Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.45 KB, 15 trang )

HAI ĐỨA TRẺ
* KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT:

KHÔNG GIAN cụ thể trong tác phẩm là làng quê nông thôn, phố huyện nghèo nàn
xơ xác, tối tâm “ Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang
ra để gọi buổi chiều”, “Trời đã bắt đầu đêm, môt đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua
gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”.
KHÔNG GIAN đó được nhìn dưới con mắt của Liên - Chị của An. Với cái nhìn của
người trong cuộc làm cho bức tranh của phố huyện nghèo hiện lên càng chân thật hơn, bộc
lộ được chiều sâu tâm trạng của nhân vật hơn, giúp cho người đọc càng thấm thía hơn với
cuộc sống ở làng quê tiêu điều xơ xác và qua đó bộc lộ được những khát vọng về một
tương lai tươi sáng hơn của những đứa trẻ - tương lai còn đó với biết bao hi vọng và tươi
đẹp.
Tính chất của KHÔNG GIAN đó là hẹp, tĩnh lặng mặc dù còn đó những sự sống.
KHÔNG GIAN nghệ thuật còn là hình tượng con tàu, ánh sáng con tàu. Con tàu trong tác
phẩm mang một ý nghĩa biểu tượng đối với nhân vật Liên. Đối với những đứa trẻ khác
cùng những con người trong khu phố nghèo, họ mong con tàu đến để có thể bán được một
ít hàng, hay để nhìn thấy được ánh sáng của ngọn đèn điện. Còn đối với Liên, con tàu và
ánh sáng của nó mang lai một thế giới khác hẳn nó như ngôi sao băng vút qua bầu trời,
sáng cả KHÔNG GIAN và tâm hồn con người. Ánh sáng cháy rực trong tiềm thức Liên,
đó là ánh sáng của ước mơ, là quá khứ tốt đẹp của Liên “mẹ Liên dọn ngay từ khi cả nhà
bỏ Hà Nội về quê ở, vì thầy Liên mất việc”, con tàu đi qua làm liên sống lại những ngày
tháng sống hạnh phúc với gia đình ở Hà Nội, Liên nhớ về tuổi thơ vui vẻ, hạnh phúc như
bao đứa trẻ khác mỗi lần được nhìn thấy con tàu mang ánh sáng, mang cuộc sống từ Hà
Nội về “ Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chị được hưởng những thức quà ngon, lạ - bấy giờ mẹ
Liên nhiều tiền - được đi chơi Bờ Hồ,…”.
Truyện được tạo dựng chủ yếu xuất phát từ điểm nhìn về mình của nhà văn, do vậy
KHÔNG GIAN nghệ thuật trong truyện ngắn của ông cũng tuân theo điểm nhìn chủ
quan, với những ẩn ức trong bản thân.Vì vậy, KHÔNG GIAN nghệ thuật xuất hiện trong
các truyện là KHÔNG GIAN tâm tưởng, với chiều sâu dồn nén tâm lí. Để tạo lập
KHÔNG GIAN tâm tưởng, Thạch Lam chú trọng vào các tình thế trọng yếu gợi khoảng


lặng nội tâm nhân vật, tạo nên những co giãn KHÔNG GIAN giữa hai chiều: KHÔNG
GIAN thực( Cái gợi ký ức) vào KHÔNG GIAN chiều sâu tâm lý ( những giấc mơ: Giấc
mơ thức và giấc mơ ngủ) tạo nên sự day dứt giữa hiện thực và tâm trạng con người.
KHÔNG GIAN về một Hà Nội tráng lệ trong Hai đứa trẻ vẫn gợi lại những ẩn ức đứt


quãng, chỉ còn là những hình ảnh mơ hồ chồng lớp hiện về trong tưởng tượng ( giấc mơ
thức): Một “ Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo” được gửi về phố huyện
trên con tàu đêm, để rồi khi con tàu đi qua KHÔNG GIAN hiện thực trở lại với những
cảm nhận mơ hồ nửa tỉnh nửa mê ( sự dai dẳng của Hà nội) trong hiện tại: “ An và Liên
lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần
Nông. Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ đầy bí mật, xa lạ và làm mỏi trí
nghĩ, nên chỉ một lát hai chị em lại cúi về mặt đất, về quãng sáng thân mật chung quanh
ngọn đèn lay động trên chõng hàng chị Tý”.
Với việc xây dựng một KHÔNG GIAN như vậy là nhà văn đã đưa lại cho chúng ta
những ký ức về một KHÔNG GIAN tươi sáng nơi Hà Thành đã ám ảnh, lùi sâu vào vô
thức bọn trẻ, khiến đôi mắt buồn trũng muốn yên giấc nhưng vẫn không sao dập tắt cái
khao khát được chứng kiến con tàu đêm của An. Bởi lẽ chỉ có chứng kiến con tàu đêm, với
ánh sáng điện mới khỏa lấp những mong muốn đang trỗi dậy trong sâu thẳm tâm trí An và
nó đòi hỏi phải được giải tỏa. Vì vậy mặc dù rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mơ nhưng An
vẫn cố mở to đôi mắt trước khi chìm sâu vào vô thức của giấc mộng mà với dặn Liên: “
Tàu đến chị đánh thức em dạy nhé”. KHÔNG GIAN tâm tưởng trong truyện được Thạch
Lam đặt cạnh KHÔNG GIAN thực tại, gợi cảm giác hoài cổ về một nơi trong dĩ vãng .
Ngoài ra trong tác phẩm có một KHÔNG GIAN đặc biệt nữa xuất hiện nữa là KHÔNG
GIAN bóng tối, KHÔNG GIAN bóng tối có một giá trị rất lớn trong việc tạo ấn tượng cho
người đọc. Hình ảnh cuộc sống và con người cứ chìm dần, khuất hẳn trong bóng tối. Nó
gợi sự xót xa và thương cảm của người đọc dành cho những con người, những cuộc đời,
những KHÔNG GIAN như thế. Bóng tối càng dày đặc, cảnh sống của con người càng thê
lương theo cấp số cộng của cảnh đó thì lòng nhân đạo của nhà văn nhìn từ cảnh và người
ấy cũng theo cấp số nhân mà phát triển lên. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng ta cũng bắt gặp

KHÔNG GIAN của ánh sáng. Bảy lần nhà văn nhắc đến ánh sáng của các ngọn đèn “ Các
nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu,
và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách.” Nhưng ở đây không phải là ánh sáng xua tan đi
bóng tối, mà đó là ánh sáng lẻ loi, đơn độc. Ánh sáng xuất hiện với mục đích là để làm nền
cho bóng tối, làm cho bóng tối xuất hiện càng dày đặc hơn, bao trùm cả đất trời. Điều này
càng giúp
cho người đọc hình dung, cảm nhận được số phận đáng thương của người dân trong phố
nghèo khổ, bế tắc, không có tương lai., càng giúp ta thấy được tấm lòng nhân đạo của nhà
văn đối với cuộc sống bất hạnh của con người.
* THỜI GIAN NGHỆ THUẬT:


