Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

TÌM HIỂU TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HÒA BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

HÀ TÔN NGÂN HÀ

TÌM HIỂU TỤC TANG MA
CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HÒA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử văn hóa

Hà Nội, 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban
giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa, quý Thầy, cô giáo khoa Lịch sử trường Đại học
sư phạm Hà Nội 2 và quý thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy đã giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung, cô đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tác giả cảm ơn tập thể lớp K38 A – CN Lịch Sử, trường Đại học sư phạm Hà
Nội 2 đã đóng góp ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2015
Tác giả

Hà Tôn Ngân Hà



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả của quá trình học tập nghiên
cứu của tôi cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Lịch sử, trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – TS.
Nguyễn Thị Tuyết Nhung.
Trong quá trình làm khóa luận tôi có tham khảo những tài liệu có liên
quan đã được hệ thống trong mục Tài liệu tham khảo.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả

Hà Tôn Ngân Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4
6. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 4
7. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................... 5
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HÒA
BÌNH..................................................................................................................... 6
1.1. Khái quát về tỉnh Hòa Bình ..................................................................... 6
1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 6
1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................................... 6
1.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội ..................................................................... 9
1.2. Vài nét về người Mường tỉnh Hòa Bình ............................................... 16

1.3. Quan niệm sống và chết của người Mường tỉnh Hòa Bình ................ 21
Tiểu kết chương 1........................................................................................... 24
Chương 2. TANG MA CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HÒA BÌNH ............ 25
2.1. Quan niệm về tang ma của người Mường tỉnh Hòa Bình................... 25
2.2. Các công việc chuẩn bị cho việc mai táng ............................................ 26
2.2.1. Tang phục và Áo quan ...................................................................... 26
2.2.2. Làm nhà ram, nhà xe, không lôộng ................................................. 32
2.2.3. Khai lăng, đào huyệt .......................................................................... 35
2.3. Các bước tiến hành tang ma .................................................................. 38
2.3.1. Báo tin và đón tiến người đến viếng ................................................. 38
2.3.2. Khâm liệm và nhập quan .................................................................. 40
2.3.3. Các nghi lễ mo ................................................................................... 45
2.3.4. Đưa ma ............................................................................................... 51


2.3.5. Chôn cất ............................................................................................. 54
Tiểu kết chương 2........................................................................................... 58
Chương 3. NHỮNG ĐẶC TRƯNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI TRONG TANG MA
CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HÒA BÌNH ................................................... 60
3.1. Những đặc trưng riêng trong tang ma của người Mường tỉnh Hòa Bình. 60
3.1.1.Vai trò của thầy mo............................................................................. 60
3.1.2. Các áng mo......................................................................................... 61
3.1.3. Áo quan .............................................................................................. 62
3.1.4. Tang phục .......................................................................................... 62
3.1.5. Lễ quạt ma .......................................................................................... 63
3.2. Sự thay đổi trong tang ma của người Mường tỉnh Hòa Bình hiện nay
.......................................................................................................................... 64
3.2.1. Biến đổi trong quan niệm và nhận thức ........................................... 64
3.2.2. Biến đổi về hình thức báo tang và chuẩn bị tang lễ ........................ 65
3.2.3. Biến đổi các đêm mo và nghi lễ......................................................... 67

3.2.4. Biến đổi ở một số lĩnh vực khác trong tang ma ............................... 69
Tiểu kết chương 3........................................................................................... 71
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 75


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi
dân tộc có một nền văn hóa riêng biệt, độc đáo, tạo thành một bức tranh văn
hóa sinh động. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam gắn với
xu thế hội nhập, văn hóa các dân tộc và đã góp phần tạo nên văn hóa Việt
Nam “đa dạng trong thống nhất”. Trong số những dân tộc góp phần tạo nên
văn hóa Việt Nam “đa dạng trong thống nhất”, dân tộc Mường là một trong
những dân tộc có đóng góp to lớn tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Hiện
nay, người Mường sống trên lãnh thổ Việt Nam chiếm một số lượng khá
đông, nhưng chủ yếu tập trung ở các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ...
Trong đó ở Hòa Bình, người Mường cư trú với số lượng đông đảo. Họ sống
tập trung ở các huyện miền núi như: Lạc Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi…
Hòa Bình là một vùng đất cổ, nơi còn lưu giữ lại nhiều nét văn hóa
truyền thống của dân tộc Mường, trải qua những thăng trầm của lịch sử đến
hôm nay vẫn còn bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa truyền thống. Trong phong tục
tập quán của người Mường ở Hòa Bình, tang ma là một sự kiện rất quan
trọng. Xuất phát từ niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn và một cuộc sống sau
khi chết, quan niệm về thế giới hữu hình và vô hình, người Mường tin rằng
người chết sẽ mang lời nguyện cầu của người sống đến với tổ tiên và tổ tiên
sẽ thu giữ, chỉ lối cho linh hồn người đã mất ở thế giới bên kia. Mối liên hệ vô
hình này luôn giúp người Mường nhớ về người đã mất và giáo dục con cái
phải biết tôn trọng, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp tổ tiên để lại.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước đã tác động và làm thay

