Bộ văn hóa-thể thao và du lịch
Vụ gia đình
báo cáo tổng kết chuyên đề nghiên cứu:
đề xuất các giải pháp để xây dựng mô hình
nâng cao kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em tại gia đình
Thực hiện chuyên đề: ThS. Hoa hữu vân
Thuộc đề tài KH&CN cấp bộ:
đánh giá thực trạng năng lực chăm sóc, giáo dục
trẻ em của các gia đình khu vực nông thôn phía bắc
Chủ nhiệm đề tài: ngô thị ngọc anh
7145-4
24/02/2009
Hà nội - 2008
Bé V¨n ho¸, ThÓ thao vµ Du lÞch
Vô Gia ®×nh
Chuyên đề:
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG
MÔ HÌNH NÂNG CAO KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
TẠI GIA ĐÌNH
Th.s Hoa Hữu Vân
Hà Nội, tháng 2 năm 2008
1
Đặt vấn đề:
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã dành tình cảm và sự quan tâm
đặc biệt cho trẻ em. Tình thương yêu đó bắt nguồn từ tầm nhìn xa, trông rộng
của một vĩ nhân, “Vì lợi ích trăm năm” của nước nhà, từ một chiến lược con
người đúng đắn. Người đã dày công vun trồng thế hệ mầm non của đất nước
vì “Ngày nay các cháu là nhi đồng. Ngày sau các cháu là người chủ
của nước
nhà, của thế giới”. Tư tưởng này giờ đây vẫn còn giữ nguyên giá trị của nó và
hoàn toàn phù hợp với tư tưởng của thời đại: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày
mai”.
Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một sự nghiệp lớn lao
và quan trọng của đất nước. Nó đòi hỏi sự chỉ đạo của Đảng, s
ự quan tâm của
Nhà nước, sự nỗ lực và kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội;
trong đó có thể nói gia đình là yếu tố then chốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy
rằng: “Chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
dân” và trước hết, gia đình (tức ông bà, cha mẹ, anh chị) phải làm tốt công
việc ấy.
PHẦN I: KHÁI NIỆM
1. Mô hình
Theo đánh giá chủ quan của chúng tôi trong việc áp dụng những hoạt
động để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì mô hình là một số hoạt động
có định hướng từ trước, có mục đích, chỉ tiêu, chỉ số, chỉ báo để đánh giá,
kiểm điểm; được xây dựng, chỉ đạo để thực hiện trong một thời gian nhất
định. Sau thời gian đó, việc đánh giá sẽ
được tiến hành để ghi nhận những
thành công và tồn tại, nhằm bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu, chủ định
của những nhà quản lý.
2
2. Trẻ em
2.1. Khái niệm
Thuật ngữ trẻ em dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của con người từ
lúc lọt lòng đến tuổi 18 - theo luật Lao động Việt Nam; còn theo luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước ta thì trẻ em là người dưới 16 tuổi.
2.2. Thực trạng trẻ em tại Việt Nam
Trẻ em Việt Nam chiếm 36% dân số và có thể nói, hiện nay, chúng ta
đang có triển vọng rấ
t lớn trong việc đạt các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
về chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ em.
Theo các kết quả điều tra của UNICEF, tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5
tuổi và trẻ sơ sinh đã giảm đáng kể trong hai thập kỷ qua. Với tỷ lệ tiêm
chủng luôn đạt ở mức cao, Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt vào
năm 2000 cũng như
bệnh uốn ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vào năm 2005. Kể từ
năm 1990 đến nay, tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm 95%. Các trường hợp thiếu
Vitamin A đã trở nên rất hi hữu.
Giờ đây, trẻ em Việt Nam cũng được hưởng một nền giáo dục tốt hơn.
Khoảng 97% trẻ em trong độ tuổi được học tiểu học, và Chính phủ cam kết
tă
ng cường cơ hội giáo dục cho tất cả trẻ em Việt Nam.
Song, bên cạnh những thành quả đạt được, Việt Nam vẫn bị tụt hậu
trong một số lĩnh vực chính liên quan tới trẻ em. Vẫn còn nhiều trẻ em chưa
được tiếp cận đầy đủ với nước sạch và các phương tiện vệ sinh môi trường
phù hợp (51,5% dân số chưa được tiếp cận với nước sạ
ch; 74,7% chưa có nhà
vệ sinh phù hợp). Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em còn quá cao (25% trẻ em
dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng). Những yếu tố chính góp phần dẫn đến tình
trạng dinh dưỡng kém ở trẻ em bao gồm: các tập quán chăm sóc và nuôi
dưỡng kém; chỉ có 19% trẻ sơ sinh được hoàn toàn bú sữa mẹ trong 4 tháng
đầu. Một vấn đề Việt Nam cần cố gắng hơn là tạo điều kiện cho trẻ em được
3
tiếp nhận giáo dục khi các em còn nhỏ tuổi (chỉ có chưa đến 47% trẻ em từ 3 -
5 tuổi được đi nhà trẻ).
Ngoài những vấn đề tồn tại nêu trên, trẻ em Việt Nam còn đối mặt với
những thách thức mới. Điều tra về tai nạn thương tích ở Việt Nam cho thấy
gần 75% trường hợp tử vong ở trẻ em trên một tuổi là do thương tích. Nguyên
nhân tử vong chủ yếu là chế
t đuối và tai nạn giao thông.
Bên cạnh đó, việc tự do hóa về kinh tế đã làm thay đổi xã hội Việt
Nam, gây ra sức ép chưa từng thấy lên các gia đình, trong đó có trẻ em. Do
vậy, các vấn đề xã hội như: vô gia cư, sử dụng ma túy, bóc lột về kinh tế và
tình dục, buôn bán và bạo lực đang gia tăng. Ước tính có hơn 2,6 triệu trẻ em
cần bảo vệ đặc biệt tại Việt Nam, trong đ
ó có trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi
và trẻ em sống trong cảnh nghèo khó.
Thanh, thiếu niên Việt Nam chiếm gần 25% dân số, và điều này đồng
nghĩa với nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục nâng cao, việc làm, cơ hội
tham gia và vui chơi giải trí cũng như được bảo vệ tránh khỏi rơi vào tình
trạng lạm dụng ma túy, vi phạm pháp luật và HIV/AIDS.
