Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận môn kinh tế vĩ mô chính sách tiền tệ và lạm phát ( nền kinh tế khác việt nam )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.99 KB, 14 trang )

BÀI TẬP NHÓM
MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ 2

Đề tài số 15: Chính sách tiền tệ và lạm phát
(nền kinh tế khác Việt Nam)

Lớp tín chỉ:

KTE 402 (2-1516).5

Nhóm:

8

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
Họ và tên

MSSV

1

Lưu Chí Hùng

1411110266

2

Chu Thị Quỳnh Hương

1411110280


3

Nguyễn Thị Huyền

1411110298

4

Tô Lan Hương

1411110283

5

Dương Thu Hường

1411110289

6

Bế Thu Hương

1411110271


TIẾN ĐỘ LÀM VIỆC NHÓM
STT
Công việc
1
Họp nhóm lựa chọn vấn đề nghiên cứu, lên dàn

ý, chia công việc cho từng cá nhân.
2
Nộp bản thảo từng phần theo công việc được
giao.
3
Họp nhóm chỉnh sửa bản thảo, góp ý, bổ sung
chéo với những phần không làm.
4
Gộp và chỉnh sửa lần cuối

Thời gian
17/05/2016
22/05/2016
24/05/2016
25/05/2016

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Phần
I
II.1
II.2
III

Nội dung
Cơ sở lý luận mối quan hệ cung tiền và
lạm phát
Tình trạng lạm phát ở Mỹ 2008 – 2015
Mối quan hệ lạm phát và tiền tệ ở Mỹ
2008 – 2015
Giải thích những biến động tiền tệ và lạm

phát ở Mỹ 2008 – 2015

Người phụ trách
Lưu Chí Hùng
Bế Thu Hương
Dương Thu Hường
Nguyễn Thị Huyền
Chu Thị Quỳnh Hương
Lưu Chí Hùng
Tô Lan Hương

2


MỤC LỤC

3


ĐẶT VẤN ĐỀ
Lạm phát là một trong những chỉ số phản ánh sự ổn định của nền kinh tế vĩ
mô, duy trì lạm phát ở mức độ vừa phải là mục tiêu của tất cả các quốc gia trên thế
giới hiện nay. Nhận định về nguyên nhân của lạm phát thì Freidman cho rằng:
“Lạm phát ở đâu và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ… và nó chỉ có thể xuất hiện
một khi cung tiền tăng nhanh hơn sản lượng”1. Trong quá trình nghiên cứu sâu về
vấn đề này, nhóm chúng em đã nhận thấy có một hiểu lầm dễ gặp, đó là cho rằng:
Nếu ngân hàng trung ương “bơm” thêm nhiều tiền vào nền kinh tế, tức tiền cơ sở
tăng lên, thì lạm phát sẽ tăng. Và thực tế diễn ra tại Mỹ trong giai đoạn 2008 –
2015 tại Mỹ đã kiểm chứng về sai lầm trên. Bài nghiên cứu dưới đây của nhóm em
sẽ tập trung làm rõ và đưa ra một số giải thích cơ bản về vấn đề trên.


I.

Cơ sở lý luận mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát
Theo lý thuyết về lượng tiền của Milton Friedman, mối quan hệ giữa cung

tiền và lạm phát được thể hiện qua phương trình định lượng:
MV = PY (1)
Trong đó:

M là lượng cung tiền

V là vòng quay của tiền

P là giá cả

Y là sản lượng (GDP thực tế)

MV = PY → ln ( M ) + ln ( V ) = ln ( P ) + ln ( Y )


Từ (1) ta có

dM dV dP dY
+
=
+
M
V
P

Y

Freidman M. ,(1970) ‘The Counter – Revolution in Monentary Theory’, Institute of Economic
Affair, Occasional Paper, No 33.
1

4


Thông thường, vòng quay của tiền hay còn gọi là tốc độ chu chuyển của tiền

ổn định qua từng năm. Nên giả sử V không đổi, nghĩa là
dP dM dY
=

P
M
Y
dM


− gy ÷
π =
M



dV
=0
V


, thì ta có:

(2)