Thời gian trong truyện ngắn Hai đứa trẻ là một cảnh chiều tàn nơi phố huyện nghèo trôi đi
rất chậm chạp, báo hiệu cuộc sống tẻ nhạt, đơn điệu của những con người nơi đây. Cấu trúc
KHÔNG GIAN lồng vào thời gian, dùng KHÔNG GIAN để đo thời gian là một trong
những thành công nghệ thuật đặc sắc của Thạch Lam, thể hiện tài năng của tác giả trong
việc cảm nhận tinh tế từng bước chuyển của thời gian trong tác phẩm. Có thể dễ dàng nhận
thấy nhịp điệu thời gian trong tác phẩm diễn ra khá chậm: tác giả đã sử dụng thời gian văn
bản trải dài trong 10 trang giấy để nói về thời gian cốt truyện trong mấy tiếng đồng hồ
( khoảng 6, 7 giờ). Thời gian trong Hai đứa trẻ được đo và cảm nhận bằng rất nhiều phương
tiện khác nhau cả âm thanh, hình ảnh, KHÔNG GIAN. Ngay câu mở đầu tác phẩm thời gian buổi
chiều tàn đã được cảm nhận bằng âm thanh của tiếng trống thu không “Tiếng trống thu không trên
cái chợ của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều”. Vậy là thời gian được đánh
dấu bởi âm thanh của tiếng trống thu không “gọi” buổi chiều về. Và bước chuyển từ buổi chiều tà
đến lúc chập choạng tối được báo hiệu bằng âm thanh quen thuộc của tiếng côn trùng kêu nơi phố
huyện nghèo “văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng”, tiếng vo ve của muỗi trước thời
khắc của ngày tàn. Thời khắc đó cũng được đo bằng những hình ảnh của “những đám mây ánh
hồng như hòn than sắp tàn”, và được lồng vào KHÔNG GIAN “ phương tây đỏ rực như lửa
cháy”, “Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rơ rệt trên nền trời”. Thời gian từ lúc hoàng hôn
đến lúc sẩm tối và đêm khuya được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, xuất hiện xuyên suốt toàn bộ tác

phẩm và được thể hiện nhiều nhất qua hình ảnh của ánh sáng và bóng tối. Thạch Lam đã khéo léo
sử dụng hình ảnh ánh sáng phát ra từ những ánh đèn leo lét nơi phố huyện trong nhà bác phở Mĩ,
đèn dây sáng xanh trong các hiệu khách, đèn từ gánh hàng của mẹ con chị Tí… làm phương tiện
để thông báo thời gian. Đối lập với ánh sáng là hình ảnh đêm tối giăng khắp toàn bộ tác phẩm.
Chính hình ảnh bóng tối cũng được coi là một công cụ hữu dụng được nhà văn sử dụng khéo léo
trong việc thể hiện thời gian trong tác phẩm. Như vậy có thể nhận thấy rằng thời gian cốt truyện
của Hai đứa trẻ chỉ diễn ra trong vòng mấy tiếng đồng hồ từ lúc chiều tà đến khoảng 9 giờ tối
nhưng Thạch Lam đã rất có ý thức trong việc sử dụng rất nhiều các phương tiện khác nhau để thể
hiện khoảng thời gian ngắn đó. Thời gian nơi phố huyện nghèo dường như ngưng đọng vì sự trôi
đi hết sức chậm chạp của những âm thanh nơi vùng quê nghèo, âm thanh của tiếng trống thu
không gọi buổi chiều về, âm thanh xao xác xa xôi của cảnh chợ tàn… tất cả những thứ đó khiến ta
cảm nhận thời gian trong tác phẩm giống như một sinh thể già cỗi, đánh giấu sự tàn lụi, già nua.
Khi mặt trời sắp tắt, đó là cái giờ khắc của ngày tàn. Khi chợ vãn, tức là lúc sự hoạt động của con
người đã hết, cũng là khi đêm đã khuya. Ngay trong thế giới con người, âm thanh cũng ít ỏi chẳng
kém gì. Khi chợ vãn thì những tiếng ồn ào cũng mất theo bước chân của con người. Lúc trời nhá
nhem tối, tiếng ồn ào nơi chợ búa cũng mất. Người ta trao đổi với nhau, nhưng có lời ma không
có tiếng. Có chăng là tiếng cười khanh khách của bà cụ Thi, một bà già hơi điên. Cảnh đêm nơi
phố huyện tái hiện chân thực bức tranh cuộc sống nghèo nàn, đơn điệu, tẻ nhạt của những con
người nơi đây. Bên cạnh đó, khoảng thời gian của ngày tàn cũng được thể hiện rõ nét qua
KHÔNG GIAN ngập tràn bóng tối. Trong cái KHÔNG GIAN chứa đầy bóng tối ấy, sự hiện
diện của ánh sáng càng làm bóng tối sẫm đen hơn và cuộc sống con người càng trở lên đơn điệu,
tẻ nhạt.


ĐẶC ĐIỂM KHÔNG GIAN - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN “CHÍ PHÈO” CỦA NAM CAO TRÊN BÌNH
DIỆN THI PHÁP HỌC
* KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT:
Là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu
tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong

trường nhìn nhất định (…). KHÔNG GIAN nghệ thuật gắn với cảm thụ về KHÔNG
GIAN nên mang tính chủ quan. Ngoài KHÔNG GIAN vật thể có KHÔNG GIAN tâm
tưởng. Do vậy, nó có tính độc lập tương đối, không qui được vào KHÔNG GIAN địa lý.

* THỜI GIAN NGHỆ THUẬT:
Là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật. Cũng như KHÔNG GIAN nghệ thuật, sự
miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định
trong thời gian. Khác với thời gian khách quan, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược,
quay về quá khứ, có thể bay vượt đến tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời
gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận. Nó được đo bằng nhiều
thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự
sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác…tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm.
1. Thời gian nghệ thuật trong truyện “Chí Phèo” – Nam Cao
1.1. Độ dài thời gian
Thời gian trần thuật trong truyện “Chí Phèo” được gói gọn trong khoảng thời gian sáu ngày
từ buổi chiều vừa đi vừa chửi “cũng như chiều nay hắn chửi” và “năm ngày chẵn” ở bên
Thị Nở đến buổi sáng giết Bá Kiến rồi tự sát. Đây cũng chính là khoảng thời gian ý thức về
tuổi tác, về nhân tính vốn âm ỉ bấy lâu trong con người Chí Phèo bỗng dưng trỗi dậy. Ước
mơ ngày xưa hiện về. Và hơn bao giờ hết, lúc này Chí Phèo thèm lương thiện, khát khao
được làm người lương thiện. Thế nhưng, khi ánh sáng lương tri còn sót lại vừa lóe lên thì
chỉ trong thời gian ngắn ngủi đã bị dập tắt phũ phàng. Sức tố cáo của tác phẩm nhờ vậy trở
nên thật mạnh mẽ.
1.2. Chiều hướng, trật tự thời gian
1.2.1. Thời gian đa chiều
Một trong những sở trường của Nam Cao là lối kết cấu văn bản thoạt nhìn rất tự do, phóng
túng nhưng kì thực hết sức chặt chẽ. Văn bản truyện “ Chí Phèo” được tổ chức theo
nguyên tắc gián đoạn về thời gian. Chính sự gián đoạn này cho ta cảm giác về một lối kể tự
nhiên, phóng túng rất hiện đại.
Truyện “Chí Phèo” chủ yếu kể về những điều đang diễn ra (gắn với thì hiện tại). Cách mở
đoạn thường gắn với sự định vị thời gian: “Thì năm nay lại nảy ra Chí Phèo…”, “Bây giờ