Mặc dù Việt Nam có tỷ lệ nhiễm HIV ở người lớn t
ương đối thấp
(0,53%), song dịch bệnh đã nhanh chóng chuyển hướng và xâm nhập vào
những người dân bình thường. Hơn một nửa số trường hợp nhiễm HIV ở Việt
Nam nằm trong độ tuổi 20 - 29, và cứ 10 người lại có một người dưới 19 tuổi
bị nhiễm. Trẻ em cũng ngày càng có nguy cơ bị nhiễm HIV và bị ảnh hưởng
bởi AIDS dưới nhiều hình thức. Ước tính có khoảng 300.000 trẻ em b
ị ảnh
hưởng bởi AIDS ở Việt Nam.
Sự phát triển của đất nước đã mang lại cơ hội to lớn cho nhiều người,
song nó cũng làm sâu sắc thêm những sự chênh lệch giữa con người với con
người. Sự chênh lệch về kinh tế - xã hội đặc biệt nghiêm trọng trong các dân
tộc thiểu số. Giữa các vùng miền, tỷ lệ tử vong bà mẹ ở vùng núi phía Bắc,
nơi sinh số
ng của nhiều dân tộc thiểu số, cao gấp bốn lần so với miền xuôi.
Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh dao động từ 7,9 đến 62,6 trên 1000 ca sinh sống,
4
trong đó cao nhất là ở các vùng núi xa xôi hẻo lánh. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của
trẻ em dưới 5 tuổi ở một số vùng dân tộc thiểu số vào khoảng 35 - 45%, trong
khi tỷ lệ trung bình của cả nước là 25%. Tỷ lệ đồng bào các dân tộc thiểu số
được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như vệ sinh môi trường, nước sạch và
giáo dục thấp hơn nhiều so với tỷ lệ
trung bình quốc gia. Những chênh lệch
về giới ở các dân tộc thiểu số thường rõ rệt hơn, đặc biệt trong lĩnh vực giáo
dục.
PHẦN II: MỘT SỐ MÔ HÌNH BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO
DỤC TRẺ EM TẠI CỘNG ĐỒNG
1. Một số mô hình tiêu biểu ở cơ sở
1.1. Mô hình "Cộng đồng phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em" tại
Yên Bái.
Đây là mô hình mới được xây dựng và bắt
đầu đi vào hoạt động tại
phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái từ năm 2006 nhưng
đã đạt những hiệu quả rõ nét, góp phần ngăn ngừa mạnh mẽ và hiệu quả tình
trạng xâm hại tình dục trẻ em. Với sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, các
ngành, chính quyền địa phương và nhân dân, công tác tuyên truyền về những
nội dung phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em đã được đẩy mạnh. Qua
đó,
nhận thức của các gia đình, các em thanh thiếu niên về cách phòng ngừa xâm
hại tình dục trẻ em đã được nâng lên. Bên cạnh đó, hiệu quả xã hội mà mô
hình đem lại cũng rất lớn bởi sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ của cha mẹ đối
với các em đã được tăng lên rõ rệt và ngày càng chu đáo hơn. Bởi vậy, sự
nhân rộng mô hình này tới các địa phương trong cả nước là vô cùng cần thi
ết.
Tuy nhiên, để đảm bảo việc thực thi một cách có hiệu quả đòi hỏi phải
có sự đầu tư kinh phí hợp lý từ các cấp, các ngành chức năng, cùng với sự
tham gia đóng góp của các tổ chức và cá nhân trong xã hội.
1.2. Mô hình chăm sóc trẻ em tại cộng đồng
5
Đây là mô hình chăm sóc, nâng đỡ những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn, trẻ mồ côi hiện sống thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần trong
cộng đồng. Theo đó, các trung tâm bảo trợ, trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi sẽ
chủ động thực hiện công tác bảo trợ cho các em thông qua hình thức nuôi
ngoại trú, chương trình đỡ đầu, vận động các gia đình người nước ngoài hoặc
trong nước nhận
đỡ đầu trẻ mồ côi…
Có thể nói, mô hình này là hướng đi đúng đắn trong công tác bảo trợ trẻ
mồ côi bởi nó vừa tạo điều kiện cho các em được đi học, đi làm, hòa nhập với
cộng đồng, vừa ít tốn kém cho ngân sách Nhà nước nhưng lại đạt hiệu quả
cao về mặt an sinh xã hội.
Nhiều địa phương đã thực hiện triển khai mô hình chăm sóc trẻ em tại
cộng đồng từ rấ
t sớm như Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng và đã thu được
kết quả khả quan. Từ kinh nghiệm thực tế, các địa phương đã có những kiến
nghị như nên điều chỉnh mức trợ cấp để làm sao các em được hưởng mức trợ
cấp cộng đồng bằng hoặc cao hơn mức nuôi dưỡng ở trung tâm thì sẽ giảm tải
rất nhiều việc nuôi d
ưỡng tập trung và đồng thời góp phần đảm bảo cuộc sống
cho các em. Tại một số nơi, phong trào xã hội hoá, huy động nguồn lực tại
cộng đồng đã được phát động nhằm góp phần xây dựng và đưa mô hình đi
vào hoạt động có hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai mô hình này, Quỹ nhi đồng
Liên hiệp quốc (UNICEF) cũng đã có những hỗ trợ đáng kể như: chia sẻ kinh
nghiệm quốc tế, cử chuyên gia vào Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật để soạn thảo ra
những hướng dẫn cụ thể trong việc thực hiện các mô hình và cách thức chăm
sóc; hỗ trợ và đẩy mạnh hơn vấn đề đào tạo mạng lưới cán bộ xã hội; hỗ trợ
việc tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế để điều chỉnh
và áp dụng t
ại Việt Nam.
1.3. Mô hình điểm vui chơi tại Xuân Phương, Hoài Đức, Hà Tây
6
Mô hình này phục vụ cho tất cả mọi người, ưu tiên cho trẻ em dưới 16
tuổi. Mô hình sẽ bao gồm: khu vui chơi, khu thể thao, khu sinh hoạt văn hoá
văn nghệ, khu vườn hoa cây cảnh. Đối tượng hưởng lợi của mô hình khu vui
chơi thể thao, sinh hoạt văn hóa sẽ tham gia đóng góp công lao động, trồng
cây xanh, giữ gìn và phát triển điểm vui chơi xanh - sạch - đẹp.
Có thể nói, lợi ích mà mô hình điểm vui chơi này mang lại là rất lớ
n.