đổi mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội. Sự giao lưu văn hóa ngày càng được mở
rộng giữa quốc gia này với quốc gia khác, tộc người này với tộc người khác.
Tuy nhiên, những hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của các dân tộc
1


thiểu số nói chung và của người Mường nói riêng vẫn còn hạn chế. Trong thời
đại công nghiệp hóa và toàn cầu hóa, văn hóa của người Mường ở Hòa Bình
đang có những thay đổi nhanh chóng. Do vậy, việc tìm hiểu văn hóa truyền
thống và những biến đổi là việc làm rất cần thiết có tác dụng giáo dục cho thế
hệ trẻ thấy được bản sắc văn hóa quê hương. Mặt khác, là một người con của
dân tộc Mường, bản thân tác giả muốn góp một phần công sức của mình để
lưu giữ lại những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Do đó, tác giả chọn
nghiên cứu vấn đề “Tìm hiểu tục tang ma của người Mường tỉnh Hòa Bình”
làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu các phong tục tập quán
của các tộc người, đặc biệt là các dân tộc thiểu số của dân tộc Việt Nam
ngày càng nhiều, góp phần không nhỏ làm phong phú thêm kho tàng văn
hóa Việt Nam.
Cuốn “Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam” của tác giả Nguyễn
Văn Huy, do nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1998, đã đề cập một cách
khái quát về 54 dân tộc Việt Nam, trong đó có dân tộc Mường. Ở phần viết về
người Mường, tác giả đã giới thiệu đôi nét về người Mường, tuy nhiên chưa
đi sâu cụ thể.
Cuốn sách “Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam” của
tác giả Vũ Ngọc Khánh, do nhà xuất bản Thanh niên xuất bản năm 2006,
trong đó tác giả đã đề cập đến truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số
Việt Nam ở khía cạnh địa danh, con người huyền thoại dưới dạng câu chuyện.
Trong tác phẩm, tác giả đã đề cập đến người Mường ở lĩnh vực nguồn gốc tộc

người, công cuộc đấu tranh và bảo vệ bản Mường của nhân dân thông qua bài
mo “Đẻ đất đẻ nước”, qua câu chuyện “Dịt dàng” và đề cập đến một số loại
nhạc cụ của dân tộc Mường như: cồng, chiêng… Tuy nhiên, những nghiên

2


cứu còn rất sơ lược , khái quát chưa phải là tác phẩm nghiên cứu có hệ thống
về văn hóa Mường.
Tiếp đó, cuốn “Mo Mường” của Đặng Văn Lung, Bùi Thiện, Bùi Văn
Nợi, do nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản năm 1996, đã trình bày một số
bài mo của dân tộc Mường.
Tác giả Bùi Huy Vọng đã khái lược về những công việc, sự kiện diễn ra
trong tang lễ cổ truyền của người Mường thông qua tác phẩm “Tang
lễ cổ truyền người Mường”, do nhà xuất bản Đại học Quốc gia xuất bản năm
2011. Tuy nhiên tác phẩm chỉ là sự khái quát chung tang lễ cổ truyền của
người Mường, chưa tìm hiểu tang lễ cụ thể ở một vùng nhất định.
Trong thời gian gần đây, những công trình của giới sử học và dân tộc
học Việt Nam khá đồ sộ, đã cho ra đời một khối lượng lớn về việc tìm hiểu
phong tục tập quán, các lĩnh vực đời sống văn hóa dân tộc Mường nói chung,
trong đó có công trình “Nghi lễ tang ma của người Mường tỉnh Hòa Bình”
của tác giả Nguyễn Thị Song Hà chủ biên, được đăng trên tạp chí Đông Nam
Á số 11 năm 2009, đã phác họa khá phong phú, đa dạng về người Mường tỉnh
Hòa Bình. Nhưng việc nghiên cứu tục tang ma của người Mường tỉnh Hòa
Bình vẫn chưa thỏa đáng.
Ngoài ra, còn một số trong công trình nghiên cứu của các tác giả, nhà
báo, các cán bộ ban ngành quan tâm như: cơ quan Ban Tuyên giáo các huyện,
tỉnh, Bộ văn hóa… Tuy nhiên, tất cả các công trình nghiên cứu trên mới chỉ
dừng lại ở việc mô tả chung chung về tục tang ma của người Mường mà chưa
đi sâu phân tích những đặc trưng truyền thống của tục tang ma của người

Mường tỉnh Hòa Bình.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Từ những vấn đề mà đề tài tiếp cận, mục đích nghiên cứu của đề tài là
tìm hiểu những đặc trưng truyền thống và làm rõ những nét thay đổi trong
nghi lễ tang ma hiện nay của người Mường tỉnh Hòa Bình.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khái quát chung về tỉnh Hòa Bình và giới thiệu đôi nét về người Mường
tỉnh Hòa Bình.
Phân tích những nghi lễ truyền thống trong tang ma của người Mường
tỉnh Hòa Bình, từ đó rút ra những nét đặc trưng trong nghi lễ tang ma của
người Mường tỉnh Hòa Bình.
Làm rõ một số nét thay đổi trong nghi lễ tang ma của người Mường tỉnh
Hòa Bình hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nghi lễ tang ma của người Mường tỉnh Hòa Bình
Phạm vi nghiên cứu:
Các huyện thuộc tỉnh Hòa Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài của mình, tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác
nhau như: tư liệu thành văn, tư liệu điền dã, tư liệu phỏng vấn...
Về phương pháp nghiên cứu, tác giả sử dụng hệ thống phương pháp liên
ngành, các phương pháp nghiên cứu văn hóa, lịch sử, điền dã, xã hội học...
6. Đóng góp của đề tài
Khóa luận góp phần hiểu sâu hơn về tộc người Mường, bên cạnh đó còn

thấy được quá trình vận động, biến đổi của một số giá trị văn hóa dân tộc
Mường tỉnh Hòa Bình nói riêng và trên lãnh thổ Việt Nam nói chung cụ thể ở
đây là tục tang ma.
4


Khóa luận có thể cung cấp những thông tin có giá trị khoa học làm cơ sở
cho các cơ quan chức năng xây dựng và hoàn thiện các chính sách văn hóa
nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người
Mường nói riêng và các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung.
Khóa luận sẽ là tư liệu bổ ích đối với sinh viên ngành lịch sử, văn hóa
khi tìm hiểu về văn hóa các dân tộc nói chung và dân tộc Mường nói riêng
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Các cá nhân, tập thể quan tâm đến vấn đề văn hóa tộc người Mường nói
chung và tang ma nói riêng có thể dùng khóa luận làm tư liệu tham khảo.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận khóa luận gồm 3 chương.
Chương 1. Khái quát chung về người Mường tỉnh Hòa Bình.
Chương 2. Tang ma của người Mường tỉnh Hòa Bình.
Chương 3. Những đặc trưng và sự biến đổi trong tang ma của người
Mường tỉnh Hòa Bình.