thì hắn đã thành người không tuổi rồi…”, “Hắn cứ chửi như chiều nay hắn chửi…”, “Bây
giờ thì chúng ngủ bên nhau…”, “Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh…”. Toàn bộ cuộc đời Chí
Phèo được kể trong câu chuyện này nhưng trong quá trình thuật lại câu chuyện, trình tự
thời gian luôn luôn được thay đổi rất linh hoạt với sự đan xen giữa hiện tại, quá khứ, tương
lai. Tuy nhiên, sự đảo lộn trật tự thời gian tuyến tính trong truyện “Chí Phèo” không hề phá
vỡ tính liền mạch của câu chuyện. Ngược lại nó còn có tác dụng gia tăng tính tuần tự, tính
nối kết chặt chẽ của các tình tiết nghệ thuật.
Chẳng hạn đoạn mở truyện tả tiếng chửi của Chí Phèo được khép lại bằng câu: “A ha! Phải
đấy hắn cứ thế mà chửi (…) Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không
ai biết…”. Cả đoạn văn tiếp theo là thời gian quá khứ với câu chuyện “ anh thả ống lươn”
đã nhặt được Chí Phèo như thế nào. Như vậy, rất tự nhiên, câu chuyện quá khứ – tuổi ấu
thơ của Chí Phèo đã trả lời lập tức những câu hỏi vừa buông ra ngay cuối đoạn văn trước
đó. Bất cứ giữa hai đoạn văn kể về những thời điểm khác nhau nào trong tác phẩm, ta cũng
dễ dàng tìm ra mối liên hệ rất logic như trên.
Từ quá khứ xa thuở ấu thơ, Nam Cao kể tiếp đến quá khứ gần của Chí “năm hai mươi tuổi
– hắn làm canh điền cho ông lí Kiến” rồi Chí “phải đi tù”, “hắn đi biệt đến bảy, tám năm,
rồi một hôm, hắn lại lù lù ở đâu lần về”.
Câu chuyện quá khứ khép lại, nhà văn khéo léo đưa người đọc trở về với cuộc sống hiện
tại của Chí. Nam Cao chú ý đặc biệt tới thời gian hiện tại, một cái thời gian hiện tại không
bị chìm đi trong quá khứ, cũng không bị mờ đi vì ảo ảnh của tương lai mà hiện ra rõ ràng
hơn, cụ thể hơn, sinh động hơn, sâu sắc hơn vì mang theo cả cái chiều dài và bề sâu thăm
thẳm của quá khứ, hiện tại và tương lai cộng lại. Hiện tại như gợi lại những hình ảnh của
quá khứ. Đoạn kết tác phẩm “Chí Phèo”, khi nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn nhanh
xuống bụng, trong óc thị thoáng hiện ra cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người
qua lại. Ở đây, hiện tại, quá khứ soi sáng cho nhau, tạo nên sự cộng hưởng về cảm xúc và
ấn tượng cho người đọc.
Theo dõi câu chuyện ta thấy, cuộc đời của Chí Phèo không được trình bày một cách rành
mạch, cụ thể về mặt thời gian. Điều này tưởng như vô lý nhưng lại rất hợp lý vì bản thân

Chí Phèo cũng không ý thức được rành mạch về tuổi tác của mình: “ Bởi vì ngay đến cái
thẻ có biên tuổi hắn cũng không có…Hắn nhớ mang máng rằng có lần hắn hai mươi, rồi
hắn đi ở tù, rồi hình như hắn hăm nhăm không biết có đúng không? ” Nói về thời gian,
Nam Cao đã cố tình làm sai trật tự niên biểu bằng cách dùng những từ “mang máng, hình
như, hay là…” đều rất mơ hồ, khó xác định. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả bởi
suốt cuộc đời Chí là một cuộc vật lộn rối rắm cố tìm lối thoát. Chí Phèo như mắc vào một
tấm lưới, càng cố giãy càng vướng như Nguyễn Du từng nói: “Gỡ ra rồi lại buộc vào như
chơi” (Truyện Kiều).
1.2.2. Thời gian hồi tưởng – tâm tưởng
Trong nhiều tác phẩm của mình Nam Cao đã sử dụng phạm trù “hồi tưởng” như là một yếu
tố của thời gian nghệ thuật. Như ta đã biết, hồi tưởng thường xuất hiện trong quá trình sáng
tạo tác phẩm theo quy luật tương phản hoặc theo nguyên tắc liên tưởng. Trong thế giới


nghệ thuật của Nam Cao, hồi tưởng hiện ra từ từ, không cố ý, ngỡ như vô tình thậm chí
ngay cả khi nhà văn chủ tâm đi vào thế giới hồi tưởng của nhân vật. Nó tạo ra khả năng đối
chiếu giữa quá khứ và hiện tại, có thể nhìn thấy những viễn cảnh, những chu tuyến của
tương lai.
Chí Phèo đối diện với cảnh sống hiện tại, cảnh vật ngày hôm nay như khêu gợi kỷ niệm
của ngày qua. Mơ ước xưa hiện về: “ Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình
nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải.” Tất cả chỉ làm tăng thêm nỗi buồn chán,
khổ đau, nước mắt. Thời gian như là người bạn đường của sự khổ đau. Có thể nói, trong
nhiều sáng tác của Nam Cao, nhân vật vô hình chủ yếu là thời gian đã mất. Hầu như trong
mỗi tác phẩm của ông đều tồn tại “nhân vật” vô hình này hoặc là hàm ý sự có mặt của nó.
Với tư cách là nhà văn hiện thực, Nam Cao ý thức sâu sắc được tính không đảo ngược của
thời gian. Nhiều nhân vật thuộc những tầng lớp xã hội khác nhau của ông đều nhìn thấy
thời gian trôi đi một cách tàn nhẫn. Họ suy ngẫm về thời gian với sự xúc động, với niềm
nuối tiếc, với tình cảm đắng cay của sự mất mát không gì bù đắp nỗi. Đối với Chí Phèo,
thời gian không chỉ tàn phá nhân hình mà còn hủy hoại cả nhân tính và tâm hồn con người:
“Cái mặt hắn không trẻ cũng không già; nó không còn phải là mặt người: nó là mặt một

