Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận môn kinh tế vĩ mô tác động của FDI tới tăng trưởng và việc làm nền kinh tế trung quốc giai đoạn từ năm 1990 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.59 KB, 20 trang )

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

BÁO CÁO GIỮA KỲ
Kinh tế vĩ mô 2

TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ VIỆC LÀM NỀN
KINH TẾ TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1990-2010
Nhóm 7 - Lớp KTE402.5.LT
Đỗ Thị Hoa - MSV 1411110243
Ngô Minh Hòa - MSV 1411110248
Trương Thu Hoài - MSV 1411110251
Phùng Minh Hoài - MSV 1411110253
Nguyễn Thị Huế - MSV 1411110264
Nguyễn Thị Nhật Hoàng – MSV 1314410084

Hà Nội,5-2016

1


Mục Lục

Contents

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, tất cả các quốc gia trên
thế giới đều đang đứng trước ngưỡng cửa rộng mở với thị trường rộng lớn mang đến
nhiều cơ hội cũng như thách thức tới nền kinh tế. Một trong những vấn đề muôn thủa
của nền kinh tế là vốn mà trong đó vốn đầu tư nước ngoài (Foreign Direct Investment
-FDI) là một trong những nhân tố chính đang được xem như nguồn lực thúc đẩy tăng


trưởng kinh tế của một quốc gia. Với quy mô lên tới hàng tỷ đô la hàng năm từ rất nhiều
cường quốc trên thế giới, điều đó mang lại một quốc gia nhiều lợi thế khi sở hữu một
nguồn vốn dồi dào, song cũng là một gánh nặng cho nền kinh tế nếu sử dụng không
đúng nó để phát triển kinh tế cũng như thu hút các nhà đầu tư mới. Trong xu hướng
dòng chảy của FDI quốc tế, Trung Quốc nổi lên là một nước thu hút và sử dụng nguồn
vốn FDI hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Khi nghiên cứu về Trung Quốc
nhóm thấy có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, lích sử, con người cùng với nền chính
trị nên đã lựa chọn ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế và việc làm ở Trung
Quốc để có một cái nhìn rõ hơn giữa lý thuyết và thực tiễn. Số liệu thu thập để quan sát
được lấy từ năm 1990 đến 2010, trong vòng 20 năm để đảm bảo đủ để phân tích trên
biểu đồ và mô hình
Bài tiểu luận được chia thành 3 phần chính:
I. Cơ sở lý thuyết đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
II. Thực trạng đầu tư FDI và tác động đến tăng trưởng và việc làm của Trung Quốc.
III. So sánh tác động của FDI giữa lý thuyết và thực tiễn.

2


Bài tiểu luận đã nêu được những điểm nổi bật của Trung Quốc trong việc thu hút
vốn FDI nước ngoài cũng như những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển kinh tế
cũng thực trạng đầu tư nước ngoài đó đã ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng và việc làm
Trung Quốc.Trong quá trình viết đề tài không thể không tránh khỏi thiếu sót do kiến thức
cũng như thiết kỹ năng tìm kiếm thông tin.v.v. Em rất mong cô có thể xem xét và góp ý
cho bài tiểu luận của chúng em trở nên hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý thuyết
1.Khái niệm
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đưa vào
Việt Nam vốn bằng tiền mặt hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo

quy định của Luật này” (Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 1996)
Có thể hiểu FDI là một hình thức đầu tư quốc tế tư nhân trong đó chủ đầu tư một
nước đầu tư toàn bộ hoặc một phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm
giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó.
2. Các mô hình, lý thuyết thể hiện mối liên hệ giữa FDI với tăng trưởng và việc làm
2.1 Mối liên hệ giữa FDI và việc làm
Trong thời gian gần đây, vai trò của FDI trong tạo việc làm và thu nhập của
người lao động được nhiều người quan tâm và nghiên cứu.
Từ xưa các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith hay Ricardo, Keynes... cũng
đã đề cập đến vấn đề này. Đối với Smith thì ông cho rằng có một mối quan hệ trực tiếp
giữa đầu tư và việc làm. Trong “những nguyên lý” của mình thì Ricardo đã có những ý
kiến về vấn đề này và ông chỉ ra rằng “ Sự phát hiện và sử dụng máy móc có thể đi kèm
với sự gia tăng của tổng sản phẩm sản xuất ra và bất kỳ trong trường hợp nào việc này
cũng ảnh hưởng đến lực lượng lao động bởi vì một số người trong số họ sẽ mất việc
3