5


Chương 1.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HÒA BÌNH
1.1. Khái quát về tỉnh Hòa Bình
1.1.1. Vị trí địa lý
Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Việt Nam, có vị

trí ở phía nam Bắc Bộ, giới hạn ở tọa độ 20°19' - 21°08' vĩ độ Bắc, 104°48' 105°40' kinh độ Đông, phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh
Phú Thọ, phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hóa, phía Đông Nam giáp tỉnh
Hà Nam, Ninh Bình, trung tâm hành chính cách thủ đô Hà Nội 76 km theo
đường quốc lộ 6, là khu vực đối trọng phía Tây của thủ đô Hà Nội, có vị trí
quan trọng trong chiến lược khu vực phòng thủ và cả nước [2; tr.1 ].
Hòa Bình hiện có 1 thành phố (thành phố Hòa Bình), 10 huyện (Lương
Sơn, Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu,
Tân Lạc, Yên Thủy), 11 thị trấn (Lương Sơn, Cao Phong, Đà Bắc, Bo, Kỳ
Sơn, Vụ Bản, Chi Nê, Mai Châu, Mường Khến, Hàng Trạm), 8 phường và
191 xã.
Hòa Bình có mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy tương đối
phát triển so với các tỉnh trong vùng, trong đó có các tuyến đường quốc lộ
quan trọng đi qua như: đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 6, trong tương lai là
đường cao tốc Hòa Bình- Hòa Lạc- Hà Nội… Mạng lưới giao thông phân bố
khá đều khắp, kết nối Hòa Bình với các tỉnh trong khu vực và các địa phương
trong tỉnh khá thuận lợi. Có nguồn điện lực lớn của Nhà máy thủy điện Hòa
Bình, hồ Hòa Bình có tác dụng quan trọng trong việc điều tiết nước cho hệ
thống sông Hồng.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Địa hình

6


Đặc điểm nội bật của địa hình tỉnh Hòa Bình là đồi, núi dốc theo hướng
Tây Bắc- Đông Nam, chia thành hai vùng rõ rệt:
Phía Tây Bắc (vùng cao): Bao gồm các dải núi lớn, bị chia cắt nhiều, độ
cao trung bình so với mực nước biển từ 500-600m, nơi cao nhất là đỉnh núi
Phu Canh (huyện Đà Bắc) cao 1.373m. Độ dốc trung bình từ 30-350m, có nơi
dốc trên 400m, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn [21].

Phía Đông Nam (vùng thấp): thuộc hệ thủy sông Đà, sông Bôi, sông
Bưởi, sông Bùi, gồm các huyện Kỳ Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Lương Sơn, Yên
Thủy, Lạc Thủy, Lạc Sơn, thành phố Hòa Bình. Địa hình gồm các dải núi
thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20-250m, độ cao trung bình so với
mực nước biển từ 100-200m, đi lại thuận lợi [21].
Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình 60%, cao
nhất tới 90% vào tháng 8 và tháng 9, thấp nhất là 75% vào tháng 11 và tháng
12. Do khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt
trong năm:
Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, thời tiết nóng ẩm,
mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 240 C, cao nhất 38-390 C vào tháng 6 và tháng
7, lượng mưa trung bình từ 1.700-1.800 mm (trên 90% tổng lượng mưa cả năm)
[21].
Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, thời tiết
lạnh, ít mưa, nhiệt độ trung bình 15-160C, thấp nhất 50C vào tháng 1 và tháng
12, ở vùng núi cao có nơi nhiệt độ xuống tới 20 C, lượng mưa từ 100-200mm
(chiếm 10% lượng mưa cả năm) [21].
Khí hậu Hòa Bình nhìn chung tương đối phức tạp, mưa nắng thất
thường, tạo ra các vùng tiểu khí hậu khác nhau trên địa bàn tỉnh, gây ảnh
hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.

7


Tài nguyên đất
Diện tích tự nhiên của tỉnh Hòa Bình tính đến năm 2009 là 4.595,2 km2,
gồm 3 nhóm chính: Nhóm Feralit phát triển trên đá trầm tích và biến chất kết
cấu hạt thô trên các loại đá chủ yếu là sa thạch Pocfirit Spilit; nhóm đất phát
triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn trên các loại đá phiến

thạch sét, diệp thạch; nhóm Feralit phát triển trên đá vôi và biến chất của đá vôi
[21].
Đất đai có độ màu mỡ cao thích hợp với nhiều loại cây trồng, với hàng
trăm ngàn ha gồm các lô đất liền khoảnh có thể sử dụng vào các mục đích
khác nhau nhất là trồng rừng, trồng cây công nghiệp để phát triển công nghiệp
chế biến nông- lâm sản và phát triển công nghiệp. Phần đất trống, đồi núi trọc
khó phát triển nông nghiệp và trồng rừng có diện tích khá thuận lợi cho việc
phát triển và mở rộng các khu công nghiệp.
Tài nguyên nước
Có mạng lưới sông, suối phân bố khắp trên tất cả các huyện, thành phố.
Nguồn cung cấp nước lớn nhất tỉnh Hòa Bình là sông Đà chảy qua các huyện:
Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình với tổng chiều
dài 151km. Hồ Hòa Bình với diện tích mặt nước khoảng 8000 ha, dung tích
9,5 tỷ m3 ngoài nhiệm vụ cung cấp điện cho Nhà máy Thủy điện Hòa Bình
còn có nhiệm vụ chính là điều tiết và cung cấp nước cho Đồng bằng sông Hồng
[21].
Ngoài ra Hòa Bình còn có hai con sông lớn nữa là sông Bôi và sông
Bưởi cùng khoảng 1.800 ha ao hồ, đầm nằm rải rác trên địa bàn tỉnh. Đây
cũng là nơi trữ nước, điều tiết nước và nuôi trồng thùy sản tốt.
Bên cạnh đó còn có nguồn nước ngầm ở Hòa Bình cũng có trữ lượng khá
lớn, chủ yếu được khai thác để sử dụng trong sinh hoạt. Chất lượng nước
ngầm ở Hòa Bình được đánh giá là rất tốt không bị ô nhiễm. Đây là một tài
nguyên quan trọng cần được bảo vệ và khai thác hợp lý.
8


