sống gần như tương tự nhau. Còn lối sống đô thị có cấu
trúc và tính chất khác hẳn, nó được hình thành trên nền tảng phức hợp, đa thành
phần, đa dân tộc của đô thị trên toàn bộ cơ sở vật chất, điều kiện sống hoạt động
nghề nghiệp và mối quan hệ xã hội của tất cả các nhóm cư dân sống trên địa bàn
đô thị.
6|15
GVHD: Đậu Thị Hòa
SVTH: Trần Văn Hùng
Học phần: Giáo dục môi trường
Đề tài: Xây dựng mô hình khu dân cư, làng, xã tự quản bảo vệ môi trường
Chƣơng II. XÂY DỰNG MÔ HÌNH KHU DÂN CƢ, LÀNG, XÃ TỰ QUẢN
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
II.1 Mô hình tự quản bảo vệ môi trƣờng
II.1.1 Thành lập tổ, đội tự quản BVMT
Đây là mô hình được cụ thể hóa với hai hình thức cơ bản:
Hình thức thứ nhất là việc thành lập tổ, đội chuyên môn thu gom rác thải
giữ gìn vệ sinh chung: Đây là mô hình có sự tác động và khởi xướng của chính
quyền xã, phường để hình thành nên tổ, đội chuyên làm công tác thu gom rác
thải. Các tổ, đội này do chính người dân trên địa bàn tham gia dưới hình thức cử
hoặc tự nguyện, họ được trang bị những phương tiện cần thiết: xe thu gom rác,
quần áo bảo hộ…và tiến hành thu phí thu gom rác từ các hộ gia đình. Việc thu
phí và trả tiền công hàng tháng cho những người thu gom có sự thảo luận, bàn
bạc quyết định của người dân và chính quyền. Sau khi thu gom rác, tổ, đội sẽ
làm công tác vận chuyến rác đến các bãi rác đã được quy hoạch trên địa bàn.
Hiện nay mô hình này đã và đang được triển khai thực hiện trên nhiều địa bàn
dân cư ở cả thành thị và nông thôn. Điển hình là:
- Đội chuyên trách vệ sinh môi trường ở xã Thạch Kim – Thạch Hà – Hà Tĩnh.
UBND xã Thạch Kim đã khởi xướng và ra quyết định thành lập đội chuyên trách
vệ sinh môi trường hoạt động từ năm 1998 trên cơ sở lấy thu bù chi, nguồn thi là
do các hộ dân trong xã đóng góp hàng tháng.
- Tổ tự quản môi trường ở phường Hồng Hải thành phố Hạ Long – Quảng Ninh.
Tổ được thành lập có chức năng thu gom rác sinh hoạt từ các hộ dân, phương
tiện thu gom rác do dân cư đóng góp, khi xe thu gom rác bị hỏng cần sửa chữa
thì dân cư cũng là người đóng góp cho việc sửa chữa này…Hoạt động thu chi
được thực hiện trên nguyên tắc công khai, các mức thu phí có sự đồng ý của
UBND phường. Qua thực tế mô hình tại các địa phương có thể đánh giá một số
điểm như sau: ưu điểm của mô hình này là hoạt động mang tính chuyên môn
của các tổ, đội gắn với địa bàn dân cư nên việc thu gom rác thải được thực hiện
7|15
GVHD: Đậu Thị Hòa
SVTH: Trần Văn Hùng
Học phần: Giáo dục môi trường
Đề tài: Xây dựng mô hình khu dân cư, làng, xã tự quản bảo vệ môi trường
tương đối nhanh gọn; có sự gắn kết giữa chính quyền và nhân dân thể hiện ở việc
chính quyền hỗ trợ một phần và người dân đóng góp một phần. Mô hình này
cũng giải quyết việc làm và mang lại thu nhập cho một bộ phận người dân trên
địa bàn. Tuy nhiên, hạn chế ở mô hình này là quy mô của các tổ, đội là nhỏ nên
không đáp ứng được nhu cầu thu gom rác thải với khối lượng lớn. Mặt khác thu
nhập của những người tham gia các tổ, đội thường thấp nên ít có động lực để làm
việc. Mô hình này cũng đòi hỏi sự đồng thuận và nhất trí cao của người dân trên
địa bàn.