Hay: tỉ lệ lạm phát = tốc độ tăng cung tiền – tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Nhận xét:
- Lạm phát xảy ra (P tăng) khi lượng tiền cung ứng (M) tăng nhanh hơn sản lượng
(Y), hay tốc độ tăng cung tiền càng cao thì tỉ lệ lạm phát càng cao.
- Một trong các biện pháp mà các quốc gia thực hiện để cắt giảm lạm phát là cắt
giảm tốc độ gia tăng lượng cung tiền, hay nói một cách khác, chính sách tiền tệ sẽ
là chính sách then chốt trong việc kiểm soát lạm phát.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các nhân tố ngoại sinh như tăng trưởng
dân số và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do đó, trong trường hợp nền kinh tế đạt mức
sản lượng không đổi hàng năm, thì tỉ lệ lạm phát đúng bằng tốc độ tăng cung tiền.
- Để tỉ lệ lạm phát bằng không thì ngân hàng trung ương cần tăng cung tiền với tỉ lệ
tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, nghĩa là mỗi năm sẽ có thêm một lượng
tiền vừa đủ đáp ứng cầu tiền tăng do có thêm giao dịch.

II.

Thực trạng mối quan hệ giữa cung tiền và lạm phát ở Mỹ
giai đoạn 2008 – 2015.

1. Thực trạng lạm phát của Mỹ giai đoạn 2008 – 2015.

Nguồn: Statista.com
Lạm phát, ở bất kỳ quốc gia nào, luôn là một vấn đề được quan tâm, và ổn
định giá cả là một trong các mục tiêu vĩ mô mà các quốc gia hướng đến, trong đó
5



có Mỹ. Biểu đồ dưới đây cho thấy sự thay đổi của tỷ lệ lạm phát trong những năm
gần đây của nền kinh tế Mỹ.
Nhìn chung, tỷ lệ lạm phát ở Mỹ không có sự ổn định và có nhiều biến động
trong 8 năm trở lại đây. Năm 2008 tỷ lệ lạm phát đạt mức cao nhất trong giai đoạn
này, gần 4%. Tuy nhiên, sang đến năm 2009 lại tụt giảm một cách đáng kể, lạm
phát chạm đến mức -0.32%, thấp nhất trong cả giai đoạn. Một lý giải cho việc lạm
phát chạm mức âm vào năm 2009 có thể là do cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ
đã kéo tỷ lệ lạm phát xuống còn -0,32%. Năm 2010 và 2011, lạm phát tăng dần lên
ở mức lần lượt là 1.64% và 3.14%, đây có thể coi là một dấu hiệu cho việc nền kinh
tế Mỹ dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng. Từ năm 2012 đến năm 2014, tỷ lệ lạm
phát được giữ ổn định ở mức khoảng 2% một năm, cho thấy mục tiêu giữ lạm phát
ở mức 2% trên một năm của FED đã phần nào thực hiện được. Tuy nhiên, đến năm
tiếp theo, tỷ lệ lạm phát lại giảm đáng kể một lần nữa, ở mức 0.12% vào năm 2015.
Nguyên nhân có thể là do hàng loạt các yếu tố như giá dầu giảm và đồng USD tăng
giá đã làm giảm chi phí nhập khẩu, khiến tỷ lệ lạm phát thấp gần mức 0% vào năm
này.
2. Mối quan hệ lạm phát và tiền tệ ở Mỹ giai đoạn 2008 – 2015.

Khủng hoảng tài chính 2008, mà bắt đầu xuất hiện từ tháng 8/2007 đã lan
rộng ra toàn cầu, kéo theo sự đổ vỡ của hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng
đói tín dụng, sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều
nước châu Âu. Để đối phó với cuộc khủng hoảng tồi tệ hàng trăm năm mới có một
lần, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã có những chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm
thúc đẩy nền kinh tế phát triển lành mạnh và bền vững. Công cụ FED sử dụng để
điều hành vẫn là công cụ lãi suất truyền thống. Tuy nhiên, nó được sử dụng một
cách linh hoạt và phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Từ tháng 8/2007, FED đã tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để
tăng tính thanh khoản cho các tổ chức tài chính. Cụ thể là lãi suất cho vay qua đêm

6


liên ngân hàng đã giảm từ 5,25% qua 6 đợt xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy
8 tháng (18/09/2007-30/04/2008). Thời gian này, lạm phát lại có xu hướng tăng,
đỉnh điểm là tháng 07/2008, tỉ lệ lạm phát là 5,6%. Lãi suất này sau đó tiếp tục
giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25%, mức lãi suất gần 0 hiếm thấy. Động
thái này của FED làm lượng tiền cơ sở tăng vọt từ $ 847,000 vào tháng 7/2008 lên
$ 1,670,000 vào tháng 12/2008, cung tiền M2 tăng nhẹ tuy nhiên, điều này không
những không đẩy lạm phát tăng cao mà còn khiến chúng giảm một cách đáng kể.
Cụ thể, tỉ lệ lạm phát đang ở mức 5,6% vào tháng 7/2008 giảm xuống còn 0,1%
vào tháng 12, bắt đầu thời kì giảm lạm phát và giảm phát cho đến nay. Tuy nhiên,
khi FED đã cắt giảm lãi suất xuống mức gần 0% và không thể đi xa hơn nữa, FED
đã sử dụng các gói nới lỏng định lượng (Quantitative Easing – QE).