Tài nguyên rừng
Năm 2009 diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình là
251.315 ha, chiếm 54,7% diện tích tự nhiên, trong đó đất rừng tự nhiên
151.949 ha, đất rừng trồng 98.250 ha. Rừng Hòa Bình có nhiều loại gỗ, tre,

bương, luồng; cây dược liệu quý như dứa dại, xạ đen, củ bình vôi…[21].
Ngoài ra các khu rừng phòng hộ, phần lớn diện tích rừng trồng thuộc các dự
án trồng rừng kinh tế hiện nay đã đến thời kỳ khai thác và tiếp tục được trồng
mới mở rộng diện tích, hứa hẹn khả năng xây dựng các nhà máy chế biến quy
mô lớn.
Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc
gia, bao gồm: khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia- Pà Cò, khu bảo tồn thiên
nhiên Thượng Tiến, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (chung với Thanh
Hóa), khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn,
vườn Quốc gia Cúc Phương (chung với Ninh Bình và Thanh Hóa), vườn
Quốc gia Ba Vì (chung với Hà Nội) và khu bảo tồn đất ngập nước lòng hồ
Hòa Bình. Đây là các khu vực có đa dạng sinh học cao, có giá trị đối với phát
triển du lịch.
Tài nguyên khoáng sản
Hòa Bình có nhiều loại khoáng sản đã được tổ chức khai thác như:
Amiăng, than, nước khoáng, đá vôi… Đáng lưu ý nhất là đá, nước khoáng, đất
sét có trữ lượng lớn. Ngoài ra còn có nhiều mỏ khoáng sản đa kim: đồng, chì,
kẽm, thủy ngân, antimon, pyrit, photphorit,… có trữ lượng ở các mức độ khác
nhau. Thế mạnh về khoáng sản của tỉnh là đá để sản xuất vật liệu xây dựng,
nguyên liệu sản xuất xi măng, nước khoáng khai thác với quy mô công nghiệp.
1.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội
Kinh tế
Từ xa xưa để đảm bảo cho cuộc sống của mình, cư dân ở Hòa Bình luôn
biết tận dụng các khu vực thung lũng bằng phẳng, rộng lớn để canh tác ruộng
9


nước, những nơi có sườn đồi để canh tác thành ruộng bậc thang, còn những
nơi có địa hình hiểm trở hơn, đất đá thì họ cải tạo thành các nương rẫy để
trồng hoa màu. Dù không có những cánh đồng rộng lớn phù sa như người

Kinh ở đồng bằng Sông Hồng, hay những cánh đồng thẳng cánh cò bay như ở
đồng bằng Sông Cửu Long, nhưng cư dân ở Hòa Bình vẫn cải tạo đất để có đủ
ruộng canh tác, đảm bảo nhu cầu lương thực cho cuộc sống hàng ngày.
Nông nghiệp
Ruộng nước chiếm vai trò quan trọng, là nguồn cung cấp lương thực
chính cho cuộc sống của cư dân Hòa Bình. Bằng kinh nghiệm tích lũy từ đời
này sang đời khác, cư dân ở Hòa Bình đã biết cách đào kênh mương, cung cấp
nước đầy đủ cho đồng ruộng. Ngày nay bên cạnh việc duy trì các hệ thống thủy
lợi truyền thống, thì Nhà nước đã có những biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ để nâng
cấp các hệ thống thủy lợi, đê điều để đảm bảo cho cư dân sản xuất. Bên cạnh
cây lúa nước thì các loại cây hoa màu như: ngô, khoai, sắn… cũng chiếm vị trí
cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của cư dân Hòa Bình, là nguồn lương thực
chính để phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm trong mỗi gia đình.
Cùng với trồng trọt thì chăn nuôi cũng là nguồn cung cấp lương thực
hàng ngày, và đem lại hiệu quả kinh tế cao trong cuộc sống của cư dân Hoà
Bình. Xưa kia cư dân ở Hòa Bình chủ yếu dựa vào nguồn lương thực tự cung
tự cấp và sử dụng trâu, bò làm sức kéo nông nghiệp nên chủ yếu là nuôi các
con vật như: gà, vịt, lợn, trâu, bò… Ngày nay bên cạnh việc chăn nuôi cung
cấp lương thực cho cuộc sống hàng ngày, thì cư dân ở Hòa Bình cũng đã có
sự trao đổi kinh tế, buôn bán ra bên ngoài, họ đã biết mở rộng thêm các vât
nuôi như: dê, bò sữa, ong mật….
Các nghề thủ công truyền thống
Trước kia các nghề thủ công truyền ở Hòa Bình chỉ mang tính chất
hộ gia đình như các nghề: đan lát, thêu thùa, dệt vải, làm bông… chủ yếu là
tự cung, tự cấp và phục vụ cho các hộ gia đình lân cận. Sau này khi có sự
10


giao lưu buôn bán với bên ngoài thì các cư dân ở Hòa Bình đã biết làm ra
các mặt hàng có giá trị thẩm mỹ để bán như các loại vải thổ cẩm như của