Mô hình có các câu lạc bộ sinh hoạt sẽ góp phần quản lý, giáo dục trẻ em
ngoài gia đình và nhà trường; tạo phong trào sinh hoạt văn hoá văn nghệ, thể
dục thể thao thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian mang đậm nét
truyền thống của từng làng xã. Đây cũng là một môi trường tốt để phát triển
và bồi dưỡng năng khiếu cho các em. Ngoài ra, mô hình này cũng góp phần
giảm lệ tỷ lệ trẻ em hư, trẻ em vi ph
ạm pháp luật; tăng cường rèn luyện thể
chất tạo nét sinh hoạt văn hoá lành mạnh; giảm khoảng cách chênh lệch giữa
thành thị và nông thôn; giảm ô nhiễm môi trường; giảm độ xói mòn đất tại
điểm vui chơi…
Tuy nhiên, hạn chế của mô hình này nằm ở chỗ: nguồn kinh phí đầu tư,
việc huy động thêm công lao động, đóng góp tiền của nhân dân là tương đối
lớn nhưng nguồn thu lại rất nh
ỏ bé, không đủ đáp ứng yêu cầu. Bởi vậy, để
phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế và đem mô hình này nhân rộng tại nhiều
địa phương rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước.
1.4. Một số mô hình do Hội Phụ nữ các tỉnh/thành phố chủ trì
Tại nhiều miền quê nghèo trong cả nước như xã Hải Sơn (Hải Hậ
u,
Nam Định), những mô hình do Hội Phụ nữ chủ trì như: “Ngày hội hạnh
phúc”; “Câu lạc bộ Dân số - Gia đình” đã góp phần to lớn trong việc thay đổi
nhận thức của người phụ nữ trên nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó có
nhận thức về chăm sóc, bảo vệ và giáo dục con em.
7
+ Mô hình “Ngày hội hạnh phúc” đã thực sự làm cho phụ nữ tự nguyện
đến với Hội nhiều hơn. Chị em được tư vấn về cách chăm sóc sức khoẻ sinh
sản, sức khoẻ bà mẹ trẻ em, KHHGĐ, các kiến thức nuôi con theo khoa học,
kiến thức về sức khoẻ sinh sản Do đó kiến thức của chị em phụ nữ được
nâng lên rõ rệt.
+ Mô hình “Câu lạc bộ Dân s
ố - Gia đình” được xây dựng với một đích
nâng cao nhận thức cho các thành viên về Dân số, Gia đình và trẻ em, tuyên
truyền, vận động phụ nữ không sinh con thứ ba, duy trì mô hình gia đình ít
con, khoẻ mạnh, được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục tốt, để chị em có điều
kiện phát triển kinh tế tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Các
thành viên tham gia câu lạc bộ phải thực hiện cam kết: gia
đình không sinh
con thứ ba; gia đình không có con em mắc các tệ nạn xã hội.
Câu lạc bộ được sinh hoạt định kỳ vào ngày 15 hoặc 16 hàng tháng với
nhiều nội dung phong phú được lồng ghép trong mỗi kỳ sinh hoạt như: Làm
thế nào để xây dựng một gia đình hạnh phúc; Hướng dẫn thực gia đình 4
chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”; Tuyên truyền và tư vấn
chăm chăm sóc sức khoẻ sinh sả
n, DS/KHHGĐ, lợi ích của việc thực hiện
KHHGĐ - không sinh con thứ 3; Hướng dẫn 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp
lý; Hướng dẫn nuôi dạy con tốt…
1.5. Các mô hình khác
+ Mô hình “Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em”, “Phục hồi
chức năng và giáo dục hòa nhập cộng đồng cho trẻ em khuyết tật” ở xã Sa
Loong, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum … Thông qua các hoạt động của mô
hình này, việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tr
ẻ em được thực hiện một cách
toàn diện.
+ Các mô hình phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em như: mô
hình “Cộng đồng an toàn” tiêu chuẩn quốc tế do Bộ Y tế triển khai tại xã
Xuân Đỉnh, Từ Liêm; hay mô hình “Ngôi nhà an toàn” của ngành Dân số.
8
Tham gia vào mô hình, người dân, trẻ em được hướng dẫn từ những việc nhỏ
nhất để phòng tránh tai nạn thương tích.
+ Mô hình câu lạc bộ “Quyền trẻ em” trong trường học ở Hồng Lĩnh,
Hà Tĩnh. Câu lạc bộ nhằm tập hợp trẻ em, nhất là trẻ em có nguy cơ vi phạm
pháp luật, để giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Tại đây, các em
cũng có dịp được bày tỏ tâm tư nguyện vọng để các cấp, các ngành thấy rõ
hơn trách nhiệm của mình với trẻ.
2. Một số mô hình do các tổ chức nước ngoài hỗ trợ
Trong thời gian vừa qua, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ
nước ngoài đã có không ít hoạt động thiết thực vì trẻ em Việt Nam, trong đó
có việc xây dựng các mô hình hiệu quả, tích cực, góp phần giúp đẩy mạnh các
hoạt động bảo vệ, chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong cộng
đồng. Điển hình như:
Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển với mô hình “Môi trường học tập bạn
hữu”; Quỹ Nhi đồng thế giới với các mô hình: “Tình bạn hữu trẻ em”, “Bệnh
viện bạn hữu trẻ em”, “Ngôi nhà an toàn với trẻ em”, “Trường học an toàn với
trẻ em” và “Cộng đồng an toàn với trẻ em”; tổ chức Plan với mô hình “Phát
triển cộng đồng lấy tr
ẻ em làm trung tâm”, “CLB Tiếng nói Ong Xanh”; Quỹ
nhi đồng Thụy Điển với mô hình “Quận thân thiện với trẻ em” triển khai tại
thành phố Hồ Chí Minh…
2.1. Mô hình “Môi trường học tập bạn hữu” do Tổ chức cứu trợ trẻ
em Thụy Điển khởi xướng:
Mô hình “Môi trường học tập bạn hữu” được xây dựng với mục tiêu
tăng cường sự đối thoại giữ
a trẻ em với người lớn, gắn kết mối quan hệ giữa
học sinh, giáo viên, nhà trường và chính quyền địa phương…
+ Thành công:
Sau thời gian thực hiện thí điểm tại một số trường tiểu học tại thành
phố Hồ Chí Minh, mô hình giáo dục mới theo chủ trương cải cách của Bộ
9
Giáo dục & Đào tạo này đã chứng minh tính ưu việt trong việc nâng cao chất
lượng dạy và học của các trường.