con vật lạ”. Những cơn say vô tận, những việc “ ức hiếp, phá phách, đâm chém., mưu hại,
người ta giao cho hắn làm” là chính cuộc đời hắn; cuộc đời mà “hắn cũng chả biết đã dài
bao nhiêu năm rồi”. Hắn đã mất ý thức về thời gian. Nhưng sau lần gặp Thị Nở, tình cảm
tự nhiên và sự săn sóc tận tình của người đàn bà tội nghiệp này đã góp phần đánh thức ý
thức về nhân phẩm và cùng với nó là ý thức về thời gian của Chí Phèo: “Tỉnh dậy hắn thấy
hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời!”.
1.3. Nhịp điệu, sự vận động của thời gian
Trong truyện “Chí Phèo”, nhịp điệu thời gian có khi chậm lại bởi những đoạn suy tư và hồi
tưởng của Chí về thời quá khứ. Nhưng cũng có khi thời gian lại vận động rất nhanh. Từ hồi
mới đi tù về “hồi ấy hắn mới đâu hăm bảy hay hăm tám…” vậy mà “bây giờ thì hắn đã
thành người không tuổi rồi. Ba mươi tám hay ba mươi chín? Bốn mươi hay ngoài bốn
mươi?”. Thời gian trôi đi vun vút cũng để lại trên mặt Chí không biết bao nhiêu vết sẹo
“nó vằn dọc, vằn ngang, không thứ tự, biết bao nhiêu là sẹo. Vết những mảnh chai của bao
nhiêu lần ăn vạ, kêu làng, bao nhiêu lần, hắn nhớ là làm sao nổi?”. Trước bước đi quá
nhanh của thời gian, Chí bàng hoàng, thảng thốt: “Có lý nào như thế được? Hắn đã già rồi
hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu…”. Như vậy, sự vận động của thời gian ở đây cho ta
thấy được quá trình tha hóa về nhân tính lẫn nhân hình diến ra ở nhân vật Chí Phèo hết sức
nhanh chóng.
2. KHÔNG GIAN nghệ thuật trong truyện “Chí Phèo” – Nam Cao
2.1. KHÔNG GIAN làng Vũ Đại
Khác với nhiều truyện ngắn cùng đề tài của tác giả, “Chí Phèo” có phạm vi hiện thực được
phản ánh trải ra trên cả bề rộng KHÔNG GIAN (một làng quê). Có thể nói, làng Vũ Đại
trong truyện chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến nông thôn Việt Nam đương
thời. Vị trí “ xa phủ, xa tỉnh” chính là điều kiện tốt để bọn cường hào hoành hành, thống


trị, áp bức, đè nén nhân dân. Chẳng phải vì đất làng Vũ Đại có cái thế “quần ngư tranh
thực” như lời ông thầy địa lí nào đó nói “hồi năm nọ” nên bọn cường hào làng này chia
thành năm bè bảy cánh đối nghịch nhau, mà chính là do bọn chúng “chỉ là một đàn cá tranh
mồi” , “mồi thì ngon đấy, nhưng mà năm bè bảy mối, bè nào cũng muốn ăn. Ngoài mặt thì

tử tế với nhau nhưng trong bụng lúc nào cũng muốn cho nhau lụn bại để cưỡi lên đầu lên
cổ ”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung nhận xét: “ Không khí truyện “Chí Phèo” tuy
không sôi sục náo động như trong “Tắt Đèn” nhưng là bầu không khí có tích địện trước lúc
giông bão”.
Có thể nói, không khí oi nồng, ngột ngạt đã bao trùm lên toàn bộ thiên truyện và bao trùm
lên cả làng Vũ Đại. KHÔNG GIAN làng Vũ Đại đã thể hiện rõ giá trị hiện thực sâu sắc
của tác phẩm.
2.2. KHÔNG GIAN túp lều ven sông
Túp lều ven sông – tài sản duy nhất của Chí Phèo được miêu tả với KHÔNG GIAN: “ẩm
thấp” và ánh sáng “ hơi lờ mờ”. “Ở đâu người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên
ngoài vẫn sáng”. Túp lều ấy “Ở gần một con sông con, nước lặng và trong, khắp bãi trồng
toàn dâu, gió đưa đẩy những thân mềm oặt ẹo, cuộn theo nhau thành làn”. Khu vườn nhà
hắn có một lối đi nhỏ ra sông “trước kia, cả xóm vẫn dùng cái ngõ ấy để ra sông tắm giặt
hay kín nước. Nhưng từ khi hắn đến người ta thôi dần, tìm một lối đi khác xa hơn”. Như
vậy, KHÔNG GIAN sống của Chí Phèo đã hoàn toàn bị cô lập, bị tách ra hẳn KHÔNG
GIAN sống của loài người. KHÔNG GIAN ấy thật đẹp, thật lãng mạn: “những đêm trăng
(…) cái vườn phẳng ngổn ngang những bóng chuối đen đen như những cái áo nhuộm vắt
tung trên bãi” nhưng cũng có gì đó lạnh lẽo, rợn ngợp bởi thiếu vắng hơi thở của sự sống
con người.
2.3. KHÔNG GIAN đêm trăng
KHÔNG GIAN đêm trăng nơi bờ sông gần nhà Chí Phèo được Nam Cao miêu tả thật hữu
tình với: “Những tàu chuối đen nằm ngửa, ưỡn cong cong lên hứng lấy trăng xanh rời rợi
như là ướt nước, thỉnh thoảng bị gió lay lạy giãy lên đành đạch như là hứng tình”. “Trăng
tỏa trên sông và sông gợn biết bao nhiêu gợn vàng”.
Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tuyệt thơ mộng thường được dùng làm bối cảnh cho các
mối tình lãng mạn. Vậy mà ở đây, Nam Cao đã để Chí Phèo gặp Thị Nở - người đàn bà
“ngẩn ngơ, dở hơi, xấu xí” dưới thiên nhiên vô tư, trong trẻo đầy thi vị ấy. Phải chăng, đây
chính là tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn. Nam Cao đã dành cho cuộc gặp gỡ của đôi
trai gái “ khốn khổ” những trang văn thấm đẫm chất thơ. Thì ra, trong mắt ông, những con
người bị cả xã hội loài người xa lánh, hắt hủi vẫn có thể đến được với nhau và cuộc gặp gỡ

giữa họ vẫn đầy lãng mạn thi vị như bao lứa đôi khác.
3. Sự kết hợp giữa KHÔNG GIAN và thời gian nghệ thuật trong “Chí Phèo”
KHÔNG GIAN và thời gian nghệ thuật trong truyện “Chí Phèo” nhiều khi lẫn vào nhau,
chuyển hóa lẫn nhau. Hình ảnh KHÔNG GIAN: “Cái lò gạch bỏ không” xuất hiện ở đầu
truyện hoàn toàn trùng khít với thời gian Chí Phèo ra đời “trần truồng và xám ngắt trong
một cái váy đụp”. Sự kết hợp, chuyển hóa này một lần nữa được lặp lại ở cuối truyện tạo