Hình thức thứ hai là thành lập tổ tự quản bảo vệ môi trường theo cụm dân
cư liên gia (nhóm gia đình): Theo mô hình này thì tính tự quản của mỗi hộ gia
đình được phát huy tối đa. Trên địa bàn cư trú, tổ tự quản được thành lập với một
số lượng các hộ gia đình nhất định, trong đó nhóm các hộ này sẽ tự tổ chức bảo
nhau giữ gìn vệ sinh trong phạm vi gia đình mình cũng như tổ của mình. Mô
hình này tập trung vào việc thực hiện khẩu hiệu “sạch từ nhà ra ngõ”, nâng cao
tính tự giác của bản thân mỗi gia đình cũng như tăng cường sự đoàn kết giữa các
gia đình trong nhóm vì môi trường chung. Đặc biệt mô hình này sẽ đạt hiệu quả
rất cao khi được lồng ghép vào cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư. Qua đó góp phần nâng cao từng bước nhận thức của người
dân, giúp họ có thói quen tự giác thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, các
họat động tự quản được đi vào nền nếp.
Trên thực tế mô hình này đã được áp dụng thành công ở nhiều vùng dân
cư, ví dụ như các phường trên địa bàn Hà Nội (Ngọc Khánh, Thành Công…), từ
đó nhiều cụm, khu dân cư văn hóa được thành lập, trong đó người dân tích cực
tham gia hoạt động BVMT góp phần tạo dựng nếp sống văn minh, lành mạnh.
II.1.2 Mô hình hợp tác xã dịch vụ bảo vệ môi trường
Hợp tác xã (HTX) được thành lập trong đó tập hợp các xã viên chuyên thực
hiện các công việc liên quan đến môi trường như: thu gom và xử lý rác thải. Các
xã viên sẽ đóng góp cổ phần và có trách nhiệm thu phí vệ sinh của các hộ dân,
các cơ quan đóng trên địa bàn để trả lương và duy trì hoạt động.
8|15
GVHD: Đậu Thị Hòa
SVTH: Trần Văn Hùng
Học phần: Giáo dục môi trường
Đề tài: Xây dựng mô hình khu dân cư, làng, xã tự quản bảo vệ môi trường
Trên thực tế mô hình này đã thực hiện thành công ở một số địa phương
sau:
Ở thị trấn Chờ - Yên Phong – Bắc Ninh, trước tình hình ô nhiễm môi
trường lãnh đạo huyện Yên Phong và UBND thị trấn đã cùng nghiên cứu, tổ
chức HTX dịch vụ vệ sinh môi trường, trồng, chăm sóc cây xanh, chế biến phân
vi sinh từ rác thải phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thời gian đầu, trang thiết bị,
phương tiện làm việc, bãi đổ rác thải được ngân sách huyện bao cấp còn UBND
thị trấn bố trí nhà và nơi làm việc cho xã viên. Chín xã viên trong HTX phải
đóng cổ phần và có trách nhiệm thu phí vệ sinh để trả lương và duy trì hoạt
động. Sau một tháng hoạt động, HTX đã thành lập các tổ: vệ sinh môi trường, tổ
trồng, chăm sóc cây và tổ sản xuất phân vi sinh. Tổ vệ sinh môi trường hàng
ngày quét dọn đường phố, thu gom rác thải đổ ở bãi rồi phun chế phẩm EM để
khử mùi hôi thối.
II.2. Giải pháp thực hiện
- Ủy ban nhân dân thị xã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể chủ động phối
hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch tuyên truyền về
Bảo vệ môi trường.