- Trong nội dung của mô hình, các em học sinh thường xuyên được vui
chơi, tham gia các phong trào giải trí lành mạnh cũng như các cuộc hội thảo
mà nhà trường tổ chức. Các hoạt động vui chơi được thể hiện dưới nhiều hình
thức như: chợ thôn quê, vui chơi thể thao cùng nhiều hoạt động giải trí
khác
…
- Ngoài ra, các em còn được khuyến khích tự sáng tạo các vật dụng liên
quan, chủ động chơi theo phong cách và mong muốn riêng của mình. Những
lúc như vậy, người lớn, thầy cô chỉ đóng vai trò hướng dẫn - vòng ngoài chứ
không trực tiếp “cầm tay chỉ việc” cho các em. Cách làm này đã tạo cho trẻ sự
thoải mái, yên tâm để phát huy được tất cả các khả năng sáng tạo cũng như ý
tưởng của mình.
- Một trong những bí quyết
đem lại hiệu quả cao của mô hình trong
chất lượng học tập và đời sống tinh thần của các em là việc tăng cường các
cuộc đối thoại giữa học sinh với học sinh, học sinh với thầy cô, có cả sự tham
gia của nhiều phụ huynh và chính quyền địa phương sở tại, dưới hình thức hội
thảo, bố trí cho từng nhóm hội ý riêng để tránh áp đặt, mất đi tính trung thực.
Nh
ờ đó, các em nhỏ đã tự tin, mạnh dạn nói lên tất cả khúc mắc cũng như
mong muốn của mình trong học tập, về cách cư xử của bố mẹ, thầy cô.
- Ngoài những cuộc hội thảo định kỳ hàng tháng, trong những ngày học
bình thường, các em được phép vẽ màu trên giấy để thể nghiệm năng lực
bằng mong muốn, ý tưởng bất chợt của mình, sau đó được dán lên tườ
ng lớp
học. Với những em không thích vẽ, có thể viết lên những điều mình không hài
lòng về bạn bè, gia đình, cách rầy la nặng lời của cô giáo mỗi khi không làm
xong bài tập… Nhờ sự “khuyến khích” này, các em đã không phải giữ trong
lòng mình những ấm ức, sự bực dọc có thể gây ảnh hưởng xấu đến học tập.
- Kinh phí không phải là điều cần nhất trong khi thực hiện mô hình học
t
ập bạn hữu mà là phương pháp thực hiện và sự kiên trì, nhẫn nại.
10
+ Hạn chế:
Mô hình này mới chỉ được thí điểm cho nên vẫn bộc lộ một số hạn chế
như: tình trạng “quá tải” tại các lớp học (khoảng 50 học sinh) nên còn ảnh
hưởng đến hiệu quả và mục tiêu mà mô hình đề ra; cách học này chưa phù
hợp với trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn…
2.2. Unicef với các mô hình phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
em:
UNICEF đã và đang hỗ trợ triển khai sáng ki
ến “Bệnh viện bạn hữu trẻ
em”; xây dựng các mô hình “Ngôi nhà an toàn với trẻ em”, “Trường học an
toàn với trẻ em” và “Cộng đồng an toàn với trẻ em”. Hiện các mô hình phòng
chống tai nạn thương tích này đã được hỗ trợ xây dựng và triển khai thực hiện
tại sáu tỉnh (72 xã). Các hoạt động bao gồm: truyền thông thay đổi hành vi,
phát triển kỹ năng và cải thiện môi trường nhằm mục tiêu xây dựng ngôi nhà
an toàn cho trẻ em, ngôi trường an toàn cho trẻ
em và cộng đồng an toàn cho
trẻ em.
+ Ưu điểm:
- Tiếp cận bền vững là một thế mạnh của các hoạt động này. Đây là
cách mà nhiều quốc gia khác đã làm từ cách đây hàng chục năm. Unicef đang
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng và Chính phủ xây dựng
một kế hoạch truyền thông toàn diện nhằm vào rất nhiều đối tượng như: các
bậc cha mẹ, các cán bộ ra quyết định, trẻ em, lứa tuổi vị
thành niên và một vài
dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức của người dân và vận động sự tham
gia của toàn xã hội.
- Giúp xác định các công cụ bảo vệ an toàn cho trẻ em có hiệu quả, chi
phí và kêu gọi đưa các công cụ này vào luật mới về an toàn.
- Đoàn Thanh niên được hỗ trợ tổ chức các hoạt động hè cho trẻ em và
lứa tuổi vị thành niên, khắc phục tình trạng các bậc cha mẹ chưa quan tâm
giám sát
đầy đủ đối với con em mình. ở một số vùng triển khai dự án, trẻ em
11
còn được học bơi và các kỹ năng cứu hộ - một trong những cách thức ngăn
ngừa chết đuối hiệu quả nhất.
- Chính quyền các cấp được hỗ trợ về năng lực thiết kế, lập kế hoạch và
triển khai các hoạt động phục vụ cho việc phòng ngừa thương tích ở trẻ em.
2.3. Mô hình “Tình bạn hữu trẻ em” của Unicef
Tuy Việt Nam đã
đạt được những kết quả đáng kể trên con đường tiến
tới đảm bảo khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho mọi người dân,
song vẫn tồn tại những sự chênh lệch giữa các vùng thành thị và nông thôn.
Trên thực tế, sự khác biệt giữa 12 tỉnh giàu nhất và 12 tỉnh nghèo nhất thường
rất rõ rệt, những tỉnh nghèo nhất ở Việt Nam phả
i đối mặt với rất nhiều yếu tố
cản trở như: khả năng tiếp cận với các nguồn lực và dịch vụ hạn chế, cơ sở hạ
tầng nghèo nàn và thường xuyên bị thiên tai… Mô hình “Tỉnh bạn hữu trẻ
em” của Unicef ra đời với mục tiêu góp phần hỗ trợ những nhóm dân cư dễ bị
tổn thương như: người nghèo, trẻ em và lứa tu
ổi vị thành niên, phụ nữ, đồng
bào dân tộc thiểu số và những người dân di cư.