nên kết cấu vòng tròn luẩn quẩn góp phần thể hiện rõ qui luật tàn bạo của xã hội phong
kiến đương thời. Nếu xã hội ấy còn tồn tại những kẻ cường hào, thống trị kiểu Bá kiến và
Lí Cường và chúng còn ra sức áp bức, bóc lột thậm tệ thì vẫn còn những người dân lành bị
đẩy vào con đường lưu manh, tha hóa như Chí Phèo.
C. KẾT LUẬN
Là một nghệ sĩ bậc thầy, Nam Cao đã sử dụng linh hoạt các yếu tố thời gian và KHÔNG
GIAN trong truyện ngắn “Chí Phèo”. KHÔNG GIAN và thời gian nghệ thuật ở đây luôn
được mở ra nhiều chiều nhờ những hồi tưởng, ước mơ và suy tưởng của nhân vật. Câu
chuyện về cuộc đời Chí Phèo từ thời hiện tại có thể quay về quá khứ hoặc hướng tới tương
lai, thậm chí có khi xáo trộn cả KHÔNG GIAN với thời gian. Điều đó làm cho truyện
“Chí Phèo” nói riêng và sáng tác của Nam Cao nói chung mới thoạt nhìn bề ngoài tưởng
như rất phóng túng, tùy tiện nhưng thực ra lại rất chặt chẽ. Nó cho thấy sự buông bắt rất
nhịp nhàng của tác giả.

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
Không gian nghệ thuật của Chữ người tử tù chủ yếu được xây dựng dựa trên không gian nhà
tù - một "trại giam tối om", khung cảnh nền ấy ngập tràn bóng tối, "quạnh quẽ" và "tối
mịt", tất cả đều nhuốm vẻ âm thầm, u ám. Mẩu đối thoại ngắn đầy e dè, gìn giữ, nghi ngại
lẫn nhau giữa quản ngục và thầy thơ lại như khắc họa rõ hơn số phận những con người
quanh năm trong bóng tối, tuy tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù về nhân cách. Không
gian nghệ thuật của tác phẩm được giới hạn ở một nhà tù nhỏ, một cõi nhân sinh mà bóng
tối nhiều hơn ánh sáng, ánh sáng chỉ là một ngọn đèn leo lét lọt thỏm giữa bóng tối mịt mù

và quạnh quẽ, chỉ là một vài vì tinh tú nhấp nháy xa xa, trong đó có một "ngôi sao chính vị
muốn từ biệt vũ trụ". Chút ánh sáng ấy quá nhỏ nhoi so với toàn bộ màn đêm bao phủ nơi
đây, nhưng giữa sự tương phản có vẻ không cân đối ấy, tác giả muốn gởi gắm niềm tin về
thiên lương con người, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, dù le lói nhưng không bao giờ tắt, và
nếu có cơ hội nó lại bùng lên mạnh mẽ như niềm tin của con người vào cái tốt cái đẹp, vào
ánh sáng. Đó là nét đẹp, là chút ánh sáng còn sót lại trong tâm hồn ngục quan. Con người
đang tồn tại ở một nơi mà những vẻ đẹp và những điều xấu xa luôn kế cận nhau, ánh sáng
luôn có nguy cơ bị dập tắt bởi bóng tối.
Trong thế giới tăm tối ấy, quản ngục như lạc lõng cô độc trong thế giới riêng của mình:
một ngọn đèn leo lét, một bóng tối mịt mù quạnh quẽ, tiếng trống thu không, tiếng kiểng
tiếng mõ thưa thớt, tiếng chó sủa vào những bóng ma mơ hồ huyền bí cứ ám mãi vào màn
đêm hoang hút... Những sợi dây, những vòng dây trói vô hình cứ tròng lên, thít vào cuộc
đời mòn rỉ của con người mà Nguyễn Tuân nói là "đang băn khoăn ngồi bóp thái dương",
với một ngoại hình mòn mỏi, cô đơn "tóc hoa râm, râu đã ngả màu"(3). Tuy vậy ẩn sâu bên
trong con người này là một đời sống tâm hồn như "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa


bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn và xô bồ(4). Nguyễn Tuân đã rất thành công khi tạo lập
bối cảnh và không khí để xây dựng tình huống truyện. Nỗi băn khoăn dẫn đến quyết định
biệt đãi Huấn Cao của quản ngục được đặt trong một không gian nền đầy bóng tối - nơi chỉ
có vài đốm sáng nhấp nháy trên bầu trời, thậm chí có một ngôi sao chính vị sắp từ biệt vũ
trụ, tất cả như chòng chành giữa hai thế đứng để rồi ánh sáng của thiên lương tuy nhỏ nhoi
vẫn chiến thắng, dẫn đến một thái độ ứng xử đẹp.
Cuộc gặp gỡ giữa hai con người tưởng như đối địch quyết liệt nhưng lại hòa hợp vô
cùng ở kết thúc của truyện. Huấn Cao càng khí khái, cương trường, khinh thế ngạo vật bao
nhiêu, quản ngục càng nhẫn nhịn, lễ phép, cam chịu bấy nhiêu. Tất cả chỉ vì sự tác động
của cái đẹp, của ánh sáng tỏa ra từ một nhân cách, vì quý trọng một tài năng, xót xa một
báu vật văn hóa sắp bị chôn vùi vĩnh viễn. Mạch ngợi ca tăng lên từ hai phía đối lập của
hai thế đứng, hai tâm trạng, hai thái độ ứng xử, hai mặt của cuộc sống. Chính công việc,
môi trường trại giam đã ràng buộc quản ngục vào một giới hạn nghiệt ngã, con người này

hàng ngày là công cụ, là người máy, còn sâu trong cõi lòng kia chất chứa một nỗi cô đơn
không kẻ tỏ bày, không người tri âm tri kỷ. Một con người mà mới thoạt trông bên ngoài
tưởng như là một khối bóng tối khổng lồ nhưng rồi cái tài hoa của Nguyễn Tuân là đã biết
chớp lấy cái khoảnh khắc thuận lợi nhất để chút ánh sáng le lói trong tâm hồn quản ngục có
cơ hội bừng sáng lên. Không những thế tác giả còn dựng tình huống cho phút giây bừng
sáng đó thành thiên thu vĩnh viễn ở đoạn kết - ở sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối,
trong "cảnh cho chữ", “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có".
Về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam có thể nói đây là một truyện ngắn "phi cốt
truyện". Đó là điểm đặc biệt đồng thời cũng là một trong những nét làm nên phong cách
riêng trong nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam.
Ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ được sử dụng như một thủ pháp chính trong
nghệ thuật dựng truyện của Thạch Lam. Sở dĩ nói như vậy bởi ánh sáng và bóng tối được
tác giả sử dụng trong cách xây dựng bối cảnh tác phẩm, nhân vật lẫn trong các chi tiết nhỏ
nhằm biểu đạt chủ đề của tác phẩm.
Bối cảnh của Hai đứa trẻ là không gian phố huyện buồn tẻ - một không gian nghệ thuật
đặc trưng xuất hỉện khá nhiều trong truyện ngắn của ông. Đó là một không gian đan xen
giữa làng quê và thành thị. Thời gian là một buổi chiều “êm ả như ru” đang sắp nhường
chỗ cho bóng đêm, "dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời"(5).
Khung cảnh phố huyện trong bóng tối gợi không khí buồn buồn, hiu hắt, chậm chậm, đơn
điệu của cuộc sống nơi đây. Bóng tối ngập đầy trong đôi mắt của Liên. Số phận của lũ trẻ
bới rác và những người lao động nghèo ở đây cũng nhạt nhòa trong bóng tối. Bối cảnh phố
huyện và tâm trạng nhân vật được tác giả xây dựng vào những thời điểm khác nhau: lúc
hoàng hôn, khi đêm về và lúc đêm đã khuya. Trong ánh sáng của ngọn đèn leo lét trên