làm”. Điều này được phản ánh rất rõ nét trong thời đại hiện nay, vì với sự phát triển của
khoa học và kỹ thuật thì máy móc đã được áp dụng phổ biến trong sản xuất. Nó đã thay
thế dần hình thức lao động thủ công, đây là sự khác biệt chủ yếu của thời kỳ công nghệ
máy móc so với thời kỳ trước nó. Khi đã có sự áp dụng máy móc vào sản xuất thì số
lượng lao động dư thừa sẽ tăng lên do một số công việc đã được máy móc đảm nhiệm và
thay thế với sự chính xác cao và rút ngắn thời gian hao phí sức lao động tính trên một
đơn vị sản phẩm đi rất nhiều khi chưa có sự áp dụng máy móc.
Đối với Keynes ông đã phát triển học thuyết của Adam Smith và trong “lý thuyết
chung về tiền tệ, lãi suất và việc làm”. Ông đã nhận thức rõ mối quan hệ trực tiếp giữa
đầu tư và việc làm và ông đã đưa ra kết luận “Việc làm chỉ có thể tăng tương ứng với sự
tăng lên của đầu tư nếu không có sự thay đổi trong khuynh hướng tiêu dùng”. Nghĩa là
việc làm là biến phụ thuộc, đầu tư và tiêu dùng là 2 biến giải thích. Việc làm chỉ tăng lên
khi đầu tư tăng lên hoặc khi người dân có sự thay đổi trong tiêu dùng.

Những kết luận như “mũi kim chỉ nam” đã giúp cho các thế hệ sau này có những
đường đi đúng hướng khi nhận thấy vai trò quan trọng của đầu tư (nhất là đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài) trong vấn đề tạo và giải quyết việc làm cho người lao động. Hiện
nay FDI đã tạo ra khoảng 73 triệu việc làm trên toàn thế giới, chiếm 3% tổng lực lượng
lao động trên toàn thế giới. Người ta cũng xác định rằng đối với mỗi việc làm do FDI
trực tiếp tạo ra thì lại gián tiếp tạo ra một đến hai việc làm gián tiếp khác. Trên cơ sở
này tổng số việc làm do FDI tạo ra ít nhất vào khoảng 150 triệu. Tuy nhiên ở các nước
đang phát triển FDI tạo ra 12 triệu việc làm chiếm 2% lực lượng lao động cộng thêm với
12 triệu lao động gián tiếp nữa làm cho tỷ lệ này tăng lên 4%. Rõ ràng sự đóng góp của
FDI hiện nay trong tạo việc làm về mặt số lượng hầu như không lớn. Tuy nhiên nhiều
nhà kinh tế lạc quan về triển vọng của FDI trong tạo việc làm (theo TS. Bùi Anh Tuấn).
Tóm lại, qua những nghiên cứu của các nhà học thuyết kinh tế học từ trước tới
nay ta thấy được tầm quan trọng của FDI đối với vấn đề tạo việc làm, nhất là đối với các
nước đang phát triển. Mặc dù FDI không trực tiếp tạo ra nhiều việc làm nhưng ta cũng
có thể khai thác nó để phục vụ cho quá trình giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động nhất là trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay. Qua nghiên cứu cũng có thể thấy
4


được rằng: chỉ cần tăng lượng vốn đầu tư và mức vốn đầu tư /việc làm thì có thể tăng
được cơ số việc làm. Do đó vấn đề đặt ra là phải thu hút được nhiều vốn FDI thì mới tạo
ra được nhiều việc làm, để làm được điều này thì không phải là vai trò của Nhà nước,
các cơ quan đoàn thể từ Trung ương tới địa phương mà cả bản thân những người lao
động phải không ngừng nâng cao trình độ tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ thì mới
đáp ứng được yêu cầu của các chủ đầu tư nước ngoài.
2.2 Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế


Đầu tư tác động đến tổng cung


Tổng cung là lượng hàng hóa và dịch vụ được cung ứng trên thị trường. Nó thể
hiện mối quan hệ giữa mức giá chung và khối lượng hàng hóa được cung ứng.
Tổng cung của nền kinh tế gồm 2 nguồn chính là cung trong nước và cung từ
nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung trong nước là một hàm các yếu tố sản xuất: Vốn, lao
động, tài nguyên, công nghệ… thể hiện qua phương trình:
Q= F( K,L,T,R…)
trong đó K: vốn đầu tư; L: Lao động; T: Công nghệ; R: Nguồn tài nguyên.
Như vậy, tăng quy mô của vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng
cung của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác, tác động của vốn đầu tư
còn được thể hiện thông qua hoạt động đầu tư nhằm nâng cao chất lượng các nguồn lực,
đổi mới công nghệ… Do đó, đầu tư lại gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế.
Sự gia tăng sản lượng được phản ánh qua lý thuyết về số nhân đầu tư và lý thuyết
gia tốc đầu tư:
Theo công thức số nhân đầu tư: deltaY= k* delta I
Trong đó: delta Y: mức gia tăng sản lượng; delta I: mức gia tăng đầu tư; K: số
nhân đầu tư
Như vậy, việc gia tăng đầu tư có tác dụng khuếch đại sản lượng tăng lên số nhân
lần
Theo lý thuyết gia tốc đầu tư, ta có: Y= K/x

5


Trong đó: K: Vốn đầu tư tại thời điểm nghiên cứu; Y: Sản lượng tại thời điểm
nghiên cứu; X: Hệ số gia tốc đầu tư
Nếu x không thay đổi thì nhu cầu vốn đầu tư tăng dẫn đến quy mô sản lượng sản
xuất tăng.


Đầu tư tác động đến tổng cầu của nền kinh tế


Tổng cầu (AD) là tổng khối lượng hàng hóa dịch vụ mà các tác nhân kinh tế có
khả năng và sẵn sàng mua trong 1 thời kỳ nhất định. Trong một nền kinh tế mở, tổng
cầu bao gồm 4 nguồn yêu cầu về hàng hóa và dịch vụ: tiều dùng của hộ gia đình C, đầu
tư của các doanh nghiệp I, mua hàng hóa chính phủ G và xuất khẩu ròng NX
Đầu tư là 1 yếu tố chiếm tỷ lệ lớn trong tổng cầu của nền kinh tế. Đầu tư thường
chiếm 24-28% trong cơ cấu tổng cầu (theo số liệu của Ngân hàng thế giới)
Đầu tư tác động tới tổng cầu rõ nét trong ngắn hạn: AD= C + I + G + NX
Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, sự thay đổi của đầu tư I làm cho tổng cầu thay
đổi cùng chiều (điều kiện các yếu tố khác không đổi).

Xét theo trình tự thời gian, sau giai đoạn thực hiện đầu tư là giai đoạn vận hành
kết quả đầu tư. Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào
hoạt động làm cho tổng cung đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng. Đường cung AS1 dịch
chuyển sang phải AS2 kéo theo sản lượng tiềm năng tăng từ Q1 đến Q2 và do đó giá sản
phẩm giảm từ P1 xuống P2. Sản lượng tăng, gái cả giảm, cho phép tăng tiêu dùng


Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế

Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh
tế thể hiện ở công thức tính hệ số ICOR (Incermantal Capital Output Ratio – tỷ số gia
6


tăng của vốn so với sản lượng) là tỷ số giữa quy mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng
sản lượng, hay suất đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng (GDP) tăng thêm.
ICOR= (Tỷ lệ vốn đầu tư/ GDP) / Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Hệ số ICOR của nền kinh tế cao hay thấp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố:
-