người Mông, khăn Piêu của người Thái, và trang phục truyền thống của các
dân tộc cũng được du khách ưa chuộng. Nhờ vậy đem lại hiệu quả kinh tế
cho các gia đình, bên cạnh đó cũng là điều kiện để giao lưu và giới thiệu
văn hóa với các vùng khác.
Lâm nghiệp
Chủ yếu là dựa vào tài nguyên thiên nhiên có sẵn trong tự nhiên như
các loại gỗ trong rừng. Chính vì vậy đã dẫn đến tình trạng chặt phá và khai
thác rừng bừa bãi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên trong
tự nhiên. Sau này Nhà nước có chính sách tuyên truyền, động viên bảo vệ
rừng và trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, thì các cư dân ở Hòa Bình đã
biết bảo vệ tài nguyên rừng và trồng rừng để phát triển kinh tế.
Xã hội
Dân cư
Hòa Bình có 832.543 dân (tháng 7/ 2009) bao gồm 6 dân tộc sinh sống,
đông nhất là người Mường chiếm 63.3%, người Việt (Kinh) chiếm 27,73 %,
người Thái chiếm 3,9%, người Dao chiếm 1,7%, người Tày chiếm 2,7%,
người Mông chiếm 0,52%, ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa
phương trong tỉnh. Người Hoa trước đây sống chủ yếu ở Ngọc Lương, Yên
Thủy, nhưng sau năm 1979 còn lại một số gia đình và hiện nay sống phân tán
ở các xã Yên Trị, Ngọc Lương và Phú Lại huyện Yên Thủy. Ngoài ra còn một
số người thuộc các dân tộc khác chủ yếu do kết hôn với người Hòa Bình công
tác tại các tỉnh miền núi khác.
Hòa Bình là một trong bốn tỉnh của Việt Nam mà trong đó người Việt
(Kinh) không chiếm đa số, đồng thời tỉnh Hòa Bình cũng được coi là thủ phủ
của người Mường, vì phần lớn người dân tộc Mường sống tập chung chủ yếu
ở đây. Người Mường xét về phương diện văn hóa- xã hội là dân tộc gần gũi
11


với người Kinh nhất. Địa bàn cư trú của người Mường ở khắp các địa phương

trong tỉnh, sống xen kẽ với người Kinh và dân tộc khác.
Người Kinh sống ở khắp nơi trong tỉnh, nhưng người Kinh sống ở Hòa
Bình đầu tiên đã lên tới 4-5 đời, đa số di cư đến Hòa Bình vào những năm
1960 của thế kỷ trước thuộc phong trào khai hoang từ các tỉnh đồng bằng lân
cận như (Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây..). Trong những năm gần
đây sự giao lưu kinh tế, văn hóa mở rộng nhiều người Kinh từ các tỉnh thành
đều tìm kiếm cơ hội làm ăn sinh sống ở Hòa Bình.
Người Thái tập trung chủ yếu ở huyện Mai Châu, tuy sống với người
Mường lâu đời và bị ảnh hưởng nhiều về phong tục, lối sống (đặc biệt là trang
phục ) nhưng vẫn giữ được nét văn hóa độc đáo. Đây là vốn quý để phát triển
du lịch, Bản Lác là một trong những điểm du lịch thu hút khách du lịch trong
và ngoài nước hàng đầu ở Hòa Bình.
Người Dao sống thành cộng đồng ở các huyện Đà Bắc, Lương Sơn, Kim
Bôi, Cao Phong…. Người H’Mông sống tập trung ở xã Hương Kia và Pà Co
của huyện Mai Châu. Trước đây hai dân tộc này sống du canh, du cư, nhưng
từ những năm 1970-1980 đã chuyển sang chế độ định canh, định cư và đạt
được những thành tựu đáng kể về phương diện kinh tế, xã hội.
Người Tày chủ yếu tập trung ở huyện Đà Bắc sống xen kẽ với người
Mường và người Dao, người Tày có tập quán và nhiều nét văn hóa giống với
người Thái (đặc biệt là ngôn ngữ). Tuy nhiên xét theo khía cạnh trạng phục
thì người Tày ở huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình giống với người Thái Trắng
thuộc các huyện Phù Yên, Bắc Yên của Sơn La.
Với sự đa dạng về sắc tộc như vậy, đặc biệt là gần với đồng bằng Bắc
Bộ, cách thủ đô Hà Nội chỉ khoảng từ 80 đến 100km, kết hợp với các điều
kiện địa hình, phong cảnh của tỉnh Hòa Bình thì đây là tiềm năng lớn để phát
triển du lịch.

12



Văn hóa vật chất
Ở: Cư dân Hòa bình xưa kia chủ yếu sống trong các nhà sàn, nhà đất trong
các làng, bản. Tuy nhiên mỗi dân tộc lại có địa bàn sinh sống khác nhau.
Người Mường sống trong nhà sàn, một số là nhà đất ven các thung lũng
hẹp, trên sườn núi đá vôi và bên các dòng suối. Cư dân Mường không dựng
nhà bên các đường cái lớn mà nhấp nhô, thấp thoáng trong màu xanh bao la
của núi rừng. Lối vào bản Mường thường khúc khủy, ngoằn ngèo và uốn lượn
theo thế đất rừng tự nhiên.
Người Thái-Tày sống trong nhà sàn, tập chung bên những con suối, con
sông, một số cư trú ở những nơi tiếp cận rừng rậm nhiệt đới, có khí hậu phức
tạp. Địa bàn sinh sống của dân tộc Thái-Tày rất phong phú, có sông suối, núi
rừng… rất thuận lợi cho việc làm ăn sinh sống hàng ngày.
Người Dao sống rải rác ở các huyện Đà Bắc, Kỳ Sơn… họ sống xen lẫn
với các dân tộc khác trong tỉnh Hòa Bình. Nhà ở của người Dao là nhà đất và
nhà nửa sàn nửa đất.
Người Mông cư trú ở địa hình núi cao hiểm trở, vách đá treo leo hay
quanh thung lũng, vực hẹp. Nhà ở của người Mông rất đơn giản chủ yếu họ
sống trong nhà đất trên các đỉnh núi cao.
Ăn: Hòa Bình là vùng đất nổi tiếng với rất nhiều món ăn của các dân
tộc, mỗi dân tộc mang cho mình những món ăn truyền thống riêng mang đậm
bản sắc của dân tộc mình. Điều đặc biệt làm nên hương vị của các món ăn đó
chính là các loại gia vị tận dụng từ trong tự nhiên mà các dân tộc đã chế biến
để cho vào các món ăn.
Người Mường thường ăn các món nướng, luộc, đồ như: cá nướng, rau
sôi (hay còn gọi là rau đồ), cá ướp chua, ốc lá… Bên cạnh đó dân tộc Mường
còn nổi tiếng với các loại bánh nếp như: Bánh Nẳng, bánh Do… Một trong
những đặc sản của dân tộc Mường mà không thể không nhắc đến đó chính là
rượu Cần mang đậm hương vị núi rừng tự nhiên.
13