chõng hàng chị Tý, trên bếp lửa của bác Siêu và những hột sáng lọt qua phên nứa từ ngọn
đèn của chị em Liên, con người hiện lên như những cái bóng vật vờ không số phận, không
tính cách. Ngoài cuộc sống mò cua bắt ốc ban ngày ra, tối đến họ tập trung ở đây như để
bắt đầu một cuộc sống thứ hai trong bóng tối, nhưng là để hướng đến ánh sáng. Tất cả cùng
chờ đợi một điều gì đó mới mẻ, khác lạ so với cảnh đời buồn tẻ, quẩn quanh, tù hãm của

cái "ao đời bằng phẳng" hàng ngày họ nếm trải.
Hình tượng ánh sáng ở đây được xây dựng như một hình tượng nghệ thuật độc đáo, gây
nhiều ám ảnh. Những hột sáng ít ỏi, nhỏ nhoi lọt thỏm giữa không gian phố huyện ngập
tràn bóng tối tăng thêm độ mênh mông tối tăm, không khí buồn lặng của khung cảnh phố
huyện vào đêm. Nỗi buồn chán của hai đứa trẻ và những người dân phố huyện nếu khi
chớm đêm mới chỉ ở mức độ mơ hồ thì càng về khuya nó càng rõ nét. Bầu trời đầy sao và
vũ trụ bao la như tương phản, đối lập gay gắt với cuộc sống tù đọng đơn điệu ở phố huyện,
hé mở tâm hồn khao khát hạnh phúc của chị em Liên. Lúc này nỗi buồn không còn nhòa
nhạt mơ hồ nữa mà đã sắc nét, rõ rệt hơn khi cô nhớ về Hà Nội, một thứ "siêu cảm giác"
bởi cô đang hồi tưởng về quá khứ, cảm thấy bằng tâm hồn về một thời khác với thời hiện
tại Liên đang sống - "một vùng sáng rực và lấp lánh"(6).
Ánh sáng từ đoàn tàu thì đã tới, nhưng ánh sáng thực sự, hạnh phúc thực sự của những
con người nơi đây thì mãi vẫn tồn tại trong tâm tưởng mà không biết khi nào mới thành
hiện thực. Hình tượng ánh sáng và bóng tối ở Hai đứa trẻkhi đặt vào diễn biến nội tâm tinh
tế, phức tạp của Liên trong cảm nhận độ dày của bóng tối từ chiều đến đêm khuya mới
thấy rõ giá trị của nó, thấy được độ "khát thèm được chiếu sáng và được đổi thay"(7) của
hai đứa trẻ và những người dân nơi đây. Giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng của tác phẩm
vì vậy được nâng lên một tầm khác hẳn khiến Hai đứa trẻ của Thạch Lam trở thành một
trong những truyện ngắn hay, đặc sắc của văn học Việt Nam.
Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối như một thủ pháp trong Chữ người tử
tù và Hai đứa trẻ vừa có điểm giống nhau lẫn khác nhau. Cả hai tác giả đều sử dụng ánh
sáng và bóng tối như một nguyên tắc đối lập, một thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng tình
huống truyện. Nhưng với Nguyễn Tuân ánh sáng và bóng tối vừa đối lập, vừa bổ sung,
nâng đỡ nhau, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng. Nhân vật viên quản
ngục khi được Huấn Cao “khai tâm” đã nghẹn ngào “xin bái lĩnh”, là một minh chứng cho
sự chuyển hóa này. Ánh sáng và bóng tối ở đây từ nghĩa thực đã chuyển thành nghĩa tượng
trưng. Đều hướng tới mục đích ngợi ca cái đẹp, nhưng cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân là
cái đẹp thiêng liêng, sang trọng đã ổn định và có giá trị như một bảo vật văn hóa của dân
tộc, như một kiểu chơi đẹp, thú uống trà, chơi chữ, một kiểu sống đẹp, một nhân cách
đẹp... Chính vì vậy ánh sáng trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là ánh sáng của chân

lý, của cái đẹp trong tài hoa, nhân cách, nên tác phẩm cũng được kết thúc đẹp bằng sự
chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của thiên lương con người với cái xấu cái ác. Bóng


tối ở đây vừa là cuộc sống tù đọng, quẩn quanh mòn mỏi âm u - là nét giống với bóng tối
trong Hai đứa trẻ - nhưng nó cũng vừa đại diện cho cái xấu cái ác trong cuộc sống cũng
như trong bản chất con người, điểm khác với truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Với Thạch Lam, bóng tối vừa mang nghĩa biểu trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh
nơi phố huyện vừa được sử dụng như phông nền chính nhằm làm nổi bật ba loại ánh sáng:
a) Ánh sáng nơi phố huyện - những quầng sáng giới hạn, nhỏ nhoi, leo lét, những hột
sáng... tượng trưng cho số phận mòn mỏi của những con ngưòi nơi đây; b) Ánh sáng đô thị
- vừa là quá khứ, vừa là tương lai, là miền mơ ước của hai đứa trẻ; c) Ánh sáng con tàu ánh sáng thức tỉnh đời sống tỉnh lẻ, như một cầu nối từ hiện tại (ánh sáng phố huyện) về
quá khứ (ánh sáng đô thị), rồi hướng tới tương lai (ánh sáng đô thị). Từ đây ánh sáng, bóng
tối không còn mang nghĩa thực nữa mà mang nghĩa biểu tượng, biểu tượng của ước mơ,
của khát khao hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Còn với Nguyễn Tuân, cảm hứng thẩm mỹ của ông bắt nguồn từ cái đẹp lớn lao, cái cao
cả, bi hùng hoặc mô tả những nhân cách lớn... nên thủ pháp nghệ thuật cũng xây dựng dựa
trên sự đối lập gay gắt, ánh sámg và bóng tối cũng được sử dụng nhằm miêu tả những
tương phản mạnh mẽ, những chuyển biến bất ngờ, đột ngột. Đó vừa là một thủ pháp trong
xây dựng tình huống truyện, vừa là sự dẫn dắt đi đến kết thúc của sự chiến thắng giữa chân
lý, cái đẹp với cái xấu, cái ác. Thạch Lam do chỉ chú ý đến những cái bình thường, giản dị,
nhỏ nhoi trong cuộc sống nên ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của ông không có sự
chuyển biến dữ dội, bất ngờ.
Chính từ tính quy phạm của ánh sáng và bóng tối trong hội họa, vào văn chương nó đã
vừa kế tục vừa phá vỡ tạo ra hiệu quả thẩm mỹ mới, góp phần đắc lực cho xây dựng tình
huống truyện, được sử dụng như một tình tiết nghệ thuật đặc sắc. So sánh hai tác phẩm để
thấy sự giống nhau và khác nhau trong nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối, lý giải nó
từ quan niệm nghệ thuật, vốn văn hóa của tác giả để thấy tài năng của nhà văn và giá trị
nghệ thuật to lớn của tác phẩm. Từ đó có thể khắc họa rõ hơn diện mạo của tác giả, tác
phẩm, xác lập một cách thức tiếp cận văn bản không phải chỉ từ chính nó mà bằng liên văn