+ Ưu điểm:
- Thông qua mô hình này, Unicef sẽ phối hợp với Chính quyền Trung
Ương đóng góp vào việc xây dựng các kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội ở
cấp địa phương để đảm bảo các kế hoạch này quan tâm hỗ trợ cho những trẻ
em nghèo và dễ bị tổn thương.
- Mô hình cũng hỗ trợ thiết lập các dịch vụ tổng hợp về sức khỏe và
dinh dưỡng, giáo dục, nước sạch và vệ
sinh môi trường, bảo vệ và phòng
ngừa thương tích ở trẻ em.
- Chính quyền cấp tỉnh và các cấp dưới được hỗ trợ xây dựng năng lực,
lập kế hoạch và ngân sách, thiết lập và quản lý các dịch vụ xã hội có chất
lượng, thực hiện công tác theo dõi, đánh giá các hoạt động.
- Góp phần nâng cao nhận thức và đổi mới ý thức, tư duy về các vấn đề
trẻ em và phụ nữ
cho các cán bộ lãnh đạo và cán bộ chính quyền địa phương,
12
cộng đồng cũng như các gia đình, đồng thời tích cực khuyến khích sự tham
gia của các thành viên trong cộng đồng, kể cả trẻ em, trong việc lập kế hoạch
ở địa phương.
2.4. Tổ chức Plan với mô hình “CLB Phóng viên nhỏ”, “CLB Tiếng
nói Ong Xanh”
Plan đã có nghiên cứu và đầu tư cho trẻ em ở mô hình “CLB Phóng
viên nhỏ” và trẻ em ở mô hình “CLB Tiếng nói Ong Xanh” dưới sự quản lý
của Ban biên tập Phát thanh Thanh thiếu nhi, Đài Tiếng nói Việt Nam. Các
mô hình này đã tạo điều kiện cho trẻ em tham gia vào các hoạt động truyền
thông. Đặc biệt, đối tượng trẻ em mà mô hình “CLB Tiếng nói Ong Xanh”
hướng tới là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em phải
lao động sớm. Các em đều xuất thân từ gia đình nghèo, phần lớn đã phải bươn
chải sớm với cuộc sống, làm đủ nghề khác nhau như: bán báo, bán đồ lưu
niệ
m cho khách du lịch, bán than, giúp việc gia đình, nhặt giấy, nhặt phế liệu,
đánh giày, phụ việc xây dựng, quét sơn…
Ưu điểm:
- Là nhưng mô hình có ý nghĩa nhân đạo và có tính xã hội cao. Ở đó,
trẻ em được lắng nghe, tôn trọng, chia sẻ.
- Ảnh hưởng và tác động của các mô hình này là rất lớn: Trẻ em hiểu
được Công ước quốc tế về quyền trẻ em, giáo dục cho cộng đồng hiểu được
Công ước quốc tế về quyền trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em sự tự tin và hiểu
biết.
- Khi tham gia CLB, các em có đi
ều kiện được nói lên những suy nghĩ
của mình, được đón nhận, cảm thông và chia sẻ, góp tiếng nói của trẻ thiệt
thòi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, có cơ hội phát biểu ý kiến
với cộng đồng xã hội về những vấn đề mà các em quan tâm, có liên quan đến
Quyền trẻ em…
13
- Các em còn được học nhiều buổi tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng về các
vấn đề liên quan đến trẻ em, giúp các em làm quen với kiến thức báo chí và
kỹ năng sống cũng như các vấn đề về quyền và luật chăm sóc, giáo dục và
bảo vệ trẻ em.
- Các em còn được tạo điều kiện đi giao lưu, tiếp cận thực tế cuộc sống,
chia sẻ kinh nghiệ
m với bạn bè ở các tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Phú Thọ,
Thái Nguyên… Nhiều em ở CLB Phóng viên nhỏ được tạo cơ hội tham quan
tại nước ngoài và được tham gia chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền của Việt
Nam với bạn bè quốc tế
- Viết báo là một việc làm thêm phù hợp và thiết thực đối với các em.
- Góp phần giáo dục và phát triển tính thiện, tính trung thực cho trẻ em,
đặc biệt là trẻ em thiệt thòi.
Hạn chế:
- Số lượng thành viên trong CLB còn ít.
- Kinh phí còn hạn chế nên nhuận bút cho các em là chưa cao.
- Riêng với “CLB Tiếng nói Ong Xanh”: thành viên CLB đều là những
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi, trẻ em phải lao động sớm nên
việc tập hợp sinh hoạt được các em gặp nhiều trở ngại. Trình độ học vấn của
các em là không đồng đều nên việc tham gia viết báo gặp nhiều khó khăn.
Đây là một mô hình đặc thù nên việc nhân rộng còn vấp phải nhi
ều
vướng mắc, nếu không tiến hành khảo sát cẩn thận, chi tiết, không có sự phối
hợp đồng bộ, không có sự tham gia của trẻ em ngay từ đầu thì sẽ rất dễ thất
bại.
3. Các mô hình điển hình trong cộng đồng
3.1. Mô hình “Xã phường phù hợp với trẻ em”
Ngày 1/6/2004, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB Dân số, Gia đình & Trẻ em
trước đây đã ký Quyết định số
03/2004/QĐ/DS-GĐ&TE về xây dựng mô
14
hình “Xã phường phù hợp với trẻ em” nhằm hưởng ứng việc thực hiện văn
kiện “Một thế giới phù hợp với trẻ em” của Liên hợp quốc (5/2002).
Mô hình này đang được triển khai ở các tỉnh, thành phố trong cả nước
với 04 tiêu chuẩn cơ bản và 28 chỉ tiêu cụ thể.
+ 4 tiêu chuẩn đó là: Môi trường xã hội phù hợp với trẻ em; Môi trường
gia đình đảm bảo để
trẻ em phát triển toàn diện; Mọi trẻ em đều được hưởng
các quyền cơ bản; Bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
+ 28 chỉ tiêu bao gồm: 1 chỉ tiêu về tăng cường sự tham gia của trẻ em;
2 chỉ tiêu về vui chơi giải trí cho trẻ em; 6 chỉ tiêu về chăm sóc sức khoẻ trẻ
em; 10 chỉ tiêu về bảo vệ trẻ em; 9 chỉ tiêu tập trung vào cam kết chính trị của
địa phương trong việc xây dựng môi trường xã hội, cộng đồng và gia đình
phù hợp với trẻ em.