- Phòng TNMT phối hợp với UBND các xã/phường tăng cường kiểm tra
các cơ sở sản xuất công nghiệp, đảm bảo các cơ sở sản xuất này có các biện pháp
xử lý chất thải phù hợp đảm bảo chất thải được xử lý đúng quy định trước khi
thải ra môi trường.
- Phòng Quản lý đô thị phối hợp với UBND các xã/phường nhằm quản lý
các tổ rác dân lập hoạt động theo đúng Quy chế quản lý hoạt động thu gom chất
thải rắn sinh hoạt đã được Ủy ban nhân dân thị xã phê duyệt.
- Phòng Y tế, Trung tâm Y tế thị xã phối hợp với Phòng Tài nguyên và
Môi trường tăng cường kiểm tra, giám sát việc xử lý chất thải y tế trên của các
cơ sở y tế trên địa bàn thị xã, đảm bảo khối lượng chất thả y tế được xử lý theo
đúng quy định.
9|15
GVHD: Đậu Thị Hòa
SVTH: Trần Văn Hùng
Học phần: Giáo dục môi trường
Đề tài: Xây dựng mô hình khu dân cư, làng, xã tự quản bảo vệ môi trường
Chƣơng III. ĐỀ XUẤT CÁC CHƢƠNG TRÌNH THỰC HIỆN
III.1. Chƣơng trình 1: Thực hiện phân loại rác tại nguồn
Phương pháp thực hiện:
Tổ chức thực hiện các hình thức tuyên truyền:
- Tổ chức các buổi tập huấn, thảo luận về nang cao nhận thức và kỹ thuật xử
lý rác thải cho cán bộ và nhân dân địa phương với các chủ đề: Rác thải và sức
khỏe, Vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn… Tuyên truyền cho người dân về
vi trò, ý nghĩa của việc xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải, giúp
người dân biết cách phân loại rác qua đó giúp họ nâng cao được ý thức giữ
gìn vệ sinh cho gia đình và cộng đồng, đồng thời để người dân trực tiếp tham
gia các hoạt động của chương trình.
- Soạn thảo cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường và quy chế xử lỳ của chính
quyền địa phương tại từng phường, xã, thôn, xóm.
- Trang bị cho các chính quyền địa phương và đội kỹ thuật một số thiết bị
tuyên truyền để thong báo, tuyên truyền về vấn đề vệ sinh môi trường cũng
như biện pháp thực hiện. tiến hành tuyên truyền trên hệ thống loa phóng
thanh của các phường, xã như đọc các thong tin về vệ sinh môi trường, nêu
fương người tốt cũng như phê bình, cảnh cáo những người vi phạm quy
chế,…
- Các hội sở (Thanh niên, Nông dân, Cựu chiến binh, Chữ thập đỏ, Người
cao tuổi…) kết hợp lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường vào nội dung sinh
hoạt của hội.
- Đội vệ sinh tuyên truyền tự quản bảo vệ môi ttrường vừa đi thu gom rác ở
từng hộ gia đình vừa tiến hành công tác tuyên truyền. Quá trình thu gom và
xử lý rác:
10 | 1 5
GVHD: Đậu Thị Hòa
SVTH: Trần Văn Hùng
Học phần: Giáo dục môi trường
Đề tài: Xây dựng mô hình khu dân cư, làng, xã tự quản bảo vệ môi trường
- Phân loại: các hộ dân sẽ tiến hành phân loại rác thải gia đình tại nhà, với
các loại rác như thức ăn thừa, lá cây, v.v… được tận dụng hay chon lấp ngay
trong vườn nhà; Với các loại rác thải vô cơ có thể đem bán cho người thu
mua phế liệu như: chai nhựa, chai thủy tinh, hộp bia, hộp nước giải khát và
một số đồ nhựa,… Còn lại các vật liệu phế thải xây dựng, bao nylon, sành
sứ,… sẽ chứa trong các thùng rác gia đình chờ thu gom.