Thay đổi cơ cấu đầu tư ngành
Sự phát triển của khoa học công nghệ

II. Thực trạng đầu tư FDI và tác động đến tăng trưởng và việc làm của Trung
Quốc.
1.Thực trạng đầu tư, sử dụng và thu hút nguồn vốn FDI của TQ giai đoạn từ năm
1990-2010
1.1. Tình hình đầu tư FDI
Trung Quốc bắt đầu Chính sách mở cửa vào năm 1978 và kể từ đó, chính phủ
Trung Quốc thiết lập nhiều chính sách để thu hút FDI. Trải qua các giai đoạn Khởi đầu
(1979-1986), giai đoạn Phát triển liên tục (1987-1991), giai đoạn Phát triển nhanh
(1992-1997), giai đoạn Tăng trưởng chậm (1998-2000), và giai đoạn Phát triển nhanh
ổn định (2000-nay), Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu lớn, đặc biệt là thu hút được
khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài khổng lồ. Trong giai đoạn 1990-2010, FDI đổ vào thị
trường Trung Quốc, không kể FDI rót vào lĩnh vực tài chính, đạt 74,8 tỷ USD năm
2007, tăng 13,6% so với năm 2006. Cuối năm 2008, do cuộc suy thoái kinh tế toàn
cầu mà nguồn vốn FDI thu hút được của các nước trên thế giới đều có xu hướng
giảm mạnh nhưng lượng vốn này chảy vào Trung Quốc vẫn tăng tới 23,6% lên mức
92,4 tỷ USD. Với tác động kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính lớn
nhất trong vòng 80 năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu trong năm 2009 lại
tiếp tục giảm 38,7% so với năm 2008, xuống còn 1.040 tỷ USD, trong đó Trung
Quốc vẫn giữ ở vị trí thứ hai sau Mỹ với tổng lượng vốn FDI thu hút được là 90 tỷ
USD (chỉ giảm 2.6%). Năm 2010, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã
tăng một cách chóng mặt lên mức cao kỷ lục, theo thông tin Bộ Thương mại Trung
7


Quốc công bố so với năm 2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc năm
2010 tăng 17,4% lên 105,7 tỷ USD.

- Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu: những năm đầu giai đoạn, các dự án FDI chủ yếu
tập trung vào các lĩnh vực sản xuất hướng tới xuất khẩu các hàng giá rẻ, những năm gần
đây, xu hướng này đã thay đổi, thay vào đó là các dự án công nghệ cao, chuyển dần
sang các lĩnh vực khác như dịch vụ, lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là thương mại và bất động
sản.
- Về phân bổ FDI theo lãnh thổ: Trung Quốc có sự mất cân đối lớn giữa các vùng
trong nước. Các dự án lớn và một lượng vốn lớn tập trung vào miền Đông Trung Quốc,
trong khi khu vực trung tâm khu vực miền tây nước này lại chiếm một lượng ít FDI.
-Trong giai đoạn này, Trung Quốc chủ yếu tiếp nhận FDI từ các nước và vùng
lãnh thổ như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Hồng Kong, Đài Loan,…
1.2. Tình hình sử dụng FDI
- Trung Quốc là một trong những nước sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả nhất
trên thế giới. Nguồn vốn FDI đã được điều chỉnh và sử dụng phù hượp với mục đích
phát triển trong từng giai đoạn của nước này. Nhờ đó mà Trung Quốc có sự phát triển
vượt bậc những năm gần đây, vượt qua Nhật Bản để trở thành cường quốc thứ hai trên
thế giới
-Do có sự mất cân đối lớn giữa các vùng trong nước, Trung Quốc đã ngày càng
mở rộng các khu mở của kinh tế, tăng cường các dự án ở các vùng kém phát triển hơn
để giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng cũng như sự chênh lệch về khả năng thu
hút FDI.
1.3. Tình hình thu hút FDI
Để tăng dung lượng vốn cho nền kinh tế, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt
động thu hút như:
- Hình thành và tiếp tực mở rộng các vùng mở cửa lớn để thu hút đầu tư ở các khu
vực ven biển, Tây Bắc và Tây Nam Trung Quốc