Nhiều giải pháp đã được thực hiện, trong đó, giải pháp đầu tiên là phải
xây dựng mỗi gia đình trở thành gia đình phù hợp với trẻ em. Từng gia đình
đều tham gia ký cam kết với chính quyền thôn về xây dựng gia đình phù hợp
với trẻ em với các nội dung như: xây dựng “ngôi nhà an toàn” để trẻ không bị
tai nạn thương tích; đối xử công bằng giữa trẻ em trai và trẻ em gái; không để
trẻ bỏ học; trẻ em được tham gia bày tỏ ý kiến và thực hiện những quyết định
liên quan đến bản thân và các quyền lợi cơ bản khác của trẻ em
Đến nay, 100% tỉnh, thành phố trong cả nước đã hưởng ứng và triển
khai xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em.
Mặt mạnh:
+ Tạo sự phối hợp đồng bộ và gắn kết giữa các ngành, bao gồm: hệ
thống ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Sở Văn hoá Thông tin; Sở Kế
hoạch Đầu tư; Sở Tài nguyên Môi trường; Sở Văn hoá Thông tin; Sở Thể dục
Thể thao; UBND các huyện, thành phố; Sở Y tế; Sở Giáo dục Đào tạo; Sở
Lao động Thương binh Xã hội; các cơ quan thông tin đại chúng…
+ Tham gia xây dựng t
ổ ấm gia đình hạnh phúc, bình đẳng, tạo môi
trường giáo dục tốt trong nhà trường, thôn xóm, khu dân cư lành mạnh - đó là
15
cái nôi tốt nhất để trẻ em được phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, đạo đức
và nhân cách.
+ Kết quả bước đầu cho thấy việc xây dựng mô hình này đã có những
tác động tích cực tới sự quan tâm của chính quyền, đoàn thể và của mỗi gia
đình trong việc tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em được phát triển. Qua đó đã
tạo được sự chuyển bi
ến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm
của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân về công tác bảo vệ, chăm sóc
trẻ em. Vai trò, trách nhiệm của gia đình trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ
em cũng được khẳng định nâng lên rõ rệt.
+ Các hoạt động phong phú, tích cực và bổ ích được triển khai. Cụ thể:
- Các hình thức CLB như: CLB “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo
hiền”…
- Một số ho
ạt động được duy trì thường xuyên như: tổ chức tư vấn
sức khỏe sinh sản, phòng chống tệ nạn xã hội cho trẻ vị thành
niên; ký cam kết phòng chống ma tuý, HIV/AIDS đến từng gia
đình, nhằm ngăn chặn sự xâm hại tới trẻ em.
- Các cuộc vận động: “Môi trường văn hóa - xã hội vì trẻ em”; xây
dựng “Gia đình vì trẻ em”; Tháng hành động vì trẻ em; hưởng
ứng Ngày Toàn dân đưa trẻ đến trường; tuyên truyề
n nâng cao
kỹ năng bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em cho các gia đình và
cộng đồng dân cư.
- Nhiều hoạt động chăm sóc sức khoẻ trẻ em được thực hiện, gồm:
bảo đảm trẻ em được tiêm chủng đầy đủ; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh
đưỡng, phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí kịp thời cho trẻ em
dưới 6 tuổi, quan tâm chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệ
t…
+ Tập trung đầu tư cải tạo, hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất
như điểm vui chơi, đường giao thông.
+ Các hoạt động tuyên truyền và giáo dục được tăng cường nhằm
khuyến khích, hướng dẫn những hành vi tích cực trong việc thực hiện các
16
quyền cơ bản của trẻ em; lên án và ngăn chặn những hành vi vi phạm quyền
trẻ em, xâm hại trẻ em; xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em
có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện về mọi mặt,
có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
+ Góp phần xây dựng khuôn khổ pháp lý công bằng, môi trường gia
đình, nhà trường và xã hội thân thiện với trẻ em
+ Các dịch vụ
tư vấn, can thiệp sớm được thiết lập để mọi trẻ em, mọi
người dân được tiếp cận với pháp luật, chính sách, phúc lợi của nhà nước, xã
hội dành cho trẻ em.
+ Mô hình xã phường phù hợp với trẻ em là một mô hình hữu ích cần
được hoàn thiện và phát triển khắp nơi, nhằm tạo ra phong trào vì trẻ em với
sự tham gia thường xuyên của cộng đồng.
Hạn chế:
- Xây dựng xã, phường phù hợp trẻ em là một việc làm khó, liên quan
đến công việc của nhiều cấp, nhiều ngành, đặc biệt khi điều kiện cả nước còn
nhiều khó khăn, ngân sách đầu tư cho các lĩnh vực văn hoá xã hội nói chung,
công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em nói riêng còn chưa đáp ứng yêu
cầu.
- Về mặt chủ quan, vẫn còn không ít cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng
viên và một bộ ph
ận nhân dân chưa nhận thức đầy đủ vị trí, tầm quan trọng
của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong việc chuẩn bị nguồn
nhân lực để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đặc
biệt là tạo điều kiện và phát huy vai trò của các gia đình, cộng đồng để giải
quyết tốt những vấn đề về trẻ
em
- Mức độ đạt được theo các tiêu chí đề ra chưa cao, còn thiếu tính bền
vững và mô hình chậm được nhân rộng.
- Việc xây dựng những mô hình như thế hầu hết mới chỉ được triển
khai ở những địa phương có điều kiện thuận lợi về dân trí, điều kiện kinh tế.
17
- Cần thiết phải nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các tiêu chuẩn, xây dựng
văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện mô hình “Xây dựng xã phường
phù hợp với trẻ em” phù hợp với từng vùng, từng khu vực.
3.2. Mô hình “Gia đình văn hóa”
Mô hình “Gia đình văn hóa” được Đại hội VIII của Đảng chỉ rõ: xây
dựng gia đình“ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc làm cho gia đình
thực s
ự là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mỗi người”.
Kết quả:
+ Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và tư tưởng, đạo đức
lối sống của nhân dân: đã góp phần xây dựng đạo đức con người Việt Nam,
đặc biệt là giới trẻ.
+ Việc nuôi dạy con cái là mục tiêu quan trọng nhất mà các gia đình
tập trung thực hiện.
+ Các chính sách xã hội; bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được cải
thiện rõ rệt.
+ Kết hợ
p giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội, đề cao vai trò
của các thiết chế văn hoá trong giáo dục thế hệ trẻ.
+ Góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho nhân dân, tạo cho trẻ môi trường phát triển vững bền.
+ Góp phần tích cực vào việc đề cao giá trị đạo đức, xây dựng gia
đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Các thành viên trong gia đình
bình đẳng, nề nế
p, thương yêu và có trách nhiệm với nhau.
Mô hình này đã tác động đến nền tảng gia đình với những quy tắc ứng
xử tốt đẹp, phát huy giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam như:
hiếu nghĩa, thuỷ chung, kính trên nhường dưới ngày càng được nhân rộng
trong các gia đình trẻ, gia đình nhiều thế hệ chung sống. Quyền bình đẳng
giới và vai trò của người phụ nữ được đề
cao, quyền trẻ em được bảo vệ,
người cao tuổi được chăm sóc.
18
3.3. Mô hình “Đưa chính sách Dân số, Gia đình và Trẻ em vào quy
ước ấp văn hóa”
Mặc dù mô hình này mới được triển khai năm 2007, nhưng trên thực tế
cuộc vận động thực hiện gia đình văn hóa, khóm ấp văn hóa đã được triển
khai từ năm 2001 và chính sách dân số, gia đình và trẻ em đã được tuyên
truyền vận động từ nhiều năm trước đây.
Định hướng:
+ Đây là mô hình có tính toàn diện, góp phần đưa việc thực hiện chính
sách về dân số, gia đình và trẻ em một cách bền vững, là một trong những tiêu
chí thi đua có tính quyết liệt hơn ở tại cộng đồng dân cư.
+ Đề ra các biện pháp vận động trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng
mở rộng đầy đủ, được đến trường học tập đúng độ tuổi; khắc phụ
c tình trạng
trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em thất học, trẻ em lang thang, bị lạm dụng tình
dục và bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội; đồng thời, khuyến khích con cháu
chăm học, chăm làm, kính trọng ông, bà, cha, mẹ, thực hiện nghĩa vụ phụng
dưỡng ông, bà, cha, mẹ lúc ốm đau, già yếu; khuyến khích ông, bà, cha, mẹ
nuôi dưỡng con, cháu nên người, sống mẫu mực, làm gương cho con cháu.
+ Gắn kết chặt ch
ẽ với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư".
+ Góp phần nâng cao nhận thức của nhân về các vấn đề liên quan đến
Dân số, Gia đình và Trẻ em. Đặc biệt, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ
em được cải thiển. Thông qua mô hình, việc chăm sóc thai nghén được các bà
mẹ quan tâm; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm; tiêm chủng miễn dịch cơ bản
cho trẻ em được thự
c hiện tốt; trẻ em mới sinh làm giấy khai sinh đúng hạn
tăng; trẻ em lâm vào các tệ nạn xã hội giảm đáng kể; trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn đặc biệt, khuyết tật được quan tâm giúp đỡ để hòa nhập cộng đồng.
Hạn chế: Sự thay đổi trong bộ máy tổ chức Ủy ban Dân số, Gia đình và
Trẻ em các cấp cũng là khó khăn trong quá trình triển khai mô hình.
19
3.4. Mô hình “Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc”
Đây là một mô hình mới thu hút, vận động mọi thành viên trong gia
đình cùng tham gia sinh hoạt, hoạt động.
Ưu điểm:
+ Mô hình này nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần đưa xã
hội phát triển, phồn vinh, bởi vậy đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân
dân.
+ So với các mô hình khác, “CLB xây dựng gia đình hạnh phúc” hoạt
động phong phú và sôi nổi hơn, vì có sự tham gia của nam giới - những người
chồng, người cha, người anh trong gia đình.
+ Tại các buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng, bên cạnh các chuyên đề
thiết thực trong cu
ộc sống hàng ngày, các chuyên đề về bảo vệ, chăm sóc,
giáo dục trẻ cũng luôn được đưa ra để các gia đình cùng trao đổi, chia sẻ kinh
nghiệm. Ví dụ như: thực hiện sinh đẻ có kế hoạch như thế nào; vấn đề học
hành của con cái; quan tâm, chia sẻ công việc gia đình; cách ứng xử giữa các
thành viên trong gia đình… đã góp phần chuyển đổi nhận thức, hành vi về
xây dựng gia đình hạnh phúc và bảo v
ệ chăm sóc trẻ em.
+ CLB đã gắn kết các thành viên trong mỗi gia đình sống có văn hoá
hơn, yêu thương nhau hơn, sống có trách nhiệm với gia đình hơn; các gia đình
trong mỗi địa phương được gắn kết với nhau trong tình làng nghĩa xóm.
+ Thông qua CLB này, nhận thức về bình đẳng trong gia đình và cộng
đồng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sự tham gia của nam giới vào các câu
lạc bộ không những phát huy mạnh mẽ vai trò của nam gi
ới trong gia đình mà
đã tạo điều kiện cho người phụ nữ thực hiện tốt hơn vai trò làm vợ làm mẹ,
chăm sóc, nuôi dạy con cái.
+ CLB đã đề ra được nội dung sinh hoạt thiết thực được cộng đồng và
các gia đình quan tâm. Các hình thức sinh hoạt được đổi mới cho phù hợp với
nội dung như: mời báo cáo viên về nói chuyện; tổ chức toạ đàm, thảo luận;
20
biểu diễn văn nghệ; thi nấu ăn, bữa cơm dinh dưỡng giữa các câu lạc bộ trong
địa phương; tham quan du lịch học tập điển hình và thụ hưởng văn hoá giải
trí…
Hạn chế:
+ Việc xây dựng, biên soạn tài liệu sinh hoạt, hướng dẫn tổ chức thực hiện,
theo dõi tổng hợp tình hình hoạt động của mô hình ở các địa phương còn hạn chế.
+ Sự tham gia của trẻ em còn ít mặc dù trẻ em cũng là một thành viên
tích cực và quan trọng của gia đình.
PHẦN IV: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH
1. Mục đích của mô hình
Cung cấp cập nhật kiến thức, kỹ năng cho các thành viên gia đình, giúp
họ có đủ năng lực để hoàn thành chức năng xã hội hóa giáo dục con người.