Người Thái hay ăn các món xôi nếp, hấp, nấu canh, các món ăn truyền
thống của họ như: Cơm lam, Nặm pịa, Lạp bò, Da trâu nấu canh bon, đuôi
trâu, bò ninh nhừ, thịt trâu sấy khô, măng đắng…
Người Tày hay ăn các món sôi ( hay còn gọi là đồ), nướng, cơm tẻ, các
món ăn truyền thống của họ như: Xôi nếp lẫn rau ngót rừng, xôi trứng kiến,
cá nướng, cá sấy, mắm cá và cá chúa, thịt lợn tái, thịt gà giò nấu canh gừng
nghệ, các loại bánh nếp (bánh Chưng, bánh Dày, bánh nếp với khoai tím...)
Người Dao cũng giống như các dân tộc anh em khác, họ cũng thường
đồ xôi để ăn trong các dịp lễ tết, các món ăn của họn thường là nấu, luộc, hầm
như: thịt lợn nấu canh măng, sương hầm với đu đủ hoặc măng rừng, thịt gà,
cá thì đem nướng….
Người Mông ăn rất đơn giản trong bữa ăn hàng ngày họ chủ yếu là ăn
cơm hoặc bột ngô chộn lẫn cơm với rau luộc hoặc nấu canh, ngô là cây lương
thực không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Bên cạnh việc chộn bột ngô với
cơm, họ còn dùng ngô để nấu rượu uống hàng ngày, ngoài ra trong các dịp lễ
hội người Mông còn uống rượu Hoẵng.
Mặc: Mỗi dân tộc ở Hòa Bình đều có một trang phục riêng, mang sắc
thái văn hóa của dân tộc mình. Nhưng tựu chung lại đều có những điểm
chung như: trang phục của nưc giới thì có áo ngắn, áo dài, quần, váy, khăn
vấn đầu, đai lưng và trang sức; nam giới thì có quần áo, mũ, dải quấn lưng.
Tùy vào mỗi bộ trang phục của từng dân tộc mà có nhiều màu sắc khác
nhau, trong đó trang phục của dân tộc của phụ nữ Mông là có nhiều màu
sắc rực rỡ nhất.
Đi lại: Do địa hình ở Hòa Bình chủ yếu là đồi núi nên việc đi lại chủ
yếu là đi bộ, xe ngựa và dùng sức kéo của động vật, một số nơi gần sông suối
thì di chuyển thêm bằng thuyền, bè.

14



Văn hóa tinh thần
Nếp sống: Hòa Bình là một tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống với các
hình thái sinh hoạt và đặc trưng văn hóa khác nhau, tạo nên một nền văn hóa
đa dang. Các dân tộc chung sống hòa thuận, giúp đỡ và cùng nhau phát triển,
họ không xảy ra mâu thuẫn văn hóa mà bên cạnh đó là giao lưu và tương trợ
để cùng nhau phát triển.
Tín ngưỡng: “vạn vật hữu linh” với các loại thần sông, thần núi, thần
khe, thần đá, thần cây, động vật, các lực lượng siêu nhiên như sấm chớp, mưa
gió... Các bộ phận trên thân thể con người cũng có hồn. Thái độ kính trọng
với rừng, họ bảo vệ rừng ban, hoa ban……
Văn học: phong phú, đủ thể loại từ tục ngữ, thành ngữ, đồng dao, dao
duyên, cho đến lời khấn, lời bùa trú, các áng văn trong lễ tang, trong lễ hội,
các bài văn vần dạy bảo, các thần thoại, đồng thoại, cổ tích, truyện cười…. ở
một số dân tộc có cả truyện thơ dài như Tiễn dăn người yêu (Thái), Tiếng hát
làm dâu (H’mông), Vườn hoa núi Cối(Mường). Ngay đến lời hát của các Mothen trong lễ cúng người ốm cũng là một áng du kí ca đầy hình tượng đẹp
được diễn tả bằng văn phong trau chuốt.
Dân ca: Các dân tộc ở Hòa Bình có rất nhiều làn điệu dân ca truyền
thống trong đó người Mường có hát sào bùa, hát bộ meng, hát thường rang,
hát ví…, người Thái có hát mo và hát phong tục, hát giao duyên đối đáp….
Múa: Đa dạng với nhiều thể loại múa khác nhau như múa bông, múa cờ
của người Mường, múa mùn, múa khăn, múa nhặt hoa, mùa xòe… của người
Thái. Ngoài ra còn có các điệu múa khèn của người Mông, múa chuông, múa
gậy, múa rùa của người Dao
Trò chơi dân gian: Có rất nhiều trò chơi như: đánh đu, ném còn, bịt mắt
bắt dê, cờ người, đấu vật… được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng này,
đặc biệt là các dịp lễ hội.