8


- Điều chỉnh hệ thống luật liên quan đến đầu tư nước ngoài nhằm tăng sức hấp

dẫn của môi trường đầu tư, không ngừng hoàn thiện các chính sách thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, thận trọng mở cửa đầu tư, phát triển cân đối các vùng miền.
- Sau một thời gian chú trọng thu hút FDI về số lượng nên đã buông lỏng và thiếu
kiểm soát công nghệ nhập khẩu, gây tổn hại đến môi trường, đến nay, Trung Quốc luôn
yêu cầu kiểm soát công nghệ chuyển giao từ nguồn vốn FDI kèm với bảo vệ môi trường.
- Trong giai đoạn 2010 - 2020, Trung Quốc nêu rõ quan điểm thu hút FDI vào các ngành
kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản lý, nhân lực chất lượng cao. Trung Quốc cũng tiến hành
sửa đổi bổ sung "Danh mục hướng dẫn ngành nghề đầu tư nước ngoài", đồng thời cho
phép chính quyền địa phương được phê chuẩn dự án đầu tư từ 100 triệu USD lên 300
triệu USD.
Xu hướng thu hút trong giai đoạn tới của nước này là:
- Chuyển từ số lượng sang chất lượng, hiện nay nước này tập trung thu hút các
tập đoàn xuyên quốc gia với các dự án công nghệ cao.
- Về đối tác đầu tư nước ngoài, Trung Quốc tăng cường thu hút vốn đầu tư từ các
cường quốc lớn
- Đẩy mạnh phát triển công nghệ mới vào trong sản xuất bằng cách kêu gọi các
nhà đầu tư FDI đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, thương mại điện tử, dịch
vụ, công nghệ cao.
2. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giai đoạn từ năm
1990- 2010
FDI được ví như một cỗ máy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia vì dòng vốn FDI vào
trong nước làm tăng nguồn vốn và tạo công ăn việc làm; thúc đẩy xuất khẩu hàng sản
xuất. FDI có thể mang lại cho nước đó những nguồn tài nguyên đặc biệt như bí kíp quản
lý, lao động trình độ cao tiến tới một mạng lưới sản xuất quốc tế, tạo lập thương hiệu, đặc
biệt phải kể đến chuyển giao công nghệ và hiệu ứng lan tỏa.

9


Đối với trường hợp của Trung Quốc, đóng góp lớn nhất của FDI là thúc đẩy xuất

khẩu hàng sản xuất. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) không chỉ giúp nền
kinh tế Trung Quốc tăng khối lượng xuất khẩu hàng hóa mà còn làm thay đổi cơ cấu
xuất khẩu. Năm 1990, xuất khẩu của Trung Quốc đứng thứ 13 trên thế giới thì đến năm
2008 đã vươn lên vị trí số 3 thế giới với 1429 tỷ USD, trong đó các FIEs đóng góp hơn
một nửa. Năm 1994, trong sự tăng trưởng của mậu dịch đối ngoại có tới 45,6% là dựa
vào đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Trung Quốc (tỷ lệ này cao hơn những nước ta
bản phát triển như Mỹ, Nhật nhiều). Giá trị xuất khẩu của FIEs năm 2008 đóng góp 55%
tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc (State Statistical Bureau, 2006).
FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thông qua tăng nguồn vốn,
tăng sản lượng công nghiệp, tạo công ăn việc làm, và tăng thuế thu nhập.

Tính đến cuối năm 2008, tỷ trọng FDI so với tổng nguồn vốn đã tăng từ 3.45%
(năm 1990) lên 6%. Ngoài ra, trong năm 2008, đóng góp của FIEs đã tăng gấp 13 lần so
với năm 2008. Trong giai đoạn 1990 – 2008, trung bình mỗi năm FIEs đóng góp 1%
10


trong

tổng

việc

làm



16%

tổng


thuế

thu

nhập.