bản. Điều này không nằm ngoài mục đích khám phá các vẻ đẹp tiềm ẩn của tác phẩm văn
chương khiến nó luôn mới mẻ, lấp lánh nhiều giá trị.
a. Tính chất éo le của tình huống này:
* Không gian và thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ:
-Không gian là nhà tù, nơi chứa đựng những cái xấu xa, tăm tối, những cặn bã của xã hội.
Hơn nữa nhà tù không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ, nên cuộc gặp gỡ này là bất


ngờ, éo le. -Thời gian: là những ngày cuối cùng của cuộc đời Huấn Cao trước khi ông phải
ra pháp trường chịu án chém.
=> Không gian và thời gian như thế đã góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống.

CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT
Nói tới cái nhìn nghệ thuật người ta thường nhấn mạnh quan niệm chủ thể sáng tạo đối với
hiện thực mà anh ta phản ánh. Nó quyết định cách thức thể hiện của tác phẩm. Cái nhìn là
cái nhìn của chủ thể sáng tạo, mang đậm dấu ấn cá nhân độc đáo của anh ta. Cùng một đối
tượng thẩm mỹ nhưng mỗi người với cái nhìn riêng sẽ tạo nên hình tượng nghệ thuật mang
quan niệm, giá trị thẩm mỹ riêng. Khác điểm nhìn nghiêng về phương thức, phương tiện
khám phá chỉ vị trí, chỗ đứng mà tác giả (hoặc người trần thuật, nhân vật) nhìn, miêu tả sự
vật, cái nhìn nghệ thuật là điều kiện tiên quyết tạo nên những khám phá mới mẻ ở đối
tượng của nhà văn.
Dù nhân vật giữ vị trí trung tâm nhưng mọi khía cạnh liên quan đến con người đều trở
thành đối tượng nhận thức, phản chiếu cái nhìn nhà văn vào đó. Mối tình Kim Trọng Thúy Kiều cho thấy cái nhìn vượt chuẩn của Nguyễn Du về tình yêu. Cái nhìn ấy quy định
các hình tượng được miêu tả trong tác phẩm. Tình yêu vượt chuẩn đòi hỏi nhân vật phải
phá chuẩn: “Xắn tay mở khóa động đào/ Rẽ mây trông tỏ lối vào thiên thai”, hay “Cửa
ngoài vội rủ rèm the/ Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”.
Không có cái nhìn phi chuẩn, Truyện Kiều khó vượt qua phong cách thời đại ghi dấu ấn cá
thể với bạn đọc mọi thời đại. Mộng liên đường chủ nhân khi viết lời tựa đã tinh tế nhận ra
nét đẹp mới lạ của Truyện Kiều nhờ sáng tạo Tố Như tử: “Truyện Thúy Kiều chép ở trong
lục Phong tình, ta không cần bàn làm gì. Lục Phong tình cũng đã cũ rồi, Tố Như tử xem

truyện, thấy việc lạ, lại thương tiếc đến những nỗi trắc trở của kẻ có tài, bèn đem dịnh ra
quốc âm, đề là Đoạn trường tân thanh, thành ra cái lục Phong tình thì vẫn là cái lục cũ, mà
cái tiếng Đoạn trường thì lại là cái tiếng mới vậy” [3; tr.4]. Cái nhìn Nguyễn Du thấm đẫm
chữ tình, tấm lòng thương tiếc người tài tình và số phận con người ở cõi trăm năm. Đạt đến
cái nhìn thâm thúy như thế không phải chuyện dễ. Truyện Kiều trở thành bộ bách khoa thư
về tâm trạng, tình cảm, số phận con người là vậy: “Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã
khéo tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi,
tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy”[3; tr.5].
Chi tiết nghệ thuật là nơi cái nhìn nghệ thuật được cụ thể hóa. “Tác giả thể hiện trong văn
mạch của tác phẩm, tuy tác giả vô hình nhưng ta luôn luôn thấy con mắt của tác giả đặt
vào các chi tiết” [8; tr.66]. Việc lựa chọn, phân tích, nhấn mạnh chi tiết này, lướt qua chi
tiết kia tức là nhà văn đã gián tiếp thể hiện quan niệm của mình.


Nhìn chung, cái nhìn nghệ thuật là sản phẩm của mỗi người, là bình diện quan trọng làm
nên phong cách nhà văn. Hình tượng tác giả vốn vô hình nên cái nhìn nghệ thuật cũng mờ
ảo. Song, tác phẩm văn học, sáng tạo văn chương không thể thiếu cái nhìn nghệ thuật bởi
“đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ, phong cách không phải là vấn đề kỹ thuật
mà là vấn đề cái nhìn” (Macxen Pruxt) [8; tr.109]. Sáng tạo văn chương nghệ thuật thực
chất là sáng tạo cái nhìn nghệ thuật. Truyện ngắn về đề tài lịch sử (như Nguyễn Huy
Thiệp) thực chất là sáng tạo cái nhìn đối với vấn đề quen thuộc tạo ấn tượng mới lạ trong
cách tiếp nhận.
Nghệ thuật luôn đi lên từ cái nhìn chân chính. Đúng như thế, nói đến nghệ thuật ta không
thể không nhắc đến cuộc sống vì hai thứ ấy luôn gắn liền với nhau. Hai nhà văn Nguyễn
Huy Tưởng và Nguyễn Minh Châu tuy viết hai tác phẩm ở hai giai đoạn khác nhau nhưng
họ cùng hướng đến quan niệm về nghệ thuật.Quan niệm đó được thể hiện qua hình tượng
hai nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa và Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng
Đài. Hai nhà văn đã xây dựng lên hai nhân vật có nhiều nét tương đồng một cách trùng hợp
và tài tình. Cũng nhờ như thế mà hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người đều
được họ tìm thấy và nâng tầm giá trị.Đầu tiên là Nguyễn Minh Châu, ông được xem là một