- Quy trình xử lý: đội kỹ thuật hằng ngày đi thu gom rác tại các hộ dân, tại
các nhà hàng, nhà nghỉ và các thùng chứa công cộng. rác thải sau khi được
đội kỹ thuật thu gom được phân loại lần nữa và tiến hành xử lý tùy theo rác
vô cơ hay hữu cơ. Với rác thải hữu cơ sẽ đem chon lấp tại bãi chôn lấp hoặc
xử lý ủ thành phân hữu cơ. Với rác thải vô cơ tùy thuộc vào loại vật phẩm;
Với một số vật phẩm có thể đem bán cho người thu mua phế liệu như sắt vụn,
thủy tinh, đồ nhựa…; Số khác như sành sứ, nylon… sẽ tập trung vào bãi chứa
rác của thị xã đến khi đầy sẽ ập trung vào bãi chứa rác của thị xã đến khi đầy
sẽ thuê công ty công trình đô thị đưa xe chuyên dụng đén chở về bãi chôn lấp
quy hoạch.
III.2. Chƣơng trình 2: “Ngày Chủ xanh – Một ngày vì môi trƣờng”
Phương pháp thực hiện:
- Thực hiện đinh kỳ 2 lần/ tháng.
- Trước tiên đưa nội dung thực hiện của chương trình vào các buổi họp của
khu phố, ấp để lấy ý kiến đóng góp của người dân. Sau đó điều chỉnh và đi
vào thực hiện.
- Kiểm tra việc tham gia, tích cực thực hiện của người dân để từ đó nhận xét,
góp ý làm tốt hơn. Đưa nội dung tham gia chương trình “ngày chủ nhật xanh
– một ngày vì cộng đồng” vào tiêu chí xét gia đình văn hóa, gia đình hiếu
học…
- Cán bộ lãnh đạo phải tích cực thực hiện, làm gương cho dân.
11 | 1 5
GVHD: Đậu Thị Hòa
SVTH: Trần Văn Hùng
Học phần: Giáo dục môi trường
Đề tài: Xây dựng mô hình khu dân cư, làng, xã tự quản bảo vệ môi trường
- Thi đua thực hiện nội dung chương trình “ ngày Chủ nhật xanh- một ngày vì
môi trường” giữa các khu phố, ấp với nhau để tạo động lực.
- Lãnh đạo các đoàn thể chủ trì họp định kỳ 1 lần/ tháng để nhận xét, lấy ý
kiến đóng góp của các hội viên, rút kinh nghiệm cho lần sau. Đồng thời làm
cơ sở cho việc khen, phát thưởng…
III.3. Truyền thông môi trƣờng.
Phương pháp thực hiện:
- Phương thức truyền thông cần đa dạng, kết hợp chặt chẽ giữa truyền thông
đại chúng, truyền thông trực tiếp với các loại hình văn hóa nghệ thuật. phối
hợp giữa truyền thông trực tiếp với việc tạo điều kiện cho đối tượng thay đổi
những hành vi thông qua các phong trào hoạt động, các mô hình hoạt động tại
cơ cở.
- Kết hợp chặt chẽ giữa truyền thông và hành động tạo sự bền vững cho sự
thay đổi nhận thức bằng việc xác lập những hành vi mới, những hành động cụ
thể tại cộng đồng.
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm, các sự cố môi trường, các tranh chấp, ...
và cùng với người dân tìm kiếm giải pháp xử lý thích hợp ở cấp độ địa
phương.
- Tham mưu và giúp UBND các phường, xã xây dựng các qui định về BVMT
với sự tham gia của cộng đồng. Triển khai một số dự án, sáng kiến địa
phương. - Hỗ trợ đắc lực cho UBND phường/xã trong việc phổ biến và triển
khai có hiệu quả các quy định pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về BVMT. Tham mưu cho UBND xã, phường trong việc phát
hiện và xử lý các vi phạm về vệ sinh môi trường.
- Phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể khác như là Đoàn TNCS HCM, Hội
LHTN, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, ... để tạo ra sức
mạnh tổng hợp, đồng bộ và toàn diện trong công tác bảo vệ môi trường.
12 | 1 5
GVHD: Đậu Thị Hòa
SVTH: Trần Văn Hùng
Học phần: Giáo dục môi trường
Đề tài: Xây dựng mô hình khu dân cư, làng, xã tự quản bảo vệ môi trường
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Nâng cao ý thức cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý
môi trường, bảo vệ môi trường. Hiện nay ý thức của cộng đồng về môi trường ở
một số nơi còn hạn chế, gây khó khăn trong quản lý môi trường.
Các chính sách, chiến lược, hành động nhằm nâng cao ý thức cộng đồng trong
giai đoạn triển khai thực hiện và bước đầu gặt hái được thắng lợi. Tiểu luận đã
làm rõ được một số vấn đề sau:
- Xây dựng các chương trình thiết thực nhằm nâng cao ý thức cộng đồng trên địa
bàn.
- Xác định vai trò của người dân trong bảo vệ môi trường.
II. KIẾN NGHỊ
- Có sự phối hợp tham gia của các cơ quan ban ngành đoàn thể và cộng đồng dân
cư.
- Nhiều chương trình chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương (chỉ
mang tính lý thuyết) nên cần sự tham gia, đóng góp, sửa đổi của lãnh đạo chính
quyền khu vực.
- Có nguồn kinh phí thực hiện các chương trình đã xây dựng.
- Chính quyền địa phương từng bước đưa các chương trình vào thực hiện.
13 | 1 5
GVHD: Đậu Thị Hòa
SVTH: Trần Văn Hùng
Học phần: Giáo dục môi trường
Đề tài: Xây dựng mô hình khu dân cư, làng, xã tự quản bảo vệ môi trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mô hình xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
2. Đề tài xây dựng nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường phục vụ
công tác quản lý môi trường
3. Báo Tài nguyên và Môi trường
4. Các webside:
- www.geography.sierra.cc.ca.us
- www.africanews.org/environ/stories
-
-
- />-
14 | 1 5
GVHD: Đậu Thị Hòa
SVTH: Trần Văn Hùng
Học phần: Giáo dục môi trường
Đề tài: Xây dựng mô hình khu dân cư, làng, xã tự quản bảo vệ môi trường
A.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................................................... 1
B.NỘI DUNG ........................................................................................................ 2
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY......................................... 2
I. GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ...................................................................... 2
I.1. Môi trường ................................................................................................................................. 2
I.2. Xã hội hóa về bảo về môi trường ............................................................................................... 3
I.3 Sự tham gia của cộng đồng vào quản lý môi trường:................................................................. 3
I.3.1 Vì sao cần có sự tham gia của cộng đồng? .............................................................................. 3
I.3.2 Tham gia của cộng đồng là gì? ................................................................................................ 4
Chƣơng II. XÂY DỰNG MÔ HÌNH KHU DÂN CƢ, LÀNG, XÃ TỰ QUẢN
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG .................................................................................... 7
II.1 Mô hình tự quản bảo vệ môi trường .............................................................................................. 7
II.1.1 Thành lập tổ, đội tự quản BVMT ............................................................................................ 7
II.1.2 Mô hình hợp tác xã dịch vụ bảo vệ môi trường ...................................................................... 8
II.2. Giải pháp thực hiện ....................................................................................................................... 9
Chƣơng III. ĐỀ XUẤT CÁC CHƢƠNG TRÌNH THỰC HIỆN ................... 10
III.1. Chương trình 1: Thực hiện phân loại rác tại nguồn................................................................... 10
III.2. Chương trình 2: “Ngày Chủ xanh – Một ngày vì môi trường” ................................................. 11
III.3. Truyền thông môi trường. ......................................................................................................... 12
C.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 13
I. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 13
II. KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 14
15 | 1 5
GVHD: Đậu Thị Hòa
SVTH: Trần Văn Hùng