Giáo sư Trần Khôn Diệu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á, trường đại học
Hồng Công tính rằng: trong tỷ lệ tăng trưởng kinh tế mười mấy phần trăm hàng năm của
Trung Quốc, có khoảng 4-5% thuộc về tiền vốn bên ngoài. Điều này có nghĩa là, tiền
vốn của thương gia nước ngoài chiếm tuy chỉ khoảng 3% tổng số tiền vốn trong nước đã
có đóng góp hơn 30% cho sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Những số liệu này cho thấy các tác động tích cực của FDI đối với nền kinh tế
Trung Quốc.
Ngoài ra, FDI cũng đem lại cho Trung Quốc nhiều lợi ích khác, thúc đẩy quá
trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tăng thu nhập. Những lợi ích này bao gồm:
phát triển nguồn nhận lực, chuyển giao công nghệ, khuyến khích mở cửa thị trường,
chuyển đổi từ chế động công hữu về tư liệu sản xuất sang tư hữu về tư liệu sản xuất,
thúc đẩy quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia vào thương mại quốc tế.
3. Tác động của FDI tới việc làm ở Trung Quốc trong giai đoạn 1990-2010
Để kiểm tra mối quan hệ giữa FDI và việc làm, nhóm chọn kiểm tra trên các ngành chính
của Trung Quốc là: nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và đánh bắt (AFAHF), mỏ
(Mining), sản xuất (Manufacturing), xây dựng (Constructure), tài chính (Finance), bất
động sản (Real Estate), khách sạn và nhà hàng (Hotel&Restaurant), vận tải
(Transportation) từ 1991 đến 2010.
Sử dụng phần mềm Stata để tạo lập biểu đồ phân tán (Scatter Plot) nhằm cho thấy
mối quan hệ (tích cực, tiêu cực, không tác động) giữa FDI và việc làm.
Mô hình: S=ln(employment)

Y=ln(FDI)


Biểu đồ phân tán giữa tổng FDI và việc làm (1991-2010)

11


Biểu đồ trên chỉ ra rằng có tồn tại mối quan hệ tích cực giữa FDI và việc làm ở
Trung Quốc, thấy rõ qua biểu đồ chỉ mối quan hệ thuận mạnh, FDI tăng thì việc làm
cũng tăng theo. Ngoài ra, 8 biểu đồ dưới đây sẽ chỉ ra mối quan hệ giữa FDI và việc làm
ở các ngành khác nhau của Trung Quốc.

12


13


Có thể thấy được rằng ngành tài chính, mỏ và bất động sản có biểu đồ mối quan
hệ thuận hoăc thuận mạnh, FDI càng lớn thì tỷ lệ tạo việc làm càng lớn. Ngược lại, các
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và đánh bắt lại có biểu đồ nghịch mạnh, FDI
càng nhiều thì việc làm càng ít. Còn các ngành sản xuất, xây dựng, nhà hàng và khách
sạn, vận tải có sự phân tán đồng đều, không biểu thị rõ rệt mối quan hệ thuận hay nghịch
giữa FDI và việc làm.
Các biểu đồ trên chỉ ra rằng có mối quan hệ tiêu cực giữa FDI và việc làm ở các
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và đánh bắt. FDI lại có mối quan hệ tích cực
với việc làm ở các ngành tài chính, mỏ và bất động sản.Tuy nhiên dường như không có
mối quan hệ cụ thể nào giữa FDI và việc làm ở trong các ngành sản xuất, xây dựng, nhà
hàng và khách sạn, vận tải.
III. Mặt trái của quá trình thu hút vốn FDI vào Trung Quốc
1. FDI và môi trường