Biểu đồ thể hiện lượng tiền cơ sở, tỉ lệ lạm phát và CPI của Mỹ giai đoạn
2005 – 2015.
Nguồn: />Thứ nhất, Fed đã thực hiện việc mua chứng khoán dài hạn trên thị trường
mở- chủ yếu là trái phiếu kho bạc và các chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp của
7


các doanh nghiệp được chính phủ bảo trợ như Fannie Mae và Freddie Mac, giúp
các ngân hàng tăng tính thanh khoản và tiếp tục đi vào hoạt động.
- Tháng 11/2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đang trong giai đoạn căng
thẳng nhất, Fed bơm tiền vào nền kinh tế bằng cách hạ lãi suất đồng đô la Mỹ
xuống từ 0-0,25%, đồng thời tung gói QE1 kéo dài đến tháng 03/2010 để mua trái
phiếu chính phủ và các chứng khoán có tài sản đảm bảo (MBS). Lượng tiền này
được bơm vào nền kinh tế sẽ khiến lãi suất dài hạn giảm xuống, lượng tiền cơ sở
tăng, nhưng quan sát biến động lạm phát sẽ thấy từ tháng 11/2008-09/2009 , lạm

phát giảm sâu xuống mức -2,1% trước khi tăng mạnh trở lại vào ngay sau đó.
Những chính sách của Fed đã mang lại những tác động tích cực cho nền kinh tế,
tuy nhiên tỉ lệ thất nghiệp vẫn cao (tháng 03/2010 thất nghiệp là 9,9%), lạm phát
thấp (2,3%) trong khi lượng tiền cơ sở vẫn tăng. Kinh tế Mỹ chỉ phục hồi trong một
thời gian ngắn sau đó lại yếu đi.
- Tháng 11/2010 đến hết tháng 6/2011, Fed quyết định bơm thêm 600 tỷ USD cho
chương trình QE2 để mua trái phiếu chính phủ kì hạn từ 2-10 năm. Hoạt động hoán
đổi trái phiếu này không làm tăng cung tiền. Nền kinh tế có một vài dấu hiệu khởi
sắc khi lạm phát tăng trở lại nhưng vẫn trong mức có thể kiểm sóat được. Lúc này,
tỉ lệ thất nghiệp vẫn cao (9,1% vào 06/2011), tuy nhiên CPI đã tăng 3,5%, lạm phát
đạt mức 3,6%.
Thứ hai, QE3 (09/2012-11/2014) là gói chính sách tiền tệ mà FED đưa ra tạo
điều kiện cho vay với lãi suất thấp nhất để doanh nghiệp Mỹ phát triển, phục hồi
kinh tế. Trước tiên, FED cam kết sẽ tiếp tục giữ lãi suất ngắn hạn ở mức gần 0% ít
nhất cho đến giữa năm 2015; đồng thời, FED sẽ tiến hành mua số lượng MBS trị
giá 40 tỉ USD mỗi tháng bằng cách phát hành tiền và mua lại tài sản của các ngân
hàng. Như vậy, ước tính tổng cộng mỗi tháng FED sẽ nắm giữ khoảng 85 tỉ USD
trái phiếu dài hạn. Kế hoạch này được diễn ra cho đến khi thị trường việc làm được
8


cải thiện đáng kể. Trên thực tế, gói QE3 đã đem lại những tác động tích cực cho
nền kinh tế Mỹ. Tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm từ mức 7,8% từ khi có gói kích
thích này, xuống mức 5,9% khi QE3 kết thúc vào ngày 29/10. Từ đó đến nay, tỉ lệ
thất nghiệp vẫn tiếp tục giảm đều. Đến tháng 12/2015, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ chỉ
còn ở mức 5%, gần chạm mức tỉ lệ thất nghiệp mục tiêu 4,9%. Lạm phát vẫn còn
dưới mức mục tiêu là 2% mà FED đề ra, biến động ngược chiều với sự tăng của
cung tiền. Trong giai đoạn khủng hoảng này, lượng tiền cơ sở tăng gấp 3,6 lần, tuy
nhiên, lạm phát hiện nay vẫn ghi nhận ở mức thấp, chỉ có 0,7% vào tháng 12/2015.