15



Lễ tết: Bên cạnh các lễ hội truyền thống chung của cả nước, thì các dân
tộc ở Hòa Bình lại tổ chức cho mình những lễ hội riêng như: lễ cầu mùa, cầu
mưa của dân tộc Mường, lễ cấp sắc của dân tộc Dao, lễ xuống đồng của dân
tộc Tày…
Với địa hình, khí hậu, dân số và kết cấu dân cư như vậy đã tạo nên sự
phong phú, đa dạng của tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái và văn
hóa nơi đây đã ảnh hưởng đến đời sống cư dân Mường ở Hòa Bình.
1.2. Vài nét về người Mường tỉnh Hòa Bình
Trong 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam người Mường đứng thứ ba về
dân số, sau người Tày và người Thái. Trước đây tên tự gọi của người Mường
là Mol, Mual, Mon, Moan, Mó… có nghĩa là người. Nay tên gọi Mường là
tên gọi chính thức của dân tộc Mường ở nước ta, được nhà nước công nhận và
sử dụng trong các văn bản pháp quy.
Hiện nay ở Hòa Bình, người Mường vẫn là dân tộc có số dân đông
nhất. Theo kết quả Tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999, người Mường có
479.197 người, chiếm 63,36% tổng dân số toàn tỉnh và chiếm 36,9% tổng dân
số người Mường trong cả nước[21].
Người Mường ở Hòa Bình cư trú ở một vùng đồi khá rộng lớn, là khu
vực có địa hình núi đá vôi thấp xen kẽ với những khối đá phiến, giữa những
dãy núi có mặt bằng thung lũng rộng lớn, những đồi lượn sóng thấp. Khí hậu
nơi đây mang tính chất nóng ẩm của miền Trung.
Hoạt động kinh tế truyền thống:
Trong hoạt động kinh tế, từ bao đời nay người Mường sống chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp, khai thác ruộng nương để trồng trọt và chăn
nuôi. Sống ở khu vực miền núi, họ đã biết khai thác tự nhiên để có đất canh
tác, tận dụng các thung lũng để làm ruộng. Với kinh nghiệm làm nông ngiệp
lâu đời họ đã biết dựa vào những nguồn nước ven sông, suối dẫn nước tự tạo
chạy ngang, dọc khắp các cánh đồng phục vụ cho việc trồng lúa nước. Các
16



sản phẩm như ngô, sắn và các loại rau thường được người Mường trồng trên
nương rẫy. Những sản phẩm họ làm ra được là nguồn thực phẩm quan trọng
trong đời sống hàng ngày, dùng để trao đổi, buôn bán với đồng bào các dân
tộc khác.
Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng là nguồn thu nhập đáng kể. Ngoài
các con vật nuôi truyền thống như trâu, bò, gà, lợn, ngày nay nhiều hộ gia
đình người Mường đã nuôi dê, bò lai, ong, bò sữa… Họ biết tận dụng nguồn
có trong tự nhiên để kết hợp giữa nuôi chuồng trại và chăn nuôi thả rông.
Ngoài sản xuất nông nghiệp, người Mường còn có hàng loạt các nghề
khác có vị trí nhất định trong các gia đình. Đó là nghề thủ công như dệt vải,
rèn, ép dầu thảo mộc… nhằm cải thiện đời sống và cũng là hàng hóa để trao
đổi mua bán. Bên cạnh đó, họ vẫn duy trì hái lượm và đánh bắt cá để cung
cấp nguồn thức ăn quan trọng cho bữa ăn hàng ngày…
Trang phục:
Trang phục nam nữ dân tộc Mường:
Trang phục nam: nam mặc áo xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi
dưới hoặc thêm túi trên ngực trái, đây là loại áo cánh ngắn phủ kín mông.
Quần lá tọa, hai ống rộng, dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là Khăn quần.
Xưa có tục để tóc dài búi tóc, trên đầu bịt khăn, khăn dài gấp 3 vòng đầu quấn
dưới búi tóc. Cũng có khi họ dùng khăn ngắn hơn, quấn vòng từ sau gáy sang
phía trước giao nhau ở trán, hai đầu khăn dựng nghiêng giống như hình đôi
sừng trông khá ngộ nghĩnh.
Trong dịp lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than,
ngoài khoác đôi áo trùng dài đến gối, cài cúc nách và sườn phải.
Trang phục nữ: bộ y phục nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ được nét
độc đáo. Khăn đội đầu là một mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu thùa.

17



Váy (Wẳl) dài đến mắt cá chân gồm hai phần chính là thân váy và cạp váy,
cạp váy nổi tiếng với các loại hoa văn được dệt kì công.1
Trang sức thường ngày gồm vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích 2 hoặc 4
dây bạc có treo hộp quả đào và móng vuốt hổ, gấu bịt bạc.
Áo mặc thường ngày có tên là áo pắn (áo ngắn), đây là loại áo cánh, xẻ
ngực, thân ngắn hơn so với áo người Kinh, ống tay dài, áo màu nâu hoặc
trắng (về sau có thêm màu không phải loại vải cổ truyền). Bên trong là Áo
báng (yếm), cùng với đầu váy nổi lên giữa trung tâm cơ thể. Đây là một cách
trang trí và thể hiện ít gặp ở các dân tộc khác trong nhóm ngôn ngữ và khu
vực láng giềng. Trong dịp lễ Tết họ mặc chiếc áo dài xẻ ngực thường không
cài khoác ngoài bộ trang phục thường nhật vừa mang tính trang trọng, vừa
phô được hoa văn cạp váy kín đáo bên trong. Nhóm mặc áo cánh ngắn xẻ
ngực thường mang theo chiếc yếm bên trong, về cơ bản giống yếm của phụ
nữ dân tộc Kinh nhưng ngắn hơn.
Nơi ở: Người Mường sống tập trung thành làng, xóm ở chân núi, ở bên
sườn đồi, nơi đất thoải gần sông suối… Ở hầu khắp các huyện của tỉnh Hòa
Bình. Mỗi làng có vài chục nóc nhà, khuôn viên của mỗi gia đình thường nổi
bật lên những hàng cau, cây mít.
Nhà ở truyền thống: Người Mường sống trong những ngôi nhà sàn
truyền thống. Nhà của người Mường là kiểu kiến trúc cổ truyền, việc dựng
nhà của người Mường là kết quả của một quá trình dài đúc kết kinh nghiệm
cư trú.
Ẩm thực: Người Mường xưa nay vẫn tự hào về ẩm thực của họ, được thể
hiện trong những câu thành ngữ khá nổi tiếng “củ mài, rau sắng, măng đắng,
mật ong” hoặc “cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui”. Họ thích ăn các món
như xôi đồ, cơm tẻ đồ, rau, cá nướng. Nguyên liệu dùng để chế biến các món
ăn hàng ngày của người Mường chủ yếu là do họ tự trồng trọt, chăn nuôi,
1


Xem thêm: Hình ảnh 1 trong phần phụ lục.