Trung Quốc vẫn tiếp tục là nước có tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc hàng đầu
thế giới (chỉ sau Mỹ). Trong những thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã có những bước
tăng trưởng kinh tế vượt bậc, thế nhưng đi đôi với nó là môi trường nước này đang phải
đối mặt với một vấn đề lớn chưa từng có. Vì FDI thực chất là việc các công ty mở rộng
quy mô sản xuất, tận dụng nguồn vốn và công nghệ của mình, cùng với những yếu tố
đầu vào rẻ hơn các quốc gia khác. Quốc gia nhận được vốn đầu tư sẽ được coi là một đất
nước gia công thành phẩm cho nước chủ đầu tư. Chính vì điều này đã làm cho môi
trường ở đây bị ảnh hưởng không ít. Là một nước sản xuất và tiêu thụ nhôm lớn nhất thế
giới, cùng với tham vọng trở thành một nước sản xuất xe hơi và máy bay lớn trên thế
giới, điều này đã làm cho hệ sinh thái xung quanh những nơi có khu công nghiệp khai
thác quặng mỏ, đặc biệt là bô xít, ở nước này là bị hủy hoại nghiêm trọng. Không những
thế, mặt trái của FDI đối với môi trường không chỉ dừng lại ở tài nguyên thiên nhiên bị
cạn kiệt mà còn gây ô nhiễm bầu không khí nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh
tế và chấ lượng cuộc sống của người dân. Ngay từ đầu thời kì thu hút FDI , Trung Quốc
14


đã phải hứng chịu những hậu quả lớn về môi trường, bắt dầu từ những thành phiis công
nghiệp như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu,... Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển bền vững của Trung Quốc.
2. FDI và kinh tế
* Hiệu quả chuyển giao công nghệ
Trong giai đoạn ban đầu thực hiện cải cách mở cửa thu hút FDI, công nghệ được chuyển
giao thường là những công nghệ sử dụng nhiều lao động từ những chủ đầu tư nhỏ người
Hoa Kiều và Hồng Công, Ma Cao... Ở giai đoạn sau, công nghệ hiện đại vượt quá khả
năng tiếp thu của nước chủ nhà, đòi hỏi lao động có trình độ tay nghề cao hơn nữa.
Các nhà đầu tư nước ngoài khống chế kĩ thuật của doanh nghiệp liên doanh. Đối với
việc thành lập các liên doanh, vai trò và quyền hạn của các bên đều đã được quy định rõ
và mang tính công bằng cao. Trong đó đói tác nươc ngoài cung cấp vốn, công nghệ,
kiến thức, sự tiếp cận với các thị trường quốc tế và công ăn việc làm. Còn phía đối tác

Trung Quốc thì góp vốn bằng khả năng tiếp cận với nguồn lao động rẻ, sự hiểu biết vầ
pháp luật địa phương và sự tiếp cận với thị trường nội địa. Song trên thực tế, mô hình
này không thể đảm bảo sự công bằng về việc làm chủ ký thuật của doanh nghiệp Trung
Quốc, mà phần lớn vẫn phải phụ thuộc vào công nghệ của nước chủ nhà.
*Chênh lệch phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền trong nước tăng
Do sự đầu tư FDI không đều giữa các vùng, ác ngành trong cả nước khiến cho thu nhập
quốc dân mất cân đối khiến cho mâu thuẫn xã hội gay gắt. Tỷ trọng tiêu dùng chiếm
62% GDP trong những năm 1980 đã giảm xuống còn 48,6% vào năm 2008, chênh lệch
giàu nghèo từ 4,5:1 lên 12,66:1.
*Tác động tiêu cực đến vấn đề việc làm
Trung Quốc hiện nay là quốc gia đông dân nhất thế giới với hơn 1,3 tỷ người chiếm
21,3% dân số thế giới. Đây là quốc gia đứng đầu thế giới về số lượng nhân công và đang
phải đối mặt với nạn thất nghiệp ngày càng tăng, mặc dù vốn FDI thu hút được đã khiến
15


tốc độ tăng trưởng việc làm trong các doanh nghiệp tương đối cao nhưng thực tế tỷ lệ
người lao động làm việc trong mô hình kinh tế này vẫn chỉ là phần nhỏ trong số lượng
lao động khổng lồ.
*Ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp dân tộc
-Các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài
về thị trường
-Doanh nghiệp nội địa phải cạnh tranh với nhãn mác mang thương hiệu nước ngoài.
*Tiềm ẩn nguy cơ gia tăng lạm phát
Dòng FDI vào ồ ạt ảnh hưởng đến nền kinh tế nếu không có biện pháp sử dụng hiệu
quả. Ngoài ra nó còn là nguyên nhân thúc đẩy lạn phát tăng cao: Từ 5,4% năm 1992
tăng tới 13,22 % năm 1993.
3. Nguyên nhân
- Thiếu nghiên cứu chiến lược trong việc sử dụng FDI
Điều này khiến cho việc thu hút Fdi có những lỗ hổng rất lớn. tời kì đầu chính phủ chỉ