III. Giải thích những biến động của tiền tệ và lạm phát ở Mỹ giai
đoạn 2008 – 2015.
Nếu nhìn vào những biến động của tiền tệ và lạm phát ở Mỹ thì sẽ có quan
điểm cho rằng lý thuyết về lượng tiền của Milton Friedman không đúng với thực
nghiệm nữa. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, nhóm chúng em cho rằng lý thuyết của
Friedman vẫn đúng với Mỹ trong giai đoạn 2008 – 2015. Để làm rõ quan điểm trên
chúng em đưa ra một vài luận điểm chính như sau:
- Sự tăng lượng tiền cơ sở trong giai đoạn này của Mỹ đã đến từ gói “Nới lỏng định
lượng” (Quantitative Easing). Tuy nhiên, lại không có sự tương đồng giữa lượng
tiền cơ sở tăng với cung tiền tăng. Đây chính là điểm mấu chốt của vấn đề.
- Sự giảm giá dầu thô và một số mặt hàng năng lượng.
- Sự tăng giá của đồng USD (Đô la Mỹ).
1. Biện pháp “nới lỏng định lượng” (Quantitative Easing – QE) của Mỹ.

Biện pháp “nới lỏng định lượng” được Mỹ áp dụng để cứu trợ nền kinh tế
trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Chính phủ Mỹ đã thực hiện với 4
bước đi chính như sau:

9


- Nới lỏng định lượng 1 (QE1, Tháng 12 năm 2008 đến tháng 3 năm 2010): FED đã
hạ lãi suất đồng Đô la Mỹ xuống từ 0-0,25% đồng thời chi khoảng 1700 tỷ USD để
mua trái phiếu chính phủ và các chứng khoán nợ có tài sản đảm bảo (MBS).
- Nới lỏng định lượng 2 (QE2, tháng 11 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011): FED
quyết định bơm thêm 600 tỷ USD cho chương trình QE2 để mua trái phiếu chính
phủ kỳ hạn từ 2 - 10 năm.
- Chương trình “Operation Twist” (tháng 9 năm 2011): bao gồm hai gói có trị giá 400
tỷ USD và 267 tỷ USD. Nội dung chính của chương trình này là hoán đổi trái phiếu
mà cụ thể là bán trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn ngắn (đáo hạn dưới 3 năm) và

mua lại trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn dài (đáo hạn từ 6-30 năm).
- Nới lỏng định lượng 3 (QE3, từ tháng 9 năm 2012): FED cam kết sẽ tiếp tục giữ
lãi suất ngắn hạn ở mức gần 0% ít nhất là cho đến giữa năm 2015; đồng thời, FED
sẽ tiến hành mua số lượng MBS trị giá 40 tỉ đôla mỗi tháng bằng cách phát hành
tiền và mua lại tài sản của các ngân hàng.
Về mặt lý thuyết, khi đưa ra gói định lượng này, FED hi vọng sẽ có những
tác động tốt đến nền kinh tế thông qua việc ngân hàng thương mại sẽ cho vay nhiều
hơn. Điều đó cũng có nghĩa là người đi vay có nhiều tiền hơn để chi tiêu, xu hướng
tiêu dùng tăng này mang lại nhiều việc làm hơn, tăng năng suất lao động, và cuối
cùng là tăng áp lực lên lương và giá cả. Bên cạnh đó, lượng tiền này được bơm vào
nền kinh tế và sẽ khiến lãi suất dài hạn giảm xuống trong tương lai. Khi lãi suất dài
hạn giảm xuống, nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn trong việc tiêu tiền, thị trường
chứng khoán trỗi dậy, gia tăng tài sản của hộ gia đình, thúc đẩy chi tiêu và phục hồi
xây dựng công trình khu dân cư.
Tuy nhiên, thực tế đã đi ngược lại với kỳ vọng của FED, các ngân hàng lại
không sẵn sàng trong việc cho vay tiền. Hệ thống ngân hàng hiện nay vẫn còn tồn
lượng tiền dự trữ khổng lồ (ước tính khoảng 1.600 tỷ USD) không cho vay và bản
thân các ngân hàng cũng vẫn chưa sẵn sàng nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng vốn
còn đang trong tình trạng thắt chặt sau cuộc khủng hoảng tài chính. Việc áp dụng
10


gói QE thực tế đang tạo ra tình trạng “bong bóng” về tài sản. Lượng cung tiền lớn
thay vì được kỳ vọng để đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, tạo ra giá trị của cải bền
vững thì lại được đầu tư vào các tài sản tài chính ngắn hạn khiến giá trị thị trường
của chúng vượt xa giá trị thực, đe dọa sự ổn định của nền tài chính Mỹ nếu không
được kiểm soát chặt chẽ.