18


hoặc có trong tự nhiên. Người Mường có cách cất giữ lương thực theo tập
quán cổ truyền khá độc đáo, bằng cách phơi khô các loại thịt trâu, thịt bò, thịt
lợn… và các loại măng, mộc nhĩ, nấm, ngoài ra họ còn bảo quản thịt bằng
cách sấy khô trên gác bếp. Phương pháp cất giữ khá nổi tiếng của họ là muối
chua các loại thịt cá, tiết trâu, tiết bò, măng, rau cải (muối dưa), làm mắm
tôm, tép…
Rượu cần của người Mường nổi tiếng với cách chế biến và hương vị
đậm đà của men được đem ra mời quý khách và uống trong các cuộc vui
tập thể. Phụ nữ cũng như nam giới hút thuốc lào bằng loại ống điếu to, đặc
biệt phụ nữ còn có phong tục nhiều người cùng chuyền nhau hút chung một
điếu thuốc.
Cưới xin: trai gái tự do tìm hiểu, ưng ý nhau thì báo để gia đình chuẩn bị
lễ cưới. Để dẫn đến đám cưới phải qua các bước: ướm hỏi (kháo thiểng), lễ bỏ
trầu (ti nòm péng), lễ xin cưới (nòm khảu), lễ cưới lần thứ nhất (ti cháu), lễ
đón dâu (ti du). Trong ngày cưới, ông mối dẫn đầu đoàn nhà trai khoảng ba,
bốn chục người gồm đủ nội, ngoại, bạn bè mang lễ vật sang nhà gái tổ chức
cưới. Chú rể mặc quần áo đẹp chít khăn trắng gùi một gùi cơm đồ chín (bằng
khoảng 10 đấu gạo), trên miệng gùi để hai con gà trống thiến luộc chín. Trong
lễ đón dâu, cô dâu đội nón, mặc váy áo đẹp ngoài cùng là chiếc áo dài màu
đen thắt hai vạt ở phía trước. Cô dâu mang về nhà chồng thường là hai cái
chăn, hai cái đệm, hai quả gối tựa để biếu bố mẹ chồng và hàng trục gối con
để nhà trai biếu cô, dì, chú, bác.
Quan hệ xã hội: quan hệ làng xóm với nhau chủ yếu là quan hệ láng
giềng. Gia đình hai, ba thế hệ chiếm phổ biến. Con cái sinh ra lấy họ cha, con

trai trưởng được coi trọng, con trai trong gia đình được thừa kế tài sản.
Lễ hội: Người Mường có nhiều lễ hội trong năm như: hội xuống đồng,
hội cầu mưa, lễ cơm mới… Ngoài ra trong mỗi gia đình người Mường khi có
các công việc quan trọng đều mời thầy cúng hay người Mường còn gọi là thầy
19


Mo (bố Mo) về cúng như lễ đầy tháng của đứa trẻ, khi gia đình có người ốm
đau, bệnh tật, cưới xin, ma chay…..
Văn nghệ dân gian: kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường rất
phong phú, có các thể loại thơ dài, bài mo, truyện cổ, ví đúm, tục ngữ, ca dao,
người Mường còn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đối, hát trẻ con
chơi. Đặc biệt ở người Mường phải kể đến lễ ca, đó là các áng mo, bài khấn
do thầy mo đọc và hát trong đám tang. Cồng chiêng là nhạc cụ đặc sắc của
người Mường, ngoài ra còn có sáo, nhị, trống, khèn lù….
Lịch: Lịch cổ truyền của người Mường là sách đọi làm bằng 12 thẻ tre
tương ứng với 12 tháng, trên mỗi thẻ tre có khắc kí hiệu khác nhau để biết
tính toán, xem ngày giờ tốt xấu cho khởi sự công việc.
Tổ chức cộng đồng: Xưa kia, tổ chức cộng đồng đặc thù của người
Mường là chế độ Lang đạo (Đinh, Quách, Bạch, Hà) chia nhau ra cai quản
vùng. Đứng đầu mỗi Mường có các lang cun, dưới lang cun có các lang xóm,
hoặc đạo xóm, cai quản một xóm.
Tôn giáo tín ngưỡng: Người Mường ở Hòa Bình thờ đa thần (tổ tiên,
thành hoàng, thần đất, thần núi,...). Cũng như một số tộc người thiểu số khác
ở Việt Nam, người Mường ở Hòa Bình cho rằng muôn vật trên thế gian đều
có linh hồn cả. Phật giáo và các tôn giáo khác ảnh hưởng đến nơi đây không
đáng kể. Chính vì quan niệm tín ngưỡng như trên mà họ cầu cúng tất cả các
loại thần thánh, ma quỷ một khi cảm thấy cần thiết.
Tục thờ cúng tổ tiên: tục thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ tiềm thức tâm linh
cho rằng chết là về với tổ tiên nơi chín suối, tin rằng ở chín suối ông bà, tổ

tiên vẫn thường xuyên đi thăm nom, phù hộ cho con cháu. Do vậy họ quan
niệm chết là sự tiếp tục cuộc sống của linh hồn, linh hồn đó có thể bảo vệ phù
hộ mang lại điều tốt đẹp cho người sống. Chính vì lòng tin đó người ta hình
thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Có thể nói tục thờ cúng tổ tiên có vai trò
quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người Mường. Nó phản ánh ý thức
20


×