trong những nhà văn tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, văn của ông giản dị mà
sâu sắc, thấm thía nhiều dư vị về cuộc đời, thấm đẫm nghệ thuật,cái mà ông luôn xem là
bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Cũng nhờ như thế mà nhân vật Phùng đã ra đờiqua
chính ngòi bút của ông.Phùng là một nhiếp ảnh gia, theo lời đề nghị của trưởng phòng, ông
phải chụp một bức ảnh để đăng cho bộ lịch cuối năm, sau nhiều ngày lao lực tìm kiếm, anh
bắt gặp một hình ảnh chiếc thuyền đang từ từ ghé vào bờ trong một buổi sáng sương mù
trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào.Quá thăng hoa trong
cảm xúc khi khám phá ra được một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ, anhnhanh
chóng bấm máy liên thanh và có những bức ảnh ăn ý không dễ gì có được trong một đời
làm nghệ thuật.
Chứng kiến buổi làm việc giữa Đẩu, một người đồng đội cũ nay là chánh án toà án huyện,
với người phụ nữ khốn khổ kia, Phùng mới vỡ lẽ ra rằng, người phụ nữ phải cam chịu một
bề, không chống trả những trận đòn của chồng và không chịu giải phóng là vì tình yêu vô
bờ bến đối với những đứa con. Phùng căy đắng nhận ra rằng, đằng sau cảnh đẹp như mơ
kia là bao ngang trái, éo le của đời thường mà anh chưa hiểu hết. Trưởng phòng rất hài
lòng về tấm ảnh. Mãi về sau, nó vẫn được treo ở nhiều nơi, nhất và những gia đình sành
nghệ thuật. Nhưng mỗi khi nhìn kỹ bức ảnh, cảm xúc của anh luôn lẫn lộn trào dâng.Tình
huống được tạo nên từ ngòi bút của ông là sự tương phản giữa nghệ thuật và cuộc sống,


nghệ thuật thì ở ngoài xa còn cuộc đời thì lại thật gần, nghệ thuật thì đẹp nhưng cuộc đời
sao đầy rẫy bao ngang trái. Ông cho người đọc thấy được cái nhìn đa diện, nhiều chiều về
cuộc sống, chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng đã hiểu ra nhiều điều về con người, về cuộc
sống khi chứng kiến câu chuyện và tiếp xúc với người đàn bàhàng chài, từ đó ông gợi mở
những vấn đề mới vô cùng triết lý cho sáng tạo và nghệ thuật.Tiếp đến là Nguyễn Huy
Tưởng, nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử, ông có rất nhiều đóng góp nổi bật ở
thể loại tiểu thuyết và kịch, một trong những vở kịch để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho
người đọc là Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài mà thông qua nhân vật Vũ Như Tô ta càng thấy
được mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật và cuộc sống.Vũ Như Tô được biết đến qua tác
phẩm của ông là một kiến trúc sư thiên tài và đam mê nghệ thuật, bị hôn quân Lê Tương

Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. Nhưng
ông là một nghệ sĩ có nhân cách và có lý tưởng nghệ thuật hết sức cao đẹp, không phải là
người ham sống sợ chết hay chỉ vì chút công danh mà phải bán thân mình cho nghệ thuật.
Lúc đầu, ông nhất định thà chết chứ không xây dựng Cửu Trùng Đài cho tên vua bạo
ngược, nhưng khi nhận ra giá trị nghệ thuật để lại cho đời thì ông lại quên mất một thực tế
là dân chúng đang đói khổ.Cửu Trùng Đài càng xây cao bao nhiêu thì mồ hôi, nước mắt và
cả máu xương của nhân dân ngày càng tăng lên bấy nhiêu. Vũ Như Tô càng quyết tâm xây
dựng Cửu Trùng Đài thì các mâu thuẫn ngày càng theo đó mà khó giải quyết và Đan
Thiềm càng khuyến khích Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài thì xung đột giữa người nông
dân và con người nghệ thuật ngày càng tăng cao. Có thể nói đó là một khát vọng hết sức
chân chính nhưng nó được đặt không đúng chỗ , không kịp thời, không tính đến giá trị
cuộc sống thì
nghiễm nhiên chính nó sẽ tự trở thành tai họa. Trong việc xây dựng Cửu Trùng Đài, Vũ
Như Tô vừa là phạm nhân và cũng vừa là nạn nhân. Diễn biến mâu thuẫn trong con người
Vũ Như Tô và Đan Thiềm mặc dù được giải quyết nhưng không được thõa đáng. Vũ Như
Tô bị giết mặc dù trong thâm tâm ông không hề có ý định hại dân, khi chết ông vẫn chưa
nhận ra được sai lầm của mình.Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn
đề sâu sắc và có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lý
tưởng nghệ thuật cao siêu thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thực và trực tiếp của
nhân dân.Cả hai tác phẩm này đều xây dựng lên một nhân vật hết lòng đam mê nghệ thuật
nhưng chỉ vì chưa thấy rõ sự đối lập mà dẫn đến những kết cục đáng buồn. Nghệ sĩ Phùng
đã thấy được mặt trái của sự việc và đãkịp thời sửa sai nhưng Vũ Như Tô phải lấy cả cái
giá của nghệ thuật để đổi bằng chính mạng sống của mình. Tuy được viết vào hai bối cảnh
xã hội khác nhau, văn hóa mà đối tượng tồn tại khác nhau và phongcách của hai nhà văn


cũng hoàn toàn khác nhau, nhưng họ đều có một điểm chung đã lật ra lá bài của nghệ thuật.
Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, phục vụ cuộc sống, nếu nghệ thuật xa rời cuộc
sống, xa rời quần chúng thì chỉ đem lại bi kịch thảm khốc như của Vũ Như Tô hay cái nhìn
phiến diện về cuộc sống của nghệ sĩ Phùng. Tuy rằng nghệ thuật là cái đẹp của cuộc sống

nhưng không phải lúc nào nó cũng đẹp. Đằng sau của tấm huy chương rạng rỡ luôn gồ gề
và nhiều khuyết điểm. Ngoài ra, nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì cuộc sống, phục vụ
cho cuộc sống, nghệ thuật xa rời cuộc sống chỉ là nghệ thuật suông, không xứng đáng là
nghệ thuật chân chính, đều đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải biết tìm tòi, khám phá cuộc sống,
hiểu nó trên nhiều phương diện. Nghệ sĩ chân chính cũng giống như nghệ thuật chân
chínhvà nghệ thuật luôn phải vì nhân sinh không chỉ bó hẹp nghệ thuật vì nghệ thuật.Như
Tố Hữu đã từng tâm sựNhân dân là bểVăn nghệ là thuyềnThuyền xô dóng dậySóng đẩy
thuyền lênCả hai nhà văn đã cho ta nhận thức được cái đẹp của nghệ thuật như thế nào, con
đường tìm kiếm, đi đến và chinh phục nghệ thuật sẽ ra sao. Tuy không đem lại kết cục như
mong đợi nhưng hai nhà văn dường như đã bộc lộ hết vẻ tài tình qua những lời văn của
mình. Ngôn ngữ điêu luyện, có tính tổng hợp cao, dùng ngôn từ và hành động của nhân vật
để khắc họa tính cách, đó chính là cái tài mà không dễ ai có được. Và cũng nhờ nghệ thuật
chân chính mà cái tài đó càng thêm sâu sắc hơn, thấm đẫm với chúng ta hơn.Các từ khóa
trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:• cuộc
sống của cung nữ• so sanh nhan vat phung voi



×