chú trọng thu hút được nguồn vốn FDI khổng lồ , đạt tỷ lệ tăng trưởng cao, tốc độ đô thị
hóa nhanh mà quên đi những lợi ích lâu dài cùng nhawnhgx vấn đề ẩn sâu phát sinh bên
trong nguồn vốn FDI dồi dào.
-Sự lệch lạc trong yếu tố đầu tư khiến cho có sự phát triển không đồng đều giữa các khu
vực trong nước.
-Chưa coi trọng yếu tố thị trường
-Xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận của chủ đầu tư: Chủ đầu tư luôn đặt lợi nhuận sản xuất
lên hàng đầu bất chấp tính khả thi và hậu quả như thế nào đối với nền kinh tế - xã hội
cũng như môi trường.
-Các dự án tập trung quá nhiều vào khu vực đô thị
16


Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt vốn FDI với nguồn vốn nước ngoài khác như
ODA, các dự án FDI thường tìm đến các khu vực phát triển, đảm bảo cơ sở hạ tầng để
phát triển và có thị trường tiềm năng tiêu thụ. Khu vực nào đảm bảo có nhiều điều kiện
thuận lợi càng nhận được nhiều vốn đầu tư. Vốn FDI là nguyên nhân gây ra chênh lệch
vùng miền giữa Đông – Tây, ven biển và nội địa của Trung Quốc.
4. Giải pháp
Để tiếp tục duy trì nhịp độ phát triển cao và bền vững Trung Quốc cần có những biện
pháp phù hợp: Trọng tâm của các yêu cầu ĐTNN được chuyển từ số lượng sang chất
lượng, từn bước xóa bỏ chính sách ưu tiên tiên đối với FDI thông qua tái điều chỉnh biểu
thuế quan cho phù hợp với các xu hướng mới của quốc tế. Thúc đẩy cải cách tài chính
và cải cách hệ thống ngoại thương, giảm tối thiểu những hạn chế cho hoạt động của các
xí nghiệp dùng vốn nước ngoài. Phân bổ đồng đều lượng vộn đầu tư trên mọi vùng miền
của đất nước.
Ngoài ra chính phủ cần khắc phục những mặt trái của thu hút FDI: Giảm thiểu các tác
hại của doanh nghiệp FDI tới môi trường, tăng thêm vốn đầu tư vào bảo vệ môi trường,
nâng cáo ý thức bảo vệ môi trường của công dân. Giải quyết vấn đề việc làm, nẹn thất
nghiệp và sự gia tăng thái quá của đầu tư.


17


KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, có thể thấy được có mối quan hệ tiêu cực giữa FDI và việc
làm ở các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và đánh bắt. FDI có mối quan hệ
tích cực với việc làm trong các ngành tài chính, mỏ và bất động sản.
Nếu các nhà hoạch định chính sách muốn tăng việc làm ở các ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và đánh bắt, họ nên hạn chế dòng vốn FDI vào những
ngành này. Nếu họ muốn tăng việc làm ở các ngành ngành tài chính, mỏ và bất động
sản, giới thiệu nhiều thêm các dòng FDI lại là một lựa chọn tốt. Hơn thế nữa, các cơ
hội việc làm trong quá khứ sẽ ảnh hưởng tới việc làm trong hiện tại, FDI trong quá
khứ cũng ảnh hưởng đến FDI hiện tại. Vậy nên các nhà hoạch định chính sách cần
nghiên cứu kỹ số liệu trong quá khứ để đưa ra chính sách hợp lý ở hiện tại. FDI rất
quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm ở Trung Quốc nhưng nó nên được cân
nhắc và xem xét ở các ngành khác nhau trong toàn thể nền kinh tế.

18


Nguồn tài liệu tham khảo:
/> /> />file:///C:/Users/Administrator/Downloads/The-effect-of-FDI-on-employment-inChina.pdf
/>
19



×