Biểu đồ mối quan hệ giữa tiền cơ sở và cung tiền ở Mỹ
Nguồn:

Từ đồ thị trên cũng đã cho ta kiểm nghiệm thấy rằng mặc dù lượng tiền cơ sở
tăng mạnh từ năm 2008 thế nhưng lượng cung tiền tăng với tỉ lệ thấp hơn. Do đó, tỉ
lệ lạm phát cũng không thể tăng mạnh lên được.
2. Sự giảm giá dầu thô và một số mặt hàng năng lượng

Sự sụt giảm của giá dầu và giá một số loại năng lượng khác dẫn đến cấu
phần năng lượng trong CPI giảm 19% trong 12 tháng vừa qua. Cái gọi là CPI “lõi,”
11


không bao gồm các loại giá năng lượng và thực phẩm nhiều biến động, thì lại tăng
(mặc dù chỉ tăng có 1,8%).
Biểu đồ miêu tả diễn biến của giá dầu thô WTI trong năm 2014. giá dầu đã
giảm gần 50% trong 6 tháng cuối năm 2014.

Nguồn: Business Insider
Dầu thô WTI đã giảm gần 60%, từ 107,26 USD một thùng vào tháng 6/2014
xuống 43,4 vào cuối năm 2014. Tuy nhiên, giá đã bật lên gần 40% đạt mức là
56,56 USD một thùng vào tháng 7/2015, nhưng mức giá này chỉ bằng ½ so với
mức giá vào thời điểm 6 tháng đầu năm 2014
3. Sự lên giá của đồng USD.

Nguy cơ Hy Lạp rời Eurozone và gần đây là hệ thống ngân hàng Tây Ban
Nha có thể đổ vỡ làm cho đồng USD càng thể hiện rõ vị thế là nơi trú ẩn an toàn.
Theo số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ lệ đồng USD trong các kho dự trữ
ngoại tệ toàn cầu đã tăng lên đến 62,1%, là mức cao nhất kể từ tháng 6/2010, trong
khi tỷ lệ đồng euro sụt giảm 25% so với tháng 9/2006. Về mặt giá trị, nguy cơ
khủng hoảng tài chính ở châu Âu đã làm đồng euro giảm giá mạnh, nhưng lại khiến
12



đồng USD tăng giá, giảm chi phí nhập khẩu, tăng áp lực cạnh tranh lên các doanh
nghiệp trong nước phải giảm giá.

13


LỜI KẾT
Trên đây là bài thu hoạch của nhóm chúng em sau một thời gian nghiên cứu
mối quan hệ giữa tiền tệ và lạm phát, đặc biệt diễn ra ở Mỹ giai đoạn 2008 – 2015.
Bài thu hoạch đã chỉ ra một sự hiểu lầm có thể dẫn đến sự sai lệch trong việc thi
hành các chính sách tiền tệ - công cụ kiểm soát lạm phát của Chính phủ, đó là
không phải lúc nào cũng có sự đồng nhất giữa việc tăng lượng tiền cơ sở với tăng
cung tiền, từ đó thúc đẩy được được tỷ lệ lạm phát tăng lên.
Do kiến thức còn hạn chế, thế nên bài thu hoạch không thể tránh khỏi những
sai sót, chúng em mong nhận được sự góp ý từ Cô và các bạn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Vũ Kim Dũng, PGS. TS. Nguyễn Văn Công, Giáo trình
Kinh tế học (Tập 2), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2013.
2. Mankiw N. Geogory, Macroeconomics, 7th edition, Worth
Publishers.
3. Martin Feldstein, Professor of Economics at Harvard University,
The

Inflation

Puzzle,

2015,


ject-

syndicate.org/commentary/low-inflation-quantitative-easing-by-martinfeldstein-2015-05?barrier=true
4. The Economist explains,

What

is

quantitative

easing?,

/>5. Trading

Economics,

/>
states

14



×