2. Sơ đồ mô hình Ban chỉ đạo:
BAN CHỈ ĐẠO
Phó ban
(Lãnh đạo Hội Phụ nữ
xã/phường)
Ủy viên
Cán
bộ
văn
Công
an
Hội
Phụ
nữ
Đoàn
Thanh
niên
Cán
bộ y
t
ế
Hội
người
cao
tuổi
Hội
nông
dân
Lãnh đạo các
trường PT,
CS, Tiểu học,
Mầm non
Câu lạc bộ Câu lạc bộ Câu lạc bộ
Trưởng ban
(Lãnh đạo UBND xã)
21
Các thành viên trong Ban chỉ đạo cần:
+ Có tình cảm yêu mến trẻ em
+ Có kiến thức, hiểu biết về trẻ em, hiểu được tâm sinh lý từng cá thể,
từng nhóm và từng cộng đồng riêng biệt của trẻ em.
+ Nắm được đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với trẻ
em (qua các Nghị quyết, Chỉ thị, Văn bản…)
+ Biết phương pháp vận động quần chúng, vận động người lớn
để làm
tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Đối tượng tham gia mô hình
2.1. Cha
Với vai trò là người chủ gia đình, người cha thường thực hiện các chức
năng: kiếm sống, bảo vệ, chăm sóc các thành viên trong gia đình; định hướng
các hoạt động của các thành viên trong gia đình; tham khảo ý kiến các thành
viên trong gia đình và ra quyết định liên quan đến các vấn đề của gia đình;
trực tiếp hoặc gián tiếp giáo dục con cái, ch
ăm lo đến sự phát triển của trẻ, răn
đe, uốn nắn, rèn dũa, đưa trẻ vào kỷ luật.
Có thể nói, người chồng ít tham gia chăm sóc con cái vì những vai trò
xã hội mà họ phải đảm nhận. Tuy nhiên, họ vẫn luôn giữ một trong những vị
trí quan trọng nhất trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình .
2.2. Mẹ
Phụ nữ là người duy trì nòi giống để đảm b
ảo sự tồn tại và phát triển
của gia đình, thực hiện thiên chức cao quý là sinh thành và dưỡng dục con cái
trong gia đình. Quan hệ giữa mẹ và con bắt đầu từ khi người phụ nữ mang
thai. Trong gia đình, người mẹ thường gần gũi với con trẻ hơn, chú ý hơn đến
những nhu cầu vật chất, tinh thần, tình cảm của con. Trong chăm sóc, nuôi
22
dưỡng và giáo dục con cái, người mẹ có sự giám sát tích cực với những đứa
con của mình hơn so với người cha. Bởi vậy, có thể nói, người mẹ giữ vai trò
quan trọng nhất trong việc chăm sóc, bảo vệ và dạy trẻ nên người.
2.3. Ông bà
Trong gia đình nhiều thế hệ ở Việt Nam, những người làm ông, làm bà
có vai trò đặc biệt quan trọng. Mặc dù tuổi cao sức yếu nhưng ông bà vẫn
tham gia các công việc lao động trong gia
đình như: cơm nước, chợ búa,
chăm sóc cháu… Về mặt tinh thần, ông bà có thể đưa ra những lời khuyên
đúng lúc, đúng mực và xác đáng. Ông bà cũng là người truyền thụ, bổ sung ch
thế hệ những giá trị văn gia đình trong sáng, phong phú và mang nhiều nét
đặc thù của văn hóa dân tộc. Vì vậy, ông bà cũng giữ một vai trò không nhỏ
trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con trẻ nên người.
2.4. Anh chị
Anh/chị có vai trò
đắc lực trong việc giúp cha mẹ chăm sóc, trông nom,
bảo vệ trẻ. Ở cùng trang lứa nên anh/chị dễ gần gũi, hiểu biết tâm sinh lý của
trẻ hơn. Họ có thể cùng tham gia hướng dẫn trẻ những hoạt động vui chơi bổ
ích, những hành vi, thái độ và cách cư xử đúng đắn
2.5. Người giúp việc
Trong các gia đình ngày nay, nhu cầu thuê người giúp việc tăng nhanh.
Đặc biệt đối với cặp vợ ch
ồng có con nhỏ, nhu cầu này trở nên quan trọng và
cần thiết.
Người giúp việc là người trực tiếp chăm sóc đứa con trẻ, sống cùng gia
đình nên họ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển, trưởng thành của
trẻ. Nếu người giúp việc có thân thiện, vui vẻ, chu đáo thì trẻ sẽ học được
nhiều điều hay. Nhưng nếu họ là người hay văng tục, hoặc mang sẵn tâm thế
u uất, không mấy khi cười nói thì sẽ có những ảnh hưởng xấu đến sự phát
triển tâm sinh lý và nhân cách của trẻ.
23
3. Các hoạt động của mô hình
3.1. Đào tạo - Tập huấn:
3.1.1. Cho đội ngũ cán bộ:
Tiến hành tập huấn, cung cấp kiến thức, kỹ năng và thông tin về công
tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho đội ngũ cán bộ, bao gồm:
- Cán bộ trong cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến các vấn
đề trẻ em như: ngành giáo dục, y tế, Lao động thương bình xã hội.
- Cán bộ trong công tác Đảng, đoàn thể liên quan đế
n vấn đề trẻ em
như: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền
phong, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi…
- Cán bộ địa phương.
- Cộng tác viên, tình nguyện viên - là những người cực kỳ quan
trọng trong mô hình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở cộng đồng,
bởi vậy họ cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng, thông tin và
hiể
u biết về trẻ em. Ở họ cần cả lòng nhiệt tình, kiến thức và kỹ năng
bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
+ Đào tạo, tập huấn về các vấn đề:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về công tác trẻ em.
- Cung cấp kiến thức và kĩ năng về tâm sinh lý lứa tuổi; cách giải
quyết các mâu thuẫn; cách ứng xử của các thành viên trong gia đ
ình;
phương pháp dạy trẻ học; cách chăm sóc trẻ…
3.1.2. Cho thành viên Câu lạc bộ
+ Tập huấn Ban chủ nhiệm về kỹ năng xây dựng và điều hành hoạt
động câu lạc bộ; kỹ năng vận động quần chúng; kỹ năng trình bày; kỹ năng tư
vấn, thương thuyết, hòa giải; kiến thức về pháp luật và chính sách của Nhà
nước….
+ Thành viên câu lạc bộ là các gia đình được vậ
n động tham gia mo
hình. Nội dung tập huấn cho các thành viên CLB bao gồm: giá trị của gia đình
24